Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học (Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa quản trị kinh doanh

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Mã lớp học phần: 2101SCRE0111)

Đề tài: Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại

Nhóm 3
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thùy Linh

1


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm nghiên cứu khoa học, nhóm chúng em đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
2


Nhóm 3 xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Thương mại.
Nhóm 3 gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ Vũ Thị Thùy Linh đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình làm bài nghiên cứu.
Chúng em xin cảm ơn các tác giả của các bài nghiên cứu trong và ngoài nước để
chúng em có thể tham khảo các cơng trình nghiên cứu và hoàn thành bài nghiên cứu
khoa học.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Thương
mại đã dạy dỗ cho chúng em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn


chuyên ngành, giúp chúng em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp
đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, nhóm 3 xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã ln tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ trong q trình nhóm làm bài nghiên cứu.

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Bối cảnh nghiên cứu.
“Khởi nghiệp” đang là một chủ đề thời sự, nhận được sự quan tâm rộng rãi của
nhiều giới và dư luận xã hội, từ Chính phủ, các chính quyền địa phương, giới hoạch
định chính sách tới các Hiệp hội doanh nghiệp, các Trường Đại học và giới nghiên
3


-

cứu. Lần đầu tiên, hai từ “Khởi nghiệp” đã được đưa vào văn kiện Đại hội 12 của
Đảng. Các chủ trương, chính sách khuyến khích khởi nghiệp được phát động từ đầu
năm 2016 và Chính Phủ đã lấy năm 2016 là năm “quốc gia khởi nghiệp”. Một trong
những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ Việt Nam đặt ra là phải nỗ lực tạo ra làn
sóng đầu tư thứ hai với tinh thần quốc gia khởi nghiệp. Với bối cảnh hiện nay, cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho thanh niên
khởi nghiệp, mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng và một số trường đại học
cũng đã xuất hiện chương trình về khởi nghiệp nhưng ảnh hưởng của nó đến với sinh
viên cũng như xã hội chưa cao vì chỉ giải quyết được phần ngọn là tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tương lai thể hiện ý tưởng kinh doanh mà chưa xem xét đến động cơ
hình thành ý định khởi nghiệp. Đồng thời theo đánh giá của các chuyên gia thì tỷ lệ
khởi nghiệp ở sinh viên Việt Nam vẫn cịn thấp và nếu có thì tỷ lệ thành cơng cũng
khơng cao do có nhiều yếu tố tác động khiến cho nhiều sinh viên còn ngần ngại.
1.2 Tuyên bố đề tài nghiên cứu
Trường Đại học Thương Mại được đánh giá là một trong những trường có sinh

viên năng động, đam mê tìm hiểu và học hỏi. Qua một số cuộc thi về start – up mà nhà
trường cũng như từng khoa tổ chức, các bạn sinh viên tham gia với số lượng khá
nhiều, cũng có rất nhiều ý tưởng kinh doanh hay được các bạn đưa ra và có ý định thực
hiện nó.
Do đó việc thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên trường Đại học Thương Mại” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ
sở để trường Đại học Thương Mại tạo ra một môi trường học tập cũng như một hệ
thống đào tạo tốt nhất, giúp các bạn sinh viên có thêm sự tự tin thực hiện những ý
tưởng kinh doanh mà mình đã đưa ra. Đồng thời khẳng định ý nghĩa của việc nghiên
cứu đối với sinh viên, giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của bản thân trong việc
phát triển kinh tế đất nước, giúp các trường Đại học hiểu rõ hơn về những mong muốn
khởi nghiệp của sinh viên, từ đó xây dựng một mơi trường mang tính doanh nhân và
định hướng cụ thể cho sinh viên để giữ được sự khát khao khởi nghiệp sau khi tốt
nghiệp. Bên cạnh đó cũng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp khơi dậy
tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng và các bạn
sinh viên nói chung.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương Mại
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Thương Mại
Việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên có vai trị hết sức quan trọng cho bản thân sinh viên, cho giáo
dục. Chính vì vậy đối với đề tài nghiên cứu này có những mục tiêu đề ra sau:
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên và tạo lập
thang đo cho những yếu tố đó.

-

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với ý định khởi nghiệp.
Đề xuất những giải pháp được rút ra từ kết quả nghiên cứu.


-

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học
Thương mại?
4


-

Các yếu tố đó có mức độ tác động như thế nào đến ý định khởi nghiệp?
Có hay khơng sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại Học Thương mại?
Những hàm ý quản trị nào nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Đại học
Thương Mại?
Ngành học tác động gì tới ý định khởi nghiệp?
Khởi nghiệp có hấp dẫn?
Khởi nghiệp có nhận được sự ủng hộ từ người thân?
Giáo dục là nền tảng của khởi nghiệp
1.5 Giới thiệu mơ hình nghiên cứu

-

-

Vấn đề nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại
học Thương Mại
Phạm vi và Đối tượng: Tồn bộ sinh viên trường ĐHTM
Lí do nghiên cứu: Hoạt động khởi nghiệp đang ngày càng có vai trị quan trọng đối với
sự phát triển bền vững ở nhiều quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự đóng
góp của các doanh nghiệp khởi nghiệp vào việc phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt

thông qua việc tạo việc làm và tăng tính đa dạng của nền kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy khởi
nghiệp đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều
quốc gia.
Tại Việt Nam, tinh thần doanh nhân và khởi nghiệp được nhân lên trong những năm
gần đây, sau khi Chính phủ phát động phong trào khởi nghiệp và lấy năm 2016 là năm
quốc gia khởi nghiệp. Nhiều trường đại học đã đưa giáo dục khởi nghiệp vào chương
trình đào tạo, thậm chí xây dựng thành một ngành, chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên,
sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng số lượng và tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp
khởi nghiệp cịn rất thấp. Đây chính là lý do để Nhóm 3 chúng tơi thực hiện nghiên
cứu này, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại
trường ĐHTM.
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu

-

Giúp cho mọi người có cái nhìn khách quan và chủ quan đến những yếu tố tác động
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường ĐHTM

-

Hiểu được những khó khăn hay cơ hội mà sinh viên ĐHTM gặp phải trong vấn đề
khởi nghiệp.
1.7 Thiết kế nghiên cứu
1.7.1 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu này sẽ vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng. Đối tượng khảo sát là toàn bộ sinh viên tại trường Đại học
Thương Mại.
- Cỡ mẫu nghiên cứu : 8m+50= 98 mẫu
Nghiên cứu định tính dùng để điều chỉnh, bổ sung các thành phần và biến quan
sát dùng để đo lường các khái niệm, đánh giá, điều chỉnh các thuật ngữ sao cho phù

hợp và dễ hiểu hơn, rõ nghĩa đối với cho sinh viên. Nghiên cứu định tính được thực
hiện thông qua thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Nội dung trong phần thảo luận
5


nhóm dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết, bảng câu hỏi sơ bộ được thiết lập
và thảo luận để điều chỉnh nội dung không phù hợp, trùng lặp hoặc bổ sung những câu
hỏi còn chưa đầy đủ. Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận, bảng câu hỏi
sẽ được dùng để phỏng vấn thử 20 đối tượng để xác định tính phù hợp của nội dung
các mục hỏi, cách dùng từ, thuật ngữ. Từ kết quả của lần phỏng vấn này, bảng câu hỏi
tiếp tục được điều chỉnh để chuẩn bị cho bằng câu hỏi phỏng vấn chính thức.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp bảng câu hỏi đến
các sinh viên đại học năm thứ nhất, năm hai, năm ba và năm thứ tư của trường Đại học
Thương mại, số mẫu điều tra là 201. Thông qua phần mềm SPSS, số liệu mẫu điều tra
này được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mơ hình.
1.7.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Thái độ cá nhân về khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến ý
định khởi nghiệp.
Thái độ cá nhân: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thái độ cá nhân có ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên. Thái độ với việc khởi nghiệp có thể được xem như
tính tích cực hay động lực sẵn sàng tham gia hoạt động khởi nghiệp khi có cơ hội
(Fishbein & Ajzen, 1975). Boissin và cộng sự (2009), khi kiểm định và so sánh ở hai
thị trường Mỹ và Pháp cho thấy “thái độ hướng đến khởi nghiệp” và “đánh giá hiệu
quả bản thân” đều tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” của sinh viên. Krueger
và cộng sự (2000), cho rằng thái độ mơ tả sự đánh giá một cách có hệ thống tích cực
hoặc tiêu cực đến một đối tượng cụ thể nào đó. Nó thể hiện cách đánh giá của người
nào đó về đối tượng và so sánh với các đối tượng khác dựa trên suy nghĩ, niềm tin và
cảm xúc của cá nhân đối với sự vật (Hoyer và Maclnnis, 2004). Thái độ tích cực với
việc khởi nghiệp cịn thể hiện ở mong muốn tự mở doanh nghiệp hơn là đi làm công
(Tella & Issa, 2013).

Giả thuyết H2: Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.
Quy chuẩn chủ quan là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội thể hiện sự ủng
hộ, hay phản đối người có ý định thực hiện hành vi. Nó bao gồm các ảnh hưởng bên
trong là ý kiến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào
lưu xã hội. Các nghiên cứu của Karali (2013); Lĩnán và cộng sự (2011); Ambad và
Damit (2016) tìm thấy, chuẩn chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ý định
tham gia khởi nghiệp kinh doanh.
Giả thuyết H3: Giáo dục và đào tạo tại trường Đại học làm tăng ý định
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.
Giáo dục đào tạo có ảnh hưởng thơng qua mức độ đổi mới, kiến thức, kĩ năng cần
thiết cho thành công khi khởi nghiệp kinh doanh. Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng
tới phân tích, lập kế hoạch và kiểm sốt các q trình (Hart, 1992; Njoroge &
Gathungu, 2013). Theo Arenius và Minniti (2005), các cá nhân được đào tạo cao sẽ có
nhiều khả năng để theo đuổi các cơ hội kinh doanh. Bink & cộng sự (2006), cho rằng
các trường đại học có một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần kinh doanh.
6


Q trình học tập khơng nên chỉ giới hạn ở các cuộc thảo luận trong lớp học mà việc
tương tác với môi trường kinh doanh năng động trong thực tế ngày nay là rất quan
trọng. Như vậy, với tin tưởng mạnh mẽ rằng một trường đại học có thể đóng vai trò
trong bồi dưỡng tinh thần kinh doanh ở các sinh viên, cùng hoạt động thực tế tốt sẽ có
một ảnh hưởng lớn đến sinh viên khởi nghiệp kinh doanh.
Giả thuyết H4: Kiến thức, kinh nghiệm làm việc và trải nghiệm của cá nhân
có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Ngồi kiến thức, thì kinh nghiệm cũng là một tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nabi và Holden (2008), đồng ý rằng với kinh
nghiệm cuộc sống cá nhân và học hỏi về lập nghiệp, cho phép họ dần dần chuyển sang
ý định khởi nghiệp thành hoạt động khởi nghiệp một cách thực tế. Những sinh viên có

kinh nghiệm về kinh doanh tự tích lũy trong q trình học tập sẽ có lơi thế cao hơn và
ý định khởi nghiệp rõ ràng hơn những người chưa có kinh nghiệm (Devonish và cộng
sự, 2010). Như trước đó, Thandi & Sharma (2004), đã chứng minh rằng sinh viên đã
có kinh nghiệm ít nhất là năm năm làm việc là những người chuẩn bị tốt hơn cho dự án
kinh doanh so với những người có ít kinh nghiệm làm việc. Các trải nghiệm cá nhân
tác đọng tích cực đến mong muốn và sự tự tin khởi nghiệp kinh doanh ( Nguyễn Thu
Thủy, 2015). Trên cơ sở của sự thay đổi trong kết quả của nghiên cứu trước đây,
nghiên cứu này muốn tái đánh giá tác động của kinh nghiệm làm việc và trải nghiệm
bản thân sinh viên với ý định khởi nghiệp kinh doanh.
Giả thuyết H5: Đặc điểm tính cách ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên.
Theo Luthje và Franke (2003), tính cách cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp trên 3 khía cạnh: (1) Nhu cầu thành đạt phản ánh mong muốn thành đạt của cá
nhân; (2) Quỹ tích kiểm sốt nội bộ thể hiện mức độ tin cậy và quyền lực của cá nhân
trong việc kiểm soát hành vi kinh doanh và kết quả của hành vi đó; (3) Chấp nhận rủi
ro thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận những tổn thất do rủi ro gây ra trong quá trình khởi
nghiệp. Ghasemi và cộng sự (2011), cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa các yếu
tố tính cách ”sáng tạo” có ảnh hưởng tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Theo đó,
“nhiệt tình”, “tư duy cởi mở”, “trách nhiệm”, “chân thành” là những tính cách của một
nhà khởi nghiệp trẻ cần có. Gerritson và cộng sự (1980), cho rằng một phẩm chất tính
cách thể hiện sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới khi khởi nghiệp là “sự tự tin”. Kết
quả nghiên cứu cho thấy doanh nhân nữ khi khởi nghiệp thường có sự tự tin thấp hơn
nam giới. Tuy nhiên, họ vẫn mong muốn khởi nghiệp và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro
có thể xảy ra trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu này trên cơ sở kết luận trong
nghiên cứu của Driesen & Zwart (2006), và các nghiên cứu khác để tiếp tục khẳng
7


định lại về tác động yếu tố tính cách cá nhân, “nhu cầu thành đạt”, “nhu cầu tự chủ’,
“nhu cầu quyền lực”, “định hướng xã hội”, “khả năng am hiểu thị trường”, “khả năng

thích ứng” đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại.
Giả thuyết H6: Nguồn vốn làm tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Vốn rất cần thiết trong quá trình khởi nghiệp của sinh viên. Hầu hết các doanh
nhân trẻ đều sử dụng tài trợ của cha mẹ và anh em, bạn bè trong giai đoạn đầu khởi
nghiệp, đây là nguồn tài chính quan trọng nhất (Lê Qn, 2007). Nguồn tài chính có
ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp kinh doanh (Amou & Alex, 2014; Phan
Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015).
1.7.3 Mơ hình nghiên cứu

Thái độ

Quy
chuẩn chủ
quan

Kinh
nghiệm
Ý định
khởi
nghiệp
của sinh
viên

Đặc điểm
tính cách
Nguồn
vốn

Giáo dục
*Cách thức thu nhập và xử lý dữ liệu


Dữ liệu sau khi thu nhập sẽ được thu nhập và làm sạch, xử lý qua phần mềm
SPSS. Các bước được sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu.
Bước 1: Lập bảng tần số thống kê để mô tả mẫu (nội dung phần trăm theo giới
tính, theo năm học, chuyên ngành, trường)
Bước 2: Đánh giá độ tin cậy thang đo
Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), trước tiên chúng ta cần đánh giá độ tin cậy của
thang đo. Độ tin cậy thường dùng nhất là tính nhất qn nội tại, nói lên mối quan hệ
của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Độ tin cậy thường dùng nhất là hệ số α
của Cronbach’s alpha. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0,8
trở lên đến gần 1 thì là thang đo tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà
nghiên cứu đề nghị rằng Cronbch’s alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong
trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh
8


nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slatcr, 1995 trích bởi Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Các biến quan sát có hệ số tương qua biến tổng dưới 0.3 sẽ bị loại (Nunnally,
1978; Peterson, 1994; Slatcr, 1995 trích bởi Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).
Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu
để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu nhập được
một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng
chúng phải được giảm bớt xuống một lượng mà chúng ta có thể phân tích. Liên hệ
giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng
một số ít các nhân tố cơ bản. (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo
Gerbing và Aderson (1998) trích bởi Nguyễn Đình Trọng & Nguyễn Thị Mai Trang
(2007) các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục

bị loại bỏ và kiểm tra tổng phương sai trích được (>=50%). Các biến quan sát cịn lại
(thang đo hồn chỉnh) sẽ được đưa vào phân tích hồi quy. Các tham số thống kê sử
dụng trong phân thích nhân tố là:







Corredation matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong phân
tích.
Eigenvalue: Là đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
Factor loading (hệ số tài nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và
các nhân tố.
Factor matrix (ma trận nhân tố): chứa các hệ số tài nhân tố của tất cả các biến đối với
các nhân tố được rút ra.
Factor Seores: là các điểm số nhân tố tổng hợp được ước lượng cho từng biến quan
sát trên các nhân tố dược rút ra.
Kaiser – Meyer – Olkin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân
tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là
thích hợp cịn trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp
với các dữ liệu.
Bước 4: Phân tích hồi quy bội:
Mơ hình hồi quy bội (Multiple Regression) biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay
nhiều biến độc lập định lượng với biến phụ thuộc định lượng (Nguyễn Đình Thọ,
2012). Các biến độc lập định lượng là Tính cách cá nhân, thái độ cá nhân, giáo dục và
đào tạo tại trường Đại học Thương Mại, quy chuẩn chủ quan, nguồn vốn và trải
nghiệm của bản thân. Biến phụ thuộc định lượng chính là ý định khởi nghiệp.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), để ước lượng các trọng số hồi quy βk (k= 1...5)

trong mô hình hồi quy bội ta dùng phương pháp bình phương bé nhất (Ordirary Least
Squares – OLS). Một thước đo cho sự phù hợp của mơ hình tuyến tính thường dùng là
hệ số xác định R2. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số xác
9


định R2 càng gần 1 thì mơ hình xây dựng càng thích hợp, R 2 càng gần 0 thì mơ hình
càng kém thích hợp. Hệ số xác định R2 này đã được chứng minh là hàm không giảm
theo các biến độc lập dựa vào mơ hình, càng đưa thêm biến độc lập vào mơ hình thì R 2
càng tăng, tuy nhiên điều này cũng được chứng minh rằng không phải chương trình
càng nhiều biến phụ thuộc sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu (tức tốt hơn). Như vậy R 2
có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mơ hình.
Trong tình huống R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) từ R 2 được sử dụng để phản ánh
sát hơn mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến. R 2 hiệu chỉnh không
nhất thiết tăng lên khi nhiều biến khác được đưa thêm vào phương trình. Như vây
đúng R2 hiệu chỉnh để đánh giá phù hợp của mơ hình sẽ an tồn hơn vì nó khơng thổi
phồng mức độ phù hợp của mơ hình.

Chương II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Các cơng trình nghiên cứu trước đó
Một số cơng trình nghiên cứu trong nước
Tác giả Bùi Thị Thu Loan, “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội”.
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên bao gồm sáu yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm
soát hành vi, rủi ro, cơ hội trải nghiệm, mơi trường giáo dục, ngành học và giới tính;
được thực hiện với 321 mẫu là sinh viên các Trường Đại học trên địa bàn Hà Nội ,
phỏng vấn sâu 14 sinh viên năm 3 và năm 4, độ dài 25 – 30 phút. Tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng với phần mềm SPSS 18.0. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm sốt hành vi có ảnh

hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp, đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ ra yếu tố
rủi ro ảnh hưởng hưởng tiếu cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Tác giả Châu Ngọc Thùy, “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
tại Trường Đại học An Giang”
Nghiên cứu này nhằm đánh giá, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: môi
trường khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp ở trường đại học, chuẩn chủ quan, nhận thức
kiểm soát hành vi, xu hướng chấp nhận rủi ro và sự tự tin. Nghiên cứu tiến hành khảo
sát 400 phiếu là sinh viên của Trường Đại học An Giang. Tác giả đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng với một số phân tích như Kiểm định Cronbach’s Alpha,
phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 yếu tố trên đều ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Đại học An Giang, trong đó yếu
tố mơi trường khởi nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất.
Tác giả Nguyễn Thị Bích Liên, đề tài “các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên: nghiên cứu trường hợp sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với dữ liệu nghiên cứu được
thu thập từ 424 sinh viên có ý định khởi nghiệp thơng qua khảo sát trực tiếp bằng bảng
câu hỏi. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
a.







10









trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: đặc điểm tính cách, chuẩn chủ quan,
nhận thức tính khả thi, nguồn vốn và giáo dục khởi nghiệp.
Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
trường Đại học Cần Thơ”
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường
Đại học Cần Thơ. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 233 sinh viên kinh tế (năm nhất
và năm hai) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Thực hiện một nghiên cứu
khám phá, nhóm tác giả tìm thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh
nghiệp của sinh viên bao gồm: Thái độ và tự hiệu quả, Giáo dục và thời cơ khởi
nghiệp, Nguồn vốn, Quy chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi.
TS. Phan quan Việt và Trác Anh Hào, “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên tại Trường Đại học Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận”
Trên cơ sở lý thuyết về ý định khởi nghiệp, kế thừa các những nghiên cứu của
các tác giả trước, nghiên cứu này nhằm đánh giá đánh hưởng của các yếu tố đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu
tiến hành khảo sát 390 phiếu, là sinh viên hệ đại học của Trường Đại học Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với một số
phân tích như Kiểm định Cronbach’s Alpha. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu
tố: Thái độ cá nhân, Chuẩn mực chủ quan và Kiểm sốt hành vi nhận thức đều tác
động tích cực đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận ở mức ý nghĩa 5%.
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Kim Pha, đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng

đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Trà Vinh”
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 405 phiếu và sử dụng phương pháp phân tích số
liệu và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 6 nhân tố là: Hoạt động ngoại
khóa, hoạt động giảng dạy, ý kiến xung quanh, sở thích kinh doanh, sự tự tin về tính
khả thi của khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp thì yếu tố sự tự tin về tính khả thi của khởi
nghiệp là yếu tố quan trọng để đi đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
b. Một số cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Trên thế giới đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về khởi nghiệp, trong đó
có khơng ít đề tài khởi nghiệp của sinh viên
Theo mơ hình nghiên cứu của Ambad & Damit (2016), có 5 yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, đó là: giáo dục kinh doanh, cơ chế chính sách,
đặc điểm chính sách, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm sốt hành vi. Trong đó đặc điểm
tính cách có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do đó tác giả
đề xuất yếu tố đặc điểm tính cách cá nhân vào mơ hình nghiên cứu.
Linan & Chen (2009) cho rằng, để hình thành ý định khởi nghiệp sinh viên cần
có những nhận định và phân tích khả năng cũng như mức độ khả thi để thực hiện kế
hoạch kinh doanh, đó là nhận thứ kiểm soát hành vi.
Christian Lthje và Nikolaus Franke, “The making” of an entrepreneur: testing a
model of entrepreneurial intent among engineering students at MIT”. Nghiên cứu được
thực hiện nhằm mục tiêu để xác định nguyên nhân của một ý định khởi nghiệp và đặc
biệt là tìm hiểu xem tác động của các yếu tố tính cách cá nhân, thái độ cá nhân, môi
trường giáo dục đến việc tự làm chủ bản thân từ đó ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
11


không. Nghiên cứu được khảo sát với số mẫu là 512, là sinh viên tại trường Kỹ thuật
MIT và cho kết quả là đặc điểm tính cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tự làm chủ; và
thái độ cá nhân, môi trường ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Erich J. Schwarz, Malgorzata A. Wdowiak, Daniela A. Almer‐Jarz, Robert
J. Breitenecker, “The effects of attitudes and perceived environment conditions on

students' entrepreneurial intent: An Austrian perspective”. Mục đích của nghiên cứu
này là kiểm tra các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Mơ
hình đề xuất nhằm tập trung vào hai yếu tố để dự đốn ý định khởi nghiệp, đó là thái
độ và mơi trường, với số mẫu 2.124, là sinh viên y khoa, luật, khoa học kỹ thuật, tự
nhiên, xã hội và kinh doanh từ bảy trường đại học ở Áo. Kết quả là ngoại trừ thái độ
đối với năng lực cạnh tranh, tất cả các yếu tố liên quan đến thái độ đều có ý nghĩa. Về
yếu tố điều kiện mơi trường, chỉ có những tác động của trường đại học ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên, còn các yếu tố mơi trường khác khơng có tác động
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Áo. Thêm vào đó, sự khác biệt đáng kể trong ý
định khởi nghiệp về tuổi tác, giới tính và lĩnh vực nghiên cứu đã được tìm thấy.
2.2 Các khái niệm và vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
Khái niệm
Ý định là một tình huống tư duy bao gồm kinh nghiệm và hành vi cá nhân cho
một mục đích cụ thể hoặc một hành vi nhất định (Gerbing & Anderson, 1998)
Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan đến ý định của một cá
nhân để liên quan đến một doanh nghiệp (Souitaris & cs, 2007), là một quá trình định
hướng lập kế hoạch và triển khai một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe,
2007). Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc nhận ra cơ hội, tận dụng
các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ từ môi trường để tạo lập doanh nghiệp cho riêng
mình (Kuckertz & Wagner, 2010). Ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý
tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và người
đào tạo (Schwarz & cs, 2007). Nghiên cứu này sử dụng địnhn ghĩa ý định khởi nghiệp
của sinh viên.
Khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới sáng tạo. Đặc tính cơ bản của khởi nghiệp là
tính đột phá nhằm tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá
trị tốt hớn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc
mới trong sản xuất, một mơ hình kinh doanh mới, hoặc một công việc độc đáo mới,…
b. Vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Lí thuyết hành vi dự định cho rằng ý định khởi nghiệp là kết quả của dự định,
hành động của các cá nhân dũng cảm được các nhà nghiên cứu mô tả là những anh

hùng thời hiện đại (Ajzen, 1987)
a.

Thuyết hành vi dự định TPB là sự phát triển và cải tiến của lí thuyết Hành động
hợp lí TRA. Thuyết hành động hợp lí TRA được xem là học thuyết tiên phong trong
lĩnh vuwcjnghieen cứu tâm lí xã hội
Mơ hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó.
Mối quan hệ giữa ý định và hành vi được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất
nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực. Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ
cá nhân và chuẩn chủ quan. Trong đó thái độ của một cá nhân đối với hành vi thể hiện
12


ở mức độ đánh giá tiêu cực hoặc tích cực của cá nhân đối với hành vi dự định. Có thể
hiểu thái độ ở đây là cảm giác về sở thích của các nhân đến việc khởi sự kinh doanh
(KSKD) trong nghiên cứu này. Còn chuẩn chủ quan thể hiện sự liên quan đến nhận
định của người khác (gia đình, bạn bè…) như thế nào khi cá nhân thực hiện hành vi
đó, có thể gọi là ý kiến của những người xung quanh
Theo Ajzen (1991), sự ra đời của Thuyết Hành vi dự định TPB xuất phát từ giới
hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm sốt, các xu hướng hành vi được giả sử
bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi và được định nghĩa là mức độ
nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó. Nhân tố thứ ba có ảnh hưởng
đến ý định của con người là yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi. Cảm nhận về khả
năng kiểm soát hành vi được định nghĩa là quan niệm của các nhân về độ khó hoặc dễ
trong việc hoàn thành các hành vi KSKD. Yếu tố kiểm sốt hành vi được nhìn nhận
bao gồm 2 thành phần: yếu tố bên trong (đề cập đến sự tự tin của cá nhân để thực hiện
hành vi) và yếu tố bên ngoài (đề cập đến nguồn lực như tài chính, thời gian, mơi
trường…) Đây là khái niệm rất gần với khái niệm năng lực cá nhân cảm nhận về tính
khả thi (sự tự tin) trong mơ hình SEE ( Shaperos Model of the Entrepreneurial Event)
của Shpero & Sokol vì đều đề cập đến khả năng của một cá nhân trong việc hoàn

thành các hành vi KSKD.
Như vậy xu hướng hành vi là sự nội hàm của 3 nhân tố: thái độ cá nhân, chuẩn
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi
Quyết định của cá nhân khi lựa chọn thành lập một doanh nghiệp mới phụ thuộc
vào những thay đổi quan trọng trong cuộc sống và thái độ của cá nhân đó đối với khởi
nghiệp ( Shapero & Sokol 1982). Dự định hay ý định khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi cá
nhân phát hiện ra một cơ hội mà họ thấy có khả thi và mong muốn nắm lấy cơ hội đó.
Tuy nhiên để dự định biến thành hành động thành lập doanh nghiệp thì cần có chất xúc
tác. Đó chính là những thay đổi trong cuộc sống con người cũng như trong quá trình
lao động và học tập hàng ngày. Cá nhân có hành vi trong cuộc sống nếu xuất hiện các
nhân tố kéo và đẩy, những thay đổi đó có thể dẫn tới ý định KSKD hay khơng, hay dẫn
tới sự lựa chọn khác thì lại phụ thuộc vào những tác động của môi trường xung quanh
( Shapero & Sokol 1982).
Theo Zain & Cs, 2010, kết quả nghiên cứu về ý định kinh doanh của sinh viên
Malaysia cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh là do tác động bởi các
thành viên trong gia đình, tham gia các khóa học về kinh doanh, đặc điểm tính cách
của cá nhân. Wang & Cs (2011) chỉ ra rằng sự ham muốn kinh doanh, sẵn sàng kinh
doanh và kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp đến ý định KSKD của sinh viên ở
Trung Quốc và Mỹ. Song song đó nền tảng kinh doanh của gia đình, đạo đức kinh
doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định KSKD của đối tượng.

Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13


3.1 Cách tiếp cận vấn đề
Để quá trình nghiên cứu diễn ra hiệu quả nhất, nhóm đã thực hiện tiếp cận đề tài
nghiên cứu theo phương pháp quy nạp gồm 3 cách sau:



Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về quá trình nghiên cứu khoa học của sinh
viên kèm theo thông tin thu thập từ các tài liệu liên quan như tạp chí, đề tài
cùng chủ đề,…

 Tiếp cận từ thực tiễn bằng phương pháp nghiên cứu định lượng : thông qua các
cuộc khảo sát bằng bảng hỏi tự điền để thu thập và thống kê các số liệu, đo
lường,... nhằm đưa ra đánh giá khách quan nhất về đề tài nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn sâu 15 người nằm
trong phạm vi nghiên cứu để hoàn thiện phiếu khảo sát và có thêm thơng tin
hữu ích đối với đề tài.
3.2 Xây dựng thang đo
-

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo
sát về tác động của 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của họ.

-

Thang đo của các biến với 5 mức độ :
1: Rất không đồng ý
2 : Không đồng ý
3: Phân vân
4: Đồng ý
5: Hồn tồn đồng
3.3 Cơng cụ và quy trình thu thập thơng tin
a) Cơng cụ thu thập thông tin

Công cụ thu thập thông tin
Sử dụng thơng tin sẵn có dạng số
Thu thập thơng tin mới


Báo, tạp chí
Các bài nghiên cứu cùng chủ đề
Bảng câu hỏi khảo sát

b)Quy trình thu thập thơng tin
-

Xác định vấn đề nghiên cứu



Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Thương mại



Cần tối thiểu 200 phiếu khảo sát lấy thơng tin để xử lí số liệu đánh giá vấn đề
đưa ra kết quả đúng
14


-

Tổng quan tài liệu, xác định giả thuyết



Xác định lại những kết quả mà các nghiên cứu trước đã làm được và xem
cịn thiếu những thứ gì, từ đó đưa ra giả thuyết cho đề tài để xác định
những dữ liệu cần thu thập


-

Xác định phương pháp thu thập



Thứ cấp: Các tài liệu có sẵn, các NCKH đã làm



Sơ cấp : Khảo sát bằng phiếu khảo sát với học sinh trường Thương Mại

-

Câu hỏi điều tra



Xác định rõ nội dung , trình tự của hệ thống câu hỏi điều tra.



Soạn thử hệ thống câu hỏi đầu tiên , lựa chọn hình thức câu hỏi phù hợp
từng câu hỏi.



Tiến hành điều tra thử bảng hệ thống câu hỏi đầu tiên ở một số khách thể.




Điều chỉnh hệ thống câu hỏi sau khi điều tra thử (có thể nhờ giảng viên
góp ý kiến, bổ sung cho hồn chỉnh)



Xây dựng phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi chính thức.



Tiến hành điều tra.
3.4 Một số phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu
3.4.1 Phân tích thống kê mơ tả

Phân tích thống kê mơ tả là kỹ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu
định lượng. bất kỳ một nghien cứu định lượng nào cũng tiến hành các phân tích này, ít
nhất là để thống kê về đối tượng điều tra.
Các giá trị thống kê mô tả thường được khái quát ở bảng sau :
STT

Giá trị thống kê

Ý nghĩa

1

Trung bình (mean)

Trung bình cộng các giá trị


2

Trung vị (median)

GT chia số lượng quan sát trong
mẫu nghiên cứu ra làm đôi

3

Mode

Giá trị có tần số xuất hiện lớn
nhất

4

Phương sai (

Bình phương dộ lệch chuẩn

5

Độ lệch chuẩn (

Đo mức độ phân tán quanh giá
trị trung bình

6


Khoảng biến thiên

Khoảng giữa GT lớn nhất và nhỏ
15


nhất
7

Giá trị lớn nhất (minimum)

Giá trị lớn nhất

8

Giá trị nhỏ nhất (minimum)

Giá trị nhỏ nhất

3.4.2 Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha




Phương pháp Cronbach’s Alpha là phương pháp sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha
kiểm định mức độ tin cậy và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo. Hệ số
Cronbach’s Alpha của một thang đo cần 2 yêu cầu cơ bản :
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng (chung) > 0,6
Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3
Độ tin cậy tốt nhất được xác định trong khoảng từ 0,7 đến 0,8

3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA





Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là
phương pháp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị
phân biệt.
Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn
nhau (interdependence techniques), nghĩa là khơng có biến phụ thuộc và biến độc lập
mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k
biến quan sát thành một tập F (F*Để phân tích nhân tố khám phá phải thỏa mãn yêu cầu sau:
Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý
nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải phải phụ thuộc vào cỡ mẫu. Người ta thường lấy
hệ số tải 0,5 làm tiêu chuẩn với cỡ mẫu từ 120-350, hệ số tải 0,3 với cỡ mẫu từ 350 trở
lên.
Chỉ số Kaiser – Meyer – olkin (K.M.O) : kiểm tra sự thích hợp của phân tích nhân tố,
yeu cầu chỉ số KMO phải đạt từ 0,5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1)

 Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê
dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm
định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với
nhau trong tổng thể.
 Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến
thiên của các biến quan sát.
 Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong
phân tích EFA. Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
 Phép quay: có thể sử dụng 2 phép quay sau để hình thành nhân tố:Varimax : quay

vng góc (phổ biến) hoặc Promax: quay khơng vng góc
3.4.4 Phân tích hồi quy
16


Phân tích hồi quy là phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của 1 biến (biến
phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (biến độc lập)
Trong nghiên cứu kinh doanh, phân tích hồi quy đa biến thường được sử dụng để
kiểm định mối quan hệ giữa một hoặc nhiều nhân tố ảnh hưởng tới một biến phụ
thuộc.
Mơ hình :
Trong đó : là biến phụ thuộc
là các biến độc lập
là hệ số các biến độc lập
là phần dư
*Các hệ số cần tính tốn:
2
- R adjusted: hệ số xác định điều chỉnh
- F: kiểm định ý nghĩa của hệ số
- : hệ số hồi quy chuẩn hóa
- T : kiểm định ý nghĩa của hệ số

- CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
a)

Sinh viên năm:

-


Kết quả tổng hợp cho thấy trong tổng số 200 sinh viên của Đại học

Thương Mại được khảo sát thì có 15 sinh viên năm 1, chiếm tỷ lệ 7,5% và
125 sinh viên năm 2 chiếm tỷ lệ 64,5%. Sinh viên năm 3 là 32 sinh viên, tỷ
lệ 16%, còn lại là sinh viên năm cuối với 3 sinh viên chiếm tỷ lệ 1,5%. Qua
biểu đồ cho thấy tỷ lệ sinh viên được khảo sát ở năm thứ 2 là chủ yếu. Số
sinh viên được khảo sát của năm thứ 2 nhiều nhất do đối tượng tiếp cận
quen biết của nhóm phần lớn là sinh viên năm 2.
-

17


-

-

-

a) Học khoa nào:
- Kết quả thống kê của 200 mẫu nghiên cứu, cho thấy có 115 sinh viên
khoa Quản trị kinh doanh, chiếm 57,5% , 16 sinh viên khoa tài chính ngân
hàng và 15 sinh viên khoa kế tốn kiểm tốn, chiếm lần lượt 8% và 7%. Ít
nhất là Viện hợp tác quốc tế và ngành Tiếng Trung Thương Mại do đối
tượng tiếp cận quen biết của nhóm phần lớn là sinh viên khoa Quản Trị
Kinh Doanh
18


-


-

4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của
thang đo ý định khởi nghiệp bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả thu được
như sau:
a) Thái độ

19


-

-

Bảng 4.1.1: Kết quả thang đo “Thái độ”
-

-

(Nguồn : Xử lí số liệu trên SPSS 26)

Thành phần “Thái độ” gồm 4 biến quan sát. Sau khi kiểm tra cho thấy kết quả

có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,725 lớn hơn 0,6 nên thang thái độ đạt độ tin cậy.
Trong đó các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Nếu bỏ 1
trong 4 biến quan sát thì hệ số Cronbach’s Alpha đều nhỏ hơn 0,725 nên 4 biến quan
sát này đều được dùng cho những phân tích tiếp theo.
b) Quy chuẩn chủ quan


-

20


-

-

Bảng 4.1.2: Kết quả thang đo “Quy chuẩn chủ quan”
-

-

(Nguồn : Xử lí số liệu trên SPSS 26)

Thành phần “quy chuẩn chủ quan” gồm 4 biến quan sát. Sau khi kiểm tra cho

thấy kết quả có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,777 lớn hơn 0,6 nên thang đo chi phí đạt
độ tin cậy. Cả 4 biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên có thể đưa
cả 3 biến quan sát này đều được dùng cho những phân tích tiếp theo.
c) Giáo dục
-

21


-


-

Bảng 4.1.3: Kết quả thang đo “Giáo dục”

-

(Nguồn : Xử lí số liệu trên SPSS 26)

Thành phần “giáo dục” gồm có 3 biến quan sát. Sau khi kiểm tra cho thấy kết

quả có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,718 lớn hơn 0,6 nên thang giáo dục độ tin cậy. Cả
3 biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Đồng thời nếu loại bỏ bất kì
một biến quan sát nào thì hệ số Alpha đều nhỏ hơn 0,718 nên đưa cả 3 biến quan sát
này đều được dùng cho những phân tích tiếp theo.
d) Kinh nghiệm

-

22


-

-

Bảng 4.1.4: Kết quả thang đo “Kinh Nghiệm”

-

(Nguồn : Xử lí số liệu trên SPSS 26)


Thành phần “Kinh nghiệm” gồm có 4 biến quan sát. Sau khi kiểm tra cho thấy

kết quả có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,738 lớn hơn 0,6 nên thang đo đạt độ tin cậy.
Cả 4 biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 đồng thời nếu loại bỏ bất
kì một biến quan sát nào thì hệ số Alpha đều nhỏ hơn 0,738 nên đưa cả 3 biến quan sát
này đều được dùng cho những phân tích tiếp theo.
e) Tính cách

-

23


-

-

Bảng 4.1.5: Kết quả thang đo “Tính cách”

-

(Nguồn : Xử lí số liệu trên SPSS 26)
-

-

Thành phần “Tính cách” gồm 3 biến quan sát. Sau khi kiểm tra cho thấy kết

quả có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,776 lớn hơn 0,6 nên thang đo tính cách đạt độ tin

cậy. Cả 4 biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên có thể đưa cả 4
biến quan sát này đều được dùng cho những phân tích tiếp theo.
f) Nguồn vốn

-

24


-

-

Bảng 4.1.6: Kết quả thang đo “Nguồn vốn”
(Nguồn : Xử lí số liệu trên SPSS 26)

Thành phần “Nguồn vốn” gồm 3 biến quan. Sau khi kiểm tra cho thấy kết quả

có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,776 lớn hơn 0,6 nên thang đo tính cách đạt độ tin cậy.
Cả 3 biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên có thể đưa cả 3 biến
quan sát này đều được dùng cho những phân tích tiếp theo.
4.3 Phân tích khám phá nhân tố EFA
a)

. phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập

-

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
Sampling Adequacy.

850

,

Bartlett's Test of Approx. Chi- 16
Sphericity
Square
28,096
-

df

1

23

-

Sig.

000

,

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's cho chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin cao
(0.850 > 0.5) và mức ý nghĩa bằng 0 (sig. là 0.000). Do đó có thể kết luận phân tích
nhân tố rất phù hợp với tập dữ liệu


25


×