BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC VĂN BẢN TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYÊN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận.
Ở thời nào cũng vậy, muốn đất nước phát triển thì phải quan tâm đầu tư phát triển
giáo dục bởi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Điều đó địi hỏi ngành giáo dục phải
không ngừng đổi mới, người thầy phải không ngừng sáng tạo trong việc truyền thụ tri
thức cho học sinh. Đổi mới trong dạy học là cách dạy hướng đến học sinh, phát huy
được năng lực của học sinh.
Trong mấy năm gần đây, việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thơng đã có
nhiều chuyển biến; thể hiện rõ nhất là yêu cầu chuyển từ dạy học nội dung sang dạy
học phát triển năng lực. Vẫn là những nội dung dạy học cũ, vẫn là các tác phẩm văn
học trong sách giáo khoa hiện hành, nhưng cần hướng dẫn học sinh đọc hiểu, phân
tích và đánh giá theo cách thức mới. Từ việc thầy cô chủ yếu giảng văn, nói cho học
sinh nghe cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo nhận thức và cảm thụ của mình sang tổ
chức, hướng dẫn cho học sinh biết cách tiếp nhận, tự tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác
phẩm bằng những hiểu biết và cảm nhận của các em.
Truyện hiện đại Việt Nam – lớp 11 là một phần quan trọng của chương trình Ngữ
văn 11 với những truyện ngắn chọn lọc nổi tiếng nhất trong đời văn của Thạch Lam,
Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đồng thời cũng là phần kiến thức trọng tâm
trong các kì thi. Tuy nhiên, do thời gian quy định trên lớp có hạn, người dạy chưa chú
trọng dạy kĩ năng tự học, học trò còn thụ động, chưa dành thời gian cần thiết cho việc
tự học nên hiệu quả của việc học tập chưa cao.
Xuất phát từ yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực và thực trạng trên tôi
chọn báo cáo chuyên đề “Dạy học văn bản truyện hiện đại Việt Nam trong chương
trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mong muốn
cùng chị em đồng nghiệp chia sẻ phương pháp, hình thức dạy học phù hợp nhằm phát
triển được các năng lực của học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn.
1. Thuận lợi
Kiến thức văn học hiện đại được sắp xếp từ khái quát đến các văn bản cụ thể.
Nội dung được tiếp nối với chương trình THCS và phong phú hơn về thể loại.
Sự phát triển của cơng nghệ thơng tin giúp q trình đưa tài liệu vào việc soạn,
giảng văn học hiện đại thêm sinh động.
Có thể tổ chức ngoại khóa để tăng tính hấp dẫn của văn học hiện đại đối với HS.
2. Khó khăn:
Do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu thế
phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng con cái của mình vào việc học một
số mơn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ , tin học... để có lợi cho công việc, cho việc
chọn nghề sau này mà ít hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn.
Trong giờ học, các em còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi, hỏi han do chưa hiểu
sâu, chưa nắm được kiến thức, thiếu tự tin, thiếu sự tư duy trước những câu hỏi,
những vấn đề mà giáo viên đặt ra mà chủ yếu trông chờ vào bài giảng của thầy cô.
Học sinh khơng biết tự học, khơng có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, khơng biết
cách chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu kiến thức.
Các tác phẩm văn học trong chương trình ít gắn liền với thế hệ của các em.
Sự phát triển kinh tế kéo theo lối văn hóa nghe nhìn đã chiếm ưu thế, văn hóa đọc
bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến việc học sinh không cịn u thích mơn văn.
III. Mục đích nghiên cứu
Chun đề giúp GV nâng cao năng lực chuyên môn, học sinh học tập hiệu quả và
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Giúp GV có nguồn tài liệu phục vụ trực tiếp trong quá trình giảng dạy, học tập và
nghiên cứu chuyên môn.
Giúp học sinh hiểu: Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
hoặc trích đoạn (Hai đứa trẻ - Thạch Lam; Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân; Hạnh
phúc của một tang gia (Trích: Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng; Chí Phèo - Nam Cao: sự đa
dạng của nội dung và phong cách; các cảm hứng sáng tác lãng mạn, hiện thực, trào
phúng; ý nghĩa nhân văn; nghệ thuật tả cảnh, tả người; Hiểu một số đặc điểm cơ bản
của các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
1945.
Đồng thời giúp học sinh phát triển các năng lực như: Năng lực tự học, tự giải quyết
vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, hợp tác, công nghệ thông tin và truyền thông;
năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực đọc-hiểu, giải mã văn bản; năng lực
sáng tạo, tạo lập văn bản; năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống.
IV. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào vấn đề đọc hiểu văn bản truyện hiện đại Việt Nam – lớp
11 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
V. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ
năng, tài liệu tham khảo trong các cơng trình nghiên cứu và trên mạng internet.
B. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ.
1. Giáo viên xác định mục tiêu bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài từ đó
hình thành động cơ, hứng thú học tập cho học sinh
Bước 1: Giáo viên xác định mục tiêu chung của bài học
* Về kiến thức:
Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm hoặc trích đoạn,
sự đa dạng của nội dung và phong cách. Các cảm hứng sáng tác lãng mạn, hiện thực,
trào phúng; ý nghĩa nhân văn; nghệ thuật tả cảnh, tả người.
* Về kĩ năng:
- Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để đọc hiểu
văn bản.
- Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong tác phẩm.
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích của truyện hiện đại theo
đặc trưng thể loại.
- Tóm tắt và nắm bắt được cốt truyện, phân tích ngoại hình và diễn biến nội tâm
nhân vật, các mối quan hệ của nhân vật trong truyện.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những truyện hiện đại khác
của Việt Nam.
- Nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của
các tác phẩm, đoạn trích được học trong chủ đề.
Viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những văn bản đã học trong chủ đề; rút ra
những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những văn bản đã đọc và liên hệ, vận
dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
* Về phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình u q hương, đất nước, Có ý thức trân trọng
những giá trị văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc
cho hơm nay và mai sau.
- Có tấm lịng nhân ái, yêu thương con người, đặc biệt là niềm tin son sắt vào thiên
lương trong sáng, bản tính tốt lành của con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt
nhất.
Biết thể hiện chính kiến trước những ranh giới mong manh của cái tốt-cái xấu, cái
thiện- cái ác…, từ đó sáng suốt trong nhìn nhận và đánh giá con người.
- Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.
* Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến chủ đề.
- Năng lực cảm thụ văn chương
- Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
Giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà được tốt, giáo viên hướng dẫn học sinh
thực hiện các nhiệm vụ sau:
* Đọc văn bản trước khi đến lớp
Để đạt được hiệu quả, học sinh cần có một số phương pháp đọc sau: Đọc có
suy nghĩ ; Đọc có hệ thống; Đọc có ghi nhớ.
Ngồi đọc văn bản học sinh cũng nên có kỹ năng chọn lọc, sử dụng kiến
thức cũ để học kiến thức mới. Tốt nhất là vừa đọc vừa ghi chép, lưu lại tri thức,
những ý tưởng hay và khi sử dụng giúp ta khái quát vấn đề nhanh và nhớ lâu.
* Học sinh phải soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK hoặc
theo hướng dẫn của giáo viên.
Tác dụng của biện pháp này là giúp học sinh chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh
kiến thức. Học sinh biết cách phát hiện và giải quyết vần đề, biết cách thu thập
và xử lý thơng tin, biết cách hồn thiện sản phẩm khoa học ban đầu.
2. Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo mức độ yêu cầu
- Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu đặc trưng của thể loại truyện hiện đại, đặc
điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập minh họa.
3. Đổi mới trong hình thức, phương pháp dạy học qua 5 hoạt động: Khởi động
- Hình thành kiến thức - Luyện tập - Vận dụng - Mở rộng/sáng tạo
Trong thiết kế, giáo viên phải cho thấy rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị trí
chủ yếu trong tiến trình tổ chức dạy học. Để làm tốt các hoạt động trên, giáo viên cần
thực hiện các giải pháp sau:
3.1. Khởi động bài học bằng những tình huống có vấn đề để lôi cuốn, thu hút
học sinh hứng thú với bài học
Trong phần khởi động giáo viên cần dẫn dắt bài học bằng những tình huống có vấn
đề, kích thích nhu cầu ham hiểu biết, khám phá ở học sinh. Đồng thời giáo viên đưa ra
phần thưởng cho học sinh nào trả lời được và lí giải sâu sắc những vấn đề đặt ra trong
tác phẩm. Cách làm này sẽ khuyến khích, động viên tinh thần học sinh, tác động vào
động cơ thành tích, nhu cầu tự khẳng định của các em.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Chí Phèo” của Nam Cao, để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài
mới, phần khởi động tơi tổ chức hình thức sau:
Nội dung: - Trình chiếu một đoạn phim về “Làng Vũ Đại ngày ấy” ( từ phút thứ 15
đến phút thứ 18 của bộ phim)
- Trong đoạn phim trên, em hãy kể tên các nhân vật gắn liền với các tác
phẩm viết về đề tài nông dân mà các em đã được học ở THCS?
Nhiệm vụ: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
Kết quả: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Mặc dù có những sáng tác đăng báo từ 1936
nhưng phải đến Chí Phèo Nam Cao mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn. Trước Nam
Cao đã có những nhà văn thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Cơng
Hoan, Ngơ Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tài
lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn với những
cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao. Bằng ý thức “khơi những nguồn chưa ai khơi,
sáng tạo những gì chưa có” và bằng tài năng nghệ thật độc đáo của mình của mình,
Nam Cao đã vượt qua thử thách và khiến cho Chí Phèo trở thành kiệt tác trong văn
xuôi việt Nam hiện đại.
Ví dụ 2: Khi dạy tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, phần khởi động của tiết
học, tôi tổ chức hình thức sau:
Nội dung: - Em hãy kể tên các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam mà em biết?
- GV giới thiệu một số bức ảnh về chân dung tác giả Thạch Lam và hình
ảnh về ga Cẩm Giàng - Hải Dương.
- Qua những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào? Của
ai? Kể tên một số tác phẩm của tác giả đó?
Nhiệm vụ: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
Kết quả: Học sinh kể được tên một số tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
Đồng thời, học sinh xác định được tác phẩm Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam và
kể tên được một số tác phẩm của Thạch Lam mà các em đã học ở THCS.
Ví dụ 3: Khi dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, phần khởi động
của tiết học, tơi tổ chức hình thức sau:
Nội dung: - Trình chiếu một đoạn video về nghệ thuật chơi chữ nho (chữ Hán)
của các nhà nho xưa. (Nghệ thuật Thư pháp), và một số hình ảnh về bài thơ Ơng
đồ của Vũ Đình Liên.
- Qua những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến môn nghệ thuật
nào?
Nhiệm vụ: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
Kết quả:- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét và giới thiệu bài học: Khi viết về Nguyễn Tuân, nhà phê bình
Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực thẩm
mĩ”. Phong cách của Nguyễn Tuân là phong cách tài hoa trong việc săn tìm cái đẹp;
uyên bác trong việc sử dụng từ ngữ và kiến thức văn hóa, phong cách của một cây bút
vừa cổ điển vừa hiện đại. Điều này đã thể hiện rất rõ trong “Chữ người tử tù” trích
“Vang bóng một thời”.
Với những cách thức khởi động bài học như các ví dụ trên, đã tạo được hứng thú,
cuốn hút học sinh vào bài học, khích lệ các em tích cực tìm tịi, sáng tạo góp phần làm
cho tiết học thành cơng.
3.2. Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức bằng việc sử dụng linh hoạt
nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại
Việc phối hợp, sử dụng linh hoạt đa dạng các phương pháp và kỹ thuật dạy học
trong tồn bộ q trình dạy học là phương pháp quan trọng để phát huy tính tích cực
và nâng cao chất lượng dạy học. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của truyện ngắn hiện đại
mà tôi áp dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học như sau:
3.2.1. Sử dụng kết hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
* Phương pháp thuyết trình: Dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh thì
giáo viên hạn chế tối đa việc sử dụng phương pháp này. Người thầy chỉ nên sử dụng
trong một vài đoạn bình cảm thụ ngắn với giọng truyền cảm và chọn dùng từ ngữ độc
đáo ... sẽ tạo khơng khí văn học thực sự giúp học sinh tăng thêm hứng thú tìm hiểu,
khám phá, sáng tạo.
Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Hai đứa trẻ, giáo viên có thể bình khắc sâu chi tiết Ngọn
đèn dầu ở gánh hàng nước của mẹ con chị Tý được tác giả nhắc tới 7 lần trong tác
phẩm. Hình ảnh ngọn đèn dầu ở gánh hàng nước của mẹ con chị Tí là biểu tượng về
kiếp sống nhỏ nhoi, vơ danh vô nghĩa, lay lắt. Một kiếp sống leo lét, mỏi mịn trong
đêm tối mênh mơng của xã hội cũ, khơng hạnh phúc, không tương lai, cuộc sống như
cát bụi. Cuộc sống ấy cứ ngày càng một đè nặng lên đôi vai mỗi con người nơi phố
huyện. Tất cả không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, mà ngược lại nó
càng làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu, buồn đến
nao lịng.
* Phương pháp thảo luận nhóm
- Khi tổ chức hoạt động nhóm tơi sử dụng 2 hình thức tổ chức nhóm thảo luận:
một là do giáo viên quy định, sắp xếp thành nhóm (gọi là nhóm định sẵn). Giáo viên
phân chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi - hai bàn là một nhóm - với số lượng 4 học sinh.
Các nhóm đó có thể là các nhóm định sẵn với các thành viên quen thuộc vốn ngồi
chung một bàn (nếu học sinh học cố định ở phịng lớp học), đồng thời các nhóm đó có
thể thay đổi với các thành viên khác tùy từng giờ học (nếu học ở các phịng học nghe
nhìn hoặc phịng học khác, khi có sự thay đổi vị trí chỗ ngồi). Cách tổ chức nhóm như
thế này rất thơng dụng trong nhiều bài dạy Ngữ văn nói chung; hai là những nhóm
được hình thành ngẫu nhiên do cùng có chung sở thích hay năng lực thực hiện một
yêu cầu, nhiệm vụ nào đó do giáo viên giao cho (gọi là nhóm linh hoạt). Cách phân
nhóm khơng do giáo viên quy định mà do học sinh tự hình thành nhóm. Khi giáo viên
nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, học sinh dựa vào năng lực hiểu biết, sở thích cá nhân
hay sự hứng thú mà lựa chọn, đăng kí, và nhóm linh hoạt được hình thành là tập hợp
của các học sinh có cùng chung sự lựa chọn. Nhóm linh hoạt khơng do giáo viên sắp
xếp nên số lượng học sinh/nhóm bất thường (có nhóm đơng q hoặc có nhóm ít quá),
nên cần có sự điều tiết của giáo viên để đảm bảo hiệu quả thảo luận.
- Khi tổ chức thảo luận nhóm, thường hướng dẫn cho học sinh thảo luận các thơng
tin sau:
+ Tìm hiểu các sự việc, chi tiết làm nên cốt truyện
+ Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của truyện.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm cùng tìm hiểu một câu hỏi. Học sinh có thể sẽ
đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Giáo viên cần phải biết trân trọng ý kiến,
biết động viên, khích lệ các em có thêm sự tự tin khi bày tỏ quan điểm của mình. Giáo
viên cũng khơng nên áp đặt cách hiểu với học sinh mà có những nhận xét, định hướng
để học sinh suy ngẫm và phát triển tư duy biết tự nhận thức đánh giá vấn đề.
* Dạy học theo dự án
- Để thực hiện được phương pháp dạy học này, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho học
sinh trước một tuần để thực hiện. Các em bầu nhóm trưởng, thư kí và giao nhiệm vụ
cho từng thành viên. Sau một tuần các em báo cáo kết quả học tập. Để thực hiện
nhiệm vụ các em cần phải có những bước chuẩn bị sau:
+ Bước 1: Thu thập thơng tin
+ Bước 2: Xử lí thơng tin
Khi đã tìm được những thơng tin cần thiết cho nhiệm vụ của mình, học sinh cần
biết cách xử lý thông tin để tạo ra sản phẩm ban đầu.
+ Bước 3: Hồn thiện sản phẩm cá nhân
- Học sinh có thể trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau: bằng văn nói, văn viết,
lập bảng, biểu so sánh và sơ đồ hóa bằng bản đồ tư duy, nhưng cốt yếu phải là ngơn
ngữ của chính học sinh, diễn đạt theo cách hiểu của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy truyện ngắn Hai Đứa Trẻ, giáo viên có thể áp dụng phương pháp
dạy học tích cực này ở tiết 2: Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên. Giáo viên
chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các em chuẩn bị ở nhà trước 1 tuần. Các
nhóm được giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Chị em Liên thức đợi tàu nhằm mục đích gì? Hình ảnh đồn tàu được
miêu tả như thế nào?
+ Nhóm 2: Ý nghĩa của hình ảnh đồn tàu?
+ Nhóm 3: Việc đợi tàu của chị em Liên hiện ý nghĩa gì?
Các em đã thực hiện rất tốt 3 bước: Thu thập thông tin, xử lý thơng tin và hồn
thiện sản phẩm cá nhân như đã phân tích ở trên.
- Trong tiết học, giáo viên gọi các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả, tổ thư ký
ghi chép biên bản, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. Tơi nhận thấy mỗi nhóm
có những cách tiếp cận và sáng tạo riêng khi tìm hiểu vấn đề. Có nhóm thể hiện sản
phẩm của mình trên giấy A0, có nhóm thể hiện trên Powerpoint. Các em chủ động
kiến tạo kiến thức và trình bày ý tưởng của mình. Điều này giúp bộc lộ được năng lực,
sở trường của các em khi phám phá tác phẩm.
3.2.2. Giáo viên sử dụng đa dạng các câu hỏi nhằm tạo sự bất ngờ, hứng thú
cho học sinh tham gia tiết học
Thường xuyên đưa ra những câu hỏi sẽ tạo cho học sinh sự tương tác tích cực và
tất cả đều phải tham gia vào hoạt động học tập tức “tạo ra trạng thái động cơ học tập”.
Nhiều dạng câu hỏi cho nhiều đối tượng học sinh sẽ thỏa mãn nhu cầu đó:
* Câu hỏi phân tích, nhận xét, đánh giá
Loại câu hỏi này giúp học sinh biết phân tích, đánh giá và khái quát những vấn đề
quy tụ vào những đặc trưng về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác
phẩm.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Chí Phèo của Nam Cao, giáo viên hỏi: Tại sao Nam Cao
đã khơng mở đầu tác phẩm của mình bằng sự kiện Chí ra đời ở cái lị gạch cũ mà mở
đầu bằng hình ảnh Chí uống rượu say vừa đi vừa chửi? Hãy phân tích tiếng chửi đó?
* Câu hỏi yêu cầu có sự so sánh đối chiếu
Qua việc so sánh đối chiếu, HS có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa
sâu sắc của tác phẩm. Các loại câu hỏi đưa ra có thể là để so sánh các hình ảnh chi
tiết trong tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác:
Ví dụ: Khi dạy bài Chí Phèo của Nam cao, GV hỏi: Em hãy so sánh hình
tượng nhân vật Chí Phèo với hình tượng nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt
đèn” của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 9 tập 2), từ đó chỉ ra những phát hiện độc đáo của
Nam Cao khi miêu tả hình tượng của người nơng dân trước cách mạng?
* Câu hỏi ứng dụng và liên hệ
Loại câu hỏi này giúp học sinh chuyển từ nhận thức về tác phẩm ở bên ngoài vào
bên trong. Học sinh phải tự liên hệ với thực tế và bản thân để tìm ra hướng giải quyết
thích hợp theo sự cảm thụ của mình. Các loại câu hỏi này có thể là:
Ví dụ: Sau khi đọc xong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” Em có đồng tình
có ý kiến cho rằng: Trong xã hội hiện nay có một bộ phận các bạn trẻ có lối sống
bng thả, thậm chí chà đạp lên những giá trị đạo đức để thể hiện mình?
* Câu hỏi hình dung tưởng tượng, tái tạo
Câu hỏi này đòi hỏi học sinh tự xác định “bức tranh nghệ thuật” trong tâm hồn
mình khi đọc tác phẩm hoặc khơi gợi trí tưởng tượng trong và sau khi đọc tác phẩm.
Ví dụ: Em hãy tưởng tượng và vẽ bức tranh tái hiện cảnh đợi tàu của hai chị em
Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ?
* Câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức tác phẩm
Có hai mức độ trong hệ thống câu hỏi này là:
- Kể lại được văn bản (đòi hỏi học sinh phải nhớ được cốt truyện)
Ví dụ: Em hãy tóm tắt truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
- Phân tích lí giải được những sự kiện, sự việc, biến cố trong cuộc đời nhân vật.
(Học sinh phải tìm ra mối tương quan của sự kiện, sự việc, biến cố trong cuộc đời các
nhân vật. HS phải đối chiếu, so sánh, quy nạp, phân tích, giải thích...)
Ví dụ: Tại sao sau nhiều lần đổi tên, Nam Cao vẫn giữ lại cái tên Chí Phèo cho
truyện ngắn của mình?
GV hướng dẫn HS hiểu ý nghĩa của các tên gọi: Tác phẩm Chí Phèo viết năm
1941, lấy cảm hứng từ những cảnh và con người thật mà Nam Cao được chứng kiến,
được nghe kể về làng quê mình. Khi mới ra đời, tác phẩm có tên là Cái lị gạch cũ.
Nhan đề này có lẽ bắt nguồn từ hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở phần đầu truyện
(gắn với sự ra đời của Chí Phèo) và ở phần cuối tác phẩm (gắn liền với Thị Nở- khi
biết tin Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát, thị đã “nhớ lại những lúc ăn nằm với
hắn…rồi nhìn nhanh xuống bụng” và “thống thấy hiện ra một cái lị gạch cũ bỏ
không, xa nhà cửa và vắng người qua lại”). Cái lò gạch cũ là biểu tượng về sự xuất
hiện tất yếu của “hiện tượng Chí Phèo”, thể hiện sự quẩn quanh, bế tắc trong cuộc đời,
số phận người nông dân bị tha hóa trước Cách mạng. Nhan đề này phù hợp với nội
dung của tác phẩm nhưng thiên về cái nhìn hiện thực ảm đạm, bi quan của nhà văn về
cuộc sống và tiền đồ của người nông dân, đồng thời có thể khiến độc giả hiểu rằng
q trình tha hóa mới là mạch vận động chính của tác phẩm chứ khơng phải là q
trình hồi sinh của Chí Phèo. Trên thực tế, Nam Cao đã dành tất cả tâm huyết và bút
lực của mình để miêu tả chặng đường thức tỉnh, hồn lương của Chí Phèo, qua đó thể
hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
3.2.3. Giáo viên tích cực sử dụng CNTT, phương tiện dạy học hiện đại vào dạy
học
Việc sử dụng CNTT, phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học có tác dụng giúp
học sinh phát huy năng lực sở trường của bản thân để đáp ứng với thời đại. Học sinh
được trực tiếp tương tác với các công nghệ thơng tin. Các hình ảnh video, sơ đồ tư
duy trực tiếp tác động vào giác quan của học sinh tạo cảm xúc từ đó hình thành hứng
thú và hỗ trợ tạo động cơ học tập. Phương tiện trực quan giúp học sinh nắm bài dễ hơn
giờ học sinh động hơn vì vậy tránh căng thẳng mệt mỏi.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Chí Phèo của Nam Cao, giáo viên cho HS tự thao tác lập
bản đồ tư duy trên phần mềm imindmap để củng cố hệ thống hóa kiến thức cũng như
kĩ năng sử dụng công nghệ công tin:
- Tìm hiểu, thu thập hình ảnh tác giả Nam Cao, các nhân vật.
- Video về các tình huống đời thực khi vào bài để tạo ấn tượng.
- Cho xem đoạn Video phim “Làng Vũ đại ngày ấy”.
Ví dụ: hình ảnh về Chí Phèo, Thị Nở
Giáo viên đã giúp học củng cố thêm kỹ năng về cơng nghệ thơng tin. Cho học sinh
trình bày ý kiến của nhóm trước lớp nhằm rèn kĩ năng thuyết trình, tạo được sự tự tin
cho học sinh đồng thời tăng sức thuyết phục và hiệu quả cho tiết học, các em được
lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống, bài bản và khoa học.
3.3. Hướng dẫn học sinh củng cố bài học thông qua hoạt động luyện tập
Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được
ở hoạt động hình thành kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo
viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.
Học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm để học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi
cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. Trong q trình dạy truyện ngắn
giai đoạn 1930 – 1945, tơi áp dụng những hình thức, phương pháp sau:
3.3.1. Phương pháp Đóng vai
Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm
nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp
học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của
người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai
của mình.
Ví dụ: Giáo viên có thể giao cho học sinh biên soạn lời thoại và diễn một đoạn
kịch dựa theo chi tiết “Chí Phèo bị thị Nở từ chối tình u”.
3.3.2. Tạo khơng khí sơi nổi qua hình thức trị chơi hoặc giáo dục kĩ năng sống
- Tạo ra tiết học thoải mái, đan xen kể và liên hệ những câu chuyện đời sống để
giáo dục các em.
- Tạo mối quan hệ thân thiện gần gũi với học sinh, sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe trao
đổi về những vướng mắc của học sinh.
- Tạo hoạt động vui chơi, thi đua để giờ học sơi nổi gồm trị chơi ơ chữ, thi đua
nhóm, đóng kịch …
- Đây là một hình thức tổ chức trị chơi tơi đã áp dụng khi dạy bài Chí Phèo của
Nam Cao:
Trị chơi “Giải ơ chữ”: Là hình thức mà người tổ chức ô chữ đưa ra những ô
vuông để trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức
đã đưa ra cho mỗi ơ chữ bằng một từ khóa. Căn cứ vào chìa khóa, người chơi có thể
làm cơng việc điền chữ vào một cách dễ dàng.
Cách tiến hành:
+ GV
soạn ra một ô chữ cùng với các câu hỏi đi kèm tương ứng với kiến thức của
các ô hàng ngang cần thực hiện.
+ Giáo viên treo bảng phụ (Hoặc mở phần trình chiếu khi soạn giảng bằng giáo án
điện tử) và lần lượt nêu ra các câu hỏi cho các nhóm thực hiện. Bắt đầu từ nhóm 1.
Các nhóm có quyền lựa chọn ơ hàng ngang. Nếu nhóm nào khơng trả lời được theo
thời gian quy định thì phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trị chơi.
+ Nhóm
nào tìm được kiến thức ở ơ hàng ngang thì được cộng điểm, tìm được ô
hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ là đội thắng cuộc.
Ví dụ minh họa về các ô chữ:
Ví dụ: Khi dạy xong bài “ Chí Phèo”, giáo viên có thể áp dụng trị chơi ơ chữ để
củng cố nhằm khắc sâu kiến thức đã học.
- Giáo viên cho học sinh tham gia trị chơi theo nhóm hoặc cá nhân.
- Yêu cầu của trò chơi: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản về tác giả Nam
Cao và tác phẩm Chí Phèo. Đặc biệt khi kết thúc trò chơi, học sinh phải nắm được một
trong hai giá trị lớn của tác phẩm, đó là “giá trị hiện thực”.
- Giáo viên lần lượt nêu ra các câu hỏi cho các nhóm thực hiện, bắt đầu từ nhóm
1. Các nhóm có quyền lựa chọn ơ hàng ngang. Nếu nhóm nào khơng trả lời được theo
thời gian qui định thì phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trị chơi.
- Nhóm nào tìm được kiến thức ở ơ hàng ngang thì được cộng điểm, tìm được ơ
hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ là đội thắng cuộc.
- Cụ thể về bảng ô chữ: (8 hàng)
1
T
2
3
B
4
5
N
6
7
Đ
O
R
A
N
H
U
U
T
T
R
O
I
A
K
I
E
N
T
H
I
N
O
O
N
G
T
H
O
N
T
H
A
H
O
A
I
T
H
U
A
R
I
8
B
A
C
Ô
Câu hỏi:
- Hàng 1: Tên thật của tác giả Nam Cao ? (10 chữ cái)
- Hàng 2: Khi say, Chí chửi, đầu tiên là hắn chửi gì ? (4 chữ cái)
- Hàng 3: Ai là người trực tiếp đẩy Chí Phèo vào tù ? (6 chữ cái)
- Hàng 4: Nhân vật nào được miêu tả xấu ma chê quỷ hờn ? (5 chữ cái)
- Hàng 5: Tác phẩm Chí Phèo được nhà văn lấy bối cảnh ở đâu của nước ta trước
Cách mạng tháng Tám? (8 chữ cái)
- Hàng 6: Qua tác phẩm, Nam Cao muốn đề cập đến tình trạng nào của người
nông dân trước cách mạng Tháng 8/1945? (6 chữ cái)
- Hàng 7: Một trong những tác phẩm viết về để tài người trí thức trước cách mạng
Tháng 8 của Nam Cao ? (7 chữ cái)
- Hàng 8: Ai là người đã ngăn cản tình cảm giữa Thị Nở và Chí Phèo? (4 chữ cái)
* Hàng dọc: Đây là một trong những giá trị cơ bản của tác phẩm Chí Phèo
(8 chữ cái).
3.4. Phát huy năng lực tự học và sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động “Vận
dụng và mở rộng/ sáng tạo”
- Qua hoạt động vận dụng và mở rộng, học sinh có thể mở rộng kiến thức bằng
việc tự đọc những tác phẩm cùng loại hoặc gần gũi, hoạt động tự học lại tiếp diễn
nhưng lúc này, kĩ năng tự học đã trở nên thành thạo hơn, từ đó, năng lực tự học của
người học ngày càng được trau dồi thêm. Giáo viên có thể rèn cho học sinh kỹ năng
này bằng cách giao cho học sinh các bài tập mang tính chất củng cố kiến thức, bài tập
có sự liên hệ và vận dụng vào chính bản thân và cuộc sống. Giáo viên có thể cung cấp
cho học sinh một số đường link liên quan đến bài học để học sinh mở rộng thêm vốn
kiến thức.
Ví dụ 1: Em hãy tưởng tượng và vẽ bức tranh tái hiện cảnh đợi tàu của hai chị em
Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Ví dụ 2: Em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu về nghệ thuật thư pháp.
Ví dụ 3: Em ấn tượng với chân dung trào phúng nào nhất trong đoạn trích “Hạnh
phúc của một tang gia”? Hãy vẽ lại chân dung đó theo trí tưởng tượng của bản thân
mình.
4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày xong, giáo viên
đánh giá ngay câu trả lời của các em, nhận xét, so sánh kết quả của các nhóm với
nhau.
Khi học sinh trả lời những câu hỏi tình huống, giáo viên cũng đưa ra nhận xét để các
em có tự đánh giá kiến thức, hiểu biết của mình.
Trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên phải trân trọng
những ý kiến riêng, quan điểm riêng, sự sáng tạo của học sinh. Câu trả lời vận dụng
thực tế, thể hiện sự suy ngẫm sâu sắc về nhân vật và triết lí trong tác phẩm sẽ được
đánh giá cao, thúc đẩy các em đi theo hướng đó để phát triển tốt năng lực của mình.
Đánh giá phải cơng bằng, kịp thời, khách quan, chú trọng việc hiểu và vận dụng kiến
thức, phát huy năng lực của học sinh.
Có sự khen ngợi, khích lệ, động viên kịp thời bằng nhiều hình thức với các em
học sinh tích cực hoạt động, có những câu trả lời hay. Góp ý nhẹ nhàng và gợi ý cho
các em trước những câu hỏi khó và các em trả lời chưa chính xác.
Vì vậy, chúng ta cần xác định chuẩn và có chiến lược để cho mọi học sinh có thể
thành cơng: Câu hỏi dễ cho dành cho học sinh có học lực trung bình, câu hỏi khó cho
học sinh khá giỏi. Mỗi giáo viên phải biết phát huy tối đa sức mạnh của mỗi giờ học,
tạo được niềm vui, sự hứng khởi và thích thú của học trị và các em thật sự cảm thấy
khơn lớn trưởng thành sau mỗi giờ học văn.
Ví dụ: Khi dạy xong tác phẩm Chí Phèo, giáo viên có thể nêu ra câu hỏi: Em có
đồng ý với cách kết thúc truyện “Chí Phèo” khơng? Vì sao? Em hãy tưởng tượng và
viết một kết thúc khác cho tác phẩm này.
Học sinh đã đưa ra nhiều cách viết khác nhau. “Mỗi em đều có cách suy nghĩ, lý
giải riêng”. Cơ trân trọng ý kiến của các em. Tuy nhiên, khi xem xét hành động của
Chí Phèo chúng ta phải đặt vào hồn cảnh xã hội lúc bấy giờ, một xã hội đầy sự bất
công ngang trái Chí Phèo khơng có cách lựa chọn nào khác. Cái chết của Chí Phèo tuy
là một lựa chọn bế tắc nhưng cũng là kết quả tất yếu, sản phẩm cả xã hội vô nhân đạo
(Ngày nay chúng ta đang được sống trong chế độ XHXHCN, khơng cịn sự phân chia
giai cấp, tình trạng người bóc lột người. Có những người đã từng lầm đường lạc
nhưng khi hoàn lương được mọi người khoan dung, giúp đỡ để nhanh chóng hòa nhập
với cộng đồng. Nhà nước nhân những ngày lễ lớn như 2/9- 30/4 thường có đợt ân xá
cho những phạm nhân cải tạo tốt. Tuy nhiên xã hội thì ln tồn tại những mặt tích cực
và cả tiêu cực. Cô tin tưởng và hy vọng các em sẽ chủ động và có những cách ứng xử
tích cực trong mọi tình huống khó khăn nếu phải đối mặt.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải chọn lựa một
cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để giảng
dạy. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên
tắc “học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của
giáo viên”. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và
phát triển năng lực tự học trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng
tạo tư duy của học sinh. Học sinh phải nắm được các đặc trưng cơ bản của truyện hiện
đại Việt Nam và biết cách đọc hiểu các văn bản khác cùng thể loại. Mong rằng với đề
tài này, tôi nhận được sự góp ý bổ sung của các đồng nghiệp để tơi có thể hồn thiện
tốt hơn kết quả nghiên cứu của mình. Tơi xin trân trọng cảm ơn!