Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Lan tỏa tri thức, cải tiến đổi mới cấp ngành và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của doanh nghiệp trường hợp nghiên cứu ở ngành công nghiệp chế tạo ở việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.94 KB, 29 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------------------------------------NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH

LAN TỎA TRI THỨC, CẢI TIẾN ĐỔI MỚI CẤP NGÀNH
VÀ NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) CỦA
DOANH NGHIỆP:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở NGÀNH
CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành: 9310105

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1.
2.

TS. Phạm Khánh Nam
TS. Phạm Hồng Văn

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


2

Cơng trình được hồn thành tại:
.............................................................................................
.............................................................................................
Người hướng dẫn khoa học:


TS. Phạm Khánh Nam
TS. Phạm Hoàng Văn
Phản biện 1: .........................................................................
Phản biện 2: .........................................................................
Phản biện 3: ........................................................................
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường tại:
.............................................................................................
.............................................................................................
Vào hồi ...... giờ............... ngày......... tháng........... năm.........
Có thể tra cứu luận án tại thư viện: ......................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................


3

Tóm tắt
Nghiên cứu này đã phát triển khung phân tích của lan tỏa tri
thức ở cấp ngành và kiểm định các tác động lan tỏa này từ các
hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) và hoạt động thương mại lên hoạt động cải
tiến, đổi mới cấp ngành bằng các mơ hình Hồi quy khơng gian.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng kiểm định tác động lan tỏa
từ hoạt động cải tiến, đổi mới của ngành và vốn con người của
địa phương lên năng suất các nhân tố tổng hợp của 7,236 doanh
nghiệp thuộc 38 ngành công nghiệp chế tạo ở 62 tỉnh thành Việt
Nam bằng mơ hình đa cấp độ. Bằng mơ hình Hồi quy không
gian với 38 ngành công nghiệp chế tạo tương ứng với bảng

Input/Output từ năm 2010 đến 2014, chỉ tác động lan tỏa nội
ngành thay vì liên ngành đã được tìm thấy có ý nghĩa thống kê.
Điều này ủng hộ lý thuyết lan tỏa của Marshall hơn là của
Jacobs. Cụ thể, chỉ các hoạt động R&D và xuất khẩu được tìm
thấy có tác động dương đến cải tiến, đổi mới cấp ngành. Ngược
lại, các hoạt động FDI và nhập khẩu dường như lại có tác động
âm. Ở mơ hình đa cấp độ, so với các đặc tính của ngành và địa
phương, các đặc tính thuộc tính của doanh nghiệp có thể giải
thích được nhiều nhất sự khác biệt trong năng suất các nhân tố
tổng hợp ở các doanh nghiệp. Ổn định qua các mơ hình, quy
mơ doanh nghiệp, mức độ tăng cường về vốn và hoạt động xuất
khẩu được tìm thấy có tác động tích cực lên năng suất các nhân
tố tổng hợp ở các doanh nghiệp. Cải tiến, đổi mới cấp ngành
chuyển sang có tác động tích cực lên năng suất các nhân tố tổng
hợp của doanh nghiệp sau độ trễ một năm. Ngoài ra, tác động
ngoại tác của vốn con người ở địa phương cũng được tìm thấy
có tác động dương lên năng suất các nhân tố tổng hợp của doanh
nghiệp ở địa phương đó.
Từ khóa: Lan tỏa tri thức, cải tiến đổi mới cấp ngành, năng
suất các nhân tố tổng hợp, hồi quy không gian, mô hình đa cấp
độ


4

1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của chủ đề nghiên cứu
Vai trò của lan tỏa tri thức đến cải tiến đổi mới cấp ngành là
chủ đề quan trọng cần nghiên cứu. Theo Aghion và Jaravel

(2015), cải tiến đổi mới ở một doanh nghiệp hay một ngành có
thể được tạo ra từ tri thức đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
khác hoặc ngành khác. Mehrizi và Ve (2008) cho rằng nghiên
cứu chủ đề này ở cấp độ ngành giúp thực hiện được việc kết
nối các nhân tố thuộc doanh nghiệp với môi trường kinh tế vĩ
mơ. Malerba (2002) cũng nhấn mạnh vai trị của việc nghiên
cứu hoạt động sản xuất và cải tiến đổi mới ở cấp độ ngành.
Theo Padoan (1999), việc tiếp cận cấp độ ngành có thể nghiên
cứu được các lan tỏa và tích lũy tri thức. Tuy nhiên, các nghiên
cứu về vai trò của lan tỏa tri thức đến cải tiến đổi mới cấp ngành
còn rất hạn chế. Ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về
cải tiến đổi mới, đặc biệt là các nghiên cứu về cải tiến đổi mới
ở cấp độ ngành. Do đó, mục tiêu trước tiên của luận án này là
nghiên cứu vai trò của lan tỏa tri thức đến cải tiến đổi mới cấp
ngành thông qua ba kênh lan tỏa từ các hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoạt
động thương mại bằng mơ hình hồi quy khơng gian.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu nguồn gốc sự khác biệt trong
năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của doanh nghiệp từ các
yếu tố đặc tính của doanh nghiệp và các lan tỏa từ các yếu tố
thuộc ngành và địa phương cũng rất cần thiết. TFP được hiểu
là phần cịn lại của sản lượng khơng thuộc đóng góp từ yếu tố
vốn và lao động. Trong mơ hình của Solow (1956), phần dư


5

này là một hộp đen thể hiện vai trò của yếu tố cải tiến cơng
nghệ đóng góp cho tăng trưởng bền vững. Rõ ràng là sự khác
biệt trong TFP của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ các đặc

tính thuộc về doanh nghiệp. Tuy nhiên, Acemoglu (2009) cho
rằng sự khác biệt trong TFP không nhất thiết là chỉ do yếu tố
công nghệ. Chẳng hạn như, hai doanh nghiệp cùng sử dụng
cơng nghệ giống nhau nhưng có thể áp dụng cơng nghệ đó theo
các cách thức khác nhau và mang lại mức độ hiệu quả khác
nhau. Tuy nhiên, ngay cả khi các doanh nghiệp này áp dụng
cách thức giống nhau thì vẫn có sự khác biệt trong TFP của các
doanh nghiệp này. Sự khác biệt này vẫn có thể xuất phát từ đặc
tính của ngành và địa phương mà doanh nghiệp hoạt động.
Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố tạo ra sự khác biệt trong
TFP của doanh nghiệp cần được thực hiện bằng mơ hình đa cấp
độ. Mơ hình này có thể phân tách các tác động của các nhân tố
từ cấp độ doanh nghiệp đến ngành và địa phương. Tuy nhiên,
hiện nay hầu hết các nghiên cứu về TFP đều tập trung vào các
nhân tố thuộc cấp độ doanh nghiệp. Mặc dù TFP được xem là
nhân tố chính của chất lượng tăng trưởng nhưng các nghiên cứu
về TFP còn rất hạn chế ở Việt Nam (CIEM, 2010). Nghiên cứu
này có thể tạo ra đóng góp mới khi áp dụng mơ hình đa cấp độ
để nghiên cứu về sự khác biệt trong TFP của doanh nghiệp
trong mục tiêu còn lại của luận án. Nhờ đó, nghiên cứu có thể
đưa ra các gợi ý chính sách khơng chỉ cho doanh nghiệp mà
cịn cho chính phủ trong các chiến lược thúc đẩy kinh tế.
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu và các tính mới của luận án


6

Nghiên cứu này có thể đóng góp tính mới ở lần lượt ba khía
cạnh bao gồm khung phân tích, phương pháp tiếp cận và bối
cảnh nghiên cứu. Về khung phân tích, yếu tố lan tỏa tri thức

cấp ngành đã được xây dựng dựa trên sự tổng hợp các tích lũy
tri thức ở cấp độ doanh nghiệp của Cohen và Levinthal (1989).
Khung phân tích này có tính mới khi chỉ ra được sự lan toản tri
thức cấp ngành không chỉ là lan tỏa nội bộ ngành mà còn cả
những lan tỏa liên ngành với ba kênh lan tỏa từ hoạt động R&D,
FDI và thương mại. Thêm vào đó nghiên cứu này còn thể hiện
được những tác động lan tỏa từ cải tiến đổi mới cấp ngành và
vốn nguồn nhân lực của địa phương lên TFP của doanh nghiệp
dựa trên các ý tưởng về lợi thế theo quy mô nội bộ ngành
(Marshall, 1920), lan tỏa tri thức liên ngành (Griliches, 1992)
và vai trò của lan tỏa vốn nhân lực lên năng suất (Moretti,
2004).
Về mặt phương pháp, nghiên cứu này có hai cách tiếp cận
mới. Trước tiên, nghiên cứu đã áp dụng mô hình hồi quy khơng
gian để nghiên cứu vai trị của các kênh lan tỏa tri thức lên cải
tiến đổi mới cấp ngành. Sau đó, nghiên cứu đã áp dụng mơ hình
đa cấp độ để đo lường các tác động của các yếu tố từ cấp độ
doanh nghiệp đến các cấp độ ngành và địa phương đến TFP của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu kết hợp các yếu tố lan tỏa tri thức,
cải tiến đổi mới và năng suất các nhân tố tổng hợp trong luận
án này cũng rất cần thiết và có tính mới trong bối cảnh nghiên
cứu ngành cơng nghiệp chế tạo ở Việt Nam. Về bối cảnh của
Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu các


7

nhân tố tạo nên sự khác biệt trong TFP của doanh nghiệp từ các
đặc tính thuộc cấp độ doanh nghiệp, ngành đến địa phương

bằng mơ hình đa cấp độ. Một vài nghiên cứu về TFP có xem
xét đến vai trị của giao dịch FDI (Ni và các cộng sự, 2015; Vũ
Hoàng Dương và Lê Văn Hưng, 2017; Lê Hồ Phi Khanh và các
cộng sự, 2018 và Nguyễn Lan Hương, 2017) hoặc vai trò của
các lợi thế của cụm kinh tế trong công nghiệp chế tạo ( Francois
và Nguyễn, 2017; Toshitaka và các cộng sự, 2014) hoặc vai trò
của cạnh tranh nhập khẩu trong ngành (Doan và các cộng sự,
2016). Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào áp dụng mơ hình đa
cấp độ cho vấn đề nghiên cứu trên. Việc áp dụng mơ hình đa
cấp độ với 63 tỉnh thành và 38 ngành thuộc ngành cơng nghiệp
chế tạo góp phần tạo nên giá trị của nghiên cứu này trong bối
cảnh của Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu thứ nhất của luận án là nghiên cứu các kênh lan
tỏa tri thức lên hoạt động cải tiến đổi mới ở các ngành công
nghiệp chế tạo ở Việt Nam với các câu hỏi nghiên cứu cụ thể
như sau:
1.1. Cải tiến đổi mới cấp ngành có chịu sự tác động trực
tiếp bởi hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của chính
ngành đó trong các ngành cơng nghiệp chế tạo của Việt Nam
hay khơng?
1.2. Cải tiến đổi mới cấp ngành có chịu sự tác động gián
tiếp bởi hoạt động R&D của các ngành khác trong các ngành
công nghiệp chế tạo của Việt Nam hay không?


8

1.3. Cải tiến đổi mới cấp ngành có chịu sự tác động trực
tiếp bởi các giao dịch với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước

ngồi (FDI) của chính ngành đó trong các ngành công nghiệp
chế tạo của Việt Nam hay khơng?
1.4. Cải tiến đổi mới cấp ngành có chịu sự tác động gián
tiếp bởi các giao dịch với doanh nghiệp FDI của các ngành khác
trong các ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam hay không?
1.5. Cải tiến đổi mới cấp ngành có chịu sự tác động trực
tiếp bởi các hoạt động thương mại của chính ngành đó trong
các ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam hay không?
1.6. Cải tiến đổi mới cấp ngành có chịu sự tác động gián
tiếp bởi các hoạt động thương mại của các ngành khác trong
các ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam hay không?
Mục tiêu thứ hai của luận án là nghiên cứu các tác động của
các đặc tính thuộc các cấp độ từ doanh nghiệp, địa phương và
cấp ngành đến năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) với các
câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
1.1. Bao nhiêu sự khác biệt trong TFP của doanh nghiệp có
thể được giải thích từ các nhân tố thuộc cấp độ doanh nghiệp,
cấp độ ngành và cấp độ địa phương?
1.2. Quy mô của doanh nghiệp có tác động lên TFP của
doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế tạo của Việt
Nam hay không?
1.3. Cường độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có tác động
đến TFP của doanh nghiệp hay khơng?
1.4. Có sự khác biệt trong TFP của doanh nghiệp xuất khẩu
và doanh nghiệp không xuất khẩu hay không?


9

1.5. Cải tiến đổi mới cấp ngành có tan động lan tỏa tích cực

lên TFP của các doanh nghiệp thuộc ngành đó trong các ngành
cơng nghiệp chế tạo của Việt Nam hay khơng?
1.6. Vốn nhân lực ở địa phương có tác động đến TFP của
các doanh nghiệp thuộc chính địa phương đó hay khơng?
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy không gian để
phân tích tác động của ba kênh lan tỏa tri thức lên cải tiến đổi
mới cấp ngành. Sau đó, nghiên cứu sẽ áp dụng mơ hình đa cấp
độ để nghiên cứu sự khác biệt trong TFP của doanh nghiệp đến
từ ba nhóm nhân tố thuộc cấp độ doanh nghiệp, cấp độ ngành
và cấp độ địa phương. Nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu
Doanh nghiệp Việt Nam (VES) và dữ liệu khảo sát năng lực
cạnh tranh và công nghệ Việt Nam (TCS) cùng với dữ liệu
thuộc Bảng cân đối liên ngành (Input/Output) năm 2012 của
Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu khảo sát
địa phương hằng năm của Tổng cục Thống kê (GSO).
Đơn vị phân tích là ngành trong nghiên cứu tác động của
các hoạt động R&D, FDI và thương mại lên cải tiến đổi mới
cấp ngành. Đơn vị ngành được tổng hợp từ dữ liệu doanh
nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam từ năm
2010 đến năm 2014. Mối quan hệ giữa các ngành được xác định
dựa trên thông tin giao dịch trao đổi nguyên vật liệu trung gian
trong bảng Input/Output năm 2012 của Việt Nam. Bằng mơ
hình hồi quy khơng gian, nghiên cứu phân tích tác động trực
tiếp cũng như gián tiếp của các hoạt động R&D, FDI và thương
mại lên cải tiến đổi mới cấp ngành.


10


Trong khi đó, doanh nghiệp là đơn vị phân tích trong nghiên
cứu về tác động của các đặc tính thuộc các cấp độ từ doanh
nghiệp đến cấp độ địa phương, cấp độ ngành lên TFP của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp này cũng thuộc các ngành công
nghiệp chế tạo của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ năm
2011 đến 2014. Các đặc tính thuộc cấp độ doanh nghiệp được
tiếp cận từ dữ liệu TCS và VES. Các đặc tính thuộc cấp độ
ngành được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của mục tiêu nghiên
cứu thứ nhất thuộc nghiên cứu này. Ngoài ra, dữ liệu Chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) cũng được tiếp cận để xác
định vốn nhân lực của địa phương.
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này có thể có những đóng góp dưới góc độ lý
thuyết cũng như hàm ý chính sách. Về mặt lý thuyết, nghiên
cứu đã phát triển được khung phân tích và kiểm định giả thuyết
về lan tỏa tri thức ở cấp độ ngành. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
áp dụng cách tiếp cận mới là mơ hình hồi quy khơng gian để
phân tích lan tỏa tri thức giữa các ngành. Bên cạnh đó, nghiên
cứu này cũng đã nỗ lực khám phá tác động của hộp đen thuộc
về bối cảnh lên TFP của doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu đã
áp dụng mơ hình đa cấp độ để nghiên cứu tác động lan tỏa từ
cải tiến đổi mới cấp ngành và vốn nhân lực của địa phương lên
TFP của doanh nghiệp.
Việc xác định các nhân tố cốt lõi của năng lực cải tiến đổi
mới cấp ngành mang lại những thông tin thiết yếu cho các nhà
hoạch định chính sách trong việc nâng cao năng lực ngành.
Thêm vào đó, mơ hình hồi quy đa cấp độ cũng có thể giúp các
nhà hoạch định chính sách nắm bắt được tầm quan trọng của



11

nhóm nhân tố từ đặc tính doanh nghiệp cũng như đặc tính của
ngành và địa phương đối với TFP của doanh nghiệp.
1.5. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án này bao gồm 5 chương. Chương đầu tiên giới thiệu
khái quát về luận án. Chương thứ hai sẽ tổng quan nghiên cứu
bao gồm thiết kế khung phân tích và tổng hợp các nghiên cứu
thực nghiệm của cả hai mục tiêu nghiên cứu. Chương tiếp theo
sẽ trình bày về Phương pháp nghiên cứu cụ thể về bản chất và
việc áp dụng mơ hình hồi quy khơng gian và mơ hình đa cấp
độ. Thêm vào đó, chương này cũng mơ tả cụ thể mơ hình, cách
thức đo lường biến và khai thác dữ liệu. Hai chương tiếp theo
là các chương về kết quả và thảo luận. Một chương mô tả và
thảo luận kết quả của cải tiến đổi mới cấp ngành và các tác động
lan tỏa. Chương còn lại cung cấp kết quả và thảo luận về các
nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt của TFP ở các doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế tạo ở Việt Nam.
2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm
2.1.1. Lan tỏa tri thức
Một cách khái quát, lan tỏa tri thức được hiểu là việc hưởng
lợi từ tri thức được khám phá bởi các tổ chức khác mà không
phải chi trả hồn tồn chi phí cho việc hưởng lợi này vì tri thức
có đặc tính “lan tỏa” từ tổ chức này đến tổ chức khác. Khái
niệm lan tỏa bắt nguồn từ bản chất hàng hóa cơng của tri thức
với đặc tính là khơng cạnh tranh và khơng thể loại trừ (Arrow,
1962). Tùy theo loại hình của tri thức mà lan tỏa tri thức có thể
được phân loại là được chia sẻ tự nguyện và bắt buộc giữa các

tổ chức (Romer, 1990). Kaiser (1960) cũng cho rằng lan tỏa tri


12

thức bắt nguồn từ thất bại trong việc bảo vệ sở hữu tri thức được
tạo ra ở các doanh nghiệp cải tiến đổi mới. Khối lượng các tri
thức không thể bảo vệ quyền sở hữu được gọi là tri thức được
lan tỏa. Griliches (1992) cho rằng đầu tư vào tri thức có khả
năng cao sẽ bị lan tỏa để thương mại hóa bởi bên thứ ba, bên
mà khơng phải chịu tồn bộ chi phí cho việc tiếp cận và thực
hiện các ý tưởng tri thức đó.
2.1.2. Cải tiến đổi mới
OECD (2005) đã đưa ra khái niệm về cải tiến đổi mới như
sau “cải tiến đổi mới là việc thực hiện tạo ra sản phẩm (hàng
hóa hoặc dịch vụ) mới hoặc có cải tiến đáng kể, hoặc là quy
trình, phương pháp truyền thông mới hoặc phương pháp tổ
chức mới trong thực tiễn kinh doanh, ở tổ chức sản xuất hoặc
trong các mối quan hệ với bên ngoài.”
Theo xu hướng phát triển kinh tế, nhiều nghiên cứu quan
tâm hơn đến khía cạnh tổ chức và truyền thông và dựa vào khái
niệm về cải tiến đổi mới của OECD (2005). Theo đó, cải tiến
đổi mới được khái quát hóa là việc giới thiệu sản phẩm (hàng
hóa hoặc dịch vụ) mới hoặc cải tiến đáng kể, quy trình mới hoặc
cải tiến đáng kể, phương pháp truyền thông mới hoặc phương
pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh và hợp tác của môi
trường làm việc.
2.1.3. Hàm sản xuất tri thức và các nhân tố tác động đến
cải tiến đổi mới trong nghiên cứu này
Nghiên cứu này dựa trên hàm sản xuất tri thức (KPF), được

đề xuất đầu tiên bởi Pakes và Griliches (1984) để xác định các
nhân tố của cải tiến đổi mới trong mơ hình. Pakes và Griliches


13

(1984) đã minh họa lượt đồ đơn giản về hàm sản xuất tri thức
như sau:

Hình 2.1. Khung phân tích của hàm sản xuất tri thức
Nguồn: Pakes và Griliches (1984)
Theo như lượt đồ trên trong hàm sản xuất tri thức, là vốn
tri thức giúp chuyển đổi các đầu tư cho nghiên cứu, R và phần
chưa quan sát được, U, thành các phát minh sáng chế. Phần
chưa quan sát được có thể là tác động kết hợp của các yếu tố
đầu vào phi chính thức của R&D và các yếu tố chưa quan sát
được trong hàm sản xuất các phát minh sáng chế.
2.1.4. Hệ thống cải tiến đổi mới cấp ngành (SIS) và các
nhân tố tác động
Theo Malerba (2002), người đặt nền tảng của hệ thống cải
tiến đổi mới cấp ngành, “ngành cung cấp một đơn vị phân tích


14

cốt lõi cho các nhà kinh tế, các học giả, các nhà kỹ thuật và lịch
sử kinh tế trong nghiên cứu về các hoạt động sản xuất và cải
tiến, đổi mới.” Ông đề xuất một hệ thống cấp ngành bao gồm
các sản phẩm và mạng lưới các tổ chức tạo nên các giao dịch
thị trường và phi thị trường để hình thành, sản xuất và bán các

sản phẩm đó. Một hệ thống cấp ngành bao gồm một hệ thống
tri thức, công nghệ, đầu vào và nhu cầu cụ thể. Giao dịch, tương
tác có thể xuất hiện giữa các tổ chức trong hệ thống này. Các
tổ chức có thể được biết đến là các cá nhân và tổ chức với đa
dạng cấp độ liên kết. Tương tác giữa các tổ chức có thể được
thực hiện thơng qua trao đổi thơng tin, hợp tác, cạnh tranh và
được định hình bởi các thể chế. Từ đó, ơng đề xuất rằng hệ
thống cải tiến đổi mới cấp ngành có thể được sử dụng để giải
thích cho việc hình thành, hấp thụ, chia sẻ và sử dụng tri thức
và cải tiến, đổi mới ở một ngành.
2.1.5. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) được xác định là tỷ
phần của sản lượng khơng được giải thích bởi các nhân tố đầu
vào truyền thống là lao động và vốn. Một cách phổ quát, sản
lượng được biết đến là một hàm của các nhập lượng đầu vào
được sử dụng bởi doanh nghiệp và năng suất của doanh nghiệp
đó (Katayama, Lu và Tybout, 2009). Một cách cơ bản, hàm sản
xuất Cobb – Douglas được sử dụng để đo lường TFP.
Việc xác định phương pháp đo lường TFP trong nghiên cứu
này dựa trên việc so sánh bốn phương pháp chính là Tác động
cố định (Fixed effects), các biến công cụ và GMM, ước lượng


15

bán tham số của Olley vàPakes (1996) và ước lượng bán tham
số được phát triển bởi Levinsohn và Petrin (2003)
2.2. Khung lý thuyết
2.2.1. Phát triển mơ hình nghiên cứu lan tỏa tri thức cấp ngành
Nghiên cứu bắt đầu xây dựng dạng hàm cho các phương

trình kết nối các biến số trong dữ liệu nghiên cứu ở cấp ngành
bắt nguồn từ các phương trình ở cấp doanh nghiệp của Cohen
và Levinthal (1989).
Cohen và Levinthal (1989) đã xây dựng một mơ hình về tích
lũy tri thức của doanh nghiệp như sau:
=
+ ( ∑
+ T)
(2.19)
Trong đó là tích lũy tri thức khoa học và công nghệ của
doanh nghiệp i; thể hiện tỷ lệ tri thức trong xã hội được doanh
nghiệp i khai thác, tận dụng và thể hiện khả năng hấp thu của
doanh nghiệp đó. là mức độ lan tỏa tri thức nội ngành và T là
mức độ lan tỏa tri thức liên ngành. Đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển ở doanh nghiệp khác là
với j≠i nhưng có đóng
góp vào . Mơ hình này gợi mở các lan tỏa tri thức nội ngành
và liên ngành giữa các ngành.
Nghiên cứu xác định Zs là tổng tích lũy tri thức của ngành
s: Zs =∑
(2.20)
Tương tự, Ms là tổng hợp các yếu tố đầu vào cho tri thức
của ngành s:
=∑
.
(2.21)
Sau khi chuyển đổi, ta có:
.
+∑
=

+ ( − 1). . . ∑
+
.∑
.
( ≠ !) + " ∑


16

Để biểu hiện sự lan tỏa tri thức liên ngành, nghiên cứu này
dựa trên cơ sở ý tưởng của Griliches (1992).
Tổng lượng tri thức của ngành i từ tất cả các nguồn tri thức
sẵn có được thể hiện trong Griliches (1992) như sau:
= ∑$
(2.39)
Cuối cùng ta có:
.
=
+ ( − 1). . . ∑
+

. ∑ $% . &% (' ≠ () + . ∑
.
( ≠ !) ∑
(2.41)
Kế thừa ý tưởng hàm sản xuất tri thức của Pakes và
Griliches (1984), nghiên cứu đã xây dựng mơ hình xác định các
nguồn lan tỏa tri thức tác động đến cải tiến, đổi mới cấp ngành.
2.2.2. Các kênh lan tỏa tri thức và các giả thuyết của
mục tiêu nghiên cứu thứ nhất

Griliches (1979) đã tranh luận rằng tích lũy tri thức của bất
kỳ ngành hay phân ngành nào không chỉ bắt nguồn từ đầu tư
nghiên cứu phát triển của chính ngành đó mà cịn có thể bắt
nguồn từ tri thức học được từ các ngành, phân ngành khác. Bởi
vậy, năng suất của ngành i không chỉ phụ thuộc vào đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển của ngành i mà còn từ đầu tư của ngành
j, ngành h và giữa các ngành khác. Dựa vào nền tảng này,
nghiên cứu kiểm định các giải thuyết về tác động trực tiếp của
hoạt động R&D lên cải tiến đổi mới trong nội bộ ngành đó và
tác động gián tiếp của R&D từ các ngành khác lên hoạt động
cải tiến, đổi mới của một ngành như sau:
H11: Hoạt động nghiên cứu và phát triển ở ngành i có tác
động tích cực đến cải tiến, đổi mới của chính ngành đó.


17

H12: Cải tiến, đổi mới ở ngành i có thể nhận được sự lan tỏa
tích cực từ hoạt động nghiên cứu và phát triển ở các ngành khác
liên quan.
Hofmann và Wan (2013) đã đề xuất ngoại tác theo chiều
ngang của FDI có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh
nghiệp trong cùng ngành bởi bốn kênh bao gồm cạnh tranh, kế
thừa và tận dụng, luân chuyển lao động và tác động thông qua
cung ứng nguyên vật liệu đầu vào.
Markusen và Venables (1997) đã thiết kế một khung phân
tích đánh giá được các tác động của các kết nối ngành. Họ đề
xuất rằng ở cấp độ ngành, sự hiện hữu của FDI có thể thay đổi
cung cầu ở một ngành liên quan.
Dựa trên nền tảng của ngoại tác xuôi và ngược của FDI được

đề xuất bởi Markusen và Venables (1997), Hofmann và Wan
(2013), nghiên cứu đưa ra các giải thuyết sau:
H13: Giao dịch với doanh nghiệp FDI ở ngành i có thể giúp
nâng cao cải tiến đổi mới ở chính ngành đó.
H14: Cải tiến đổi mới ở ngành i có thể nhận được các tác
động lan tỏa từ các giao dịch với FDI trong các ngành khác liên
quan.
Grossman và Helpman (1991) đã xây dựng khung phân tích
về đóng góp của yếu tố nước ngồi lên nguồn vốn tri thức tích
lũy trong nước tăng lên theo số lượng các giao dịch thương mại
giữa đối tác trong nước và nước ngoài. Dựa vào căn cứ trên,
nghiên cứu đưa ra các giả thuyết về tác động trực tiếp và gián
tiếp của xuất khẩu và nhập khẩu như sau:
H15a: Xuất khẩu ở ngành i có thể thúc đẩy năng lực cải tiến
đổi mới của chính ngành đó.


18

H15b: Nhập khẩu ở ngành i có thể thúc đẩy năng lực cải tiến
đổi mới của chính ngành đó.
H16a: Cải tiến đổi mới ở ngành i có thể được thúc đẩy bởi
hoạt động xuất khẩu ở các ngành liên quan.
H16b: Cải tiến đổi mới ở ngành i có thể được thúc đẩy bởi
hoạt động nhập khẩu ở các ngành liên quan.
2.2.3. Khung lý thuyết về lan tỏa tri thức đến các doanh nghiệp
2.2.3.1. Tranh luận về lan tỏa tri thức trong nội bộ
ngành đến các doanh nghiệp
Griliches (1991) đã khẳng định tác động lan tỏa nội ngành
thông qua năng suất các nhân tố tổng hợp như sau:

A = Y/X = ). * +,-. . / . 0 12,3
(2.48)
Như ở phương trình trên, TFP khơng chỉ phụ thuộc vào các
nhập lượng đầu vào truyền thống mà còn phụ thuộc vào nhiều
nhân tố không đo lường được thay đổi theo thời gian. Trong
nghiên cứu của Griliches (1991) chưa đề cập cụ thể về các nhân
tố chưa đo lường được này. Nghiên cứu này đã lập luận và đề
xuất các nhân tố này có thể bao gồm các nhân tố liên quan đến
bối cảnh của ngành và của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt
động. Cụ thể, nghiên cứu đi vào đo lường và đánh giá tác động
của cải tiến đổi mới cấp ngành và vốn nguồn nhân lực của địa
phương đối với TFP của doanh nghiệp.
2.2.3.2. Ngoại tác tích cực từ nguồn vốn nhân lực của
địa phương đến các doanh nghiệp
Moretti (2004) khởi đầu xây dựng khung phân tích và trực
tiếp ước lượng các tác động ngoại tác của vốn nguồn nhân lực
lên năng suất của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp


19

chế tạo. Để mô tả bản chất của sự cân bằng về khơng gian khi
có sự hiện diện của lan tỏa từ vốn nguồn nhân lực, Moretti
(2004) đã xây dựng khung phân tích cân bằng tổng qt. Giả
sử có hai thành phố với hai loại lao động là đã qua đào tạo và
chưa qua đào tạo, Moretti (2004) đã đưa ra giả định có hai loại
hàng hóa một là hàng hóa được giao thương trong phạm vi quốc
gia và cịn lại là hàng hóa được giao thương ở phạm vi địa
phương. Sử dụng hàm Cobb-Douglas, mỗi thành phố là một
nền kinh tế cạnh tranh với hàm sản xuất của các doanh nghiệp

như sau:
Y = A 454 656 78 (2.49)
Trong đó H và L lần lượt là số giờ làm việc của lao động có
kỹ năng và lao động chưa có kỹ năng và K là vốn. Để tìm thấy
ngoại tác tích cực từ vốn nhân lực, Moretti (2004) đã phân tích
năng suất của doanh nghiệp thuộc một thành phố sẽ chịu sự tác
động của tổng vốn nguồn nhân lực của thành phố đó: A = f(9̅)
trong đó 9̅ là tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp cao đẳng của thành
phố nhưng khơng thuộc doanh nghiệp đó.
2.2.4. Mơ hình đa cấp độ về năng suất các nhân tố tổng
hợp của doanh nghiệp và các giả thuyết của mục tiêu nghiên
cứu thứ hai
Dựa vào lý thuyết kinh tế lợi thế theo quy mô (Silberston
A., 1972) nghiên cứu đưa ra giả thuyết sau:
H21: Quy mơ doanh nghiệp có tác động dương đến năng suất
các nhân tố tổng hợp (TFP) của doanh nghiệp
Trong quá trình phân tách các thành tố thuộc TFP của doanh
nghiệp ở Mỹ, Solow (1962) đã tìm thấy TFP chủ yếu chịu tác


20

động bởi công nghệ so với yếu tố vốn và lao động. Dựa vào cơ
sở đó, nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết:
H22: Doanh nghiệp có tỷ suất vốn trên lao động cao sẽ có
năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cao.
Dựa vào ý tưởng học hỏi từ xuất khẩu (LBE) được thảo luận
và nghiên cứu từ giữa thập niên 1980s bởi Rhee và các cộng sự
(1984), Westpha và các cộng sự (1984) và Grossman và
Helpman (1991) và World Bank (1993), nghiên cứu đã đưa ra

giả thuyết:
H23: Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu có thể có năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cao hơn các doanh nghiệp
không xuất khẩu.
Dựa vào lý thuyết của Griliches (1992) về lan tỏa tri thức
nội ngành lên doanh nghiệp, nghiên cứu đã kiểm định giả
thuyết sau đây:
H24: Cải tiến đổi mới cấp ngành có tác động lan tỏa tích cực
đến năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp
thuộc ngành đó trong cùng một năm.
H25: Cải tiến đổi mới cấp ngành ở năm trước có tác động
lan tỏa tích cực đến năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của
các doanh nghiệp thuộc ngành đó ở năm hiện tại.
Dựa vào khung phân tích của Moretti (2004), nghiên cứu
kiểm định giả thuyết:
H26: Nguồn vốn nhân lực của địa phương có thể có tác động
lan tỏa tích cực đến năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của
các doanh nghiệp thuộc địa phương đó.
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm


21

Nội dung của phần này đã tổng hợp các nghiên cứu thực
nghiệm liên quan đến ba nhóm chủ đề chính bao gồm tổng hợp
các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến cải
tiến đổi mới cấp ngành, các kênh lan tỏa tri thức và các nghiên
cứu ứng dụng mơ hình hồi quy khơng gian. Thêm vào đó là các
nghiên cứu thực nghiệm về TFP.



22

Hình 2.3. Khung phân tích của nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả


23

3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mơ hình nghiên cứu về cải tiến đổi mới cấp ngành
Nghiên cứu áp dụng mơ hình hồi quy khơng gian (Spatial
Durbin Model -SDM), một mơ hình có hướng tiếp cận thích
hợp để phân tích các tác động lan tỏa (Beer và Riedl, 2010) như
sau:
; 2 = δ ∑ ᵂ ; 2 + ∑ ᵂ *% 2 θk + *% 2 =% + Zkit
γk +εit (*) (t=1……T, i=1…n)
(3.1)
Trong đó, biến phụ thuộc ; 2 ở phương trình (3.1) liên quan
đến hoạt động cải tiến, đổi mới lần lượt được đo bởi biến số
S_modified và S_Innovation. Các biến độc lập X liên quan đến
các kênh lan tỏa bao gồm S_RD_meanit, S_FDI_Supplierit,
S_FDI_Customerit, S_exportit and S_InputImportit. ᵂ là ma
trận thể hiện mối quan hệ giữa ngành i và ngành j thông qua
việc trao đổi các nguyên vật liệu đầu vào. Mô tả chi tiết của các
biến được thể hiện ở Bảng 3.1.
Các ngành trong nghiên cứu này được xác định dựa trên

phân ngành 4 chữ số của VSIC. Doanh nghiệp được phân theo
ngành sản xuất chính ở đây là ngành mà doanh nghiệp có giá
trị sản xuất hoặc doanh thu cao nhất hoặc có số lượng lao động
cao nhất. Để các nhóm ngành tương thức với các nhóm ngành
trong Bảng cân đối liên ngành (Input/Output), nghiên cứu gộp
các ngành công nghiệp chế tạo theo VSIC thành 38 nhóm
ngành tương ứng với các ngành trong Bảng Input/Output (chi
tiết như trong Phụ lục 1, trang xx). Cuối cùng, nghiên cứu tạo
được một dữ liệu bảng với 190 quan sát từ năm 2010 đến năm
2014.


24

3.2. Mơ hình nghiên cứu về sự khác biệt trong TFP
của doanh nghiệp bằng mơ hình đa cấp độ
Để phân tách tác động của từng cấp độ gồm doanh nghiệp,
ngành và tỉnh, mơ hình đa cấp độ đơn giản được xây dựng
không bao gồm biến độc lập được thể hiện như sau:
; ( ) = >>> + ? + ? + ? + 0 ( )
(3.29)
Trong đó ; ( ) là TFP của doanh nghiệp i thuộc ngành s và
ở tỉnh j, >>> là trung bình TFP của tất cả các ngành và tỉnh. ?
là tác động của ngành nơi mà doanh nghiệp i hoạt động chính.
? là tác động của tỉnh mà doanh nghiệp i hoạt động. 0 ( ) là
phần dư thuộc đặc tính doanh nghiệp. Ngồi ra, mơ hình cũng
bao gồm tác động kết hợp ngẫu nhiên của yếu tố ngành và địa
phương ? .
Kết quả ước lượng của mơ hình theo phương trình (3.29)
cho biết mức độ ảnh hưởng của từng cấp độ doanh nghiệp,

ngành và tỉnh lên sự khác biệt trong TFP của doanh nghiệp.
Dựa trên kết quả này, nghiên cứu sẽ xem xét việc đưa vào mơ
hình các biến số liên quan đến đặc tính doanh nghiệp, đặc tính
ngành và địa phương như sau:
; ( ) = >>> + ∑@
=A . &A +
@ *@ ( ) + ∑A
BC . 9C + ? + ? + 0 ( )
(3.30)
Trong đó, ; ( ) là TFP của doanh nghiệp i thuộc ngành s và
ở tỉnh j. X là một vector bao gồm m biến số thuộc đặc tính của
doanh nghiệp có tác động lên TFP của doanh nghiệp. Z là các
biến số thuộc cấp tỉnh và S là các biến số thuộc cấp ngành.
∑%C


25

Nghiên cứu đã kiểm sốt vấn đề bỏ sót biến và nội sinh bằng
việc so sánh kết quả của mô hình trên với kết quả của mơ hình
tác động cố định (Fixed effects). Ngoài ra, nghiên cứu cũng áp
dụng phương pháp Hausman – Taylor để khắc phục vấn đề nội
sinh và có được kết quả ước lượng hiệu quả hơn.
Mơ tả chi tiết về các biến trong mơ hình được trình bày trong
Bảng 3.2. Dữ liệu doanh nghiệp (VES) được sử dụng để đo
lường TFP của doanh nghiệp từ năm 2011 đến 2015. Bên cạnh
đó, nghiên cứu có sử dụng dữ liệu cấp tỉnh của Tổng cục Thống
kê. Tất cả các doanh nghiệp được quan sát từ năm 2011 đến
2014 với số lượng 7,236 doanh nghiệp qua từng năm tạo thành
một dữ liệu bảng với 28,944 quan sát thuộc 38 ngành và 62 tỉnh

thành.
4. CẢI TIẾN ĐỔI MỚI CẤP NGÀNH VÀ TÁC ĐỘNG
LAN TỎA: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ MÔ HÌNH HỒI
QUY KHƠNG GIAN VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
Kết quả của mơ hình ở mục 4.3 hầu như là thống nhất với
nhau. Tác động tích cực trực tiếp của R&D lên cả hoạt động
đổi mới cũng như hoạt động cải tiến của một ngành đã ủng hộ
giả thuyết của Cohen và Levinthal (1989) và Griliches (1992).
Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng của tác động
gián tiếp từ R&D lên hoạt động đổi mới hay cải tiến của ngành.
Về tác động của FDI, nghiên cứu cũng khơng tìm thấy tác động
tích cực nào của FDI như trong giải thuyết của Hofmann và
Wan (2013) and Markusen và Venables (1997). Ngược lại,
nghiên cứu tìm thấy tác động tiêu cực của số lượng nhà cung
ứng FDI trong một ngành lên hoạt động cải tiến đổi mới của


×