Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

một số kinh nghiệm trong vận động tài trợ để phát triển cơ sở vật chất nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 15 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VẬN ĐỘNG TÀI TRỢ
ĐỂ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT NHÀ TRƯỜNG
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Ngành giáo dục Việt Nam trong thời mở cửa đã liên tục phát triển để theo kịp
trình độ giáo dục một số nước trong khu vực và thế giới, ngành học Mầm Non cũng
vậy cần phải thay đổi, trong năm học 2019 – 2020 trường Mầm non xã Nghĩa Sơn
nằm trong diện đón trường đạt chuẩn Quốc Gia, Trường đạt kiểm định chất lượng
giáo dục, trường xanh, sạch, đẹp, an tồn. Vì thế là một cán bộ quản lí trong trường
mầm non để đáp ứng với yêu cầu của ngành học và tạo nền tảng cho thế hệ tương lai
của đất nước phát triển kịp với xu thế thời đại, hàng năm tôi đều xây dựng kế hoạch
phối hợp với phụ huynh các mạnh thường quân các ban ngành đoàn thể trong việc
vận động tài trợ để nhà trường tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo trường đạt chuẩn
quốc gia.
Vì hiện nay trường mầm non xã Nghĩa Sơn hàng năm đều do kinh phí nhà
nước đầu tư chưa đảm bảo để nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng đồ
chơi, nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển chăm sóc giáo dục trẻ. Vậy làm thế nào
để cơ sở vật chất của trường ngày càng khang trang sạch đẹp đáp ứng với nhu cầu
ngành học mầm non là một cán bộ quản lý tôi đã suy nghĩ... phải tìm cách dựa vào
phụ huynh, mạnh thường quân để cải tạo cơ sở vật chất, phải nắm chắc phương
châm. Dựa vào nhân dân như lời Bác Hồ đã dạy:
"Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Thực tế ở trường mầm non xã Nghĩa Sơn trong thời gian qua, cơng tác vận
động tài trợ có nhiều chuyển biến đáng kể. Đã đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển
của nhà trường. Nhà trường đã chủ động đề xuất biện pháp với cấp ủy, chính quyền
địa phương và PGD ĐT huyện Nghĩa Hưng để huy động các nguồn lực của cộng
đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non, góp phần xây dựng cơ sở vật chất;
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tạo điều kiện để nâng cao chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
Nhưng để công tác vận động tài trợ đạt được hiệu quả, tránh những sai lầm,


hướng đi tiêu cực thì quả là một điều khó khăn. Chính vì vậy, tơi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài " Một số kinh nghiệm trong vận động tài trợ để phát triển cơ sở vật chất


2

nhà trường". với mục đích đóng góp một số kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt công tác
vận động tài trợ và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1.Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
1.1 Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo
Nam Định, Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện,
Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã Nghĩa Sơn, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành
đoàn thể, sự tin tưởng và ủng hộ của phụ huynh học sinh và cộng đồng.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có ý thức tự giác cao, có tinh thần trách
nhiệm và trình độ chun mơn vững vàng. Nhà trường đã có nhiều biện pháp đẩy
mạnh việc kiện tồn, nâng cao chất lượng đội ngũ, Nâng cao chất lượng chăm sóc,
ni dưỡng, giáo dục trẻ. Nâng cao các chuyên đề “ Xây dựng môi trường phát triển
thể chất; Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Nhà
trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh tổ chức tốt các ngày hội , ngày lễ đạt chất
lượng tốt , được phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ. Trong nhiều năm qua trường
luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ và các hoạt động khác.
Học sinh mẫu giáo huy động ra lớp đạt tỷ lệ 100%, trẻ đi học chuyên cần cao và luôn
mạnh dạn tự tin.
Công tác vận động tài trợ đã được hội cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, các
mạnh thường quân quan tâm ủng hộ, luôn sát cánh cùng nhà trường thực hiện tốt
nhiệm vụ năm học.
1.2. Khó khăn:
Trường Mầm non xã nghĩa Sơn nằm trên địa bàn nông thôn, kinh tế chủ yếu

dựa vào nông nghiệp, 90% dân cư sinh sống còn độc canh cây lúa, nguồn thu nhập
của nhân dân trong xã còn thấp đã ảnh hưởng đến công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất và trang thiết bị trường học.
Mặt khác nhận thức của người dân về ngành giáo dục đặc biệt là giáo dục
mầm non cịn nhiều hạn chế. Do đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các gia đình
cịn chưa đồng đều.
Sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành địa phương còn thiếu chiều sâu và
chưa đồng bộ, trường có nhiều khu. Vì thế giáo dục mầm non của địa phương còn
chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non hiện nay.
Huy động số trẻ tới trường độ tuổi nhà trẻ còn thấp so với yêu cầu.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến


3

2.1 Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất trường trong năm học
2019 - 2020.
Việc lập kế hoạch để vận động tài trợ là rất quan trọng. Bản thân tơi đã căn cứ
vào tình hình thực tế của trường để xây dựng kế hoạch rất cụ thể cho từng nội dung
sau đó thơng qua Ban giám hiệu và Hội đồng trường để bàn bạc và công khai cho tập
thể giáo viên, nhân viên và phụ huynh sau đó tơi làm tờ trình, trình lên Đảng ủy, ủy
ban nhân dân xã để xin ý kiến, trình PGD phê duyệt; Được sự nhất trí của cấp trên
sau đó thành lập Ban vận động và Ban tiếp nhận tài trợ để thực hiện kế hoạch đề ra;
Bảng dự kiến các công việc cần làm qua khảo sát thực tế:

TT

Tên tài sản

Số


Số

Đơn

lượn

lượn

vị

g

g

tính

hiện

cần





Số
lượn
g
cịn


Ghi chú

thiế
u
Cần có để
cho trẻ hoạt
động ngày

1

Mái che đồ
chơi ngồi trời

hội, ngày lễ
Cái

02

04

02

và bảo quản
đồ dùng đồ
chơi khu Đò
mười; khu Bơn

2
3


Lan can tầng
2
Dàn cây dây
leo

Cái

02

03

01

Dàn

02

04

02

Ngạn
Đảm bảo an
tồn cho trẻ
Tạo thêm
khơng gian
xanh và làm
khu vui chơi



4

trải nghiệm
cho trẻ như
chơi chợ quê,
chơi HĐNT

TT

4

Tên tài sản

Thư viện thân
thiện

Số

Số

Đơn

lượn

lượn

vị

g


g

tính

hiện

cần





0

03

Cái

Số
lượn
g
cịn

Ghi chú

thiế
u
03
Khu Đị mười


5

Máy điều hịa

Cái

0

03

03

chưa có mái che
chống nóng lắp
trước

6
7
8
9

Ti vi
Vườn rau
Vườn cỏ
Cửa dịch
Bổ sung đồ dùng

Cái
Cái
Cái

Bộ

30
1
1
1

33
4
4
4

3
3
1
3

3 khu
Khu Quần Liêu
2 khu

10

TB, đồ chơi, đồ

Bộ

20

33


13

4 khu

dùng bán trú...
Bổ sung sửa
11

chữa, phịng học,

Khu

4

4

4

4 khu

12

bếp ăn
Qt vơi ve

Khu

4


4

4

4 khu

2.2 Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác vận
động tài trợ.
Bản chất của công tác vận động tài trợ là quá trình vận động và tổ chức sự
tham gia rộng rãi của nhân dân để nhân dân cùng làm giáo dục và hưởng thụ những


5

thành quả do giáo dục đem lại. Trách nhiệm của ngành giáo dục và trường mầm non
là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trị, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng
đồng, sự cần thiết phải tham gia giáo dục. Do đó, cơng tác vận động tài trợ chưa thật
sự có hiệu quả phần nhiều là do vấn đề nhận thức. Xác định được điều đó, tơi đã tăng
cường cơng tác tun truyền với mục đích nâng dần tính tự giác, tích cực, chủ động,
của cộng đồng trong cơng tác này.
Chính vì vậy tơi đã lên kế hoạch đẩy mạnh cơng tác tun truyền dưới mọi
hình thức để vận động, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích,
chủ trương, thuận lợi, khó khăn…của trường nhằm làm chuyển biến nhận thức của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền, địa phương, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân
theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục mầm non, về bản chất, nghĩa vụ
và quyền lợi của vận động tài trợ để mọi người hiểu và cùng vào cuộc.
Cụ thể:
- Đối với các đồng chí cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành
đồn thể. Tơi xây dựng mối quan hệ với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương,
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận động tài trợ. Vì đây là lực lượng quyết định

cho sự đầu tư về cơ sở vật chất. Để xây dựng tốt mối quan hệ này, thu hút sự quan
tâm và nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương đối với trường
mầm non, tơi đã đi vào tìm cách gần gũi, tạo mối quan hệ thân thiết và lên kế hoạch
cụ thể cho công tác tham mưu làm cho mọi người hiểu rõ về ngành giáo dục mầm
non về kế hoạch phát triển của nhà trường, tạo sự hiểu biết, tơn trọng, q mến và có
trách nhiệm quan tâm giúp đỡ trường thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục theo u cầu của Đảng, Nhà nước và xã hội.
Bên cạnh đó tơi đề xuất những ý kiến, kiến nghị lên cấp trên để lãnh đạo có
chủ trương và kế hoạch giải quyết, biến các vấn đề này thành hiện thực. Nhằm tháo
gỡ những khó khăn cho nhà trường.
Ví dụ: Tơi xin ý kiến lãnh đạo, mời các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp
đi thăm quan một số trường trong huyện và ngoài huyện như trường Mầm non Hải
An, Mầm non Hải Châu huyện Hải Hậu,... Để học hỏi kinh nghiệm. Tôi chủ động đưa
nội dung tuyên truyền về những thành tích đã đạt được và kế hoạch chiến lược phát
triển tiếp theo của nhà trường, những thuận lợi khó khăn trong q trình thực hiện sau
đó xin ý kiến tham luận của các đại biểu và phát động các đoàn thể tham gia ủng hộ
nhà trường. Qua những buổi tổ chức giao lưu như vậy tơi đã nhận được sự ủng hộ
nhiệt tình của các đoàn thể xã hội.


6

Đồng thời tôi thường xuyên liên hệ, tranh thủ những ý kiến đóng góp của các
vị lãnh đạo chính quyền, thường xuyên báo cáo tình hình của nhà trường để kịp thời
nắm bắt nhanh chóng các thơng tin để tham mưu đúng lúc, có lợi nhất cho nhà
trường.
Trong các hội nghị của địa phương tôi tham mưu với ban tổ chức xin được
tham luận để tuyên truyền kế hoạch chiến lược của trường mầm non và những kết
quả đã đạt được, những kiến nghị với các tổ chức để quan tâm giúp đỡ trường mầm
non về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kết hợp cùng chăm sóc giáo dục trẻ.

- Đối với phụ huynh học sinh:
Phụ huynh học sinh là một lực lượng quan trọng góp phần tạo dựng nên hiệu
quả hoạt động của các phong trào giáo dục trong nhà trường. Vì thế, để phụ huynh
tích cực hưởng ứng và tham gia vào quá trình vận động tài trợ, tôi đã tạo dựng cho họ
niềm tin vào nhà trường bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể như tổ chức họp phụ
huynh đầu năm nêu lên những khó khăn, thuận lợi của nhà trường, những thành tích
đạt được trong năm học trước đạt được nhờ sự góp cơng sức, kinh phí của phụ huynh,
qua đó xin được đưa ra kế hoạch vận động tài trợ mọi người dân trong xã và ngoài
xã để tu bổ sửa chữa cơ sở vật chất cũng như mua sắm trang thiết bị dạy và học. Xin
ý kiến góp ý từ phía phụ huynh và cùng phối hợp với nhà trường thực hiện những
mục tiêu đã đề ra trong năm học này. Ngoài ra, nhà trường cịn tun truyền trên các
phương tiện thơng tin đại chúng như đài truyền thanh xã về công tác vận động tài trợ
tất cả người dân trong và các doanh nghiệp, những người con quê hương đi công tác
xã để ủng hộ nhà trường bằng tiền và hiện vật để làm mái che, lan can, hàng rào,
vườn cỏ, vườn rau, thư viện...
- Đối với các lớp tôi yêu cầu phải có góc tuyên truyền với phụ huynh, giáo viên
thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ với phụ huynh cho họ biết các chương trình
chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường...
- Những hình thức đẩy mạnh công tác tuyên tuyền trên đã mang lại những kết
quả rõ rệt, mọi người thay đổi cái nhìn cơng tác vận động tài trợ. Các lực lượng xã
hội, cán bộ và nhân dân đều nhận thức được rằng: Giáo dục là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân, cần sự song hành của 3 yếu tố: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, chỉ
có thể làm tốt cơng tác Xã hội hố giáo dục mới có thể tạo điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội. Mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng đều tham gia vào một
số việc nhất định phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, góp phần thiết thực
vào công tác vận động tài trợ của trường Mầm non xã Nghĩa Sơn. Các cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh cũng đã có nhận thức sâu rộng hơn về


7


công tác vận động tài trợ. Họ cũng đã hiểu ra rằng vận động tài trợ là trách nhiệm của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nhà trường trước nhân dân.
Kết quả: Nhờ sự trợ giúp, quan tâm, ủng hộ của Phòng giáo dục, các lãnh đạo
địa phương, các ban ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh trong năm
học 2019 – 2020 tôi đã huy động được tổng số tiền lên đến trên 520 triệu đồng và
một số thiết bị đồ dùng bằng hiện vật như: 3 máy điều hòa khu Đò mười, 3 ti vi khu
Bơn ngạn. Với số tiền đã vận động được tôi đã thực hiện tốt mục tiêu đưa ra trong kế
hoạch vận động tài trợ như làm mái che khu Đò mười, Thư viện thân thiện khu Bơn
ngạn, cải tạo lại vườn cổ tích khu Quần Liêu, cải tạo vườn trồng cây xanh bóng mát,
vườn rau, vườn hoa, vườn cây ăn quả khu Tân Liêu, ...tất cả kết quả vận động tài trợ
đều được công khai liêm yết tại bảng tuyên truyền và trên loa truyền thanh của
trường cũng như các buổi họp phụ huynh.
2.3 Tổ chức các hoạt động, phong trào tạo động lực trong việc huy động
tiềm năng của cộng đồng để phát triển giáo dục của nhà trường.
Với số tiền đã huy động được ở trên, nhà trường đã tiến hành xây dựng cải tạo
kịp thời cho trẻ hoạt động, và sau mỗi lần hoàn thiện nhà trường thường tổ chức các
hoạt động cho trẻ và mời phụ huynh tham gia chứng kiến những thành quả, công sức
của nhà trường và phụ huynh cụ thể như:
Hàng tháng nhà trường mời các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể của
địa phương tham gia tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ cho trẻ như “Ngày hội đến trường
của bé”, “Bé vui tết trung thu”, “Bé vui đón tết nguyên đán” “ Bé vui tết thiếu nhi”...
không những tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho trẻ thích đến trường, đến lớp mà
còn tạo ra sự đồng thuận, quan tâm ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh. Thông qua
các hoạt động này nhà trường cũng thông báo về tình hình của nhà trường và những
thành quả so với dự kiến kế hoạch đến phụ huynh.
2.4 Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo công tác vận động tài trợ.
Công tác vận động tài trợ nhà trường được coi là hướng đi tích cực để xây
dựng trường, lớp đủ điều kiện cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giáo dục.
Đây là một chủ trương đúng đắn, nhưng tổ chức để thực hiện như thế nào để có hiệu

quả là một thách thức lớn đối với người cán bộ quản lí nhà trường. Vì vậy tơi ln
xác định biện pháp tăng cường cơng tác quản lí chỉ đạo, sử dụng nguồn lực từ vận
động tài trợ một cách thiết thực, hợp lí là cơ sở tạo lập uy tín rộng rãi với nhân dân và
địa phương.
Tơi đã xây dựng kế hoạch, nội dung tham mưu bao gồm kế hoạch dài hạn và
ngắn hạn, để phục vụ cho công tác vận động tài trợ đúng thời điểm, thời cơ. Và tổ


8

chức thực hiện lần lượt theo từng khâu từ xây dựng kế hoạch -> đề xuất tổ chức thực
hiện -> theo dõi kiểm tra -> tổng kết nắm vững thông tin.
Để chủ động và có định hướng trong cơng việc, ngay từ đầu năm học tôi đã lên
kế hoạch thành lập ban vận động tài trợ gồm các thành viên trong ban giám hiệu, đại
diện các tổ chức chính trị trong nhà trường: Cơng đồn, đồn TNCS, tổ chun mơn,
ban đại diện cha mẹ học sinh…Ban chỉ đạo ngoài việc vận động tài trợ bao quát, nắm
rõ tình hình mà cịn là lực lượng đơn đốc, giám sát việc thực hiện vận động tài trợ
trong nhà trường.
Để công tác vận động tài trợ trong nhà trường thực sự có hiệu quả, là một
người hiệu trưởng tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, kịp thời trong
công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, năng động, linh hoạt trong cơng tác
quản lí, sử dụng đúng người đúng việc và là trung tâm liên kết giữa các lực lượng
trong nhà trường cũng như giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể trong xã, tạo
được sự đồng thuận, thống nhất và mối quan hệ chặt chẽ là điều kiện tiên quyết đề
cơng tác vận động tài trợ có tác dụng to lớn, sâu rộng trong nhân dân và cộng đồng.
2.5 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Đối với “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” để thúc đẩy
cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo phát triển thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên là vấn
đề quan trọng, đó là nhân tố quyết định của chất lượng của giáo dục. Chính vì vậy, tơi
ln chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của mình để nâng cao trình độ

chun mơn, chính trị và quan tâm đến đời sống của mỗi giáo viên.
- Bồi dưỡng chính trị:
+ Thơng qua các buổi học tập Nghị quyết chính trị, họp “Hội đồng sư phạm”
hàng tháng và các buổi trao đổi, thảo luận... tôi luôn tận dụng phổ biến kịp thời cho
toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường về các văn kiện của Đảng trong
các kỳ đại hội trung ương, phổ biến về luật giáo dục, Điều lệ trường Mầm non,
Chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, Quy chế chuyên môn, các Văn bản
về cơng tác xã hội hố giáo dục, các Quyết định, các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo
dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo...
+ Triển khai và chỉ đạo toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường
nghiêm túc thực hiện mạnh mẽ các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Đẩy mạnh
thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
Xây dựng khuân viên nhà trường đảm bảo Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn; Đến nay
100% cán bộ, giáo viên, nhiên viên trong trường tôi đều thực hiện nghiêm túc và đạt
kết quả tốt, tạo lòng tin đối với các cấp uỷ Đảng và phụ huynh học sinh.


9

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
+ Để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên, hàng
năm tôi luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề do Sở Giáo
dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ví dụ: Chuyên đề phát triển vận
động, Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, Chuyên đề
giáo dục bảo vệ môi trường và môi trường biển đảo, Chuyên đề về dinh dưỡng và vệ
sinh an tồn thực phẩm; Phịng chống cháy nổ trong trường mầm non, chuyên đề
phòng chống bạo hành trẻ...
+ Hàng tháng chỉ đạo tổ chuyên môn cử giáo viên xây dựng tiết dạy mẫu và tổ
chức thao giảng các chuyên đề cho giáo viên dự giờ và rút kinh nghiệm. Tổ chức hội
giảng trong dịp 20/11 để nâng cao chuyên môn và khen thưởng những giáo viên dạy

giỏi. Tổ chức cho ban thanh tra, dự giờ tất cả giáo viên để rút kinh nghiệm, đánh giá
chất lượng giảng dạy của giáo viên. Phát động phong trào viết sáng kiến kinh
nghiệm, cải tiến phương pháp dạy học có hiệu quả. Đến nay trường tơi có 100% giáo
viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó 76% giáo viên đạt trên chuẩn. Đối với cán bộ
quản lý 100% cán bộ đạt trình độ trên chuẩn.
+ Tổ chức cho giáo viên dinh dưỡng tham gia cuộc thi “Cô dinh dưỡng giỏi”
để nâng cao chuyên môn về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện bữa ăn
cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng thực đơn thay đổi
theo mùa và phù hợp với mức ăn 15.000đ/ngày/trẻ ( Chưa kể phu phí). Được phụ
huynh gửi ni ăn bán trú 100%.
+ Hàng năm tôi lên kế hoạch tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ cho giáo viên và
học sinh như ngày 20/10, 20/11, 08/03, 01/06…Tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi
trang trí lớp theo chủ đề, trang trí các góc phù hợp chủ đề, theo hướng mở, hấp dẫn
trẻ và khoa học.
+ Những kế hoạch bồi dưỡng chun mơn của tơi đã có tác dụng to lớn, kích
thích sự phát triển của phong trào nhà trường và mang đến những hiệu quả tích cực.
+ Kết hợp với Hội khuyến học xã có quà tặng và khen thưởng cho giáo viên,
con em của giáo viên trong trường đạt thành tích cao trong học tập.
Những biện pháp này đã kích thích sự phát triển cả về chất lượng và số lượng,
đội ngũ giáo viên nhà trường được nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đời
sống giáo viên ngày càng ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần, từng bước tạo được sự
chuyển biến rõ nét trong công tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ, góp phần thực
hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI.


10

1. Hiệu quả kinh tế
Từ những biện pháp nêu trên trường tôi đã đạt được những hiệu quả nhất định:

- Năm học 2019 – 2020 trường mầm non xã Nghĩa Sơn đã nhận được sự quan
tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đồn thể, các mạnh thường quân,
hội cha mẹ học sinh đầu tư, ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất có đầy đủ phịng học,
phịng chức năng, khn viên sân chơi rộng có các khu vực chơi, các góc chơi cho trẻ
trải nghiệm, cây xanh bóng mát, bồn hoa, cây cảnh đặc biệt nhà trường đã cải tạo
vườn cổ tích khu Quần Liêu, Nhà chịi, Giàn cây dây leo, lan can I Nốc tầng 2 khu
Quần Liêu, mái che khu Đò mười, Thư viện thân thiện khu Bơn Ngạn, sân vườn khu
Tân Liêu ...Tổng kinh phí khoảng 520.798.000 đ và địa phương cũng đã đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất đáp ứng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Đảm bảo cảnh
quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thuận tiện cho trẻ hoạt động học tập, vui
chơi tìm tịi khám phá, trải nghiệm thực tế đạthiệu quả tốt.


11

Thư viện thân thiện


12

Trẻ đang chơi hoạt động tại thư viện thân thiện


13

Vườn cổ tích
- Nhà trường nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các tập thể cá nhân về vật
chất và tinh thần, giúp nhà trường thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc,
ni dưỡng, giáo dục trẻ, tạo được lòng tin với các cấp, các ngành, với nhân dân và
phụ huynh.

- Về phía phụ huynh học sinh: Đã đồng tình ủng hộ và kết hợp với nhà trường
cùng chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia lao động chăm sóc cảnh quan mơi trường. Tích
cực đưa trẻ đến lớp, tham gia với nhà trường tổ chức tốt các buổi hoạt động ngoại
khóa như “Ngày hội đến trường của bé”, “ngày tết trung thu”, “Bé vui tết thiếu
nhi”... đã tạo cho trẻ tâm thế vui tươi khi đến trường và thực hiện đóng góp đầy đủ
cho trẻ ăn bán trú tại trường. Trường đã huy động 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo.
41% trẻ nhà trẻ theo độ tuổi dân số đến trường, các cháu đến lớp được nuôi ăn bán trú
100%.
- Chất lượng giáo dục của nhà trường được giữ vững và phát huy, tạo được
lòng tin đối với các cấp lãnh đạo, với quần chúng nhân dân. Được Phòng giáo dục -


14

đào tạo, Sở giáo dục- đào tạo đánh giá trường có chất lượng tốt được xếp loại A
trong Huyện.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, u nghề, mến trẻ, tích cực tham gia cơng tác
tun truyền xã hội hố giáo dục. Tiếp tục làm tốt công tác huy động trẻ đến trường
và tun truyền về phương pháp chăm sóc, ni dưỡng trẻ tới 100% phụ huynh học
sinh. Chính vì vậy trong năm học vừa qua nhà trường đã giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng còn 1,7%, giảm 0,5% so với năm học trước.
2. Hiệu quả về mặt xã hội
- Bản thân nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
về cơng tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu tích cực và kịp thời với các cấp uỷ, chính
quyền địa phương để thực hiện tốt cơng tác vận động tài trợ.
- Cán bộ giáo viên nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục đặc biệt trong
công tác vận động tài trợ để nhận được sự đồng tình, ủng hộ tự nguyện cao của mọi
tầng lớp nhân dân
- Thu hút được cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiêp, tổ chức, cá nhân và người
dân tham gia công tác vận động tài trợ.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ tạo lịng tin với nhân
dân và phụ huynh học sinh.
- Đội ngũ giáo viên đồn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, tự học, tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tạo mối quan
hệ thân thiện, gần gũi giữa giáo viên với phụ huynh học sinh.
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng
Sáng kiến đã được áp dụng tại trường mầm non xã Nghĩa Sơn và các trường
trong huyện mang lại kết quả cao
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết đề tài “" Một số kinh nghiệm trong vận động tài trợ để phát triển
cơ sở vật chất nhà trường". Như tơi đã trình bầy ở trên là hoàn toàn do ý tưởng thiết
kế và việc làm thực tế của bản thân tôi tại trường. Bản thân không vi phạm quyền của
ai.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả


15

Vũ Thị Luyến
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD – ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................




×