Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản trị mua sắm vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng thành đông (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.36 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
”Cơng ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng Thành Đông được thành lập năm 2012, là
doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực thi cơng xây dựng cơng trình hạ tầng giao
thơng, với mong muốn tham gia đóng góp vào hoạt động xây dựng hệ thống hạ tầng giao
thông hiện đại cho đất nước.”Trong xu thế tồn cầu hóa và tự do kinh doanh hiện nay,
công ty đang chịu sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng khốc liệt của thị trường. Ngoài việc
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước thì áp lực cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngồi ngày càng tăng lên. Điều này đã tạo ra thách thức rất lớn với cơng ty,
địi hỏi để tồn tại và phát triển được công ty phải nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng cơng trình hồn thành đảm bảo chất lượng tốt, tiến
độ thi công nhanh, thi công phải đảm bảo sức khỏe, an tồn và mơi trường, với chi phí
cạnh tranh mà vẫn phải đảm bảo hiệu quả. Để thực hiện được phương hướng phát triển
công ty giai đoạn 2016 – 2020, ngoài việc phải nâng cao năng lực nhân sự, tài chính,
cơng nghệ thiết bị,... thì nâng cao năng lực quản trị mua sắm vật tư là yếu tố rất quan
trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Thực tế thực hiện trong những năm vừa qua, công tác quản trị mua sắm vật tư đã
cơ bản đáp ứng được các u cầu, đóng góp quan trọng vào thành cơng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công tác quản trị mua sắm vật tư của cơng ty
vẫn cịn nhiều hạn chế, chủng loại vật tư mua về vẫn còn chưa đúng yêu cầu, chất lượng
vật tư khơng đạt u cầu cịn ở tỷ lệ cao, số lượng vật tư chưa đủ, nhiều thời điểm thiếu
tính đồng bộ, tiến độ cung cấp còn chậm đặc biệt là những thời điểm phải tăng cường đẩy
nhanh tiến độ, giá thành và điều kiện thanh toán bị sai lệch nhiều so với kế hoạch của
công ty đặt ra.”Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng
đáp ứng các yêu cầu của Chủ đầu tư/ Khách hàng về chất lượng, tiến độ, hiệu quả và xây
dựng uy tín của cơng ty.”Với ý nghĩa to lớn và vai trị quan trọng của cơng tác quản trị
mua sắm vật tư, là một người lãnh đạo của Công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng Thành


Đông,”Tôi xin lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản trị mua sắm vật tư của Công ty Cổ
phần Kỹ thuật và Xây dựng Thành Đông” làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn góp


phần vào sự phát triển bền vững của cơng ty.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đề xuất giải pháp
mới mục đích thực hiện tăng cường quản trị mua sắm vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật
và xây dựng Thành Đơng.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn cụ thể như
sau:
- Tổng hợp lý luận cơ bản về quản trị mua sắm vật tư của doanh nghiệp ngành xây
dựng. ”
- Nghiên cứu phân tích thực trạng quản trị mua sắm vật tư của công ty cổ phần kỹ
thuật và xây dựng Thành Đơng. Qua đó có những đánh giá nhận xét về kết quả đạt được,
những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế yếu kém.
-”Trên cơ sở phương hướng phát triển của công ty đến năm 2020 trong điều kiện
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế và những mặt hạn chế, đề xuất giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản trị mua sắm vật tư của Công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng Thành
Đơng.”

3. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu,”kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, tóm tắt thì luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị mua sắm vật tư của doanh nghiệp ngành xây dựng.
Chương 2: Thực trạng quản trị mua sắm vật tư của Công ty cổ phần kỹ thuật và


xây dựng Thành Đông.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản trị mua sắm vật tư của
Công ty cổ phần kỹ thuật và xây Dựng Thành Đông.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ MUA SẮM VẬT TƯ
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG
Đưa ra cơ sở lý luận về quản trị mua sắm vật tư. Trong chương này, học viên sẽ
nghiên cứu khái niệm, vai trò, ý nghĩa của quản trị mua sắm vật tư.
Nội dung của quản trị mua sắm vật tư bao gồm: lập kế hoạch mua sắm vật tư; tổ
chức thực hiện mua sắm vật tư ( bao gồm tìm kiếm nguồn vật tư, so sánh đánh giá lựa
chọn nhà cung cấp, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán vật tư, lập đơn hàng, giao
nhận và kiểm tra hàng hóa, nhập kho và xuất kho sử dụng theo nhu cầu, hoàn thiện hồ sơ
thanh toán và thanh toán cho nhà cung cấp);”kiểm tra kiểm soát hoạt động mua sắm vật
tư; đánh giá và điều chỉnh hoạt động mua sắm vật tư.
Để hoạt động mua sắm vật tư đạt hiệu quả cao,“các nhà quản trị khơng chỉ hiểu rõ
về qui trình mua sắm vật tư mà cần nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị mua sắm
vật tư.”Về nhân tố ảnh hưởng, có 2 nhóm nhân tố đó là nhân tố bên trong doanh nghiệp
gồm:“chiến lược phát triển nhà cung cấp; trình độ phát triển nguồn nhân lực; nguồn lực
tài chính; trình độ phát triển cơng nghệ thiết bị; hệ thống quản trị của doanh nghiệp và
nhóm các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp gồm: mơi trường kinh tế; mơi trường chính trị,
luật pháp; mơi trường tự nhiên; mơi trường khoa học và công nghệ; thị trường và quan hệ
khách hàng; nhà cung cấp.”Khi phân tích các nhân tố này, học viên sẽ xác định rõ tác
động của từng nhân tố tới hoạt động quản trị mua sắm vật tư của doanh nghiệp ngành xây
dựng.“Các nội dung này sẽ là cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng quản trị mua sắm
vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng Thành Đông ở Chương 2.”

CHƯƠNG 2:”THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MUA SẮM VẬT TƯ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔNG”


Luận văn đã nêu đặc điểm của công ty về:”chức năng nhiệm vụ, nguồn nhân
lực,”năng lực tài chính, tài sản vật chất và xe máy thiết bị của công ty cổ phần kỹ thuật và
xây dựng Thành Đông.”

Đi vào phân tích thực trạng quản trị mua sắm vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật và
xây dựng Thành Đông học viên đã phân tích làm rõ thực trạng dựa trên 3 nội dung: ”
Thứ nhất, phân tích các đặc điểm của công ty và môi trường vĩ mô đã ảnh hưởng
đến thực trạng quản trị mua sắm vật tư của cơng ty ra sao.
Thứ hai, trình bày và phân tích đánh giá thực trạng quản trị mua sắm vật tư dựa
trên kết quả hoạt động quản trị mua sắm vật tư giai đoạn 2012 – 2015 và kế hoạch năm
2016.
Thứ ba, phân tích đánh giá thực trạng các nội dung quản trị mua sắm vật tư của
công ty bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra kiểm soát và đánh giá điều
chỉnh hoạt động mua sắm vật tư.
Dựa trên những phân tích của 3 nội dung trên, học viên đánh giá về kết quả đã đạt
được, nêu lên hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
Kết quả đã làm được gồm: xây dựng được các nội dung quản trị mua sắm vật tư
tương đối cơ bản và đầy đủ, xây dựng được mạng lưới các nhà cung cấp rộng khắp miền
bắc, trình độ năng lực nhân sự của bộ phận mua sắm vật tư đã thực hiện được đủ các yêu
cầu của công tác quản trị mua sắm vật tư, kết quả mua sắm vật tư đã đảm bảo được cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hoạt động quản trị mua sắm vật tư cũng cịn nhiều các hạn chế: trong cơng tác lập
kế hoạch mua sắm cịn chưa chính xác, sử dụng định mức vật tư chưa phù hợp, chưa có
phân cấp mua sắm cụ thể giữa bộ phận mua sắm với công trường, cập nhật kế hoạch điều
chỉnh cịn chậm; cơng tác lựa chọn nhà cung cấp cịn chưa thực chất, thiếu tính cạnh


tranh, tiêu chí đánh giá cịn chưa đầy đủ; hoạt động kiểm tra kiểm soát và đánh giá điều
chỉnh chưa được thực hiện thường xuyên bài bản, chủ yếu là mang tính giải quyết tình
huống.
Ngun nhân chủ quan của những hạn chế là: chưa có chiến lược sản xuất kinh
doanh chính thức được ban hành nên thiếu cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển nhà
cung cấp; nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; nguồn lực tài
chính cịn yếu, cơng nghệ thiết bị phục vụ sản xuất còn thiếu về số lượng và tỷ lệ xe máy

thiết bị cũ có chất lượng khơng tốt chiếm tỷ trọng lớn; công nghệ và phần mềm phục vụ
quản lý chưa được đầu tư bài bản và chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nguyên nhân khách quan là: thị trường khách hàng của cơng ty cịn bấp bênh, việc
làm mang tính thời vụ; Nhà cung cấp thiếu tính chuyên nghiệp, mang tính đánh quả, cục
bộ địa phương và chưa có bề dày hợp tác; kinh tế vĩ mơ có nhiều biến động về giá cả của
dầu mỏ và tỷ giá; chính sách pháp luật thay đổi liên tục; chịu nhiều ảnh hưởng của đặc
điểm khí hậu và điều kiện tự nhiên của địa phương nơi sản xuất, thi công.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN
TRỊ MUA SẮM VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ XÂY
DỰNG THÀNH ĐÔNG”
Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển của”công ty cổ phần kỹ thuật và xây
dựng Thành Đông đến năm 2020 và các nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị mua
sắm vật tư của Công ty được đề cập ở chương 2, học viên đưa ra các giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản trị mua sắm vật tư gồm các giải pháp sau:
Hồn thiện cơng tác xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, trong đó chú trọng đến
việc xác định lại định mức hao hụt vật tư thực tế để tính nhu cầu khối lượng vật tư cần
cấp cho chính xác, phân cấp thực hiện mua sắm những vật tư phụ, có giá trị nhỏ cho cơng
trường tự thực hiện, cần thực hiện dự báo biến động giá cả vật tư để có thơng tin kịp thời
điều chỉnh kế hoạch mua sắm.
Lựa chọn tối ưu nhà cung cấp và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhà
cung cấp nhằm tối ưu hóa việc đánh giá lựa chọn nhà cung cấp bằng cách bổ sung thêm 3


tiêu chí đánh giá là: thâm niên hợp tác, uy tín thương hiệu của nhà cung cấp và thái độ
hợp tác, các chính sách ưu đãi.
Nâng cao trình độ năng lực nhân sự cho bộ phận mua sắm vật tư với trọng tâm là:
bổ sung nhân sự cho đủ số lượng theo nhu cầu công việc, đào tạo nâng cao để đủ trình độ
năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc và thực hiện đánh kết quả làm việc nhằm tạo
động lực làm việc.

Nâng cao năng lực tài chính của cơng ty để có đủ nguồn tài chính cho nhu cầu
mua sắm vật tư nhằm nâng cao hiệu quả mua sắm vật tư. ”
Nâng cao trình độ năng lực xe máy thiết bị thi cơng nhằm nâng cao tính chủ động
và năng suất hoạt động đảm bảo kế hoạch sử dụng vật tư cũng như nâng cao năng lực
cạnh tranh và hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. ”
Đầu tư thiết bị công nghệ, phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công tác quản trị mua
sắm vật tư nhằm đảm bảo tính chính xác, đồng bộ thông tin quản lý, trực tuyến hệ thống
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản trị mua sắm vật tư.
Tuy nhiên do trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên mặc dù đã cố
gắng nhưng luận văn khơng thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy, học viên rất mong
nhận được sự đóng góp q báu từ các Thày Cơ để luận văn được hồn thiện hơn.

KẾT LUẬN
Công tác quản trị mua sắm vật tư là một vấn đề rất quan trọng cần quan tâm giải
quyết tốt đối với ban lãnh đạo các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần kỹ thuật và
xây dựng Thành Đơng nói riêng. Để hồn thành được mục tiêu phát triển sản xuất kinh
doanh đến năm 2020 của công ty ngoài các vấn đề quan trọng về nguồn nhân lực, nguồn
tài chính, cơng nghệ thiết bị, hệ thống quản trị thì hoạt động quản trị mua sắm vật tư là rất
quan trọng, vì chất lượng và giá trị vật tư được chuyển hết vào chất lượng và giá trị của
cơng trình, mà giá trị vật tư trong cơng trình lại chiếm tỷ trọng bình quân đến hơn 60%
tổng giá trị chi phí. Việc quản trị mua sắm vật tư đạt được kết quả tốt thì đóng góp tỷ lệ
lớn vào thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài “Quản trị mua sắm vật tư của
Công ty cổ phần Kỹ thuật và Xây dựng Thành Đông” Luận văn đã đạt được một số
những kết quả như sau:


Về lý thuyết,”Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về vật tư và quản
trị mua sắm vật tư tại công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng Thành Đông bao gồm các nội
dung như: khái niệm, ý nghĩa,”vai trò của quản trị mua sắm vật tư, các nội dung và tiêu

chí đánh giá quản trị mua sắm vật tư và các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị mua sắm vật
tư của doanh nghiệp.
Về thực tiễn, qua phân tích thực trạng quản trị mua sắm vật tư của công ty cổ phần
kỹ thuật và xây dựng Thành Đơng thì nhìn chung cơng tác quản trị mua sắm vật tư của
công ty đã được thực hiện cơ bản và phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty. Bên
cạnh những ưu điểm, quản trị mua sắm vật tư của cơng ty cịn nhiều những hạn chế như
chất lượng vật tư chưa được đảm bảo, khối lượng vật tư giao cịn chưa đủ, cịn có những
kẽ hở trong quá trình mua sắm vật tư. Luận văn cũng đã đưa ra được một số giải pháp và
kiến nghị nhằm tằng cường khắc phục những hạn chế này. Trong các giải pháp mà luận
văn đưa ra, đều là những giải pháp cụ thể, thiết thực mà có thể thực hiện được ngay để
khắc phục các điểm yếu liên quan đến kế hoạch mua sắm vật tư, lựa chọn nhà cung cấp,
nâng cao trình độ năng lực nhân sự cho bộ phận mua sắm vật tư, nâng cao năng lực tài
chính, nâng cao trình độ cơng nghệ thiết bị sản xuất, đầu tư sử dụng thiết bị công nghệ và
phần mềm vào hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung cơ bản về lý luận thực tiễn công tác quản trị mua sắm vật tư
của công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng Thành Đông. Mặc dù các vấn đề nêu trong luận
văn không phải là mới nhưng là những vấn đề quan trọng xuất phát từ thực tế cần tháo gỡ
để công tác quản trị mua sắm vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng Thành
Đông được tăng cường chặt chẽ và hiệu quả hơn.“Hi vọng trong những năm tới, việc tăng
cường quản trị mua sắm vật tư sẽ giúp cho công ty phát triển đạt kết quả tốt theo mục tiêu
đề ra.



×