Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết trong cây lạc tiên ở bình sơn quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA MỘT SỐ DỊCH CHIẾT TRONG CÂY LẠC TIÊN Ở
BÌNH SƠN-QUẢNG NGÃI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Cử Nhân Hóa Dƣợc

Sinh viên thực hiện

: Đào Thị Hiệp

Lớp

: 13CHD

Giáo viên hƣớng dẫn

: TS.Nguyễn Trần Nguyên

Khóa

: 2013 - 2017

Đà Nẵng - 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………………………

KHOA HÓA
……………………

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Đào Thị Hiệp
Lớp: 13CHD
1. Tên đề tài: “ Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học có trong
dịch chiết cây lạc tiên”.
2. Nghiên liệu, dụng cụ và thiết bị
Nguyên liệu: cây lạc tiên ở Bình Sơn-Quảng Ngãi.
Dụng cụ - Thiết bị:


Cốc thủy tinh 100ml, 250ml, 500ml, 1000ml



Phễu lọc, nồi áp suất, bếp điện, bếp cách thủy, tủ sấy, cốc sứ, cân phân tích,

bình đo tỉ trọng



Đũa thủy tinh, nhiệt kế, buret, pipet, bình tam giác, ống đong



Máy đo AAS, GC – MS

3. Nội dung nghiên cứu: gồm có 3 chƣơng
Chƣơng I : Tổng quan đề tài
Chƣơng II: Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng III: Kết quả và bàn luận
4. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Trần Nguyên
5. Ngày giao đề tài: 25/08/2016
6. Ngày hoàn thành: 02/05/2017
Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hƣớng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)

PGS.TS Lê Tự Hải

TS. Nguyễn Trần Nguyên


Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày… tháng…năm 2017.
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày …tháng…năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

( Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................4
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
3. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................5
3.1 Nghiên cứu lí thuyết........................................................................................5
3.2 Nghiên cứu thực nghiệm .................................................................................5
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................5
5. Bố cục bài báo cáo ...............................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................6
1. Sơ lƣợc về họ lạc tiên (Passifloraceae) ................................................................6
1.1 Giới thiệu về cây lạc tiên ................................................................................6
1.2 Phân biệt các loại lạc tiên..............................................................................12
1.3 Sử dụng .........................................................................................................13
1.4 Một số nghiên cứu về cây lạc tiên ................................................................15
1.5 Một số bài thuốc sử dụng cây lạc tiên...........................................................15
1.6 Một số sản phẩm cây lạc tiên trên thị trƣờng ................................................17
CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................18
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................18
2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất .......................................................................18
2.1.1. Thu hái nguyên liệu ..................................................................................18
2.1.2. Xử lí ngun liệu.......................................................................................18
2.1.3. Thiết bị - dụng cụ, hóa chất ......................................................................18
2.1.3.1 Thiết bị - dụng cụ ....................................................................................18
2.2 Sơ đồ nghiên cứu..............................................................................................19
2.3 Phƣơng pháp tro hóa mẫu ................................................................................20

2.4 Phƣơng pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS ................................................20
................................................................................................................................22
2.5 Phƣơng pháp chiết ...........................................................................................22


2.5.1 Phƣơng pháp chiết soxhlet .........................................................................23
2.5.2 Cấu tạo bộ chiết soxhlet .............................................................................23
2.5.3 Một số lƣu ý khi chiết Soxhlet ...................................................................24
2.5.4 Ƣu, nhƣợc điểm của hệ thống ....................................................................25
2.6 Phƣơng pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS ...........................................25
2.7 Phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lí ...................................................26
2.7.1 Xác định độ ẩm ..........................................................................................26
2.7.2 Xác định hàm lƣợng tro .............................................................................27
2.7.3 Xác định hàm lƣợng kim loại nặng ............................................................28
2.8 Khảo sát thời gian chiết....................................................................................28
2.9 Xác định thành phần hóa học của thân cây lạc tiên bằng phƣơng pháp GC-MS
.....................................................................................................................29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..............................................................30
3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý và điều kiện chiết ............................30
3.1.1. Độ ẩm ........................................................................................................30
3.1.2 Hàm lƣợng tro ............................................................................................31
3.1.3. Xác định hàm lƣợng một số kim loại bằng phƣơng pháp quang phổ hấp
thụ nguyên tử AAS .............................................................................................32
3.1.4. Kết quả khảo sát thời gian chiết bằng các dung môi khác nhau ...............33
3.2. Xác định thành phần, cấu tạo của một số hợp chất trong các dịch chiết khác
nhau của cây lạc tiên ..............................................................................................35
3.2.1. Dịch chiết bằng dung môi n – hexan ........................................................35
3.2.2. Dịch chiết bằng dung môi dichlomethan ..................................................39
3.2.3. Dịch chiết bằng dung môi ethylacetat .......................................................41
3.2.4. Dịch chiết bằng dung môi methanol .........................................................44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................48
I. Kết luận ...............................................................................................................48
II. Kiến nghị ...........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................50
PHỤ LỤC ..................................................................................................................51



LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trần Nguyên
đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu và hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa, thầy cơ cơng tác tại phịng
thí nghiệm khoa Hóa. Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng, Trung
tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài này.
Bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, mặc dù có nhiều cố gắng xong
khó có thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hiệp

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS


: Quang phổ hấp thụ nguyên tử

GC – MS

: Sắc kí khí ghép khối phổ

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Kết quả khảo sát độ ẩm

30

3.2

Kết quả khảo sát hàm lƣợng tro

32

3.3

Kết quả xác định hàm lƣợng kim loại nặng


32

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

Kết quả khảo sát thời gian chiết bằng dung môi
n-hexane
Kết quả khảo sát thời gian chiết bằng dung môi
dichlometan
Kết quả khảo sát thời gian chiết bằng dung môi
ethylacetat
Kết quả khảo sát thời gian chiết bằng dung mơi
metanol
Thành phần hóa học dịch chiết n – hexan của
thân cây lạc tiên
Thành phần hóa học dịch chiết dichlomethan của

cây lạc tiên
Thành phần hóa học dịch chiết etylacetat của cây
lạc tiên
Thành phần hóa học dịch chiết methanol của cây
lạc tiên

33

34

34

35

36

39

42

45

2


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Hình

Tên hình


Trang

1.1

Một số lồi trong họ lạc tiên

6

1.2

Cây lạc tiên

7

1.3

Đặc điểm thân cây lạc tiên

8

1.4

Đặc điểm lá cây lạc tiên

9

1.5

Đặc điểm hoa cây lạc tiên


9

1.6

Đặc điểm quả cây lạc tiên

10

1.7

Cách thu hái và sơ chế

11

1.8

Lạc tiên Nam Bộ

12

1.9

Lạc tiên tây

12

1.10

Lạc tiên trứng


13

1.11

Một số sản phẩm lạc tiên trên thị trƣờng

17

2.1

Nguyên liệu dạng bột

19

2.2

Sơ đồ máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

23

2.3

Bộ dụng cụ Soxhlet

24

2.4

Cấu tạo bộ chiết Soxhlet


25

3.1

Mẫu xác định độ ẩm

30

3.2

Mẫu xác định hàm lƣợng tro

31

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ xa xƣa, trong quá trình chống chọi với bệnh tật, con ngƣời đã biết sử
dụng các loại cây cỏ có nguồn gốc thiên nhiên để chữa bệnh, bảo vệ cuộc sống.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học nhiều loại thuốc tây ra đời, chữa đƣợc
nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, con ngƣời đang có xu hƣớng sử dụng các sản phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên bởi vì các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên ít có tác
dụng phụ.
Cây lạc tiên (Passifloraceae ) loại cây thuốc nam mọc hoang dại khắp nơi trên
đất gò cao, cây mọc riêng rẽ hoặc xen lẫn với cây bụi. Từ lâu, nó đã đƣợc ngƣời dân
và các thầy lang sử dụng nhƣ một loại thuốc phịng chữa bệnh. Lạc tiên có tác dụng
thanh tâm, an thần, dƣỡng cản, tim hồi hộp. Dùng chữa các bệnh nhƣ: chứng mất

ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Nó cịn đƣợc chiết xuất hoạt chất để làm
thuốc giúp an thần, chống stress dành cho giới lao động trí óc ln căng thẳng thần
kinh.
Cây lạc tiên có các thành phần hóa học chủ yếu là: Alcaloid, flavonoid, saponin
Vì vậy, để cung cấp cấp thêm một số thơng tin có ý nghĩa khoa học về lồi thực
vật dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh lâu nay và góp thêm thơng tin khoa học về
cây lạc tiên, tơi quyết định chọn đề tài: “nghiên cứu chiết tách, xác định thành
phần hóa học của một số dịch chiết trong cây lạc tiên ở Bình Sơn-Quảng
Ngãi".
- Xây dựng quy trình chiết tách xác định thành phần hóa học các hợp chất trong
cây lạc tiên.
- Xác định thành phần hóa học, cấu trúc các hợp chất hóa học trong cây lạc tiên.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Thân, lá cây lạc tiên
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình chiết tách, xác định thành phần và
cấu trúc một số hợp chất trong thân, lá cây lạc tiên.

4


3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu lí thuyết

- Tìm hiểu các tƣ liệu, sách báo trong và ngoài nƣớc kết hợp tìm hiểu thực tế về
đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hố học, cơng dụng của cây lạc tiên.

- Trao đổi với giáo viên hƣớng dẫn về các đặc điểm, công dụng của cây lạc
tiên.
3.2 Nghiên cứu thực nghiệm


-

Xác định độ ẩm, hàm lƣợng tro bằng phƣơng pháp trọng lƣợng.

-

Xác định hàm lƣợng kim loại bằng phƣơng pháp AAS.

-

Phƣơng pháp chiết soxhlet

-

Dùng phƣơng pháp GC/MS để định danh các chất trong dịch chiết.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp các thơng tin khoa học về thành phần hóa học và cấu tạo của một
số hợp chất có trong cây lạc tiên.

- Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu sâu hơn về cây lạc
tiên.
Ý nghĩa thực tiễn

- Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian, thuận tiện cho việc
nghiên cứu, ứng dụng vào ngành công nghiệp dƣợc phẩm.
5. Bố cục bài báo cáo
Phần 1. Mở đầu

Phần 2. Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 1. Tổng quan
Chƣơng 2. Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết luận và thảo luận
Phần 3. Kết luận và kiến nghị.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Sơ lƣợc về họ lạc tiên (Passifloraceae)
Họ Lạc tiên (danh pháp khoa học: Passifloraceae) là một họ thực vật có hoa chứa
khoảng 935 lồi trong khoảng 27 chi. Chúng bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi,
dây leo và chủ yếu tìm thấy trong khu vực nhiệt đới.
Họ này có tên gọi từ hoa lạc tiên thuộc chi Passiflora, là chi bao gồm cả các loại
cây cho quả ăn đƣợc nhƣ Passiflora edulis cũng nhƣ các loại cây trồng trong vƣờn
nhƣ lạc tiên hoa tía (Passiflora incarnata) và lạc tiên hoa vàng (Passiflora lutea) hay
dƣa gang tây (Passiflora quadrangularis).

Hình 1.1: Một số lồi trong họ lạc tiên
1.1 Giới thiệu về cây lạc tiên
1.1.1 Tên gọi
Tên khoa học: Passiflora foetrida L
Tên nƣớc ngoài: Passifloraceae

6


Tên thƣờng gọi: lạc tiên
Tên khác: chùm bao, cây nhãn lồng (Nam Bộ), dây lƣới, mắm nêm, dây bầu

đƣờng, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái), lồng đèn, hồng tiên, mắc mát
(Đà Lạt); Chùm bao, nhãn lồng, dây lƣới, mắn nêm, dây bầu đƣờng ( uảng Ngãi),
tây phiên liên; Stinking passion-flower, granadilla, tagua passion-flower (Anh);
passiflore, passion (Pháp).
Phân loại khoa học
Bộ (ordo): Malpighiales
Họ (familia):Lạc tiên (Passifloraceae)
Chi (genus): Lạc tiên ( Passiflora)
Lồi (species): Passiflora foetida L

Hình 1.2: Cây lạc tiên
1.1.2 Đặc tính sinh thái
1.1.2.1 Phân bố
Cây lạc tiên có nguồn gốc từ Tây nam Hoa Kì, Mexico, vùng Caribe, Trung Mỹ
và Nam Mỹ. Loài cây này đƣợc du nhập vào các vùng nhiệt đới trên tồn thế giới
nhƣ Đơng Nam Á, Úc và Hawaii. Đây là một loài dây leo có quả ăn đƣợc.
Ở Việt Nam cây lạc tiên mọc hoang dại khắp nơi trên đất gò cao, cây mọc riêng
rẽ hoặc xen lẩn với cây bụi. Cũng thƣờng trồng ở các vƣờn thuốc.

7


1.1.2.2 Cách ƣơm trồng
Cây lạc tiên mang đến rất nhiều lợi ích cho nên thƣờng trồng ở các vƣờn thuốc,
cũng có thể thể trồng cây lạc tiên tại nhà bằng những phƣơng pháp đơn giản sau
đây:
Trồng bằng hạt: dùng hạt lạc tiên đem rửa sạch, rồi sau đó hong khơ trong bóng
mát trƣớc khi tiến hành gieo, sau khoảng thời gian từ 3 đến 5 tuần thì sẽ nảy mầm.
Giâm cành: sử dụng cành bánh tẻ của cây đã trƣởng thành, giâm cho ra rễ hoặc
tiến hành trồng thẳng từ cành

Trồng cây con: đào một hố sâu khoảng chừng 2 gang tay, sau đó bón lót phân
chuồng tạo dƣỡng chất cho cây
1.1.3 Đặc tính thực vật
Cây dây leo mảnh, cây non mềm, có nhiều lơng, cây già ở gốc thân dẽo và chắc,
đƣờng kính gốc khơng q 2cm, cây dài 7m đến 10m. Mọc rải rác trong các lùm bụi
ven đƣờng, ven rừng, ở độ cao 1-2m đến 1000m.

Hình 1.3 Đặc điểm thân cây lạc tiên
Lá cây lạc tiên mọc so le, lá đơn xẻ thùy chia làm 3 phần, dài 6-10cm, rộng 58cm, mép có lơng mịn, cuống lá dài 7-8cm. Đầu tua cuống thành lò xo.

8


Hình 1.4 Đặc điểm lá cây lạc tiên
Hoa đơn độc 5 cánh trắng hay tím nhạt, đƣờng kính 5,5cm. Cây ra hoa tháng 4
đến tháng 5, có quả tháng 5 đến tháng 7. Quả hình trứng, dài 2-3cm, khi chín có
màu vàng cam đến màu đỏ, có nhiều hạt màu đen.

Hình 1.5 Đặc điểm hoa cây lạc tiên
Lá bắc của cây này có các bẫy bắt cơn trùng, trên đó chảy ra chất dính kèm theo
enzym tiêu hóa, nhƣng ngƣời ta chƣa biết liệu cây có tiêu hóa cơn trùng bị mắc bẫy
hay khơng hay chỉ sử dụng vũ khí này làm cơ chế bảo vệ hoa và quả của cây. Đây
vẫn là một chủ đề gây tranh cãi và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về cây ăn
thịt.
Quả bì kín, mềm, bên trong có nhiều hạt. Quả chín hạt có ngoại nhũ mềm có vị
ngọt, thanh.
Hạt: Mỗi quả có khoảng 20-25 hạt thon, dẹp, màu đen tuyền.

9



Hình 1.6 Đặc điểm quả cây lạc tiên
1.1.4 Thành phần hóa học
Theo một số nghiên cứu, trong cây lạc tiên có chứa đến 0,09% là chất alcaloid
(tính theo harman) bao gồm các chất harman, harmin, harmol và harmalol,
harmalin. Trong lá, hoa của cây lạc tiên có 1,5 – 2,1% flavonoid, phần thân cây có
0,2 – 0,85% flavonoid, bao gồm có saponarin, saponaretin và vitexin. Cịn có một
phần nhỏ dẫn chất coumarin, saponin, các acid amin, các chất đƣờng… Chính vì
cây lạc tiên chứa nhiều flavonoit và alcaloid có tác dụng điều trị các triệu chứng rối
loạn giấc ngủ nên thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trong việc chữa mất ngủ.
Harman

saponarin

10


Chrysin

vitexin

1.1.5 Thu hái, chế biến:
Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Cắt lấy dây, lá, hoa lạc tiên thái ngắn phơi hoặc sấy
khơ.

Hình 1.7 Cách thu hái và sơ chế

11



1.2 Phân biệt các loại lạc tiên
Ngoài loài lạc tiên nói trên, để tránh nhầm lẫn, cần lƣu ý tới một số loài khác
cũng mang tên lạc tiên
Lạc tiên Nam Bộ (Passiflora cochinchinensis Spreng) cũng là cây leo nhƣng cành
hơi dẹt, có khía rãnh. Lá thn hẹp, gốc lá và đầu lá hơi tròn, mép nguyên, mặt trên
nhẵn, mặt dƣới có ít lơng. Cụm hoa màu trắng. Quả nhỏ hình trứng nhẵn. Cây này
không đƣợc dùng làm thuốc an thần nhƣ lạc tiên nói trên.

Hình 1.8 Lạc tiên Nam Bộ
Lạc tiên tây (P. incarnata L.) là dây leo, dài đến 9 - 10m. Thân có rãnh dọc, vỏ
màu xám nhạt, sau chuyển màu đỏ tía, khi non có lơng mịn. Lá mọc so le, ba thùy,
mép có răng cƣa, có tua cuốn ở kẽ lá. Hoa to, màu trắng, thơm, có cuống dài, màu
tím hoặc hơi hồng. Quả hình trứng, khi chín có màu vàng. Quả có vị chua, chứa
vitamin. Có tác dụng bổ mát, giải nhiệt.

Hình 1.9 Lạc tiên tây
12


Lạc tiên trứng, còn gọi là dây mát (P. edulis Sím): Là dây leo, mảnh, dài hàng
chục mét. Thân mềm, hình trụ, có rãnh dọc, nhiều lơng thƣa. Lá mọc so le, chia 3
thùy, nhẵn, mép khía răng cƣa, gốc lá hình tim, có hai tuyến nhỏ, đầu lá nhọn. Hoa
mọc riêng ở kẽ lá, có cuống dài, màu trắng. Quả mọng hình trứng, khi chín màu da
cam. Ở nƣớc ta, dây mát mọc hoang ở vùng Kỳ Sơn, Nghệ An. Dây mát cho quả
thơm ngon, vỏ quả chứa nhiều vitamin C, axít hữu cơ, tanin, đƣờng, các nguyên tố
vi lƣợng: Si, K, P… Dịch quả cũng chứa nhiều vitamin C, tinh dầu, axít amin và βcaroten. Quả lạc tiên trứng đƣợc dùng làm thực phẩm, pha chế đồ uống, đồ hộp,
bánh kẹo, kem, đồ tráng miệng sau bữa ăn và làm thuốc bổ có tác dụng kích thích
thần kinh và giúp cho việc tiêu hóa đƣợc tốt hơn.

Hình 1.10 Lạc tiên trứng

1.3 Sử dụng
1.3.1 Lạc tiên sử dụng nhƣ một loại rau
Ở Việt nam và một số nƣớc Đông Nam á dùng ngọn và lá non dây lạc tiên làm
rau, do có độ nhớt cao và mùi khó chịu khi ăn sống nên lạc tiên đƣợc dùng chủ yếu
làm rau luộc để ăn.
1.3.2 Quả lạc tiên chín ăn đƣợc
Quả lạc tiên chín có vị ngọt, thanh, trẻ con Nam Bộ rất thích ăn.

13


Ngoài ra quả lạc tiên đƣợc dùng làm nƣớc giải khát có tác dụng mát và bổ. Cách
làm nhƣ sau:

uả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đơi, nạo hết ruột, ép và lọc

lấy dịch quả. Đƣờng trắng 250g hòa với một lít nƣớc đun sơi để nguội. Đổ dịch quả
vào nƣớc đƣờng, trộn đều. Nƣớc quả lạc tiên có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua,
chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.
1.3.3 Thân lá cây lạc tiên sử dụng làm thuốc
Lạc tiên có tác dụng an thần, điều kinh, chữa ho, phù thũng, suy nhƣợc thần kinh.
Lá và thân cây cũng có nhiều tác dụng dƣợc.
Các hoạt chất thấy trong cây lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh trung ƣơng,
giúp trấn tĩnh, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Dân gian Việt Nam thƣờng dùng cây
này làm thuốc an thần.
Cây lạc tiên là một loại dƣợc liệu đƣợc dùng trong sản xuất đông dƣợc và tân
dƣợc. Dân gian thƣờng dùng dây và lá sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ.
Theo sách “Trung dƣợc đại từ điển”, quả lạc tiên (long châu quả) vị ngọt, tính
bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù
thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.

Theo sách “Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng” của giáo sƣ Hoàng Bảo
Châu, dây, lá, hoa thái nhỏ, phơi khơ của lạc tiên có công dụng an thần, giải nhiệt,
mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thƣờng phối hợp thêm với một số vị thuốc
khác. Có tài liệu cho biết có thể dùng quả lạc tiên sắc lấy nƣớc uống chữa lỵ; lá lạc
tiên nấu nƣớc để tắm, rửa trong chữa trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa.
Lạc tiên có trong Dƣợc điển Pháp và đƣợc nhiều nƣớc ở Châu Âu, Mỹ sử dụng.
Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ƣơng: trấn tĩnh, an
thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Nó cịn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm
giãn và chống co thắt nên chữa đƣợc các chứng đau do co thắt đƣờng tiêu hóa, tử
cung.
Trong Đơng dƣợc, lạc tiên đƣợc chế thành một số sản phẩm dạng nƣớc, viên và
trà.

14


1.3.4 Tác dụng phụ của cây lạc tiên
Theo các nghiên cứu về y học cổ truyền, chƣa hề nhận thấy tác dụng phụ của cây
lạc tiên gây ra cho ngƣời sử dụng, có thể nói đây là loại thuốc nam lành tính có thể
sử dụng cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên việc sử dụng cây lạc tiên hiệu quả vẫn tùy
thuộc vào cơ địa của mỗi ngƣời, khi sử dụng có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ và
thầy thuốc về tình trạng sức khỏe để có thể áp dụng phù hợp.
1.4 Một số nghiên cứu về cây lạc tiên
Nghiên cứu ứng dụng từ cây lạc tiên (Passylora Foetidal) vào công nghệ sản xuất
nƣớc giải khát: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp sinh viên SV2010-45/ Nguyễn Nhất
Linh, Đào Duy Can, Huỳnh Công Tài. Tp.HCM: Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật, 2011
Nghiên cứu sản xuất nƣớc uống đóng chai từ hoa Atiso – lá Lạc tiên tây
Tiểu luận Nghiên cứu chế biến trà An Thần (GVHD: Đàm Sao Mai, trƣờng đại
học công nghiệp)
1.5 Một số bài thuốc sử dụng cây lạc tiên

Bài thuốc 1: Trị bệnh mất ngủ, ngăn chặn nồng độ cholesterol tăng bất thƣờng,
ăn ngon miệng, ổn định tâm sinh lý
Hái đọt non cả lá, dây và quả đem nấu canh với tôm, thịt, cá đồng ăn để giúp dễ
ngủ. Dân gian thƣờng lấy đọt lạc tiên non luộc để ăn vào buổi chiều hoặc trƣớc khi
đi ngủ vài giờ. Hái nhãn lồng đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), thái dài 3 cm,
sao vàng tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nƣớc cốt trà đen đậm,
vo viên trịn cỡ ngón tay út. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục 60-90 ngày trị
mất ngủ (theo lƣơng y uốc Trung).
Bài thuốc 2: Trị stress dai dẳng, mệt mỏi cơ thể
Lấy 300g nhãn lồng tƣơi (cả lá, dây, quả) đem phơi 2 nắng (hoặc sao vàng), 200g
râu bắp vừa ngậm sữa, 100g rau má (sao vàng), đem nấu chung với 500 ml nƣớc có
pha 3g muối. Nấu cịn lại 200 ml, uống 2 lần/ngày (trƣa và tối). Dùng liên tục 7
ngày giúp an thần, chống stress. (theo lƣơng y uốc Trung).
Bài thuốc 3: Ngƣời lớn tuổi khó ngủ, thƣờng bị đau nhức, phụ nữ hành kinh
sớm, hoặc phụ nữ sau mãn kinh dễ cáu gắt

15


Lấy 500g lạc tiên (cả rễ, dây lá, quả non), 300g hoa thiên lý, đem sao vàng, tán
nhuyễn dạng bột cho thêm 50g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn.
Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nƣớc sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Sau
10 ngày sẽ kết quả. Bệnh hạ huyết áp dùng đơn thuốc này cũng hiệu nghiệm. (theo
lƣơng y uốc Trung).
Bài thuốc 4: Giúp an thần, trợ tim, ngủ êm, dịu thần kinh
Dùng hạt sen 12g, lá tre 10g, cỏ mực 15g, lá dâu 10g, lạc tiên 20g, vông nem
12g, cam thảo 6g, táo nhân sao 10g. Đổ 600 ml nƣớc, sắc (nấu) còn 200 ml nƣớc,
uống ngày 1 thang. (theo lƣơng y uốc Trung).
Bài thuốc 5: Chữa phù thũng, viêm da có mủ, ghẻ lở, ngứa, loét ở chân:
Dùng lá lạc tiên nấu nƣớc tắm rửa và giã cành lá tƣơi để đắp lên (theo lƣơng y

Quốc Trung).
Bài thuốc 6: Chữa lỵ:
Dùng qủa lạc tiên 60 g, rửa sạch, sắc lấy nƣớc, pha thêm đƣờng, chia 2 lần uống
trƣớc bữa ăn (Theo sách "Phúc Kiến dân gian thảo dƣợc").
Bài thuốc 7: Chữa thần kinh suy nhƣợc
Dùng dây, lá lạc tiên 8 - 10g, sắc uống. Hoặc phối hợp với lá vông, lá dâu tằm,
tâm sen, nấu thành cao lỏng uống, ngày dùng 2 - 5g, uống trƣớc khi đi ngủ.( theo Y
học cổ truyền Việt Nam).

16


1.6 Một số sản phẩm cây lạc tiên trên thị trƣờng

Hình 1.11 Một số sản phẩm lạc tiên trên thị trường

17


CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
2.1.1. Thu hái nguyên liệu
Nguyên liệu để nghiên cứu: Thân, lá cây lạc tiên.
2.1.2. Xử lí nguyên liệu
Thân lá cây lạc tiên đem rửa sạch, thái ngắn và phơi trong bóng râm đến khơ.
Sau đó đem xay mịn thành bột.

Hình 2.1 Nguyên liệu dạng bột
2.1.3. Thiết bị - dụng cụ, hóa chất

2.1.3.1 Thiết bị - dụng cụ
- Bộ chiết Soxhlet (phịng thí nghiệm khoa Hóa – trƣờng Đại học Sƣ Phạm – Đại
học Đà Nẵng).
- Máy sắc kí khí ghép khối phổ GC-MS (Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ
phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế ).
- Cân phân tích, cốc thủy tinh, bình tam giác, ống nghiệm, bình định mức, các
loại pipet, giấy lọc,…(phịng thí nghiệm khoa Hóa – Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà
Nẵng).
2.1.3.2 Hóa chất
 Dung môi hữu cơ: Ethylacetat, n-hexane, diclomethan, methanol.

18


2.2 Sơ đồ nghiên cứu
Độ ẩm

Hàm lƣợng
tro

Hàm lƣợng
kim loại

Bột
thân
, lá
cây
lạc
tiên


Chiết bằng
dung mơi
n- hexane

Chiết soxhlet

Thân
, lá
cây
lạc
tiên

Xử lí ngun liệu

Xác
định
chỉ
tiêu
hóa


Dịch chiết
n- hexane

Chiết bằng
dung môi
dichlometa
ne

Dịch chiết

dichlometa
ne

Chiết
bằng
dung môi
methanol

Dịch
chiết
methanol

Chiết bằng
dung môi
ethylaxetatat

-Cân xác
định khối
lƣợng
-Định
danh bằng
phổ
GC/MS

Dịch chiết
ethylaxetat

Sơ đồ 1. Sơ đồ xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết từ lạc tiên

19



×