Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nghệ thuật giao tiếp trong quản trị kinh doanh giao hàng tiết kiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.1 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-----***-----

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Nghệ thuật giao tiếp trong quản trị kinh doanh giao hàng tiết kiệm

Hà Nội - 2021

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa trong xã hội loài người đã xuất hiện giao tiếp. Từ những ngôn ngữ cử
chỉ, con người dần dần hình thành nên chữ viết, ngơn ngữ cử chỉ lúcnày được chọn
lọc hơn vì thế giao tiếp khơng cịn đơn thuần là trao đổi, trị chuyện. Giao tiếp cũng
dần phát triển thành một nghệ thuật. Ngày nay, giao tiếp đóng vai trị quan trọng
trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định trong thành cơng của một
thương vụ lớn. Giao tiếp gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thái đến
cách xử sự trong nhiều tình huống và đối tượng khác nhau.

2


I. LÝ THUYẾT:
1. Khái quát về hoạt động giao tiếp:
Giao tiếp là một hiện tượng tất yếu trong đời sống xã hội, con người tồn tại trong
xã hội không thể không tương tác xã hội với nhau. Tương tác xã hội chính là một hình
thức cơ bản của giao tiếp. Giao tiếp là mối quan hệ tương tác giữa khách thể và chủ
thể với các hình thức phong phú, đa dạng ở nhiều cấp độ khác nhau, cũng thường
xuyên biến đổi và phát triển. Các nguyên tắc trong giao tiếp là chìa khóa vàng mở ra


những mối quan hệ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp. Vấn đề cơ
bản nhất là chúng ta phải biết vận dụng các nguyên tắc đó vào trong những trường hợp
cụ thể một cách linh hoạt và chính xác thì mới hy vọng thành công. Điều này phụ
thuộc rất nhiều vào thái độ, kiến thức và kỹ năng của chúng ta khi giao tiếp. Hơn nữa,
giao tiếp ứng xử trong kinh doanh còn gắn với mục tiêu và kết quả mà chủ thể mong
đợi. Do đó, để đạt kết quả trong giao tiếp cần phải tuân thủ tính khoa học và cao hơn
nữa là tính nghệ thuật trong giao tiếp ứng xử.
Khái niệm
• Theo Martin. P.Andelem: Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được

1.1.

người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta.
• Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với
người và với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
• Theo Osgood C.E, giao tiếp bao gồm các hành động riêng lẻ mà thực chất là chuyển
giao thông tin và tiếp nhận thơng tin
• Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người và người, thơng qua đó mà con người trao
đổi với nhau về thơng tin, cảm xúc, tìm hiểu lẫn nhau, tác động qua lại với nhau.
1.2.
Bản chất của giao tiếp
• Giao tiếp là một nhu cầu: đứng thứ 3/5 nhu cầu trong tháp nhu cầu của Maslow
• Giao tiếp là một hoạt động: Trong đó các chủ thể đều là con người, tác động lẫn
nhau và ln có sự đổi vai cho nhau trong q trình giao tiếp
• Giao tiếp là sự vận động và biểu hiện của mối quan hệ người – người.
• Giao tiếp giữa hai người với nhau là giao tiếp giữa hai thực thể tâm lý và hai
thực thể xã hội.
o Giao tiếp giữa hai người với tư cách là hai thực thể tâm lý được biểu hiện
như sau:
Nhân cách A – Nhân cách B

Trí tuệ A – Trí tuệ B
Tình cảm A – Tình cảm B
Tính cách A – Tính cách B…
3


o

Giao tiếp giữa hai người với tư cách là hai thực thể xã hội được biểu hiện

như sau:
Nhân vật A – Nhân vật B
Chức danh A – Chức danh B
Vai trị A – Vai trị B
Uy tín A – Uy tín B
Quyền lực A – Quyền lực B
Lợi ích A – Lợi ích B…
• Giao tiếp là điều kiện hình thành, phát triển, khẳng định và đánh giá nhân cách
con người
1.3.
Ý nghĩa của giao tiếp trong quản trị kinh doanh
Giao tiếp kinh doanh là mối quan hệ hay sự tiếp xúc giữa những con người với nhau
trong hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh, giao tiếp có chức năng thu nhận và trao
đổi thông tin về kinh doanh diễn ra trên thương trường. Trên cơ sở tiếp nhận thông tin,
nhà kinh doanh sẽ xây dựng điều chỉnh kế hoạch và chiến lược kinh doanh, đồng thời
điều chỉnh hành vi ứng xử, cử chỉ tình cảm của bản thân trong quá trình giao tiếp. Ngồi
các chức năng trên, giao tiếp cịn có chức năng phụ là giao lưu tình cảm, tư tưởng, văn
hóa… Mức độ giao tiếp rộng hay hẹp tùy thuộc vào phạm vi và mức độ kinh doanh.
1.4.
Mơ hình giao tiếp:

a, Mơ hình truyền tin:
Phát thơng tin
Thơng điệp
Bộ phát

Giải mã

Mã hóa

Bộ thu

Kênh

Nhiễu

Phản hồi

Phản ứng đáp lại

Nhận thơng tin phản hồi
Mơ hình q trình giao tiếp của Shanon

4





Bộ phát: Là người gửi thơng điệp đi.
Mã hóa: là bước chủ thể giao tiếp biến thông tin thành lời nói, chữ viết, cử chỉ,




động tác hay các ký hiệu khác tạo cơ sở cho các bước truyền tin tiếp theo.
Thông điệp: là nội dung giao tiếp. Mỗi thông điệp đều có yếu tố trí tuệ và tình

cảm trong đó. Yếu tố trí tuệ để chúng ta xem xét tính hợp lý của thơng tin trao
đổi và yếu tố tình cảm có vai trị cuốn hút, thuyết phục, qua đó thay đổi được suy
nghĩ và hành động của đối tượng giao tiếp.
• Kênh truyền đạt thơng điệp: thơng điệp được truyền đi qua kênh phù hợp trong
quá trình trao đổi thơng tin. Chẳng hạn, giao tiếp bằng ngơn ngữ nói thường
thông qua gặp mặt trực tiếp đối tượng giao tiếp hoặc gọi điện thoại; giao tiếp
bằng ngơn ngữ viết thì qua thư từ, e-mail,bản ghi nhớ hay báo cáo.
• Giải mã: là giai đoạn đối tượng giao tiếp phục hồi thơng tin ban đầu để có thể
hiểu và tiếp nhận thơng tin.
• Bộ thu: Là người thơng điệp.
• Những phản ứng đáp lại và phản hồi: là các thông tin đáp lại của người nhận đến
người gửi
• Nhiễu: các yếu tố môi trường vật chất xung quanh và các yếu tố tâm lý có liên
quan đến cuộc giao tiếp có thể tạo thuận lợi hoặc gây cản trở cho quá trình giao
tiếp.
b, Các hướng truyền thơng tin trong tổ chức
• Hướng từ trên xuống: thông tin truyền từ trên xuống thường dưới dạng các thông
điệp bằng văn bản, truyền miệng hoặc kết hợp, thông qua các kênh khác nhau,
chúng mang tính chất chỉ đạo, mệnh lệnh, hoặc có tính định hướng, giải thích,
thuyết phục.
• Hướng từ dưới lên: phản hồi luồng thông tin giao tiếp từ trên xuống được phát ra
từ những người thực hiện nhiệm vụ, dưới dạng các thơng điệp bằng văn bản, lời
nói, thơng qua các kênh như hội nghị, báo cáo...
• Hướng ngang hàng: là giao tiếp giữa các bộ phận, chức vụ ngang cấp, đảm bảo

giữ chức năng phối hợp trong tổ chức. Thông tin trao đổi thường dưới dạng các
thơng điệp bằng lời nói.
c, Mạng lưới giao tiếp trong tổ chức
• Mạng hình sao
• Mạng vịng trịn
• Mạng dây chuyền
• Mạng đan chéo
• Mạng phân nhóm
2. Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh
a. Những cản trở trong giao tiếp
Những cản trở tâm lý bao gồm: Cảm xúc, nhận thức và sự lựa chọn.
5


Cảm xúc là dạng rào cản về mặt tâm lý xảy ra trong các tình huống:
+

Khi thơng báo một chính sách hoặc thông tin mới mà không được mọi người

+

hưởng ứng.
Mất bình tĩnh, khơng chủ động khi lần đầu tiên trình bày nội dung cơng việc

quan trọng trước quần chúng.
+ Viết thư cho người mà ta khơng thích làm mất hứng thú.
+ Người nhận tin khơng có cảm tình hoặc phản ứng với người truyền đạt thông
tin.
+ Người nhận tin mặc cảm với người truyền đạt thông tin.
Nhận thức: Là sự khác biệt về trình độ, kinh nghiệm và nghề nghiệp của mỗi người.

Cùng một loại thông tin nhưng mỗi người hiểu và tiếp nhận, giải thích và đáp ứng
khác nhau
Tính chọn lọc: Trong thời đại bùng nổ thơng tin, mỗi ngày chúng ta sẽ tiếp xúc với
nhiều thông tin khác nhau, ta không thể tiếp thu hết mà chỉ tiếp thu có chọn lọc các
thơng tin phù hợp với các nhu cầu hiện thời. Chính vì vậy sẽ có rất nhiều thông tin
không được quan tâm hoặc bị bỏ rơi.
b. Những cản trở về vật chất:
+ Người trình bày đứt qng, nói nhanh hoặc q nhỏ, trong phịng có nhiều tiếng

ồn, hệ thống âm thanh kém, ánh sáng không đảm bảo, chỗ ngồi khơng thoải
mái… gây khó khăn trong q trình giao tiếp.
+ Tài liệu khơng rõ ràng, tẩy xóa nhiều…
• Ngun tắc trong giao tiếp
o Trong kinh doanh ai cũng quan trọng: Trong kinh doanh cần phải tôn trọng mọi
khách hàng, hãy đối xử với họ giống như mình muốn họ đối xử với mình.
Trong quan hệ với bạn hàng, luôn nhớ hai mặt của vấn đề cạnh tranh và hợp
tác, họ cần được bình đẳng trong giao tiếp, không nên coi thường mối quan hệ
nào.
o Phải nghiêm túc trong công việc và giao tiếp: Nhà kinh doanh thành đạt trước
hết phải là con người nghiêm túc trong công việc và giao tiếp. Những cuộc giao
tiếp trong môi trường làm việc cần giữ thái độ nghiêm túc, không để các mối
quan hệ thân quen hay gia đình len lỏi vào các cuộc giao tiếp có liên quan đến
cơng việc kinh doanh. Mọi cuộc giao tiếp trong kinh doanh phải dựa trên các
chuẩn mực của xã hội và của nhóm.
o Kín đáo thận trọng:
Mục đích chủ yếu của các cuộc giao tiếp trong kinh doanh là trao đổi, bàn bạc thảo
luận về những vấn đề có liên quan đến cơng việc kinh doanh. Vì vậy, khơng nên
6



tiết lộ các chi tiết về đời tư của mình, vì có thể các câu chuyện riêng tư vơ bổ đó có
thể trở thành rào cản bất lợi cho bản thân và công việc.
Trong giao tiếp, phải thực hiện nguyên tắc: “nói ít, nghe nhiều”. Tuyệt đối tránh
khoe khoang sự hiểu biết, sành đời của mình nhưng lại biết rất ít về đối thủ vì
khơng lắng nghe họ nói. Người thơng minh, có kinh nghiệm là người khơng khoe
khoang, biết ngưỡng mộ tài trí của những người đối thoại, cố tìm những ưu điểm,
những thành cơng của họ trên thương trường để khen ngợi, tán thưởng.
Một đức tính quan trọng trong giao tiếp kinh doanh là thận trọng khi tâm sự với
bạn bè hoặc người thân về công việc kinh doanh của mình. Bởi vì những thơng tin
đó có thể lọt vào tai của đối thủ qua nhiều kênh khác nhau, sẽ gây ra nhiều hậu quả
khơn lường, có thể dẫn tới thất bại đau đớn.
o

Khơng phung phí thời gian của mình và của người khác: Trong kinh doanh hiện

đại, thời gian là tiền bạc, vì vậy trong giao tiếp các nhà kinh doanh thường có
tác phong rất khẩn trương. Nhà kinh doanh có kinh nghiệm, khơn ngoan khơng
những biết q thời gian của mình mà cịn phải tơn trọng thời gian của người
khác. Một cuộc họp, một mệnh lệnh, một cuộc đàm phán ký kết hợp đồng…
đều phải được chuẩn bị kỹ càng, nghiêm túc cả về nội dung, cách thức trình
bày, diễn đạt để khơng mất thời gian mà vẫn đạt được kết quả như ý. Tiết kiệm
thời gian trong giao tiếp là tôn trọng người khác và ngược lại họ sẽ tơn trọng và
kính nể mình. Phải phân chia thời gian một cách khoa học và tận dụng hết thời
gian làm việc, phải thực hiện “giờ nào, việc nấy”.
o Phải duy trì chữ tín: Một nhà kinh doanh muốn thành đạt phải giữ gìn chữ tín.
Sự tin cậy của cấp dưới, của bạn hàng, của cấp trên với nhà lãnh đạo sẽ tạo cơ
hội thuận lợi trong kinh doanh. Muốn duy trì chữ tín thì người quản lý phải
khơng ngừng nâng cao trình độ, đạo đức, lối sống, phải biết tiết kiệm tiền bạc
và thời gian, phải kiên trì và dũng cảm…
c. Rèn luyện các kỹ năng trong giao tiếp

o Rèn luyện kỹ năng định hướng: Để có thể có được khả năng nắm bắt nhanh các
biểu hiện bên ngồi và có thể phán đốn chính xác tâm lý bên trong của đối
tượng giao tiếp, cần rèn luyện cách quan sát, đúc rút kinh nghiệm từ bản thân và
tham khảo kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm của người khác.
o Rèn luyện kỹ năng định vị: Để có khả năng nhanh chóng xác định đúng vị trí
của đối tượng trong các cuộc giao tiếp, cần phải rèn luyện tính chủ động, tỉnh
táo trong giao tiếp giữa các đối tượng khác nhau, trong các hoàn cảnh khác
nhau, phải biết điều tiết, thay đổi các đặc điểm tâm lý vốn có của mình cho phù
hợp với đối tượng giao tiếp.
7


o

Rèn luyện kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp:
Rèn luyện khả năng kiềm chế bản thân: Tránh bộc lộ tình cảm, thói quen, sở
thích của mình.
Rèn luyện khả năng quyến rũ: Muốn quyến rũ được đối tượng giao tiếp, người
giao tiếp phải: có trình độ, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực đang trao đổi; chân
thành, trung thực và cầu thị trong giao tiếp, phải biết sử dụng thành thạo, kết
hợp khéo léo các công cụ giao tiếp cho phù hợp với các đối tượng, sử dụng
ngôn từ chuẩn xác, sử dụng khéo léo các ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp

II. TÌNH HUỐNG:
Giao hàng tiết kiệm (GHTK) là một đơn vị vân chuyển chuyên nghiệp, chuyên
cung cấp dịch vụ giao hàng cho các shop /doanh nghiệp trực tuyến, được bình chọn
vào top 1 những đơn vị vân chuyển được yêu thích nhất trên các sàn thương mại điện
tử ở Việt Nam. Tuy nhiên 1 vài tháng gần đây, GHTK thường xuyên bị khách hàng bóc
phốt, khiếu nại. Cụ thể:
Một khách hàng của Giao hàng tiết kiệm cho biết, cửa hàng của chị A có gửi

một số bưu phẩm gửi từ TP.HCM ra Hà Nội qua dịch vụ Giao hàng tiết kiệm từ ngày
20/3 nhưng mấy ngày liên tục ở nhà ngồi đợi hàng nhưng không thấy đâu. Lo lắng vì
kiện hàng có thể bị thất lạc vì chuyển đường dài, chị đã gọi lại những số điện thoại
giao hàng đã liên lạc trước đó đều nhận được câu trả lời: “Không biết”.
Quá bức xúc, chị đã đến trực tiếp công ty vân chuyển GHTK muốn trao đổi trực
tiếp với công ty về sự việc này, tuy nhiên do khối lượng công việc quá lớn mà các
nhân viên không để ý đến việc có mặt của chị A kịp thời, chị A đã lớn tiếng yêu cầu có
người ra giải quyết, đồng thời quay livestream đăng tải trên mạng xã hội
Nếu là giám đốc cơng ty GHTK có mặt ở đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

III. CÁCH GIẢI QUYẾT:
Là giám đốc cơng ty GHTK khi có mặt ở đó , em sẽ :
1. Trước hết bình tĩnh đến chào khách hàng một cách lịch sự. Xin lỗi khách hàng
vì đã khiến khách hàng phải chờ lâu.Sau đó, mời khách hàng vào phòng tiếp
khách để trao đổi trực tiếp => Nhằm mục đích là làm khách hàng ngi ngoai
cơn giận, bình tĩnh lại, tạo khơng gian thân thiết, gần gũi với khách hàng, đồng
thời không gây ảnh hưởng đến khơng khí làm việc của nhân viên trong phịng
2. Lắng nghe những phàn nàn và mong muốn của khách, thể hiện sự chân thành
bằng cách: thay mặt công ty xin lỗi, nhận sai và ghi chép vào sổ sách về vấn
8


3.

4.

5.




đề của khách đồng thời trình báo lên cấp trên để chỉnh đốn lại nhân viên, các
bộ phân có liên quan, rút kinh nghiệm cho lần sau => Việc này giúp cho khách
hàng cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu.
Tiếp theo, đưa ra hướng giải quyết cụ thể cho khách hàng: liên lạc với bên vân
chuyển, đồng thời kiểm tra lại hệ thống, xem xét thông tin chi tiết của đơn hàng
(đơn hàng đang ở đâu ? Lý do tại sao lại chưa vẫn chuyển đến nơi?...) Thay
mặt công ty đứng ra đảm bảo chịu trách nhiệm khi hàng bị thất lạc, hỏng hóc
nếu lỗi xuất phát từ đơn vị vận chuyển => Khiến khách hàng yên tâm, thoải
mái hơn vì vấn đề của mình được giải quyểt và có người chịu trách nhiệm.
Có thể chuẩn bị một món quà nhỏ,những ưu đãi chiết khấu... gửi đến khách
hàng để xin lỗi vì trải nghiệm không tốt này trên GHTK. Đồng thời ngỏ ý đề
nghị khách hàng xóa livestream đi với lý do hợp lý . Sức mạnh của mạng xã
hội trong thời đại 4.0 ngày nay là vô cùng lớn mạnh, mạng xã hội là một con
dao 2 lưỡi, đơi khi chỉ vì một vài video, hình ảnh mà 1 số doanh nghiệp khơng
thể nào ngước dậy được nữa. Có thể lấy lí do như sau :
(1) Thứ nhất, giữ gìn hình ảnh cá nhân của chính khách hàng trên mạng xã hội
với bạn bè, đối tác, khách hàng…
(2) Thứ hai, giúp lùm xùm của công ty giảm bớt đi. Thể hiện sự vị tha của
chính khách hàng “Đánh kẻ chạy đi khơng ai đánh người chạy lại”.
Đồng thời cũng đăng lên fanpage chính thức của cơng ty lời xin lỗi đến những
trải nghiệm không tốt của tất cả các khách hàng trong thời gian vừa qua với
GHTK. Cam kết sẽ không tái phạm và hứa sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ
cùng một vài chương trình ưu đãi cho các shop/ doanh nghiệp như một lời xin
lỗi trân thành.
Có thể thấy, sự khéo léo trong giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng dù
lớn hay nhỏ, cũng vơ cùng quan trọng. Nó thể hiện cái tầm và cái tâm của nhà
quản trị với doanh nghiệp và của doanh nghiệp đối với từng khách hàng của
mình, quyết định đến sự thành - bại, sống - còn của doanh nghiệp trên thị
trường đầy khốc liệt. Doanh nghiệp nào quan tâm, chú trọng đến việc giao tiếp
với khách hàng nhiều hơn thì thường chiếm được lợi thế cạnh tranh nhiều hơn

và có khả năng đi đường dài hơn.

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG:
- Trước hết giám đốc công ty đã đưa ra cách giải quyết khá khéo léo và hợp lý. Việc
chào hỏi khách hàng ngay khi gặp thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng của vị giám
đốc bởi vì “khách hàng là thượng đế”. Và muốn làm hài lịng khách hàng thì phải đảm
bảo hài lòng về tất cả mọi thứ từ thái độ phục vụ cho đến chất lượng dịch vụ => nhân
viên sẽ lấy đó để noi theo và học tập cách cư xử đó
9


- Để giảm bớt sự nóng giận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của cơng ty thì việc
xin lỗi và mời khách vào phịng nói chuyện là lẽ đương nhiên và bắt buộc phải làm
như vậy. Bởi lẽ khi có khơng gian riêng tư để trao đổi vẫn hơn là trao đổi ở một nơi
công cộng để mọi người bàn tán và nhịm ngó. Nếu trao đổi hoặc giải quyết vấn đề ở
nơi cơng cộng có thể sẽ làm cho bản thân khách hàng thấy rằng vị giám đốc đó khơng
muốn dành thời gian giải quyết cho mình, có thể sẽ là giải quyết qua loa trước mặt
nhân viên và có thể vấn đề mà cơng ty đang gặp phải không được giải quyết một cách
triệt để. Ngược lại khi mà có khơng gian riêng để 2 người nói chuyện thì khả năng việc
khách hàng giảm được cơn bực tức cao hơn, khách hàng sẽ chú ý lắng nghe ý kiến của
giám đốc hơn, có nhiều thời gian để 2 bên cùng trao đổi và đưa ra được phương hướng
giải giúp 2 bên cùng có lợi. Việc lắng nghe sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được
những vấn đề mà khách hàng gặp phải và đồng thời cũng sẽ nắm bắt được tâm lý của
họ, khiến họ cảm thấy được tơn trọng.
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt, kịp thời (như chuẩn bị một món quà nhỏ hay ưu
đãi chiết khấu cũng có thể coi như là một lời xin lỗi gửi tới khách hàng, cũng có thể
coi như là một lời cảm ơn tri ân khách hàng khách hàng đã tin dùng sử dụng dịch vụ
của công ty) sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn, thắc mắc của khách hàng và đưa
ra những phương án xử lý nhanh nhất. Đồng thời đây cũng là một điểm cộng giúp bạn
giữ chân và mở rộng nguồn khách hàng của mình.

- Việc đăng lời xin lỗi lên fanpage của công ty là việc làm vô cùng cần thiết. Thông
qua hành động đó khách hàng sẽ phần nào thơng cảm cho công ty về những trải
nghiệm không tốt vừa qua vừa là để khách hàng biết rằng công ty đã nhận thấy được
những thiếu sót trong cơng tác quản lý và đảm bảo với khách sẽ khắc phục các sự cố
đó để khách hàng tin tưởng sử dụng cho các lần tiếp theo.
- Đồng thời cho thấy rõ tầm quan trọng trong việc đào tạo nhân viên, thực hiện tổ chức
những buổi đào tạo kĩ năng về giao tiếp, thái độ với khách hàng sao cho chuẩn mực
trong các tình huống khách nhau là vô cùng quan trọng.

10


KẾT LUẬN
Trong đời sống, giao tiếp đóng vai trị vơ cùng quan trọng và được ví như cầu nối
tình cảm giữa mọi người với nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng giỏi giao tiếp, bởi
“Giao tiếp là một nghệ thuật và người giao tiếp là một nghê sỹ”.
Trong kinh doanh, giao tiếp giống như bậc thang để đưa doanh nghiệp đến gần
khách hàng và thành công hơn. Nếu là một người có có kỹ năng giao tiếp tốt thì hồn
tồn có thể nâng cao khả năng thuyết phục khách hàng và mang đến cho mình và
doanh nghiệp những kết quả tốt nhất. Hãy ln học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để
phát triển kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh của mình một cách khéo léo và chuyên
nghiệp nhất.
Muốn làm được vậy nhà quản trị cần nắm được nghệ thuật trong giao tiếp.
Không thể giao tiếp một cách tùy tiện mà phải khéo léo khôn ngoan, làm chủ cuộc
giao tiếp. Nắm được nghệ thuật trong giao tiếp giúp nhà quản trị có thể thành cơng hơn
trong việc chinh phục khách hàng, xử lý , khắc phục các sự cố, điều hành nhân viên và
tạo một mơi trường văn phịng thân thiện, gần gũi, mọi người đoàn kết với nhau hơn.
Đồng thồi giúp giảm bớt những mâu thuẫn, xung đột không đáng có.
Cuối cùng , nghê thuật trong giao tiếp là một con dao hai lưỡi nếu biết sử dụng
tốt thì nó sẽ trở thành cơng cụ đắc lực dẫn đến thành công, ngược lại nếu vận dụng

không khéo léo sẽ khiến người khác cảm thấy giả tạo, thiếu chân thành và phản tác
dụng.

11



×