Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ NÔNG NGHIỆP QUỲNH HẢI, HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ NÔNG NGHIỆP QUỲNH HẢI, HUYỆN
QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số

: 7440301

Giáo viên hướng dẫn : TS. Kiều Thị Dương
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Tuấn Anh

MSV

: 1653110023

Lớp

: K61 - KHMT


Khóa học

: 2016-2020

Hà Nộii - 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, em đã hồn thành khóa luận tốt
nghiệp theo kế hoạch của khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường –
trường Đại học Lâm nghiệp với đề tài ”Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý
thuốc bảo vệ thực vật tại xã nông nghiệp Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình”.
Có được kết quả này, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cơ
trong trường Đại học Lâm Nghiệp, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Quản lý
Tài nguyên rừng và Môi trường – những người đã truyền đạt cho em những kiến
thức bổ ích và tạo điều kiện giúp em thực hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Kiều Thị Dương đã trực tiếp hướng
dẫn em trong suốt q trình hồn thành khóa luận, cơ đã chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình cho em những kiến thức lý thuyết, thực tế cũng như các kỹ năng trong
viết bài, đồng thời cũng chỉ rõ những thiếu sót và hạn chế để em hoàn thành bài
báo cáo với kết quả tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn trung tâm PTMT & địa không gian, Khoa
QLTNR & MT trường Đại học Lâm Nghiệp cũng như UBND xã Quỳnh Hải đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, điều tra nghiên cứu tại
cơ sở.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khóa luận khó tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các
bạn sinh viên để giúp em hồn thành bài khóa luận được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên

Nguyễn Tuấn Anh
i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3
1.1
1.1.1
1.2

Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật................................................... 3
Khái niệm chung về thuốc bảo vệ thực vật .............................................. 3
Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ................................................... 6

1.2.1 Trên thế giới ................................................................................................ 6
1.2.2 Tại Việt Nam ............................................................................................... 7

1.3

Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường ............................................. 9

1.3.1 Gây mất cân bằng hệ sinh thái .................................................................... 9
1.3.2 Hình thành dịch bệnh hại ............................................................................ 9
1.3.3 Gây ô nhiễm môi trường ........................................................................... 10
1.3.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người ......................................................... 11
1.4

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới .................................. 13

1.4.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................... 13
1.4.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 14
1.5

Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ................................................................... 16

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 17
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 17
2.2 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 17
2.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .................................................................... 17
2.4 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 17
ii


2.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 18
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 22

3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 22
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 22
3.1.2 Địa hình, địa mạo ....................................................................................... 23
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 27
4.1 Hiện trạng công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã Quỳnh Hải .......... 27
4.1.1 Hiện trạng quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã Quỳnh hải ..................... 27
4.1.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân tại khu vực nghiên cứu……..29
4.2. Hiện trạng thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại khu vực
nghiên cứu. .......................................................................................................... 35
4.2.1 Nhận thức của người dân về tác hại của tồn dư thuốc BVTV đối với môi
trường và sức khỏe con người. ............................................................................ 35
4.2.2 Hiện trạng thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của
người dân và của xã............................................................................................. 38
4.3 Kết quả đo nhanh một số chỉ tiêu chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu ...... 41
4.4 Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn xã .............. 44
4.4.1 Biện pháp quản lý....................................................................................... 45
4.4.2. Áp dụng chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)....................... 47
4.3.3. Biện pháp về kinh tế .................................................................................. 50
4.3.4 Tuyên truyền giáo dục cộng đồng .............................................................. 50
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 52
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 52
5.2 Tồn tại............................................................................................................ 53
5.3

Kiến nghị.................................................................................................... 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54
PHỤ LỤC
iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANTQ

: An ninh

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CN-TTCN

: Công nghiệp

UBND

: Uỷ ban nhân dân

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CTNH

: Chất thải nguy hại

TDS


: Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solids)

NTU

: Độ đục (Nephelometric Turbidity Unit)

IPM

: Quản lý dịch hại tổng hợp

PTMT

: Phân tích môi trường

QLTNR & MT : Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường
MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

TTCNXDCB

: Thị trường công nghiệp xây dựng cơ bản

IPM

: Chương trình phịng trừ dịch hại tổng hợp
(Intergrated Pesticide Management)

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật ............................................................. 4
Bảng 1.2 Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy ................................... 5
Bảng 1.3 Tổng hợp các dạng thuốc vảo vệ thực vật ............................................. 5
Bảng 2.1 Bảng vị trí lấy mẫu .............................................................................. 19
Bảng 3.1 Cơ cấu diện tích đất ............................................................................. 24
Bảng 4.1 Hiện trạng kinh doanh và quản lý thuốc BVTV tại các cơ sở tư nhân ........ 27
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng và thải bỏ chất thải thuốc BVTV của người dân trên
khu vực nghiên cứu ............................................................................................. 33
Bảng 4.3 Kết quả đo nhanh một số chỉ tiêu chất lượng nước tại khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................................... 41
Bảng 4.4 Mong đợi của người dân về công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật ........ 45

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe của con người ... 13
Hình 2.1 Một số máy đo sử dụng trong đề tài..................................................... 21
Hình 3.1 Hình ảnh khu vực nghiên cứu .............................................................. 22
Hình 4.1 Diện tích đất canh tác trung bình của các hộ gia đình ...................... 29
Hình 4.2 Cơ cấu một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu của các hộ gia đình .... 30
Hình 4.3 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật các hộ gia đình chuyên dùng ......... 31
Hình 4.4 Lượng thuốc bảo vệ thực vật mà các hộ gia đình sử dụng cho một sào
ruộng trên một mùa vụ ........................................................................................ 32
Hình 4.5 Một số loại cây trồng nơng nghiệp tại khu vực nghiên cứu................. 33
Hình 4.6 Bao bì thuốc BVTV sau khi người dân vứt bừa bãi tại cánh đồng ...... 34
Hình 4.7 Nhận biết của người dân về mức độ nguy hiểm của thuốc BVTV ...... 35

Hình 4.8 Hiểu biết của người dân về quy tắc 4 đúng .......................................... 36
Hình 4.9 Cách xử lý dụng cụ sau khi phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ ...................... 37
Hình 4.10. Loại bao bì mà người dân hay sử dụng hiện nay .............................. 39
Hình 4.11. Phương pháp người dân xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng ...... 40
Hình 4.12 Biểu đồ biểu thị giá trị độ đục đo được trong mẫu nước ................... 43
Hình 4.13 Phế phẩm thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường .............................. 43

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng đóng một vai trị quan
trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh để phục vụ cho sản xuất, đảm bảo an ninh
lương thực. Theo tính tốn của các chuyên gia trong những năm 70, 80, 90 của
thế kỉ 20, thuốc bảo vệ thực vật góp phần tăng năng suất khoảng 20-30% đối
với các loại cây trồng chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả. Theo Gifap, giá trị
tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2
tỷ USD và năm 2010 là 30 tỷ USD trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng
lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng từ 200-300% (Cục bảo vệ thực vật,
2019).
Việt Nam là một nước sản xuất nơng nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận
lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng đi đơi với nó cũng là sự phát triển của
sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật để phòng trừ sâu bệnh hại để bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương
thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và thiết yếu.
Thuốc BVTV đóng vai trị quan trọng trong phát triển nơng nghiệp đối với nước
ta, thuốc BVTV được sử dụng trong việc phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng,
bảo đảm năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Bên cạnh
những lợi ích mà thuốc BVTV đem lại cho người thì thuốc BVTV cũng có
những tác hại to lớn đến mơi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là lượng

tồn lưu hóa chất trong các bao bì, chai lọ sau khi sử dụng được thải trực tiếp ra
môi trường. Thuốc BVTV cịn dư trong bao bì, chai lọ sẽ phát tán vào mơi
trường đất, nước, khơng khí và đi vào cơ thể con người thông qua các chuỗi
thức ăn hay hít phải trực tiếp làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Là một xã có truyền thống nơng nghiệp, đang trên con đường phát triển xã
Quỳnh Hải cũng khơng nằm ngồi xu hướng trên. Xã Quỳnh Hải hiện nay có sự
thay đổi lớn trong đời sống người dân khi bước vào thời kỳ phát triển. Năng
suất trồng trọt được nâng cao cùng với việc áp dụng ngày càng nghiều biện
1


pháp trồng trọt mới và các phương pháp sản xuất mới để nâng cao năng suất cây
trồng. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích kinh tế mà ngành nơng nghiệp mang lại
là các ảnh hưởng tiêu cực của việc lạm dụng thuốc BVTV trong quá trình canh
tác của người dân. Với các đặc tính độc hại, lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV
thải bỏ vào mơi trường có thể là một nguy cơ lớn đối với việc ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân. Do vậy, công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật này hoàn toàn cần thiết. Để
góp phần đưa ra các biện pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả phù hợp
với thực tiễn, tôi tiến hành làm đề tài: “Nghiên cứu thực trạng công tác quản
lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã nơng nghiệp Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ,
tỉnh Thái Bình”. Mong rằng kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là một cơ sở khoa học
trong việc đề xuất các chính sách về quản lý, thu gom chất thải rắn nói chung và
chất thải nguy hại nói riêng góp phần giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường
trên địa bàn xã.

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1 Khái niệm chung về thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những chế phẩm có nguồn gốc hóa chất, thực
vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại
tài nguyên thực vật. Gồm: Các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật, các chế phẩm dùng để điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm
rụng hay khơ lá, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật
gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. (Theo pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch
thực vật nước CHXHCNVN và Điều lệ Quản lý thuốc BVTV)
Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành
kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngồi
tác dụng phịng trừ sinh vật gây hại tài ngun thực vật, thuốc BVTV còn bao
gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hồ sinh trưởng thực vật, các chất làm
rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được
thuận tiện (thu hoạch bơng vải, khoai tây bằng máy móc,…). Những chế phẩm
có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật
đến để tiêu diệt.
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ
gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản
(côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại…) có một tên
chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là
thuốc trừ dịch hại. (PGS.TS Nguyễn Trần Oánh năm 2007).
1.1.2 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
 Có nhiều cách để phân loại thuốc BVTV như phân loại theo cơng dụng hoặc
theo gốc hóa học (nhóm Clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ…), theo thời gian
phân hủy. Các thuốc BVTV có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả
năng gây độc khác nhau.

3



Bảng 1.1. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
STT

Công dụng

Thành phần chính
- Hợp chất hữu cơ Clo (Hydrocloruacacbon);
- Hợp chất hữu cơ Phospho (Este axit phosphoric);

1

Thuốc trừ sâu bệnh

- Muối Carbamic;
- Pyrethroids tự nhiên và nhân tạo;
- Dinitro phenol;
- Thuốc có nguồn gốc từ thực vật.
- Nitro anilin;

2

Thuốc diệt cỏ

- Muối carbamic và Thiocarbamic;
- Hợp chất nitơ dị vòng (Triazine);
- Dinitrophenol và dẫn xuất phenol.
- Thuốc diệt nấm vô cơ (trên căn bản sulfur đồng và
thủy ngân);


3

Thuốc diệt nấm

- Thuốc diệt nấm hữu cơ (Dithiocarbamat);
- Thuốc diệt nấm qua rễ (Benzimidazoles);
- Kháng sinh (sản phẩm từ vi sinh vật).

4

Thuốc diệt chuột

- Chất chống đông máu (Hydroxy coumarins); - Các
loại khác (Arsennicals, thioureas).
- Ức chế sinh trưởng (hợp chất Quatermary);

5

Thuốc kích thích

- Kích thích đâm chồi (Carbamates);
- Kích thích rụng quả (Cyclohexmide).
(Nguồn Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000)

+ Theo Bộ NN-PTNT tổng cộng có 439 hoạt chất và hàng nghìn tên gọi khác
nhau tuy nhiên ta có thể phân thành 5 loại chính như bảng trên.
+ Theo nghiên cứu cho thấy 30% dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong
đất, nước trong khoảng thời gian 50 năm. (Nguyễn Kim Vân năm 2008).


4


Bảng 1.2. Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy
Thời gian phân
Một số loại điển hình
hủy
Các hợp chất hữu cơ chứa kim
Nhóm hầu như khơng
Khơng phân hủy
loại: Hg, Asen… Loại này đã bị
phân hủy
cấm sử dụng
Nhóm khó phân hủy
DDT, 666 (HCH), đã bị cấm sử
2-5 năm
hay POP
dụng
Nhóm phân hủy trung
Thuốc loại hợp chất hữu cơ có
1-18 tháng
bình
chứa clo (2,4-D)
Hợp chất Photpho hữu cơ,
Nhóm dễ phân hủy
1-12 tuần
Cacbonat.
Phân nhóm
1
2

3
4

(Phan Thị Phẩm, 2010)
Bảng 1.3. Tổng hợp các dạng thuốc vảo vệ thực vật
Dạng
thuốc

Chữ viết
tắt

Một số loại điển hình

Ghi chú
ND,
EC,

Thuốc ở thể lỏng, trong
suốt.
Dễ bắt lửa cháy nổ

DD,
SL,

Hịa tan đều trong nước,
khơng chứa chất hóa sữa

Nhũ dầu

ND, EC


Tilt
250
Basudin
40
DC-Trons Plus 98.8 EC

Dung
dịch

DD, SL, L,
AS

Bonanza
100
Baythroid
5
Glyphadex 360 AS

Bột hòa
nước

BTN, BHN,
WP,
DF,
WDG, SP

Viappla
Vialphos
Copper-zinc

Padan 95 SP

Huyền
phù

HP, FL, SC

Appencarb super
Carban 50 SC

Hạt

H, G, GR

Basudin
Regent 0.3 G

10

H,

Viên

P

Orthene
97
Deadline 4% Pellet

Pellet,


Thuốc
phun bột

BR, D

Karphos 2 D

10
80
85

BTN,
BHN,
WP,
50

FL,

Dạng bột mịn, phân tán
trong nước thành dung
dịch huyền phù
Lắc đều trước khi sử
dụng
Chủ yếu rải vào đất
Chủ yếu rải vào đất, làm
bả mồi.
Dạng bột mịn, không tan
trong nước, rắc trực tiếp


(Nguồn: Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000)
5


 Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hóa học
Nhóm thuốc thảo mộc: Thuốc BVTV sinh học tạo bởi q trình tách chiết thực
vật có hiệu lực khá cao và phong phú như Nicotin trong cây thuốc lá, Limonene
từ vỏ cam quýt... độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong mơi trường, ít
độc với con người và động vật máu nóng, được khuyến khích sử dụng trong
nơng nghiệp sạch.
Nhóm Clo hữu cơ: DDT, BHC, Edosunfan... độ độc thuốc đối với động
vật máu nóng đều từ trung bình đến cao, ít tan trong nước, tan nhiều trong dung
mơi hữu cơ, cấu tạo hóa học bền nên tích lũy lâu dài trong mơi trường và cơ thể
sinh vật (thời gian phân hủy 95% DDT trong tự nhiên là 10 năm, BHC là 6
năm, Dieldrin 8 năm). Mặc dù giá thành rẻ, hiệu lực cao, thời gian hiệu lực dài,
tuy nhiên nhóm hoạt chất Clo hữu cơ khơng có đặc tính chọn lọc, gây hại cho
các lồi thiên địch, sinh vật có ích cũng như con người.
Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, Malathion, Paration... độ độc cấp tính
của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao, phổ rộng diệt được nhiều loại
sâu bệnh, tác dụng nhanh, ít tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ
nên tích lũy lâu dài trong các mơ của cơ thể sinh vật.
1.2 Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong
ngành kinh tế nơng nghiệp. Thuốc có vai trị lớn trong việc phòng trừ sâu bệnh
bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm.
Trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc BVTV góp phần
bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các loại cây trồng chủ yếu
như lương thực, rau, hoa quả.
Những năm gần đây theo ý kiến và nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa

học và các chuyên gia về nông nghiệp, bảo vệ thực vật, sinh thái quá trình sử
dụng thuốc BVTV ở thế giới trải qua 3 giai đoạn là: 1 - sử dụng cân bằng
6


(Balance use): yêu cầu cao, sử dụng có hiệu quả. 2 - sử dụng dư thừa (Excessise
use): bắt đầu sử dụng quá mức, lạm dụng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến môi
trường, giảm hiệu quả. 3 - Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): quá lạm
dụng thuốc BVTV, tạo nguy cơ tác hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe
cộng đồng, giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn dư thừa
sử dụng từ những năm 80 - 90 và giai đoạn khủng hoảng từ những năm đầu thế
kỷ 21. Với những nước đang phát triển, sử dụng thuốc BVTV chậm hơn (trong
đó có Việt Nam) thì các giai đoạn trên lùi lại khoảng 10 - 15 năm.
+ Trên thế giới các ngành sản xuất nông nghiệp cũng là nguồn tiêu thụ thuốc
bảo vệ thực vật lớn hơn so với các ngành như lâm nghiệp và cây công nghiệp.
Hiện danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại, ở các
nước thường từ 400 - 700 loại. (Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại). Tăng
trưởng thuốc BVTV những năm gần đây từ 2 - 3%. Trung Quốc tiêu thụ hằng
năm 1,5 - 1,7 triệu tấn thuốc BVTV (Nguồn: Liên hiệp hội khoa học và kĩ thuật
Việt Nam- VUSTA)
1.2.2 Tại Việt Nam
Không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật - khuyến cáo
này liên tục được đưa ra. Thế nhưng, đây vẫn là thực tế hết sức nổi cộm trong
nông nghiệp Việt Nam. Một thống kê đáng cảnh báo đã được công bố đó là Việt
Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều và khó
kiểm sốt.
Trung bình 5 nãm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi từ 500 - 700 triệu
USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Trong số này, 48% là thuốc diệt cỏ, tương
đương 19.000 tấn, còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, khoảng trên 16.000 tấn.
Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1 ha cây trồng mỗi năm ở Việt

Nam lên đến 2 kg, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ từ 0,2 - 1
kg/ha. Tình trạng lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật đã kéo theo

7


hàng loạt hệ lụy đối với sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng và đe dọa
đến nền nông nghiệp bền vững.
Phần lớn các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta hiện nay có
nguồn gốc từ nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc BVTV nhập lậu cho
thấy hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV,
trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ
chiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác như thuốc xông hơi, khử trùng, bảo
quản lâm sản, điều hòa sinh trưởng cây trồng chiếm 12% (Cục Bảo vệ thực
vật,2015).
+ Hiện nay những ngành sử dụng nhiều hóa chất thuốc bảo vệ thực vật như:
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và cây Cơng nghiệp. Trong đó cây trồng nơng nghiệp
chiếm tỉ trọng lớn trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo năng
suất cây trồng còn cây lâm nghiệp và cây Công nghiệp hầu như lượng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật là rất ít.
+ Theo Phạm Văn Lầm - 2000, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè ở Thái
Nguyên từ 6,2 đến 29,7 lần/ năm, cho lúa ở đồng bằng sông Hồng từ 1 - 5 lần/ vụ, ở
đồng bằng sông Cửu Long từ 2 - 6 lần/ vụ, trên 6 lần có 35,6% hộ. Số lần phun cho
rau từ 7 - 10 lần/ vụ ở đồng bằng sông Hồng, ở Thành phố Hồ Chí Minh 10 - 30 lần.
Một kết quả điều tra năm 2010 (Bùi Phương Loan - 2010) ở vùng rau đồng bằng
sông Hồng cho thấy số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 26 - 32 lần (11,1 - 25,6
kg/ha) trong 1 năm. Số lần phun như trên là q nhiều, có thể giảm 45 - 50% (Ngơ
Tiến Dũng, Nguyễn Huân, Trương Quốc Tùng 2002, 2010)
+ Những khu vực như: Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thái Bình, Hải

Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng bằng sơng Cửu long đã có
những khuyến cáo hoặc có ảnh hưởng, hệ luỵ đến sức khoẻ, môi trường do ảnh
hưởng của thuốc BVTV ( Nguồn: Đánh giá ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo
vệ thực vật thuốc nhóm chất tồn lưu khó phân hủy tại Việt Nam -2015)
8


1.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường
Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những cơn
trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự
nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn
dư lâu, khơng bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật,
cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng
trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày
sẽ có hại cho sức khỏe. Mơi trường thành phần như đất, nước, khơng khí là một
hệ thống hồn chỉnh có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi
trường này sẽ tác động đến môi trường.
1.3.1 Gây mất cân bằng hệ sinh thái
+ Trong tự nhiên, cả loài gây hại loài có lợi hay các lồi thiên địch đều góp
phần giúp cân bằng hệ sinh thái . Nhưng khi con người sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật thì tác động khơng ít đến khả năng sinh tồn của chúng gây mất cân
bằng và làm mất sự ổn định trong tự nhiên. Thuốc Bảo vệ thực vật rất có lợi
trong việc tiêu diệt các lồi có hại nhưng vơ hình chung cũng đã tiêu diệt các
lồi có lợi.
+ Các lồi thiên địch như ong kí sinh hay cơn trùng bắt mồi , thường nhạy cảm
với thuốc hơn cả những loài gây hại. Mỗi lần dung thuốc gây suy giảm số lượng
loài hoặc khiến một số loài bị thiếu thức ăn hay bị ngộ độc từ con mồi đã bị
trúng thuốc. Theo Pimetel (1971) để chống lại 1000 loại sâu hại thì thuốc
BVTV đã tác động đến hơn 200.000 lồi sinh vật khơng có hại mà cịn quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người.

1.3.2 Hình thành dịch bệnh hại
+ Sau nhiều lần dùng thuốc, các loài gây hại bị suy yếu nhưng có những lồi
kháng được thuốc nên chúng sinh sôi mãnh mẽ và trở thành dịch hại nguy hiểm
gây tổn thất nặng nề.

9


+ Ngồi ra, cịn phát sinh thêm nhiều loại dịch hại mới phức tạp, phát triển
mạnh mẽ hơn lúc này người ta nghiên cứu ra các loại thuốc có độc tố cao hơn
để tiêu diệt được chúng. Cứ như vậy vịng tuần hồn khơng dừng lại và ngày
càng gây ra những hậu quả nặng nề.
+ Cứ mỗi lần dịch bệnh phát triển mạnh mẽ, sinh sôi nhanh hơn trước người dân
lại tiếp tục sử dụng thuốc nhưng phải tăng nồng độ/liều lượng, tăng tần suất sử
dụng thuốc. Vơ tình đã huấn luyện cho các lồi gây hại khả năng thích nghi,
kháng lại thuốc, chúng thích nghi dần và ngày càng phát triển mạnh hơn.
+ Trong khi các loài gây hại ngày càng phát triển mạnh hơn thì người nơng dân
ngày càng dùng nhiều thuốc thì đời sống của các sinh vật có ích ngày càng bị đe
dọa, gây ra ơ nhiễm môi trường.
1.3.3 Gây ô nhiễm môi trường
+ Thuốc BVTV rất dễ bay hơi đặc biệt vào những ngày nắng nóng tuy nhiên rất
ít trường hợp bị ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật trong khơng khí, chủ yếu
chúng tác động ở môi trường đất và nước.
+ Sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một phần sẽ bị bay hơi, một phần bị
quang hóa, phần khác sẽ bị cây hấp thụ và phân giải, chuyển hóa nhưng thuốc
vẫn sẽ đi vào trong đất.
+ Tuy nhiên nhiều loại thuốc có độc tính cao có thể giết chết nhiều loại sinh vật
có lợi trong đất và lại có thời gian phân hủy rất lâu nên đất không thể phân hủy
hết, mà cứ dùng lâu dài và liên tục khiến các chất nguy hại tích lũy lâu dài trong
đất.

+ Những phần thuốc chưa thấm vào đất thì chảy tràn trên đồng ruộng (gặp điều
kiện thời tiết cực đoan như mưa, lũ, bão) sau đó chảy vào kênh, rạch hay thơng
qua đất mà ngấm vào mạch nước ngầm, chưa kể các vỏ bao bì mà người dân
vứt bừa ở ruộng và cả khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ln ra kênh,
rạch các nguồn nước gần đó.

10


+ Tất cả các hành động và sự việc trên đều là ngun nhân dẫn đến tình trạng ơ
nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe con người và các loài sinh vật. Sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
người nông dân thường có thói quen khơng vứt rác những nơi quy định, nếu trời
mưa bão hóa chất cịn xót lại trong vỏ bao thuốc BVTV sẽ theo dòng nước (hiện
tượng chảy tràn bề mặt) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và
nước.
1.3.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
+ Trong lúc sử dụng, do chủ quan nên người nông dân không trang bị đầy đủ đồ
bảo hộ, không vệ sinh sạch sẽ sau khi phun, xịt thuốc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp
từ độc tố từ thuốc.
+ Theo trung tâm khuyến nơng Việt Nam 2013 chỉ tính riêng trong năm 2009
trong cả nước đã có 4.515 người bị nhiễm độc thuốc BVTV trong đó có 138
trường hợp tử vong. Nếu là loại có độc tính nhẹ thì chúng khơng gây tử vong
ngay nhưng chúng sẽ tích dần trong cơ thể con người lâu dần rồi chúng sẽ biểu
hiện ra bên ngoài bằng các hiệu chứng phát bệnh. Khi đã phát hiện ra thì hậu
quả đã quá nghiêm trọng. Trong cuộc chiến lịch sử của nước ta, Mỹ đã rải
xuống một thứ chất hóa học là chất độc màu da cam hay là hợp chất Dioxin –
nguyên nhân dẫn đến những biến đổi di truyền, mục đích là để làm rụng hết lá
cây nhưng cũng chết biết bao thế hệ tương lai, để lại bao nỗi đau đầy xót xa.
+ Với những thuốc có độc tính cao chắc chắn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng

đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc sau khi phun, xịt thuốc, lại còn có người sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật để tự tử.
+ Lại có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến thế hệ sau này,
người dùng thì khơng thấy biểu hiện gì nhưng chúng có thể làm biến đổi gen di
chuyền ở nhiều đời như dị tật hay mắc những căn bệnh hiểm nghèo bẩm sinh .
+ Thơng thường, các loại hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và
động vật chủ yếu từ 3 con đường sau:
11


- Hấp thụ xun qua các lỗ chân lơng ngồi da.
- Đi vào thực quản theo hướng thức ăn hoặc nước uống.
- Đi vào khí quản qua đường hơ hấp
Các triệu chứng khi nhiễm thuốc BVTV
- Hội chứng về thần kinh: Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất ngủ,
giảm trí nhớ. Rối loạn thần kinh thực vật như ra mồ hơi. Ở mức độ nặng hơn có
thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến tê liệt, nặng hơn nữa có thể gây
tổn thương não bộ, hội chứng nhiễm độc não thường gặp nhất là do thủy ngân
hữu cơ sau đó là đến lân hữu cơ và Clo hữu cơ.
- Hội chứng về tim mạch: Co thắt ngoại vi, nhiễm độc cơ tim, rối loạn nhịp tim,
nặng là suy tim, thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, Clo hữu cơ và Nicotin.
- Hội chứng hô hấp: Viêm đường hơ hấp, thở khị khè, viêm phổi, nặng hơn có
thể suy hơ hấp cấp, ngừng thở, thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, Clo hữu cơ.
- Hội chứng tiêu hóa – gan mật: Viêm dạ dày, viêm gan, mật, co thắt đường
mật, thường là do nhiễm độc Clo hữu cơ, Carbamat, thuốc vô cơ chứa Cu, S.
- Hội chứng về máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, xuất huyết, thường là do nhiễm
độc Clo, lân hữu cơ, Carbamat. Ngồi ra trong máu có sự thay đồi hoạt tính của
một số men như men Axetyl cholinesteza do nhiễm độc lân hữu cơ. Hơn nữa,
có thể thay đổi đường máu, tăng nồng độ Axit pyruvic trong máu.(Nguyễn Trần
Oánh năm 2007)

Ngoài 5 hội chứng kể trên, nhiễm độc do thuốc BVTV cịn có thể gây ra tổn
thương đến hệ tiết niệu, nội tiết và tuyến giáp.
Như vậy, nếu quá trình phân phối và sử dụng thuốc BVTV khơng an tồn, đúng
cách sẽ gây nhiều nguy hiểm cho môi trường, sức khỏe con người và sinh vật.

12


Hình 1.1 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe của con người
(Nguồn: Tổng cục môi trường 2009)
1.4 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới
1.4.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
+ Tuy trình độ khoa học kĩ thuật ở Việt Nam chưa cao nhưng đã có một số
nghiên cứu đánh giá cho thấy ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến mơi
trường là vơ cùng quan trọng. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm giúp
cải thiện chất lượng sống cho người nông dân.
+ Năm 2013, để giải quyết vấn đề liên quan đến thuốc BVTV, Viện Môi
trường nông nghiệp đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu mơ hình thu gom và xử lý
bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát thải trong sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội với
mục tiêu: “Đề xuất được mơ hình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV quy mơ
cộng đồng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các vùng sản xuất nông
nghiệp tai Hà Nội”, đề tài hướng đến đề xuất được các giải pháp kỹ thuật xử lý
bao bì thuốc BVTV, xây dựng được mơ hình tổ chức thu gom và xử lý bao bì
thuốc BVTV cùng với các giải pháp duy trì thực hiện. Do sự hiểu biết cịn hạn
chế của người dân và khơng có sự hướng dẫn cũng như chưa có đủ kinh phí xây
dựng nên mơ hình này chưa được áp dụng phổ biến.

13



+ Năm 2014, nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Phượng
đã hoàn thành đề tài: “ Đánh giá khả năng áp dụng cơng cụ ký quỹ hồn trả
cơng tác quản lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại bàn xã Hoa Lộc, huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa”. Đề tài đã đánh giá được thực trạng ô nhiễm môi trường
do thuốc bảo vệ môi trường thông qua biện pháp ký quỹ hoàn trả dối với bao bì
thuốc BVTV. Tuy nhiên, đề tài vẫn gặp hạn chế đó là: Mức độ ơ nhiễm mơi
trường do hóa chất BVTV chỉ mới mang tính định tính, chưa có sự định lượng
rõ ràng, biện pháp ký quỹ hoàn trả được đánh giá là có tính khả thi nhưng trên
thực tế cần có sự góp sức rất lớn của nhiều cơ quan ban ngành, khó thực hiện ở
phạm vi hẹp như một xã. Để giải quyết vấn đề bức thiết liên quan đến rác thải
từ thuốc BVTV cần có những biện pháp tổng hợp hiệu quả, cần đề xuất các biện
pháp phù hợp nhằm giảm lượng thuốc BVTV tiêu thụ và xử lý bao bì thuốc
BVTV.
1.4.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
+ Hiện nay với công nghệ khoa học phát triển đã có rất nhiều quốc gia trên
thế giới tham gia vào nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với
môi trường và đời sống của con người và các hệ sinh thái.
+ Báo cáo của Australia cho thấy khơng có tác động tiêu cực nào đối với
quẩn thế ong mật từ việc sử dụng hoạt chất Neonicotinoid - Tháng 2 năm 2015
một báo cáo được công bố bởi chính phủ Australia đã cho thấy việc sử dụng
Neonicotinoids (một hoạt chất để xử lý hạt giống) sẽ có thể giúp hạn chế những
nguy cơ rủi ro đối với môi trường từ việc phun thuốc trừ sâu, đồng thời chỉ ra
rằng việc gia tăng sử dụng hoạt chất này sẽ không gây ra sự suy giảm đối với
quần thể ong mật.
+ Năm 1962, Carson trong cuốn sách Silent spring (Mùa xuân tĩnh lặng) đã
đề cập đến những rủi ro môi trường liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Cuốn sách đã thật sự gây sốc cho không ít người khi biết rằng những mối nguy
hiểm đó do chính con người tạo ra và song hành trong cuộc sống. Chúng là
14



những chất độc có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và nhiều loại chất khác sử
dụng trong nông nghiệp. Từ đất, nước và từ các bộ phận của cây trồng, những
chất độc hại đó tham gia vào chuỗi thức ăn và hiện diện trên bàn ăn của các gia
đình.
Carson cho rằng những hóa chất đó thậm chí cịn nguy hiểm hơn cả
những chất phóng xạ. Chúng có thể xâm nhập theo đường tiêu hóa (cùng thức
ăn, đồ uống); theo đường hơ hấp (ví dụ khi ta hít phải) hay qua da (như khi
phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ không mang khẩu trang, gang tay v.v.)… Với cách
thức xâm nhập đó, con người có nguy cơ mang theo chất độc từ lúc sinh ra đến
khi chết và chịu sự tàn phá của chúng.
+ Năm 2002, Fred Whitford, điều phối viên của chương trình này đã viết
cuốn sách Tài liệu hồn chỉnh về quản lý thuốc BVTV. Tác giả cho rằng cần
chính sách dứt khốt và các u cầu xem xét một sản phẩm thuốc trừ sâu trước
khi bước vào thị trường, với nhãn mác rõ ràng và chính xác, và vời người tiêu
dung có nhận thức tốt. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng đóng một vai trị rất quan
trọng trong việc duy trì cuộc sống của chúng ta bởi chính thuốc BVTV giúp con
người ta bảo vệ được cây trồng, nguồn lương thực, thực phẩm của nhân loại.
Cuốn sách mô tả tiến trình mà theo đó cơng nghiệp và các Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Hoa Kỳ đạt được sự đồng thuận về nguy cơ mà thuốc trừ sâu gây cho
con người, động vật hoang dã và nước.
+ Để xử lý nước rửa bình xịt, chai, lọ… từ quá trình sử dụng thuốc BVTV,
hạn chế việc xả, đổ nước thải bừa bãi, gây ảnh hưởng đến môi trường năm 1993
do hai nhà khoa học Thụy Điển là Torsttensson và Castillo đã nghiên cứu và đề
xuất mơ hình đệm sinh học. Đây là cơng trình xây dựng đơn giản và rẻ tiền
được áp dụng rộng rãi như là một biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt và nguồn
nước ngầm.

15



1.5 Quản lý thuốc bảo vệ thực vật
+ Hiện nay, tại nhiều vùng sản xuất nông nghiệp đã được đầu tư thùng chứa,
điểm thu gom bao bì thuốc BVTV. Bằng nhiều hình thức tun truyền, tập
huấn, người nơng để có ý thức bảo vệ môi trường, thu gom vỏ thuốc đúng nơi
quy định. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, tình trạng bao bì thuốc BVTV
vứt bỏ bừa bãi trên cánh đồng sau khi sử dụng vẫn còn khá phổ biến. Một số
nơng dân khác thì thu gom vỏ chai, bao bì thuốc đem đốt hoặc chơn lấp khơng
an toàn ngay tại ruộng, vườn. Việc xử lý vỏ bao bì chưa được cơ quan quản lý,
chính quyền, nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh và nông dân quan tâm xử lý cũng
như tiêu hủy bao bì một cách an toàn hiệu quả.
 Nhận xét chung :
+ Hiện nay trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang rất quan
tâm đến vấn đề về thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều các phương pháp để cải thiện
canh tác cho người nơng dân. Bằng nhiều hình thức như tuyên truyền cho người
dân thấy rằng tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người
Tổ chức các đợt thu gom vỏ thuốc đúng nơi quy định. Thực tế qua khảo
sát ta vẫn cịn thấy rằng cơng tác tuyên truyền, quản lý chưa được chặt chẽ
nhiều hộ nông dân sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xong vẫn còn vứt bừa
bãi ra ruộng hoặc đem đi chôn lấp không đúng nơi quy định gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.

16


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật
và bảo vệ môi trường tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn xã
Quỳnh Hải.
- Đề xuất giải pháp quản lý thuốc BVTV hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng
môi trường trên địa bàn xã Quỳnh Hải.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Bao bì thuốc bảo vệ thực vật và các hoạt động quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực
vật tại xã Quỳnh Hải.
2.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái
Bình.
- Thời gian nghiên cứu từ 10/1/2020 đến 10/4/2020.
- Nội dung nghiên cứu chủ yếu thực hiện thông qua phương pháp điều tra thực
địa (đo nhanh một số mẫu nước), phương pháp phỏng vấn và kế thừa số liệu tại
khu vực nghiên cứu.
2.4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đã tập trung thực hiện các nội
dung như sau:
2.4.1 Nghiên cứu hiện trạng cơng tác quản lý hóa chất BVTV tại xã Quỳnh
Hải.
+ Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Đánh giá công tác quản lý sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn xã Quỳnh Hải.

17


2.4.2 Nghiên cứu hiện trạng thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
sau sử dụng tại xã Quỳnh Hải.
+ Đánh giá hiện trạng thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại xã.
+ Đánh giá hiện trạng xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại xã.

2.4.3 Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu
Xác định nhanh các chỉ tiêu chất lượng nước mặt như: pH, TDS, NaCL, nhiệt
độ, độ đục
2.4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV
sau sử dụng
+ Xây dựng mơ hình thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
+ Biện pháp về kinh tế
+ Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Phương pháp kế thừa số liệu
Ngoài các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, cần nghiên cứu các tài liệu
về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, của khu vực nghiên cứu, thuốc
BVTV thông dụng, kết hợp tham khảo các bài báo khoa học, các nghiên cứu
khoa học, tham khảo thông tin trên các website… để sử dụng số liệu mà các tác
giả trước đó phân tích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
2.5.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa, quan sát trực tiếp về tình hình
quản lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.
Bên cạnh đó, đề tài đã sử dụng bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn người
dân địa phương, người bán thuốc BVTV và cán bộ chuyên trách về tình hình sử
dụng và quản lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại địa phương. Các thông tin
mà tác giả điều tra, phỏng vấn tập trung vào tập quán canh tác, các loại thuốc
BVTV thường dùng liều thường dùng và hiệu quả của nó, cách xử lý bao bì
thuốc BVTV sau sử dụng. Căn cứ vào số hộ dân canh tác nông nghiệp tại xã và
18


×