Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã thủ dầu một bình dương thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 189 trang )

ÐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ÐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ÐỊA LÝ
----------

PHAN THỊ THU

QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH
ĐỊA LÝ HỌC (TRỪ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN)
MÃ SỐ: 60.31.95

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN KHOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt, ngoài sự cố gắng, nỗ lực trau dồi bản thân, tôi
cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ nhà trường, gia đình, bạn bè và rất nhiều
người khác.
Đầu tiên, tơi cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, khoa Địa lý , Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Địa lý học 2008 - 2011, phòng
Sau Đại học và các Phòng ban của Trường đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập tại


trường.
Kế đến, tơi xin tỏ lịng tri ân sâu sắc tới TS. Lê Văn Khoa - Cán bộ hướng
dẫn khoa học đã hướng dẫn tơi rất nhiệt tình, trách nhiệm và đầy tính khoa học
trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Sau đó, tơi xin cảm ơn Sở Xây dựng, Sở Tài ngun và Mơi trường, các
phịng ban và nhân dân Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian
nghiên cứu thực địa.
Tơi cũng xin gửi lịng biết ơn đến các bạn cùng khóa đã ln giúp đỡ và chia
sẻ kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin cảm ơn
các em sinh viên Lưu Đức Trung, Nguyễn Trung Tín, Lê Thị Hằng Nga đã nhiệt
tình giúp tơi trong q trình phỏng vấn bảng hỏi thu thập thông tin nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc và muôn vàn tình thương yêu đến gia
đình, những người thân yêu đã luôn sát cánh để hỗ trợ và động viên tinh thần, góp
phần rất lớn cho những thành quả của tôi ngày hôm nay.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Phan Thị Thu


ii

Ý KIẾN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 05 năm 2012
Ký và ghi rõ tên

TS. Lê Văn Khoa


iii

MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... i
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................. vi
Danh mục hình ............................................................................................................ viii
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4 Khung định hướng nội dung nghiên cứu ................................................................. 3

1.5 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu (Reseach method)............................................................ 4
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ............................................................ 4
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu ................................................................. 6
1.7 Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................. 6
1.8 Đối tượng và vùng nghiên cứu ................................................................................. 7
1.8.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 7
1.8.2 Vùng nghiên cứu ................................................................................................... 7
1.8.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................ 8
2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài..................................... 8
2.2. Lý thuyết mơ hình quản lý tổng hợp chất thải rắn ................................................ 13
2.3 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở trên thế giới và Việt Nam ........................... 17
2.3.1 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở trên thế giới .............................................. 17
2.3.2. Tình hình và kinh nghiệm quản lý CTR ở Việt Nam......................................... 36
2.4 Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chất thải rắn ................................................ 56
2.5. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường thị xã Thủ Dầu
Một - Bình Dương ........................................................................................................ 58
2.6 Tổng quan tình hình QLCTR tại Bình Dương ....................................................... 62


iv

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 67
3.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn ở Thủ Dầu Một ................................................. 67
3.1.1 Nguồn gốc phát sinh........................................................................................... 67
3.1.2 Lưu trữ tại nguồn................................................................................................ 67
3.1.3 Công tác quét đường ........................................................................................... 67
3.1.4 Hiện trạng hệ thống thu gom............................................................................... 68
3.1.5 Hiện trạng hệ thống trung chuyển và vận chuyển ............................................... 75

3.1.6 Hiện trạng tái sử dụng, tái chế ............................................................................ 76
3.1.7 Hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................................ 77
3.2 Kết quả điều tra xã hội học .................................................................................... 81
3.2.1 Đối tượng hộ dân................................................................................................. 81
3.2.2 Đối tượng quản lý nhà nước............................................................................. 107
3.2.3 Đối tượng đơn vị dịch vụ .................................................................................. 111
3.2.4 Đánh giá chung ................................................................................................ 118
3.3 Phân tích vai trị của các tác nhân trong quản lý CTR sinh hoạt
tại Thủ Dầu Một ................................................................................................... 119
3.4 Phân tích SWOT về quản lý CTR sinh hoạt tại Thủ Dầu Một ............................ 124
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT Ở THỦ DẦU MỘT ...................................................................................... 133
4.1. Giai đoạn 1: từ năm 2012 - 2014 ..................................................................... 133
4.1.1. Giải pháp quản lý, chính sách .......................................................................... 133
4.1.2 Giải pháp công cụ kinh tế.................................................................................. 137
4.1.3 Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................. 138
4.1.4. Giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng ............................. 141
4.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2015 - 2020.................................................................... 142
4.2.1. Giải pháp quản lý, chính sách .......................................................................... 142
4.2.2. Giải pháp công cụ kinh tế................................................................................. 143
4.2.3. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................ 144
4.2.4. Giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng ............................ 145
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................... ..146
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 146
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 151


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
3R: Reduce – Giảm thiểu, Reuse – Tái sử dụng, Recycle – Tái chế
ADPC: Trung tâm Chuẩn bị đối phó thảm họa Châu Á (Asian Disaster
Preparedness Center)
BVMT: Bảo vệ môi trường
Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
CTR: Chất thải rắn
CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp
CTRĐT: Chất thải rắn đô thị
CTRNH: Chất thải rắn nguy hại
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
GD: Giáo dục
HCMC DOST: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
NGOs: Các Tổ chức phi chính phủ
PLR: Phân loại rác
PLRTN: Phân loại rác tại nguồn
QLCTR: Quản lý chất thải rắn
QLCTRĐT: Quản lý chất thải rắn đô thị
REFU: Quỹ tái chế chất thải TP.HCM
RTSH: Rác thải sinh hoạt
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TKST: Tiết kiệm sinh thái (sổ)
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường (Sở)
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban Nhân dân
URENCO: Cơng ty Mơi trường đô thị của các tỉnh/thành phố
WMO: Cơ quan quản lý chất thải



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khái qt mơ hình PLRTN ở Hà Nội .......................................................... 43
Bảng 2.2: Nội dung các hoạt động 3R tại Hà Nội........................................................ 44
Bảng 2.3: Các hoạt động chính trong thu gom và vận chuyển CTR đô thị của khu
vực công và tư ở TP.HCM ........................................................................................... 46
Bảng 2.4: Sơ lược dự án nghiên cứu PLRTN tại TP.HCM ......................................... 47
Bảng 2.5: các trạm trung chuyển tại TP.HCM ............................................................. 47
Bảng 2.6: Sơ lược hoạt động của các cơ sở QLCTRĐT ở TP.HCM .......................... 48
Bảng 2.7: Khái quát các thông tin về Quỹ tái chế chất thải TP.HCM ......................... 49
Bảng 2.8: Thống kê về các cơ sở tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh ......................... 50
Bảng 2.9: Nội dung kế hoạch tái chế tại Phước Hiệp và Đồng Thạnh ....................... 50
Bảng 2.10: Tỉ lệ thu gom rác thải theo từng phương pháp .......................................... 52
Bảng 2.11.Sơ lược dự án nghiên cứu PLRTN tại thành phố Đà Nẵng ........................ 53
Bảng 2.12. Sơ lược bãi chôn lấp Khánh Sơn ở Đà Nẵng ............................................ 54
Bảng 3.1: Mức thu phí của các đối tượng chủ nguồn thải .......................................... 69
Bảng 3.2: Tỷ lệ giới tính dân số nghiên cứu ................................................................ 82
Bảng 3.3: Cơ cấu nhóm tuổi của dân số nghiên cứu .................................................... 82
Bảng 3.4: Lớp học cao nhất ......................................................................................... 83
Bảng 3.5: Quy mơ hộ gia đình ..................................................................................... 83
Bảng 3.6: Đặc điểm cư trú ........................................................................................... 84
Bảng 3.7: Thời gian cư trú tại địa bàn nghiên cứu ....................................................... 85
Bảng 3.8: Biết/quan tâm đến các cách xử lý rác thải được thu gom............................ 85
Bảng 3.9: Nhận định tác hại của rác và của việc tự xử lý rác của người dân. ............. 86
Bảng 3.10: Nghĩ về mục đích mua ve chai/phế liệu .................................................... 86
Bảng 3.11: Nghĩ về lợi ích với môi trường của việc mua và bán ve chai .................... 87
Bảng 3.12: Đánh giá khả năng hiểu biết và tham gia PLRTN của người dân ............. 88
Bảng 3.13: Lý giải cho nhận định có khả thi việc PLRTN ở Thủ Dầu Một ................ 90
Bảng 3.14 Lý giải nhận định không khả thi việc thực hiện PLRTN ở Thủ Dầu Một.. 90



vii

Bảng 3.15: Lý giải sự cần thiết PLRTN ở Thủ Dầu Một ............................................. 91
Bảng 3.16: Lý giải không cần thiết PLRTN ở Thủ Dầu Một ...................................... 91
Bảng 3.17: Những khó khăn khi thực hiện PLRTN..................................................... 92
Bảng 3.18: Yếu tố cần để khả thi PLRTN ở Thủ Dầu Một ......................................... 93
Bảng 3.19: Tình trạng thu gom rác .............................................................................. 93
Bảng 3.20: Mối quan hệ giữa khu vực với số ngày/lần thu gom ................................. 94
Bảng 3.21: Điều khơng hài lịng về tình trạng vệ sinh môi trường và việc thu gom
rác trong khu vực đang sống (cân nhắc lại nên lấy bảng trên hay dưới) ..................... 96
Bảng 3.22: Hình thức/phương tiện phổ biến thông tin kiến thức được quan tâm ....... 96
Bảng 3.23: Đơn vị thực hiện tuyên truyền, giáo dục môi trường ................................ 97
Bảng 3.24: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa độ tuổi với đánh giá mức độ tuyên
truyền bảo vệ môi trường ............................................................................................. 97
Bảng 3.25: Mối quan hệ giữa mức độ tuyên truyền bảo vệ môi trường và các nhóm
tuổi………… .. ............................................................................................................ 98
Bảng 3.26: Cách xử lý rác của hộ dân ......................................................................... 99
Bảng 3.27: Lý do không sử dụng dịch vụ thu gom rác .............................................. 100
Bảng 3.28: Tỷ lệ hộ dân trong hành vi tự xử lý rác ................................................... 100
Bảng 3.29: thực hiện bán ve chai/phế liệu ................................................................. 101
Bảng 3.30: Hình thức tự xử lý rác của các hộ xung quanh ........................................ 102
Bảng 3.31: Những thứ phế liệu thường bán ............................................................... 102
Bảng 3.32: Mối quan hệ giữa mức tiền bán ve chai và qui mơ hộ gia đình .............. 103
Bảng 3.33: Khoảng cách thời gian giữa các lần bán ve chai ..................................... 103
Bảng 3.34: Đánh giá khả năng sẵn lòng chi trả giá dịch vụ thu gom rác của các hộ
dân .............................................................................................................................. 104
Bảng 3.35: Mối quan hệ giữa mức thu nhập bình quan va mức sằn lịng chi trả ...... 105
Bảng 3.36: Ý kiến đề xuất của các hộ dân ................................................................ 106

Bảng 3.37: Đặc điểm cá nhân của người thu gom rác ............................................... 112
Bảng 3.38: Các đặc điểm về thời gian lao động của người thu gom ......................... 113
Bảng 3.39: Phương tiện thu gom .............................................................................. 113


viii

Bảng 3.40: Chế độ chăm lo cho người lao động ....................................................... 114
Bảng 3.41: Mức lương/tháng/người thu gom rác dân lập .......................................... 115
Bảng 3.42: Ý kiến về chương trình phân loại rác tại nguồn ...................................... 116
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Khung định hướng nội dung nghiên cứu ....................................................... 3
Hình 2.1: Mơ hình đề xuất về PLR trong trường học ở Đà Nẵng................................ 12
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Nhật Bản .................................................... 24
Hình 2.3: Bản đồ hành chính thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương 2010 ..................... 58
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý CTRSH ở Thủ Dầu Một ........................................... 71
Hình 3.2: Sơ đồ vai trị, chức năng của các bên liên quan ......................................... 120


ix

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các thuật ngữ, các khái niệm liên quan của đề tài ................................... 156
Phụ lục 2: Mẫu phiếu phỏng vấn sâu đối tượng cơ quan quản lý nhà nước về công
tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ Dầu Một - Bình Dương ........................... 156
Phụ lục 3: Mẫu phiếu phỏng vấn đối tượng thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên
địa bàn Thủ Dầu Một ................................................................................................. 160
Phụ lục 4: Mẫu phiếu phỏng vấn đối tượng chủ nguồn thải rác sinh hoạt trên địa bàn
Thủ Dầu Một .............................................................................................................. 165

Phụ lục 5: Hệ thống thu gom của TP.HCM được mơ tả trong hình dưới đây và được
giải thích như sau ....................................................................................................... 171
Phụ lục 6: Lưu chuyển rác thải ở Đà Nẵng ................................................................ 172
Phụ lục 7: Luật, quy định về bảo vệ mơi trường nói chung ...................................... 172
Phụ lục 8: Một số hình ảnh về thu gom, vận chuyển rác ở Thủ Dầu Một ................ 172
Phụ lục 9: Những hình ảnh trong xí nghiệp xử lý rác thải Nam Bình Dương ........... 178


1

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với
mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững
của xã hội. Bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong mơi trường và vì
thế nó có những tác động nhất định tới mơi trường.
Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ cơng nghiệp hóa cao
đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Những tổn thất này đang là mối đe
dọa cho tồn nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính tồn cầu
hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái đất. Việt
Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề
quản lý chất thải rắn (QLCTR) là một vấn đề bức thiết, địi hỏi chúng ta phải có
những biện pháp giải quyết. Bởi chất thải rắn (CTR) nếu giải quyết khơng tốt thì hệ
lụy của nó là gây mất mĩ quan, phát tán mùi hôi thối, nhiều chất độc hại ngấm
xuống đất hay chảy tràn theo dòng mưa lũ gây suy thoái chất lượng tài nguyên
nước, tài nguyên đất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, các khí nhà
kính, các khí phá hoại tầng ơzon phát sinh từ rác thải cịn làm cho q trình biến đổi
khí hậu tồn cầu diễn ra nhanh chóng và tiêu cực hơn.
Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa
ngõ phía Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, thơng thương với tỉnh Đồng Nai, hình

thành nên một trung tâm kinh tế, cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và năng
động của khu vực phía Nam. Với chính sách: “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải
thảm đỏ thu hút nhân tài”, Bình Dương hiện nay là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế
cao, tập trung thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, hướng đến trở
thành thành phố loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì Bình Dương chưa đảm bảo, kể cả Thị
xã Thủ Dầu Một – trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa và là thủ phủ của tỉnh khi
mà vấn đề mơi trường cịn đang ngổn ngang, trong đó có vấn đề QLCTR.
Hàng ngày, tổng lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng
1.939,4 tấn/ngày, trong đó: Chất thải rắn đơ thị (CTRĐT): 884 tấn/ ngày, chất thải
rắn công nghiệp (CTRCN): 883 tấn/ ngày, chất thải rắn nguy hại (CTRNH): 169
tấn/ ngày, chất thải rắn y tế: 3,4 tấn/ ngày (trong đó có khoảng 18% chất thải rắn y


2

tế nguy hại). Thực tế cho thấy, lượng thu gom được so với lượng phát thải CTR nói
chung cịn có con số khác biệt khá xa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng
và mỹ quan đô thị. Tỷ lệ thu gom CTRĐT đạt được 84%, chủ yếu tập trung tại khu
vực nội thị; có khoảng 15% khối lượng chất thải nguy hại được thu gom, vận
chuyển đúng quy định. Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom xử lý trên địa bàn tỉnh đạt
khoảng 91,3%. (Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường Bình Dương giai đoạn 2005
- 2010). Riêng Thị xã Thủ Dầu Một, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
ước tính khoảng 187 tấn/ngày nhưng hiện tại chỉ thu gom được khoảng 140 tấn/
ngày, hầu hết là rác hỗn hợp; quá trình vận chuyển, xử lý CTRSH cũng đang có
nhiều bất cập…(Nguồn: Cơng ty TNHH một thành viên Cơng trình Đơ thị Bình
Dương, 2010)… Chính vì thế, đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn Thủ Dầu Một - Bình Dương: Thực trạng và giải pháp” được chọn làm luận
văn Thạc sĩ của tơi nhằm góp một phần cơng sức trong sự nghiệp phát triển bền
vững của tỉnh Bình Dương. Luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các

nhà quản lý môi trường trong hoạt động quản lý CTRSH tại địa phương và cho
những người muốn nghiên cứu về quá trình quản lý CTRSH cũng như cho những
sinh viên, học viên khoa Địa lý năm sau tham khảo.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thủ Dầu
Một - Bình Dương và đề xuất các giải pháp cải thiện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và đánh giá một số mơ hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt trên thế giới và trong nước.
Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Thủ
Dầu Một Bình Dương.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
cho Thị xã Thủ Dầu Một.
1.3 Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, lý thuyết mô hình quản
lý tổng hợp chất thải rắn và mộ số mơ hình quản lý chất thải rắn ở trên thế giới và
Việt Nam để rút ra kinh nghiệm hay có thể áp dụng cho Thủ Dầu Một.


3

- Tìm hiểu hiện trạng hệ thống kỹ thuật, hệ thống hành chánh cũng như các tác nhân
liên quan trong quản lí chất thải rắn ở Thủ Dầu Một.
- Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của địa bàn
Thủ Dầu Một cũng như những chủ trương, Chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội- mơi trường của tỉnh Bình Dương tới năm 2020 để xây dựng những giải
pháp hiệu quả hơn.
1.4 Khung định hướng nội dung nghiên cứu
Các nghiên cứu về

quản lý chất thải rắn
sinh hoạt

Điều tra XHH, phân
tích vai trị các tác
nhân liên quan

Hiện trạng quản lý thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt của địa
phương

Thu gom
Chính sách, quy
hoạch phát triển KT XH - MT 2020 của
tỉnh Bình Dương

Kinh nghiệm quản lý
chất thải rắn trên thế
giới và trong nước

Vận chuyển,
lưu trữ

SWOT

Xử lý

Giải pháp, kiến nghị

Hình 1.1: Khung định hướng nội dung nghiên cứu

1.5 Câu hỏi nghiên cứu
1.
nào?

Nhận diện các mơ hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả như thế

2. Sự phối hợp giữa các nhóm tác nhân liên quan (stakeholders) chi phối như
thế nào đến hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt?
3. Thuận lợi và khó khăn ở Thủ Dầu Một khi áp dụng mơ hình quản lý chất thải
rắn sinh hoạt thích hợp là gì?


4

4. Những giải pháp nào sẽ khả thi và bền vững cho vấn đề quản lý chất thải rắn
sinh hoạt ở Thủ Dầu Một?
1.6 Phương pháp nghiên cứu (Reseach method)
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
 Nguồn tài liệu thứ cấp.
Tham khảo từ: Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, báo cáo
trong các hội thảo liên quan đến đề tài với tính chất mang tính kế thừa.
Các đề tài nghiên cứu, các báo cáo của thị xã Thủ Dầu Một nói riêng, của tỉnh
Bình Dương nói chung và của các ban ngành trực thuộc có liên quan (Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Dương, Phịng Quản lý đô thị thị xã Thủ Dầu Một, công ty TNHH
một thành viên Cơng trình Đơ thị Bình Dương, sở Tài ngun và Mơi trường Bình
Dương, Sở Xây dựng Bình Dương … ).
Sách báo (báo mạng, báo viết, tạp chí khoa học) và các phương tiện truyền
thơng. Qua đây tác giả sẽ có thêm cơ sở để nhìn tồn diện về thực trạng QLCTR tại
thị xã Thủ Dầu Một.
+ Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được xây dựng trên các dữ liệu định tính và định lượng thơng qua
bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
 Xác định cỡ mẫu
Phương pháp chọn mẫu của Yamane (1967) với mức sai số (e) là 8 % được dùng
để xác định số mẫu khảo sát tại 4 phường/xã của thị xã Thủ Dầu Một.
n=

N
1 + N (e)2

Trong đó:
n: tổng mẫu của 4 phường/xã
N: tổng số hộ gia đình của 4 phường/xã
e: mức sai số
Tổng số nông hộ tại 4 phường/xã 22891 hộ gia đình [ Phịng Quản lí đơ thị thị
xã, 2011] như vậy theo công thức Yamane với 8 % sai số (92 % độ tin cậy), sẽ có
164 hộ gia đình đã được lựa chọn để điều tra phỏng vấn theo phương pháp trên kết
hợp với sự lựa chọn mẫu phỏng vấn ngẫu nhiên.


5

Tổng số mẫu được phỏng vấn phân bố theo địa bàn nghiên cứu như sau:
Bảng 1.1: Phân bố mẫu điều tra ở khu vực nghiên cứu.
Phường/xã

Số hộ điều tra

Tỷ lệ (%)


Phú Hòa

41

25.0

Hiệp Thành

41

25.0

Phú Mỹ

41

25.0

Chánh Mỹ

41

25.0

Tổng

200

100.0


Đối tượng phỏng vấn: là mỗi hộ có một thành viên đại diện, độ tuổi của người
được phỏng vấn 17 tuổi trở lên không phân biệt trình độ học vấn. Trong những hộ dân
này, tác giả chọn phỏng vấn sâu 10 người mang tính đặc thù riêng.
Song song với bảng phỏng vấn các hộ gia đình, tác giả các đối tượng khác liên
quan trực tiếp đến hoạt động QLCTR ở Thủ Dầu Một được tiến hành phỏng vấn sâu.
Cụ thể là:
- Với đối tượng quản lý nhà nước (của 14 phường/xã ở Thủ Dầu Một, phòng
Quản lý Đơ thị thị xã Thủ Dầu Một, phịng Tài nguyên và Môi trường thị xã Thủ
Dầu Một, và sở Tài ngun và Mơi trường Bình Dương), mỗi đơn vị phỏng vấn sâu
một người. Tổng cộng là 17 mẫu.
- Với đối tượng dịch vụ, tác giả tiến hành liên hệ phỏng vấn sâu một người là đại
diện ban quản lý cơng ty trúng thầu vận chuyển (cơng ty Cơng trình Đơ thị Bình
Dương), một người chủ thầu rác dân lập và 25 lao động làm công tác thu gom, vận
chuyển rác trên địa bàn (thuộc rác dân lập và công ty Cơng trình Đơ thị Bình
Dương). Ngồi ra, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu thêm một đại diện Xí nghiệp xử
lý chất thải Nam Bình Dương. Tổng cộng là 28 mẫu.
Như vậy, trên đây là ba đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
QLCTR, mà khảo sát mỗi đối tượng tác giả có thể đánh giá vấn đề ở một góc nhìn
khác nhau trong mối quan hệ giữa đối tượng hưởng dịch vụ thu gom, với đối tượng
cung cấp dịch vụ thu gom cũng như đối tượng quản lý nhà nước và ngược lại. Từ đó
đánh giá sự phối hợp giữa các tác nhân trong quá trình QLCTR trên địa bàn Thủ
Dầu Một hiện nay và làm cơ sở cho việc áp dụng phương pháp SWOT trong việc
xây dựng các giải pháp QLCTR trên địa bàn trong thời gian tới.


6

1.6.1.1 Phương pháp quan sát thực tế
Tiến hành khảo sát thực tế lộ trình thu gom rác dọc tuyến, các điểm hẹn lấy
rác. Ghi nhận những hình ảnh về hiện trạng hoạt động của công tác thu gom, trung

chuyển và vận chuyển CTR tại Thủ Dầu Một.
1.6.1.2 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các đối tượng quan chức đang làm công tác quản lý môi
trường, QLCTR; các giảng viên, nhà khoa học có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh
vực nghiên cứu về QLCTR nhằm mục đích chỉnh lý quá trình diễn giải, đánh giá kết
quả và đưa ra giải pháp đề xuất có tính khả thi và bền vững cho địa bàn nghiên cứu
của đề tài.
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu
Đối với dữ liệu định lượng: Nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS version 11.5.
Đối với dữ liệu định tính: Phân loại, sắp xếp và so sánh các thông tin thu
thập được và tổng hợp kết quả vào các đề mục theo mục tiêu nghiên cứu.
Sau quá trình xử lý dữ liệu nghiên cứu, tác giả sử dụng cơng cụ phân tích các bên
liên quan (SA) và cơng cụ phân tích SWOT. Thơng qua đó xác định vai trò, chức
năng và sự phối hợp của các tác nhân liên quan trong hoạt động QLCTRSH. Đồng
thời phân tích mặt thuận lợi và khó khăn cũng như các nội dung mang tính chiến
lược để nghiên cứu đề xuất các nội dung cần thiết nhằm nâng cao công tác quản lý
nhà nước về CTR tại Thủ Dầu Một
1.7 Giới hạn nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian, kinh phí và kiến thức chun mơn, nên tác giả chỉ:
- Thực hiện phỏng vấn đối tượng hộ dân tập trung ở 3 phường và 1 xã của thị xã
để có được những thơng tin đánh giá chính xác hơn về vấn đề quản lý CTR của Thủ
Dầu Một.
- Đi sâu vào tìm hiểu quản lý CTRSH với quy trình từ thu gom đến vận chuyển
rồi đến xử lý, không đi sâu vào các khía cạnh tính tốn đánh giá tác động mơi
trường.
- Dừng lại tìm hiểu thực trạng và giải pháp cho hoạt động quản lý CTRSH,
khơng tìm hiểu đối với các nhóm đối tượng mơi trường khác.


7


- Về thời gian, dựa vào định hướng phát triển kinh tế xã hội và mơi trường của
Bình Dương tới năm 2020, Thủ Dầu Một trở thành thành phố loại 1- trực thuộc
Trung ương làm cơ sở nên tác giả sẽ nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi và
bền vững cho địa bàn này đến năm 2020.
1.8 Đối tượng và vùng nghiên cứu
1.8.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài là các hoạt động QLCTR trên địa
bàn thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương bao gồm: Thu gom, vận chuyển, xử lý.
1.8.2 Vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu là thị xã Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
1.8.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2011 đến tháng 11/2011


8

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến CTR. Việc tìm hiểu,
cập nhật thơng tin từ các cơng trình nghiên cứu đó làm cơ sở và tiền đề để xây dựng
đề tài nghiên cứu là cần thiết.
Trong quá trình tổng quan, với khả năng tìm hiểu có giới hạn, tác giả lưu ý đến
các đề tài chú trọng về quy trình quản lý, về công nghệ xử lý và về các giải pháp
thực hiện các khâu trong QLCTR.
Những nghiên cứu về quy trình QLCTR
- Ở quy mơ quốc gia, Báo cáo “Quản lý chất thải rắn tại Đức và Việt Nam” của
Joerg Wagner & Lê Hùng Anh (SGU), 2010, nêu lên những nét khái quát về đặc
điểm thực trạng và định hướng chiến lược về QLCTR tại Đức và Việt Nam. Qua

đây báo cáo cũng cho ta thấy được sự cách biệt khá lớn về trình độ QLCTR (thu
gom, vận chuyển, xử lý) giữa hai quốc gia phát triển và đang phát triển ở hiện tại và
cả tương lai. Hơn Việt Nam rất nhiều, cơng tác QLCTR tại Đức được hình thành từ
rất sớm (1893) và ngày càng tiên tiến từ cơ sở pháp lý cho tới công nghệ về
QLCTR, trong khi đó chi phí lại ngày càng được giảm xuống.
- Ở Việt Nam, với quy mô địa phương, Báo cáo “Hệ thống quản lý chất thải rắn
đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Trung Tuấn Anh, 2010; “Thực
trạng và định hướng quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội” của Lê
Thanh Hiếu (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội), 2010; “Hiện trạng quản lý chất
thải rắn và chính sách 3R tại TP.HCM” và “Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc
sử dụng bao bì nylon tại TP.HCM: Hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững” của Lê
Văn Khoa (Qũy Tái chế chất thải TP.HCM) đều mô tả thực trạng rồi xây dựng định
hướng và các giải pháp đề xuất. Các báo cáo nêu những nét rất cơ bản về tình hình
QLCTR ở địa bàn nghiên cứu. Qua đó, ta thấy được ngay cả các thành phố lớn thì
tình hình QLCTR vẫn còn rất nhiều bất cập: Thu gom, vận chuyển, chơn lấp khơng
hợp vệ sinh vẫn cịn phổ biến, q trình tái chế chất thải đang ở mức độ khá khiêm
tốn. Các giải pháp và định hướng được đề xuất nhằm cải thiện hệ thống QLCTR là
mơ hình thu gom vận chuyển, các dự án xử lý, lựa chọn đầu tư công nghệ xử lý và
nguồn vốn hoạt động cho QLCTR. Đặc biệt, các nghiên cứu của TS. Lê Văn Khoa
hướng đến chính sách 3R (reduce, reuse and recycle), hướng đến mơ hình sản xuất


9

và tiêu thụ bền vững nhằm giảm lượng rác thải phát sinh, tiết kiệm tài nguyên và
làm sạch môi trường. Trong chính sách 3R, ngày hội Tái chế là hoạt động nổi bật và
khá mới mẻ ở nước ta nhằm nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng đối
với các hoạt động 3T (tiết giảm, tái sử dụng, tái chế). Mẫu hình quản lý việc sử
dụng túi nilon cũng có thể áp dụng cho quản lý các CTR còn lại như: sản xuất sạch,
sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, tiết giảm, tái sử dụng nhiều lần, tái chế hay

các giải pháp về kinh tế, về pháp chế, về tình nguyện và về giáo dục tuyên
truyền…Thiết nghĩ đây là một điểm mới cần triển khai rộng rãi trong QLCTR của
nước ta.
Với nghiên cứu cụ thể hơn, Dương Văn Việt, 2001, trong luận văn thạc sỹ
trường ĐH KHXH & Nhân văn TP.HCM: “Hiện trạng quản lý CTR huyện Thuận
An và đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả” được thực hiện bằng cách thu
thập tài liệu và số liệu có sẵn, kết hợp với việc thu thập số liệu điều tra thực tế để
phân tích hiện trạng QLCTR dân dụng, đồng thời sử dụng mô hình tốn học để dự
báo lượng rác thải thơng qua việc dự báo dân số để từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý có hiệu quả hơn cho địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu
tương tự, nhưng chọn địa bàn nghiên cứu là thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai và chỉ đi sâu vào một đối tượng là CTRSH, Trần Quỳnh Trâm thực hiện
đề tài luận văn thạc sỹ: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất hệ thống quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”, 2010. Đề tài
đề xuất hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Gia Ray là: PLRTN, thu gom,
vận chuyển và tái chế, tái sử dụng chất thải hữu cơ, vơ cơ có thể tái chế, riêng chất
thải đặc biệt được xử lý riêng, chỉ còn chất thải là vô cơ không thể tái chế được đưa
ra bãi rác và được xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
- Nước ngoài: Ma.Eugenia C.bennagen và Ramil Covar cũng thực hiện điều tra
thái độ hành vi của các hộ gia đình đối với việc quản lý rác thải tại hai tiểu khu có
mức thu nhập trung bình của Manila như việc PLRTN, việc tái chế nguyên liệu, ước
tính lượng rác thải ra hàng ngày và tỷ lệ rác mà họ thu lại, đốt hoặc đổ bỏ, việc
thanh tốn phí đổ rác cũng như ảnh hưởng của những quy định của địa phương tới
hành vi của họ… Từ những phát hiện trong quá trình điều tra nghiên cứu “Tái chế
rác trong quản lý chất thải tại Manila”, 2002, các nhà nghiên cứu khuyến cáo chính
quyền địa phương nên nghiên cứu khả năng đặt ra các mức phí khác nhau (tương
quan với lượng rác thải); khuyến cáo các chương trình quản lý rác cần nhấn mạnh


10


những lợi ích tích cực của việc PLR và tất cả các chương trình đó cần phải càng
thuận tiện cho người sử dụng càng tốt.
Theo quan điểm về tài chính, các nhà nghiên cứu khuyên chính quyền địa
phương cần coi Đạo luật về QLCTR để bảo vệ sinh thái như là một cơ hội để tài trợ
cho các dự án QLCTR và đạt được một mục tiêu giảm thải rác. Nhìn chung, các nhà
nghiên cứu nhận thấy rằng có đủ sự sẵn lịng để thực hiện chương trình quản lý rác.
Tuy nhiên các cấp có thẩm quyền cần phải cung cấp các dịch vụ thu gom thích hợp
nếu họ muốn các hộ gia đình cùng tham gia.
Những nghiên cứu về xử lý chất thải rắn hiện nay:
Theo báo cáo của Nguyễn Mạnh Hùng, “Áp dụng công nghệ chiếu xạ xử lý CTR
đã được sơ chế để tận dụng làm phân vi sinh” (1999), kết quả bước đầu về các hợp
chất phenol, kim loại nặng trong rác thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội như chì,
thủy ngân, khơng vượt q 200 ppm; các loại vi khuẩn, nấm mốc bị tiêu diệt còn
103 -102 tế bào với liều chiếu là 40 -50 Kgy.
Ở đề tài “Nghiên cứu xử lý rác thải tạo nguồn phân bón thích hợp phục vụ nơng
nghiệp”(1998), Lý Kim Bảng và cộng sự đã tuyển chọn các chủng vi sinh vật có
hoạt tính cao và tìm điều kiện lên men thích hợp đã rút ngắn thời gian xử lý và chất
lượng mùn được tạo thành có giá trị cao.
Cũng bằng xử lý vi sinh các nhà khoa học trường đại học dân lập Hồng Bàng
TP.HCM đứng đầu là tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đã nghiên cứu và ứng dụng thành
công men vi sinh và công nghệ xử lý rác bằng vi sinh, không gây ô nhiễm môi
trường.
Sau 8 tuần được xử lý bằng men vi sinh, rác biến thành một loại mùn, qua dây
chuyền công nghệ mùn sẽ biến thành phân hữu cơ vi sinh, cứ 1 tấn rác thải qua chế
biến thu được 500 kg phân hữu cơ vi sinh.
PGS.TS Nguyễn Văn Phước (Viện Môi trường và tài nguyên) trong Báo cáo
“Công nghệ lên men metan kết hợp phát điện - Giải pháp xử lý rác cho các đơ thị
lớn, góp phần kìm hãm biến đổi khí hậu”, 2010, đã so sánh một số phương pháp và
công nghệ xử lý CTR đô thị như chôn lấp hợp vệ sinh, công nghệ sản xuất phân

compost với công nghệ lên men metan để chứng tỏ được tính ưu việt về kinh tế và
góp phần bảo vệ mơi trường. Nghiên cứu đã khẳng định: Công nghệ lên men mêtan
là giải pháp hữu hiệu xử lý CTR đô thị. Mặc dù chi phí thiết bị đầu tư ban đầu cao,
kỹ thuật vận hành phức tạp nhưng cơng nghệ mêtan hóa đem lại lợi ích kinh tế vơ


11

cùng to lớn tiết kiệm năng lượng hạn chế khai thác tài ngun, giảm phát thải khí
nhà kính góp phần kìm hãm biến đổi khí hậu tồn cầu.
Nhưng Loreta S.Rufo và Carlito M. Rufo, trong nghiên cứu “Đốt chất thải rắn
hợp vệ sinh: Phân tích chi phí lợi ích cho Manila”, 2004, lại khẳng định kỹ thuật
đốt rác có sẵn có thể đáp ứng các hướng dẫn ơ nhiễm quốc gia về phát thải dioxin –
là kỹ thuật Lò đốt rác bằng khí (Modula-starved air incinerators) và đề nghị chính
phủ cần xét lại việc cấm đốt rác ở quốc gia Philipppines. Nhóm nghiên cứu đặt mục
tiêu nghiên cứu là ước tính tác động trên sức khỏe của cơng nghệ đốt rác này theo
mơ hình hóa kết quả của một nhà máy đốt rác giả thiết để đánh giá xem chúng có
nên được sự chấp nhận của nhà nước và xã hội không. Nghiên cứu đã kết luận rằng
một kỹ thuật đốt rác vận hành đạt tiêu chuẩn ô nhiễm không chỉ có thể thực thi mà
cịn ít tốn chi phí kinh tế và môi trường hơn các biện pháp đốt gây nhiều ô nhiễm
hay với các cách xử lý rác khác như chôn lấp.
Bài báo “Nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn trong trường
học tại thành phố Đà Nẵng”, 2010, Phùng Khánh Chuyên, Ngô Vân Thụy Cẩm đã
sử dụng các phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp, đánh giá nhanh có
sự tham gia của cộng đồng: Phiếu điều tra và phỏng vấn nhanh, phương pháp
chuyên gia, phương pháp thực nghiệm, phương pháp ứng dụng các phần mềm tin
học: Excel, Frontpage, phương pháp thống kê, xử lý số liệu và phân tích, tổng hợp
số liệu để nhằm xây dựng mơ hình PLR trong trường học dựa trên những phân tích
thực tế về rác thải, hiện trạng quản lý, về nhận thức, kiến thức của học sinh và các
thực nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hình thức tuyên truyền. Nghiên cứu

được tiến hành trong 3 trường học tại thành phố Đà Nẵng: Trường Tiểu học Phù
Đổng, trường THCS Trưng Vương, Trường THPT Phan Châu Trinh. Nhóm nghiên
cứu đã thiết kế các phương tiện tuyên truyền về rác thải và PLRTN dựa trên ý kiến
học sinh là dùng đĩa CD, tờ rơi, cẩm nang để các giáo viên tuyên truyền, giáo dục
lồng ghép trong các buổi học. Kết quả nhận định: Đối với đĩa CD, nội dung và hình
thức phong phú, trình bày rõ ràng, logic, hình ảnh rõ nét, sinh động và nhịp điệu gây
hứng thú cho học sinh, dưới hình thức một trang web nên khá thân thiện và phù hợp
với lứa tuổi học sinh. Đĩa CD có nhiều hình ảnh, phóng sự nên tác động đến ý thức
và nâng cao nhận thức của học sinh một cách trực quan, hiệu quả nhất, đặc biệt là
với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, nên xây dựng đĩa CD theo hướng tổ chức – hỏi –
đáp – cung cấp thông tin, cần tăng thêm trò chơi.


12

Tờ rơi có nội dung dễ hiểu, mang tính giáo dục cao, trình bày từng mục rõ ràng,
ngắn gọn, súc tích kèm theo hình ảnh trực quan, sinh động, rất tiện lợi để học sinh
dễ quan sát, sử dụng và ghi nhớ.
Đối với cẩm nang, nội dung đầy đủ, có tính thuyết phục cao, nhiều thơng tin mới,
trình bày một cách chi tiết, cụ thể, khoa học, nhiều sơ đồ, hình vẽ gợi trí tưởng
tượng của học sinh. Tuy nhiên, do đặc thù cẩm nang nên nhiều chữ, cung cấp nhiều
thơng tin, ít hình ảnh minh họa nên phù hợp với học sinh THCS và THPT hơn là
học sinh tiểu học do nhận thức của các em còn đơn giản chưa hiểu hết được những
nội dung mà cẩm nang muốn truyền đạt. Để phù hợp với mọi học sinh thì cần thêm
nhiều hình ảnh minh họa, tóm tắt lại nội dung. Cuối cùng mơ hình nghiên cứu về
PLR trong trường học ở Đà Nẵng đề xuất như sau:
Rác thải trường học
Tồn trữ và phân loại tại lớp, trường

Rác dễ phân hủy

sinh học

Chế biến phân
compost

Bón cho cây trồng
trong trường

Rác khó phân hủy sinh học

Rác có thể tái
chế, tái sử dụng
Sơ chế

Tái sử dụng

Người thu mua

Cơ sở tái chế

Các thành phần còn lại
Điểm trung chuyển

Bãi chơn lấp hợp vệ sinh

Hình 2.1: Mơ hình đề xuất về PLR trong trường học ở Đà Nẵng
Ngồi ra cịn có nhiều nghiên cứu khác đi sâu vào giải pháp thực hiện các
khâu trong QLCTR như PLRTN, giải pháp triển khai 3R, giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động cộng đồng…
Nhưng nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ xây dựng quy trình QLCTR,

cũng như đề xuất các giải pháp hay các công nghệ tiên tiến trong quản lý, xử lý


13

CTR mà chưa có đề tài nào đánh giá được tính khả thi hay tính bền vững của các
giải pháp đã được nghiên cứu để xây dựng một mơ hình QLCTR phù hợp cho địa
bàn nghiên cứu của mình. Do đó, cũng theo hướng tìm hiểu thực trạng và đề xuất
giải pháp, nhưng trong luận văn này, tôi muốn nhấn mạnh đến đánh giá tính khả thi
và bền vững của các giải pháp đã được đề xuất từ các nghiên cứu, dự án có trước để
xây dựng những giải pháp QLCTR hiệu quả tại Thủ Dầu Một theo phương pháp
nghiên cứu mơ tả định tính kết hợp định lượng.
2.2. Lý thuyết mơ hình quản lý tổng hợp chất thải rắn
Chất thải là sản phẩm không thể tránh được của xã hội và do đó việc quản
lý chất thải một cách có hiệu quả là yêu cầu cần thiết của xã hội. Để giải quyết vấn
đề chất thải bắt buộc phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: phát sinh ít chất thải và phải
có hệ thống quản lý chất thải hiệu quả. Ngoài các yêu cầu đảm bảo sức khỏe và an
toàn cho con người, các điều kiện tiên quyết của một hệ thống quản lý chất thải hiệu
quả là phải bền vững về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường.
 Bền vững về mặt mơi trường: Địi hỏi hệ thống phải đảm bảo quản lí
được tồn bộ lượng CTRSH từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng, đảm bảo
giảm thiểu càng nhiều càng tốt các tác động môi trường của công tác quản lý chất
thải, kể cả tiêu thụ năng lượng, ơ nhiễm đất, khơng khí và nước.
 Bền vững về mặt kinh tế: Đòi hỏi hệ thống phải đảm bảo chi phí quản lý
chấp nhận được đối với cộng đồng. Chi phí vận hành một hệ thống quản lý tùy
thuộc vào cơ sở hạ tầng sẵn có và lý tưởng nhất là ít hơn hoặc bằng với chi phí quản
lý chất thải đang làm và một điều quan trọng nữa là “thu phải đủ bù chi” và tự tạo
ra thu nhập từ CTR để vận hành hệ thống QLCTR chứ không cần trông chờ vào
ngân sách nhà nước.
 Bền vững về mặt xã hội: Đòi hỏi hệ thống quản lý chất thải đảm bảo công

bằng xã hội giữa mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng địa
phương, và phản ánh các giá trị và các ưu tiên của xã hội đó.
 Quản lý tổng hợp chất thải (Integrated Solid Waste Management - ISWM)
nhằm tiếp cận một cách tổng thể 3 điều kiện trên, bao gồm cả việc sử dụng một loạt
các lựa chọn xử lý khác nhau và đáp ứng u cầu xử lý với tồn bộ dịng CTR.
Quản lý tổng hợp chất thải là một chương trình mang tính toàn diện về ngăn chặn
phát thải, tái chế, làm phân hữu cơ, thu hồi năng lượng và thải bỏ chất thải. Hệ


14

thống quản lý chất thải tổng hợp bao gồm các khâu: nguồn phát sinh và quản lý tại
nguồn; hệ thống thu gom; hệ thống trung chuyển và vận chuyển; thu hồi, tái sử
dụng, tái chế và xử lý; và cuối cùng là bãi chôn lấp hợp vệ sinh giảm thiểu ô nhiễm
và sau khi đóng cửa có thể cải tạo cảnh quan.
Để quản lý chất thải một cách bền vững về mơi trường địi hỏi phải áp dụng
các biện pháp kể trên. Việc chôn lấp là một phương pháp duy nhất có thể xử lý tồn
bộ chất thải, trong khi tái chế, ủ compost và thiêu đốt vẫn cần đến phương pháp
chôn lấp để xử lý số cặn bã. Tuy nhiên, chôn lấp không làm tăng giá trị của chất thải
mà cịn phát tán khí mêtan, ơ nhiễm nước ngầm và chiếm nhiều diện tích đất. Dùng
các phương pháp xử lý khác trước khi chơn lấp có thể giúp tăng giá trị của dòng
chất thải, giảm khối lượng chất thải phải chôn, giảm nguy cơ ô nhiễm nước ngầm và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tái chế chất thải, ủ phân compost hay thu hồi năng
lượng từ chất thải cần phải định hướng thị trường. Các thị trường phân vi sinh, hàng
hóa và sản phẩm tái chế và năng lượng tạo ra từ chất thải rất nhạy cảm với giá thành
và mức độ ổn định về số lượng và chất lượng cung ứng. Các nhà sản xuất các loại
hàng hóa và sản phẩm tái chế này địi hỏi phải có tính linh hoạt trong thiết kế, thích
ứng và vận hành hệ thống của mình sao cho đáp ứng được tốt nhất các điều kiện
kinh tế, xã hội và môi trường theo thời gian. Các hoạt động chính của ISWM là
ngăn chặn chất thải, tái chế, ủ phân, thiêu hủy và thải bỏ bằng các bãi chôn lấp được

thiết kế, xây dựng và quản lý hợp chuẩn. Mỗi nhân tố của hoạt động này đòi hỏi
phải lập kế hoạch cẩn thận, xem xét khả năng tài chính, khả năng thu gom và điều
kiện giao thông. Quản lý chất thải tổng hợp được bao hàm toàn diện bằng cách xác
định vấn đề sau:
 Xác định nhu cầu: Xác định thành phần chất thải hiện nay đang phát thải
bao gồm những gì và khối lượng phát thải;
 Xem xét lại hệ thống hiện hữu: những bãi đổ rác khơng kiểm sốt được tọa
lạc ở đâu? Việc quản lý chất thải hiện nay như thế nào? Vai trò của những người
nhặt rác hoặc của những người bới rác trong việc tái chế chất thải là gì?
 Xem xét những quy định hiện nay: Có đang thiếu luật cho quản lý tổng
hợp chất thải?
 Tổ chức khung pháp lý nhằm ban hành quyết định: Ai sẽ là người làm
những quy định?


15

 Thiết lập mục tiêu: Xác định mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là gì?
 Xác định những thành phần tiềm năng: những hoạt động quản lý chất thải
nào (như ngăn chặn phát thải, tái chế, thải bỏ) sẽ giúp đạt được mục tiêu?
 So sánh các lựa chọn: Hoạt động nào tốn chi phí hiệu quả nhất. Nó có đủ
khả năng thực hiện trong thời gian dài?
 Phát triển kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải: Khả năng tài trợ cho việc
xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị, thuê hoặc huấn luyện công nhân như thế
nào?
 Thực thi kế hoạch: Xác định thời điểm sẽ bắt đầu thực hiện các hoạt động
QLCTR?
Đánh giá hệ thống quản lý chất thải: Việc điều chỉnh, cải tiến hoặc mở rộng
dịch vụ QLCTR sẽ được thực hiện như thế nào?
Tất cả các bước trên phải được xem xét một cách cẩn thận với mục tiêu của

công tác quản lý chất thải tổng hợp đều nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững,
trong đó các thành phần kinh tế, xã hội và môi trường đều phải được xem xét một
cách hài hịa. Q trình phát triển là một q trình tất yếu của xã hội lồi người. Tuy
nhiên trong quá trình lịch sử lâu dài nhiều xã hội đã phải đối mặt với những khủng
hoảng trầm trọng về tài nguyên và môi trường và đi đến lụi bại, thậm chí tiêu vong.
Sự phát triển kỹ thuật sản xuất tạo nên khả năng cải thiện chất lượng môi trường
cho con người, nhưng tới một mức độ nhất định, chính sự phát triển này lại là
nguyên nhân làm suy thối mơi trường. Có thể nói rằng mọi vấn đề môi trường đều
bắt nguồn từ phát triển. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và
phát triển là phải chấp nhận phát triển, vấn đề là phải làm sao cho môi trường tuy
biến đổi nhưng vẫn đảm nhận đầy đủ được ba chức năng của nó là: Tạo cho con
người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết; Cung cấp
cho con người các tài nguyên cần thiết để sản xuất, sinh sống; xử lý, đồng hóa các
phế thải sản xuất và sinh hoạt, đảm bảo phế thải không gây ô nhiễm môi trường.
Theo định nghĩa của Stephen Viederman: “Bền vững không phải là một vấn đề kỹ
thuật cần giải quyết mà là một tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ
trình và giúp tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang
tính luân lý và đạo đức để hướng dẫn hành động của chúng ta” (Trích dẫn bởi
Thaddeus C. Trzyna, chủ biên, 2001). Ngày nay giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế


×