Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tăng cường quản lý chất lượng dự án xây dựng của công ty đầu tư phát triển đường cao tốc việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.95 KB, 6 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài:
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong những năm đầu thế kỷ 21 của

Việt Nam là “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp”. Một nền kinh tế phát triển bền vững để hướng tới một nước cơng nghiệp
địi hỏi phải một kết cấu hạ tầng mạnh và hiện đại, hạ tầng cơ sở phải đi trước một
bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với sự phát triển không ngừng về xây dựng cơ sở hạ tầng và nền kinh
tế xã hội, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản cũng được đổi mới kịp thời với yêu cầu.
Do đó xét về mức độ tổng thể, chất lượng cơng trình xây dựng không ngừng được
nâng cao. Nhiều năm nay, Việt Nam luôn nhấn mạnh phương châm “Kế hoạch lâu
dài, chất lượng hàng đầu”. Điều này đã phát huy vai trò trong việc xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở rộng đối
ngoại. Công tác quản lý chất lượng đã ngày càng được mọi người coi trọng, những
sản phẩm chất lượng cao là phương pháp có hiệu quả để cạnh tranh trên thị trường,
là sự đảm bảo cơ bản để có được khách hàng, chiếm lĩnh thị trường và phát triển
doanh nghiệp. Nhưng so với tiêu chuẩn quốc tế và mức độ phát triển kinh tế quốc
dân thì chất lượng cơng trình xây dựng trong nước cịn yếu kém. Do đó, cần phải
nhận thức vấn đề chất lượng trên tầm cao chiến lược phát triển, chất lượng có liên
quan đến vận mệnh quốc gia, tương lai của dân tộc, trình độ quản lý chất lượng đã
có liên quan đến sự hưng thịnh và là vận mệnh của doanh nghiệp.
Chất lượng dự án công trình xây dựng tốt hay xấu khơng những liên quan
đến việc sử dụng mà cịn liên quan đến an tồn tài sản và tính mạng của nhân dân,
đến sự ổn định của xã hội. Do chất lượng thiết kế và thi công kém tạo nên những
sự cố ẩn náu về chất lượng cơng trình, hậu quả của nó khơng thể lường trước được.
Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị và thực hiện một dự án xây dựng, việc tăng cường



quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn tài sản và tính mệnh của nhân dân là việc lớn
hàng đầu của quản lý dự án xây dựng.
Chất lượng cơng trình tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xây dựng
kinh tế quốc gia. Bản chất việc chất lượng cơng trình kém chính là sự lãng phí.
Chất lượng kém một mặt rất có khả năng phải sửa chữa, gia cố lại do đó phải mất
thêm chi phí, mặt khác lại tăng thêm chi phí cải tạo, bảo dưỡng trong quá trình sử
dụng. Đồng thời, chất lượng kém cũng làm giảm đi tuổi thọ sử dụng và tạo nên tổn
thất kinh tế cho người sử dụng. Do đó, vấn đề chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến
tốc độ xây dựng kinh tế đất nước.
Ngồi những tính cấp thiết và quan trọng của công tác quản lý chất lượng dự
án xây dựng nói chung nêu ở trên. Đối với lĩnh vực xây dựng cơng trình giao thơng
đặc biệt là xây dựng các cơng trình đường cao tốc là lĩnh vực mà sản phẩm xây
dựng ảnh hưởng trực tiếp đến đại đa số người dân tham gia giao thông. Đường cao
tốc được hiểu là một loại đường cấp cao đặc biệt chuyên dùng cho xe cơ giới chạy
với tốc độ cao nên vấn đề đặt ra với đường cao tốc là phải xây dựng đạt được chất
lượng cao, ổn định, đảm bảo về độ bằng phẳng và độ nhám mặt đường khi đưa
đường vào khai thác.
Từ những lý do đã trình bày ở trên, người nghiên cứu đã chọn đề tài “Tăng
cường quản lý chất lượng dự án xây dựng của Công ty Đầu tư phát triển
đường cao tốc Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ
QTKD&XDCB. Nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết và mang tính thực tiễn cao,
góp phần nâng cao chất lượng các cơng trình xây dựng nói chung và các cơng trình
xây dựng giao thơng đường bộ cao tốc nói riêng do Cơng ty đầu tư phát triển
đường cao tốc Việt Nam thực hiện.

2.

Mục đích nghiên cứu của Luận văn:



Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về quản lý chất lượng dự án xây
dựng, Luận văn sẽ đạt được những mục đích có ý nghĩa thực tiễn sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và công tác quản lý
chất lượng dự án xây dựng;
- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý chất lượng
dự án và khái quát chu trình thực hiện một dự án;
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chất lượng dự án thông qua
một số dự án xây dựng đường cao tốc đã và đang thực hiện tại Công ty đầu tư phát
triển đường cao tốc Việt Nam (VEC);
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chất
lượng dự án để xây dựng hệ thống đường cao tốc Việt Nam đạt chất lượng cao.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về lĩnh vực quản lý

chất lượng dự án xây dựng dưới góc độ Chủ đầu tư dự án. Đối tượng nghiên cứu
trực tiếp là công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng của Công ty đầu tư phát
triển đường cao tốc Việt Nam. Các dự án cụ thể gồm:
- Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, có chiều dài 50km,
nguồn vốn đầu tư trong nước, đã khởi cơng năm 2006 và dự kiến hồn thành năm
2010;
- Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, có chiều dài 264km,
nguồn vốn vay OCR của ADB, hiện nay đã khởi cơng gói thầu đầu tiên vào 4/2009
và dự kiến hoàn thành dự án vào năm 2012;
- Dự án xây dựng đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây,
nguồn vốn kết hợp khoản vay của ADB và JBIC (nay là JICA), hiện nay đang
trong giai đoạn đấu thầu tuyển chọn nhà thầu xây lắp. Gói thầu đầu tiên đã được
khởi cơng vào tháng 10/2009, dự kiến hồn thành vào năm 2013.



Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý
chất lượng dự án xây dựng của VEC thông qua các dự án đang thực hiện nêu ở trên
trong giai đoạn thực hiện dự án (giai đoạn thiết kế và giai đoạn thi công xây lắp) .
Phân tích, tổng hợp và đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác
quản lý chất lượng dự án.
4.

Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng thực hiện tổng hợp các

phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu và thực hiện đề tài.
5.

Tổng quan nghiên cứu:
Có một số tác giả đã nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng dự án xây

dựng như:
- Bài viết “Quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây
dựng và lựa chọn nhà thầu” đăng trên Website của Bộ Xây dựng
ngày 30/12/2005 theo nguồn của Tạp chí Xây dựng số
12-2005;
- Chun đề “Giám sát cơng tác khảo sát xây dựng” của TS. Ngơ Văn Hợi,
trưởng phịng Thẩm định, viện Khoa học công nghệ Xây dựng;
- Bài giảng “Quản lý chất lượng trong quản lý dự án” của Ths. Lưu Trường
Văn, trường đại học mở bán công TP.Hồ Chí Minh;
- Bài viết của TS. Bùi Ngọc Tồn năm 2006 về “Chất lượng và quản lý chất
lượng giai đoạn trước thi cơng dự án xây dựng cơng trình” đăng trên Tạp chí Giao
thơng vận tải số 12/2006;

- Bài viết “Triển khai chức năng chất lượng và các ứng dụng trong ngành xây
dựng” Nguồn: Tạp chí xây dựng số 9/2006;
- Bài viết “Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong xây dựng” của PSG.TS
Nguyễn Tiến Cường, phó cục trưởng Cục giám định;


- Bài viết” 4 điểm mới về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng” đăng trên
Website của chi Cục tiêu chuẩn –
đo lường – chất lượng thuộc Sở KHCN Bình Thuận.
6.

Kết cấu luận văn:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận

văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý chất lượng trong xây dựng cơ bản.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng của
Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng
dự án xây dựng của VEC




×