Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sử dụng bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.34 KB, 5 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 35-39

SỬ DỤNG BẢO TÀNG CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
Nguyễn Thị Nhung - Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, TP. Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Ngày nhận bài: 28/08/2018; ngày sửa chữa: 04/09/2018; ngày duyệt đăng: 13/09/2018.
Abstract: Museum of Dien Bien Phu Victory is the place that preserves valuable original objects,
reflects faithfully and vividly the war against the French colonialists, which is highlighted by the
victory of Dien Bien Phu campaign. The exploitation and use of Dien Bien Phu Victory Museum
is of great significance in the teaching process of History in high schools. This article analyzes the
significance and ways of using Dien Bien Phu Victory museum in teaching history in high schools
in Dien Bien Province.
Keywords: Museum of Dien Bien Phu Victory, history, Dien Bien Province, use, teaching.
1. Mở đầu
“Bảo tàng là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện
vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch
sử (LS), văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn LS
nào đó. Mục đích của bảo tàng là giáo dục, học tập,
nghiên cứu và thỏa mãn trí tị mị tìm hiểu về quá khứ”
[1; tr 151]. Khai thác và sử dụng bảo tàng góp phần
quan trọng vào việc tái hiện chính xác, sinh động bức
tranh hiện thực của quá khứ. Qua đó, giúp người học
hiểu sâu sắc LS và giáo dục học sinh (HS), niềm tự hào,
ý thức gìn giữ, bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Bài viết phân tích ý nghĩa và hình
thức sử dụng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử (BTCTLS)
Điện Biên Phủ trong dạy học LS ở các trường trung học
phổ thông (THPT) tỉnh Điện Biên.
2. Nội dung nghiên cứu


2.1. Tầm quan trọng của việc sử dụng Bảo tàng Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong dạy học Lịch sử ở
trường trung học phổ thông
BTCTLS Điện Biên Phủ tọa lạc tại quốc lộ 279,
phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên. Đây là cơng trình kiến trúc chứa đựng những giá
trị LS - văn hóa tiêu biểu, là niềm tự hào của người
dân Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.
BTCTLS Điện Biên Phủ được khởi công xây dựng
tháng 10/2012, là một trong những Di tích cấp Quốc
gia đặc biệt với 45 di tích thành phần. Bảo tàng rộng
hơn 7.000m2, trưng bày gần 1.000 hiện vật và hình
ảnh. Tồn bộ hiện vật trưng bày trong Bảo tàng gắn
liền với những sự kiện liên quan trực tiếp đến chiến
dịch Điện Biên Phủ; trong đó, điểm nhấn là diễn biến
của cuộc chiến “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa
dầm, cơm vắt”, nhằm tôn vinh những tấm gương của
các anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc. Trong Bảo tàng
dành một khơng gian rộng để tôn vinh Đại tướng Võ
Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên

35

Phủ và di ảnh của 26 anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân, 5 đại đoàn quân chủ lực và lực lượng thanh niên
xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Như vậy, BTCTLS Điện Biên Phủ là nơi giữ gìn và
phát huy giá trị LS, văn hóa của khu di tích chiến trường
Điện Biên Phủ, là khơng gian sống động về chiến thắng
có tầm vóc thế giới “lừng lẫy năm châu, chấn động địa

cầu”. Vì vậy, việc khai thác và sử dụng cơng trình này có
ý nghĩa lớn trong dạy học LS ở trường THPT tỉnh Điện
Biên nói riêng và cả nước nói chung. Cụ thể:
- Về kiến thức: khai thác triệt để nguồn tư liệu tại
BTCTLS Điện Biên Phủ giúp HS tái hiện sống động,
chân thực về khơng gian địa lí, kế hoạch của Pháp, chủ
trương của ta, diễn biến, kết quả của chiến dịch Điện Biên
Phủ. Từ đó, giúp HS hiểu được vì sao Điện Biên Phủ từ
chỗ khơng có trong kế hoạch quân sự của Nava đã trở
thành “điểm quyết chiến chiến lược” giữa ta và địch;
đánh giá được vai trò của Bộ Chỉ huy Mặt trận, đứng đầu
là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những anh hùng đã sẵn
sàng hi sinh, xả thân vì nền độc lập dân tộc; lí giải được
nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, là sức mạnh của khối đoàn kết toàn
dân dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nghệ thuật
quân sự sáng tạo; là sự cổ vũ, ủng hộ, giúp đỡ của các
nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới,
từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Về kĩ năng: BTCTLS Điện Biên Phủ được bài trí
khoa học, hệ thống, phản ánh bức tranh toàn diện về cuộc
kháng chiến chống Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ.
Vì vậy, khai thác và sử dụng Bảo tàng góp phần phát triển
kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, kĩ năng tư duy LS
(phân tích, đối chiếu, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự
kiện và nhân vật LS). Đồng thời, rèn các kĩ năng thực
hành bộ môn (khai thác tranh ảnh, hiện vật, bản đồ, mơ
hình, sa bàn, phim tư liệu…), đặc biệt là kĩ năng vận
Email:



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 35-39

dụng, liên hệ kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ,
khi quan sát sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ, tìm hiểu
vị trí địa lí, các yếu tố tự nhiên liên quan đến Điện Biên
Phủ, hệ thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ điểm của
Pháp, HS hiểu được vì sao Đại tướng Võ Ngun Giáp
có quyết định khó khăn nhất là chuyển từ “đánh nhanh,
thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, từ đó rèn
luyện được kĩ năng quan sát, tưởng tượng và đánh giá
nhân vật LS.
- Về thái độ: Tư liệu trong BTCTLS Điện Biên Phủ
không những có tác dụng cung cấp cho HS kiến thức LS
chính xác, sinh động về các trận đánh, địa danh, anh hùng
dân tộc, mà còn khơi dậy trong tâm hồn các em những
xúc cảm LS, như: lòng tự hào, khâm phục, cảm động,
biết ơn, đồng tình hay căm thù, lên án, phản đối…, từ đó
giáo dục HS thế giới quan đúng đắn và nhân sinh quan
cách mạng. Ví dụ, khi HS quan sát hình ảnh chiến đấu và
hi sinh của anh hùng Tơ Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế
Văn Đàn… gợi cho HS lòng khâm phục, tự hào, trân
trọng và biết ơn các anh hùng liệt sĩ. Từ đó, giáo dục
truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và định hướng thái
độ đúng đắn trong học tập và cuộc sống.
- Về định hướng phát triển năng lực: sử dụng
BTCTLS Điện Biên Phủ góp phần hình thành và phát

triển ở HS năng lực chung như tự học, giải quyết vấn
đề và giao tiếp, hợp tác. Đồng thời, phát triển năng lực
chuyên biệt của bộ mơn LS: năng lực thu thập và xử lí
thơng tin; tái hiện quá khứ; xác định mối liên hệ giữa
các sự kiện, hiện tượng LS; đánh giá, giải thích các sự
kiện hiện tượng theo quan điểm LS; liên hệ, vận dụng
kiến thức...
2.2. Khai thác Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ trong dạy học Lịch sử
BTCTLS Điện Biên Phủ được thiết kế dạng hình nón
cụt, phần trang trí xung quanh cơng trình được tạo hình
quả trám, tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc
mũ anh bộ đội, gồm một tầng hầm và một tầng nổi. Tầng
hầm là nơi đón tiếp khách tham quan, khơng gian học
tập, tương tác và các dịch vụ vui chơi, giải trí. Tầng nổi
là không gian trưng bày cố định chuyên đề chiến thắng
LS Điện Biên Phủ. Tồn bộ phía trong tầng 2 của Bảo
tàng được thiết kế bức tranh tròn (Panorama), nhằm tái
hiện một cách chân thực nhất chiến trường Điện Biên
Phủ năm xưa. Phần trưng bày được bố trí ở tầng nổi của
Bảo tàng với diện tích trưng bày rộng 1.250m2 với gần
1000 tài liệu, hiện vật (nhiều chất liệu), hình ảnh, bản đồ
được tổ chức khoa học và thẩm mĩ. Phần trưng bày được
sắp xếp theo trình tự thời gian, cấu trúc trưng bày trong
Bảo tàng gồm 5 chủ đề: Sơ lược cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược; Chiến dịch Điện Biên Phủ (âm
mưu của thực dân Pháp, chủ trương của ta, diễn biến

36


chiến dịch); Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối
với trong nước và thế giới; Sự giúp đỡ của nhân dân thế
giới trong chiến dịch Điện Biên Phủ và tôn vinh.
Với nhiều hạng mục quan trọng bằng mơ hình, khối
tượng và gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh… có liên quan
đã khái quát sinh động, rõ nét cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của quân và dân ta, đặc biệt là chiến dịch
Điện Biên Phủ LS. Tiêu biểu là những hiện vật gắn liền
với những kì tích của cá nhân được đặt trang trọng tại các
vị trí dễ quan sát như: xe đạp thồ của ơng Ma Văn Thắng,
xe cút kít của ơng Trịnh Đình Bầm, áo lụa của đồng chí
Nguyễn Phú Xuyên Khung hay máy điện thanh của đồng
chí Chu Văn Mùi; phối cảnh kéo pháo vào trận địa, vận
chuyển lương thực, phá đá mở đường tại phần chủ trương
của Đảng ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Khai thác nội
dung trưng bày này giúp HS hiểu sâu sắc về sự chuẩn bị kĩ
càng của Đảng, quân và dân ta cho chiến dịch. Đó là yếu
tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng, cũng là một
trong những kì tích của qn và dân ta. Không gian trưng
bày về công tác quân y với các mơ hình bác sĩ, y tá chăm
sóc thương binh trong các hầm trú ẩn, giúp HS tái hiện
được sự khốc liệt của chiến tranh. Qua đó, HS hiểu được
sự nỗ lực, hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ quân y.
Bên cạnh những bức ảnh tư liệu gốc được sao chụp
lại, cịn có rất nhiều ảnh tư liệu được khai thác từ các cơ
quan lưu trữ, các nhà nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Đây
là nguồn tư liệu quý giá giúp người học có cái nhìn khách
quan về chiến dịch ĐBP. Bảo tàng còn dành một phòng
trưng bày ảnh chân dung những chiến sĩ có thành tích
xuất sắc trong chiến dịch ĐBP được phong tặng danh

hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân. Đây là cách
để trân trọng, tơn vinh và tri ân những anh hùng đã góp
phần làm nên chiến thắng LS, là nguồn tư liệu quý có giá
trị giáo dục HS sâu sắc. Đặc biệt, tại Bảo tàng đã trưng
bày một số loại vũ khí như: sơn pháo, cao xạ, pháo
105mm, pháo H6. Pháo 105mm và pháo H6 là những vũ
khí hạng nặng lần đầu tiên được sử dụng, đã đem lại hiệu
quả bất ngờ và gây những thiệt hại trầm trọng cho Pháp.
Phần trưng bày ngồi trời xung quanh khn viên Bảo
tàng đã tạo thành một hệ thống trưng bày khoa học, hợp
lí, đảm bảo điều kiện làm việc, tổ chức các sự kiện, khai
thác và phục vụ du khách tham quan, phục vụ tốt công
tác nghiên cứu và học tập của các cá nhân và tổ chức.
Như vậy, với 5 chủ đề được trưng bày tại Bảo tàng là
bằng chứng sống, nguồn tư liệu quý giá để giáo viên
(GV) hướng dẫn HS khai thác và sử dụng để hiểu sâu sắc
về chiến thắng Điện Biên Phủ - Một mốc son chói lọi
trong LS của dân tộc Việt Nam.
2.3. Một số hình thức sử dụng Bảo tàng Chiến thắng
lịch sử Điện Biên Phủ trong dạy học Lịch sử ở trường
trung học phổ thông tỉnh Điện Biên


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 35-39

BTCTLS Điện Biên Phủ có thể được khai thác và sử
dụng trong giờ học nội khóa và hoạt động ngoại khóa
cũng như hoạt động trải nghiệm, trong cả các tiết dạy học

LS dân tộc và LS địa phương. Tùy theo phân phối
chương trình, mục tiêu bài học, khả năng của nhà trường,
GV và nhu cầu của HS mà có thể vận dụng linh hoạt. Ở
đây, chúng tôi giới thiệu một số hình thức dạy học phù
hợp và hiệu quả đối với HS trường THPT mà chúng tôi
đã áp dụng trong thực tiễn dạy học ở các trường THPT
tỉnh Điện Biên.
2.3.1. Sử dụng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ trong giờ học nội khóa
- Tổ chức giờ học nội khóa trên lớp: Việc sử dụng
BTCTLS Điện Biên Phủ để tổ chức giờ học nội khóa trên
lớp là hình thức dạy học được áp dụng phổ biến và thuận
lợi ở trường THPT nói chung và địa bàn tỉnh Điện Biên
nói riêng. GV có thể khai thác tư liệu về Bảo tàng (hình
ảnh, tư liệu viết, phim tư liệu...) thơng qua nhiều nguồn
khác nhau để sử dụng như một loại đồ dùng trực quan
trong quá trình dạy học. Việc khai thác nguồn tư liệu
trong Bảo tàng để giảng dạy trên lớp có thể do GV và HS
cùng tham gia. Tuy nhiên, một tiết học chỉ có 45 phút,
lượng kiến thức trong sách giáo khoa nhiều, vì vậy GV
phải nghiên cứu kĩ, lựa chọn những tư liệu tiêu biểu nhất,
có tác dụng gây hứng thú học tập cho HS và làm rõ kiến
thức cơ bản của bài.
Ví dụ, khi dạy Bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)” (LS 12), GV
hướng dẫn HS khai thác Lược đồ Tập đồn cứ điểm Điện
Biên Phủ, hình ảnh về xe tăng, máy bay để tìm hiểu về
âm mưu của địch. Lí giải được vì sao sau một thời gian
ngắn Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành “tập đoàn
cứ điểm mạnh nhất Đông Dương” và thách thức bộ đội

ta tấn cơng. Từ đó, HS hiểu được vì sao Đại tướng Võ
Nguyên Giáp có quyết định LS là chuyển phương án tác
chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc
tiến chắc”; hoặc là GV cho HS quan sát hình ảnh Bác Hồ
giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp; ảnh dân
công tham gia chiến dịch; hiện vật xe đạp thồ của ông
Ma Văn Thắng để hiểu được sự chuẩn bị của quân dân ta
cho chiến dịch. Hay, GV tổ chức cho HS khai thác lược
đồ về diễn biến của chiến dịch để tái hiện được sự khốc
liệt của cuộc chiến kéo dài suốt 56 ngày đêm với 3 đợt
tiến công; đặc biệt là cuộc chiến tại đồi A1, C1... Qua đó,
đánh giá được tầm vóc to lớn của chiến thắng Điện Biên
Phủ.
- Tổ chức dạy học về chiến dịch Điện Biên Phủ tại
BTCTLS Điện Biên Phủ: Bảo tàng là nơi tập trung các tài
liệu, hiện vật gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ nên có thể
tiến hành bài dạy cung cấp kiến thức mới. GV có thể tiến
hành bằng hai cách:

37

+ Cách 1: GV giảng dạy bình thường tại một phòng
riêng của Bảo tàng theo kế hoạch như dạy học trên lớp.
Sau khi thực hiện xong bài học, GV hướng dẫn HS tham
quan các hiện vật có liên quan đến bài giảng. Ví dụ, khi
dạy mục “Cuộc tiến cơng chiến lược Đông-Xuân 19531954”, (Bài 20, LS 12), GV hướng dẫn các em tham quan
BTCTLS Điện Biên Phủ và giới thiệu hình ảnh Bế Văn
Đàn lấy thân mình làm giá súng, Tơ Vĩnh Diện lấy thân
chèn pháo hay Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu
mai. Qua đó, giúp HS có biểu tượng LS cụ thể về các

nhân vật LS điển hình. Qua đó, tác động đến tư tưởng,
tình cảm, tạo xúc cảm LS cho HS.
+ Cách 2: GV tiến hành bài học ngay tại phòng trưng
bày của Bảo tàng. Với cách thức này Bảo tàng sẽ trở
thành phòng học và tài liệu, hiện vật trong Bảo tàng sẽ
trở thành đồ dùng trực quan. Muốn tiến hành hiệu quả,
GV phải nghiên cứu tổng thể Bảo tàng, tìm hiểu nội
dung, lựa chọn những tài liệu, hiện vật tiêu biểu liên quan
đến nội dung của bài học; xây dựng kế hoạch cụ thể cho
bài giảng. Khi tiến hành dạy học tại Bảo tàng cần đặc biệt
lưu ý những điểm sau: Công tác ổn định lớp phải được
tiến hành trong suốt quá trình dạy học, vì khơng gian Bảo
tàng rộng và mới lạ với HS nên dễ bị phân tán tư tưởng.
Do đó, GV phải bao qt lớp, tránh tình trạng mất trật tự
trong giờ học, vi phạm nội quy của Bảo tàng, làm giảm
hiệu quả của bài học. Việc kiểm tra bài cũ có thể sử dụng
tư liệu của Bảo tàng.
Ví dụ, khi học xong mục “Cuộc tiến công chiến lược
Đông-Xuân 1953-1954”, GV yêu cầu HS sử dụng lược
đồ được trưng bày tại Bảo tàng để trình bày khái quát
cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và
nêu ý nghĩa của cuộc tiến công đối với cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến
thức mới: GV hướng dẫn HS khai thác các tư liệu, hiện
vật trưng bày làm đồ dùng trực quan kết hợp với trình
bày miệng để chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới. Ví dụ,
khi dạy mục “Chiến dịch LS Điện Biên Phủ (1954)”, GV
hướng dẫn HS khai thác những hình ảnh xe đạp thồ, xe
cút kít, xe ngựa, bản đồ phương án tác chiến của chiến
dịch để HS hiểu được tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất

cả để đánh thắng” của toàn quân, toàn dân. Đây là sức
mạnh to lớn và là nhân tố quyết định làm lên chiến thắng
LS Điện Biên Phủ. Từ đó, giáo dục HS ý thức xây dựng
khối đồn kết trong trường, lớp, gia đình và cộng đồng.
Kiểm tra hoạt động nhận thức và ra bài tập về nhà: GV
sử dụng hệ thống câu hỏi liên quan đến tài liệu, hiện vật
trưng bày ở Bảo tàng để củng cố, khái quát, khắc sâu kiến
thức đã học. Ví dụ, GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn
viên Bảo tàng kể về một nhân vật LS mà em yêu thích.
2.3.2. Sử dụng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ để tổ chức hoạt động ngoại khóa


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 35-39

- Tổ chức cho HS tham quan tại BTCTLS Điện Biên
Phủ: Tham quan tại Bảo tàng là hình thức ngoại khóa
được nhiều GV sử dụng hiện nay ở các trường THPT.
Đối với HS, đây là dịp để trực tiếp quan sát hiện vật, tài
liệu, giúp các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tạo được
biểu tượng LS chân thực, chính xác, góp phần cụ thể hố
kiến thức LS. Để buổi tham quan tại Bảo tàng đạt được
kết quả cao, GV cần: Xác định mục đích tham quan; Xây
dựng kế hoạch tham quan (dự định thời gian; công việc
của GV; công việc của HS; xác định nội dung tham
quan...); Tổ chức tham quan theo kế hoạch đã định và
đánh giá kết quả buổi tham quan.
Ví dụ, khi tổ chức cho HS tham quan BTCTLS Điện

Biên Phủ, GV xác định mục đích tham quan nhằm góp
phần cụ thể hóa, bổ sung những kiến thức HS đã học ở
phần LS Việt Nam (1945-1954); giúp các em có biểu
tượng chân thực, sinh động hơn về “Chiến thắng LS Điện
Biên Phủ”. Đồng thời, rèn luyện và phát triển các kĩ năng
quan sát, tư duy LS, trình bày kiến thức, cũng như năng
lực tự học, giao tiếp và giải quyết vấn đề. Các công việc
cụ thể như sau:
+ Công tác chuẩn bị của GV phải chu đáo (chủ động
đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường về kế hoạch tham
quan, dự kiến thời gian thực hiện, kinh phí, phương tiện
đi lại, liên hệ với Ban quản lí Bảo tàng; tìm hiểu hiện vật
trưng bày ở Bảo tàng...). Trước buổi tham quan một vài
ngày, GV phổ biến cho HS biết rõ nội quy, lịch trình,
nhiệm vụ của HS trước, trong và sau buổi tham quan;
nhắc nhở HS chuẩn bị giấy, sổ ghi chép cá nhân và máy
ghi âm, máy ảnh (nếu có); lên mạng Internet tìm hiểu
trước một số thông tin liên quan đến Bảo tàng (nếu có
điều kiện).
+ Tổ chức thực hiện buổi tham quan tại BTCTLS
Điện Biên Phủ: 7h00, HS tập trung tại sân Trường
THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP. Điện Biên. Sau khi
GV điểm danh, các em sẽ đến Bảo tàng bằng phương
tiện xe đạp; - 7h30, HS đến Bảo tàng, GV tập trung
HS trước tiền sảnh, kiểm tra sĩ số, phổ biến lại mục
đích và nội quy của Bảo tàng. Buổi tham quan tại Bảo
tàng chia thành ba phần:
Phần 1: HS tham quan dưới sự hướng dẫn của nhân
viên Bảo tàng và GV LS (dự kiến trong 60 phút). HS
nghe hướng dẫn viên thuyết minh cách bố phịng của tập

đồn cứ điểm Điện Biên Phủ; kế hoạch của Đảng và sự
chuẩn bị quân, dân ta cho chiến dịch; tường thuật về diễn
biến của chiến dịch qua bản đồ; kể về một số tấm gương
tiêu biểu trong chiến dịch (Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
anh hùng Tơ Vĩnh Diện, Phan Đình Giót; Bế Văn Đàn...).
Qua đó, giúp HS hiểu được những kiến thức cơ bản nhất
về chiến dịch Điện Biên Phủ.

38

Phần 2: Tổ chức cho HS xem phim tài liệu về Chiến
dịch Điện Biên Phủ (dự kiến trong 30 phút), giúp HS hiểu
sâu sắc diễn biến của chiến dịch, hiểu được sự khốc liệt
trên chiến trường; khâm phục tài thao lược quân sự của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bộ đội chủ lực; đánh giá
được kết quả và ý nghĩa của chiến dịch.
Phần 3: HS tham quan tự do (30 phút), tranh thủ thời
gian để chụp ảnh tư liệu, ghi chép những vấn đề được
giao, phục vụ cho bài thu hoạch... Trong quá trình HS
tham quan tự do, GV thường xuyên theo dõi, đôn đốc các
em lưu ý thực hiện nội quy, thời gian, hoặc giải đáp thắc
mắc HS chưa rõ. Khoảng 11h, GV và HS tập kết tại sân
Bảo tàng, di chuyển về trường.
+ Kiểm tra, đánh giá sau buổi tham quan: GV tổ
chức cho làm bài thu hoạch nhằm nâng cao nhận thức
về chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng và cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói
chung. GV có thể yêu cầu HS làm bài thu hoạch với
nhiều hình thức khác nhau, như: viết một câu chuyện
ngắn kể về một nhân vật LS yêu thích nhất; xây dựng

một đoạn video clip về một số hình ảnh liên quan đến
một trận đánh; kể một câu chuyện thơng qua vẽ tranh;
thiết kế tờ rơi quảng bá hình ảnh của BTCTLS Điện
Biên Phủ cho khách du lịch...
- Tổ chức thi kể chuyện LS: Kể chuyện LS là một hình
thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bổ ích, lí thú, hấp dẫn
và dễ làm. Kể chuyện LS phải có chủ đề rõ ràng và phù
hợp với nội dung của chương trình nội khố, phải được
chuẩn bị kĩ về nội dung. GV có thể định hướng về chủ
đề, cung cấp tư liệu, hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề đó
qua nhiều kênh thông tin khác nhau, kiểm duyệt nội
dung, lựa chọn những HS có khả năng thuyết trình tốt.
Hình thức thi kể chuyện LS có thể được tiến hành trong
hoạt động ngoại khóa trên quy mơ cả trường, một khối,
hay trong phạm vi một lớp học.
Ví dụ, GV tổ chức thi kể chuyện LS với chủ đề: “Đại
Tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên”, HS có thể kể
câu chuyện Quyết định khó khăn nhất của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp với nội dung: Ngày 12/1/1954 Đại tướng
Võ Nguyên Giáp cùng Sở chỉ huy tiền phương của Bộ
Tổng tư lệnh đến Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở
hang Thẩm Púa. Trong cuộc họp tất cả các đồng chí đều
nhất trí phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”. Mọi
người cho rằng quân ta đang sung sức, quyết tâm chiến
đấu rất cao, lại có trọng pháo và pháo cao xạ lần đầu tiên
xuất trận, có thể tạo bất ngờ và đánh thắng. Nếu khơng
đánh sớm, để tập đồn cứ điểm Điện Biên Phủ được tăng
cường lực lượng, tập trung quá mạnh, ta sẽ bỏ lỡ cơ hội
đánh tiêu diệt lớn trong Đông - Xuân này. Hơn nữa, đánh
dài ngày sẽ rất khó khăn về vấn đề tiếp tế. Tại đây, ngày

14/1/1954 trên một sa bàn cát, Đại tướng Võ Nguyên


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 35-39

Giáp cùng các cơ quan Sở chỉ huy chiến dịch đã họp bàn
và quyết định phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”.
Với phương án này, ta tập trung toàn bộ binh lực, hỏa lực
bằng 3 mũi tấn công đánh thẳng vào trung tâm, làm phân
tán lực lượng địch, kết hợp từ trong đánh ra, từ ngoài
đánh vào, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ liên tục trong vòng 3 đêm 2 ngày. Ngày 25/1/1954,
ta dự định nổ súng tấn công nhưng Đại tướng Võ Nguyên
Giáp quyết định lùi thời gian nổ súng lại 24 giờ, tức ngày
26/1/1954 để Đảng ủy họp bàn lại chủ trương. Sau khi đi
thị sát trận địa thấy rằng pháo của ta nằm ở vị trí trống
trải ngay trong tầm đạn địch, nếu xảy ra chiến sự việc di
chuyển đạn pháo sẽ rất khó khăn, nếu bị khơng qn
Pháp bắn phá sẽ khơng tránh khỏi tổn thất. Mặt khác, ở
chiến trường Điện Biên Phủ sau hai tháng chuẩn bị, quân
Pháp đã tăng lên 11 tiểu đồn bố trí trong 49 cứ điểm rất
kiên cố. Những ý kiến đó khiến đại tướng Võ Nguyên
Giáp củng cố thêm quyết tâm không thể mạo hiểm thực
hiện kế hoạch đề ra.
Nắm vững tư tưởng chỉ đạo của Bộ chính trị Trung
ương Đảng và thực hiện lời căn dặn của Hồ Chủ tịch
trước khi lên đường ra mặt trận: “Chỉ được thắng, không
được bại”, sau 11 ngày trăn trở và một đêm thức trắng,

ngày 26/1/1954, tại hang Huổi He bản Nà Tấu Đại tướng
Võ Nguyên Giáp đã thuyết phục Đảng ủy, Bộ chỉ huy
mặt trận chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng
nhanh” sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Với
phương án tác chiến này ta chủ trương vây hãm dài ngày,
đánh dần từng bước, lần lượt tập trung binh lực, hỏa lực,
ưu thế để tiêu diệt từng trung tâm đề kháng, đảm bảo chắc
thắng trong từng trận đánh. Ta hoàn toàn chủ động về
thời gian và mục tiêu tấn công, chuẩn bị đầy đủ rồi đánh,
chưa đảm bảo chắc thắng thì chưa đánh. Trên thực tế diễn
biến của chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra theo
phương châm thứ hai “ đánh chắc, tiến chắc” trải qua 56
ngày đêm. Đây là quyết định sáng suốt và táo bạo trong
cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
3. Kết luận
BTCTLS Điện Biên Phủ là nguồn sử liệu quý giá
giúp HS hiểu sâu sắc hơn LS dân tộc, LS địa phương và
có ý nghĩa giáo dục đạo đức HS sâu sắc. Tổ chức dạy học
tại BTCTLS Điện Biên Phủ làm phong phú hình thức
dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học LS hiện
nay ở trường THPT. Việc khai thác và sử dụng Bảo tàng
rất đa dạng và phong phú về hình thức (nội khóa, ngoại
khóa, trải nghiệm), trong dạy học kiến thức LS dân tộc,
LS địa phương với nhiều biện pháp sư phạm khác nhau.
Để khai thác và sử dụng BTCTLS Điện Biên Phủ hiệu
quả còn phụ thuộc vào điều kiện của nhà trường, sự tâm
huyết của GV, sự ủng hộ của HS, sự kết hợp chặt chẽ
giữa nhà trường với Bảo tàng và sự ủng hộ của cha mẹ

39


HS; trong đó, sự đam mê, tâm huyết, trách nhiệm của GV
đóng vai trị quyết định.
Tài liệu tham khảo
[1] Từ điển Bách khoa toàn thư (2002). NXB Từ điển
Bách khoa.
[2] Nguyễn Thị Côi (1998). Bảo tàng lịch sử, cách
mạng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
trung học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Trịnh Đình Tùng Nguyễn Thị Cơi (2015). Phương pháp dạy học Lịch
sử (tập II). NXB Đại học sư phạm.
[4] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể.
[5] Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (2009).
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến
dịch Điện Biên Phủ.
[6] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bảo tàng Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ (2010). Đại tướng Võ
Nguyên Giáp và Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên
Phủ tại Mường Phăng (tài liệu nội bộ).
[7] Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên, 2009). Lịch sử 12.
NXB Giáo dục Việt Nam.
[8] Bộ GD-ĐT (2007). Chương trình giáo dục phổ
thơng mơn Lịch sử. NXB Giáo dục.
[9] Phan Ngọc Liên (2003). Lịch sử và giáo dục lịch sử.
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[10] Nguyễn Thị Côi (2006). Các con đường, biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ
thông. NXB Đại học Sư phạm.


KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA
TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2018
Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua
thuận tiện tại các bưu cục địa phương, (Mã số
C192) hoặc đặt mua trực tiếp tại Tòa soạn (số
lượng lớn) theo địa chỉ: TẠP CHÍ GIÁO
DỤC, 4 Trịnh Hồi Đức, quận Đống Đa,
Hà Nội.
Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục,
trường học đặt mua Tạp chí Giáo dục năm
2018. Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ trên hoặc
liên lạc qua số điện thoại: 024.37345363;
Fax: 024.37345363.
Xin trân trọng cảm ơn.
TẠP CHÍ GIÁO DỤC



×