Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu đặc điểm khí hậu đà nẵng và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của ngành du lịch thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN
Hồn thành nội dung của khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình
của cơ giáo - Thạc sĩ Lê Thị Thanh Hương, quý thầy cô trong khoa
Địa Lý của trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, cùng các cán
bộ trong Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, Sở Du lịch... thuộc
thành phố Đà Nẵng.
Qua đây, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến quý thầy cô trong
khoa Địa Lý, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là cô giáo
Thạc sĩ Lê Thị Thanh Hương, người đã dẫn dắt hướng dẫn tận tình
cho tơi trong suốt q trinh thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln động viên
giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Tuy khóa luận tốt nghiệp đã hồn thành, song chắc chắn vẫn
cịn nhiều sai sót. Vì thế tơi mong nhận được sự góp ý chân thành của
quý thầy cô trong khoa Địa Lý, để khóa luận được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Thị Bé


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Ngày mặt trời đi qua thiên đỉnh tại Đà Nẵng
Bảng 2.2: Bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm khu vực Đà Nẵng
Bảng 2.3: Cán cân bức xạ tháng và năm khu vực Đà Nẵng và
một số địa phương khác (Kcal/cm2 ).
Bảng 2.4: So sánh đặc trưng nhiệt đới ở Đà Nẵng với tiêu chuẩn nhiệt đới.
Bảng 2.5: Nhiệt độ trung bình tháng, năm tại khu vực Đà Nẵng
Bảng 2.6: Đặc trưng nhiệt độ tối thấp trung bình.
Bảng 2.7: Đặc trưng nhiệt độ trung bình năm khu vực Đà Nẵng


Bảng 2.8: Độ ẩm tương đối trung bình (%)
Bảng 2.9: Độ ẩm tương đối thấp nhất (%)
Bảng 2.10: Lượng nước hơi và chỉ số khơ hạn
Bảng 2.11: Lượng mây tổng quan trung bình (tính theo phần mười bầu trời).
Bảng 2.12: Lượng mây tầng thấp trung bình (tính theo phần mười bầu trời).
Bảng 2.13: Số giờ nắng tháng và năm
Bảng 2.14: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Bảng 2.15: Tỷ trọng mưa tháng so với lượng mưa năm (%)
Bảng 2.16: Lượng mưa ngày lớn nhất ở trạm KTĐN (mm)
Bảng 2.17: Số đợt mưa to tại Đà Nẵng (2000 - 2008)
Bảng 2.18: Số ngày mưa trung bình tháng, năm
Bảng 2.19: Lượng mưa trung bình năm (mm) các trạm khí tượng
Bảng 2.20: Số đợt khơng khí và tần suất gió mùa Đơng Bắc ảnh hưởng đến Đà Nẵng
(2000 - 2008)
Bảng 2.21: Tần số, tốc độ gió mạnh nhất trong gió mùa Đơng Bắc tại Đà Nẵng
(2000 - 2008).
Bảng 2.22: Tần suất (%) xuất hiện lặng gió và tám hướng gió chính ở Đà Nẵng
Bảng 2.23: Tốc độ gió trung bình (m/s) tại các địa phương.
Bảng 2.24: Số bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng
(2000 - 2008)
Bảng 2.25: Phân bố gió mạnh trong hai miền (%)


Bảng 2.26: Số ngày trung bình có dơng xuất hiện (2000 - 2008)
Bảng 2.27: Số ngày trung bình có sương mù xuất hiện (2000 - 2008)
Bảng 3.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại thành phố Đà Nẵng 2005 - 2010


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ
Hình 1.1. Bản đồ Hành chính thành phố Đà Nẵng

Hình 2.1: Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng tại trạm khí tượng Đà Nẵng
Hình 2.2: Lược đồ phân bố nhiệt độ trung bình tháng 1 khu vực Đà Nẵng
Hình 2.3: Lược đồ phân bố nhiệt độ trung bình tháng 7 tại khu vực Đà Nẵng
Hình 2.4: Lược đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm khu vực Đà Nẵng
Hình 2.5: Biểu đồ giờ nắng trung bình tháng
Hình 2.6: Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng Đà Nẵng
Hình 2.7: Lược đồ phân bố mưa trung bình năm thành phố Đà Nẵng
Hình 2.8 : Hoa gió Trạm KTĐN
Hình 3.1: Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ
Hình 3.2: Du lịch biển Đà Nẵng
Hình 3.3: Du lịch sinh thái Nam Hải Vân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTĐN

: Khí tượng Đà Nẵng

Ttb năm

: Nhiệt độ trung bình năm

Bhx

: Lượng nước bốc hơi lớn nhất (mm)

Bhtb

: Lượng nước bốc hơi trung bình (mm)


K

: Hệ số thủy nhiệt

N

: Bắc

E

: Đông

SE

: Đông Nam

S

: Nam

SW

: Tây Nam

W

: Tây

WNW


: Tây Tây Bắc

NW

: Tây Bắc

NNW

: Bắc Tây Bắc

NNE

: Bắc Đông Bắc

NE

: Đông Bắc

ENE

: Đông Đông Bắc

Vxtb (m/s)

: Vận tốc trung bình năm

Vx(m/s)

: Vận tốc lớn nhất



MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 9
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9
4. . Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 11
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 11
Phần II. NỘI DUNG ....................................................................................... 12
Chƣơng 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG......................................................... 12
1.1. Một số khái niệm cơ bản về khí hậu và du lịch .......................................... 12
1.1.1. Khái niệm khí hậu ................................................................................... 12
1.1.2. Khái niệm du lịch .................................................................................... 12
1.2. Những điều kiện ảnh hưởng tới hoạt động du lịch ..................................... 12
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên .................................................................................. 12
1.2.1.1. Địa hình ................................................................................................ 12
1.2.1.2. Khí hậu ................................................................................................. 13
1.2.1.3. Nguồn nước .......................................................................................... 14
1.2.1.4. Sinh vật ................................................................................................. 14
1.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội ....................................................................... 15
1.2.2.1. An ninh chính trị, an tồn xã hội .......................................................... 15
1.2.2.2. Kinh tế .................................................................................................. 15
1.2.2.3. Văn hóa................................................................................................. 16
1.2.2.4. Đường lối phát triển du lịch.................................................................. 17
1.3. Khái quát hoàn cảnh địa lý và tài nguyên du lịch thành phố Đà Nẵng ....... 17
1.3.1. Hoàn cảnh địa lý ...................................................................................... 17
1.3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 17
1.3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 18
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 20

1.3.3. Tài nguyên du lịch thành phố Đà Nẵng ................................................... 23
1.3.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................. 23


1.3.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn................................................................. 24
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU ĐÀ NẴNG ............................................. 27
2.1. Các nhân tố hình thành khí hậu .................................................................. 27
2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình ............................................................................ 27
2.1.2. Bức xạ mặt trời ........................................................................................ 27
2.1.3. Hồn lưu khí quyển ................................................................................. 29
2.2. Các yếu tố khí hậu, khí tượng cơ bản ......................................................... 30
2.2.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 31
2.2.1.1. Các đặc trưng........................................................................................ 31
2.2.1.2. Sự phân hóa .......................................................................................... 33
2.2.2. Độ ẩm khơng khí, khả năng bốc hơi và chỉ số khơ hạn ........................... 36
2.2.2.1. Độ ẩm khơng khí .................................................................................. 36
2.2.2.2. Khả năng bốc hơi và chỉ số khô hạn ..................................................... 37
2.2.3. Lượng mây .............................................................................................. 38
2.2.4. Nắng ........................................................................................................ 39
2.2.5. Đặc điểm mưa ......................................................................................... 41
2.2.5.1. Các đặc trưng........................................................................................ 41
2.2.5.2. Phân bố mưa ......................................................................................... 45
2.2.6. Chế độ gió ............................................................................................... 46
2.2.6.1. Mùa gió ................................................................................................ 46
2.2.6.2. Hướng gió thịnh hành. .......................................................................... 47
2.2.6.3. Tốc độ gió............................................................................................. 48
2.2.7. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt .............................................................. 49
2.2.7.1. Bão và áp thấp nhiệt đới ....................................................................... 49
2.2.7.5. Dông nhiệt ............................................................................................ 51
2.2.7.6. Sương mù và mù .................................................................................. 51

2.2.8. Phân vùng khí hậu Đà Nẵng .................................................................... 52
2.2.8.1. Chỉ tiêu phân vùng................................................................................ 53
2.2.8.2. Phân vùng ............................................................................................. 53
Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................. 55


3.1. Vai trò của du lịch trong việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
........................................................................................................................... 55
3.2. Thực trạng hoạt động của các loại hình du lịch thành phố Đà Nẵng .......... 55
3.3. Ảnh hưởng của khí hậu tới hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng ............ 57
3.3.1. Ảnh hưởng đến hoạt động của các loại hình du lịch............................... 57
3.3.2. Ảnh hưởng đến thời vụ du lịch. ............................................................... 58
3.3.3. Hình thành các khu du lịch Đà Nẵng....................................................... 59
3.3.3.1. Khu vực Bà Nà - núi Chúa ................................................................... 59
3.3.3.2. Khu vực Sơn Trà - Non Nước .............................................................. 62
3.3.3.3. Khu vực đèo Hải Vân ........................................................................... 63
3.4. Một số định hướng và giải pháp để phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng 64
3.4.1. Đối với thời vụ du lịch............................................................................. 64
3.4.2. Đối với các điểm du lịch trọng điểm ....................................................... 65
Phần III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 70


Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của nhiều nước
trên thế giới. Với đặc trưng là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch sẽ lôi
kéo nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh cùng phát triển. Nó thực sự được xem là “
Ngành cơng nghiệp khơng khói ”, ngành xuất khẩu tại chỗ, mang lại nhiều ngoại tệ

lớn cho đất nước, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội.
Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của miền Trung và
Tây Nguyên, mà còn là điểm hấp dẫn trên con đường di sản miền Trung và có nhiều
bãi biển đẹp. Vì thế nó có lợi thế du lịch với các địa phương khác trên cả nước, do
đó, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm du lịch quan trọng và là động lực đẩy mạnh
phát triển du lịch của vùng là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, nằm trong
vùng khí hậu Đơng Trường Sơn - nơi chuyển tiếp giữa miền khí hậu phía Bắc (có
mùa đơng lạnh) và khí hậu phía Nam (nóng ẩm quanh năm) nên lãnh thổ Đà Nẵng
có nền khí hậu khá đa dạng và phức tạp, tác động khá mạnh mẽ đến đời sống và các
hoạt động sản xuất của con người, đặc biệt tác động tới hoạt động du lịch của địa
phương.
Khí hậu có liên quan trực tiếp và có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động du
lịch. Các điều kiện khí hậu đặc sắc và đa dạng thường tạo nên những sản phẩm du
lịch độc đáo, nhưng ngược lại những điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng
khơng nhỏ tới sự phát triển của ngành du lịch.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của khí hậu đối với sự phát triển du lịch, tôi đã
lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu đặc điểm khí hậu Đà Nẵng và ảnh hưởng của nó đối
với hoạt động của ngành du lịch thành phố ” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới hoạt động ngành du lịch thành
phố Đà Nẵng.
- Định hướng và một số giải pháp để phát triển du lịch của thành phố Đà
Nẵng phù hợp với các điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập số liệu về khí hậu thành phố Đà Nẵng.


- Phân tích các nhân tố hình thành khí hậu thành phố Đà Nẵng
- Tìm hiểu đặc điểm khí hậu và ảnh hưởng của nó tới hoạt động ngành du lịch
thành phố Đà Nẵng.

- Trên cơ sở đó, đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp để
phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng
4. . Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cũng như các địa phương khác thuộc khu vực miền Trung, thành phố Đà
Nẵng là nơi mà khí hậu có nhiều nét riêng biệt hơn cả. Chính vì lẽ đó, mà đã có một
số cơng trình nghiên cứu, báo cáo đề tài khoa học và một số cuốn sách đề cập đến
vấn đề này như:
- “Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế ”, của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn, luận văn thạc sĩ khoa học, Huế 2003.
- “ Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên thiên nhiên khu vực Đà Nẵng phục vụ
phát triển bền vững” của tác giả Lê Anh Thắng, luận văn thạc sĩ khoa học, trường
Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- “Nghiên cứu sự biến đổi thời tiêt, khí hậu và ảnh hưởng của nó đến sản
xuất và đời sống của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây” của tác giả
Dương Thị Ni, khóa luận tốt nghiệp, khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm - Đại học
Đà Nẵng, 2010.
- Nguyễn Khanh Vân, “Giáo trình cơ sở sinh khí hậu”, Nxb Đại học Sư
phạm, 2006.
- Đề tài khoa học “ Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch đối với vấn
đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Đà Nẵng” của tác giả T.S Trương Phước
Minh, trường ĐHSP - ĐHĐN, 2007.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các cơng trình nghiên
cứu trên, đồng thời tiến hành phân tích các nguồn dữ liệu đã được thu thập từ trước
để tiến hành nghiên cứu.

.


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu các yếu tố của khí hậu Đà Nẵng như: bức xạ mặt trời, chế độ
nhiệt, mưa, độ ẩm, gió, các hiện tượng thời tiết khác...
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu tới sự phát triển của ngành du
lịch thành phố Đà Nẵng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian số liệu: Để đề tài mang tính xác thực, khách quan nhất, số liệu
tham khảo được thu thập trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, lấy giá trị trung
bình làm chuẩn cho nên khí hậu Đà Nẵng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu
Dựa vào mục đích, yêu cầu đề tài đã tiến hành thu thập tài liệu ở các cơ
quan, ban ngành có liên qua đến đề tài nghiên cứu và từ đó xử lý và đưa ra nhận xét
khái quát nhất.
6.2. Phương pháp sử dụng bản đồ
Phương pháp sử dụng bản đồ nghiên cứu sự phân hóa các yếu tố khí hậu từ
đó có thể thấy được sự ảnh hưởng của nó tới phát triển du lịch của thành phố.
Sau khi thu thập số liệu đầy đủ, chúng tôi đã tiến hành viết với cấu trúc đề tài
như sau:
Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Đặc điểm khí hậu Đà Nẵng
Chương 3: Ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động của ngành du lịch thành
phố Đà Nẵng.


Phần II. NỘI DUNG
Chƣơng 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản về khí hậu và du lịch
1.1.1. Khái niệm khí hậu

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,
gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong
khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
1.1.2. Khái niệm du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2. Những điều kiện ảnh hƣởng tới hoạt động du lịch
Các ngành kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng
của các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy, có tiềm
năng. Ngành du lịch khơng nằm ngồi quy luật đó. Tuy nhiên, là một hoạt động đặc
trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép.
Trong những điều kiện này, bên cạnh những điều kiện mang đặc điểm vị trí địa lý
từng vùng mà cịn có những điều kiện thuộc về các mặt của đời sống - xã hội. Sự tác
động tổng hợp của các điều kiện này đã tạo nên nét đa dạng, độc đáo cho du lịch.
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên
1.2.1.1. Địa hình
Địa hình hiện tại của bề mặt Trái Đất là sản phẩm của các quá trình địa chất
lâu dài(nội sinh, ngoại sinh). Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của
con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, địa
hình của một vùng đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút khách du lịch.
- Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng đơn điệu về ngoài cảnh nhưng là
nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa và là
nơi hội tụ các nền văn hóa của lồi người.
- Địa hình đồi thường tạo ra khơng gian thống đãng, nơi tập trung dân cư
tương đối đơng đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử
độc đáo, tạo khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.


- Địa hình miền núi thường có những ưu thế đối với hoạt động du lịch vì có sự

kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên
nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, khơng khí trong lành.
Bên cạnh đó, ở miền núi có nhiều đối tượng hoạt động du lịch. Đó là sơng
suối, thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong
phú. Miền núi còn là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người với đời sống và
nền văn hóa đa dạng đặc sắc. Ở miền núi với sự kết hợ của địa hình, khí hậu, nguồn
nước, tài ngun động - thực vật và bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc ít người
sẽ tạo nên một tài nguyên du lịch tổng hợp có thể phát triển được nhiều loại hình du
lịch khác nhau và có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
- Địa hình Karst là kiểu địa hình được thành tạo do sự lưu thơng của nước
trong các đá dễ hòa tan. Hang động Karst là một kiểu Karst được quan tâm đối với
khác du lịch. Vì cảnh quan thiên nhiên trên dạng địa hình này rất độc đáo, hấp dẫn du
khách. Nhiều hang động có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo do tạo hóa sinh ra.
Nhiều hang động chứa đựng những di tích khảo cổ học, di tích lịch sử văn hóa. Như
vậy, có thể nói hang động Karst là một tài nguyên du lịch - một hàng hóa đặc biệt có
khả năng sinh lợi cao.
- Địa hình bờ bãi biển: là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển. Do q trình bồi
tụ sơng ngịi, các đợt biển tiến biển lùi, thủy triều...đã tạo ra những bãi tắm đẹp, thích
hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển.
1.2.1.2. Khí hậu
Khí hậu được coi là một dạng tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu về khí
hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu: chế độ nhiệt và chế độ mưa, ẩm khơng khí.
Ngồi ra cịn phải tính đến các yếu tố khác như gió, ánh nắng Mặt Trời, các hiện
tượng thời tiết đặc biệt khác.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc
các dịch vụ du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ơn hịa thường được du khách
ưa thích. Mỗi loại hình du lịch địi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Chẳng
hạn du khách đi nghỉ biển vào mùa hè thường chọn những dịp ít mưa, nắng nhiều
nhưng khơng gắt, nước mát, gió vừa phải. Như vậy, ở mức độ nhất định cần phải chú
ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch. Đó là bão



trên các vùng biển duyên hải, hải đảo, gió mùa Đơng Bắc lạnh, gió Tây khơ nóng,
lốc, lũ...
Tính mùa vụ của khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến tính mùa vụ của du lịch. Các
vùng khác nhau trên thế giới có mùa vụ du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu
tố khí hậu. Sự phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể
diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.
- Mùa du lịch cả năm: thích hợp với các loại hình du lịch chữa bệnh ở suối
khống, du lịch trên núi (cả mùa đơng và mùa hè). Ở vùng có khí hậu nhiệt đới như
các tỉnh phía nam nước ta, mùa du lịch hầu như chưa diễn ra quanh năm.
- Mùa đơng là mùa du lịch văn hóa, làng q, du lịch nghỉ dưỡng...
- Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất vì nó có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi, các hoạt động du lịch
ngoài trời rất phong phú và đa dạng...
1.2.1.3. Nguồn nước
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Đối với du
lịch thì nước mặt có ý nghĩa quan trọng. Nó bao gồm nước đại dương, biển, sơng, hồ,
suối phun, nước thác... Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng theo nhu cầu cá
nhân, theo độ tuổi và theo nhu cầu quốc gia. Nói chung, giới hạn về nhiệt độ của lớp
nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 18oC đối với người lớn, trên 20oC
đối với trẻ em. Ngồi ra cịn phải chú ý đến tần số, tính chất của sóng, độ sạch của
nước...
Tài ngun nước mặt khơng chỉ có tác dụng hồi phục trực tiếp mà còn ảnh
hưởng đến nhiều thành phần của mơi trường sống, đặc biệt nó làm dịu đi khí hậu ven
bờ.
Nước ngầm nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch , tuy nhiên cần phải nói đến
tài ngun nước khống. Đây là nguồn tài ngun có giá trị du lịch an dưỡng và chữa
bệnh.
1.2.1.4. Sinh vật

Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang có sức hấp dẫn lớn đối với khách du
lịch. Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để khám phá, tìm
hiểu về thế giới động thực vật vơ cùng sống động và phong phú. Bên cạnh đó, hệ


sinh vật phong phú còn là điều kiện phát triển các loại hình du lịch nghiên cứu khoa
học và du lịch thể thao săn bắn.
1.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
1.2.2.1. An ninh chính trị, an tồn xã hội
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch
cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa thực sự quan trọng. Sự bảo đảm vững
chắc về quốc phịng, an ninh tạo mơi trường ổn định cho đất nước và cho khách du
lịch khi tới tham quan.
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh
thần độc đáo khác lạ với q hương mình”. Điều này địi hỏi sự giao lưu, đi lại của
du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung
đột về sắc tộc tôn giáo làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch tức là nó khơng làm
trịn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nỗi hồi nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên
cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang
thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài ngun du lịch, các cơng trình nghệ thuật kiến trúc do
loài người sáng tạo.
1.2.2.2. Kinh tế
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát
triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự
ra đời và phát triển của ngành du lịch.
- Sự phát triển của nông nghiệp và công nghệ thực phẩm rất có ý nghĩa với du
lịch. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hóa nhất cho du lịch.
- Khi nói đến nền kinh tế của Nhà nước khơng thể khơng nói đến giao thơng
vận tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính

cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh
hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: số lượng và chất lượng. Sự
phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông vươn tới mọi miền Trái Đất.
Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau:
tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả...


- Chúng ta có thể khẳng định ngày nay với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật,
nhiều thành tựu khoa học được áp dụng vào sản xuất. Điều đó đồng nghĩa với việc
chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao rõ rệt về các vấn đề ăn, mặc...
Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu xuất hiện. Từ đó, nhu cầu tìm hiểu,
khám phá thế giới ngày tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
- Kinh tế và du lịch ln có mối quan hệ hữu cơ, thuận nghịch lẫn nhau.
Trong q trình phát triển của mình, du lịch ln xem kinh tế là một trong những
nguồn lực quan trọng. Sự tác động của các điều kiện kinh tế tới du lịch thể hiện ở
những góc độ khác nhau. Tìm hểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lý và
làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp.
- Ngày nay, xu thế thế giới là tồn cầu hóa. Từng dịng sản phẩm tư bản và trí
thức có sự ln chuyển giữa các quốc gia với nhau. Trước xu thế đó, các cơng ty lớn
thường có kế hoạch khai phá thị trường của mình. Hoạt động kinh tế, trao đổi thương
mại giữa các quốc gia phát triển mạnh. Qua sự giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối
tác nước ngoài cũng như qua các hội nghị kinh tế lớn, ngành du lịch có cơ hội quảng
bá điểm mạnh của mình ra thế giới. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa - thể thao
lớn ngày càng có yếu tố “thương mại hóa” và kéo theo đó là truyền hình vào cuộc.
Tất nhiên sự vào cuộc của truyền hình là địn bẩy kích thích ngành du lịch của nhiều
quốc gia hồi sinh. Điều đó để chúng ta tự hỏi tại sao các nước luôn muốn tranh chấp
để được đăng cai các sự kiện lớn như: World Cup, Olympic, hoa hậu...
Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch. Điều này cũng
địi hỏi ngành du lịch trong q trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần
xây dựng kinh tế. Có như vậy, mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững.

1.2.2.3. Văn hóa
Trình độ văn hóa tạo điều kiện cho phát triển du lịch. Phần lớn những người
tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hóa nhất định,
nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích (nhu cầu) đối với
việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, chính
vì vậy phải có trình độ văn hóa mới hiểu được hết các giá trị của chuyến tham quan
du lịch. Trong các nước mà người dân có trình độ văn hóa cao thì số người dân đi du


lịch nước ngồi tăng lên khơng ngừng. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa thấp cũng ảnh
hưởng đến phát triển du lịch: ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng...
1.2.2.4. Đường lối phát triển du lịch
Chính sách phát triển là chìa khóa dẫn đến thành cơng trong phát triển du lịch.
Nó có thể kìm hãm nếu đướng lối phát triển sai thực tế. Ở nước ta, để thúc đẩy du
lịch, Đảng và Nhà nước đã đề ra những biện pháp: “ Triển khai thực hiện quy hoạch
tổng thể du lịch Việt Nam, tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo
hướng du lịch văn hóa, du lịch mơi trường sinh thái. Xây dựng các chương trình và
điểm hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn
nhân lực của người dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng
ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hóa và
chất lượng dịch vụ với các loại khác nhau. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước
đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh
doanh khách sạn và du lịch. ”
1.3. Khái quát hoàn cảnh địa lý và tài nguyên du lịch thành phố Đà Nẵng
1.3.1. Hoàn cảnh địa lý
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Đà nẵng là thành phố ven biển thuộc khu vực Nam Trung Bộ, có tọa độ từ
15o15’15’’B - 16o13’15’’B và 107o49’00’’Đ - 108o20’18’’Đ. Phía Bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Bắc và Đơng
Bắc tiếp giáp với biển Đơng với 30 km đường bờ biển.

Thành phố Đà Nẵng có vị trí vào khoảng giữa của nước ta, nằm trên trục giao
thông đường bộ Bắc - Nam, đường sắt, đường biển, đường hàng khơng. Do vậy, Đà
Nẵng có vị trí hết sức quan trọng đối với khu vực miền Trung và của cả nước. Hiện
nay, Đà Nẵng là một trong những thành phố phát triển nhất vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, là một trong những cửa ngõ giao thông ra biển quan trọng của các tỉnh
Tây Nguyên và nước bạn Lào.
Với vị trí gần như trung điểm của nước ta đã làm cho Đà Nẵng có những nét
rất độc đáo về các thành phần tự nhiên, mà đặc biệt trong đó phải nói đến khí hậu. Từ
đó, có những tác động và chi phối rất lớn đến hoạt động du lịch của địa phương.


1.3.1.2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình Đà Nẵng khá phức tạp, hầu như có đầy đủ các dạng địa hình: có đồi
núi, có đồng bằng ven biển, và đây là điều kiện giúp cho Đà Nẵng phát triển du lịch
với các loại hình phong phú, độc đáo.
Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, đa phần ở độ cao 700 - 1500m, độ dốc lớn ( >
40o). Đây là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn cho nên nó có vai trị to lớn trong
việc điều hịa khí hậu và bảo vệ mơi trường sinh thái của thành phố.
Phía Bắc là dãy Bạch Mã, độ cao trung bình trên 700m với nhiều ngọn núi cao
trên 1000m như: Hịn Ơng ( 1072m); đỉnh núi Bạch Mã (1444 m) là biên giới tự
nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Phía Tây Bắc của thành phố
là núi Mang cao 1712 m là ngã ba biên giới của 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam
và Đà Nẵng. Phía Tây Nam có dãy núi Bà Nà với đỉnh núi Chúa cao 1487 m. Phía
Đơng là biển Đơng có dãy Sơn Trà án ngữ. Phía Đơng Nam là núi Ngũ Hành Sơn.
Như vậy, thành phố như một lòng chảo được bao bọc bởi núi xung quanh.
Điều này đã chi phối mạnh đến khí hậu ở đây.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển và bị chia
cắt bởi hai hệ thống sơng, đó là hệ thống sông Hàn và sông Cu Đê.
Giữa vùng núi cao và đồng bằng ven biển là vùng trung gian với nhiều đồi,

dọc ven biển là các cồn cát.
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh nước sâu. Bờ biển lại nhiều
bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Nam Ơ với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ
thú.
b. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển, nhiệt độ cao và ít
biến đổi, chế độ ánh sáng - mưa - ẩm phong phú. Khí hậu Đà Nẵng mang tính chất
chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu
nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: một mùa mưa kéo dài từ
tháng 8 đến tháng 12 và một mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7; thỉnh thoảng có những
đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.


Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9oC; cao nhất vào các tháng 6, 7
trung bình từ 28oC - 30oC; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18oC 23oC. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1500m, nhiệt độ trung bình vào
khoảng 20oC.
Độ ẩm khơng khí trung bình đạt 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11 trung
bình từ 85,7% - 87,8%; thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,7% - 77,3%.
Lượng mưa hàng năm 2.505mm/năm; lượng mưa cao nh`ất vào các tháng 10,
11 trung bình từ 550 - 1000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình
từ 23 - 40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2156 giờ / năm. Nhiều nhất là các tháng 5,
6 trung bình từ 234 giờ đến 277 giờ / tháng và ít nhất là vào tháng 11, 12 trung bình
từ 69 giờ đến 165 giờ / tháng.
c. Mạng lưới thủy văn
Sơng ngịi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành
phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có hai sơng
chính là sơng Hàn ( chiều dài khoảng 240 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5180
km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km2). Ngoài ra,
trên địa bàn thành phố cịn có các sơng: sơng n, sơng Chu Bài, sông Vĩnh Điện,

sông Túy Loan, sông Phú Lộc... Thành phố cịn có hơn 546 ha mặt nước ni trồng
mặt nước có khả năng ni trồng thủy sản.
Ngồi nguồn nước mặt thì nguồn nước ngầm ở Đà Nẵng cũng khá phong phú,
phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển, từ Nam Ơ đến Sơn Trà, Hịa Hải.
- Biển, bờ biển: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, bao gồm: các vịnh,
bán đảo với các bãi tắm đẹp và một ngư trường giàu có là nguồn lợi lớn về hải sản và
du lịch. Vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu,
thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác tạo điều kiện
cho việc giao thơng đường thủy. Mặt khác, vịnh Đà Nẵng cịn là nơi trú đậu, tránh
bão của các tàu có cơng suất lớn.
Đà Nẵng có đường biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê,
Thanh Khê, Nam Ô... với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, ở khu vực quanh bán


đảo Sơn Trà cịn có những bãi san hộ, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình
kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.
d. Sinh vật
Ngoài hệ thống cây xanh tự trồng, thành phố Đà Nẵng cịn có hệ thống rừng
tự nhiên. Rừng tụ nhiên của thành phố Đà Nẵng có thể xem là mối giao lưu hai hệ
thống thực vật phía bắc và phía nam. Rừng chiếm lớn nhất với nhiều cây gỗ nhiệt
đới, nhiều lâm sản dưới tán lá rừng như: quế, trầm hương, dược liệu... Đặc biệt trên
ngọn núi Bà Nà là rừng hóp và rừng tre xen kẽ với những đám trúc già, đỉnh núi cịn
có nhiều kiền kiền và chò chỉ.
Động vật cũng rất đa dạng về lồi, trong đó có một số lồi thuộc động vật quý
hiếm: voọc, chà vá, trĩ sao, gà lôi, nai, khỉ... và nhiều chim cơng.
Diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chiếm gần 60%. Rừng ở thành phố
Đà Nẵng vừa mang ý nghĩa về kinh tế, vừa có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái và
du lịch.
Không những thảm thực vật trong thành phố, thảm thực vật ở phía tây mà ra
xa hơn nữa ở tận ngồi biển mà ta khơng thể khơng kể đến đó là nguồn hải sản giàu

có với các loại cá, tơm, mực, rong biển...
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Dân số
Dân số trung bình của Đà Nẵng năm 1997 là 672,468 người, đến năm 2010 là
926.018 người, đạt tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1997 - 2010 là 2,4%/năm,
cao hơn so với tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn là
1,2%/năm; trong đó tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố trong cả giai đoạn 1997
- 2010 là 12,470/00.
Do tốc độ đơ thị hóa nhanh nên tỉ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số cũng
tăng theo, từ 539 người/km2 năm 1997 lên mức 721 người/km2 năm 2010. Tuy
nhiên, dân cư phân bố không đều giữa các quận, huyện; trong đó dân số tập trung
cao nhất ở hai quận nội thành là Thanh Khê (19.064 người/km2) và Hải Châu (9.185
người/km2) và thấp nhất là ở huyện Hòa Vang với mật độ 164 người/km2.


b. Các hoạt động phát triển kinh tế
 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Trong cơ cấu, ngành nông - lâm nghiệp có tỷ trọng giảm dần và chuyển dịch
theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi. Trong nội bộ
ngành nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ
trọng chăn nuôi. Ngành lâm nghiệp đã chuyển đổi mạnh mẽ từ khai thác gỗ, lâm sản
sang bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tỷ
trọng ngành nông, lâm thủy sản chiếm 4-5 % tổng giá trị GDP của thành phố.
 Công nghiệp
Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng được thúc đẩy phát triển công
nghiệp (giá trị công nghiệp liên tục gia tăng), điển hình là khu vực vịnh Đà Nẵng
với những ưu thế thuận lợi về giao thông vận tải. Công nghiệp được phát triển theo
các cấp và được đầu tư từ các nguồn vồn khác nhau.
Công nghiệp chiếm 47,16% tổng giá trị GDP của thành phố.
 Du lịch, dịch vụ

Các ngành dịch vụ bao gồm: các ngành thương mại, vận tải, bưu điện và các
loại hình dịch vụ khác. Với những ưu thế về tài ngun - mơi trường có vị thế thuận
lợi thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển mạnh trong những năm qua. Điển hình là sự
phát triển về dịch vụ du lịch. Khu vực Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng nhiều
cảnh quan thiên nhiên đẹp như bán đảo Sơn Trà, các bãi biển cát vàng còn hoang sơ
chạy dài hàng cây số, nước trong suốt và ấm áp quanh năm cùng các di tích lịch sử
tạo khu vực và thành phố Đà Nẵng thế mạnh về du lịch.
c. Cơ sở hạ tầng
 Giao thông
Đà Nẵng nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của
cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên hành lang kinh tế
đông - tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào.
 Đường sắt
Hiện nay, tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với
tổng chiều dài 36 km. Trong đó, thuộc khu vực vịnh Đà Nẵng có các ga: Đà Nẵng,


Thanh Khê, Kim Liên. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu trên tuyến
đường sắt Bắc - Nam. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra
tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệ nạn xã hội. Nên trong tương
lai, ga Đà Nẵng sẽ được chuyển ra khỏi trung tâm thành phố. Tuyến đường sắt cũ có
thể sẽ được tận dụng làm đường tàu điện nội thị nối trung tâm thành phố với các khu
cơng nghiệp Liên Chiểu và Hịa Khánh


Đường bộ
Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 382,583 km đường bộ (không kể đường

hẻm, đường kiệt, đường đất) trong đó: quốc lộ là 70,865 km; tỉnh lộ là 99,716 km và

đường nội thị là 181,672 km. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3
km/km², ngoại thành là 0,33 km/km².
- Hệ thống quốc lộ: có 2 tuyến quốc lộ chính nối khu vực với các khu vực lân
cận. Đó là quốc lộ 1A (tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam của Việt Nam đi qua
thành phố ở km 929) và quốc lộ 14B (nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên Việt Nam).
- Hệ thống đường nội thị: Đà Nẵng có những bước tiến rất dài trong giao
thơng nội thị. Kể từ ngày bắt đầu chỉnh trang đô thị đến nay, nhiều con đường cũ đã
được mở rộng và kéo dài. Một số con đường được xây dựng mới góp phần điều tiết
giao thông và làm đẹp đô thị như đường Bạch Đằng, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tất
Thành, Sơn Trà - Điện Ngọc…
- Hệ thống cầu: cầu sông Hàn chạy suốt theo chiều dài thành phố, chia Đà
Nẵng thành 2 nửa Đông - Tây với sự khác nhau rõ rệt. Bờ Đông là những quận
huyện ngoại thành kém phát triển hơn nhiều so với bờ Tây nơi tập trung các trung
tâm hành chính, dịch vụ. Kể từ ngày cầu sơng Hàn nối liền hai bờ, sự khác nhau
ngày càng giảm. Theo quy hoạch, sẽ có khoảng 10 cây cầu bắc ngang qua dịng sơng
Hàn. Bên cạnh đó, một số cầu đã và đang xây dựng như: cầu Rồng, cầu Trần Thị
Lý...
 Đường hàng khơng
Khu vực nghiên cứu nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung có một sân
bay quốc tế Đà Nẵng thuộc quận Hải Châu. Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà
Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới. Hiện nay, bên cạnh các


đường bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay này chỉ có một số ít
các đường bay quốc tế. Tuy nhiên, sân bay quốc tế Đà Nẵng vẫn là cảng hàng không
quan trọng cho cả miền Trung và Tây Nguyên.
 Đường thủy
- Đường sông: thành phố Đà Nẵng hiện có 60km đường sơng có thể lưu
thông vận chuyển nhưng cũng chỉ ở các khu vực khơng thuận tiện về đường bộ và

mang tính tự phát. Các sơng hiện có khả năng vận chuyển gồm: sơng Hàn, sông Cu
Đê, sông Cẩm Lệ, sông Yên, sông Túy Loan. Nhờ hệ thống đường bộ ngày càng
phát triển thuận lợi nên khả năng vận chuyển đường sông ngày càng giảm đi.
- Đường biển: thành phố Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để phát triển hệ thống
cảng biển và cảng sông. Cụm cảng thuộc vịnh Đà Nẵng bao gồm cảng Tiên Sa, cảng
sơng Hàn, mang tính tổng hợp và có vai trò quan trọng trong khu vực, đảm bảo năng
lực vận chuyển nội địa và xuất nhập khẩu trong khu vực ra nước ngồi.
Ngồi ra cịn có một số cảng chuyên dùng khác như: cảng Quân Khu V, cảng
234 cảng Hải Quân, cảng Cá...
1.3.3. Tài nguyên du lịch thành phố Đà Nẵng
1.3.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Tài nguyên biển
Đà Nẵng có bờ biển dài 70 km, có vịnh nước sâu với các cửa biển Liên Chiểu,
Tiên Sa, có vùng lănh hải thềm lục địa với độ sâu 200 m. Đà Nẵng nổi tiếng với
nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc đến Nam. Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước
êm, nước trong xanh bốn mùa, ít bị ơ nhiễm, nước biển ấm, ít sóng.
b. Tài ngun rừng
Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc
như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn
hóa lịch sử mơi trường Nam Hải Vân.
c. Cảnh quan du lịch tự nhiên
Thiên nhiên đă ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng nhiều danh lam thắng cảnh kỳ
thú như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, Suối
Lương, Suối Hoa… có giá trị lớn để khai thác, phát triển các loại hình du lịch sinh
thái và nghỉ dưỡng phục vụ du khách.


1.3.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
a. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền

trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng Chăm, Bảo tàng
Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành Điện Hải, Nhà hát
Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh… Bên cạnh đó, các di tích Nghĩa trũng Khuê Trung,
Nghĩa địa Iphanho, khu di tích K20… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại hình
du lịch văn hóa của thành phố cũng như của khu vực miền Trung.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
 Các lễ hội
Các lễ hội lớn được tổ chức hàng năm tại Đà Nẵng như lễ hội Quán Thế Âm,
lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình làng Túy Loan, lễ hội bắn pháo hoa quốc tế… thu hút rất
nhiều người đến tham quan.
 Nghề và làng nghề thủ cơng truyền thống
Đến nay, Đà Nẵng cịn giữ lại cho mình những làng nghề truyền thống như
làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê… Các
làng nghề hiện tại không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà nó cịn được đưa vào hoạt
động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát
triển của các làng nghề. Ngoài các làng nghề đă kể đến, trên địa bàn thành phố cịn
có các sản phẩm truyền thống như: Bánh tráng Túy Loan, nón La Bông, khô mè Cẩm
Lệ, nhưng chỉ phát triển nhỏ lẻ và hạn chế.



×