Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích mô hình SWOT là một thành phần của marketing mix công ty cổ phần sữa VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.29 KB, 17 trang )

Đề bài: Phân tích mơ hình SWOT là một thành phần của
Marketing Mix - Công ty cổ phần sữa VINAMILK

Giới Thiệu
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint
Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như
thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên
Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh là VNM. Công ty là
doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần
sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối
và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất
khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Balan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam
Á.. Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà
máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm,
Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm
từ sữa.
ÁP DỤNG MƠ HÌNH SWOT TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ MƠI TRƯỜNG KINH
DOANH
A. Cụ thể hóa các nhân tố tác động thành sức mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O)
và thách thức (T)

I. Điểm mạnh của công ty Vinamilk (strength)


1. Đa dạng về chủng loại sản phẩm
Hiện nay, Cty Vinamilk có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa, cung cấp cho thị
trường một danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng về chủng loại :
Sản phẩm
Vinamilk



Vinamilk

DIELAC

Vfresh

Vinamilk
café

Sữa
đặc

Trong đó, các nhãn hàng hiện đang dẫn đầu trên thị trường bao gồm: Sữa tươi Vinamilk,
Sữa đặc, Sữa bột Dielac, Nước ép trái cây V-Fresh, Vinamilk Café...
2. Hệ thống trang trại bị sữa có quy mô lớn giúp Vinamilk chủ động tạo lập được
nguồn nguyên liệu sữa tươi ổn định, bền vững.
Hiện nay công ty sữa Vinamilk có 4 trang trại bị sữa lớn đặt tại các tỉnh Nghệ An,
Tuyên Quang, Lâm Đồng và Thanh Hóa. Đây đều là những địa bàn có nhiều thuận lợi cho
việc phát triển trang trại chăn ni bị sữa quy mơ lớn do cịn quỹ đất, đất đai màu mỡ và
thời tiết tương đối thuận lợi.
Đặc biệt, trang trại bò sữa Nghệ An - khánh thành ngày 25/09/2009 vừa qua là một
trang trại chăn ni bị sữa hiện đại bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á với vốn đầu tư hơn
100 tỷ đồng. Trang trại này có quy mô chăn nuôi là 3.000 con với 1.500 vắt sữa, cung cấp
mỗi ngày 30 tấn sữa cho nhà máy chế biến sữa của Vinamilk tại Nghệ An.
3. Áp dụng công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất
3.1.Bị được vắt sữa trong hệ thống vắt sữa hiện đại và tự động.
Mỗi con bị sẽ được đeo con chíp điện tử để kiểm
tra sản lượng sữa chính xác từng cá thể. Cũng thông



qua các chíp điện tử, đàn bị sẽ được quản lý bằng hệ thống Alpro hiện đại do công ty
Delaval cung cấp. Đàn bò được cho ăn theo phương pháp TMR (Khẩu phần trộn tổng hợp
Total Mixed Ration) và được phân phối bằng các thiết bị chuyên dùng. Bên cạch đó, trang
trại cũng được đầu tư hệ thống sử lý chất thải hiện đại nhằm bảo vệ mơi trường. Tồn bộ
chất thải rắn từ trang trại sẽ được thu hồi sản xuất phân bón cho các đồng cỏ. Nước thải sẽ
được xử lý sinh học thông qua hồ lắng và sử dụng tưới cho đồng cỏ.
3.2.Áp dụng công nghệ phối giống tinh giới tính tồn cái
Vinamilk là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ này và những bê cái gieo
từ tinh giới tính đầu tiên tại Việt Nam đã ra đời tại trang trại Phú Lâm Tun Quang.
3.3 Ngồi ra trang trại bị sữa cịn có những hệ thống máy móc hiện hiện đại khác như
hệ thống nệm cho bò nằm nghỉ, hệ thống máy cào phân tự động

Bò nằm nghỉ thoải mái trên hệ thống nệm

Hệ thống máy cào phân tự động

4. Sản phẩm của Vinamilk có chất lượng cao, đảm bảo an tồn thực phẩm và
khơng có chất Melamine
Để tránh mọi rủi ro và tạo sự yên tâm tuyệt đối cho người tiêu dùng, Vinamilk đã cho
kiểm nghiệm chất Melamine với tất cả các mẫu nguyên liệu sữa bột nhập khẩu (từ New
Zeland, Mỹ và châu Âu) và sữa bò tươi thu mua từ nơng dân tại Trung Tâm Dịch Vụ Phân
Tích Thí Nghiệm thuộc sở Khoa học và Công Nghệ Tp.HCM. Kết quả kiểm nghiệm của
tất cả các mẫu nguyên liệu đều không phát hiện Melamine trong thành phần. Người tiêu
dùng chắc chắn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm từ sữa của Vinamilk.


5. Doanh nghiệp đã có thị phần lớn trên thị trường trong nước và đang tiến hành
xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài
Hiện nay, Vinamilk chiếm gần 75% thị trường các sản phẩm sữa trên cả nước, là một

trong những cơng ty có giá trị vốn hố lớn nhất thị trường (chiếm 7%).
Với mục tiêu mở rộng thị trường ra nước ngoài, từ năm 1998 đến nay, Vinamilk đã xuất
khẩu các sản phẩm của mình sang các nước Mỹ, Úc, Ấn Độ, Trung Đông, Châu Phi, Ba
Lan, Đức, Trung Quốc và các nước ASEAN với tổng kim ngạch đạt 649,1 triệu USD.
6. Ban lãnh đạo có tài, chủ động, sáng tạo trong kinh doanh
Vinamilk không chỉ nổi tiếng về chất lượng sản phẩm mà cịn rất nổi tiếng vì có vị lãnh
đạo tài ba: Bà Mai Kiều Liên- chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty.
Bà là người đặt nền móng đầu tiên cho việc sản xuất cơng nghiệp sữa chua, sữa tươi
tiệt trùng, sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em tại Việt Nam; Là tác giả và đồng tác giả của 90%
sản phẩm sữa đang lưu hành trên thị trường.
Thị phần nội địa chiếm 50- 90% tùy từng chủng loại; Vốn sở hữu chủ tăng 10 lần; Giá
trị thương hiệu Vinamilk đạt gần 1 tỷ USD; thu nhập bình quân của người lao động tăng
28% (5,5 triệu đồng/ tháng). Nguồn vốn ln được bảo tồn và phát triển khơng ngừng.
Năm 2005, bà được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới trao tặng Giải Nhất Sáng Tạo năm
2004 và vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới
(năm 2005), Huân chương Lao động Hạng I (năm 2006).
7. Vinamilk có đội ngũ kỹ sư chun ngành sữa giỏi và có chính sách đầu tư tạo
nguồn nhân lực tri thức cao.
Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Sữa Vinamilk đã xác định
yếu tố “con người” sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xây
dựng lực lượng lao động kế thừa gắn bó với công ty trong tương lai, năm 1993, Vinamilk
đã ký hợp đồng dài hạn với Trường Đại học Công nghệ sinh học ứng dụng Moscow thuộc


Liên bang Nga để gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành: công nghệ
sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình cơng nghệ và sản xuất; máy móc thiết
bị sản xuất thực phẩm; quản lý trong ngành sữa.
Không chỉ hỗ trợ con em trong ngành, Vinamilk còn tuyển sinh viên tốt nghiệp loại
giỏi ở các trường đại học tại TPHCM và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài. Nhờ
những chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” được thực hiện một cách bài bản, Vinamilk đã đào

tạo được đội ngũ kỹ sư chuyên ngành sữa giỏi.
8. Chiến lược quảng cáo có hiệu quả
Vinamilk đã và đang có chiến dịch quảng cáo rất hiệu quả:
Với các chiến dịch quảng cáo, tài trợ, lập quỹ phát triển cộng đồng,.. thành công,
Vinamilk đã tạo được một hình ảnh đẹp và ấn tượng rất tốt đối với người tiêu dùng, các đối
tác, các nhà phân phối, các nhà cung cấp cũng như toàn xã hội. Khơng những thế,
Vinamilk cịn thựoc hiện những chương trình nâng cáo ý thức cộng đồng trong việc uống
sữa đối với trẻ em, cảnh tỉnh mọi người về con số trẻ suy dinh dưỡng, thiếu chất ở Việt
Nam. Đây sẽ là một yếu tố kích thích lượng cầu về sữa dành cho trẻ em trên thị trường
Việt Nam.
+) Các sản phẩm của Vinamilk được quảng cáo rất rộng rãi trên các phương tiện truyền
thông như Tivi, báo… đem đến thông tin và hình ảnh về các sản phẩm của Vinamilk với
người tiêu dùng một cách thường xuyên, liên tục.
9. Hệ thống kênh phân phối rộng nhất tại Việt Nam
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối
rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép,
sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường. Hiện nay, công ty đã sở hữu
một hệ thống phân phối sỉ gồm 220 nhà phân phối, có mặt tại 64 tỉnh thành.

10. Vinamilk đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán


Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19
tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có
tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. Việc Vinamilk niêm yết trên thị trường
chứng khốn tạo điều kiện cho việc cơng ty huy động vốn từ công chúng trở nên thuận lợi
hơn.
Bên cạnh đó, ngày 12/11/2008 Vinamilk cũng đã niêm yết trên thị trường chứng khốn
Singapore SGX-ST. Cơng ty được phép phát hành và niêm yết 8763784 cổ phiếu phổ
thông mới trên sàn giao dịch chính của SGX – ST. Ngồi mục tiêu quốc tế hoá thương hiệu

Vinamilk, việc niêm yết này còn tạo điều kiện cho việc huy động vốn từ thị trường tài
chính quốc tế và chiến lược mở rộng và phát triển của công ty
11. Vinamilk đã xây dựng được cho mình một thương hiệu nổi tiếng
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”,
thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm
100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Cơng Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng
được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến
năm 2007.

II.

Điểm yếu (weakness)

1. Hình thức khuyến mại đưa ra hấp dẫn nhưng khâu thực hiện phát sinh nhiều
vấn đề gây tranh cãi :
Quá trình triển khai những chương trình khuyến mãi khơng được quản lí chặt chẽ,
đẫn tới việc Vinamilk thường gặp phải những thắc mắc khiếu nại về việc giải thưởng và trả
thưởng. Dù là việc nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh và kế hoạch kinh doanh của
Vinamilk.
2. Giá thành sản xuất cao do phải nhập khẩu ngun liệu từ nước ngồi
Vì nhu cầu sử dụng lớn, Vinamilk phải tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín có khả
năng cung cấp ổn định cả về chất lượng và số lượng. Đó chính là New Zealand, Châu Âu


và Mỹ - những quốc gia tiên tiến chuyên xuất khẩu sữa nguyên liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài việc giá mua nguyên liệu sữa của nước ngoài cao, Vinamilk còn phải chịu thêm một
khoản thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển, kho hàng bến bãi cho nên giá thành sản
phẩm tăng dẫn đến giá bán tăng khiến sản phẩm của Vinamilk giảm khả năng cạnh tranh
trên thị trường
3. Vinamilk chưa cạnh tranh tốt được ở thị trường trong nước

Trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam. Mức tăng trưởng hàng năm trong
các năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 43,2%, 26,4% và 25,6%. Sữa nước (bao gồm sữa
tươi và sữa tiệt trùng), cùng với sữa chua ăn và sữa chua uống là các ngành hàng chiếm tỷ
trọng lớn, đều có tốc độ tăng trưởng mạnh và khá ổn định.
Tuy nhiên trong tình trạng giá sữa ngoại tăng cao, vinamilk có lợi thế về giá so với
sữa nhập khẩu nhưng trên thực tế giá của các sản phẩm do vinamilk sản xuất đều cao hơn
các sản phẩm khác cùng loại được sản xuất trong nước như sữa tươi mộc châu..v..v..Lý do
chính để người tiêu dùng mua vinamilk là do vấn đề quảng cáo và thương hiệu mạnh, còn
trên thưc tế chủng loại sản phẩm của vinamilk vẫn chưa đa dạng bằng nhiều công ty khác
yếu hơn. Bên cạnh đó vinamilk vẫn chưa khai thác hết thế mạnh của các sản phẩm làm từ
sữa như pho mát hay bơ và váng sữa….
Thử đặt ra câu hỏi, nếu chỉ thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm và các chiêu quảng
cáo bắt mắt, liệu với cùng một loại sản phảm cũ, vinamilk có đủ sức cạnh tranh với các
hãng sữa khác có nhiều loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng hay không ?
Hãy thử so sánh về giá sản phẩm tưong đương của 2 công ty Vinamilk vs Sữa tươi
Mộc Châu ta có thể thấy rõ sự chênh lệch:

VINAMILK

Trọng

Giá thị MỘC CHÂU

Trọng

Giá thị

- mặt hàng


lượng

trường

lượng

trường

- mặt hàng


Sữa

tươi

100%

180 g

3.800 đ

nguyên chất

Sữa

tươi

thanh

180 g


3.000 đ

thanh

900 g

15.500

trùng túi

Sữa giàu canxi ít

180 g

18.000

Sữa

đ/ chai

trùng ít béo

3.986 đ

Sữa tươi tiệt trùng

milkplus-vinamilk

11.000


(không đường, có

(hương

đ/

béo FLEX
Sữa

tiệt

trùng

180 g

khơng đường, có
đường, chocolate)
(ơng thọ, ngơi sao
phương nam)
Chưa có

đ/chai
180 g

3.000 đ

300 g

Khoảng


hương
hộp đường,
chocolate,
dâu,
với
dừa, mật ong, cam)
vfresh

dâu,

Sữa đặc có đường

tươi

300 g

11.000-

Sữa đặc có đường

16.000đ Nguyên chất
/hộp

10.000
đ/hộp

Sữa bánh (ca cao,
tươi)


200 g

Chưa có

Bơ tươi

200-500 g

Chưa có

Váng sữa

200 g

Chưa có

Pho mát

200-500 g

4. Chưa có thơng điệp quảng bá ấn tượng, hiệu quả, chiến lược marketing chưa
tốt
Điểm yếu của Vinamilk là có những sản phẩm tốt, thậm chí có những thương hiệu
mạnh, nhưng khâu marketing yếu, dẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để
quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh của công ty”. Tuy trong các sản phẩm
có lượng sữa tươi chiếm 70% - 99%, nhưng do chưa biết cách khai thác thương hiệu nên
Vinamilk chưa có một thông điệp nào để người tiêu dùng hiểu sự khác biệt của sữa tươi so
với sữa hoàn nguyên, sữa tiệt trùng. Chủ động trong nguồn nguyên liệu, giá thu mua sữa
cao hơn các doanh nghiệp khác, hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt, dây chuyền chế
biến hiện đại là một lợi thế vượt trội của Vinamilk, nhưng tất cả thế mạnh hơn hẳn này lại



chưa được chuyển tải đến người tiêu dùng. Ông Minh cho biết thêm, thời gian tới,
Vinamilk sẽ gấp rút xây dựng lại bộ phận marketing, chiến lược marketing ngắn hạn, dài
hạn với các tiêu chí rõ ràng, đặt mục tiêu xây dựng hệ thống thương hiệu mạnh lên hàng
đầu.: Ông P.N.C, phó tổng giám đốc cơng ty sữa có nhà máy ở cả miền Bắc và miền Nam
nhận xét: “Nếu so với tiềm lực của Vinamilk, thì cách làm thương hiệu lẫn các chiến dịch
tiếp thị của đơn vị này do ông Trần Bảo Minh lãnh đạo trong ba năm vừa qua là chưa xứng
tầm của công ty sữa quốc gia, cũng như chưa đáng với số tiền phải chi. Quan trọng hơn, là
Vinamilk được coi là đầu đàn của ngành sản xuất sữa Việt Nam, nhưng bao lâu nay các
chương trình của Vinamilk chưa kết hợp với các đơn vị trong nước, chưa tạo vị thể dẫn dắt
cho các cơng ty sản xuất sữa nhỏ khác”.
5. Khâu quản lí chưa tốt dẫn đến nhiều tai nạn, gây lãng phí, ảnh hưởng lớn
đến uy tín;
- Về sự cố hạt chống ẩm nghi ngờ có thể bị lẫn trong thành phẩm: Số lượng sản
phẩm cô lập là 6.928 hộp và 30 tấn bán thành phẩm chưa vô hộp. Nguyên nhân là do có
một gói chống ẩm 30 gram dùng cho 01 bao 5kg DHA (dùng cho 900kg thành phẩm) bị
rách. Tuy nhiên để an tồn tuyệt đối, theo quy trình ISO nhà máy vẫn giữ lại tồn bộ lơ
hàng 30 tấn bán thành phẩm chưa vô hộp để kiểm tra , đồng thời niêm phong giữ lại 6.928
hộp tại nhà máy
- Về sự cố vết xước nắp máy gây đến có mạt sắt: số lượng sản phẩm cô lập là
10.872 hộp nghi ngờ có sự khơng phù hợp
- Hoặc trong thời gian gần đây, phản ánh của người tiêu trong cả nước về sữa
Vinamilk có những dấu hiệu khơng bình thường như: sữa bị mốc, vón cục, sữa tươi bị
chua, khơng ăn được, hộp sữa bị biến dạng

III. Cơ hội phát triển (opportunity) :
Sau khi khảo sát và phân tích được các yếu tố thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành
đánh giá, tổng hợp các yếu tố theo định hướng phân tích mơi trường tham gia. Cơ hội là



nhưng nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp, là những thay đỏi của mơi truờng kinh doanh
theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Khi thời cơ đến các doanh nghiệp cần phỉa nắm
bắt cơ hội một cách kịp thời để khai thác được những yếu tố có lợi, tìm kiếm thêm lợi
nhuận và điều kiện phát triển.
Theo phân tích của các chuyên gia cũng như nhận định của ngừơi tiêu dùng, thị
trường sữa việt nam đang chứa đựng rất nhiều cơ hội . Tiềm năng đó, một phần được hình
thành từ những quy định mới của nhà nước về việc sản xuất kinh doanh mặt hàng sữa,
phần còn lại được hình thành bởi thói quen tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ sữa và xu hướng
thay đổi trong tiêu dùng của khách hàng. Đây là cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp kinh
doanh sản phẩm này nói chung và cơng ty Vinamilk nói riêng.
1.

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO khơng chỉ là

cơ hội vàng cho đất nước mà còn là cơ hội của từng người dân, doanh nghiệp.
Đối với DN, dù lớn hay nhỏ, sẽ bước vào một sự cạnh tranh khốc liệt với các DN
của các nước thành viên WTO.
Vinamilk là thương hiệu hiện được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam.
Nắm bắt lấy cơ hội này, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ
tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới.
Bên cạnh đó, Hội nhập cịn tạo điều kiện để Vinamilk đến với nhiều thị trường khó
tính trên thế giới như: Mỹ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Khu vực Trung
Đơng…Và đây cũng chính là mục tiêu mà Vinamilk sẽ vươn tới trong thời gian tới.
Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
Quy hoạch đề ra mục tiêu từng bước xây dựng và phát triển ngành sữa đồng bộ từ
sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước đạt mức bình quân 10 kg/người/năm vào năm 2010 và 20 kg/người/năm vào năm
2020.



Ngành sữa phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 5-6%/năm giai đoạn
2006-2010, đồng thời xuất khẩu sữa ra thị trường nước ngoài. Tổng vốn đầu tư cho phát
triển ngành sữa đến năm 2010 là gần 2.200 tỷ đồng.
2.

Nhận được sự hợp tác giúp đỡ từ các nước trong khu vực về kỹ thuật chăn

ni bị sữa và kiểm sốt chất lượng sữa.
3.

Mức bình qn tiêu thụ sữa ở Việt Nam hiện nay là rất cao.

Số liệu được công bố tại Hội thảo Thúc đẩy sự gắn kết ngành sữa Việt Nam với thế
giới vừa được tổ chức tại Hà Nội cho biết, trẻ em tại TP.HCM và Hà Nội tiêu thụ 78% các
sản phẩm sữa tại Việt Nam. Bình quân mức tiêu thụ là 9kg sữa/người/năm – tăng
14,1%/năm. Trong khi con số này ở Thái Lan là 25kg, Pháp là 130kg và Úc là 320 kg.
Điều này đã cho thấy tiềm năng của thị trường sữa Việt Nam vẫn chưa được khai thác
đúng mức trong thời gian qua.
 Tạo cơ hội mở rộng vùng thị trường, định hướng tiêu dùng, đa dạng hóa cơ cấu
sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
4.

Giá sữa nhập khẩu vào thị trường việt nam thuộc loại đắt nhất thế giới

Giá sữa trung bình của Việt Nam đắt gấp 1,5 lần Malaysia và gấp hai lần Thái Lan.
Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, giá sữa tại Việt Nam hầu như chỉ có tăng, với tốc độ trung
bình 20 - 30% một năm. Mấu chốt của việc giá sữa VN quá đắt là do các công ty hưởng
siêu lợi nhuận chứ không phải là do các kênh phân phối.”

 Khả năng cạnh tranh về giá của sữa nội địa cao hơn sữa nhập khẩu, tạo nên xu
hướng mới “ưa dùng hàng việt”
5.

Xu hướng chuyển sang tiêu dùng sữa nội của khách hàng

Với sản khối lượng sản phẩm đa dạng, mẫu mã phòng phú, giá thành cạnh tranh.
Các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước mở rộng thị phần và khẳng định được thương
hiệu cũng như chất luợng tại thị trường trong nước truớc sự lấn áp của sữa nhập khẩu thời
gian qua.


6.

Nền kinh tế Việt nam đang dần phục hồi sau cơn khủng hoảng

Bối cảnh về ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và trong khu vực. Trong
khi các doanh nghiệp sữa nội địa vẫn chưa khôi phục lại hoạt động kinh doanh, thị trường
cịn đang có nhiều chỗ trống tạo điều kiện thuận lợi cho vinamilk nắm bắt và chiếm lĩnh thị
trường tiềm năng.
Thêm vào đó, với làn sóng đầu tư đang đổ về việt nam, liệu đây có phải là cơ hội
béo bở để mở rộng kinh doanh và thị phần dành cho vinamilk hay không ? Nó cịn tùy
thuộc vào khả năng nắm bắt và hồi phục của bản thân doanh nghiệp.

IV. Thách thức ( Threat )
1.

Đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính lớn, có uy tín và đã xây dựng được

thương hiệu trên thị trường:

Trong sản phẩm sữa nước, Ductch Lady có uy tín về nhãn hiệu, quảng cáo mạnh,
hiệu quả, có mức phân phối cao, sản phẩm được ưa chuộng vì khơng chỉ có mùi vị hợp
khẩu vị người tiêu dùng mà cịn có tính tiện dụng cao, là sản phẩm thay thế có tính cạnh
tranh cao so với sữa nước đong bao Vinamilk. Nhìn chung Dutch Lady là đối thủ cạnh
tranh đáng gờm nhất của VNM.
Còn đối với sữa chua ăn và sữa chua uống, đối thủ cạnh tranh chính của Vinamilk là
Dutch Lady và Nestle.
Đối với sữa bột, đối thủ cạnh tranh chính là Abbott, Mead Johnson và Ductch Lady.

2.

Khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ mới:
Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các cơng ty nước ngồi thâm

nhập vào thị trường trong nước, tăng sức cạnh tranh giữa các công ty trong ngành. Ngoài
ra, việc giảm thuế nhập khấu đối với các sản phẩm sữa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các


sản phẩm sữa ngoại nhập. Đặc biệt, thuế nhập khẩu bột sữa sẽ giảm từ 20% xuống còn 18 ,
còn sữa đặc từ 30% xuống còn 25 %.
3.

Rủi ro từ các thị trường xuất khẩu không ổn định:
Hơn 90 % doanh thu từ xuất khẩu của công ty là từ Iraq. Tình hình kinh tế chính trị

bất ổn định của quốc gia này đã làm ảnh hưởng xấu đến doanh thu từ xuất khẩu của VNM.
VÌ vậy, cơng tu đang mở rộng thị trường xuất khẩu sang Úc, Mỹ, Canada, Thái Lan và các
nước khác.
4.


Thách thức từ các dự án đang tiến triển và các dự án sắp tới
Ngoài các rủi ro nêu trên, lợi nhuận của VNM cịn có thể bị ảnh hưởng bởi sự thành

công hay thất bại của các dự án đang tiến triển và các dự án sắp tới. Do có tham vọng trở
thành cơng ty thực phẩm đầu ngành nên VNM đang phát triển thêm các dòng sản phẩm
mới gồm bia, café và các sản phẩm khác. VNM hiện đang liên doanh với công ty SAB
Miller để sản xuất bia. Ngồi ra, cơng ty cịn đang triển khai một số dự án khác như xây
dựng và mở rộng các nhà máy sữa và thành lập các trang trại ni bị sữa. Các dự án này
có nhiều tiềm năng đem lại lợi nhuận và hiệu quả cho cơng ty. Tuy nhiên, vì đây là những
dự án dài hạn nên sẽ mất một vài năm mới đi vào hoạt động hoàn toàn và bắt đầu đem lại
lợi nhuận cho công ty.

B. Các định hướng chiến lược cụ thể

theo mơ hình SWOT trong kế hoạch

Marketing hỗn hợp.
I. Kết hợp SO : Chiến lược khai thác tối đa các cơ hội hiện có
1. Lợi dụng việc Việt Nam là thành viên của WTO và phát huy ưu thế về giá so với sản
phẩm sữa của nước ngoài để xâm nhập và dần chiếm lĩnh thị trường thế giới ( mở rộng thị
trường ra nước ngoài)
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà xuất
khẩu Việt Nam nói chung cũng như Vinamilk nói riêng. Bởi lẽ, khi xuất khẩu sữa ra các


nước thành viên thì Vinamilk sẽ chỉ phải chịu mức thuế rất thấp, tạo điều kiện để Vinamilk
phát huy được lợi thế về giá của mình so với sản phẩm của các công ty bản địa.
Với điểm mạnh về chủng loại, chất lượng sản phẩm của mình Vinamilk sẽ có cơ hội
lớn để chinh phục nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới, giúp mở rộng thị trường và thu
lợi nhuận cao.

Để đạt được mục tiêu này Vinamilk cần chú trọng tới công tác nghiên cứu môi trường
kinh doanh, tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ cao để xúc tiến việc nghiên cứu
sản phẩm mới phù hợp với sở thích, tập quán sinh hoạt của người dân từng nước, đề ra
chiến lược quảng cáo hợp lý nhằm kích thích và gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.
2. Lợi dụng những thế mạnh sẵn có của mình để gia tăng khối lượng sản phẩm đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ sữa đang gia tăng trong nước và mở rộng thị phần.
Lượng cầu về sữa nội địa đang có xu hướng tăng là một cơ hội lớn để Vinamilk thu hút
thêm được khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận trên thị trường trong nước. Muốn nắm
bắt cơ hội quý giá này Vinamilk cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau :


Huy động vốn qua thị trường chứng khoán để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất



Tiếp tục áp dụng kỹ thuật chăn ni bị sữa hiện đại và cơng nghệ phối giống tinh giới

tính tồn cái ở các trang trại để mở rộng quy mô đàn bò sữa, tăng số lượng và chất lượng
sữa tươi cung cấp cho quá trình chế biến sản phẩm.


Lợi dụng hệ thống phân phối rộng lớn để đưa sản phẩm của mình tới tay người tiêu

dùng trên mọi miền tổ quốc


Tiếp tục bám sát chính sách chất lượng của cơng ty nhằm giữ gìn uy tín với khách

hàng và xây dựng hình ảnh đẹp trong lịng người tiêu dùng.



Tăng cường quảng cáo và đề ra những chiến lược khuyến mãi hấp dẫn người tiêu

dùng.
3. Lợi dụng uy tín và hình ảnh đã tạo dựng được của công ty để thu hút vốn đầu tư từ
nước ngoài


Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi khá mạnh mẽ. Với điều kiện về
môi trường kinh doanh thuận lợi vốn có của mình như mơi trường chính trị ổn định, quy
mơ dân số đơng… lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam là rất lớn. Với uy tín và
hình ảnh tốt đẹp đã tạo dựng được trên thị trường Vinamilk hồn tồn có thể thu hút vốn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất của công ty.
Mặt khác, với lợi thế đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn Vinamilk
cũng có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu bổ
sung và một số loại chứng khoán khác để tăng nguồn vốn kinh doanh.
4. Học hỏi kinh nghiệm của các nước để nâng cao sản lượng sữa và hạn chế dịch bệnh
cho bò sữa
Từ những buổi hội thảo đã được tổ chức trong khu vực, Việt Nam đã học hỏi được khá
nhiều kinh nghiệm quý báu về việc chăn ni bị sữa từ nước bạn. Đây là cơ hội hết sức
thuận lợi để Vinamilk có thể tiếp tục hồn thiện quy trình chăn ni bị sữa của mình nhằm
nâng cao sản lượng sữa, gia tăng nguồn nguyên liệu đầu vào và giảm chi phí sản xuất cho
công ty.
II. Kết hợp ST : Chiến lược dùng sức mạnh bên trong doanh nghiệp để vượt qua các
mối đe dọa
- Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tười ổn định, chất lượng cao
với giá cạnh tranh và đáng tin cậy, tránh độc quyền
- Thâm nhập thị trường
- Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh hiệu quả. Củng
cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thị trường mà VNM có thị phần chưa cao

- Đầu tư toàn diện cả về xây dựng thuơng hiệu mạnh, phát triển hệ thống sản phẩm mới.
Phát triển thương hiệu VNM thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin
cậy nhất với mọi người dân VN thơng qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khóa học về nhu


cầu dinh dưỡng đặc thù của người VN để phát triển ra dòng sản phẩm tối ưu nhất cho
người tiêu

III. Kết hợp WO : Chiến lược tranh thủ tận dụng cơ hội để cải thiện điểm yếu, tăng
khả năng cạnh tranh.
- Mở rộng thị trường hiện tại và thị trường mới: tăng cườngiếp thị quảng cáo để người tiêu
dùng biết được các lợi ích và chất lượng, giá trị của sản phẩm, nâng cao thương hiệu của
Vinamilk.
- Chiến lược tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước, phát triển nguồn nguyên liệu
để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy. Nâng cao chất lượng sản phẩm và
nâng cao quản lý hệ thống cung cấp
- Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau
VI. Kết hợp WT : Chiến lược phòng thủ tối đa để giữ chân thị trường .
- Tăng cường công tác hoạch định chiến lược định vị thương hiệu của công ty để tăng
cường khả năng cạnh tranh đối với từng phân khúc thị trường.
- Đào tạo và tuyển nhân viên có trình độ cao, tiết kiêm chi phí, giảm giá thành sản phẩm,
khai thác thị trường trong nước là chủ yếu, tận dụng và xây dựng nguồn cung nguyên liêu
ổn định trong nước.

Kết luận
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp; bao gồm: xác lập tơn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác
định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ
chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ
tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội)



và Threats (Thách thức) - là một mơ hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của
doanh nghiệp.
Cũng chính từ ví dụ của Vinamilk trên cho thấy, việc phân tích mơ hình SWOT trong
doanh nghiệp chính là một thành phần không thể thiếu trong việc nghiên cứu và xây
dựng kế hoạch Marketin Mix nhằm tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm: sản phẩm
(Product ), giá cả (Price), phân phối ( Distribution), xúc tiến ( Promotion) – 4P để đạt
được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.



×