Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất lúa bền vững trên địa bàn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.12 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ KHẢO

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 4/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ KHẢO

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HÀ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
--------------------------------------Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.Các số liệu,
kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳcơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánhgiá luận văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày 16 tháng 4 năm 2018
Người cam đoan

Nguyễn Thị Khảo


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Văn Hà, đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt
nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kinh tế, Trƣờng Đại
Học Lâm Nghiệp phân hiệu Đồng Nai đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm em học tập. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong q trình học
khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành
trang q báu để em thực hiện cơng việc một cách vững chắc và tự tin.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện lúa đồng bằng sông

Cửu Long đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôihọc tập và thực hiện
tốt luận văn này.
Cảm ơn gia đình đã ln động viên, khích lệ và tạo điều kiện trong suốt
q trình thực hiện và hồn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhƣng chắc chắn tiểu luận của tơi cịn có rất
nhiều thiếu sót.Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cơ và các bạn
đồng nghiệp.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao q.Đồng kính chúc các cơ, chú, anh, chị trong khoa
Kinh tế luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều thành công tốt đẹp trong công
việc.
Đồng Nai, ngày 16 tháng 4 năm 2018

Nguyễn Thị Khảo


MỤC LỤC

TÊN MỤC
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
2.2. Mục tiêu cụ thể
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4. Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững và phát triển sản xuất lúa bền
vững
1.1.1. Khái niệm và bản chất của phát triển bền vững
1.1.1.1. Khái niệm
1.1.1.2. Bản chất của phát triển sản xuất bền vững
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.2. Đặc điểm phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.3. Nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng điến phát triển nông nghiệp bền
vững
1.1.3.1. Nội dung nông nghiệp phát triển bền vững
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nông nghiệp phát triển bền vững
1.2. Phát triển sản xuất lúa bền vững
1.2.1. Những khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp ảnh hƣởng đến phát
triển bền vững lúa ở Việt Nam
1.2.2. Những thuận lợi tác động đến phát triển bền vững ngành lúa ở nƣớc
ta.
1.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất lúa của Việt Nam trong giai đoạn vừa
qua.
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm Tp.Cần Thơ và đặc điểm của 3 huyện nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

Trang


i
ii
iii
1
1
3
3
3
3
3
3
4
5
5
5
5
8
10
10
13
19
19
23
29
29
34
42
44
50
50

50


2.1.1.1. Vị trí địa lý.
2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn.
2.1.1.3. Đặc điểm địa hình.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.
2.1.2.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất.
2.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động.
2.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng .
2.1.2.4. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội qua các năm.
2.1.3. Đặc điểm huyện Cờ Đỏ
2.1.4. Đặc điểm huyện Thới Lai
2.1.5. Đặc điểm huyện Vĩnh Thạnh
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu.
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phƣơng pháp phân tích thống kê
2.2.3.2. Phƣơng pháp thống kê so sánh
2.2.3.3. Phƣơng pháp đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất
của nông dân sản xuất lúa:
2.2.3.4. Phƣơng pháp phân tích SWOT
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sản xuất lúa ở TP.Cần Thơ
3.1.1.Đặc điểm chung của nông hộ nghiên cứu
3.1.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu, lao động sản xuất lúa.
3.1.1.2. Đặc điểm về diện tích sản xuất lúa.

3.1.1.3. Đặc điểm về cơng thức ln canh
3.1.2. Hoạt động sản xuất lúa
3.1.2.1. Tình hình sử dụng lao động
3.1.2.2. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật
3.1.3. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nơng dân tại 3 huyện
3.1.3.1. Chi phí giống vật tƣ, công lao động
3.1.3.2. Doanh thu từ sản xuất lúa.
3.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất lúa bền vững trên địa
bàn TP. Cần Thơ
3.2.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố đầu tƣ đến năng suất sản xuất lúa tại 3
huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh của TP. Cần Thơ
3.2.2. Ảnh hƣởng của các loại hình tổ chức sản xuất
3.2.3. Ảnh hƣởng của khâu chế biến, bảo quản sua thu hoạch và tiêu thụ
3.2.3.1. Sơ chế bảo quản sau thu hoạch
3.2.3.2. Tiêu thụ sản phẩm

50
51
51
52
52
52
53
54
56
57
58
58
58
58

59
59
59
59
59
60
61
62
62
62
62
65
66
68
68
70
75
75
77
78
78
81
84
84
84


3.2.4. Ảnh hƣởng của cơ chế chính sách của nhà nƣớc
3.2.5. Ảnh hƣởng của các yếu tố kỹ thuật
3.2.6. Cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất lúa bền vững trên địa

bàn TP Cần Thơ
3.2.7. Nhận xét chung về phát triển sản xuất lúa bền vững trên địa bàn TP.
Cần Thơ
3.2.7.1. Về kinh tế
3.2.7.2. Về xã hội
3.2.7.3. Về môi trƣờng
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa bền vững trên địa bàn
TP. Cần Thơ
3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.3.2. Giải pháp góp phần phát triển sản xuất lúa bền vững tại TP. Cần Thơ
3.3.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch và đất đai
3.3.2.2. Nhóm giải pháp về giống
3.3.2.3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật và khoa học cơng nghệ
3.3.2.4. Nhóm giải pháp về dự trữ, chế biến và tiêu thụ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến Nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục

86
88
89
93
94
95
96
96
96
97

97
99
100
101
103
103
104
108
110


i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AEC

ASEAN Economic Community

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH-HĐH

Cơng Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa

ĐBSCL

Đồng Bằng Sơng Cửu Long


ĐX

Đông Xuân

EVFTA

EUROPEAN UNION - VIETNAM FREE TRADE
AGREEMENT

FAO

Food and Agriculture Organization

GDP

Gross Domestic Product

HDI

Human Development Index

HT

Hè Thu

KH-CN

Khoa Học-Công Nghệ


KT-XH

Kinh Tế- Xã Hội

LĐGĐ

Lao động gia đình

NNPTBV

Nơng Nghiệp Phát Triển Bền Vững

NNPTBV

Nơng Nghiệp Phát Triển Bền Vững

NTM

Nông Thôn Mới

PTNNBV

Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững

RVAC

Rừng, vườn, ao , chăn nuôi

STH


Sau thu hoạch

TAC/CGIAR

Technical Advisory Committee/ Consultative Group for
International Agricultural Research



Thu Đông

TPP

Trans-Pacific Partnership

WCED

World Commission on Environment and Development


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Sơ đồ ma trận phân tích SWOT

61

Bảng 3.1


Tỷ lệ bình qn nhân khẩu và giới tính trong hộ

63

Bảng 3.2

Độ tuổi lao động của chủ hộ và bình qn nhân khẩu

64

Bảng 3.3

Tỷ lệ trình độ văn hố của các chủ hộ

65

Bảng 3.4

Diện tích và bình qn diện tích sản xuất nơng nghiệp ở

66

các tỉnh
Bảng 3.5

Cơng thức ln canh trong sản xuất nông nghiệp của các

68


tỉnh
Bảng 3.6

Lao động sử dụng trong sản xuất lúa ở 3 huyện điều tra

69

Bảng 3.7

Thống kê số vụ thay đổi giống của nông hộ (%) ở 3 huyện

71

điều tra
Bảng 3.8

Thống kê các biện pháp làm đất của nông hộ ở 3 huyện

72

điều tra (%)
Bảng 3.9

Thống kê các phương pháp sạ lúa (%) ở Cần Thơ

73

Bảng 3.10 Lượng giống lúa gieo sạ theo các phương pháp ở Cần Thơ

73


Bảng 3.11 Số lượng phân bón sử dụng ở ĐBSCL

74

Bảng 3.12 Lượng thuốc BVTV sử dụng trong canh tác lúa

75

Bảng 3.13 Các loại chi phí sản xuất lúa theo từng vụ

76

Bảng 3.14 Tổng hợp năng suất, chi phí, lợi nhuận trong sản xuất lúa

77

Bảng 3.15 Ước lượng hàm sản xuất cho mỗi ha lúa

79

Bảng 3.16 Chênh lệch chi phí loại hình tổ chức sản xuất lúa giống và

83

loại hình tổ chức sản xuất lúa hàng hóa
Bảng 3.17 Tỷ lệ sản lượng lúa và hình thức tiêu thụ

86


Bảng 3.18 Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất lúa bền vững

90

trên địa bàn TP. Cần Thơ


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1

Khung lý thuyết về nơng nghiệp phát triển bền vững.

21


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa gạo là nguồn lƣơng thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới.
Lƣợng lúa gạo tiêu thụ trong những năm qua tăng lên cùng với việc tăng lên
của dân số thế giới [1,2]. Việt Nam là nƣớc xuất khẩu gạo với số lƣợng khá
lớn. ĐBSCL có diện tích trồng lúa trên 3,77 triệu ha, chiếm 51,59% tổng diện
tích trồng lúa cả nƣớc, sản lƣợng bình quân đạt trên 18,19 triệu tấn/ năm
[10,11]. Đây cũng là khu vực chiếm hơn 90% lƣợng lúa gạo xuất khẩu hàng
năm của cả nƣớc, giúp Việt Nam đã trở thành nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu
trên thế giới, chỉ xếp sau Thái Lan [9]. Trong những năm gần đây nhờ đổi

mới cơ chế quản lý kinh tế, sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long
(ĐBSCL) có những chuyển biến tích cực, góp phần phát triển kinh tế trong
vùng, trong nƣớc.Sự tăng trƣởng của lúa gạo kéo theo sự phát triển của các
hoạt động kinh tế khác, song về cơ bản sản phẩm nơng nghiệp vẫn cịn là sản
phẩm thơ, nơng dân tự sản xuất,tự tiêu dùng là chính[4].
Có thể thấy đặc điểm này là: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
trong vùng thời gian qua làm tăng việc làm, làm đa dạng hóa các hoạt động
kinh tế nơng thơn với mục tiêu giúp tăng thu nhập của nơng dân. Đó là nhờ
vào sự đầu tƣ xây dựng của trung ƣơng và địa phƣơng trên địa bàn tạo ra
bƣớc chuyển biến khá rõ và bƣớc đầu hình thành mối liên kết mới trong đầu
tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp [4]. Nhƣng nhìn chung bản chất tự cung tự
cấp cịn khá đậm nét trong hầu hết các hoạt động kinh tế của nông dân và sự
chuyển đổi kinh tế nông thôn trong vùng chủ yếu xoay quanh kinh tế hộ với
quy mô kinh tế nhỏ và kinh tế lúa gạo. Kinh tế thuần nông, chuyên sản xuất
lúa là đặc trƣng của kinh tế nông thôn của nhiều tỉnh trong vùng. Do vậy, con
đƣờng đơn giản để gia tăng năng suất và sản lƣợng lúa là tăng vụ, thâm canh


2

lúa [7]. Gần đây, con đƣờng này đã chững lại, do năng suất lúa đã đụng trần,
diện tích canh tác đã khai thác hết, quỹ thời gian cho thâm canh cũng khơng
cịn. Đó là những ngun nhân sâu xa làm chậm tốc độ tăng giá trị sản xuất
nông nghiệp. Đồng thời khi thị trƣờng tiêu thụ khó khăn, giá lúa khơng tăng,
ảnh hƣởng tiêu cực mang tính dây chuyền đến toàn bộ hệ thống từ ngƣời
trồng lúa, thu mua, chế biến, xuất khẩu [3].
Theo các chuyên gia nghiên cứu trong nghành nơng nghiệp, có hai
ngun nhân quan trọng ảnh hƣởng đến thu nhập, đời sống của ngƣời trồng
lúa và sự phát triển sản xuất vùng canh tác lúa là do: Giá lúa thấp kéo dài
nhiều năm, tuy có tăng trong vài năm gần đây nhƣng khơng ổn định, chi phí

đầu tƣ sản xuất lúa tăng cao nên thu nhập thực tế của nơng dân trồng lúa
giảm, trình độ kỹ thuật chun mơn tuy có chuyển biến nhƣng vẫn cịn thấp
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền nông nghiệp thƣơng phẩm, hội nhập[9].
Công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản cịn lạc hậu khơng theo kịp với sự
phát triển khối lƣợng nông sản nên không hỗ trợ cho nông sản gia tăng tính
cạnh tranh. Sự yếu kém này tạo khoảng cách lớn hơn giữa sản xuất và các
khâu còn lại trong q trình lƣu thơng hàng hóa, giữa nơng thơn và thành thị.
Hậu quả là ngƣời trồng lúa gặp khó khăn khi gia tăng sản lƣợng lúa, cải thiện
thu nhập, đời sống gia đình.
Cần Thơ là một Thành phố nằm trung tâm của ĐBSCL với diện tích tự
nhiên là hơn 139 ngàn ha với dân số khoảng 1,12 triệu ngƣời. Diện tích canh
tác lúa của Cần Thơ khoảng 224 ngàn ha/năm chủ yếu nằm ở 3 huyện là Cờ
Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh. Cùng chung với thực trạng của tồn vùng, nơng
dân sản xuất lúa của TP. Cần Thơ cũng đang gặp phải những khó khăn nhất
định trong phát triển và sản xuất lúa. Nhằm tháo gỡ những khó khăn của
ngƣời nơng dân Cần Thơ nói riêng, nơng dân ĐBSCL nói chung trong phát


3

triển và sản xuất lúa,tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất lúa
bền vững trên địa bàn TP. Cần Thơ” làm Luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất lúa các huyện
nghiên cứu, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa
bền vững tại tại TP.Cần Thơ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
lúa bền vững;

- Đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất lúa tại TP.Cần Thơ;
- Xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất lúa bền
vững của TP.Cần Thơ;
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm phát triển sản lúa bền vững trên
địa bàn TP.Cần Thơ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Hoạt động sản xuất lúa tại TP.Cần Thơ ( huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và
Vĩnh Thạnh của TP.Cần Thơ).
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nội dung: Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu tại 3 huyện có diện tích sản xuất lúa lớn nhất ở TP. Cần Thơ
(huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh ) và tập trung vào phân tích số liệu
điều tra từ ngƣời nông dân sản xuất lúa của 3 huyện để từ đó xác định các giải
pháp phát triển sản xuất lúa bền vững trên địa bàn Tp.Cần Thơ.
- Phạm vi không gian: Thành phố Cần Thơ (Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh
Thạnh).


4

- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng thông tin đƣợc công bố trên các tài
liệu, báo cáo,…trong các năm từ 2013-2016 và điều tra, phỏng vấn thu thập
số liệu thông tin sơ cấp trong năm 2017.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất lúa trong và ngoài nƣớc;
- Thực trạng sản xuất lúa và phát triển sản xuất lúa trên địa bàn TP. Cần
Thơ;
- Thực trạng phát triển sản xuất lúa tại 3 huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và
Vĩnh Thạnh.

- Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất lúa tại huyện Cờ Đỏ,
Thới Lai và Vĩnh Thạnh của TP.Cần Thơ.
- Giải pháp phát triển sản xuất lúa bền vững trên địa bàn TP. Cần Thơ.


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ L LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững và phát triển sản xuất lúa
bền vững
1.1.1. Khái niệm và bản chất của phát triển bền vững
1.1.1.1. Khái niệm
Năm 1980, trong bản “Chiến lƣợc bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc
tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International
Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đƣa ra mục tiêu
của phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo
vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền vững ở đây đƣợc đề
cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về
mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật.
Năm 1987, trong Báo cáo “Tƣơng lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế
giới về Môi trƣờng và Phát triển (WCED-World Commission on Environment
and Development) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" đƣợc định nghĩa
là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn
thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn
tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trƣờng sống cho con ngƣời trong quá
trình phát triển. Phát triển bền vững là một mơ hình chuyển đổi mà nó tối
ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho
tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai.

Quan niệm về phát triển bền vững dần đƣợc hình thành từ thực tiễn đời
sống xã hội và có tính tất yếu.Tƣ duy về phát triển bền vững manh nha trong
cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của
bảo vệ mơi trƣờng và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất


6

ổn trong xã hội. Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thƣợng đỉnh về Môi trƣờng
và Phát triển của Liên hợp quốc đƣợc tổ chức ở Rio de Janeiro - Brasil đề ra
Chƣơng trình nghị sự tồn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững
đƣợc xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế
hệ tương lai”. Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững đƣợc xác định là: Thứ
nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển
nhanh và an toàn, chất lƣợng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng
xã hội và phát triển con ngƣời, chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là tiêu chí
cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình qn đầu ngƣời; trình
độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hƣởng thụ về văn hóa, văn
minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái mơi trƣờng là khai thác và sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng và cải thiện chất lƣợng môi
trƣờng sống.
Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có
đƣợc sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở
thành mục tiêu thiên niên kỷ.
Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã đƣợc chú ý nhiều
trong giới nghiên cứu cũng nhƣ những nhà hoạch định đƣờng lối, chính sách.
Quan niệm về phát triển bền vững thƣờng đƣợc tiếp cận theo hai khía
cạnh: Một là, phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì
những giá trị mơi trƣờng sống, coi giá trị môi trƣờng sinh thái là một trong

những yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát
triển. Hai là,phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho
mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hƣởng tới mai sau.
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững
đƣợc định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu


7

của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định
nghĩa có tính tổng qt, nêu bật những u cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của
phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.
Từ nội hàm khái niệm phát triển bền vững, rõ ràng là, để đạt đƣợc mục
tiêu phát triển bền vững cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực
là kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Thứ nhất, bền vững kinh tế. Mỗi nền kinh tế đƣợc coi là bền vững cần
đạt đƣợc những yêu cầu sau:
- Có tăng trƣởng GDP và GDP đầu ngƣời đạt mức cao. Nƣớc phát triển
có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trƣởng, nƣớc càng nghèo có thu
nhập thấp càng phải tăng trƣởng mức độ cao. Các nƣớc đang phát triển trong
điều kiện hiện nay cần tăng trƣởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể
xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.
- Trƣờng hợp có tăng trƣởng GDP cao nhƣng mức GDP bình quân đầu
ngƣời thấp thì vẫn coi là chƣa đạt yêu cầu phát triển bền vững.
- Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét. Chỉ khi tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nơng nghiệp thì tăng trƣởng mới có thể
đạt đƣợc bền vững.
- Tăng trƣởng kinh tế phải là tăng trƣởng có hiệu quả cao, khơng chấp

nhận tăng trƣởng bằng mọi giá.
Thứ hai, bền vững về xã hội. Tính bền vững về phát triển xã hội ở mỗi
quốc gia đƣợc đánh giá bằng các tiêu chí, nhƣ HDI, hệ số bình đẳng thu nhập,
các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hƣởng thụ văn hóa. Ngoài ra,
bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hịa; có sự bình đẳng
giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo


8

khơng cao q và có xu hƣớng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng
miền không lớn.
Thứ ba, bền vững về mơi trƣờng. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển nơng nghiệp, du lịch; q trình đơ thị hóa, xây dựng nơng thơn
mới,... đều tác động đến môi trƣờng và gây ảnh hƣởng tiêu cực đến môi
trƣờng, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trƣờng là khi sử dụng các yếu tố
tự nhiên đó, chất lƣợng mơi trƣờng sống của con ngƣời phải đƣợc bảo
đảm.Đó là bảo đảm sự trong sạch về khơng khí, nƣớc, đất, không gian địa lý,
cảnh quan. Chất lƣợng của các yếu tố trên luôn cần đƣợc coi trọng và thƣờng
xuyên đƣợc đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
1.1.1.2. Bản chấtcủa phát triển sản xuất bền vững
Phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất
lƣợng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh
tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên đƣợc tạo điều kiện
thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt
động kinh tế đƣợc chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố đƣợc chú trọng ở đây là
tạo ra sự thịnh vƣợng chung cho tất cả mọi ngƣời, không chỉ tập trung mang
lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng
nhƣ khơng xâm phạm những quyền cơ bản của con ngƣời.
Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản:

Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lƣợng và các tài ngun khác thơng qua
cơng nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ
không gây hại đến đa dạng sinh học và mơi trƣờng; Ba là, bình đẳng trong
tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là,
xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa cơng
nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lƣợng đã sử dụng).


9

Nền kinh tế đƣợc coi là bền vững cần đạt đƣợc những yêu cầu sau: (1)
Có tăng trƣởng GDP và GDP đầu ngƣời đạt mức cao. Nƣớc phát triển có thu
nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trƣởng, nƣớc càng nghèo có thu nhập thấp
càng phải tăng trƣởng mức độ cao. Các nƣớc đang phát triển trong điều kiện
hiện nay cần tăng trƣởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có
biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế. (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí
đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ trong GDP cao hơn nơng nghiệp thì tăng trƣởng mới có thể đạt đƣợc bền
vững. (3) Tăng trƣởng kinh tế phải là tăng trƣởng có hiệu quả cao, khơng
chấp nhận tăng trƣởng bằng mọi giá.
Phát triển bền vững về xã hội đƣợc đánh giá bằng các tiêu chí, nhƣ
HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội,
hƣởng thụ văn hóa. Ngồi ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã
hội hài hịa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới;
mức độ chênh lệch giàu nghèo khơng q cao và có xu hƣớng gần lại; chênh
lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.
Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội
luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con ngƣời và cố gắng
cho tất cả mọi ngƣời cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện
sống chấp nhận đƣợc. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung

chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nơng thôn để giảm sức ép di dân vào
đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trƣờng đến đơ thị hóa; Ba là,
nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình
đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cƣờng sự tham
gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
Phát triển bền vững về mơi trƣờng. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển nơng nghiệp, du lịch; q trình đơ thị hóa, xây dựng nơng thơn


10

mới,... đều tác động đến môi trƣờng và gây ảnh hƣởng tiêu cực đến môi
trƣờng, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trƣờng là khi sử dụng các yếu tố
tự nhiên đó, chất lƣợng mơi trƣờng sống của con ngƣời phải đƣợc bảo đảm.
Đó là bảo đảm sự trong sạch về khơng khí, nƣớc, đất, khơng gian địa lý, cảnh
quan. Chất lƣợng của các yếu tố trên luôn cần đƣợc coi trọng và thƣờng
xuyên đƣợc đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng
và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống. Phát triển bền vững về mơi trƣờng
địi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ mơi trƣờng tự nhiên với sự
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con ngƣời nhằm mục
đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất
định cho phép môi trƣờng tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con ngƣời và các
sinh vật sống trên trái đất.
Phát triển bền vững về môi trƣờng gồm những nội dung cơ bản: Một là,
sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Hai là,
phát triển không vƣợt quá ngƣỡng chịu tải của hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa
dạng sinh học, bảo vệ tầng ơzơn; Bốn là, kiểm sốt và giảm thiểu phát thải khí
nhà kính; Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm
thiểu xả thải, khắc phục ơ nhiễm (nƣớc, khí, đất, lƣơng thực thực phẩm), cải

thiện và khôi phục môi trƣờng những khu vực ô nhiễm...
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp xuất hiện từ rất sớm trong đời sống xã hội loài ngƣời.
Trong suốt một thời gian dài lịch sử nhân loại, ở phƣơng Đông cũng nhƣ
phƣơng Tây, nông nghiệp là một ngành cực kỳ quan trọng, khơng một ngành
nào có thể sánh đƣợc. Ngày nay, nơng nghiệp khơng cịn có đƣợc vị trí nhƣ
trƣớc nữa và cũng là ngành có trình độ phát triển thấp kém hơn so với một số


11

ngành khác trong nền kinh tế. Song với mọi quốc gia ở mọi trình độ phát
triển, nơng nghiệp và các sản phẩm của nó ln đóng một vai trị quan trọng là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại, phát triển của con ngƣời
và phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Thực tiễn lịch sử phát triển của các
quốc gia trên thế giới cũng đã chứng thực rằng chỉ có thể phát triến kinh tế
một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lƣơng thực. Nếu
không đảm bảo an ninh lƣơng thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự
đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà
kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tƣ dài hạn. Vì vậy, phát triển nền
nơng nghiệp trong hiện tại vẫn là đòi hỏi thiết yếu của hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, do những yêu cầu ngày càng gay gắt trong việc bảo
vệ môi trƣờng đất, nguồn tài nguyên nƣớc và điều kiện để canh tác trong sản
xuất nông nghiệp nên ngày nay nông nghiệp cần phải phát triển theo hƣớng
bền vững.
Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn đề đặt ra chủ yếu
của sản xuất nông nghiệp là: bảo vệ môi trƣờng đất, nguồn tài nguyên nƣớc
và điều kiện để canh tác bền vững. Mục đích của phát triển nơng nghiệp bền
vững (PTNNBV) là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực
về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời mà không huỷ

diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trƣờng.
Do tầm quan trọng của nông nghiệp trong phát triển của mỗi quốc gia,
nên phát triển nơng nghiệp nói chung, PTNNBV nói riêng luôn nhận đƣợc sự
quan tâm sâu rộng của cộng đồng xã hội. Mặc dù vậy, do phƣơng diện tiếp
cận khác nhau, điều kiện thực tiễn khác nhau mà hiện vẫn chƣa có sự đồng
thuận cao về khái niệm PTNNBV.
Chẳng hạn, TAC/CGIAR (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia
quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp của Liên hiệp quốc) đã định nghĩa


12

PTNNBV nhƣ sau: PTNNBV phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên
thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời đồng thời cải tiến chất
lƣợng môi trƣờng và gìn giữ đƣợc tài nguyên thiên nhiên. Hay theo quan niệm
của FAO (1992), PTNNBV là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ
chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn
nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng
nhu cầu của mai sau.
Theo tổ chức về môi trƣờng sinh thái thế giới (WCED) cũng đã định
nghĩa PTNNBV nhƣ sau: PTNNBV là nền nông nghiệp thỏa mãn đƣợc các
nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế
hệ mai sau.
Trong mƣời năm trở lại đây, Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả có
cơng trình nghiên cứu về PTNNBV. Trong số các cơng trình đã đƣợc cơng bố
có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009) [15].
Theo nhóm tác giả này: PTNNBV là q trình đảm bảo hài hịa ba nhóm mục
tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại
mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tƣơng lai. Hoặc nghiên
cứu của tác giả Phạm Doãn (2005) [16], tác giả này cho rằng PTNNBV là q

trình đa chiều, bao gồm: (i) tính bền vững của chuỗi lƣơng thực (từ ngƣời sản
xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị
trƣờng); (ii) tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nƣớc về không
gian và thời gian; (iii) khả năng tƣơng tác thƣơng mại trong tiến trình phát
hiển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lƣơng thực
trong vùng và giữa các vùng.
Trên bình diện vĩ mơ, Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 17-8-2014 của
Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở


13

Việt Nam - Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam. Trong 8 nội dung của
chƣơng trình này, có nội dung thứ 4 đề cập đến vấn đề PTNNBV ở Việt Nam.
Từ những quan niệm nêu trên cho thấy nhiều điểm phù họp với thực
tiễn Việt Nam, có thể hiểu: PTNNBV là quá trình sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, phải bảo đảm đƣợc mục đích là kiến tạo một hệ thống
bền vững KT-XH-MT, nhằm thỏa mãn nhu cầu về phát triển nông nghiệp
hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của phát triển trong
tƣơng lai và đƣợc xã hội chấp nhận. Bền vững về kinh tế, là sản xuất nông
nghiệp hƣớng đến chuỗi giá trị, hiệu quả đạt cao, làm ra nhiều sản phẩm có
chất lƣợng, khơng những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, dự
trữ lƣơng thực mà còn xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế. Bền vững về xã hội, là
một nền nông nghiệp PTBV phải đảm bảo cho ngƣời nơng dân có đầy đủ
cơng ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày
càng đƣợc nâng lên. Bền vững về môi trƣờng, là mọi hoạt động sản xuất nông
nghiệp không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên và không gây ô nhiễm
môi trƣờng.
Đối với từng địa phƣơng, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và đặc thù của lĩnh vực nông nghiệp để hƣớng đến nền nông nghiệp

PTBV trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, vừa
tuân thủ các yêu cầu ở từng mức độ khác nhau của nền nông nghiệp xanh,
nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trƣờng sinh thái.
1.1.2.2. Đặc điểm phát triển nông nghiệp bền vững
Hoạt động sản xuất nông nghiệp là những tác động của con ngƣời lên
các đối tƣợng thiên nhiên (cây trồng, đất đai...) để tạo ra các sản phẩm (nông
sản) nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Những tác động đó của con ngƣời
nếu nhƣ phù hợp với các quy luật khách quan của thiên nhiên sẽ thúc đẩy sự
phát triển của thiên nhiên và tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho con ngƣời.


14

Ngƣợc lại, nếu những tác động trong nông nghiệp cũng nhƣ các tác động khác
của con ngƣời trong các hoạt động sản xuất và đời sống không phù họp với
các quy luật khách quan của tự nhiên thì thƣờng gây ra những hậu quả rất
nghiêm trọng. Trong những trƣờng hợp này, không những cố gắng của con
ngƣời không mang lại kết quả gì, mà nhiều khi cịn gây ra những tác động
nguy hiểm đối với sức khỏe, nền an ninh và môi trƣờng sống của con ngƣời.
Và nhƣ thế, con ngƣời và mơi trƣờng sinh thái rơi vào tình trạng khơng an
tồn. Cho nên, phải tiến hành sản xuất nơng nghiệp bền vững, nếu không
muốn hứng chịu những phản ứng của thiên nhiên. Những phản ứng này có khi
rất lớn và rất nguy hiểm. Trong thực tế cuộc sống những phản ứng của thiên
nhiên đƣợc thể hiện ở các loại thiên tai nhƣ lụt lũ, hạn hán, sâu bệnh phát sinh
thành dịch, ô nhiễm môi trƣờng sống, môi trƣờng sinh thái v.v...Cũng từ đó
cuộc sống và các hoạt động sản xuất, đời sống, KT-XH của con ngƣời rơi vào
tình trạng gặp nhiều biến động, thiếu bền vững.
Vì vậy, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững không những hƣớng
tới việc tạo ra các sản phẩm lành, sạch không gây ra những ảnh hƣởng có hại
cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng, mà cần đảm bảo không ngừng tăng năng suất

cây trồng, tăng năng suất đất đai, năng suất lao động và góp phần vào q
trình PTBV của thiên nhiên và xã hội. Do đó, PTNNBV thể hiện qua mấy đặc
điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, PTNNBV phải đảm bảo nhịp độ tăng trƣởng kinh tế ổn định,
hiệu quả, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của khu vực nông nghiệp, nông
thôn. Không chỉ riêng trong ngành nông nghiệp, bất cứ ngành nào trong nền
kinh tế quốc dân mục tiêu tăng trƣởng cũng luôn đặt ở vị trí trung tâm và phải
có sự quan tâm đặc biệt. Đối với ngành nông nghiệp, đảm bảo sự tăng trƣởng
ổn định có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi nơng nghiệp là ngành cung cấp
tồn bộ lƣơng thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của


15

con ngƣời. Hoạt động tiêu dùng hàng ngày diễn ra liên tục với quy mơ dân số
ngày càng tăng địi hỏi q trình sản xuất cũng phải có nhịp độ tăng tƣơng
ứng. Trƣớc bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn, thiên tai, dịch bệnh và
biến đổi khí hậu gây hậu quả khó lƣờng càng đặt ra cho ngành nơng nghiệp
nhiều áp lực trong q trình phát triển. Nếu nhƣ ngành nông nghiệp không
tăng trƣởng hoặc tăng trƣởng chậm hơn so với nhu cầu của con ngƣời thì sẽ
dẫn đến sự thiếu hụt lƣơng thực, thực phẩm, sẽ đẩy tồn xã hội đến sự bất ổn.
Nhìn lại nền nông nghiệp truyền thống, cho thấy tốc độ tăng trƣởng rất
thấp, thậm chí cịn làm cho tồn bộ nền kinh tế rơi vào trì trệ, khủng hoảng.
Cho nên, việc đổi mới tồn bộ nền nơng nghiệp PTBV thì mục tiêu tăng
trƣởng kinh tế là một đặc điểm rất cơ bản và quan trọng.
Tuy nhiên, không phải tăng trƣởng bằng mọi giá nếu nhƣ chúng ta phải
trả giá quá đắt. Nói cách khác, tăng trƣởng đó phải trên cơ sở hiệu quả, tăng
trƣởng chỉ thực sự có ý nghĩa khi đảm bảo PTBV. Hiệu quả của nền
NNPTBV thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng tập trung nhất ở
việc các sản phẩm nơng nghiệp làm ra sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào bao

gồm cả các nguồn lực con ngƣời, kinh tế và tự nhiên. Có nghĩa là tăng trƣởng
nông nghiệp là tăng trƣởng theo chiều rộng và chiều sâu.
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự
nhiên, nhƣ thời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhƣỡng...Cho nên, sản xuất nông
nghiệp thƣờng rơi vào bấp bênh, thiếu ổn định. Đối với nền nông nghiệp
truyền thống, sản xuất dựa vào kinh nghiệm, kỹ thuật lạc hậu, năng suất thấp,
giá trị nông sản không cao. Ngƣợc lại, đặc điểm của nền nông nghiệp hiện
đại, yếu tố ổn định, tăng trƣởng, bền vững luôn đƣợc đề cao, xem trọng. Thực
ra, PTNNBV đã bao hàm tăng trƣởng, điều đó rất có ý nghĩa đối với phát triển
KT-XH và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của khu vực nông nghiệp, nông
thôn.


×