VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN HÙNG
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986
DƯỚI GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2014
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN HÙNG
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986
DƯỚI GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 62.22.01.20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
2. TS. TRẦN THỊ SÂM
HÀ NỘI, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, TS. Trần Thị Sâm,
người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành
luận án.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Khoa Xã hội và nhân văn, lãnh đạo Trường
Đại học Phú Xuân (Huế), lãnh đạo Viện Văn học, lãnh đạo Khoa Văn học, Học viện
Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã quan tâm, tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, quý thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp, những người đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận án.
Tác giả
Nguyễn Văn Hùng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao. Các tài liệu tham
khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công
trình nghiên cứu của mình.
Huế, tháng … năm 2014
Tác giả
Nguyễn Văn Hùng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt được sử dụng trong luận án
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Đóng góp của luận án 8
5. Cấu trúc của luận án 8
NỘI DUNG 9
Chương 1 9
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết tự sự học 9
1.1.1. Khái lược diễn trình và thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới 9
1.1.2. Quá trình vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học Việt Nam 11
2.2. Những công trình nghiên cứu về thể tài tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam sau năm 1986 15
2.2.1. Những công trình nghiên cứu về đặc trưng thể tài tiểu thuyết lịch sử 15
2.2.2. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986. .16
2.2.3. Những công trình vận dụng lí thuyết tự sự học nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam sau 1986 22
Chương 2 24
NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TỰ SỰ TRONG 24
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986 24
2.1. Sự độc đáo của người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 198624
2.1.1. Một vài giới thuyết về người kể chuyện và các loại hình người kể chuyện trong
văn xuôi tự sự 24
2.1.2. Đổi mới hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba 27
2.1.3. Thể nghiệm hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất 39
2.2. Sự đa dạng hóa điểm nhìn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986. 49
2.2.1. Một số vấn đề về điểm nhìn và các loại hình điểm nhìn trong văn xuôi tự sự 49
2.2.2. Điểm nhìn phức hợp của hình thức tự sự từ ngôi thứ ba 50
2.2.3. Điểm nhìn đơn tuyến và đa tuyến của hình thức tự sự từ ngôi thứ nhất 59
Chương 3 66
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC THỜI GIAN VÀ KẾT CẤU TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986 66
3.1. Nghệ thuật tổ chức thời gian trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 66
3.1.1. Vấn đề thời gian nhìn từ lí thuyết tự sự học và trong thể tài tiểu thuyết lịch sử 66
3.1.2. Phá vỡ trật tự thời gian tuyến tính bằng hình thức đảo thuật và dự thuật 70
3.1.3. Tạo dựng nhịp độ thời gian bằng hình thức đoạn ngưng 83
3.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 91
3.2.1. Kết cấu “khung” 91
3.2.2. Kết cấu lắp ghép, đồng hiện, đa tầng bậc 96
3.2.3. Sự dung hợp thể loại và loại hình nghệ thuật 100
Chương 4 107
DIỄN NGÔN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ 107
VIỆT NAM SAU NĂM 1986 107
4.1. Quan niệm về diễn ngôn và diễn ngôn trong lịch sử 107
4.1.1. Quan niệm mới về lịch sử và diễn ngôn trong lịch sử 107
4.1.2. Diễn ngôn và một số hướng tiếp cận diễn ngôn cơ bản 109
4.2. Diễn ngôn người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 113
4.2.1. Thành phần thuật chuyện 114
4.2.2. Thành phần miêu tả 118
4.2.3. Thành phần bình luận, đánh giá 124
4.3. Diễn ngôn nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 128
4.3.1. Ngôn ngữ đối thoại 128
4.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 134
4.4. Cách thức tổ chức diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
139
4.4.1. Đan cài đối thoại của nhân vật trong lời người kể chuyện 139
4.4.2. Gia tăng lời gián tiếp tự do 144
KẾT LUẬN 148
1. Từ khi xuất hiện với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập, tự sự học đã trải qua nhiều
biến đổi từ hệ hình lí thuyết đến đối tượng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận. Ngành học
này đang ngày càng phát huy được tiềm năng, khẳng định vị trí to lớn trong việc khám phá
các giá trị văn chương từ tầng sâu cấu trúc văn bản tự sự. Mặc dù chủ nghĩa cấu trúc và
tiền thân của nó là chủ nghĩa hình thức Nga đã làm cho lí thuyết tự sự trở thành hệ thống
chặt chẽ; song do đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, hệ hình lí thuyết này được phân
chia theo nhiều xu hướng khác nhau, đang vận động và có những khác biệt rất lớn từ tự sự
học kinh điển đến tự sự học hậu kinh điển. So sánh với kho tàng tự sự học thế giới, những
công trình lí thuyết được dịch ở Việt Nam không nhiều. Đặc biệt, một số thuật ngữ vẫn
chưa thống nhất trong nội hàm khái niệm và cách thức sử dụng. Vận dụng lí thuyết tự sự
học vào nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986, tuy đã đạt được những kết
quả nhất định trong quá trình phân tích văn bản truyện kể dưới một hệ hình mới, phát hiện,
định giá những cách tân, đổi mới trong tư duy, phương thức tự sự của các nhà văn; song do
tập trung nghiên cứu cấu trúc tự sự trong thế tĩnh tại, khép kín, mà luận án chưa có điều
kiện đi sâu tìm hiểu cơ chế vận động của tự sự trong ngữ cảnh tiếp nhận và bối cảnh văn
hóa 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 153
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
DANH MỤC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986 169
ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG ĐỀ TÀI 169
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
NKC : Người kể chuyện
TSH : Tự sự học
TTLS: Tiểu thuyết lịch sử
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tự sự học - một khuynh hướng nghiên cứu giàu tiềm năng
So với nhiều lí thuyết văn học khác, tự sự học (Narratologie) là một ngành
nghiên cứu còn khá non trẻ. Mặc dù khái niệm tự sự đã tồn tại rất lâu trong đời sống
tinh thần nhân loại, song tự sự học xuất hiện như một phân môn nghiên cứu khoa
học thì chính thức hình thành ở Pháp vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX. Lần
đầu tiên khái niệm Narratologie được nhắc đến trong công trình Grammaire du
Décaméron (Ngữ pháp Truyện mười ngày) của Tzvetan Todorov vào năm 1969.
Một trong những đóng góp lớn của Todorov qua công trình này là ông đã đề xướng
thuật ngữ Narratologie, một khoa học nghiên cứu tự sự, khoa học của truyện kể, là
lí thuyết môn học cho đến lúc bấy giờ chưa hề có, một lí thuyết đúng nghĩa chứ
không phải chỉ thuần túy kinh nghiệm.
Sau khi được định hình ở Pháp, tự sự học đã nhanh chóng vượt qua biên giới,
trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được phổ biến quan tâm trên toàn thế
giới. Khi chủ nghĩa giải cấu trúc ra đời, một số người vội vàng dự báo, tự sự học với
tư cách là một phân nhánh của chủ nghĩa cấu trúc sớm muộn cũng có hồi kết. Thế
nhưng, đến những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, tự sự học vẫn giữ được niềm hứng
thú, còn nguyên (thậm chí là gia tăng) sức hấp dẫn, và theo nhận định của một số
học giả Mĩ, nó còn được “Phục hưng” và trung tâm nghiên cứu của nó đã vượt qua
biên giới từ Pháp chuyển sang Mĩ. Hàng loạt các nhà nghiên cứu đã thành danh với
nhiều công trình có giá trị, mở ra khuynh hướng mới giàu tiềm năng không chỉ đối
với văn học nghệ thuật mà còn cho nhiều ngành khoa học xã hội khác. Nhiều
trường phái, khuynh hướng nghiên cứu đa dạng bắt đầu xuất hiện.
Từ khi được giới thiệu vào Việt Nam, tự sự học đã được hưởng ứng rộng rãi
của giới nghiên cứu, đặc biệt ở các trường đại học và viện nghiên cứu. Nhờ vai trò
quan trọng trong việc giải mã văn chương dưới một hệ hình mới, tự sự học trở thành
ngành nghiên cứu hứa hẹn những thành tựu lớn lao trong việc khám phá tầng sâu
cấu trúc văn bản truyện kể. Nhiều công trình đã dành sự quan tâm đặc biệt đến lí
thuyết tự sự học bằng việc dịch, giới thiệu những gương mặt ưu tú cùng hệ thống lí
thuyết của các trường phái tự sự học Pháp, Nga, Anh, Mĩ, Đức, Trung Quốc… Đặc
1
biệt xuất hiện ngày càng nhiều công trình ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn văn học
Việt Nam và thế giới. Nhiều hiện tượng, vấn đề văn học được soi chiếu bằng hệ
hình lí thuyết mới như được “hồi sinh”, “phát hiện” và “phát hiện lại” trong hình hài
tươi mới.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng đặt bên cạnh “gia sản”
tự sự học khổng lồ của thế giới, việc nghiên cứu của chúng ta quá hạn hẹp, ít ỏi và
có một “độ chênh” khá lớn. Còn quá ít công trình đi sâu vào lí thuyết, ít có công
trình dịch thuật hoặc trình bày có hệ thống và cặn kẽ các tư tưởng tự sự học nước
ngoài để giới nghiên cứu và những người quan tâm có thể tham khảo. Bên cạnh sự
đa dạng, sinh động người ta đã bắt đầu nhận ra sự đa tạp, nghèo nàn của bức tranh
tự sự học ở Việt Nam. Sau một thời gian bị cuốn theo “cơn địa chấn tự sự học”, một
số nhà nghiên cứu đã kịp dừng lại, nghiêm túc nhìn nhận, phân tích nhằm mở ra lối
đi vừa kế thừa những thành tựu thế giới vừa sáng tạo phù hợp với thực tiễn, nhu cầu
đổi mới, phát triển văn học nước nhà.
Vận dụng lí thuyết tự sự để tìm hiểu các hiện tượng văn học Việt Nam, do đó đòi
hỏi phải có sự lựa chọn thích đáng, đi sâu vào các vấn đề cốt lõi nhất của một ngành
nghiên cứu đặc thù. Quan trọng hơn là nắm được quy luật vận động, phát triển nội tại
cũng như nhu cầu, thực tiễn của văn học nước nhà để tránh trường hợp “đẽo chân vừa
giày”. Có như vậy mới có thể phát huy tiềm năng của lí thuyết đồng thời góp phần
kiến tạo nên “lối/kiểu tự sự học Việt Nam”. Nghĩa là vừa hội nhập xu thế phát triển
trên thế giới vừa trở về cội nguồn truyền thống, sử dụng kinh nghiệm Việt Nam, dung
hợp tri thức quốc tế, tạo ra một lí luận mang dấu ấn dân tộc.
Xuất phát từ nhận thức này, luận án tập trung vận dụng những phương diện căn
bản và quan trọng của nghệ thuật tự sự như người kể chuyện, điểm nhìn tự sự, thời
gian tự sự, kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự và các chiến lược tự sự vào khám phá đổi
mới tư duy thể loại, phương thức tự sự của một trong những thể tài văn học nổi bật
nhất sau Đổi mới - tiểu thuyết lịch sử. Dưới giác độ lí thuyết tự sự học, những đặc
trưng của thể loại lần lượt được soi chiếu, qua đó nhiều vấn đề lí luận được giải mã
một cách khoa học, thuyết phục, đem lại nhiều phát hiện thú vị cho người nghiên cứu
cũng như những ai quan tâm đến văn học viết về đề tài lịch sử Việt Nam.
1.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 - đổi mới và thành tựu
Tiểu thuyết lịch sử đã xuất hiện từ lâu trong văn học Việt Nam. Cùng những
thăng trầm, biến động của dân tộc, thể tài này đã dần khẳng định được sứ mệnh cao
2
cả, ý nghĩa lớn lao không chỉ trong đời sống văn học mà cả đời sống tinh thần người
Việt. Với nhu cầu, thực tiễn ở mỗi thời kì khác nhau, tiểu thuyết lịch sử có khi trở
thành một trong những thể loại chủ lưu, có lúc lại đánh mất vị thế, thậm chí không
ít lần vắng mặt trên văn đàn và trong đời sống văn học nước nhà.
Nhìn lại quá trình phát triển, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
nay trải qua ba chặng chính: (1) từ đầu thế kỉ đến năm 1945, (2) từ năm 1945 đến
năm 1986, (3) từ năm 1986 đến nay. Mỗi chặng đường đều ghi nhận những gương
mặt nhà văn ưu tú với nhiều tác phẩm tiêu biểu, được sáng tạo bởi nguồn cảm
hứng/cảm thức, chủ đề tư tưởng, tư duy tự sự lịch sử, hệ thống thi pháp đa dạng,
sinh động. Với cảm thức chiêm bái, ngưỡng vọng, phần lớn các nhà văn giai đoạn
trước năm 1986 đều khai thác lịch sử theo hướng mô tả, minh họa chính sử, phù
hợp với kinh nghiệm cộng đồng và tinh thần dân tộc. Mang sứ mệnh tôn vinh
truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm với những tấm gương anh hùng, danh
nhân hào kiệt, tiểu thuyết lịch sử đậm chất kí sự lịch sử mà nhạt chất tiểu thuyết.
Sau năm 1986, văn học nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng có sự vận
động và đổi mới trong điều kiện hoàn toàn khác biệt so với những năm tháng đất
nước còn chiến tranh. Đời sống văn học nước nhà vận động, phát triển dưới tác
động của hàng loạt nhân tố mang tính thời đại như ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường, bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, chuyển biến trong thị hiếu
tiếp nhận, giao lưu, tương tác đa chiều, đa phương của các nền văn hóa/văn học
trong kỉ nguyên toàn cầu hóa. Cùng với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh ấy, bản
thân văn học cũng ráo riết đặt ra những nhu cầu đổi mới tự thân. Văn học nghệ
thuật sáng tạo về đề tài lịch sử cũng không nằm ngoài quy luật vận động và tư duy
đổi mới đó. Với việc tự do sáng tác cùng với tinh thần dân chủ được khuyến khích
mở rộng, lĩnh vực đề tài lịch sử như được hồi sinh và trở thành thể tài chủ chốt được
nhiều nhà văn quan tâm chú ý. Tiểu thuyết bây giờ nghiêng theo mạch cảm thức
phân tích, giả định gắn với chiêm nghiệm, luận giải lịch sử từ góc độ cá nhân.
Nhiều
tác phẩm tiêu biểu nằm trong dòng chảy này không chỉ mở rộng đề tài, chủ đề theo
hướng tiếp cận gần gũi hơn với hiện thực đời sống sinh hoạt, đời tư thế sự, đời sống
văn hoá, tâm linh, mà quan niệm của các nhà văn trên một số vấn đề về thể loại và
về lịch sử cũng mang màu sắc thẩm mĩ mới. Một số tiểu thuyết gia đề xuất cách
nhìn mới về lịch sử, mở rộng cái nhìn đối với nhiều thời đại trong quá khứ, truy tìm,
3
suy ngẫm và giải mã những vấn đề từ/của lịch sử, ráo riết tìm lời giải đáp cho các
câu hỏi thiết thực của hiện tại và tương lai.
Cho đến nay, nhiều tác phẩm không chỉ mang lại giải thưởng văn học thường
niên cho nhà văn mà còn trở thành món ăn tinh thần độc đáo, thu hút sự quan tâm,
bàn luận của độc giả. Tiểu thuyết lịch sử đã trở thành thể tài để lại nhiều dấu ấn và
thành tựu trong đời sống văn học đương đại. Nó nhanh chóng chiếm vị trí quan
trọng bằng những tác phẩm đặc sắc, khuấy động dư luận bằng những cuộc tọa đàm,
hội thảo quy mô. Có thể nói rằng, tiểu thuyết lịch sử đang lên ngôi trên văn đàn Việt
Nam đương đại.
Thế nhưng trong lĩnh vực lí luận, chúng ta vẫn chưa quan tâm thỏa đáng đến
mảng sáng tác đặc sắc/đặc thù này. Các công trình chuyên khảo mang tính lí luận về
tiểu thuyết nói chung và thể tài tiểu thuyết lịch sử nói riêng còn khá thưa thớt. Gần
đây, chúng ta mới có một số bài viết về tiểu thuyết lịch sử công bố trên các báo, tạp
chí, cũng như xuất hiện thêm nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo có quy mô quốc gia về
mảng đề tài này, hoặc một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tại các trường đại học
và các viện nghiên cứu. Song nhìn chung, trong bối cảnh đời sống văn học đương
đại, khi mà tiểu thuyết lịch sử đang được dư luận đặc biệt dõi theo và giới sáng tác
nhiệt tình hưởng ứng thì giới lí luận, nghiên cứu gần như chưa bắt kịp với sự hồi
sinh mạnh mẽ này. Cùng với thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện được giới
nghiên cứu và độc giả ghi nhận, vẫn còn đó những tác phẩm và vấn đề lí luận sáng
tác lôi kéo sự chú ý của dư luận với quan điểm tranh cãi trái chiều, những diễn biến
phức tạp, bất ngờ của quá trình tiếp nhận, thưởng thức
Trong tình hình đó, vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu tiểu thuyết lịch
sử là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và giá trị khoa học. Cách làm này góp phần
giải mã hiện tượng văn học sau năm 1986 bằng sự khám phá, luận giải nét độc đáo,
đặc sắc trong tư duy, phương thức tự sự lịch sử. Nó không chỉ mang lại những giá
trị về phương diện nghệ thuật mà còn có vai trò quan trọng về mặt lịch sử và đời
sống tinh thần xã hội. Từ cái nhìn của lí thuyết mới, chúng tôi hướng đến luận giải
và chứng minh tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 là một bước phát triển
mới của tiểu thuyết lịch sử nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam nói chung. Bước phát
triển này không chỉ là ảnh xạ của những vấn đề văn hóa, xã hội, khung tri thức
4
trong không gian sáng tạo mới sau năm 1986, mà còn cả về phương diện cách tân
tiểu thuyết để hòa nhập vào nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới.
Với chúng tôi, đây cũng chỉ là một trong số nhiều phương pháp tiếp cận về một
hiện tượng văn học cụ thể. Nó vừa thể hiện tính ưu việt, khả dụng đồng thời cũng
bộc lộ những hạn chế, “vênh lệch” không tránh khỏi khi vận dụng hệ hình lí thuyết
phương Tây vào thực tiễn nghiên cứu văn học Việt Nam. Kết quả của đề tài như là
sự tham góp trên tinh thần khoa học, đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra từ
phương diện lí luận sáng tác, lí luận thể loại. Tiếp cận tác phẩm từ hướng đi này
đem lại một cái nhìn đa chiều, đa diện không chỉ với thể tài tiểu thuyết lịch sử mà cả
diện mạo văn xuôi Việt Nam đương đại.
2. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí thuyết
Từ khi ra đời đến nay, lí thuyết tự sự học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
Mỗi chặng đường ghi dấu những thay đổi hệ hình lí thuyết, đối tượng nghiên cứu,
phương pháp tiếp cận và các tầng bậc tự sự. Đây là một hệ thống lí thuyết “mở”, nội
hàm của một số thuật ngữ vẫn đang được bổ sung, hoàn thiện. Vận dụng lí thuyết
phương Tây nói chung, lí thuyết tự sự học nói riêng vào hiện tượng cụ thể của văn học
Việt Nam còn một “độ chênh” khá lớn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng
tìm kiếm những “hạt nhân hợp lí” vừa đảm bảo giữ được bản chất, nội dung của lí
thuyết đồng thời tương thích, phù hợp với nhu cầu, thực tiễn của văn học Việt Nam.
Trong bức tranh đa nguyên, phức tạp của lí thuyết tự sự học, chúng tôi lựa chọn hệ
thống lí thuyết của các nhà tự sự học Pháp, Anh, Mĩ, Nga… Sau khi phân tích các quan
niệm đa dạng của các nhà tự sự học, chúng tôi dựa trên những nét tương đồng cơ bản
và tương đổi ổn định trong quan niệm của họ về các bình diện của nghệ thuật tự sự để
tiến hành luận giải những vấn đề nổi bật, đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
sau năm 1986. Trong đó, chúng tôi tập trung vào các phạm trù cơ bản như: người kể
chuyện, điểm nhìn tự sự, thời gian tự sự, kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự và các chiến
lược tự sự. Ở từng phương diện, chúng tôi nhận thấy vừa có những đặc điểm lặp lại ở
nhiều tác phẩm, thể hiện tiến trình phát triển chung của thể loại, vừa có sự tìm tòi độc
đáo, biểu hiện nỗ lực làm mới, làm khác của mỗi nhà văn. Tựu trung lại, tất cả minh
chứng cho sự vận động, đổi mới trong tư duy, phương thức tự sự lịch sử, đem lại dấu
ấn, thành tựu cho tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 so với giai đoạn trước.
5
Trên cơ sở lí thuyết, chúng tôi xác định các vấn đề và câu hỏi cần giải quyết trong
luận án như sau:
Một là, đặc trưng thể tài tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau
năm 1986 trên các bình diện: sự khác nhau trong nhiệm vụ của nhà viết sử và nhà viết
tiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ giữa sự khách quan, chân xác của lịch sử và vai trò của
hư cấu nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và nhiệm vụ soi sáng đời sống thực tại, sự đồng
cảm của nhà văn với các nhân vật lịch sử và thời đại lịch sử, các kiểu tiểu thuyết lịch sử
trong kinh nghiệm sáng tác của nhà văn, đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử hiện đại?
Hai là, vận dụng lí thuyết tự sự học nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau
1986 cần quan tâm chú ý đến những bình diện tiêu biểu nào?
Ba là, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 có những đổi mới về tư duy và
phương thức tự sự lịch sử nào so với giai đoạn trước năm 1986?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu, nội dung của luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp và thao tác nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết tự sự học: Chúng tôi vận dụng lí thuyết
tự sự học ở một số bình diện cơ bản như người kể chuyện, điểm nhìn tự sự, thời gian,
kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự và các chiến lược tự sự nhằm luận giải những đổi mới
trong tư duy/phương thức tự sự lịch sử của tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986.
2.2.2. Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp vận dụng những nguyên tắc
loại hình học trong lĩnh vực văn học giúp chúng tôi bao quát tiểu thuyết ở các dạng
thức biểu hiện cụ thể từ phương diện nghệ thuật tự sự; chỉ ra các kiểu, dạng của
người kể chuyện, điểm nhìn tự sự, kết cấu, thời gian tự sự, diễn ngôn tự sự…
2.2.3. Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này giúp xem xét mối
quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống sách lược tự sự mà cụ thể là những
dấu hiệu lặp lại có tính quy luật của những yếu tố ấy. Trên cơ sở hệ thống hóa các
yếu tố này, tính chỉnh thể sẽ được bộc lộ rõ nét.
2.2.4. Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại: Phương pháp này nhằm tập
trung so sánh những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn
trước và sau năm 1986. Ngoài ra, trên cơ sở khảo sát tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
sau năm 1986, chúng tôi sẽ đối sánh các tiểu thuyết với nhau, qua đó thấy được sự
khác biệt trong tư duy/phương thức tự sự lịch sử của mỗi nhà văn nhằm khẳng định
6
cá tính sáng tạo cũng như vị trí, vai trò của họ trong quá trình vận động và phát triển
của thể tài.
2.2.5. Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này nhằm đưa ra những
luận chứng xác đáng, sinh động, cụ thể cho các luận điểm.
2.2.6. Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khoa học xã
hội khác như: lịch sử, triết học, văn hóa, chính trị, tâm lý để góp phần làm rõ một
phương diện nào đấy của các thời đại lịch sử với đầy đủ các biến cố và sự kiện lớn
lao cùng những con người đã đi vào lịch sử dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án khảo sát toàn diện các tiểu thuyết lịch sử xuất bản ở Việt Nam sau năm
1986. Trong đó, vấn đề nghiên cứu của luận án là các bình diện tự sự của tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đương đại, tức dùng lí thuyết tự sự học để khảo sát, đánh giá
những thành công và hạn chế của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn Đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khối lượng tác phẩm tiểu thuyết lịch sử ở Viêt Nam sau 1986 là khá lớn, với
hơn một trăm cuốn (xem thêm Danh mục tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986). Vì vậy,
để thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá, chúng tôi chỉ lựa chọn những tác phẩm
tiêu biểu cho mỗi khuynh hướng sáng tác về đề tài lịch sử. Những tác phẩm này một
mặt thể hiện được diện mạo của tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986 và mang một số
đặc trưng nổi bật cho từng khuynh hướng, mặt khác là những tác phẩm tiêu biểu
cho hiệu quả tự sự của văn học đương đại ở Việt Nam.
Ngoài ra, trong sự mở rộng so sánh, đối chiếu để tìm ra yếu tố tương đồng và
khác biệt, sự kế thừa và cách tân, khẳng định và đối thoại, chúng tôi còn nghiên cứu
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước năm 1986, truyện ngắn về đề tài lịch sử Việt
Nam sau năm 1986 (xem thêm Danh mục tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước năm
1986 và Danh mục truyện ngắn về đề tài lịch sử Việt Nam sau năm 1986), tiểu
thuyết viết về lịch sử Việt Nam của tác giả nước ngoài (Vạn Xuân, Lãn Ông -
Yveline Feray) và một số tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu của Pháp, Nga, Trung Quốc…
Lý thuyết tự sự hiện đại quan tâm nhiều bình diện. Trong luận án, chúng tôi tập
trung khảo sát, phân tích một số bình diện chính: người kể chuyện, điểm nhìn tự sự,
thời gian, kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự và các chiến lược tự sự nổi bật, độc đáo.
7
4. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, trong tình hình giới thiệu, nghiên cứu lí thuyết tự sự học ở nước ta
còn đơn lẻ, sơ lược, chưa thống nhất, chúng tôi giới thuyết tương đối ngắn gọn, có
tính hệ thống về các bình diện, phạm trù lí thuyết tiêu biểu cũng như quan điểm của
một số đại biểu quan trọng ở nhiều trường phái, khuynh hướng trên thế giới.
Thứ hai, phác họa tiến trình vận động, diện mạo của tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam sau năm 1986. Từ đó có cái nhìn đối sánh với tiểu thuyết lịch sử giai đoạn
trước nhằm tìm ra những đổi mới trong tư duy về thể loại, cảm thức, nghệ thuật viết
tiểu thuyết cũng như vai trò, sứ mệnh của nhà văn trong sáng tạo về đề tài lịch sử.
Thứ ba, vận dụng lí thuyết tự sự học ở các phạm trù cơ bản để làm rõ những
cách tân mới lạ về nghệ thuật tự sự của mỗi nhà văn. Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm
hiểu về quan điểm luận giải hiện thực lịch sử và nguyên tắc thể hiện con người của
các nhà văn, cảm thức lịch sử, ý nghĩa và giá trị tư tưởng của tác phẩm. Đồng thời
chỉ ra đặc trưng riêng biệt của thể tài này so với một số thể tài tiểu thuyết khác,
cũng như so với các văn bản “phi văn học” (lịch sử, văn hóa, triết học…) trong việc
khám phá, lí giải hiện thực cuộc sống và số phận con người.
Thứ tư, từ những kết quả đã đạt được, chúng tôi bước đầu nhận diện, đánh giá
thành tựu cũng như hạn chế của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 trên
bình diện nghệ thuật tự sự. Qua đó, chúng tôi góp phần xây dựng mảng lí luận về
thể tài tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam.
5. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận án
được triển khai thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam sau năm 1986
Chương 3. Nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu tự sự trong tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam sau năm 1986
Chương 4. Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
8
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết tự sự học
1.1.1. Khái lược diễn trình và thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới
Tự sự học (TSH) đã xuất hiện từ lâu ở phương Tây. Nó vốn thực chất là một
nhánh của thi pháp học cấu trúc. Đặt nền móng cho cơ sở ban đầu của lí thuyết này
là trường phái hình thức Nga với một số tên tuổi tiêu biểu như V.Shklovski (1893 -
1984), B.Eikhenbaum (1886 - 1959), B.Tomachevski (1890 - 1957)… Trong công
trình của các nhà hình thức chủ nghĩa, mặc dù không có chủ đích tìm hiểu riêng về
nghệ thuật tự sự với hệ thống thuật ngữ công cụ như sau này, song trong khi chú ý
đến các “thủ pháp”, họ đã bước đầu đề cập đến nhiều phương diện cơ bản của lí
thuyết TSH như kết cấu văn bản tự sự, truyện kể và cốt truyện, thời gian của truyện
kể và thời gian của kể chuyện, thời gian “giả”
Nếu chủ nghĩa hình thức Nga đặt những viên gạch đầu tiên cho lí thuyết TSH
thì chủ nghĩa cấu trúc đã góp phần hình thành bộ môn TSH với nhiều nhà TSH xuất
sắc (vốn xuất thân từ chủ nghĩa cấu trúc). TSH ra đời khi chủ nghĩa cấu trúc phát
triển ở đỉnh cao. Nhà nghiên cứu gọi đấy là thời kì giải cấu trúc hay hậu cấu trúc.
Các nhà cấu trúc thuộc trường phái Cấu trúc - kí hiệu học Paris tiêu biểu như
R.Barthes, G.Genette, Tz.Todorov, A.J.Greimas, C.Bremond… còn được gọi là
những nhà cấu trúc mới, bởi họ nghiên cứu cấu trúc tự sự của văn bản. Các tác giả
lập nên một chuyên ngành riêng gọi là TSH cấu trúc. Hệ hình lí thuyết này đã thừa
kế những thành tựu lí luận của chủ nghĩa cấu trúc và phát triển lên thành hệ thống lí
thuyết nghiên cứu độc lập, riêng biệt.
Đến khi chủ nghĩa giải cấu trúc ra đời, TSH bắt đầu có những chuyển động
trong hệ hình lí thuyết, đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Từ đó, ngành học này
không chỉ quan tâm đến yếu tố nội tại của văn bản, mà còn mở rộng đến các thể loại
“phi văn học”, “phi ngôn ngữ” khác. Đó thực sự là cuộc phiêu lưu dấn thân, một thử
nghiệm mới của các nhà cấu trúc/giải cấu trúc - kí hiệu học tiêu biểu mang khát
vọng vượt thoát mọi giới hạn của khoa học để truy tìm những miền đất mới.
9
Xuất phát từ công trình Grammaire du Décaméron (Ngữ pháp “Truyện mười
ngày”) (1969) của Tz.Todorov, từ đó đến nay lí thuyết TSH không ngừng được các
nhà nghiên cứu quan tâm. Những thay đổi phương pháp nghiên cứu, đối tượng tiếp
cận cùng với sự ra đời của các hệ hình lí thuyết đã cho thấy quá trình vận động
mạnh mẽ cũng như sự triển nở vô hạn của ngành học.
Hệ hình TSH kinh điển (đại diện tiêu biểu như R.Barthes, G.Genette,
Tz.Todorov, F.Stanzel…, các công trình chính: Nhập môn phân tích cấu trúc truyện
kể, Ngữ pháp “Truyện mười ngày”, Diễn ngôn truyện kể, Diễn ngôn mới về truyện
kể…) tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên
truyện, nghiên cứu diễn ngôn tự sự và yếu tố tạo nên nó: người kể chuyện, điểm
nhìn, ngôi kể, hành động kể, giọng điệu… Lí thuyết TSH đã cung cấp một hệ thống
khái niệm công cụ hiệu quả để phân tích diễn ngôn tự sự. Tuy nhiên, hệ hình lí
thuyết này mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả các yếu tố hình thức cấu trúc tự sự trong
thế tĩnh tại, khép kín, mà chưa đi sâu tìm hiểu cơ chế vận hành của tự sự trong ngữ
cảnh tiếp nhận và văn hóa.
TSH hậu kinh điển (đại diện chủ chốt như Tz.Todorov (hậu kì), R.Barthes vào
những năm 70 của thế kỉ XX, G.Prince, F.Revaz…, các công trình chính: Đọc tựa
như xây dựng, Sự khoái lạc của văn bản, Dẫn luận tự sự học…) là một hướng
nghiên cứu “mở”. Hệ hình này đã thoát khỏi mô hình TSH kinh điển khi chỉ tập
trung phân tích cấu trúc văn bản truyện kể bằng việc mở rộng đối tượng tiếp cận ra
với người đọc, ngữ cảnh và các lĩnh vực tự sự ngoài văn học.
Đến hôm nay, TSH tiếp tục mở ra với mô hình “tự sự học + X”, trong đó nhân
tố “X” có thể là chủ nghĩa nữ quyền hay nghiên cứu giới tính, nghiên cứu văn hóa
hay nghiên cứu hậu thực dân, nghiên cứu TSH tâm lí, TSH pháp luật, TSH lịch sử
(như H.White), TSH hậu hiện đại (như M.Coli), TSH tu từ (Phelan, Karl Kao)…
[132, tr.9-16]. Nếu trước đây, TSH cấu trúc chỉ chú ý đến chức năng, ngữ pháp
truyện, ngữ nghĩa truyện ở tầng sâu cấu trúc văn bản, thì nay các học giả đang chú ý
đến tu từ học TSH như là phương diện biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tự sự.
Ngoài những vấn đề cơ bản như điểm nhìn, người kể chuyện, thì kí hiệu tượng
trưng, khoảng cách trần thuật được đặc biệt quan tâm.
TSH là một khuynh hướng nghiên cứu “mở”, giàu tiềm năng. Ngành khoa học
này vận động không ngừng suốt hơn nửa thập kỉ vừa qua. Mặc dù còn tồn tại một số
bất đồng (và bất cập) ở các thế hệ nghiên cứu F2, F3, F4…, song cùng với các hệ
10
hình lí thuyết khác, TSH đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng làm phong phú
diện mạo nghiên cứu văn chương nói riêng và các ngành khoa học xã hội nói chung.
1.1.2. Quá trình vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học Việt Nam
Hệ thống lí luận về TSH xuất hiện trên thế giới vào khoảng những năm 60 của
thế kỷ XX nhưng ở Việt Nam mãi đến những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXI
mới được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Một trong những người đầu tiên
đưa TSH vào giới thiệu ở Việt Nam là Trần Đình Sử. Trong hai tiểu luận có tính
chất nghiên cứu dẫn nhập “Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu
tiềm năng” (2001) và “Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển” (2008) được
trình bày ở Hội thảo về tự sự học, tác giả đã hệ thống, khái lược nhiều vấn đề liên
quan đến lí thuyết tự sự. Đặc biệt ở đó, nhà nghiên cứu nhấn mạnh cơ sở hình thành
hệ thống lí thuyết từ nền tảng của chủ nghĩa hình thức Nga cùng những thành tựu
đột phá trong ngôn ngữ học của F.de Saussure và lịch sử hình thành từ Platon,
Aristote đến Tz.Todorov, G.Genette
Cùng với đó, một vài công trình lí thuyết TSH ở nước ngoài đã được dịch thuật
và giới thiệu ở Việt Nam, chẳng hạn: “Cấu trúc truyện kể” của A.L.Greimas
(Nguyễn Đức Dân giới thiệu và lược dịch), “Tự sự học” của M.Bal (Nguyễn Thị
Ngọc Minh giới thiệu và lược dịch), “Tự sự học” của S.Onega, J.A.G.Landa (Lê
Lưu Oanh và Nguyễn Đức Nga giới thiệu và lược dịch), “Lí thuyết tự sự” của
H.White (Trần Ngọc Hiếu giới thiệu và lược dịch), “Điểm nhìn nghệ thuật” của
R.Scholes và R.Kellogg (Cao Kim Lan giới thiệu), “Lí thuyết về người nghe chuyện
trong tác phẩm tự sự” của G.Prince (Nguyễn Thị Hải Phương giới thiệu và lược
dịch), Trần thuật học nhập môn lí thuyết trần thuật của M.Jahn (Nguyễn Thị Như
Trang dịch), “Proust và lời gián tiếp” của G.Genette (Phùng Kiên dịch),… Bên cạnh
đó, các tiểu luận quan trọng của Tz.Todorov (“Thi pháp học”), R.Barthes (“Cơ sở
của kí hiệu học”), Iu.M.Lotman (“Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ”) cũng được
giới thiệu và dịch thuật bởi hai nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh và Lã Nguyên. Ngoài
ra phải kể đến những công trình dịch thuật và nghiên cứu diễn ngôn của Trần Đình
Sử, Lã Nguyên, Lê Thời Tân, Nguyễn Thị Ngọc Minh… như là nỗ lực kiến giải một
trong những thuật ngữ gây tranh luận bậc nhất trong lí thuyết TSH hiện nay.
Trong công trình hai tập Lý luận phê bình văn học thế giới (Lộc Phương Thủy
chủ biên và nhiều tác giả tham gia dịch thuật) đã tuyển dịch một số công trình quan
11
trọng liên quan đến TSH của Tz.Todorov (Hai nguyên tắc của truyện kể), G.Genette
(Ngôi, Trật tự). Ngoài ra, công trình Thi pháp văn xuôi của Tz.Todorov (Đặng Anh
Đào, Lê Hồng Sâm dịch) cũng đã tập hợp những bài nghiên cứu liên quan đến truyện
kể, đặc biệt trong đó có công trình Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày” (Grammaire
du Décameron) mà chúng tôi đã có dịp nhắc tới trên đây.
Gần đây, Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Nhà xuất bản Văn học đã phối hợp
cho ra mắt công trình Những vấn đề văn học phương Tây hiện đại - Tự sự học kinh
điển. Đây là công trình dịch thuật những tiểu luận của một số nhà TSH (nhóm dịch
giả Duy Châu và Xuân Lộc), trong đó đáng chú ý là R.Barthes (Đề dẫn về phân tích
kết cấu ngôn ngữ truyện kể), A.J.Greimas (Luận về những thành tố tạo nên sự diễn
đạt truyện thần thoại), Tz.Todorov (Những phạm trù của truyện kể văn học),
G.Genette (Biên giới của truyện kể), Wayne C.Booth (Khoảng cách và điểm nhìn)…
Cũng nằm trong sự quan tâm ấy, Ban Văn học nước ngoài của Viện Văn học
đang thực hiện đề tài Tự sự học, lí luận và ứng dụng, tập trung nghiên cứu TSH từ
những vấn đề lịch sử, lí thuyết đến ứng dụng ở một số nền văn học như Trung
Quốc, Nga, Pháp, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và chủ yếu là Việt Nam. Những kết
quả nghiên cứu đầu tiên đã được chọn lựa, giới thiệu trên Tạp chí Nghiên cứu Văn
học số 9/2010 với chuyên đề Tự sự học.
Nghiên cứu chuyên sâu về các phương diện trần thuật học, Lê Phong Tuyết đã
giới thiệu G.Genette cùng lí thuyết của ông một cách hệ thống. Với hai bài viết
“Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật”, “Người kể chuyện trong văn
xuôi”, tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến lí thuyết TSH vốn
còn khá mới mẻ với giới nghiên cứu Việt Nam: những tình huống trần thuật, người
nghe chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn tự sự
Cũng quan tâm đến phương diện người kể chuyện, Cao Kim Lan với tiểu luận
“Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả” đã chỉ ra sự thống nhất chứ không
đồng nhất của hai phạm trù quan trọng trong hệ thống lí thuyết TSH cùng với nhiều
vấn đề cốt yếu liên quan. Tiếp tục hướng nghiên cứu đó, trong tiểu luận “Tu từ học
tiểu thuyết - một phương pháp tiếp cận giàu tiềm năng”, tác giả đã giới thiệu một
khuynh hướng tiếp cận mới, khả dụng của TSH vào thực tiễn nghiên cứu tiểu thuyết
ở Việt Nam.
12
Trần Huyền Sâm là một trong những người có nhiều tâm huyết trong việc đưa
bộ môn TSH vào giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam. Bên cạnh công trình biên
soạn, giới thiệu về lí thuyết TSH kinh điển mà chúng tôi giới thiệu trên đây, Trần
Huyền Sâm còn có một số bài nghiên cứu, giới thiệu, tổng thuật về lí thuyết TSH.
Với “Ba nhà tự sự học kinh điển của Pháp”, tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ chân
dung của ba nhà TSH kinh điển (R.Barthes, Tz.Todorov, G.Genette) cùng những
công trình quan trọng làm nên diện mạo TSH ở Pháp. Ngoài ra, trong tiểu luận “Lí
thuyết tự sự học kinh điển của G.Genette”, một mặt tác giả đã đề cập đến ba phương
diện cơ bản trong hệ thống lí thuyết của G.Genette; mặt khác, giới thiệu sơ lược nội
dung công trình Métalepse, hình thức tự sự mới tiếp nối tinh thần lí thuyết tự sự
trong hai công trình Discours du récit (Diễn ngôn truyện kể) và Nouveau discours
du récit (Diễn ngôn mới về truyện kể). Từ lí luận đến thực tiễn nghiên cứu, tác giả
còn vận dụng khá nhuần nhuyễn các phạm trù của TSH trong việc giải mã một số
hiện tượng văn học nổi bật của Việt Nam và thế giới.
Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hòa là công trình bước đầu
nghiên cứu tương đối toàn diện những phương diện cơ bản nhất của truyện kể và
nghệ thuật tổ chức truyện. Ông xác lập rõ khái niệm “truyện kể” và “người kể
chuyện” từ sự phân biệt giữa “truyện” và “chuyện”, giữa “người kể” và “cái được
kể”. Tác giả cũng đề cập đến lời kể, các cấp độ diễn ngôn, giọng kể, đặc biệt đưa
vào thuật ngữ về thời gian tự sự của G.Genette để làm sáng tỏ vấn đề thời gian của
truyện, mối quan hệ giữa thời gian kể và điểm nhìn…
Nhiều tác giả đã có những thể nghiệm trong việc vận dụng bình diện NKC, phối
cảnh trần thuật, thời gian trần thuật, điểm nhìn trần thuật vào quá trình tìm hiểu các
hiện tượng văn học cụ thể như: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương
đại của Thái Phan Vàng Anh, Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore De
Balzac của Lê Nguyên Cẩn, Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn
Gào thét và Bàng hoàng của Nguyễn Thị Mai Chanh, Thời gian nghệ thuật trong
cấu trúc văn bản tự sự (qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995) của Lê
Thị Tuyết Hạnh, Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại của Đào Duy Hiệp, Tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lí thuyết thời gian tự sự của G.Genette của Nguyễn
Mạnh Quỳnh, Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành, Tự sự kiểu
Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy,… Đồng thời, phải kể đến những nghiên cứu
13
công phu của Đặng Anh Đào, Đào Thị Thu Hằng, Phùng Văn Tửu, Lộc Phương
Thủy, Mai Hải Oanh về nhiều hiện tượng văn học nổi bật ở Việt Nam và thế giới.
Biên soạn và nêu ra một cách hệ thống các yếu tố cơ bản của TSH dưới hình
thức từ điển thuật ngữ có công trình Các khái niệm và thuật ngữ của các trường
phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ 20 của nhóm những nhà nghiên
cứu Nga do I.P.Ilin và E.Atzurganova chủ biên (dịch giả: Đào Tuấn Ảnh, Trần
Hồng Vân, Lại Nguyên Ân). Công trình đã giới thuyết nhiều thuật ngữ trọng yếu về
trần thuật học (trần thuật học, các cấp độ trần thuật, các bậc trần thuật, người trần
thuật, người nghe chuyện, tiêu cự hóa, các kiểu trần thuật của vai, của tác giả, trung
tính) giúp người nghiên cứu trang bị một hệ thống thuật ngữ công cụ hữu hiệu trong
quá trình nghiên cứu văn bản truyện kể.
Trong Lời giới thiệu công trình Discourse (Diễn ngôn), Sara Mills đã tổng thuật
định nghĩa và quan điểm nghiên cứu diễn ngôn của nhiều nhà lí luận, lịch sử phát
triển của thuật ngữ, đặc biệt là những tư tưởng cơ bản của Foucault về diễn ngôn…
Gần đây nhất (2013), Lã Nguyên đã biên dịch, giới thiệu “22 đoạn trích” luận bàn
về thuật ngữ “diễn ngôn” được rút ra từ công trình Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại:
phân tích đa ngành. Cuốn sách tập hợp công trình nghiên cứu của các học giả nổi
tiếng Bỉ, Hà Lan, Úc và Nga; nội dung tập trung vào hai bình diện chính: thứ
nhất: Lí thuyết diễn ngôn của các khuynh hướng, trường phái Âu, Mĩ và Nga; thứ
hai: Phân tích các loại diễn ngôn. Có thể coi đây là “tiểu cẩm nang” về diễn ngôn
cho những ai quan tâm đến phương diện lí thuyết quan trọng của TSH.
Nhìn chung ở Việt Nam, khuynh hướng nghiên cứu dưới góc độ TSH ngày
càng nhiều, trong đó không ít những tìm tòi, khám phá đáng chú ý. Với sự đột phá
trong tầng sâu cấu trúc truyện kể, nhiều hiện tượng văn học được soi rọi, kiến giải
sinh động, thuyết phục. Hệ hình lí thuyết này ngày càng thể hiện được ưu việt của
mình, góp phần đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận đang cùng tồn tại trong đời
sống lí luận văn học nước nhà. Song những công trình khoa học dày dặn, hệ thống
vẫn còn hiếm hoi, mức độ minh họa, giản lược, đại khái khá nhiều. Trong khi đó,
các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục đặt lại nhiều vấn đề tưởng đã thành định luận. Từ
thực tế này, đời sống văn học Việt Nam cần hơn bao giờ hết những công trình
nghiên cứu và vận dụng lí thuyết TSH vừa có tính chuyên sâu, hệ thống, vừa phù
hợp với thực tiễn phát triển của văn học nước nhà.
14
2.2. Những công trình nghiên cứu về thể tài tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam sau năm 1986
2.2.1. Những công trình nghiên cứu về đặc trưng thể tài tiểu thuyết lịch sử
Trong công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX, mục về Tiểu thuyết lịch sử,
Phan Cự Đệ một mặt đã điểm qua tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử
(TTLS) với những quan niệm của P.Louis - Rey, G.Lucacs, M.Kundera , mặt
khác ông đã dẫn ra những đặc trưng cơ bản của thể loại này không chỉ trong văn
học Việt Nam mà cả trong văn học thế giới. Có thể nói đây là công trình bước đầu
nghiên cứu khá đầy đủ về đặc trưng của thể tài TTLS ở Việt Nam.
Trong công trình Tiểu thuyết hiện đại (xuất bản ở Sài Gòn vào những năm 60
của thế kỉ XX nhưng chưa được phổ biến rộng rãi, đến những năm đầu thế kỉ XXI
mới tái bản), hai nhà nghiên cứu Dorothy Brewster và John Burrell đã trình bày
nhiều quan niệm về TTLS. Các tác giả có những kiến giải thú vị về thể loại trên cơ
sở tìm hiểu lịch sử tiểu thuyết phương Tây cổ đại đến hiện đại. Nhiều phương diện
đặc trưng thể loại đã được lí giải như sứ mệnh kết nối quá khứ với hiện tại, vai trò
của hư cấu, tưởng tượng, cá tính của nhà văn trong quá trình lựa chọn đề tài và thể
hiện hiện thực lịch sử…
Tiểu luận “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của Lucacs” của Trương
Đăng Dung là một trong những công trình hiếm hoi ở Việt Nam trình bày một cách
tương đối khái quát và đầy đủ quan niệm của Lucacs, một chuyên gia nghiên cứu về
TTLS. Qua công trình của Lucacs, nhà nghiên cứu nhấn mạnh các đặc trưng của thể
loại như sự khu biệt giữa nhiệm vụ của sử gia và tiểu thuyết gia về cách xử lí các cứ
liệu lịch sử, về vai trò hư cấu, sáng tạo từ các biến cố, sự kiện, nguyên tắc xây dựng
nhân vật lịch sử.
Bên cạnh đó, công trình Logic học về các thể loại văn học (Die Logik der
Dichtung) của Kate Hamburger và tiểu luận “Giá trị của tính tự sự trong việc tái
hiện hiện thực” (“The Value of Narrativity in the Representation of Reality”) của
Hayden White đã đưa ra những quan niệm khá mới mẻ về thể loại TTLS. Trong đó,
hai nhà nghiên cứu đã giải quyết được mối quan hệ giữa lịch sử và truyện kể, thời
hiện tại lịch sử và quá khứ sử thi, người viết sử và nhà văn lấy đề tài lịch sử, cứ liệu
lịch sử và cốt truyện, đặc biệt là quan niệm “lịch sử như là diễn ngôn”, “lịch sử - trò
chơi ngôn ngữ” trong TTLS…
15
Qua kinh nghiệm và thực tiễn sáng tác, một số tác giả đã trực tiếp bàn về đặc
trưng thể loại cũng như quan niệm sáng tạo về đề tài lịch sử, trong đó đáng chú ý là
quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp, Nam Dao, Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Trần Vũ, Bùi Anh Tấn… Nguyễn Huy
Thiệp, người đã “đại náo làng văn” bằng chùm truyện ngắn lấy chất liệu lịch sử thời
Quang Trung, Gia Long (Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết) đã đối thoại với ý kiến phê
phán ông “bôi nhọ anh hùng dân tộc”, “non yếu kiến thức lịch sử” như sau: “Người
ta không đánh nhau với các xác chết. Người ta chỉ tìm cách khai thác các xác chết
sao cho có ích cho thời hiện tại thôi”. Nguyễn Xuân Khánh khi bàn “Về nghệ thuật
viết tiểu thuyết” đã nhấn mạnh: “Lịch sử chỉ là cái cớ để tôi bám vào. Điều quan
trọng là người viết tiểu thuyết phải biết vận dụng tổng thể đời sống của mình vào
cuốn tiểu thuyết ấy. Người viết không hẳn đã dựng lại được lịch sử ngày xưa, điều
cốt yếu là thuyết phục được người đọc”. Hoàng Quốc Hải lại nhấn mạnh đến tính
chất “mượn xưa nói nay” của TTLS: “những vấn đề được phản ánh trong TTLS,
ngoài thông tin về lịch sử thì toàn bộ cái hồn của nó phải là những bài học soi sáng
cho đương đại”.
Nam Dao trong “Lời ngỏ” của tiểu thuyết Gió lửa đã khẳng định tầm quan
trọng của kinh nghiệm, yếu tố chủ quan khi khai thác đề tài lịch sử/dã sử: “Ở đây,
biến cố lịch sử trở thành đối tượng đem soi dưới lăng kính chủ quan, nhào nặn lại
để rồi, qua ngòi bút người viết, thành tiểu thuyết dã sử”. Trong cuộc đối thoại với
Nam Dao về mối quan hệ giữa lịch sử và tiểu thuyết qua hai tác phẩm Gió lửa và
Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác nhấn mạnh đến tính chất đời tư, thế sự của
TTLS: “căn bản của tiểu thuyết là chuyện thế sự, là chuyện con người và cuộc đời”.
Nhìn chung, vấn đề lí luận mà các nhà nghiên cứu cũng như nhà văn quan tâm
đều xoay quanh bàn thảo, lí giải những đặc trưng cơ bản của thể tài TTLS như mối
quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật, vai trò chủ quan của nhà văn, sứ
mệnh nối kết quá khứ - hiện tại - tương lai, nghệ thuật xây dựng TTLS…
2.2.2. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
Chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp (Kiếm sắc,
Vàng lửa, Phẩm tiết) sau khi được đăng trên báo Văn nghệ năm 1988 đã tạo nên
những tranh luận gay gắt, trái chiều về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa
văn - sử, hư cấu - phi hư cấu… trong thể loại văn học về đề tài lịch sử. Sau “hiện
16
tượng Nguyễn Huy Thiệp”, văn đàn tiếp tục được khuấy động với những hiện tượng
thú vị cùng nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo và các công trình, bài nghiên cứu.
Cuối năm 2012, Hội đồng lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương đã
tổ chức Hội thảo khoa học “Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử”. Các
tham luận vừa đưa ra nhiều vấn đề lí luận cơ bản, vừa đặt mục tiêu giải quyết những
vấn đề có tính thời sự trong thực tiễn sáng tác về đề tài lịch sử. Với tinh thần khoa
học, đối thoại để xây dựng, hội thảo đã tiếp tục mở rộng và phát triển nhiều vấn đề
được đặt ra từ các cuộc hội thảo, tọa đàm trước đây. Trong đó tập trung vào nhiều
nội dung quan trọng như điều kiện, môi trường cho sáng tác, trách nhiệm của người
nghệ sĩ, động cơ tìm kiếm sáng tạo về lịch sử, quan niệm về lịch sử và văn học,
nghệ thuật viết về lịch sử, mối quan hệ giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử,…
Trên thực tế nhiều vấn đề đã được tranh luận, đối thoại để đi đến thống nhất, nhưng
vẫn còn không ít vấn đề bỏ ngỏ với ý kiến trái chiều, đa dạng.
Cũng trong năm này, Viện Văn học và Nhà xuất bản Phụ nữ tổ chức tọa đàm về
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Thông qua các tham luận được tập hợp trong công
trình Lịch sử và văn hóa, cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, một lần nữa các
tác giả đã thể hiện cái nhìn khách quan hơn về thành công cũng như hạn chế của
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói riêng và TTLS Việt Nam đương đại nói chung.
Quan trọng hơn, tọa đàm đã mở ra nhiều cách hiểu mới về diễn ngôn lịch sử và
khẳng định những chuyển động của tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới.
Bên cạnh các cuộc tọa đàm, hội thảo quy mô, bức tranh nghiên cứu về thể loại
văn học lịch sử Việt Nam còn được tô điểm bằng nhiều bài viết sinh động. Với cái
nhìn tổng thể về diện mạo TTLS trong nền văn học Việt Nam đương đại, và xét
theo góc độ mục đích và quan niệm nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Văn Dân đã
phác họa ba xu hướng cơ bản trong TTLS Việt Nam: TTLS chương hồi khách
quan, TTLS giáo huấn và TTLS luận giải. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả bàn
đến vấn đề quan trọng về đặc trưng thể tài TTLS đang gây ra những tranh luận trái
chiều, đó là tính chất hư cấu, tưởng tượng của TTLS.
Phan Trọng Thưởng trong bài viết “Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số
vấn đề lí luận sáng tác về đề tài lịch sử” nhấn mạnh đến các phương diện quan
trọng của thể loại văn học lịch sử nói chung và kịch lịch sử nói riêng như: mối
quan hệ giữa sự kiện lịch sử với hư cấu nghệ thuật, vấn đề nguyên tắc sáng tạo
17