I/Tên đề tài:
“LỒNG GHÉP ĐỂ CỦNG CỐ KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU
QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP BA”
II/ Đặt vấn đề:
1/Tầm quan trọng của vấn đề:
Môn tiếng việt ở tiểu học nói chung và môn tiếng việt ở lớp ba nói riêngcó một vai
trò hết sức quan trọng đối với học sinh. Nó có nhiệm vụ hình thành và phát triển kĩ
năng nghe, nói,đọc,viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người,
về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Trong các phân môn của Tiếng việt
Tập đọc là môn học chứa đựng kiến thức tổng hợp nhất. Ngoài chức năng đọc đúng,
đọc nhanh, đọc diễn cảm, phân môn Tập đọc còn trau dồi kiến thức các môn học khác
của Tiếng Việt như : Luyện từ và câu,Tập làm văn, Kể chuyện.
2/ Thực trạng trước khi áp dụng đề tài:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy vốn từ trong khi nói hay viết của học sinh còn
nghèo, khả năng dùng từ đặt câu còn hạn chế đẫn đến viết không thành câu, nói không
thành lời. Đa số các em kĩ năng đọc thành tiếng còn quá chậm đẫn đến việc hiểu yêu
cầu của đề bài còn rất hạn chế và tốn nhiều thời gian. Bên cạnh đó, mỗi tuần các em
chỉ học được một tiết Luyện từ và câu. Nội dung bài học lại không có phần lí thuyết
mà chủ yếu là thực hành.
*Chất lượng khảo sát đầu năm như sau:
Tổng số học sinh lớp Ba A: 29 em
Giỏi: 6 em Tỉ lệ : 20,7%
Khá: 18 em Tỉ lệ : 62,1%
TB : 5 em Tỉ lệ : 17,2%
Yếu: 0
3/ Lí do chọn đề tài:
Để góp phần của mình vào việc thực hiện nhữn điều đã nêu ở mục một, nên năm
học này tôi đã chọn đề tài : “Lồng ghép để củng cố kiến thức Luyện từ và câu qua phân
môn Tập đọc lớp Ba”
4/ Giới hạn của đề tài:
Chương trình môn Tiếng việt lớp Ba cả năm. Đề tài được thể hiện chủ yếu ở phan
môn Tập đọc và Luyện từ và câu. Trong phạm vi của đề tài này, tôi xin đúc kết những
kinh nghiệm đã làm trong phân môn Tập đọc.
III. Cơ sở lý luận:
Thực tiễn cho thấy , việc kết hợp nhiều nội dung và nhiều kĩ năng học tập trong
một bài học vốn đã có truyền thống dạy học, vì vậy không xa lạ với chúng ta. Tuy
nhiên, dạy học tích hợp nay được nhấn mạnh, phát huy được nâng lên thành lí luận bởi
giá trị nhiều mặt của nó Các phân môn Tiếng Việt có khả năng lồng ghép với nhau để
hổ trợ lẫn nhau nhằm khắc sâu kiến thức, các kĩ năng học tập khác nhau có thể đan
xen trong một tiết học. Kiến thức Tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế, sẽ trở
nên hữu ích hơn nếu bạn gắn vào cuộc sống của trẻ, lớp học của bạn trở nên sinh động
hơn, dẫn đến học sinh học tập hiệu quả hơn, nếu bạn lồng ghép nhiều hoạt động cho
một đơn vị kiến thức. Trong nội bộ môn Tiếng việt, việc cung cấp kiến thức nay gắn
bó với việc rèn luyện kĩ năng thông qua các biện pháp dạy học. Về phương pháp, học
sinh được làm việc nhiều trên lớp. Tài liệu học tập phong phú hơn trong các hoạt
động, làm cho giờ học trở nên thiết thực, nhẹ nhàng hấp dẫn.
Hơn nữa, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực học tập của
học sinh đã làm cho việc học tập ra đề kiểm tra các giai đoạn cũng mang tính tổng
hợp. Cách ra đề như vậy từng bước hình thành cho học sinh thói quen chú ý khi đọc
thầm để thu nhập thông tin và trả lời câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm. Các câu hỏi
yêu cầu học sinh trả lời có nội nội dung về phần từ và câu rất nhiều.
Ví dụ : Đề kiểm tra giữa học kì II – Năm học : 2010-2011
IV/ Cơ sở thực tiễn:
Chúng ta biết rằng phân môn Luyện từ và câu ở lớp Ba nhằm mở rộng vốn từ và
cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại. Rèn luyện cho học sinh các
kĩ năng dùng từ đặt cau và sử dụng dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh dùng từ đúng, nói
và viết thành câu và thích học Tiếng việt.
Ông bà ta thường nói: “Văn ôn, võ luyện”. Đúng vậy, trong phân phối chương trình
thời lượng dành cho tiết học này còn quá ít (mỗi tuần một tiết), không đảm bảo cho
giáo viên rèn tốt được các kĩ năng đó. Muốn làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải
lồng ghép, củng cố kiến thức này qua phân môn Tập đọc để nhằm ôn luyện cho các
em hiểu nhiều hơn.
Mặt khác, tôi nhận thấy việc làm đó có thuận lợi ở chỗ là : Mỗi tuần, môn Luyện từ
và câu được học sau khi học sinh đã được tiếp xúc với hai bài Tập đọc, nên việc hình
thành kiến thức mới cho học sinh tương đối dễ dàng. Bên cạnh vốn từ được cung cấp
qua các bài Tập đọc, thì phân môn Luyện từ và câu được mở rộng vốn từ theo chủ
điểm thông các bài tập thực hành.
V/ Nội dung nghiên cứu:
1/ Biện pháp 1: Nắm và hệ thống kiến thức Luyện từ và câu ở chương trình lớp ba.
Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu ngay từ đầu năm để
kịp thời lồng ghép, củng cố kiến thức cho các em qua các bài Tập đọc
2/ Biện pháp 2: Lồng ghép để củng cố kiến thức Luyện từ và câu qua mỗi bài tập
đọc.
Để thực hiện tốt việc lồng ghép, củng cố kiến thức Luyện từ và câu trong mỗi bài
Tập đọc sao cho vừa sức với học sinh và đảm bảo thời gian cho phép của một tiết học,
tôi thường chọn những nội dung mà học sinh đã được học để thiết kế bằng các câu hỏi
hay các bài tập nhỏ chiếm khoảng thời gian từ 2-3 phút. Kiến thức cần củng cố nằm
trong nội dung của bài Tập đọc thì tôi lồng ghép ngay vào đó khi giảng bài.
*Ví du1: Bài Tập đọc: Cô giáo tí hon (Tuần 2)
Sau khi học sinh luyện đọc đoạn 2, tôi đã lồng ghép câu hỏi củng cố như sau :
Tìm những từ chỉ hoạt động của Bé có trong đoạn văn đó.
* Ví dụ 2 : Bài Tập đọc : Chiếc áo len (Tuần 3)
Trong quá trình tìm hiểu nội dung đoạn 4, tôi đã lồng ghép bài tập sau :
- Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai, Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời
câu hỏi Làm gì ? Trong câu sau :
+ Vì Lan đã làm cho mẹ buồn.
+ Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ biết nghỉ đến mình, không nghỉ đến anh.
* Ví dụ 3 : Bài Tập đọc: Người lính dũng cảm (Tuần 5)
Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài, tôi đã lồng ghép :
Câu : Chú lính nhỏ run lên. Thuộc mẫu câu nào sau đây :
Ai là gì ? Ai thế nào ? Ai làm gì ?
3/ Biện pháp 3: Ôn tập củng cố qua từng giai đoạn
Chương trình SGK qui định: Một năm học, các em có được 4 tuần để ôn tập, củng
cố kiến thức đã học.
Thể hiện cụ thể như sau:
Giai đoạn Tuần Trang
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Giai đoạn 4
Tuần 10
Tuần 18
Tuần 27
Tuần 35
76 -83
148 - 153
Trong mỗi tuần ôn tập như thế, các em được học 10 tiết. Đây là lượng kiến thức tổng
hợp nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên ôn tập, củng cố kiến thức đã học ở từng
giai đoạn. Đây cũng chính là thời gian ôn luyện lại những câu hỏi, bài tập mà giáo
viên đã lồng ghép trong các bài Tập đọc. Nhờ phần ôn tập, củng cố mà các em làm bài
kiểm tra từng giai đoạn tốt hơn.
VI/ Kết quả nghiên cứu:
Qua gần một năm thực hiện việc lồng ghép để củng cố kiến thức Luyện từ và câu qua
phân môn Tập đọc ở lớp Ba, học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ nét ở môn Tiếng Việt
qua từng giai đoạn như sau:
Thời điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
Đầu năm
Giữa kì 1
Cuối kì 1
Giữa kì 2
5
10
12
14
17,2%
34,5%
41,4%
48,3%
10
18
13
13
34,5%
62,1%
44,8%
44,8%
23
11
4
2
79,3%
37,9%
13,8%
6,9%
1 3,4%
VII/ Kết luận:
Sau khi vận dụng đề tài này vào quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh nắm
kiến thức Luyện từ và câu rất vững. Nhờ có kiến thức lồng ghép này mà giờ học Tập
đọc trở nên sôi nổi hơn, kích thích được sự hứng thú cho học sinh, học sinh hoạt động
tích cực hơn, góp phần làm giờ dạy đạt hiệu quả cao.
Người thực hiện
Trương Thị Lào
X/ Tài liệu tham khảo:
-Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Ba Tập 1,2
- Sách giáo viên Tiếng Việt lớp Ba tập 1,2
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tập II