Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất một số định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái tại đô thị đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.47 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM NAM SƠN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
SINH THÁI TẠI ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM NAM SƠN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
SINH THÁI TẠI ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN MINH

Đà Nẵng - Năm 2013



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

PHẠM NAM SƠN


ii

LỜI CẢM ƠN
Hồn thành Luận văn Thạc sĩ này, tơi xin chân thành được cảm ơn TS. Võ
Văn Minh, Trưởng Khoa Sinh Môi trường, cũng đồng thời là người hướng dẫn khoa
học của tơi đã tận tình định hướng và hướng dẫn trong suốt q trình thực hiện đề
tài.
Tơi cũng xin được cảm ơn đến:
-

Các cán bộ giảng dạy chuyên ngành Sinh thái học tại trường Đại học Sư
phạm và các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng

-

Toàn thể cán bộ Khoa sinh Mơi trường, cán bộ Phịng Sau đại học, Ban
giám hiệu Trường Đại học Sư phạm


-

Toàn bộ anh em trong cơ quan đã ủng hộ và giúp đỡ tôi về mặt quỹ thời
gian, tạo mọi điều kiện để công việc học tập và nghiên cứu của tôi được
diễn ra thuận lợi.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã động viên, khích lệ và chia
sẽ mọi khó khăn cùng tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn này.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 6 năm 2013
PHẠM NAM SƠN


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 2
4. Cấu trúc của luận văn................................................................................. 2
Chương 1 ........................................................................................................... 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
1.1. Tổng quan về nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái .................. 3
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái ............ 3
1.1.2. Tình hình phát triển của nơng nghiệp đô thị trên TG và VN .......... 5
1.1.2.1. Trên thế giới.............................................................................. 5
1.1.2.2. Ở Việt Nam................................................................................ 8
1.1.3. Các kiểu nông nghiệp trong đơ thị ................................................ 13
1.1.4. Vai trị của nơng nghiệp đơ thị trong q trình đơ thị hóa ........... 13
1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng ................... 15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 15
1.2.1.1. Điều kiện đất đai..................................................................... 15
1.2.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết...................................................... 15


iv

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 17
1.3. Chủ trương của TP Đà Nẵng về phát triển NN và xây dựng TP Môi
trường .......................................................................................................... 21
1.3.1. Chủ trương trong chương trình Tam nơng của thành phố ĐN ..... 21
1.3.2. Chủ trương trong đề án thành lập thành phố môi trường............. 22
1.3.3. Định hướng quy hoạch của thành phố .......................................... 23
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 26
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 26
2.1. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 27
Chương 3........................................................................................................ 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................................. 28
3.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp khu vực nội đô TP Đà Nẵng........... 28

3.1.1. Các loại hình nơng nghiệp ở nội đơ thành phố Đà Nẵng ............. 28
3.1.2. Đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các
mô hình nơng nghiệp trong khu vực nội đơ TP Đà Nẵng........................ 33
3.1.2.1. Mơ hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP ................. 33
3.1.2.2. Mơ hình sản xuất nấm............................................................. 37
3.1.2.3. Mơ hình trồng rau mầm .......................................................... 41
3.1.2.4. Mơ hình ni trồng hoa, cây cảnh.......................................... 43
3.2. Định hướng phát triển NNSTĐT ở TP. Đà Nẵng ................................ 46
3.2.1. Một số tiêu chí về NNSTĐT phù hợp với điều kiện TP Đà Nẵng.. 46
3.2.2. Một số định hướng phát triển các mơ hình NNSTĐT ở TP Đà Nẵng. 49
3.2.2.1. Mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao (Hi-Agriculture) .......... 49
3.2.2.2. Mơ hình sản xuất nấm và trồng hoa thương phẩm quy mô HTX
và hộ gia đình....................................................................................... 54


v

3.2.2.3. Mơ hình dịch vụ sinh vật cảnh ................................................ 56
3.2.2.4. Mơ hình nơng nghiệp sinh thái đơ thị tại các khu đất trống, đất
cơng cộng và hộ gia đình ..................................................................... 57
3.2.2.5. Mơ hình sản xuất rau an tồn theo tiêu chuẩn VietGAP........ 59
3.3. Đề xuất một số định hướng phát triển NNSTĐT ở TP Đà Nẵng......... 61
3.3.1. Chính sách về đất đai đối với mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao..... 61
3.3.2. Chính sách về hỗ trợ phát triển khoa học cơng nghệ.................... 62
3.3.3. Chính sách về thị trường và truyền thơng ..................................... 63
3.3.4. Chính sách về tài chính ................................................................. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CNH

: Cơng nghiệp hóa

ĐN

: Đà Nẵng

FAO

: Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

: Hợp tác xã


HĐH

: Hiện đại hóa

NN

: Nơng nghiệp

NNĐT

: Nơng nghiệp đô thị

NNCNC

: Nông nghiệp công nghệ cao

NNSTĐT

: Nông nghiệp sinh thái đô thị

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

NQ

: Nghị quyết

SXNN


: Sản xuất nơng nghiệp

SWOT

: Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

TP

: Thành phố

TG

: Thế giới

TW

: Trung ương

VAC

: Vườn ao chuồng

VN

: Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân



vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất của thành phố .......................... 18
Bảng 1.2. Cơ cấu ngành nghề của người dân thành phố ................................ 19
Bảng 1.3. Chuyển dịch cơ cấu thu nhập các ngành kinh tế của thành phố .... 20
Bảng 1.4. Dự báo quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2015 và năm 2020 của
thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 23
Bảng 3.1. Các loại hình SXNN trong khu vực nội đô TP Đà Nẵng............... 28
Bảng 3.2. Đặc điểm một số loại hình SXNN vùng nội đơ TP Đà Nẵng ........ 31
Bảng 3.3. Phân tích SWOT đối với mơ hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn
VietGAP tại vùng rau La Hường, quận Cẩm Lệ............................................. 33
Bảng 3.4. Phân tích SWOT đối với mơ hình sản xuất nấm tại phường Phước
Thái quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng..................................................................... 37
Bảng 3.5. Phân tích SWOT đối với mơ hình trồng rau mầm tại phường Hòa
Phát và Hòa An, quận Cẩm Lệ........................................................................ 41
Bảng 3.6. Phân tích SWOT đối với mơ hình ni trồng sinh vật cảnh tại tại
quận Cẩm Lệ ................................................................................................... 44
Bảng 3.7. Một số tiêu chí phát triển NNSTĐT ở TP Đà Nẵng ...................... 47
Bảng 3.8. Đối tượng áp dụng đối với mô hình NN cơng nghệ cao khu vực nội
đơ TP Đà Nẵng................................................................................................ 50


viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang

Hình 2.1. Bản đồ thể hiện phạm vi khơng gian nghiên cứu của đề tài .......... 26
Hình 3.1. Mơ hình sản xuất rau mầm ở phường Hịa An và Hịa Phát .......... 29
Hình 3.2. Mơ hình sản xuất nấm tại HTX nấm phường Mân Thái................ 29
Hình 3.3. Mơ hình sản xuất rau tại La Hường, Cẩm Lệ................................. 30
Hình 3.4. Mơ hình trồng hoa, cây cảnh tại quận Cẩm Lệ và Hải Châu ......... 30
Hình 3.5. Mơ hình kinh doanh sinh vật cảnh ở quận Thanh Khê, Hải Châu và
Liên Chiểu ....................................................................................................... 31
Hình 3.6. Mơ hình sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại La Hường,
Cẩm Lệ ............................................................................................................ 35
Hình 3.7. Mơ hình sản xuất nấm tại phường Mân Thái, quận Sơn Trà ......... 39
Hình 3.8. Mơ hình trồng rau mầm tại Hịa An, Cẩm Lệ ................................ 43
Hình 3.9. Mơ hình trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn quận Cẩm Lệ ............... 45
Hình 3.10. Khu trồng hoa cơng nghệ cao của Cơng ty Hịa Bình Minh tại xã
Tuy Lộc, Yên Bái ........................................................................................... 51
Hình 3.11. Vùng chuyên canh trồng rau CNC theo mơ hình nhà lưới ở Tây
Tựu, Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội .................................................................. 51
Hình 3.12. Mơ hình trồng rau thủy canh công nghệ cao tại P. 12, Q. Bình
Thạnh, TP. HCM ............................................................................................ 52
Hình 3.13. Mơ hình trồng nấm Linh chi công nghệ cao tại Công ty TNHH
Ngọc Yến Minh, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng ................................... 52
Hình 3.14. Mơ hình dịch vụ sinh vật cảnh tại TP Đà Nẵng ........................... 57
Hình 3.15. Mơ hình trồng rau, trồng hoa, cây cảnh tại các khu đất công cộng,
đất trống........................................................................................................... 57
Hình 3.16. Mơ hình nơng nghiệp sinh thái đơ thị quy mơ hộ gia đình .......... 58
Hình 3.17. Mơ hình trồng rau VietGAP tại La Hường, Cẩm Lệ ................... 60


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Q trình đơ thị hóa làm cho làm cho đất sản xuất nơng nghiệp ở các
vùng ven thành phố ngày càng thu hẹp, một số mơ hình nơng nghiệp khơng
cịn phù hợp và thích ứng được nữa, một bộ phận lao động trong nông nghiệp
mất đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông
thôn chuyển về đô thị để kiếm sống, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực
phẩm và vấn đề an sinh xã hội. Đây cũng là các yếu tố đe dọa sự phát triển
nhanh và bền vững của các đô thị hiện nay. Trong rất nhiều các giải pháp thì
phát triển nơng nghiệp đơ thị được xem như một hướng đi có tính khả thi cao
để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đơ thị hố, hướng tới xây
dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai.
Với chủ trương xây dựng thành phố môi trường của TP Đà Nẵng thì
việc phát triển nơng nghiệp sinh thái đơ thị có vai trị rất quan trọng trong việc
tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn của thành phố trong q trình đơ thị
hóa. Khơng những giải quyết được bài toán an ninh lương thực, đảm bảo vệ
sinh an tồn thực phẩm cho người dân thành phố mà cịn góp phần vào việc
giải quyết cơng ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận người
dân mất đất sản xuất. Nông nghiệp sinh thái đô thị được đánh giá là hướng đi
chiến lược và có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến
trình đơ thị hố, hướng tới xây dựng các đô thị bền vững cho tương lai.
Với những lý do đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
thực trạng sản xuất và đề xuất một số định hướng phát triển nông nghiệp
sinh thái tại đô thị Đà Nẵng” để góp phần hiện thực hóa chủ trương xây
dựng thành phố môi trường của thành phố Đà Nẵng.


2

2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá thực trạng của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nội đô của

thành phố Đà Nẵng cũng như đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của
mơ hình sản xuất nơng nghiệp hiện có trong nội đơ của thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất được một số định hướng, một số mơ hình nơng nghiệp sinh
thái đô thị phù hợp với thành phố Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được bức tranh tổng thể các
hoạt động nơng nghiệp chính trong khu vực nội đơ thành phố Đà Nẵng. Từ đó
là cơ sở cho định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị tại thành phố Đà
Nẵng theo hướng sinh thái, góp phần hiện thực hóa chủ trương xây dựng
thành phố Mơi trường của thành phố Đà Nẵng.
4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị và phần tài
liệu tham khảo cịn có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và bàn luận


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái
Theo UNDP, nơng nghiệp đơ thị được là q trình sản xuất hàng hóa
cây trồng, vật ni trong các thành phố và thị trấn. Theo Tom Philpott (2012),
nông nghiệp đô thị là hoạt động trồng cây và chăn nuôi trong xung quanh khu
vực đô thị. Thông thường, nông nghiệp đô thị sử dụng phương pháp sản xuất
chuyên sâu mà tái chế chất dinh dưỡng, cải tạo đất, và khuyến khích tăng

trưởng thực vật và động vật mà khơng có việc sử dụng các hóa chất độc hại.
Sản phẩm được chế biến, phân phối, tiêu thụ trong khu vực đô thị như nhau,
thường là trong cùng một khu phố hay đô thị [34], [35].
Nơng nghiệp sinh thái là q trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp,
từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều
kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả
sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng mơi
trường. Nếu q trình đó được diễn ra tập trung ở đơ thị thì được gọi là nơng
nghiệp sinh thái đơ thị [33].
Theo Dương Quảng Châu (2011), nông nghiệp sinh thái được hiểu [3]:
- Bảo tồn đất, nguồn nước, đảm bảo đa dạng sinh học và khơng làm thối
hố mơi trường; giữ gìn được cảnh quan tự nhiên;
- Kế thừa, lồng ghép hệ thống canh tác truyền thống, kiến thức bản địa
với giải pháp phù hợp từ ngoài;
- Kế thừa và phát triển thiết chế - cấu trúc truyền thống, duy trì sự ổn
định, công bằng và việc làm cho cộng đồng;


4

- Có tiềm lực và hiệu quả kinh tế nhưng không làm mất đi sức sản xuất
của tài nguyên (đất);
- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, nhưng không gây tổn hại tới nhu cầu
của tương lai;
- Năng lượng đầu vào (chi phí đầu vào) thấp hơn năng lượng đầu ra (chi
phí đầu ra) khi đi qua hệ thống canh tác.
- Có qui hoạch và giải pháp sử dụng đất đảm bảo nuôi dưỡng đất, nguồn
nước, đảm bảo đa dạng sinh học và khơng làm thối hố mơi trường; giữ gìn
được cảnh quan tự nhiên;
- Hệ thống qui hoạch, thiết kế giảm được sức lao động, thời gian của con

người, huy động tối đa nguồn tài nguyên tại chỗ, đồng thời giảm chi phí đầu
vào phụ thuộc từ bên ngồi;
- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đa dạng và bền vững, ln có sự
tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, đa dạng hóa sản phẩm và thu nhập;
- Sản phẩm đảm bảo chất lượng, an tồn, khơng ảnh hưởng tới đất, cây
cỏ, động vật và sức khỏe con người.
Nông nghiệp nội đô dùng để chỉ những phần diện tích nhỏ ngay trong
đơ thị như khu đất trống, sân chơi ở nơi công cộng hay ở ban công, sân
thượng của các hộ gia đình được dùng để ni trồng các loại sản phẩm nơng
nghiệp cho mục đích tự cung, tự cấp hay tiêu thụ trong phạm vi lân cận nhỏ
hẹp; hoặc những vùng trong đô thị được quy hoạch cụ thể để sản xuất nơng
nghiệp với mục đích thương mại hoặc bán thương mại sản phẩm nông nghiệp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ đề cập đến các hoạt động sản xuất nông
nghiệp diễn ra trong khu vực nội đô thành phố Đà Nẵng.


5

1.1.2. Tình hình phát triển của nơng nghiệp đơ thị trên TG và VN
1.1.2.1. Trên thế giới
Từ cuối thế kỷ XX, nông nghiệp đô thị đã trở thành xu thế trong q
trình phát triển đơ thị ở các quốc gia. Theo báo cáo hằng năm của Tổ chức
Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2008, gần 1/3 lượng rau, quả, thịt,
trứng cung ứng cho đô thị trên thế giới là từ nơng nghiệp đơ thị, có khoảng 25
- 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mơ hình nông nghiệp đô thị
[26], [27].
Rất nhiều thành phố trên thế giới phát triển mạnh về nông nghiệp đô
thị. Ở Matxcơva (Nga) 65% gia đình có mơ hình VAC đơ thị, ở Dactxalam là
68%, Maputo 37%,... Tại Béclin (Đức), có hơn 80000 mảnh vườn trồng rau ở
đô thị; hàng vạn cư dân ở New York (Hoa Kỳ) có vườn trồng rau trên sân

thượng. Tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải,
Quảng Châu..., nông nghiệp đô thị, ven đô cung cấp tới 85% nhu cầu về rau
xanh, 50% về thịt trứng của người dân. Theo Tổ chức Làm vườn quốc gia
Hoa Kỳ, năm 2007, người dân Hoa Kỳ chi khoảng 1,4 tỷ USD cho việc trồng
cây rau, quả tại nhà, tăng 25% so với năm 2006.
Tại Cu Ba, nông nghiệp đô thị phát triển rất mạnh mẽ, cung ứng thực
phẩm tươi sống tại chỗ cho cư dân thủ đơ Lahabana lên đến 90%. Năm 2008,
có hơn 20000 thị dân Cu Ba làm việc trong ngành nông nghiệp đơ thị sử dụng
140 km2 đất đơ thị. Chương trình nông nghiệp đô thị của Cuba là một thành
công ấn tượng. Các nơng trại, trong đó nhiều nơng trại nhỏ hiện là nguồn
cung cấp phần lớn lượng rau cho Cuba. Các nông trại này cũng cung cấp
khoảng 300.000 việc làm trên toàn Cuba với lương khá cao và làm thay đổi
thói quen ăn uống ở một quốc gia vốn quen với chế độ ăn có gạo và đậu cùng
các sản phẩm đóng hộp từ Đơng Âu. Theo tổ chức FAO, ngày nay, người


6

Cuba nạp vào cơ thể khoảng 3.547 calo/ngày - hơn cả lượng calo mà chính
phủ Mỹ khuyến cáo cơng dân Mỹ. Cuba là quốc gia có gần 80% dân số sống
ở đô thị. Điều này chứng tỏ các thành phố có thể tự sản xuất lương thực mà
vẫn đảm bảo các lợi ích xã hội và mơi trường [26], [27].
Tại Cai Rơ (Ai Cập) đầu thập kỷ 1990, một nhóm giáo sư nông nghiệp
Trường Đại học Ain Shams phát triển phương pháp trồng rau trên sân thượng
tại khu vực đô thị đông dân, mới đầu với quy mô nhỏ nhưng được mở rộng
nhanh sau khi có hậu thuẫn chính thức của FAO [26], [27].
Tại Mumbai (Ấn Độ) là một trong các thành phố có mật độ dân cao
nhất thế giới, 48.215 người/km2. Trong bối cảnh thiếu đất, hiếm nước, đông
người nghèo, Tiến sĩ Doshi đưa ra phương pháp làm vườn hữu cơ quy mơ nhỏ
trên ban cơng, thậm chí treo trên tường, trên cơ sở dùng bã mía trộn đất đựng

trong túi nhựa hay trong các loại hộp, ống, lốp xe, để hộ dân có rau ăn tại gia
và tăng thu nhập. Theo cách thức của ơng, hộ gia đình có thể tự túc được 5kg
rau quả mỗi ngày trong 300 ngày của năm.
Ở Trung Quốc, nông nghiệp đô thị đóng vai trị quan trọng trong việc
nâng cao khả năng thích nghi của các thành phố, giải quyết rất tốt các vấn đề
do đơ thị hóa q nhanh gây ra cho các đô thị. Điều này được chứng minh qua
thực tế ở thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải. Nơng nghiệp ven đơ
đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn lương thực sạch cho những
người dân ở thủ đô Bắc Kinh. Trong năm 2010, tỷ lệ rau cung cấp cho thành
phố Bắc Kinh là 55% và Thượng Hải là 50%. Do khoảng cách vận chuyển
đến nơi tiêu thụ ngắn nên làm giảm chi phí sản xuất lương thực, đồng thời
góp phần làm giảm sự phát thải CO2. Khi có thảm họa, việc tự cung cấp lương
thực sạch rất quan trọng. Những không gian mở ở đô thị như đất nơng nghiệp
có thể được sử dụng làm nơi cấp cứu như điểm định cư tạm thời. Năm 2003,
dịch SARS ở Bắc Kinh, các bệnh viện được đặt tạm thời tại những vùng ven


7

đô, nơi mà các bệnh nhân được cung cấp thực phẩm sạch và an toàn [26],
[27].
Năm 2008, sau thảm họa động đất ở Tứ Xuyên, hầu hết các lều tạm
được dựng lên trong phạm vi rộng ở những khu đất nông nghiệp ven đô. Các
sản phẩm từ nấm được sản xuất ở quận Fangshan, Bắc Kinh chiếm 56% tổng
sản lượng nấm của thành phố. Quá trình sản xuất gồm tái chế chất thải nông
nghiệp và đem lại lợi nhuận cho những người nông dân.
Năm 2007, ở làng Miaoergang, lợi nhuận thu được từ sản xuất nấm
trong một năm là 10,44 triệu nhân dân tệ và thu nhập trên đầu người ở quận
đạt 10595 nhân dân tệ, tương đương 1552 USD, trong khi thu nhập trung bình
hàng năm theo đầu người ở khu vực ngoại ô Bắc Kinh là 9559 nhân dân tệ,

tương đương 1400 USD. Trong năm 2005, có khoảng 3,6 triệu người dân di
cư ở Bắc Kinh. Trong số những người dân này, hơn 600000 (17%) người
được tham gia vào các hoạt động liên quan đến nông nghiệp đô thị. Các công
việc này đã thu hút nhiều những dân di cư, họ là những nơng dân có kinh
nghiệm và bằng việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến như nhà kính, họ có thể
kiếm nhiều tiền hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình của họ ở nông
thôn. Ở thị trấn Manzu thuộc quận Huairou, phụ nữ thường trồng dâu tây, rau,
nấm và các hoạt động du lịch nông nghiệp, tất cả được làm ở gần nhà, vì vậy
họ có thể kết hợp làm những cơng việc khác, phụ nữ ở Manzu mỗi năm kiếm
được 7000 nhân dân tệ, tương đương với 1025 USD [26], [27], [30].
Có thể thấy rằng, thời điểm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI nông
nghiệp đô thị đã trở thành một thực tế, một xu thế mới nổi bật trong quá trình
phát triển đơ thị trên thế giới. Tuy phạm vi hoạt động của nông nghiệp đô thị
chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao, chưa toàn diện nhưng hiệu quả kinh tế
- xã hội của nông nghiệp đô thị đã thể hiện rõ, khả năng thực hiện của nông


8

nghiệp đô thị cũng đã được chứng minh ở các thành phố thuộc nhiều nước
phát triển và đang phát triển.
Giá cả lương thực ngày càng tăng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày
càng được chú trọng thì việc phát triển nơng nghiệp đơ thị là chìa khóa mở ra
con đường phát triển bền vững thực chất cho các đô thị sinh thái trong tương
lai. Từ các thực tế rất thiết thực đó có thể khẳng định phát triển nơng nghiệp
đơ thị có vai trị rất quan trọng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề khó
khăn của các đơ thị trong q trình đơ thị hóa. Đây là một hướng đi quan
trọng cho các đô thị tại Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên nước ta hiện
nay và trong tương lai.
1.1.2.2. Ở Việt Nam [2]

Cùng với đà phát triển đơ thị hóa, khái niệm “Nơng nghiệp đơ thị” ở
Việt Nam đã và đang hình thành, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
và hoạch định chính sách.
Tại Việt Nam nơng nghiệp đơ thị tuy chưa định hình và chưa có định
hướng phát triển, nhưng đang tự phát. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Biên Hịa, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa
-Vũng Tàu… đều đã phát triển loại hình nơng nghiệp đơ thị và tự phát theo
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù riêng. Đà Lạt đang phát triển nông
nghiệp đô thị tập trung vào hoa, cây cảnh, rau nhiệt đới…. Sản phẩm cung
cấp cho TP. Hồ Chí Minh, một phần cho xuất khẩu. TP. Hồ Chí Minh phát
triển nơng nghiệp đơ thị chủ yếu là rau, hoa, cây cảnh, chăn ni bị sữa, heo,
gà, ba ba…, trong đó ni trồng phong lan có quy mơ tương đối với diện tích
và sản lượng hoa cắt cành đáng kể. Riêng các loại cây cảnh và hoa thì thành
phố nhập từ các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp về tu sửa, chăm sóc cung cấp cho
nhu cầu người dân thành phố.


9

Tại Việt Nam, nông nghiệp đô thị tuy chưa định hình và chưa có định
hướng phát triển, nhưng đang tự phát. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Biên Hịa, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa
-Vũng Tàu… đều đã phát triển loại hình nơng nghiệp đơ thị và tự phát theo
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù riêng. Đà Lạt đang phát triển nông
nghiệp đô thị tập trung vào hoa, cây cảnh, rau nhiệt đới…. Sản phẩm cung
cấp cho TP. Hồ Chí Minh, một phần cho xuất khẩu. TP. Hồ Chí Minh phát
triển nơng nghiệp đơ thị chủ yếu là rau, hoa, cây cảnh, chăn ni bị sữa, heo,
gà, ba ba…, trong đó ni trồng phong lan có quy mơ tương đối với diện tích
và sản lượng hoa cắt cành đáng kể. Riêng các loại cây cảnh và hoa thì thành
phố nhập từ các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp về tu sửa, chăm sóc cung cấp cho

nhu cầu người dân thành phố.
Theo các chuyên gia, trình độ sản xuất của nơng nghiệp đơ thị tại Việt
Nam cịn lạc hậu, manh mún, chủ yếu canh tác theo tập quán. Do chưa có
định hướng cụ thể cho phát triển nơng nghiệp đô thị từng thành phố và vùng
ven nên chưa có sự liên kết trong xây dựng và phát triển những đặc thù riêng.
Từ trước đến nay các thành phố lớn chỉ xem phát triển đô thị là phát triển sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, thương
mại, xem hoạt động nông nghiệp là thứ yếu. Vì thế cả một thời gian dài các
đơ thị tại Việt Nam chưa có quy hoạch về phát triển nơng nghiệp đơ thị.
Theo các chun gia, trình độ sản xuất của nơng nghiệp đơ thị tại Việt
Nam cịn manh mún, chủ yếu canh tác theo tập quán. Do chưa có định hướng
cụ thể cho phát triển nơng nghiệp đơ thị từng thành phố nên chưa có sự liên
kết trong xây dựng và phát triển những đặc thù riêng. Từ trước đến nay các
thành phố lớn chỉ xem phát triển đô thị là phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, thương mại, xem hoạt động


10

nơng nghiệp là thứ yếu. Vì thế cả một thời gian dài các đơ thị tại Việt Nam
chưa có quy hoạch về phát triển nông nghiệp đô thị.
Trong bối cảnh q trình đơ thị hóa đang diễn ra hết sức nhanh và
mạnh ở Việt Nam thì việc quan tâm phát triển nông nghiệp đô thị được xem
như một hướng đi tối ưu và có tính khả thi cao giúp giải quyết nhu cầu lương
thực, thực phẩm chất lượng cao.
Nhìn chung nông nghiệp đô thị của Việt Nam thực chất là nông nghiệp
truyền thống ở các vùng ven đô thị, chủ yếu là các hoạt động trồng rau màu,
hoa quả và chăn nuôi gia cầm,… ở khu vực ven đô thị phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng của người dân đô thị. Các loại hình nơng nghiệp du lịch, nơng
nghiệp sinh thái, nơng nghiệp an dưỡng,… đã xuất hiện nhưng cịn rất thưa

thớt, tự phát, chưa trở thành hệ thống, chưa nằm trong quy hoạch rõ ràng.
Hoạt động nông nghiệp tự phục vụ mình của thành phần cư dân có thu nhập
và việc làm phi nông nghiệp hầu như chưa được thực hiện.
Phần lớn các hoạt động có quy mơ nhỏ lẻ , trình độ đầu tư cơng nghệ
thấp, dẫn đến nhiều bất cập về chất lượng sản phẩm, giá thành, hiệu quả sản
xuất. Phần lớn người tham gia nông nghiệp đơ thị là nơng dân với mục đích
thương mại (cung cấp sản phẩm cho người dân thành thị hoặc các nhà máy
chế biến). Do mục tiêu chính của hoạt động nông nghiệp đô thị là thương mại
nên việc hướng tới các mục tiêu như bảo vệ môi trường, tạo ra các nơng sản
xuất lượng cao,… nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được.
Tại TP Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2011, diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp cong khoảng 120 nghìn hecta, giảm hơn 9,5 nghìn ha so với năm
2000. Tuy diện tích đất giảm song giá trị sản xuất nơng nghiệp vẫn tăng bình
qn hơn 6%/năm. Có được những kết quả này, là nhờ thành phố đã chuyển
dịch mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị
trường [7], [8].


11

Được triển khai từ năm 2009, đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có hai hợp
tác xã sản xuất rau an tồn đạt tiêu chuẩn VietGap, trong đó HTX Ngã Ba
Giồng (huyện Hóc Mơn) có năm ha sản xuất các loại rau lấy củ, quả. Mỗi
ngày, HTX này cung cấp ra thị trường hơn một tấn rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGap.
Nơng nghiệp đơ thị tại TP Hồ Chí Minh được xác định là q trình
chuyển đổi nền nơng nghiệp truyền thống sang hướng sản xuất có hàm lượng
chất xám cao, trong đó tập trung phát triển các ngành sản xuất khơng cần hoặc
sử dụng ít đất, đồng thời ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất cho ra
những sản phẩm sạch như: trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, trồng

hoa cảnh, ni cá cảnh, bị sữa, heo... Thành phố có dân số hơn bảy triệu dân,
nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch rất lớn, nhưng đến nay, nhiều nông sản chất
lượng cao vẫn phải nhập từ nơi khác về. Với nhu cầu ngày càng lớn của thị
trường và những thành tựu về khoa học kỹ thuật của thành phố thì việc phát
triển nơng nghiệp đơ thị là một hướng đi đúng đắn.
Những năm gần đây, nghề nuôi cá cảnh mang hiệu quả kinh tế cao cho
nông dân TP Hồ Chí Minh. Thành phố đã phát triển diện tích ni cá cảnh tại
khu vực Củ Chi, quận 12, Bình Thạnh,... Cùng với cá cảnh, nghề trồng hoa
cây cảnh cũng là ưu thế của nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Mặc dù diện tích
chỉ chiếm khoảng 2% diện tích sản xuất đất nơng nghiệp (khoảng 1.400 ha)
nhưng giá trị sản xuất chiếm hơn 16% các ngành trồng trọt. Hiện nay, các sản
phẩm hoa mai, sứ, hoa lan đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung
Quốc,...
Từ năm 2005 đến nay thành phố đã có 1.500 hộ đạt danh hiệu nông dân
sản xuất, kinh doanh giỏi với thu nhập bình qn từ 70 đến 150 triệu
đồng/ha/năm, có nơng dân đạt 500 triệu đồng đến một tỷ đồng/ha/năm. Bên
cạnh đó, TP Hồ Chí Minh cịn đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng khu sản


12

xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao với các mơ hình
sản xuất như trồng rau, trồng hoa trong nhà kính, nhà lưới, trồng rau trên giá
thể nhiều tầng, trồng rau bằng phương pháp thủy sinh, trồng dưa trong nhà
lạnh, trồng cây dược liệu [7], [8].
TP Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng thêm 30 ha cho khu NNCNC tại
xã Phạm Văn Cội cùng hàng loạt khu NNCNC khác như: thủy sản Hào Võ
(Cần Giờ), trại giống thủy sản Phước Hiệp và An Phú (Củ Chi), trại thực
nghiệm Bị sữa cơng nghệ cao (hợp tác với Isaren), các trại heo giống Củ Chi.
Tại thành phố Vĩnh Long, những năm gàn đây, ngành nông nghiệp đô thị

cũng chọn được nhiều mơ hình thích hợp để giúp người dân trong khu vực an
tâm sản xuất khi diện tích cịn khá khiêm tốn do q trình đơ thị hóa. Một
trong đối tượng được lựa chọn là hoa lan. Theo số liệu thống kê, trong 10
năm, từ năm 2001 đến năm 2011, diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn TP
Vĩnh Long đã giảm trên 1.300 ha, hiện còn khoảng 2.500 ha. Trong vài năm
tới, tốc độ đô thị hóa sẽ tiếp tục gia tăng, và diện tích đất nơng nghiệp sẽ cịn
tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, nhiều năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
nhà đã và đang khuyến khích phát triển những mơ hình khơng cần nhiều diện
tích, phù hợp với địa bàn dân cư đông đúc và lợi nhuận cao [7], [8].
Từ năm 2007, Thành phố Vĩnh Long đã bắt tay vào cuộc, và khái niệm
về nông nghiệp đô thị bắt đầu xuất hiện ở đây. Đến nay đã có nhiều mơ hình
có dấu hiệu khả quan như: trồng rau mầm, măng tây xanh, kim thanh mai hay
các mơ hình chăn ni như: ba ba, rắn Ri voi, ếch,… Trong đó nổi bật nhất là
mơ hình trồng hoa lan cắt cành, được đánh gia là có nhiều triển vọng hơn hết.
Từ vài hộ ban đầu làm điểm trình diễn, nay đã tăng lên vài chục hộ với số
lượng giị lan trên 30.000. Do tính phổ biến của giống lan Thái Dentrobium
Sonia – tím trắng, nên hầu hết những hộ tham gia trồng lan cắt cành đều chọn
giống này. Một số hộ có nhiều vốn và kỹ thuật vững vàng thì sưu tầm thêm


13

nhiều giống mới lạ để tiến tới thị trường bán lan chậu, mỗi năm bán chợ tết
thu nhập rất cao [1], [9].
1.1.3. Các kiểu nông nghiệp trong đô thị [21], [43]
Có nhiều kiểu nơng nghiệp đơ thị khác nhau, phụ thuộc rất lớn vào quy
mô, chức năng, lịch sử phát triển và điều kiện sinh thái của mỗi thành phố
trung tâm. Có thể phân loại các loại hình nơng nghiệp đơ thị như sau:
- Nhà vườn hộ gia đình (home garden): các sản phẩm nông nghiệp
được trồng trong các hộ gia đình, nơi thực phẩm được sản xuất cho tiêu dùng

cá nhân. Mơ hình này có thể tiến hành thực hiện ở trước ban công, trên sân
thượng, hoặc ở sân vườn, trên container hoặc thậm chí trên ơ cửa sổ.
- Nhà vườn cộng đồng (Community garden plot): các hộ gia đình thuê
đất của tập thể, tổ chức tư nhân, hoặc tổ chức cộng đồng để trồng cây lương
thực hoặc phi thực phẩm cây trồng cho tiêu dùng cá nhân.
- Vườn thị trường (Market garden): Một khu vườn nhà hoặc cộng đồng
nơi thực phẩm được trồng để bán.
- Nông nghiệp được tiến hành tại các khu đất trống trong khu vực đơ thị
(Guerilla garden).
1.1.4. Vai trị của nơng nghiệp đơ thị trong q trình đơ thị hóa
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội đáng ghi nhận của q
trình đơ thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của khu vực đơ thị, góp phần nâng
cao mức sống của một số bộ phận dân cư, thì đơ thị hóa cũng làm nảy sinh
nhiều nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân nông
thôn ra thành thị; thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý
trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô
nhiễm môi trường; vấn đề an toàn về lương thực, thực phẩm, vấn đề cảnh
quan đơ thị…Q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra trên diện rộng nhưng các


14

yếu tố kinh tế đô thị làm động lực cho đơ thị hóa thì cịn nhiều khó khăn chỉ
chú trọng đơ thị hóa theo chiều rộng mà ít dựa vào động lực nội tại – chiều
sâu. Đơ thị hóa trong điều kiện nền tảng như vậy càng làm cho các khó khăn
nội tại như trên của các đơ thị thêm phần căng thẳng và khó khăn trong việc
tìm ra các giải pháp khắc phục. Dựa trên những ưu thế nổi bật trong việc phân
tích vai trị của nơng nghiệp đơ thị cùng với việc tìm hiểu, đúc rút kinh
nghiệm nhiều đô thị trên thế giới đã áp dụng chúng tôi nhận thấy phát triển
nông nghiệp đô thị thực sự là một động lực nội tại rất quan trọng cho sự phát

triển nhanh và bền vững của các đô thị. Vai trị của nơng nghiệp đơ thị thể
hiện qua những ưu điểm:
- Nơng nghiệp đơ thị góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm
tươi sống tại chỗ cho các đô thị.
- Nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở
đô thị.
- Nông nghiệp đô thị dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị.
- Nơng nghiệp đơ thị góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên,
giảm ô nhiễm môi trường.
- Nông nghiệp đơ thị góp phần tạo cảnh quan đơ thị và cải thiện sức khỏe
cộng đồng.
Phát triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” là những cụm từ đang trở
nên phổ biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay. Mục tiêu hướng tới
là quy hoạch và xây dựng các đơ thị có mơi trường và cảnh quan thân thiện
với thiên nhiên, đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe cộng đồng. Đối với
mục tiêu này trong tiến trình đơ thị hóa và phát triển của các đô thị, phát triển
nông nghiệp đô thị thực sự là một giải pháp hiệu quả nhất. Ngoài các ý nghĩa
như trên, nông nghiệp đô thị sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh
rất ý nghĩa cho các đô thị (Cây xanh, công viên, mảng xanh trên các ban công,


15

hay các vành đai xanh bao quanh ven đô… là những hình thức và sản phẩm
của nơng nghiệp đơ thị). Sản xuất nông nghiệp đô thị môt mặt vừa đảm bảo
các nu cầu về dinh dưỡng, mặt khác nó cũng chính là một hình thức lao động,
giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho cư dân đơ thị.
1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng [6]
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Điều kiện đất đai

Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên khoảng 1.285,43 km2. Trong đó, tổng
diện tích đất lâm nghiệp là 59.899 ha gồm: đất trồng rừng đặc dụng chiếm
31.642 ha, đất trồng rừng phòng hộ 8.328 ha, đất trồng rừng sản xuất 15.924
ha. Đất ở gồm các loại: đất cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất
phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…
Trong đó quan trọng nhất là loại đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích
hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi
núi thích hợp với các loại cây cơng nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu,
chăn nuôi gia súc…
1.2.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Đà Nẵng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới và
chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10
đến tháng 12.
Nhiệt độ :
Nhiệt độ trung bình hàng năm

: 25,60C

Nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm

: 29,80C

Nhiệt độ thấp nhất trung bình nhiều năm

: 22,50C

Nhiệt độ cao tuyệt đối

: 40,90C


Nhiệt độ thấp tuyệt đối

: 10,20C


×