Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––

BOUNTEE KEOMOUNGKHOUN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA CAO DUY SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––

BOUNTEE KEOMOUNGKHOUN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA CAO DUY SƠN
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Quỳnh


THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luân văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả

Bountee KEOMOUNGKHOUN

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Thu Quỳnh,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để
hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo
- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo ở Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn hữu, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả


Bountee KEOMOUNGKHOUN

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu khảo sát ............................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 4
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ................................................................ 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngơn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học
nhìn từ lí thuyết giao tiếp và lí thuyết hội thoại .................................................. 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về sáng tác của Cao Duy Sơn và tiểu thuyết
Đàn trời.............................................................................................................. 11
1.2. Cơ sở lí thuyết và thực tiễn ......................................................................... 14
1.2.1. Lí thuyết giao tiếp .................................................................................... 14
1.2.2. Lí thuyết hội thoại.................................................................................... 20
1.2.3. Nhân vật văn học và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học ........... 30
1.2.4. Khái quát về nhà văn Cao Duy Sơn và tiểu thuyết Đàn trời ................... 33

1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA CAO DUY SƠN NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN VAI GIAO TIẾP ..................................................... 37

iii


2.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 37
2.2. Kết quả khảo sát về vai giao tiếp và quan hệ vai giao tiếp trong tiểu
thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn ..................................................................... 37
2.2.1. Kết quả khảo sát về vai giao tiếp và số lượng các cặp vai giao tiếp ....... 37
2.2.2. Kết quả khảo sát về quan hệ vai giao tiếp ............................................... 45
2.3. Mô tả và phân tích đặc điểm ngơn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Đàn
trời của Cao Duy Sơn nhìn từ phương diện vai giao tiếp ................................. 51
2.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua quan hệ vai giao tiếp
không ngang hàng .............................................................................................. 51
2.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua quan hệ vai giao tiếp
ngang hàng ......................................................................................................... 58
2.3.3. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua quan hệ vai giao tiếp vừa
ngang hàng vừa không ngang hàng ................................................................... 62
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA CAO DUY SƠN NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN HÀNH VI NGÔN NGỮ ........................................... 67
3.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 67
3.2. Kết quả khảo sát về hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ
gián tiếp của các nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn .......... 67
3.3. Mơ tả và phân tích đặc điểm ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tiểu
thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn nhìn từ phương diện hành vi ngôn ngữ ...... 69
3.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua hành vi ngôn ngữ trực tiếp .. 69

3.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua hành vi ngôn ngữ gián tiếp .. 85
3.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 92
KẾT LUẬN....................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 96
PHỤ LỤC ...................................................................................................PL101

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê các vai giao tiếp theo các dạng thức cuộc thoại
trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn ................................... 38
Bảng 2.2: Bảng thống kê quan hệ vai giao tiếp trong tiểu thuyết Đàn trời
của Cao Duy Sơn ............................................................................. 45
Bảng 3.1: Bảng thống kê các hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi
ngôn ngữ gián tiếp thể hiện qua các kiểu câu trong tiểu thuyết
Đàn trời của Cao Duy Sơn ........................................................................68

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

CT

: Cuộc thoại

HVNN

: Hành vi ngôn ngữ


vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp,
phương tiện tư duy quan trọng nhất của con người. Nhờ có giao tiếp bằng ngơn
ngữ mà con người có thể thực hiện được các hoạt động trao đổi thông tin, bày
tỏ quan điểm, cảm xúc, thiết lập hoặc gỡ bỏ những sợi dây liên kết tình cảm.
Tác phẩm văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội của con người.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, do vậy, thường thể hiện được một cách sinh
động hoạt động giao tiếp của con người trong xã hội thông qua sự sáng tạo của
nhà văn. Nghiên cứu ngôn ngữ ở hoạt động hành chức trong cuộc sống là một
trong những hướng nghiên cứu mà ngôn ngữ học hiện đại đang quan tâm. Vì
vậy, việc tìm hiểu ngơn ngữ trong tác phẩm văn học là một cách tiếp cận phù
hợp với xu hướng nghiên cứu mới cả về phương diện lí luận và phương diện
thực tiễn.
1.2. Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật có thể có
nhiều khía cạnh khác nhau như: ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ kể chuyện, ngôn
ngữ nhân vật, phương tiện nghệ thuật, nhịp điệu, ngữ điệu trong văn bản nghệ
thuật… Trong đó, nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật là một nội dung nghiên cứu
có vai trị quan trọng bởi ngơn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách nhân
vật, thúc đẩy sự phát triển của tính cách nhân vật và tình tiết cốt truyện cũng
như thể hiện được ý đồ nghệ thuật và nội dung của tác giả. Thông qua quan
điểm, tư tưởng của nhân vật, người đọc có thể nhận ra các giá trị, thơng điệp có
ý nghĩa hàm ẩn trong tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm cho độc giả.
1.3. Cao Duy Sơn là nhà văn sinh ra và lớn lên tại thị trấn Cô Sầu, Cao
Bằng, mang trong mình hai dịng máu Kinh - Tày, ơng có lợi thế mà các nhà
văn khác khơng có được, đó là sự am hiểu sâu sắc, gắn bó máu thịt với con

người và vùng đất q hương mình. Ơng là một trong những gương mặt tiêu
biểu của dòng văn học Việt Nam và là một cây bút văn xuôi sung sức luôn thể
1


hiện những sáng tạo, đam mê qua những trang văn. Trong sự nghiệp của mình,
Cao Duy Sơn đã sáng tác được năm cuốn tiểu thuyết là Người lang thang
(1992), Cực lạc (1995), Hoa mận đỏ (1999), Đàn trời (2006), Chòm ba trời
(2009). Trong đó, Đàn trời là một tiểu thuyết hơn 700 trang viết về đề tài
chống tham nhũng. Tác phẩm xoay quanh một số cán bộ trẻ nhiều khát vọng
đẹp với những thế lực hắc ám, thao túng quyền lực, móc nối, chiếm đoạt tài sản
nhà nước và nhân dân. Tác phẩm còn là những mảnh đời của các nhân vật được
đan cài giữa quá khứ và hiện tại, giữa không gian phố thị và không gian bản
làng, giữa một nền văn hóa đậm đà bản sắc của người miền núi với những “đổ
vỡ” văn hóa của cơ chế thị trường.
Đến nay, các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Đàn trời mới chỉ khai
thác tác phẩm này ở khía cạnh nội dung, chưa có cơng trình nào đi sâu phân
tích tác phẩm ở phương diện ngơn ngữ nghệ thuật, đặc biệt ở khía cạnh ngơn
ngữ nhân vật. Việc tìm hiểu về đặc điểm ngơn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết
Đàn trời của Cao Duy Sơn từ lí thuyết vai giao tiếp và hành vi ngôn ngữ như
vậy là một vấn đề mới, rất đáng để nghiên cứu. Xuất phát từ những lí do trên,
chúng tơi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật
trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm sáng tỏ một số đặc điểm và vai trị nổi bật của ngơn
ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ phương diện lí
thuyết vai giao tiếp và hành vi ngơn ngữ. Qua những kết quả phân tích và tổng
hợp, luận văn góp phần làm rõ đặc điểm phong cách nghệ thuật của Cao Duy
Sơn thể hiện trong tiểu thuyết Đàn trời.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được
xác định là:

2


- Tìm hiểu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê nguồn tư liệu phục vụ việc tìm hiểu ngơn ngữ nhân
vật, cụ thể là ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời của
Cao Duy Sơn.
- Miêu tả, phân tích, làm rõ đặc điểm ngơn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Đàn
trời của Cao Duy Sơn nhìn từ phương diện vai giao tiếp và hành vi ngôn ngữ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết
Đàn trời của Cao Duy Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngôn ngữ nhân vật - xét từ quan điểm tiếp cận của ngơn ngữ học - là một
phạm trù rộng, có nhiều góc độ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và nhiều phương
diện (cấu trúc, ngữ nghĩa, phong cách, ngữ dụng). Trong khuôn khổ của một
luận văn thạc sĩ, vấn đề tìm hiểu về ngơn ngữ nhân vật, cụ thể là ngôn ngữ hội
thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn được giới hạn
tiếp cận từ phương diện vai giao tiếp và hành vi ngôn ngữ, trong đó hành vi
ngơn ngữ sẽ được tiếp cận tìm hiểu là hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi
ngôn ngữ gián tiếp của các nhân vật.
3.3. Nguồn tư liệu khảo sát
Tư liệu khảo sát của luận văn là cuốn tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy
Sơn. Cuốn tiểu thuyết này dày 706 trang, được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn phát
hành lần đầu vào năm 2006 và tái bản vào năm 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn này là
phương pháp miêu tả. Phương pháp này được sử dụng để mơ tả, phân tích đặc
điểm của ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm. Ở phương pháp này, thủ pháp giải
thích bên ngồi và giải thích bên trong đều được sử dụng.
3


+ Thủ pháp giải thích bên ngồi như thủ pháp phân tích ngơn cảnh được
sử dụng để phân tích những yếu tố thuộc về ngơn cảnh tình huống và ngơn
cảnh văn hóa, lấy đó làm cơ sở nhận biết đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật trong
tiểu thuyết Đàn trời.
+ Thủ pháp giải thích bên trong: thủ pháp thống kê, thủ pháp phân loại và
hệ thống hóa là các thủ pháp giúp thống kê lời thoại nhân vật; các loại vai giao
tiếp, quan hệ vai giao tiếp, các hành vi ngôn ngữ... Thủ pháp này được thực
hiện vừa là cơ sở để xác định đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (ngơn ngữ
của nhân vật xét từ phương diện lí thuyết giao tiếp và lí thuyết hội thoại), vừa là
căn cứ để xác định các số liệu làm minh chứng cho các luận điểm trong từng
chương của luận văn.
4.2. Phương pháp phân tích diễn ngơn
Phương pháp này được dùng để phân tích các ngữ liệu trên các bình diện
của diễn ngôn hội thoại; tổng hợp để rút ra đặc điểm khái quát về ngôn ngữ của
các nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời. Từ đó, phần nào cho thấy vai trị của
ngơn ngữ nhân vật trong việc xây dựng tính cách nhân vật, đồng thời góp phần
làm rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Cao Duy Sơn.
5. Đóng góp mới của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật
trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ phương diện lí thuyết vai giao
tiếp và hành vi ngơn ngữ. Cơng trình đã vận dụng những kiến thức cơ bản của

Ngữ dụng học để khảo sát, phân tích về ngơn ngữ nhân vật, cụ thể là ngôn ngữ
hội thoại của nhân vật, qua đó nhằm làm rõ sự hành chức của ngơn ngữ trong
giao tiếp xã hội nói chung, giao tiếp nghệ thuật nói riêng; đồng thời góp phần
làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật tác
giả trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận văn được trình bày trong ba chương:
4


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí thuyết và thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm ngơn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời của
Cao Duy Sơn nhìn từ phương diện vai giao tiếp
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời của
Cao Duy Sơn nhìn từ phương diện hành vi ngơn ngữ

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngơn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học
nhìn từ lí thuyết giao tiếp và lí thuyết hội thoại
Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu về giao tiếp và hội thoại đã được nhiều
nhà ngôn ngữ học quan tâm.
Cụ thể hơn, nghiên cứu về giao tiếp, vai giao tiếp và mối quan hệ giữa các
vai giao tiếp là những nội dung được nghiên cứu từ phương diện lí thuyết đến

khảo sát cụ thể. Có thể điểm qua một số hướng nghiên cứu như sau:
(i). Nghiên cứu về mức độ thể hiện vai quyền lực và vai thân hữu trong
giao tiếp
Theo Nguyễn Thị Hồng Chuyên [11], các tác giả trên thế giới quan tâm
đến việc làm rõ sự khác biệt trong việc xác lập vai quyền lực và vai thân hữu
của các đối tượng trong giao tiếp xuất phát từ mục đích, hồn cảnh giao tiếp
khác nhau. Ngôn ngữ của các vai giao tiếp thường thể hiện mối quan hệ đối
xứng và phi đối xứng. Các hành động ngôn ngữ trong giao tiếp của các đối
tượng cũng góp phần thể hiện vai giao tiếp. Woflson đã chứng minh được lời
khen (hành động khen) thường được thực hiện giữa những vai giao tiếp cùng
độ tuổi và địa vị. Trên phương diện ảnh hưởng của văn hóa đến vai giao tiếp,
các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tiêu chí quyết định sự khác biệt văn
hóa giữa các quốc gia gián tiếp xác định vai giao tiếp của các đối tượng trong
xã hội [dẫn theo 11, tr.8]. Geert Hofstede đưa ra 5 tiêu chí nhằm chỉ ra sự khác
biệt văn hóa giữa các quốc gia, trong đó tiêu chí về khoảng cách quyền lực gần
xa trong các thứ bậc là tiêu chí quan trọng nhất [dẫn theo 11, tr.9]. Lakoff trong
cơng trình nghiên cứu của mình cũng đưa ra những cơ sở để xác lập ngôn ngữ
của mỗi giới. Theo đó, nữ giới thường có xu hướng sử dụng ngôn ngữ diễn đạt
6


nhẹ nhàng, trung tính, thậm chí nhún nhường; cịn nam giới thường có xu hướng sử
dụng ngơn ngữ diễn đạt mạnh mẽ, dứt khoát, ngắn gọn…
(ii). Nghiên cứu về xưng hô của các vai giao tiếp
Xưng hô trong giao tiếp là cách chỉ thị ngơi nhân xưng, nhờ đó mà quy
chiếu được các nhân vật tham gia giao tiếp. Xưng hô trở thành điều kiện quan
trọng, tiên quyết của việc nhận diện và xác lập vai giao tiếp của đối tượng giao
tiếp. R. Brown và A.Gilman đã đề nghị dùng hai chữ T và V (từ hai từ tu và vos
trong tiếng Latin) làm hai kí hiệu chung cho đại từ chỉ sự thân hữu và đại từ chỉ
sự quyền lực trong tất cả các ngôn ngữ. Khi xem xét trong xã hội phương Tây,

T. Holmes nhận thấy thái độ ứng xử, xưng hô của người trên quyền và người
quen biết là ngang nhau. Tác giả cho rằng khi nhấn mạnh tới khoảng cách xã
hội và tương tác quyền là hướng tới lịch sự âm tính, tức là chiến lược lịch sự
tơn trọng. Lịch sự âm tính nhấn mạnh khoảng cách xã hội và nét khác biệt về
quyền lực [dẫn theo 11, tr.11].
(iii). Nghiên cứu về hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp
Kế thừa và phát triển lí thuyết hành động ngôn từ của J.L. Austin, J. Searle
đã đưa ra 12 quan điểm khác biệt, quy chiếu thành bốn tiêu chí và xác lập được
năm nhóm hành động ngơn từ lớn như: xác tín, điều khiển, cam kết, bày tỏ,
tun bố. Đối với từng nhóm hành động ngơn ngữ, tác giả đã nêu những đặc
trưng của nhóm và quy định giữa người nói (Sp1) và người nghe (Sp2) thực
hiện một việc nào đó trong tương lai. Sau J.L. Austin và J. Searle, các tác giả
như A. Wierbicka, D. Wunderlich, F. Bach… khi nghiên cứu về phân loại hành
động ngôn ngữ đã gián tiếp xác lập cương vị - vị thế của chủ thể và đối tượng
giao tiếp.
Hội thoại, khi trở thành đối tượng của Ngữ dụng học, đã được nhiều tác
giả như C.K. Orecchioni, H.P. Goice, G. Leach, D. Wilson… quan tâm tìm
hiểu và nghiên cứu. M. Bakhtin từng nhấn mạnh đối thoại chính là bản chất của
ý thức, bản chất của cuộc sống con người. Nghiên cứu về hội thoại, các tác giả
tập trung vào nghiên cứu một số hướng sau:
7


(i). Các nhân tố chi phối một cuộc hội thoại
Các tác giả đã chỉ ra có các nhân tố chủ yếu sau chi phối một cuộc thoại
như: không gian, thời gian diễn ra cuộc thoại (thoại trường), người tham gia
cuộc thoại (thoại nhân), mục tiêu của cuộc thoại (đích giao tiếp), hình thức
cuộc thoại…
(ii). Nguyên tắc hội thoại
Để cuộc hội thoại thành công, các nhân vật giao tiếp bắt buộc phải tuân

theo một số nguyên tắc nhất định. Qua nghiên cứu thực tế, K. Orecchioni đã hệ
thống các quy tắc thành ba nhóm sau:
- Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời;
- Các quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại/ điều hành nội dung hội thoại;
- Các quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại
Trong đó, nguyên tắc cộng tác hội thoại đã được Grice nêu ra năm 1967,
được thể hiện qua bốn phương châm: phương châm về lượng, phương châm về
chất, phương châm về quan hệ và phương châm về cách thức.
(iii). Cấu trúc hội thoại
Theo trường phái phân tích hội thoại, đơn vị hội thoại là các lượt lời.
Harvey Sark - người đặt nền móng đầu tiên cho trường phái này cho rằng, dưới
các lượt lời khơng cịn đơn vị nào khác ngồi các phát ngơn. Dù khác nhau về
kiểu loại, phong cách nhưng trong các cuộc hội thoại, các lượt lời thường đi với
nhau tạo thành từng cặp gần như tự động.
Theo trường phái phân tích diễn ngơn, đơn vị hội thoại là phát ngôn và
cặp thoại. Trường phái này cho rằng hội thoại là một đơn vị lớn được cấu trúc
theo các bậc: tương tác, đoạn thoại, cặp thoại, bước thoại và hành vi. So với
trường phái phân tích hội thoại, trường phái phân tích diễn ngơn đã quan tâm
tới các đơn vị trên và dưới lượt lời một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Ở Việt Nam, kế thừa những kết quả nghiên cứu trên thế giới về mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và giao tiếp, các nhà nghiên cứu cũng dành nhiều sự quan
tâm cho vấn đề này. Có thể điểm qua một số hướng nghiên cứu như sau:
8


(i). Nghiên cứu về xưng hô của các vai giao tiếp
Xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của chuẩn mực xã hội.
Chuẩn mực xã hội chi phối việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các cá nhân trong
tương tác xã hội. Nguyễn Văn Khang vận dụng khái niệm “quyền thế” và “liên
kết” để xem xét cách xưng gọi trong giao tiếp của người Việt. Vũ Tiến Dũng

trong cơng trình Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động
nói) đã đề cập đến vai giao tiếp và việc lựa chọn từ xưng hô: Xưng hô phù hợp
với vai giao tiếp mà mỗi cá nhân đang có trong cuộc thoại chính là xưng hơ
theo tơn ti, thứ bậc.
Từ góc độ văn hóa so sánh cách xưng hô giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ
khác, có thể kể đến các tác giả với các cơng trình như: Dương Thị Nụ (Từ chỉ
quan hệ thân tộc trong tri nhận của người Anh và người Việt, 2004), Phạm
Ngọc Hàm (Từ ngữ xưng hô trong tiếng Hán hiện đại (đối chiếu với tiếng Việt),
2008)… Từ góc độ văn hóa dân tộc Việt Nam, các tác giả đã có những cơng
trình nghiên cứu về xưng hơ như: Bùi Khánh Thế (Về hệ thống đại từ xưng hô
trong tiếng Chăm, 1990), Phạm Ngọc Thưởng (Các cách xưng hô trong tiếng
Nùng, 1998), Lê Thanh Kim (Từ xưng hô và cách xưng hô trong phương ngữ
tiếng Việt, 2002)...
Xưng hô trong phạm vi giao tiếp gia đình và xã hội của người Việt cũng là
những nội dung nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngơn ngữ. Có
thể kể đến một số tác giả và những cơng trình như: Đào Thản (Ngôn ngữ giao
tiếp trên lớp học của giáo viên và học sinh tiểu học hiện nay, 2003), Bùi Minh
Yến (Ngôn ngữ xưng hô bạn bè trong nhà trường hiện nay, 2003), Mai Xuân
Huy (Về hiện tượng xưng hô trong giao tiếp quảng cáo, 2004), Lương Thị Hiền
(Tìm hiểu văn hóa quyền lực được đánh dấu bằng hành vi xưng hô trong giao
tiếp gia đình người Việt, 2009), Phạm Thị Hà (Chiến lược giao tiếp xưng hô
trực tuyến giữa người hâm mộ với nghệ sĩ (qua hành vi khen và hồi đáp khen),
2013), Lê Thị Kim Cúc (Đặc điểm ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong truyện

9


cổ tích thần kì Việt Nam, 2015), Khuất Thị Lan (Xưng hô trong giao tiếp vợ
chồng nông dân người Việt (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn
1930 - 1945), 2015)…

(ii) Nghiên cứu về hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp
Khi xem xét về giao tiếp và các vai giao tiếp, các nhà ngôn ngữ học xã hội
cho rằng các vai giao tiếp chỉ thực sự được nhận ra thơng qua những hình thức
diễn đạt cụ thể. Hành động ngôn ngữ được coi là một trong những hình thức
quan trọng để thiết lập mối tương quan giữa các nhân vật giao tiếp. Một số nội
dung nghiên cứu xoay quanh hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp có thể
kể ra là: nghiên cứu về cấu trúc, ngữ nghĩa và mối quan hệ của các hành động
ngôn ngữ trong việc thể hiện vai giao tiếp; nghiên cứu hành động ngôn ngữ của
các vai giao tiếp trong quan hệ gia đình và xã hội. Một số tác giả và cơng trình
có thể kể đến là: Chu Thị Thanh Tâm (Hành vi mời và đoạn thoại mời, 2005),
Nguyễn Thị Thanh Ngân (Hành vi giao và phân công trong tiếng Việt, 2011),
Trần Kim Hằng (Văn hóa ứng xử của người Việt và người Anh: những cặp
thoại phổ biến (khen và hồi đáp khen), 2011), Lương Thị Hiền (Tìm hiểu cấu
trúc trao - đáp trong mối tương quan với nhân tố quyền lực ở phạm vi giao tiếp
gia đình tiếng Việt, 2012)…
Ở Việt Nam, khi nhắc tới lí thuyết hội thoại, có thể nhắc đến các tác giả
lớn như: Nguyễn Đức Dân (Ngữ dụng học, tập 1, 1998), Cao Xuân Hạo (Sơ
thảo ngữ pháp chức năng, 1999), Đỗ Thị Kim Liên (Ngữ nghĩa lời hội thoại,
1999), Đỗ Hữu Châu (Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học, 2001)...
Nhìn chung, các cơng trình vừa được nhắc tới đã xây dựng nền tảng lí luận cơ
bản, vững chãi về lí thuyết hội thoại như: vận động hội thoại, nguyên tắc hội
thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại…
Tìm hiểu về ngôn ngữ nhân vật trong các tác phẩm văn học ở Việt Nam từ
phương diện lí thuyết giao tiếp, lí thuyết hội thoại là một địa hạt nghiên cứu
khá thú vị. Tuy nhiên, đến nay, số lượng các cơng trình này cũng khơng phải là

10


nhiều. Có thể kể ra một số tác giả và các cơng trình sau: Lê Thị Trang (Ngơn

ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, 2002),
Hồng Quỳnh Ngân (Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng),
Giáp Thị Thủy (Hội thoại trong Dế mèn phiêu lưu kí, 2009), Phạm Thị Mai
Hương (Ngơn ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều, 2010),
Nguyễn Thị Hồng Chuyên (Đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư, 2010), Đinh Trí Dũng (Ngơn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng), Nguyễn Thị Gấm (Hội thoại trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh, 2013), Nguyễn Thị Hồng Chun (Đặc điểm ngơn ngữ của người
lính Cụ Hồ thời kì chống Pháp từ góc độ vài giao tiếp - Trên cứ liệu một số tác
phẩm văn xuôi hiện đại, 2017).
Như vậy, có thể thấy, đã có khơng ít những cơng trình cũng như những bài
viết về giao tiếp, hội thoại trong tác phẩm văn học hoặc xem xét vai giao tiếp
và hội thoại ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Trong số các cơng trình vừa kể
đến, chưa có cơng trình nào tìm hiểu về ngơn ngữ nhân vật từ lí thuyết giao tiếp
và lí thuyết hội thoại. Đây chính là cơ sở để đề tài Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật
trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn được thực hiện.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về sáng tác của Cao Duy Sơn và tiểu thuyết
Đàn trời
Với Cao Duy Sơn, đề tài dân tộc, miền núi chỉ là một trong rất nhiều đề tài
khác của đời sống xã hội. Người dân tộc, miền núi nay đã khác xưa rất nhiều.
Họ có đầy đủ những yếu tố cần thiết để sống trong xã hội hiện đại như tất cả
mọi vùng quê khác trên đất nước. Để phản ánh một cách sinh động và chân
thực con người và cuộc sống miền núi trước tiên phải tiếp cận, nắm bắt và
chuyển hố nó bằng ngơn ngữ hiện đại, tạo nên những mẫu hình nhân vật vừa
hiện đại vừa mang đậm cốt cách tâm hồn của người dân tộc miền núi. Đây có lẽ
là vấn đề cịn thiếu trong văn học đề tài dân tộc miền núi. Cách nào để đột phá,
tạo nên hình thức thể hiện mới, phản ánh sinh động đời sống, con người miền

11



núi hiện nay sao cho hay và hấp dẫn là tuỳ vào tài năng của người viết. Chính
vì có ý thức sâu sắc như thế nên ngòi bút của Cao Duy Sơn đã phác thảo nên
những bức tranh sinh động về cuộc sống ở vùng cao miền núi phía Bắc. Ở đó,
có những tầng văn hố truyền thống dân tộc dày đặc được hun đúc qua hàng
trăm thế hệ. Trong đội ngũ nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Cao
Duy Sơn là cây bút có nhiều đóng góp ở mảng đề tài viết về người dân tộc
miền núi. Để có thể khám phá vào tận bề sâu những vỉa tầng văn hóa của dân
tộc mình, Cao Duy Sơn tâm niệm: "Cả đời tôi chỉ đeo đuổi đề tài miền núi".
Nghiên cứu về Cao Duy Sơn và các sáng tác của ông, các nhà nghiên cứu
thường tập trung vào một số nội dung chính sau:
(i). Giới thiệu chân dung nhà văn, hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm
nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của ông
Hữu Thỉnh đánh giá cao sự thành công của Cao Duy Sơn khi phản ánh về
hiện thực cuộc sống và con người miền núi. Ông nhận xét: “Tác giả Cao Duy
Sơn đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về con người miền
núi, vừa cổ kính, vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất khơng để đánh mất trong
những hoàn cảnh éo le, đau đớn”. Trong một bài viết về Cao Duy Sơn, Lâm
Tiến đã phân tích và khẳng định tính sáng tạo độc đáo của Cao Duy Sơn
“Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc,
giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc
sảo với những tình huống gay cấn, bất ngờ”.
(ii). Tiếp cận sáng tác của Cao Duy Sơn theo hướng Tự sự học và Thi
pháp học
Lý Thị Thu Phương nhận xét truyện ngắn Cao Duy Sơn là tiếng nói khẳng
định, ngợi ca cái đẹp trong tâm hồn, trong lối ứng xử, vẻ đẹp nhân cách của con
người… Cái nhìn và giọng điệu truyện ngắn của Cao Duy Sơn vừa chân thành,
mộc mạc, vừa ấm áp, trữ tình. Đinh Thị Minh Hảo khi tìm hiểu về truyện ngắn
Cao Duy Sơn đã chỉ ra cảm hứng ngợi ca nhân vật chính diện được thể hiện


12


qua bút pháp ước lệ, tượng trưng và bút pháp tương phản. Đào Thủy Nguyên
đề cập đến vấn đề giọng điệu trần thuật. “Giọng văn trần thuật của Cao Duy
Sơn thực sự gieo vui khi kể về phong tục tập quán của dân tộc”. Bên cạnh
giọng điệu ca ngợi, tự hào, giọng điệu xót xa, thương cảm cũng là biểu hiện của
tình u xứ sở, xót xa trước thực trạng q hương cịn nhiều điều chua xót.
(iii). Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trong các sáng tác của Cao Duy Sơn
Đã có nhiều bài báo, các cơng trình nghiên cứu văn học ít nhiều nói đến
các sáng tác của Cao Duy Sơn về các phương diện : góc nhìn văn hóa, thế giới
nghệ thuật nhân vật,… Trong báo Đời sống Văn nghệ “Cao Duy Sơn - từ chú
cầy hương đến chàng gấu rừng già” (2016) của tác giả Trung Thành có nhận
xét về yếu tố hình ảnh trong sáng tác của Cao Duy Sơn. Tác phẩm của Cao Duy
Sơn rất là giàu hình ảnh, giàu chất say của người say thiên nhiên. Tác giả Sông
La khẳng định Cao Duy Sơn đã “băng qua những vỉa văn hóa” của miền núi để
sáng tạo và thành công. Luận văn Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn dưới
góc nhìn văn hóa (2013) của tác giả Cao Thành Dũng đã nghiên cứu về góc độ
văn hóa mà Cao Duy Sơn thể hiện trong tiểu thuyết Đàn trời. Khơng gian văn hóa
được tác giả tìm hiểu kĩ từ khơng gian trong “bản”, “phố thị”, “tâm linh” và có
một mảng khơng gian xa lạ. Các mẫu người văn hóa cũng được tác giả xốy đến
một cách chi tiết từ mẫu người văn hóa truyền thống, mẫu người tha hóa,…
(iv). Nghiên cứu về tiểu thuyết Đàn trời
Có nhiều cơng trình nghiên cứu tác phẩm của Cao Duy Sơn, nhưng chỉ
một số ít cơng trình trong số đó đã nghiên cứu về tiểu thuyết Đàn trời. Có thể
kể ra một số tác giả với các cơng trình nghiên cứu sau: Đặng Thùy An (2007)
với Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn
trời của Cao Duy Sơn [1], Mai Hồng (2007) với Tiểu thuyết Đàn trời của nhà
văn dân tộc Tày [29], Sông Lam (2009) với Cao Duy Sơn giọng văn nhẹ nhàng
mà sắc bén [39], Cao Thành Dũng (2013) với Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy

13


Sơn dưới góc nhìn văn hóa. Khơng gian văn hóa trong tiểu thuyết Đàn trời đã
được Cao Thành Dũng tìm hiểu kĩ từ không gian trong “bản”, “phố thị”, “tâm
linh” và có một mảng khơng gian xa lạ [16]. Hồng Thị Huế (2016) trong bài
“Hành trình khám phá bản thể - khúc du ca tình yêu trong Đàn trời của Cao
Duy Sơn” đã trình bày tiểu thuyết Đàn trời khơng tập trung vào đề tài tình yêu,
nhưng những vấn đề nhà văn đặt ra là những vấn đề của con người thời kinh tế
thị trường [37]. Bế Thị Thu Huyền (2017) trong bài viết Cao Duy Sơn và dấu
ấn văn hóa miền núi qua tiểu thuyết Đàn trời đã cho người đọc thấy được tình
yêu tha thiết với vùng đất, miền văn hóa của Cao Duy Sơn và góc nhìn mới mẻ
của tác giả để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi và giúp người đọc
thêm trân trọng, yêu mến thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi đây [38].
Như vậy, tiểu thuyết Đàn trời cũng đã nhận được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Nhìn lại các cơng trình nghiên cứu về tác phẩm này, có thể thấy
các cơng trình, bài viết chủ yếu tập trung làm sáng tỏ một số phương diện về
tác giả, nội dung tác phẩm hoặc tiếp nhận tác phẩm từ góc nhìn của thi pháp thể
loại hoặc văn hóa. Chưa có cơng trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngơn ngữ
nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời, đặc biệt là từ sự tiếp cận ở góc độ của lí
thuyết vai giao tiếp và lí thuyết hành vi ngơn ngữ.
1.2. Cơ sở lí thuyết và thực tiễn
1.2.1. Lí thuyết giao tiếp
1.2.1.1. Khái niệm giao tiếp, hoạt động giao tiếp
Giao tiếp (communication) là một nhu cầu thiết yếu của con người. Qua
giao tiếp, con người nắm bắt được thơng tin, tích lũy được các tri thức, kinh
nghiệm, hiểu biết khoa học… Con người muốn phát triển hay hòa nhập một
cộng đồng, xã hội nào đó phải có khả năng giao tiếp tốt.
Giao tiếp ngôn ngữ là hiện tượng diễn ra hằng ngày trong các cộng đồng
ngơn ngữ. Nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.


14


Leonchiev quan niệm: “Giao tiếp là một hệ thống những q trình có mục
đích và động cơ bảo đảm tương tác giữa người này với người khác trong hoạt
động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và
sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ” [dẫn theo 11, tr.23].
Parghin lại đưa ra định nghĩa: “Giao tiếp là một quá trình quan hệ, tác
động giữa các cá thể, là q trình thơng tin giữa con người với con người, là
quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau vầ trao đổi cảm xúc lẫn
nhau” [dẫn theo 11, tr.23].
Ở Việt Nam, giao tiếp ngôn ngữ nhận được sự quan tâm của một số nhà
nghiên cứu. Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa định nghĩa: “Hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm
truyền đạt hay thông báo một số nội dung trong tư duy” [35, tr.23].
Hoạt động giao tiếp được Đỗ Việt Hùng định nghĩa là: “sự tiếp xúc giữa
con người (nhóm người) với con người (nhóm người), trong đó diễn ra sự trao
đổi thơng tin (hiểu rộng), đồng thời thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng
xử của các nhân vật giao tiếp đối với nội dung giao tiếp và giữa các nhân vật
giao tiếp với nhau” [36, tr.146].
Hoạt động giao tiếp thông thường là hội thoại, là sự trao đổi thông tin giữa
hai người với nhau. Trong một cuộc giao tiếp có rất nhiều các nhân tố giao tiếp
như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp… Mỗi nhân tố
có vị trí và vai trò khác nhau trong hoạt động giao tiếp.
1.2.1.2. Nhân tố giao tiếp
a. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp (thoại nhân) là những người tham gia vào quá trình
giao tiếp, dùng ngơn ngữ để tạo ra lời nói và tác động đến nhau. Các nhân vật
giao tiếp được chia thành hai phía: người nói (kí hiệu là Sp1) và người nghe (kí

hiệu là Sp2). Tất cả các nhân vật giao tiếp, kể cả Sp1 và Sp2 đều có ảnh hưởng
nhất định đến sự hình thức và nội dung giao tiếp. Khi giao tiếp, người nói

15


khơng thể thích gì nói nấy mà phải chú ý đến đặc điểm của người tiếp nhận
như: đặc điểm lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội...
Giữa các nhân vật giao tiếp tồn tại các quan hệ: quan hệ vai giao tiếp và
quan hệ liên nhân. Quan hệ vai giao tiếp định ra giữa các nhân vật có sự phân
định vai phát/ vai nói (viết) và vai nhận/ vai nghe (đọc), có thể luân phiên thay
đổi vai giao tiếp. Quan hệ liên nhân thể hiện ở việc thiết lập và duy trì các mối
quan hệ xã hội, cụ thể là: vị thế xã hội, quyền uy, mức độ thân cận/ khoảng
cách và tình cảm giữa các vai giao tiếp trong quá trình giao tiếp.
Soi chiếu vào quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp thì quan hệ vai
xã hội giữa người phát và người nhận chia thành quan hệ ngang vai và quan hệ
không ngang vai, dựa trên hai trục: quyền uy và thân cận.
Xét về quan hệ quyền uy, giữa các nhân vật giao tiếp có thể có các quan
hệ sau:
- Quan hệ ngang vai: quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế trong
gia đình, xã hội bình đẳng với nhau.
- Quan hệ khơng ngang vai: quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế
trong gia đình, xã hội khơng bình đẳng với nhau. Quan hệ không ngang vai
được chia thành:
+ Quan hệ vai dưới - vai trên: quan hệ giữa người nói có tuổi tác, vị thế trong
gia đình, xã hội thấp hơn người nghe. Ví dụ như: quan hệ giữa con cái trong giao
tiếp với ông bà, bố mẹ…; giữa học sinh, sinh viên với thầy cô giáo…
+ Quan hệ vai trên - vai dưới: quan hệ (ngược với quan hệ trên vai) giữa
người nói có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội cao hơn người nghe.
Xét về quan hệ thân cận, giữa các nhân vật giao tiếp có thể có quan hệ

thân thiết hoặc xa lạ.
Trong thực tế hội thoại, ở rất nhiều trường hợp, tất cả các quan hệ trên trục
này xuất hiện đồng thời và quy định việc sử dụng, tạo lập ngôn ngữ của nhân
vật giao tiếp. Do đó, vấn đề đặt ra là cần ưu tiên giá trị nào trước, hay nói cách
16


khác là cần phải sắp xếp các hệ giá trị theo thứ bậc. Điều này không chỉ phụ
thuộc vào các yếu tố chủ quan giữa các nhân vật giao tiếp trong phạm vi hẹp
mà còn phụ thuộc vào một ngữ cảnh văn hóa rộng, các chế định, quy ước xã
hội của cộng đồng bản ngữ mà các nhân vật giao tiếp thuộc về.
Mặt khác, mối quan hệ giữa hai trục quyền lực và trục thân sơ nhiều khi
có thể tỉ lệ nghịch với nhau. Nói cách khác, khi khoảng cách về quyền lực giữa
các nhân vật giao tiếp càng lớn thì khoảng cách thân mật càng nhỏ, tức là mức
độ thân sơ giảm. Trong giao tiếp, vị thế xã hội của nhân vật giao tiếp là cố định,
bất biến (trong một bối cảnh giao tiếp) nhưng mức độ thân sơ có thể thay đổi và
thương lượng được.
Trong q trình giao tiếp, các nhân vật giao tiếp thể hiện vị thế của mình
thơng qua rất nhiều dấu hiệu ngơn ngữ. Có thể kể đến các dấu hiệu như:
- Việc sử dụng từ ngữ xưng gọi bộc lộ vị thế của các nhân vật giao tiếp.
Nhân vật giao tiếp có thể tùy thuộc vào vị thế của mình để lựa chọn hệ thống từ
ngữ xưng hơ thích hợp. Có thể coi đây là dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận biết nhất
về vị thế giữa các nhân vật giao tiếp.
- Số lượng và chất lượng các lượt lời mà các nhân vật giao tiếp thực hiện
trong quá trình hội thoại cũng như bộc lộ vị thế giao tiếp. Người ở vị thế cao
thường có xu hướng nói nhiều hơn, dài hơn người ở vị thế thấp. Đơi khi, người
ở vị thế cao có thể tranh lời, cướp lời người đối thoại ở vị thế thấp mà không
gặp phải sự phản kháng nào từ phía đối phương.
- Cách thức tổ chức cuộc thoại cũng là một dấu hiệu thể hiện vị thế của
các nhân vật giao tiếp như việc ai là người mở đầu hay kết thúc cuộc thoại, ai

thường xuyên là người mở thoại.
- Việc tuân thủ nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự hay khơng trong
q trình hội thoại cũng là dấu hiệu để nhận biết về vị thế giao tiếp. Người cố
tình vi phạm các nguyên tắc trên trong cuộc thoại chứng tỏ là người có vị thế
cao hơn so với người đối thoại và ngược lại.

17


×