Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.09 MB, 149 trang )

ỦY BAN DÂN TỘC
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN
2016-2020 “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ
VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030”

ĐỀ TÀI:
“Những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản
âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”

Mã số: CTDT.29.17/16-20

BÁO CÁO TÓM TẮT

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Bình Định
Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Âm nhạc

HÀ NỘI, 2020



Nhóm tác giả thực hiện đề tài:
1. PGS. TS Nguyễn Bình Định (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam)
2. TS. Tạ Quang Động (NCV Viện Âm nhạc)
3. Th.S. Nguyễn Vương Hoàng (NCV Viện Âm nhạc)
4. TS. NCVC Phạm Minh Hương (Viện Âm nhạc)
5. Th.S. Đào Thị Hồng Lê (NCV Viện Âm nhạc)
6. PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm (Đại học Sài Gòn)
7. Th.S. Nguyễn Thị Hải Nhung (Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ VHTT&DL)
8. Nhạc sĩ, Th.S. Bùi Ngọc Phúc (Học viện Âm nhạc Huế)
9. PGS. TS Kiều Trung Sơn (Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm KHXH
VN)


10. Th.S. Nguyễn Thủy Tiên (NCVC Viện Âm nhạc).

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- DSVH : Di sản văn hóa
- DSVHPVT : Di sản văn hóa phi vật thể
- DT : Dân tộc
- DTTS : Dân tộc thiểu số
- Học viện ANQGVN: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- HĐND : Hội đồng nhân dân
- GS. TS : Giáo sư, tiến sĩ
- PGS. TS : Phó Giáo sư, tiến sĩ
- UBND: Uỷ ban nhân dân
- UNESCO: Uỷ ban Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
- VHNT: Văn học Nghệ thuật.
- VH-TT: Văn hóa, Thơng tin
- VHTTDL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- VH-XH: Văn hóa-Xã hội
- VN: Việt Nam
- XHCN: Xã hội chủ nghĩa .

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài................................. 4

2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................... 4
2.3. Đánh giá chung về kết quả của các nghiên cứu có liên quan ....................................... 4
2.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết ............................................................................... 4
2.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................. 5
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................................ 7
3.1. Mục tiêu chung: ............................................................................................................... 7
3.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................................................................... 8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9
5.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 9
5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 9
5.2.1. Phạm vi nội dung ....................................................................................................... 9
5.2.2. Phạm vi không gian ................................................................................................. 10
5.2.3. Phạm vi thời gian ..................................................................................................... 11
6. Cách tiếp cận, khung phân tích và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................ 11
6.1. Cách tiếp cận .................................................................................................................. 11
6.2. Khung phân tích ............................................................................................................ 13
6.3. Phương phápnghiên cứu ............................................................................................ 15
6.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 15
6.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 17
6.3.3. Phương pháp, kỹ thuật sử dụng phân tích, đánh giá ................................................. 17
7. Những phát hiện chính của đề tài: ...................................................................................... 19
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA, KHU VỰC
TRÊN THẾ GIỚI VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ÂM NHẠC CỔ TRUYỀN
CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các
dân tộc thiểu số ....................................................................................................................... 23
1.1.1. Dân tộc, dân tộc thiểu số ............................................................................................ 23
1.1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................... 23

iii


1.1.1.2. Đặc điểm của dân tộc thiểu số liên quan đến âm nhạc cổ truyền .......................... 24
1.1.2. Âm nhạc cổ truyền, di sản âm nhạc cổ truyền và giá trị di sản âm nhạc cổ truyền
của các dân tộc thiểu số ........................................................................................................ 25
1.1.2.1. Âm nhạc cổ truyền ................................................................................................. 25
1.1.2.2. Âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số .......................................................... 26
1.1.2.3. Di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ....................................................... 26
1.1.2.4.Giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ...................................... 27
1.1.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ...... 28
1.1.3.1. Bảo tồn giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ........................ 28
1.1.3.2. Phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ......................... 31
1.1.4. Một số lý thuyết nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc cổ truyền của
các dân tộc thiểu số ............................................................................................................... 32
1.1.4.1. Một số quan điểm lý thuyết của các nhà khoa học quốc tế về bảo tồn và phát huy
di sản âm nhạc cổ truyền ..................................................................................................... 32
1.1.4.2. Lý thuyết nghiên cứu về hiệu quả, tác động của chính sách bảo tồn, phát huy giá
trị di sản âm nhạc cổ truyền các DTTS. .............................................................................. 36
1.2. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong bảo tồn và phát huy giá
trị di sản âm nhạc cổ truyền dân tộc..................................................................................... 39
1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm
nhạc cổ truyền dân tộc.......................................................................................................... 39
1.2.1.1. Ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm
nhạc cổ truyền dân tộc ........................................................................................................ 39
1.2.1.2. Ứng xử với nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cổ truyền ............................ 43
1.2.1.3. Về phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản âm nhạc cổ truyền................................. 44
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm
nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số .............................................................................. 47
Chƣơng 2: CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BẢO TỒN,

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN ÂM NHẠC CỔ TRUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở VIỆT NAM
2.1. Chính sách bảo tồn giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam từ
năm 1986 đến nay ................................................................................................................... 51
2.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng ............................................................................... 51
2.1.2. Hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước .................................................. 54
2.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đối với âm nhạc cổ truyền và bảo tồn, phát huy giá trị di
sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở nƣớc ta.................................................................. 61
2.2.1. Âm nhạc ngoại lai ....................................................................................................... 61
2.2.2. Tác động, ảnh hưởng từ âm nhạc của người Kinh .................................................. 62
iv


2.2.3. Tác động, ảnh hưởng từ âm nhạc của các DTTS với nhau ..................................... 63
2.2.4. Tác động, ảnh hưởng từ những yếu tố khác ............................................................. 63
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO TỒN, THỰC HÀNH, PHÁT HUY VÀ NHU CẦU
HƢỞNG THỤ ÂM NHẠC CỔ TRUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƢỚC
TA
3.1. Thực trạng bảo tồn, thực hành, phát huy âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số
ở nƣớc ta từ năm 1986 đến nay ............................................................................................. 64
3.1.1. Các DTTS cư trú ở vùng núi thấp miền núi phía Bắc ................................................ 64
3.1.1.1. Nhận thức, hiểu biết, thái độ đối với di sản âm nhạc cổ truyền ............................... 64
3.1.1.2. Các hoạt động bảo tồn âm nhạc cổ truyền ............................................................. 66
3.1.1.3. Hiện trạng tồn tại của các di sản âm nhạc cổ truyền .............................................. 71
3.1.2. Các DTTS cư trú ở vùng núi cao miền núi phía Bắc................................................ 72
3.1.2.1. Nhận thức, hiểu biết và thái độ đối với di sản âm nhạc cổ truyền ......................... 72
3.1.2.2. Các hoạt động bảo tồn âm nhạc cổ truyền ............................................................... 74
3.1.2.3. Hiện trạng tồn tại của các di sản âm nhạc cổ truyền................................................ 74
3.1.3. Các DTTS cư trú ở vùng núi Trung bộ ..................................................................... 76
3.1.3.1. Nhận thức, hiểu biết và thái độ đối với di sản âm nhạc cổ truyền ......................... 76

3.1.3.2. Các các hoạt động bảo tồn âm nhạc cổ truyền.................................................. 77
3.1.3.3. Hiện trạng tồn tại của các di sản âm nhạc cổ truyền .............................................. 79
3.1.4. Các DTTS cư trú ở vùng núi Tây Nguyên ................................................................. 79
3.1.4.1. Nhận thức, hiểu biết và thái độ đối với di sản âm nhạc cổ truyền ......................... 80
3.1.4.2. Các các hoạt động bảo tồn âm nhạc cổ truyền ....................................................... 80
3.1.4.3. Hiện trạng tồn tại của các di sản âm nhạc cổ truyền .............................................. 83
3.1.5. Các DTTS cư trú ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ ........................................................ 85
3.1.5.1. Nhận thức, hiểu biết và thái độ đối với di sản âm nhạc cổ truyền ......................... 85
3.1.5.2. Các các hoạt động bảo tồn âm nhạc cổ truyền ....................................................... 86
3.1.5.3. Hiện trạng tồn tại của các di sản âm nhạc cổ truyền (Xem Bảng tổng hợp 3.14).. 88
3.2. Nhu cầu hƣởng thụ âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta những
năm gần đây. ........................................................................................................................... 90
3.2.1. Định dạng những nhu cầu cơ bản, địa điểm tiếp cận trong hưởng thụ âm nhạc cổ
truyền của các dân tộc thiểu số ............................................................................................ 90
3.2.1.1. Định dạng nhu cầu cơ bản theo mục đích của âm nhạc cổ truyền ......................... 90
3.2.1.2. Định dạng nhu cầu theo hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc cổ truyền. ............ 91
3.2.2. Thực trạng nhu cầu hưởng thụ âm nhạc cổ truyền của các DTTS ........................... 96

v


3.2.2.1. Nhu cầu hưởng thụ âm nhạc cổ truyền của các DTTS qua các hoạt động tự tổ chức.
............................................................................................................................................ 96
3.2.2.2. Nhu cầu hưởng thụ âm nhạc cổ truyền của các DTTS qua các hoạt động do chính
quyền, đồn thể tổ chức (xem Bảng tổng hợp 3.16) ............................................................ 100
3.2.2.3. Nhu cầu hưởng thụ âm nhạc cổ truyền của các DTTS qua các phương tiện truyền
thông đại chúng (xem Bảng tổng hợp 3.17). .................................................................... 103
Chƣơng 4: NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤT QUAN
ĐIỂM, GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI
SẢN ÂM NHẠC CỔ TRUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƢỚC TA ĐẾN

NĂM 2030
4.1. Những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di
sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ................................................................................. 110
4.1.1. Những vấn đề cấp bách về chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát
huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ......................................................... 110
4.1.2. Những vấn đề cấp bách trong thực trạng bảo tồn, thực hành và phát huy giá trị di
sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ............................................................................... 110
4.1.3. Những vấn đề cấp bách về nhu cầu thụ hưởng của người dân và cộng đồng đối với âm
nhạc cổ truyền của các DTTS .............................................................................................. 112
4.2. Dự báo những khó khăn, thách thức đối với bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ
truyền của các DTTS ở nƣớc ta trong thời gian tới. ............................................................. 113
4.2.1. Đối với di sản âm nhạc cổ truyền các DTTS ........................................................... 113
4.2.1.1. Đối với âm nhạc phục vụ nghi lễ, lễ hội của cộng đồng ...................................... 113
4.2.1.2. Đối với các thể loại, làn điệu âm nhạc gắn với lao động, với sinh hoạt đời thường
(dân ca lao động, hát ru, đồng dao, hát giao duyên…). .................................................... 114
4.2.2. Đối với công tác bảo tồn và phát huy ....................................................................... 114
4.3. Quan điểm, nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của
các DTTS ............................................................................................................................... 116
4.3.1. Quan điểm, nhận thức từ góc độ quản lý ................................................................ 116
4.3.2. Quan điểm, nhận thức từ góc độ những người trực tiếp nắm giữ và thực hành âm
nhạc cổ truyền ..................................................................................................................... 117
4.3.3. Quan điểm, nhận thức từ góc độ người dân trong cộng đồng ............................... 117
4.4. Giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của
các DTTS đến năm 2030 ...................................................................................................... 118
4.4.1. Nhóm giải pháp chung ............................................................................................. 118
4.4.1.1. Giải pháp về hồn thiện hệ thống chính sách ...................................................... 118
4.4.1.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy và con người liên quan đến bảo tồn và phát huy giá
trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ...................................................................... 118

vi



4.4.1.3. Giải pháp về tăng cường vai trò của chủ thể văn hóa trong bảo tồn và phát huy giá
trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ...................................................................... 118
4.4.1.4. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm
nhạc cổ truyền của các DTTS ............................................................................................. 119
4.4.1.5.Giải pháp về khai thác hiệu quả kinh tế của giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các
DTTS ................................................................................................................................. 119
4.4.2. Những giải pháp cụ thể đối với từng nhóm, địa bàn DTTS ................................... 119
4.4.2.1. Đối với các DTTS ở vùng miền núi phía Bắc ...................................................... 119
4.4.2.2. Đối với các DTTS ở vùng núi Trung bộ và Tây Nguyên .................................... 121
4.4.2.3. Đối với các DTTS ở vùng đồng bằng duyên hải Trung bộ và Nam bộ .................... 121
4.4.3. Những công việc cấp bách cụ thể cần triển khai ngay trong những năm tới ....... 122
4.4.4. Một số dự báo về di sản âm nhạc cổ truyền các DTTS ở nước ta sau khi các giải
pháp được tổ chức thực hiện .............................................................................................. 122
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hệ thống hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về bảo tồn, phát huy giá trị di
sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS từ 1986 đến nay ........................................................... 51
Bảng 2.2: Hệ thống hóa pháp luật, chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ
truyền của các DTTS từ 1986 đến nay ................................................................................ .....54
Bảng 2.3. Kết quả công nhận di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến âm nhạc cổ truyền của
các DTTS .................................................................................................................................. 59
Bảng 2.4. Kết quả công nhận nghệ nhân dân gian liên quan đến âm nhạc cổ truyền của các
DTTS ......................................................................................................................................... 59

Bảng 2.5. Ý kiến của các cán bộ quản lý đánh giá hiệu quả chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ....................................................................... 60
Bảng 2.6. Ý kiến của các nghệ nhân và người dân đánh giá ảnh hưởng của âm nhạc người
Kinh đến âm nhạc cổ truyền của các DTTS ............................................................................. 62
Bảng 3.1. Loại hình âm nhạc cổ truyền nào cần được tiếp tục gìn giữ và phục vụ đời sống (Ý
kiến của nghệ nhân thuộc Nhóm 1) .......................................................................................... 65
Bảng 3.2. Mong muốn học đàn, hát âm nhạc cổ truyền của dân tộc (Ý kiến của người dân
thuộc Nhóm 1) .......................................................................................................................... 66
Bảng 3.3. Các hoạt động chủ yếu trong bảo tồn, phát huy âm nhạc cổ truyền của DTTS tại
các tỉnh điều tra (theo nhóm 1) ................................................................................................ 67
Bảng 3.4. Tổng hợp những làn điệu, nhạc cụ, thể loại âm nhạc, hình thức trình diễn của các
DTTS nhóm 1 ............................................................................................................................ 71
Bảng 3.5: Nhận thức và hiểu biết của người dân đối với âm nhạc cổ truyền (Ý kiến khảo sát
nhóm 2) ..................................................................................................................................... 72
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát thái độ đối với âm nhạc cổ truyền
(Ý kiến khảo sát người dân và nghệ nhân nhóm 2) .................................................................. 73
Bảng 3.7. Tổng hợp những làn điệu, nhạc cụ, thể loại âm nhạc, hình thức trình diễn của các
DTTS nhóm 2 ............................................................................................................................ 75
Bảng 3.8: Những thể loại âm nhạc cổ truyền của các dân tộc nhóm 2 đã và đang bị mai một,
thất truyền ................................................................................................................................. 75
Bảng 3.9. Các hoạt động chủ yếu trong bảo tồn, phát huy âm nhạc cổ truyền của DTTS tại
các tỉnh điều tra (theo nhóm 3) ................................................................................................ 78
Bảng 3.10. Các hoạt động chủ yếu trong bảo tồn, phát huy âm nhạc cổ truyền của DTTS tại
các tỉnh điều tra (theo nhóm 4) ................................................................................................ 82

viii


Bảng 3.13. Các hoạt động chủ yếu trong bảo tồn, phát huy âm nhạc cổ truyền của DTTS tại
các tỉnh điều tra (theo nhóm 5) ................................................................................................ 86

Bảng 3.14.Tổng hợp những làn điệu, nhạc cụ, thể loại âm nhạc, hình thức trình diễn của các
DTTS nhóm 5 ............................................................................................................................ 88
Bảng 3.15. Tỷ lệ các hộ DTTS tiếp cận với các phương tiện truyền thông.............................. 93
Bảng 3.16: Nhu cầu hưởng thụ âm nhạc cổ truyền của các DTTS qua các hoạt động tự tổ
chức .......................................................................................................................................... 98
Bảng 3.17: Nhu cầu hưởng thụ âm nhạc cổ truyền của các DTTS qua các hoạt động do chính
quyền, đồn thể tổ chức .......................................................................................................... 100
Bảng 3.18: Nhu cầu hưởng thụ âm nhạc cổ truyền của các DTTS qua các phương tiện truyền
thông đại chúng ...................................................................................................................... 103

ix


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là từ khi có đường lối
đổi mới (1986) đến nay, âm nhạc cổ truyền của các DTTS đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác
nhau, hiện nay âm nhạc của các DTTS vẫn đang cịn khá nhiều khó khăn, bất
cập trước những biến đổi nhanh, mạnh và phức tạp của đời sống hiện đại, cần
phải có sự quan tâm thiết thực trên nhiều mặt.
Do phần lớn các DTTS thường sinh sống ở vùng rừng núi, nơi xa xôi, hẻo
lánh, dân số ít, cuộc sống cịn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, dân trí, giao
thơng, mơi trường... dẫn tới việc họ rất dễ bị tổn thương trước những tác động
khách quan. Vì vậy, việc bảo tồn, phát huy giá trị nền tảng văn hóa truyền thống
của họ nói chung và các di sản âm nhạc cổ truyền nói riêng, cần phải có những
phương hướng, biện pháp cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của họ. Hơn thế

nữa, do chịu tác động nhiều tầng, nhiều chiều bởi những yếu tố văn hóa ngoại
lai, đặc biệt là qua các phương tiện thông tin đại chúng, khiến cho vốn âm nhạc
cổ truyền của các dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thất
truyền. Từ những thực tế ấy, cho thấy việc nghiên cứu để tìm ra những lời giải
cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, di sản âm nhạc
cổ truyền của các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết và cấp bách.
Yêu cầu cần phải tìm ra những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát
huy giá trị các di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số là xuất phát từ
những lý do cơ bản như sau:
- Âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều
khó khăn trong việc tiếp tục gìn giữ và duy trì hoạt động trong đời sống cộng
đồng, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Tình trạng phổ
biến là những người thực sự có khả năng, nắm được nhiều kiến thức, vốn liếng
1


về âm nhạc cổ truyền của dân tộc thì phần lớn đã tuổi cao, sức yếu. Giới trẻ thì
cịn mải lo làm ăn, kiếm sống, ít có người cịn nghĩ đến việc học hát, học đàn
dân tộc để giữ lấy truyền thống văn hóa của cha ơng để lại. Mặt khác, hậu quả
của việc đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa khiến cho khơng gian trình diễn của âm
nhạc dân gian ngày càng bị thu hẹp, dẫn đến có những nơi có nhiều dấu hiệu
đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền vì ít hoặc khơng có cơ hội trình diễn
và cũng khơng có nhiều người nghe. Do vậy, cần phải nhanh chóng triển khai
ngay các giải pháp cấp bách để bảo tồn trước khi các bài dân ca, dân nhạc theo
các nghệ nhân ra đi vĩnh viễn.
- Việc giới trẻ người DTTS không say mê, kế tục nghệ thuật đàn hát của
dân tộc mình nữa thì khơng chỉ bài hát, bản đàn đó sẽ mất mà kỹ thuật đàn, hát,
các lối trình diễn, tức là nghệ thuật diễn xướng cũng mất luôn; đồng thời kỹ
thuật chế tác nhạc cụ của các nghệ nhân cũng khơng cịn cơ hội để tồn tại. Như
vậy, bảo tồn âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số không chỉ cứu cho việc

không để mất các bài bản âm nhạc, mà còn giữ lại được nghệ thuật trình diễn
dân gian và kỹ thuật chế tác nhạc cụ, một nghề thủ công truyền thống.
- Có khơng ít những thể loại dân ca, loại nhạc cụ gắn liền với những
phong tục, tập quán, đặc trưng văn hóa của các DTTS. Chẳng hạn như, những
hình thức diễn xướng gắn với các nghi lễ tín ngưỡng, những bài dân ca, điệu
nhạc trong lao động, trong giao duyên, trong sinh hoạt thường nhật...Do vậy,
nếu những di sản âm nhạc ấy khơng được gìn giữ, phát huy thì đồng thời những
nét đẹp phong tục, sinh hoạt văn hóa đặc sắc, đáng quí ấy cũng sẽ đi vào quên
lãng.
- Việc bảo tồn âm nhạc cổ truyền của các DTTS còn có tác dụng là bảo
tồn ngơn ngữ, thơ ca dân gian, gìn giữ và trau dồi khả năng sáng tạo nghệ thuật
dân gian truyền thống của họ.
- Những hình thức sinh hoạt âm nhạc dân gian mang tính tập thể, chính là
một dạng sinh hoạt nhằm gắn kết tình cảm cộng đồng, làng xóm, cùng nhau chia
2


xẻ những niềm vui, nỗi buồn, kinh nghiệm lao động sản xuất... Như vậy, việc
bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS cịn có ý
nghĩa là bảo tồn một trong những hình thức sinh hoạt tập thể, cộng đồng, nhằm
tăng cường tình đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, tạo ra sức mạnh
tập thể, khiến cho tình làng nghĩa xóm, tình anh em, bè bạn ngày càng thêm đầm
ấm, bền chặt.
- Trong điều kiện hiện nay, cũng như người Kinh, đồng bào các DTTS có
rất nhiều nguồn, nhiều cơ hội để giải trí, thưởng thức nghệ thuật, bao gồm cả các
loại hình nghệ thuật trong nước và quốc tế, thơng qua tivi, điện thoại di động,
băng đĩa, internet... Nếu như họ khơng được định hướng, khơng có nhận thức
đúng, khơng biết sàng lọc, lựa chọn, trong khi sức “tấn công” của các luồng
nhạc ngoại lai là rất lớn, dẫn tới âm nhạc của dân tộc họ dần dần không được họ
quan tâm, sử dụng nữa thì cũng có nghĩa là họ sẽ chuyển sang nghe/xem các loại

nhạc khác: nhạc của người Kinh, nhạc nước ngoài, nhạc dân tộc khác...Trong
khi họ nghe như vậy, không thiếu những loại nhạc độc hại (nhạc đồi trụy, nhạc
phản động...) sẽ lôi kéo họ đi vào con đường chệch hướng, tiêu cực. Như vậy,
việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu
số còn là một trong những giải pháp chủ động kéo đồng bào các DTTS, nhất là
lớp trẻ ra khỏi những nguy cơ cám dỗ, độc hại, cung cấp cho họ những nguồn
giải trí, thưởng thức nghệ thuật lành mạnh, giúp cho họ khỏi rơi vào những “hố
đen”, cạm bẫy.
Xuất phát từ những vấn đề đã trình bày ở trên cho thấy, việc thực hiện đề
tài: “Những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc
cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” có ý nghĩa rất quan trọng và rất
cần thiết. Những đóng góp về cả phương diện lý luận và thực tiễn của đề tài sẽ
góp phần tích cực và có hiệu quả thiết thực cho việc phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, đáp ứng quyền và nhu cầu chính đáng về hưởng thụ nghệ thuật của đồng
bào DTTS trong nhiệm vụ bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trên lĩnh vực âm
3


nhạc. Luận cứ khoa học và cơ sở dữ liệu của đề tài sẽ góp phần nhận diện và
giải quyết những vấn đề cơ bản mang tính chiến lược, chỉ ra thực tiễn cấp bách
liên quan đến các DTTS và chính sách dân tộc, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, góp phần hồn thiện
chính sách dân tộc, thực hiện tốt công tác dân tộc, trước mắt là đến năm 2030.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Những nghiên cứu ở trong nước có thể phân chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm 1: Những nghiên cứu chung về địa văn hóa và di sản âm nhạc cổ
truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Nhóm 2: Nghiên cứu chung về những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản
và thực tiễn bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc

thiểu số.
- Nhóm 3: Nghiên cứu chung về lý luận cơ bản trong các vấn đề văn hóa,
dân tộc, về chính sách dân tộc, chính sách phát triển văn hóa xã hội vùng dân tộc
thiểu số và các chủ trương, chính sách liên quan đến cơng tác bảo tồn di sản âm
nhạc dân tộc.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi:
Có thể chia thành 3 dạng: ① Dạng nghiên cứu về những vấn đề mang
tính lý luận chung; ② Dạng nghiên cứu về thực trạng và kinh nghiệm bảo tồn
âm nhạc cổ truyền dân tộc ở các nước châu Á, khu vực Đông Nam Á; ③ Dạng
nghiên cứu về âm nhạc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
2.3. Đánh giá chung về kết quả của các nghiên cứu có liên quan
2.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết
- Đã có một hệ thống lý luận cùng với các văn bản pháp qui đủ để định
dạng về văn hóa Việt Nam, xác định phân vùng văn hóa Việt Nam, di sản văn
4


hóa Việt Nam. Đó là cơ sở để xác định, nhận dạng cho đúng mức về di sản âm
nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số trong đề tài nghiên cứu.
- Đã có được một số tư liệu trên văn bản, âm thanh, hình ảnh về một số di
sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số.
- Đã có được một số cơ sở để nhìn nhận, đánh giá về thực trạng của di sản
âm nhạc cổ truyền các DTTS, một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị các
di sản đã được thực thi ở một số địa phương trong những năm trước đây.
- Đã có những tài liệu, nội dung lý luận cơ bản, trong đó bao hàm cả
những nguyên tắc, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta
về văn hóa, dân tộc, một số chính sách dân tộc, chính sách phát triển văn hóa, xã
hội vùng dân tộc thiểu số, đặt ra cơ sở để chỉ đạo, định hướng cho một số mặt
của công tác dân tộc, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, công tác bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS , phục vụ mục tiêu phát triển

bền vững.
- Đã có những văn bản pháp qui làm cơ sở để đề ra phương hướng, biện
pháp bảo tồn, phát huy gía trị các di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS đảm
bảo tính pháp lý và đúng hướng theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước.
- Đã có một số tư liệu về thực tế và kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá
trị các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) nói chung và di sản âm nhạc nói
riêng của một số nước trong khu vực Đơng Nam Á, khu vực Châu Á -Thái Bình
Dương và một số nước châu Âu để so sánh, tham khảo.
2.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
- Trên thực tế, mới chỉ có những lý luận chung về văn hóa, di sản văn
hóa, do vậy, cần phải phân tích, lý giải, cụ thể hóa để có được những khía cạnh
lý luận, những tiêu chí, qui chuẩn cần thiết khi nghiên cứu về di sản âm nhạc.

5


- Cần tổng hợp, hệ thống lại những phân tích, lý giải của các nhà nghiên
cứu đi trước về lý do và mục đích của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản
âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số cùng với việc đúc kết các kết quả
nghiên cứu thực tiễn để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Phân loại và hệ thống hóa rồi bổ sung cho đầy đủ các thông tin, dữ liệu
về thực trạng di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số để có đánh giá
sát thực về đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Hiện còn thiếu các cơ sở dữ liệu đồng bộ, cập nhật về nhu cầu hưởng thụ
văn hóa, thưởng thức nghệ thuật truyền thống dân tộc của các dân tộc thiểu số.
- Cần phân loại và hệ thống hóa các chủ trương, chính sách có liên quan
đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc truyền thống nói chung
và di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS nói riêng, nhằm giúp cho các cơ
quan soạn thảo chính sách và các cơ quan quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật

có được cái nhìn tổng thể về cơ cấu của hệ thống chính sách, từ đó có cơ sở để
có những điều chỉnh khi cần thiết đối với việc phân vùng chính sách cho phù
hợp, thiết thực dành cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Tiến hành tổng hợp, đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực và lưỡng
cực của từng trào lưu lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc
truyền thống đối với thế giới và đối với Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lý luận và thực tiễn, đề xuất ra những vấn đề
cần đổi mới về quan điểm, nhận thức và những giải pháp cấp bách để bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam với tầm
nhìn đến năm 2030.
- Xác định các thành phần và nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng có trách
nhiệm phải tham gia vào thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm
nhạc cổ truyền của các DTTS ở nước ta.

6


- Tiến hành phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm và nêu ra những đề xuất,
kiến nghị nhằm tham mưu, góp ý cho việc đổi mới, điều chỉnh, bổ sung các chủ
trương, chính sách có liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể của dân tộc, trong đó có âm nhạc cổ truyền của các DTTS.
- Tiến hành thống kê, tổng hợp để cung cấp thơng tin, dữ liệu, góp phần
xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm phục vụ công tác hoạch định và thực hiện
hiệu quả, lâu dài chính sách dân tộc trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của các DTTS, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở làm rõ hiệu quả, tác động của chính sách và nhận diện những
vấn đề cấp bách trong bảo tồn và phát huy, tiến hành đề xuất các quan điểm, giải
pháp, cơ chế chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản âm nhạc cổ

truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đến năm 2030.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về nghiên cứu công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam; những trào
lưu lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc truyền thống đối với thế
giới và Việt Nam;
- Làm rõ bài học cho Việt Nam thông qua nghiên cứu kinh nghiệm (chính
sách, mơ hình, giải pháp...) của một số quốc gia trên thế giới về bảo tồn và phát
huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số;
- Đánh giá được kết quả, hiệu quả và tác động của chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam từ năm
1986 đến nay.
- Nhận diện được những vấn đề cấp bách trong bảo tồn và phát huy giá trị
di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam;
7


- Đề xuất các quan điểm, giải pháp, cơ chế chính sách nhằm bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam đến
năm 2030.
- Cung cấp thông tin, dữ liệu, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
nhằm phục vụ công tác hoạch định và thực hiện hiệu quả, lâu dài chính sách dân
tộc trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu Hệ thống cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề bảo tồn
và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam.
- Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trên thế giới trong việc bảo tồn và
phát huy các giá trị âm nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số.

- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn, thực hành các di sản âm nhạc cổ truyền
của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Nghiên cứu nhu cầu hưởng thụ âm nhạc truyền thống của các dân tộc
thiểu số, đặc biệt là giới trẻ trong những năm gần đây.
- Nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai, các thể
loại âm nhạc khác đối với hiện trạng tồn tại các di sản âm nhạc cổ truyền của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị của
chúng.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách bảo tồn, phát
huy văn hóa truyền thống, trong đó có di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam từ trước đến nay, đặc biệt là trong 30 năm thực hiện đường
lối đổi mới (1986 - 2016).

8


- Nhận diện và dự báo xu hướng của những vấn đề cấp bách trong việc
bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số hiện
nay.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam với tầm nhìn đến năm 2030.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tập trung nghiên cứu của đề tài là giá trị di sản âm nhạc cổ
truyền của các DTTS ở Việt Nam và các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di
sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam.
Liên quan đến đối tượng nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ tiếp cận đến các
đối tượng khác như: Chủ thể của các giá trị di sản là người dân và cộng đồng
các DTTS ở Việt Nam (lựa chọn các nhóm điển hình 20 DTTS, theo 5 nhóm:

nhóm 1: Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao; nhóm 2: Mơng, Khơ mú, Lơ Lơ; nhóm
3: Tà Ơi, Bru-Vân Kiều; nhóm 4: Xơ-đăng, Ê-đê, Mnơng, Ba-na, Mạ, Cơ-ho;
nhóm 5: Chăm, Chơ-ro, Khmer, Hoa); Chủ thể của các hoạt động tham gia vào
bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS như: Nhà nước
(Chính quyền từ trung ương đến địa phương); các tổ chức xã hội; người dân và
cộng đồng các DTTS....
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài triển khai các mục tiêu thành các nội dung nghiên cứu chính sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định một số lý thuyết nghiên cứu vấn đề
bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS; tổng hợp,
đánh giá kinh nghiệm một số quốc gia, khu vực trên thế giới có liên quan từ đó

9


đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị
di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS.
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn, thực hành các di sản âm nhạc cổ truyền
của các DTTS ở Việt Nam và nhu cầu hưởng thụ âm nhạc cổ truyền của các
DTTS, đặc biệt là giới trẻ trong những năm gần đây.
- Đánh giá chính sách (kết quả, hiệu quả, tác động) và một số yếu tố ảnh
hưởng đến bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở
Việt Nam trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới.
- Nhận diện và dự báo xu hướng của những vấn đề cấp bách trong việc
bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc cổ truyền của các DTTS hiện nay.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp, cơ chế, chính sách cấp bách nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam đến
năm 2030.
5.2.2. Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu bao quát cả 54 dân tộc (có tiếp cận dân tộc Kinh trong
các trường hợp so sánh, đánh giá tác động ảnh hưởng). Tuy nhiên do điều kiện
thời gian, kinh phí và yêu cầu đặt hàng của cơ quan quản lý..., đề tài tập trung
vào 20 DTTS điển hình, theo 5 nhóm, gồm: Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao
(nhóm 1), Mơng, Khơ mú, Lơ lơ (nhóm 2), Tà Ơi, Bru-Vân Kiều (nhóm 3), Xơđăng, Ê-đê, Mnơng, Ba-na, Mạ, Cơ-ho (nhóm 4), Chăm, Chơ-ro, Khmer, Hoa
(nhóm 5), cư trú tại 13 tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Hịa Bình, n Bái, Điện
Biên, Ninh Thuận, Thừa Thiên- Huế, Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng
Nai, Sóc Trăng, An Giang.
Các DTTS và các tỉnh khảo sát nghiên cứu được phân bổ theo 3 vùng
chính: Các DTTS ở vùng miền núi phía Bắc (nhóm 1 và nhóm 2), các DTTS ở
vùng Trung bộ và Tây Nguyên (nhóm 3 và nhóm 4), các DTTS ở vùng đồng
bằng, duyên hải Trung bộ và Nam bộ (nhóm 5).
10


5.2.3. Phạm vi thời gian
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài về bảo tồn phát huy giá trị di sản
âm nhạc cổ truyền của các DTTS được xác định từ khi thực hiện đường lối đổi
mới đến nay (năm 2019), trong đó đặc biệt nghiên cứu phân tích đánh giá từ 10
năm trở lại đây cũng như thực trạng tình hình hiện nay. Các quan điểm, giải
pháp, cơ chế chính sách được tính cho khoảng thời gian đến năm 2030.
6. Cách tiếp cận, khung phân tích và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận nghiên cứu sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu xác định/định
vịđược các điểm nhìn để từ đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá về bảo tồn và
phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam. Trong đề
tài này, chúng tôi lựa chọn một số cách tiếp cận chủ yếu như sau:
- Tiếp cận hệ thống: Đây là cách tiếp cận căn bản nhất. Cách tiếp cận này
đòi hỏi việc nghiên cứu, đánh giá về các vấn đề liên quan đến bảo tồn và phát
huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTSViệt Nam trong mọi trường

hợp, chiều cạnh cần phải đặt trong góc nhìn, bối cảnh có mối quan hệ chặt chẽ
với các nhân tố khác trong một hệ thống/chỉnh thể lô gich nhất định. Nói cách
khác, nghiên cứu, đánh giá về bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền
của các DTTS ở Việt Nam dù ở phạm vi hẹp về không gian, thời gian, số lượng
DTTS…cũng vẫn phải đặt trong mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại giữa
các nhân tố bên trong và bên ngoài, các yếu tố của quá khứ và hiện tại, trong
một cấu trúc/tổ chức thể chế, hệ thống cơ chế, chính sách... Cách tiếp cận này
cũng giúp việc nhận diện một cách tồn diện, đầy đủ thực trạng tình hình cũng
như đề xuất, đưa ra các giải pháp phù hợp mang tính toàn diện, tổng thể đối với
bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam.
- Tiếp cận dân tộc học: nhằm nhận diện đầy đủ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về DTTS; bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các
11


DTTS ở Việt Nam hiện nay. Tiếp cận này cũng cho phép đưa ra những phân
tích, đánh giá thực trạng và giải pháp phù hợp với đặc điểm văn hóa, con người
của đồng bào DTTS, qua đó vừa phát huy được thế mạnh, vừa bảo tồn, phát huy
được giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam trong quá trình
hội nhập khu vực và quốc tế.
- Tiếp cận khu vực học/liên ngành: là nghiên cứu liên ngành giữa lịch sử,
dân tộc học, xã hội học, văn hoá học, âm nhạc học, nhân học… Cách tiếp cận
này rất được coi trọng khi đánh giá thực trạng các hình thức sinh hoạt âm nhạc
cổ truyền và các chính sách đang được thực hiện để tìm hiểu về đời sống sinh
hoạt tinh thần của các dân tộc ở những khu vực nhất định với việc đặt dân tộc và
khu vực đó ở trạng thái tĩnh và động, khơng gian rộng và hẹp để từ đó đưa ra
những nghiên cứu, đề xuất bổ sung cho các chính sách trong giai đoạn tiếp theo.
- Tiếp cận phát triển bền vững: Văn hóa (trong đó có giá trị di sản âm
nhạc cổ truyền của các DTTS) là những yếu tố có liên hệ mật thiết, là một trong
các trụ cột của phát triển bền vững. Do đó, với việc áp dụng cách tiếp cận phát

triển bền vững, đề tài sẽ đánh giá một cách khách quan và toàn diện về các vấn
đề xung đột dân tộc/tộc người. Trong đó, đặc biệt là xác định rõ được tính chất
đa diện của vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các
DTTS. Nói cách khác là nhìn nhận vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm
nhạc cổ truyền của các DTTS ở cả chiều cạnh phát triển bền vững của các dân
tộc, đối với sự phát triển xã hội nói chung của các quốc gia. Tiếp cận về phát
triển bền vững cũng giúp việc phân tích chính sách và đề xuất giải pháp chính
sách của đề tài phù hợp với bối cảnh cụ thể và định hướng phát triển của các
quốc gia cũng như của Việt Nam.
- Tiếp cận có sự tham gia: Các hoạt động nghiên cứu, phân tích của đề tài
sẽ sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia của người dân, cộng đồng các DTTS;
của các cán bộ trung ương/địa phương, các trường đại học, các Viện nghiên cứu
và một số thành phần khác. Cách tiếp cận này cho phép có được thơng tin nhiều
12


chiều, từ dưới lên, từ trên xuống, nhất là các quan điểm, ý kiến về bảo tồn, phát
huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS; xây dựng, tổ chức thực hiện
các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các
DTTS. Cũng với với cách tiếp cận này, vùng và đồng bào các DTTS không chỉ
là nơi thụ hưởng chính sách mà cịn tham dự vào q trình xây dựng, tổ chức,
thực hiện chính sách.
6.2. Khung phân tích
Dựa trên mục tiêu, nội dung, đối tượng nghiên cứu, Đề tài xây dựng
Khung phân tích như sau:
Mục tiêu

1. Hệ thống hóa, làm rõ
được cơ sở lý luận về bảo


Yêu cầu nội dung

- Lý luận về bảo tồn và phát huy giá

- Thu thập số liệu đã công

trị di sản âm nhạc cổ truyền của các bố, tổng quan nghiên cứu.
DTTS (lý luận về dân tộc, DTTS; lý

tồn và phát huy giá trị di

Phƣơng pháp

luận về giá trị di sản âm nhạc cổ truyền

- Tổng hợp, phân tích tại
bàn (Desk study).

sản âm nhạc cổ truyền của DTTS; lý luận về bảo tồn, phát
của các DTTS; những lý

huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền

- Tham vấn chuyên gia

của DTTS;
thuyết nghiên cứu về bảo
- Lý thuyết nghiên cứu về bảo tồn,
tồn, phát huy giá trị di


phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ

sản âm nhạc cổ truyền truyền của DTTS (Một số quan điểm,
của các DTTS

mơ hình bảo tồn, phát huy giá trị di sản
âm nhạc cổ truyền; lý thuyết về phân
tích, đánh giá chính sách bảo tồn, phát
huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền
của DTTS)

2. Làm rõ bài học cho
Việt Nam thơng qua

- Kinh nghiệm (chính sách, mơ

hình, giải pháp...) của Trung Quốc, bố, tổng quan nghiên cứu.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,

nghiên cứu kinh nghiệm

- Thu thập số liệu đã công

Philippines về: bảo tồn các giá trị văn

(chính sách, mơ hình, hóa nghệ thuật cổ truyền; phát huy các

13

- Tổng hợp, phân tích tại

bàn (Desk study).


×