Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bộ đề hóa 10 học kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.6 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG TH, THCS, THPT
ALBERT EINSTEIN
--------------------------ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2017 – 2018
Mơn: Hóa học 10
Thời gian: 45 phút
(Khơng kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)
Hồn thành các phương trình sau:
a. Kẽm + axit sunfuric đặc tạo khí có mùi hắc.
b. Clo + dung dịch natribromua.
c. Sắt + axit clohidric.
d. Clo + dung dịch natri hidroxit
Câu 2: (2 điểm)
Nhật biết các dung dịch mất nhãn sau: NaCl, HCl, Na 2SO4, Ba(NO3)2. Viết phương trình hóa học của các
phản ứng xảy ra nếu có.
Câu 3: (1.5 đ)
a) Giải thích tại sao trong nước máy, hồ bơi lại có mùi clo?
b) Nêu hiện tượng và viết phương trình khi cho H2SO4 đặc vào đường.
Câu 4: (2.5 điểm)
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và FeO trong 300 ml dung dịch H2SO4 1 M vừa đủ . Sau phản ứng ta
thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính khối lượng của hỗn hợp X ?
c. Trường hợp cho hỗn hợp X tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, ta thu được khí sunfurơ (đktc,
sản phẩm khử duy nhất). Tính thể tích khí sunfurơ sinh ra?


(Cho H = 1; O = 16; S=32; Fe= 56)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (2017 - 2018)
TRƯỜNG THCS, THPT AN ĐƠNG
Mơn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (2,0 điểm): Viết phương trình hóa học hoàn thành các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu
có):
a. O2 + Fe  …
b. Cl2 + …  nước Giaven
c. H2SO4(loãng) + …  SO2 + … + …
d. FeS + …  H2S + …
Câu 2 (2,0 điểm): Viết phương trình hố học chứng minh:
a/ Axit clohidric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.
b/ Ozon có tính oxi hố mạnh hơn oxi.
c/ Axit HF có thể ăn mịn thuỷ tinh.
d/ Hidro sunfua có tính khử.
Câu 3 (2,0 điểm): Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết dung dịch các chất sau (khơng dùng quỳ tím):
NaCl, H2SO4, Na2SO3, BaCl2 .
Câu 4 (1,0 điểm): Hoà tan hoàn tồn 3,78 gam một kim loại hố trị III vào dung dịch HCl lỗng dư thì thu
được 4,704 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại.
Câu 5 (2,0 điểm): Hoà tan hoàn toàn 10,56 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg trong dung dịch H2SO4 lỗng
thu được 6,272 lít khí (đktc) H2.
a/ Viết các phương trình phản ứng và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. (1,5 điểm)
b/ Nếu cho hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nguội, dư thì thu được bao nhiêu gam muối ? (0,5
điểm)
Câu 6 (1,0 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1,75M thu được dung
dịch X chứa m gam muối. Tính m.
Cho nguyên tử khối: H = 1; O = 16 ; S=32; Na=23; Mg=24; Al=27; Fe = 56 ./.
Ghi chú: Học sinh khơng sử dụng bảng tuần hồn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT AN DƯƠNG VƯƠNG
Mơn: HĨA HỌC – KHỐI 10


Họ và tên:……………………………….. Ngày thi: ……………… Lớp: …………. Số báo danh:…………..
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1,5 điểm) Cho các chất sau: Cl2, NaCl, KClO3, S, SO2, K2S, H2SO4 lỗng, H2SO4 đặc. Chất nào
có tính oxi hóa, viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 2: (2,0 điểm) Cho các phương trình phản ứng sau:
Na2S + HCl → Khí A + …
KClO3  Khí B + …
NaHSO3 + HCl → Khí C + …
1/ Hãy cho biết tên của khí A, B và C.
2/ Cho khí A, B, C phản ứng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện
nếu có).
3/ Trình bày cách phân biệt khí A và khí C bằng phương pháp hóa học.
Câu 4: (2,0 điểm) Cho 100 gam dung dịch H2SO4 9,8% (dung dịch A).
1/ Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để trung hòa hết dung dịch A ở trên.
2/ Cho dung dịch A tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1%. Tính nồng độ % chất có
trong dung dịch sau phản ứng.
3/ Cần bao nhiêu gam SO3 cho vào dung dịch A để thu được dung dịch axit có nồng độ 42%
Câu 5: (2,0 điểm) Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu.
1/ Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Tính khối
lượng của Al có trong hỗn hợp X.
2/ Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư thu được 2,24 lít khí mùi hắc
(sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính % về khối lượng của Cu có trong m gam hỗn hợp X.
3/ Cần bao nhiêu lít hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 ( 2 Y H/ d = 30,625) ở đktc để oxi hóa hồn tồn m(g)
hỗn hợp X. Cho khối lượng mol: H=1; Cl=35,5; Al=27; S=32; Cu=64; O=16; Fe=56; Ba=137
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018
TP. HỒ CHÍ MINH
MƠN : HĨA HỌC - KHỐI 10
TRƯỜNG THPT AN LẠC
Thời gian làm bài : 45 phút( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1 điểm) Tốc độ phản ứng là gì? Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 2: (2 điểm) Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu
có):
1
2
3
4
� SO2 ��
� SO3 ��
� H2SO4 ��
� H2S
a) FeS2 ��
1
2
3
4
� SO2 ��
� HCl ��
� Cl2 ��
� Br2
b) H2S ��
Câu 3: (2,5 điểm) Bổ túc và viết phương trình của các phản ứng sau: (Ghi rõ điều kiện nếu có)
a) Fe + ? → SO2 + ? + ?
b) Na2S + ? → H2S + ?
c) MnO2 + ? → Cl2 + ? + ?

d) NaOH + ? → NaClO + ? + ?
e) SO2 + ? + ? → HBr + ?
Câu 4: (1,5 điểm) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch riêng biệt sau:
HCl, K2S, H2SO4, NaNO3.
Câu 5: (1 điểm) Hòa tan hồn tồn 2,24 gam kim loại hóa trị ba bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng
có dư thu được 1,344 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc ) . Xác định tên
kim loại .
Câu 6: (2 điểm) Để hịa tan hồn tồn 4 gam hỗn hợp Zn và Al cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl
1,7M .
a) Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ mol/l của chất tan trong dung dịch sau phản ứng biết thể tích dung dịch thay
đổi không đáng kể.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mơn :Hóa học 10 (Thứ ba, ngày 8/5/2018)
TRƯỜNG THPT AN NGHĨA
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề)

Câu 1: ( 1 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng ( nếu có)


Câu 2: ( 1 điểm ) Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau: dung dịch KNO3, dung
dịch K2SO4, dung dịch NaCl.
Câu 3: (4 điểm)
a. Viết phương trình phản ứng chứng tỏ lưu huỳnh có tính khử và phương trình phản ứng chứng tỏ
lưu huỳnh có tính oxi hóa.
b. Viết phương trình phản ứng giữa axit sunfuric đặc nóng với các chất sau: Fe 2O3 FeCO3, NaBr, P.
c. Khi điều chế khí clo trong phịng thí nghiệm thường khí clo có lẫn tạp chất là hơi nước và khí
hiđroclorua, làm thế nào loại bỏ hơi nước và khí hiđroclorua có lẫn trong khí clo?

Câu 4: (2 điểm) Sục từ từ 3,36 lít khí SO2 (ở đktc) qua 250 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết
thúc, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Tính m gam muối khan.
Câu 5: ( 2 điểm ) Hòa tan 70,4 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư có nồng độ 98%,
sau khi phản ứng kết thúc thu được 35,84 lít khí SO2 thốt ra ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch
A.
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Trung hòa dung dịch A cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98%
cần dùng.
Cho biết: Fe = 56, Cu = 64, H= 1, O = 16, Na = 23, S = 32


ĐÊ 03
Câu 1: (1đ)Thực hiện chuỗi biến hóa sau:
H2SO4 H2 H2S S SO2
Câu 2: (1đ) Lấy 2 phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi
Câu 3: (2đ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: K2SO4; Na2S; NaCl; KBr
Câu 4: (2đ) Hồn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có):
a. P + H2SO4 đặc, nóng
b. Ag + H2SO4 đặc, nguội
c. Mg + H2SO4 đặc (tạo sản phẩm khử H2S)
d. CuO + H2SO4 đặc, nóng.
Câu 5: (1đ) Cho 1,4 g Li tác dụng vừa đủ với đơn chất halogen thu được 8.5g muối halogenua. Xác định
công thức đơn chất halogen
Câu 6: (2đ) Hịa tan hồn tồn 11,3 g hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng thì thu
được 6,72 lít khí sunfurơ (đkc) (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
b. Tính nồng độ dung dịch muối còn lại biết nồng độ của muối magie sunfat là 21.41%
Câu 7: (1đ) Cho kim loại Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 đặc , đun nóng. Hãy cho biết hiện
tượng và viết phuơng trình (nếu có)
ĐỀ 04

Câu 1. (1.5 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

Câu 2. (1.5 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Dung dịch axit sunfuhidric (H2S) để lâu trong khơng khí.
b) Dẫn khí sunfurơ (SO2) vào dung dịch brom.
Câu 3. (2.0 điểm) Dùng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
Na2SO4, NaNO3, Na2S, H2SO4, NaOH.
Viết PTHH minh họa.
Câu 4. (1.0 điểm) Hãy nêu chất khí gây nên hiện tượng mưa axit và biện pháp để làm giảm lượng chất khí
đó trong khơng khí.
Câu 5. (3.0 điểm) Cho 24 gam hỗn hợp gồm sắt và đồng tác dụng hồn tồn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng
98% dư thì thu được 11,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, điều kiện tiêu chuẩn)
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng, biết dùng dư 25% so với lượng cần thiết.
Biết Cu=64, Fe=56, S=32, O=16, H=1 (g/mol)
Câu 6. (1.0 điểm) Sau khi hoà tan 16,9 g oleum A vào nước được dung dịch B. Để trung hoà dung dịch B
cần 200 ml dung dịch NaOH 2M. Tìm cơng thức của oleum đó.
ĐỀ 05
Câu 1: (1,5 điểm) Hồn thành các phương trình phản ứng sau và ghi rõ điều kiện nếu có:
a) HCl + Mg(OH)2 →
b) Fe + Cl2 →
c) CH4 + O2 →
d) H2 + S →
e) ZnO + H2SO4 lỗng →
f) C + H2SO4 đặc nóng →
Câu 2: (1,0 điểm)
a) Viết 1 phương trình phản ứng chứng minh H2S có tính khử.
b) Viết 1 phương trình phản ứng điều chế HCl.
Câu 3: (1,0 điểm)

Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng giải thích khi dẫn từ từ khí SO 2 cho đến dư vào dung
dịch nước brom.
Câu 4: (2,0 điểm) Phân biệt các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:


NaCl, Na2SO3, K2SO4, KNO3, KBr.
Câu 5: (2,0 điểm) Thực hiện các phản ứng của chuỗi biến hóa sau ( mỗi mũi tên là 1 phương trình):
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
KMnO4 ��� O2 ��� SO2 ��� SO3 ��� H2SO4 ��� Na2SO4 ��� NaCl ��� Cl2 ��� NaClO
Câu 6: (2,5 điểm) Cho 21,2 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc,
nóng. Sau phản ứng thu được 9,52 lít khí SO2 ở đktc.
a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Cho tồn bộ khí SO2 ở trên vào 500 ml dung dịch NaOH thu được 25,2 gam Na 2SO3. Tính nồng
độ mol/l của dung dịch NaOH.
ĐỀ 06
Câu 1: (2 điểm). Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng – nếu có).

Câu 2: (2 điểm). Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau:

Na2SO3, K2S, BaCl2, H2SO4 loang
Câu 3: (1 điểm). Từ muối ăn, nước, Fe (điều kiện, thiết bị đầy đủ). Viết phương trình điều chế khí HCl, dung
dịch FeCl2.
Câu 4: (2 điểm) a/ Viết phương trình phản ứng chứng minh: HCl là một chất khử, H2S là một chất khử.

b/ Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

H2SO4 đặc + KBr

CaOCl2 + CO2 + H2O
Câu 5: (2 điểm) Cho 20 gam hỗn hợp X gồm bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 11,2 lit
khí thoát ra.
a/ Xác định phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X.
b/ Cho hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 98% dư, đun nóng, thu được V lit khí SO2 (đkc). Xác định V.
Câu 6: (1 điểm)
Oxi hóa hồn tồn 1,5 gam một kim loại M (hóa trị khơng đổi) bằng oxi dư, thu được 1,875 gam chất rắn
X. Xác định tên kim loại M.
Cho H = 1; O = 16; S = 32; Na =23; Mg = 24; Al = 27; K =39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65.
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hồn)
ĐỀ 07
Câu 1 (1,5 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
� S ��
� FeS ��
� H2S ��
� SO2 ��
� H2SO4 ��
� BaSO4
(nếu có): H2S ��
Câu 2 (1,5 điểm): Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi dẫn khí SO2 (dư) vào dung dịch

brom.
Câu 3 (1,5 điểm): Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học và
viết phương trình phản ứng minh họa: Na2SO3, KNO3, K2S, NaCl, H2SO4.
Câu 5 (1,5 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 0,896 lít khí SO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 0,15M.
Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Câu 6 (3 điểm): Hịa tan hồn tồn 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu vào dung dịch H 2SO4 98% đặc,
nóng, dư. Khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc)..
a) Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Để trung hòa lượng H2SO4 dư cần dùng 25 ml dung dịch KOH 32% (d=1,4 g/ml). Tính khối lượng
dung dịch H2SO4 ban đầu.
ĐỀ 08 Câu 1 (1,5 điểm)
Hồn thành các phương trình hóa học theo chuỗi phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện, nếu có)
Cl2 NaClNaOH Na2SO3 SO2 H2SO4Br2
Câu 2 ( 1,5 điểm) Phân biệt các dung dịch mất nhãn sau :NaNO3, K2SO4 , HCl , NaOH.
Câu 3 (1,0 điểm)
Viết phương trình hóa học chứng minh:
a) O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.
b) Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn I2.
Câu 4 (1,0 điểm)Từ các chất FeS2, H2O và các điều kiện có đủ,viết phương trình hóa học điều chế H2SO4.
Câu 5 (1,0 điểm)


Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học:
a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
b) Cho khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
Câu 6: (1,0 điểm)

��

��


Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k)
2SO3(k) H  0
Cho biết cân bằng của phản ứng chuyền dịch theo chiều nào khi:
a) Tăng nhiệt độ của hệ.
b) Giảm nồng độ của O2 .
Phần II. BÀI TỐN ( 3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hịa tan hết 5,6 gam hỗn hợp A (Mg, CuO) bằng dung dịch HCl 98% (đặc, nóng, vừa đủ) thì thu được
2,24 lít khí H2 (đktc).
a) Tính thành phần % theo khối lượng mối chất trong hỗn hợp A.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
Câu 2 (1,0 điểm)
Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl 2 thấy có 93,2
gam kết tủa. Xác định công thức đúng của oleum.
Cho biết: Mg = 24 ; O = 16 ; H = 1 ; S = 32 ; Cu =64; Ba =137; Cl = 35,5
Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi đầy đủ điều kiện)
 2

 3

 4

 5

 6

7

 1

FeS2   SO2   SO3   H2SO4   SO2   S   FeS   H2S

 8

 SO2

Câu 2: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau
NaOH, NaCl, NaNO3, Na2SO4, Na2SO3
Câu 3: (2 điểm)
a. Viết phương trình điều chế Oxi trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp
b. Chứng minh tính háo nước của axit sunfuric đặc
c. Chứng minh O2 có tính oxi hóa yếu hơn O3
Câu 4: (2 điểm) Khi cho 1,2 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl tạo ra
1,12 lít khí hiđro (ở đktc).
a. Xác định tên kim loại R.
b. Tính khối lượng muối clorua khan thu được và nồng độ mol của dung dịch axit ban đầu.
Câu 5: (2 điểm) Cho m gam Fe tác dụng hồn tồn với 100ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít
khí SO2 (ở đktc).
a. Tìm khối lượng Fe và nồng độ mol của dung dịch axit ban đầu.
b. Dẫn khí sinh ra ở trên vào 400ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn tồn, tìm nồng
độ mol các chất sau phản ứng.
Cho biết: H = 1; O = 16; Fe=56; Cu=64; Mg=24; Na=23; S=32; Cl=35.5; Ca=40.
(HS khơng dùng bảng tuần hồn, cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.)


----------- Hết -----------Câu 1 (1,0 điểm): Nêu các nguyên tố nhóm halogen? Nguyên tố nào có trong các loại kem đánh răng như
PS, Close up, colgate để ngăn chặn sâu răng, giữ cho răng bền chắc dài lâu hơn?
Câu 2 (1,0 điểm): Viết 2 phương trình phản ứng điều chế O2
Câu 3 (1,0 điểm): Viết 1 phương trình phản ứng chứng tỏ
a) S có tính khử

b) Cl2 có tinh oxi hóa mạnh hơn Br2?
Câu 4 (2,0 điểm): Nhận biết các lọ mất nhãn chứa dung dịch: Ca(OH)2, HCl, NaCl, NaI.
Câu 5 (1,0 điểm): Cho các chất sau: Mg, Ba(OH)2, Cu, Na2SO4. Chất nào phản ứng với dung dịch H2SO4
loãng? Viết phản ứng xảy ra?
Câu 6 (1,5 điểm): Hấp thụ hoàn tồn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào bình đựng 400ml dd NaOH 0,5M. Cơ cạn
dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
Câu 7 (1,0 điểm): Cho 4,8 gam kim loại M hóa trị II tác dụng hết với 4,48 lít khí Cl2 ở đktc tạo thành muối
clorua.Xác định kim loại M?
Câu 8 (1,5 điểm): Cho 20,8g hỗn hợp Cu, CuO tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 4,48lít khí
(đkc).
a). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
b). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu

----------------Hết---------------(Thí sinh khơng được dùng tài liệu kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Cho biết:
Nguyên tố
M (g/mol)

H
1

N
14

O
16

Na
23


S
32

Fe
56

Cu
64

Pb
207

Câu 1: (1,0 điểm) Viết PTHH của các phản ứng sau:
a. Chứng minh H2S có tính khử.
b. Chứng minh ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
c. Điều chế nước javen trong phịng thí nghiệm.
d. Kẽm và axit sunfuric đặc, nóng (biết rằng lưu huỳnh trong sản phẩm khử có số oxi hóa là -2).
Câu 2: (1,5 điểm) Cho hình vẽ mơ tả một thí nghiệm hóa học sau:
Dung dịch A

Chất rắn B
Dung dịch C


Hãy chọn dung dịch A, chất rắn B và dung dịch C thích hợp để sau thí nghiệm thu được:
a. Kết tủa trắng trong bình tam giác chứa dung dịch C.
b. Kết tủa đen trong bình tam giác chứa dung dịch C.
Câu 3: (1,0 điểm) Từ nguyên liệu ban đầu là FeS2 và O2, hãy viết PTHH của các phản ứng điều chế
H2SO4 trong công nghiệp (xem dụng cụ, chất xúc tác có đủ).
Câu 4: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, khơng sử dụng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch

không màu đựng trong các lọ không nhãn gồm: Na 2SO4, K2SO3, NaNO3 và KCl. Viết PTHH minh họa
(trình bày dạng bảng).
Câu 5: (1,0 điểm) Cho 4,48 lít khí SO2 (đktc) tác dụng hồn tồn với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Tính
khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 6: (2,0 điểm) Cho 21,2 gam hỗn hợp gồm đồng và sắt tác dụng hoàn tồn với dung dịch H 2SO4
lỗng thu được 3,36 lít khí A (đktc) và chất rắn khơng tan B. Phần chất rắn B được hòa tan vừa đủ trong
49,0 gam dung dịch H2SO4 đặc thu được dung dịch C và khí mùi hắc D.
a. Tính thể tích khí D (đktc).
b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch C.
Câu 7: (1,0 điểm) Hidro sunfua là một chất khí ở điều kiện thường, mùi trứng thối và rất độc. Hàm lượng
H2S tối thiểu cho phép trong khơng khí là 0,01mg/lít. Để đánh giá sự nhiễm bẩn H 2S trong khơng khí của
một nhà máy, người ta làm như sau: lấy 2 lít khơng khí rồi dẫn từ từ qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thì thấy
trong dung dịch xuất hiện kết tủa đen. Lọc lấy kết tủa đó, rửa nhẹ và sấy khô, cân được 0,3585 mg. Hàm
lượng H2S trong không khí của nhà máy trên có vượt q mức cho phép khơng? Giải thích, biết rằng
phản ứng xảy ra hồn tồn.
Câu 8: (1,0 điểm) Ozon là chất khí tập trung chủ yếu ở tầng bình lưu. Tại đây, nó hấp thụ phần lớn các
tia cực tím từ mặt trời – là tia có hại cho phần lớn các sinh vật trên trái đất. Khí ozon tồn tại với một tỉ lệ
nhỏ trong bầu khí quyển. Nó có thể được tạo thành từ khí oxi do sự phóng tĩnh điện, có tia cực tím hoặc
năng lượng điện áp cao. Giải thích tại sao:
a. Sau những cơn mưa có sấm chớp, khơng khí sẽ trong lành hơn?
b. Khi đứng gần những máy photocopy, ta thường ngửi thấy mùi ozon?
-----------HẾT---------Câu 1. (1.5 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

Câu 2. (1.5 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Dung dịch axit sunfuhiđric (H2S) để lâu trong khơng khí.
b) Dẫn khí sunfurơ (SO2) vào dung dịch brom.
Câu 3. (2.0 điểm) Dùng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
Na2SO4, NaCl, Na2S, H2SO4, NaOH.
Viết phương trình hóa học minh họa.



Câu 4. (1.0 điểm) Hãy nêu chất khí gây nên hiện tượng mưa axit và biện pháp để làm giảm lượng chất khí
đó trong khơng khí.
Câu 5. (3.0 điểm) Cho 12 gam hỗn hợp gồm sắt và đồng tác dụng hồn tồn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng
98%, dư thì thu được 5,6 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, điều kiện tiêu chuẩn).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
c) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng, biết dùng dư 25% so với lượng cần thiết.
Câu 6. (1.0 điểm) Sau khi hoà tan 8,45 g oleum A vào nước được dung dịch B. Để trung hoà dung dịch B
cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tìm cơng thức của oleum đó.
Biết Cu=64, Fe=56, S=32, O=16, H=1 (g/mol)
-----------  HẾT  ----------Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh:.......................................................................................................................
Câu 1: (2,0 điểm)
Thực hiện chuỗi phản öùng sau:
FeS H2S S Na2S ZnS ZnSO4
SO2 SO3 H2SO4
Caâu 2: (2,0 điểm)
Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HNO3, KOH,
K2SO4, KCl . Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 3: (2,0 điểm)
Cho cân bằng hoá học:
CO (k) + H2O (k)
CO2 (k) + H2 (k)
∆H < 0
Phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi:
a. Tăng nhiệt độ.
b. Thêm lượng hơi nước vào.
c. Tăng áp suất chung của hệ.
d. Cho thêm chất xúc tác.

Câu 4: (1,0 điểm)
Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng khí X. Dẫn khí X vào
dung dịch CuSO4. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản
ứng xảy ra.
Câu 5: (3,0 điểm)
Cho 8,85 g hỗn hợp bột Zn và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch
H2SO4 98% nóng thu được 4,48 lít khí SO2 thoát ra (đktc).
a/ Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã sử dụng.
c/ Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
d/ Dẫn khí SO2 thu được ở trên vào 200 ml dung dịch KOH 2M. Tính
nồng độ mol muối thu được sau phản ứng, biết thể tích dung dịch
không đổi.
Cho : Zn = 65; Fe = 56; S = 32; O = 16; H = 1
-----------Heát----------


Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn,
giám thị coi thi không giải thích gì thêm
Câu 1. (2 điểm) Hồn thành chuỗi phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
(7)

SO3H2SO4

(5)
(6)
KClO3O2 SO2 S H2S ��� SO2 ��� Na2SO3

Câu 2. (2.5 điểm)
a) Nhận biết các dung dịch trong lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:

NaNO3, CuSO4, NaI, K2S, KBr
b) (X) là hợp chất của lưu huỳnh, (X) có nhiều ứng dụng trong cơng nghiệp như: sản xuất axit sunfuric;
tẩy trắng giấy, bột giấy, tẩy màu dung dịch đường; đôi khi được dùng làm chất bảo quản cho các loại quả sấy
khô như mơ, vả .. do thuộc tính chống nấm mốc. Cho biết tên hóa học và cơng thức phân tử của (X).
Câu 3. (1 điểm) Xét hệ cân bằng sau: 2SO2 (k) + O2 (k)

��

��


2SO3 (k)

Cân bằng trên sẽ chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau? Giải thích.
- Khi tăng thêm nồng độ của khí O2.
- Giảm áp suất chung của hệ.
Câu 4. (2 điểm)
a) Cho 28,8 Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch H2SO4 0,2 M. Tìm giá trị của V.
b) Hấp thụ hồn tồn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch KOH 1M. Tính khối lượng muối tạo
thành.
Câu 5. (1.5 điểm) Cho m gam hỗn hợp hai kim loại Al và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 lỗng
tạo ra 2,688 lít khí H2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp kim loại trên tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 đặc,
nguội thu được 1,344 lít khí SO2 (đktc). Tính m
Câu 6. (1 điểm) Hịa tan hồn tồn 9,6 gam kim loại R trong H 2SO4 đậm đặc dư, đun nóng nhẹ, thu được
dung dịch X và 3,36 lít SO2 (đktc). Xác định kim loại M.
H=1, O=16, Mg=24, Al=27, S=32, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ba=137

Câu 1 (1,5đ): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi điều kiện phản ứng - nếu có):
KClO3 O2 SO2 SO3 H2SO4 CuSO4 BaSO4
Câu 2 (2,0đ): Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:

Na2SO3 , KCl , K2SO4 , H2SO4, NaNO3.
Câu 3:(1,0đ) Cho biết hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) trong các
trường hợp sau:
a) Nhỏ dung dịch HF lên tấm kính thủy tinh.
b) Dẫn từ từ khí SO2 qua dung dịch Brom có màu da cam.
Câu 4 (1,5đ): Viết phương trình phản ứng chứng minh


a) H2S có tính khử mạnh.
b) ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
Câu 5 (1,5đ): Dẫn 6,72 lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch NaOH 2M. Sau
phản ứng thu được muối gì và có khối lượng bao nhiêu?
Câu 6 (2,5đ): Hịa tan hồn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng
(vừa đủ). Sau phản ứng thu được 17,92 lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
b) Dẫn khí SO2 ở trên vào dung dịch KMnO4 10%. Tính khối lượng dung dịch KMnO4 cần dùng để
tác dụng với lượng SO2 trên..
(Cho H = 1; O =16; Na = 23; S = 32; Mg=24; Al=27; K =39; Mn = 55)
HẾT
Họ và tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn.
Câu 1 (2,5 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
S ��
�SO2 ��
�SO3 ��

� H 2SO4 ��
� FeSO4 ��
� FeCl 2

Câu 2 (1 điểm): Viết phương trình chứng minh
a. SO2 có tính oxi hóa
b. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
Câu 3 (1 điểm): Trong công nghiệp, người ta sản xuất vơi sống từ đá vơi (thành phần chính là CaCO3) trong
lị nung. Phương trình phản ứng là
��
� CaO + CO
CaCO3 ��

2

H>0

Các biện pháp kỹ thuật nào sau đây giúp làm tăng hiệu suất của phản ứng?
a. Tăng nhiệt độ
b. Quạt CO2 tạo thành ra khỏi lò
c. Giảm nhiệt độ
d. Lấy bớt lượng CaO tạo thành sau phản ứng
Câu 4 (1,5 điểm)
a. Viết phương trình phản ứng điều chế khí clo từ MnO2 và HCl.
b. Clo là một khí độc, gây kích ứng, làm hư hại, tổn thương (bỏng) các bộ phận cơ thể khi tiếp xúc. Ở phịng
thí nghiệm, trong q trình điều chế khí clo, để đảm bảo an toàn, cần chuẩn bị dung dịch X để hấp thụ lượng
khí clo dư thừa. Em hãy


- Cho biết X là chất gì?

- Viết phương trình hóa học của phản ứng.
Câu 5 (1 điểm): Nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ bị mất nhãn sau đây: KCl, K2SO4,
KBr, K2SO3 (Không cần viết phương trình)
Câu 6 (1 điểm): Hịa tan 2,4 gam một kim loại hóa trị II trong dung dịch H2SO4 lỗng dư, thu được 12 gam
muối. Xác định kim loại.
Câu 7 (2 điểm): Hịa tan hồn tồn 12,1 gam hỗn hợp Fe và Zn trong axit sunfuric đặc nóng dư, thu được
5,6 lít khí SO2.
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
(Biết H=1, O=16, S=32, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Mg=24, Ca=40, Ba=137)

_______HẾT_______

Câu 1 (1,5 điểm):
a) Viết phương trình chứng minh Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn Oxi.
b) Viết phương trình điều chế Oxi trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.
Câu 2 (1 điểm): Đồ vật bằng bạc bị hóa đen trong khơng khí là do phản ứng:
Ag + H2S + O2  Ag2S + H2O
Hãy cân bằng phản ứng oxi hóa khử trên và cho biết vai trò của các chất trong phản ứng?
Câu 3 (2,5 điểm): Cho phản ứng hóa học sau đây đang ở trạng thái cân bằng:
2SO2 (K) + O2 (K)
2SO3 (K)
ΔH < 0
Cân bằng sẽ thay đổi như thế nào khi:
a) Tăng nhiệt độ của bình phản ứng.
b) Tăng áp suất chung của hỗn hợp.
c) Tăng nồng độ khí oxi.
d) Giảm nồng độ khí sunfurơ.
Rút ra kết luận để tối ưu hiệu suất phản ứng?

Câu 4 (2 điểm):
Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng
thu được 11,2 lít khí H2 (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi kim loại.
b) Tính % khối lượng mỗi kim loại.
Câu 5 (3 điểm):
Cho 11,9 gam một hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 đặc nóng 98% thu
được 8,96 lít SO2 (đktc) và dung dịch muối.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại.
b) Tính khối lượng H2SO4 98% đã dùng.


c) Dẫn tồn bộ khí SO2 sinh ra ở trên qua 200 ml dung dịch NaOH 2,5M. Tính khối lượng muối thu
được.
Học sinh không sử dụng tài liệu
Câu 1 (3 điểm):
1. Viết phương trình phản ứng chứng minh (mỗi tính chất 1 phản ứng):
a) Lưu huỳnh có tính khử.
b) Lưu huỳnh đioxit có tính oxi hóa.
c) Lưu huỳnh trioxit là oxit axit.
d) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
2. Bằng phương pháp hóa học phân biệt các chất sau (khơng dùng quỳ tím):
NaCl , HCl , Na2S , KNO3 , Na2SO4
Câu 2 (2 điểm): Viết phương trình thực hiện chuỗi phản ứng sau:
(1)

(2)

(3)


(4)

(5)

FeS2 ��� SO2 ��� H2SO4 ��� KHSO3 ��� K2SO3 ��� SO2
(6)
(7)
(8)
��
� CuSO4 ��
� NaCl ��
� Cl2


Câu 3 (2 điểm):
1. Cho sắt (II) sunfua vào ống nghiệm chứa dung dịch axit sunfuric lỗng. Khí sinh ra dẫn qua dung
dịch nước brom. Nêu hiện tượng và viết các phản ứng xảy ra.
2. Viết phản ứng xảy ra giữa H2SO4 đặc, nóng lần lượt với: C, Mg(OH)2 , Na2CO3 , BaCl2 .
Câu 4 (1 điểm): Trộn 16,8g Fe và 6,4g S sau đó đun nóng thu được hỗn hợp rắn (X). Cho hỗn hợp
rắn (X) vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích của hỗn hợp khí bay ra.
Câu 5 (2 điểm): Hịa tan hồn tồn 12,6g hỗn hợp Mg, Al vào dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được
13,44 lít khí (đktc).
a) Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Nếu cho 25,2g hỗn hợp trên nào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được V lít khí
(đktc). Tính giá trị của V.
Cho: Fe = 56, Mg = 24, Al = 27, H = 1, O = 16, S = 32
Câu 1. (1,5 điểm)
Viết phương trình phản ứng chứng minh:
a) SO2 có tính oxi hóa.
b) H2S có tính khử.

c) H2SO4 có tính axit.
Câu 2. (2,0 điểm)
Hồn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
(1)
( 2)
(3)
( 4)
FeS2   SO2    Na2SO3   SO2    S
Câu 3. (1,0 điểm)
Viết phương trình phản ứng giữa các chất:
� Clorua vôi
a) Cl2 + ? ��
to

� ? + ? + ?
b) KMnO4 ��
Câu 4. (1,5 điểm)
Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
K2SO3, Na2SO4 và KNO3
Câu 5. (1,0 điểm)
Viết phương trình phản ứng điều chế trực tiếp:
a) Từ Cl2 và NaOH điều chế nước Javen.
b) Từ HCl đặc và KMnO4 điều chế khí clo.
Câu 6. (2,0 điểm)
Cho 600 ml một dung dịch có hịa tan 11,7 gam NaCl tác dụng với 200 ml dung dịch có hịa
tan 68 gam AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc.
a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
b) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được
thay đổi khơng đáng kể.
Câu 7. (1,0 điểm)

Cho 12,96 gam kim loại M (hóa trị 1) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu
được 1,344 lít khí SO2 (đktc). Tìm tên kim loại M.


(Cho H=1; N=14; O=16; Na=23; S=32; Cl=35,5; Mg=24; Zn=65; Ag=108)
------------------------- HẾT ------------------------Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm.
Câu 1: (1,5 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
1
2
3
4
� H2S ��
� SO2 ��
� SO3 ��
� H2SO4
FeS ��
5
6

� Na2SO4.
NaHSO3 ��
Câu 2: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:
H2SO4, KOH, BaCl2, K2SO4.
Câu 3: (1,0 điểm) Bổ túc các phương trình phản ứng sau:
a) ? + O3 → ? + O2.
b) SO2 + ? + ? → HBr + ?
c) C + H2SO4 (đặc nóng) → CO2 + ? + ?
d) H2S + ? → PbS + ?
Câu 4: (1,0 điểm) Viết phương trình chứng minh các tính chất sau:
a) Một phương trình chứng minh S thể hiện tính khử

b) Một phương trình chứng minh H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh

��


� 2SO3 (k) H  0 .
Câu 5: (1,0 điểm) Xét hệ cân bằng sau trong bình kín: 2SO2 (k) + O2 (k) ��
Cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau:
a) Giảm nhiệt độ
b) Thêm O2 vào
c) Cho thêm chất xúc tác
d) Giảm áp suất chung của hệ.
Câu 6: (2,0 điểm) Hịa tan hồn toàn 10,8 gam hỗn hợp X chứa Mg, Cu trong dung dịch H 2SO4 đặc
nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
a) Tính % theo khối lượng mỗi chất trong X ?
b) Cho 4,48 lít khí SO2 trên vào 200 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn Z
được m gam chất rắn. Tính m?
Câu 7: (2,0 điểm) Nung nóng một hỗn hợp gồm 19,5 gam bột kẽm và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong
bình kín khơng có khơng khí. Sau phản ứng hồn tồn được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung
dịch HCl dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí. (H=1; O=16; S=32; Na=23; Mg=24; Cu=64;
Zn=65)
a) Tính V ?
b) Cho tồn bộ V lít khí trên hấp thụ hồn tồn vào 250 gam dung dịch CuSO 4 x%, sau phản
ứng kết thúc thu được kết tủa và dung dịch Y chứa CuSO4 với nồng độ là 9,844%. Tính x?

-------Hết------Câu 1(2 điểm): Viết 1 phương trình hóa học chứng minh SO2 thể hiện tính khử. Giải thích.
Câu 2(2 điểm): Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
FeS2SO2 SO3H2SO4CuSO4
Câu 3(2 điểm): Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: Na2SO4, H2SO4, NaCl.
Câu 4(2 điểm): Tính thể tích khí H2 sinh ra (ĐKTC) khi cho 11,2 g Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4

loãng. (Fe =56)
Câu 5(2 điểm): Khi cho 11,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 (đặc,
nóng, dư) thu được dung dịch A và 8,96 lít khí SO2 (đktc).
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X (Al =27, Cu =64).
....................................


...................................................................................................................................................................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS – THPT KHAI MINH

Năm học 2017 – 2018
Mơn KT: HĨA HỌC 10 – Ngày KT:27/4/2018
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1(2 điểm): Viết 1 phương trình hóa học chứng minh:H2SO4 đặc, nóng thể hiện tính oxi hóa mạnh. Giải
thích.
Câu 2 (2 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
(1)

(2)

SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2S → CuS

(3)


(4)

Câu 3 (2 điểm): Nhận biết các lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch sau:K2S, Na2SO4, KBr.
Câu 4(2 điểm): Tính thể tích dung dịch H2SO41,5M (lỗng) để tác dụng hết với 4,8 g Mg. (Mg = 24)
Câu 5(2 điểm): Cho 7,96 gam hỗn hợp gồm nhôm và đồng vào dung dịch axit sunfuric đặc (dư) và đun
nóng thì thu được 7,616 lít khí sunfurơ (đktc) duy nhất. Tính khối lượng mỗi kim loại.(Al =27, Cu =64).
Câu 1: (1.5 điểm)
Hoàn thành chuỗi các phản ứng sau: (cân bằng và ghi rõ điều kiện phản ứng)

axit sufuric

Câu 2: (2.0 điểm)
Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
NaBr, Na2SO4, Ba(NO3)2, NaNO3, Na2S
Câu 3: (1.0 điểm)
Viết phương trình chứng minh:
a. S có tính khử (1pt).
b. H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh với phi kim (1pt).
Câu 4: (1.0 điểm)
Cặp nhiệt độ thủy ngân là vật dụng y tế có mặt ở hầu hết các gia đình có trẻ nhỏ. Thế nhưng sự nguy hiểm của nó thì ít
ai biết đến. Khi cặp nhiệt độ bị vỡ ta làm gì? Bằng phương trình hóa học giải thích hiện tượng trên?
Câu 5: (1.5 điểm)
Cho hấp thụ hồn tồn 4,48 lít khí sunfurơ (đkc) vào bình đựng 300ml dung dịch NaOH 2M.
Xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Câu 6: (3.0 điểm)
Cho 1,26 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Nhôm và Magie vào 100ml dung dịch H 2SO4 đặc nóng thu được 1,344 lít
(đktc) khí sunfurơ (sản phẩm khử duy nhất).
a. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính CM dung dịch axit sunfuric tham gia phản ứng.
c. Nếu cho lượng hỗn hợp X trên đi qua dung dịch H2SO4đặc nguội thì thu được chất rắn S (sản phẩm khử duy

nhất) và m gam muối sunfat.
Tính m?


(Cho biết M: Al= 27, Mg =24, S= 32, O =16, H=1, Na=23)
(Học sinh không được sử dụng Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn)

----- HẾT -----

Họ và tên Học sinh: …………………..……..……….Lớp:…...…SBD:……………..
ĐỀ A:

Câu 1: (2 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau, mỗi dấu � tương ứng với một phương trình phản ứng, ghi
rõ điều kiện xảy ra phản ứng (nếu có):
1

2

3

4

� O2 ��
� SO2 ��
� SO3 ��
� H2SO4
KClO3 ��

5
��


��

6

7

8

� NaHSO3 ��
� Na2SO3
SO2 ��

Câu 2: (2 điểm) Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: H 2SO4,
NaCl, NaNO3, Na2SO4.
Câu 3: (2 điểm)
a. Viết 2 phương trình phản ứng chứng minh H2S có tính khử.
b. Nêu hiện tượng khi cho khí SO2 đến dư vào dung dịch Br2. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4: (1 điểm) Hấp thụ hồn tồn 2,24 lít khí SO2 (đkc) vào 200ml dung dịch KOH 2M thu được dung
dịch X. Cô cạn X được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m.
Câu 5: (2 điểm) Cho 17,2g hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 loãng thu được
10.08 lit khí (đkc).
a.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b. Tính khối lượng muối thu được.
c. Nếu cho 17,2g hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nguội, dư thì sẽ thu được bao nhiêu lít khí
SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) ?
Câu 6: (1 điểm) Hoà tan hoàn toàn 4,05g một kim loại R trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư thu được
5,04 lít khí SO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Tìm R.
Cho biết khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố: H= 1, O = 16, Al = 27, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, N
= 14, Na = 23, K = 39, Cu = 64, Zn = 65, Ca = 40, Ba = 137.

---------------------------------------------------- HẾT----------------------------------------------------

TRƯỜNG THCS VÀ THPT LẠC HỒNG
TỔ HÓA SINH

KIỂM TRA HỌC KỲ II
NH 2017-2018

MƠN:HĨA HỌC LỚP: 10
Thời gian: 45 phút
Ngày: …..
Họ và tên Học sinh: …………………..…….……….Lớp:…...…SBD:……………..


ĐỀ B:

Câu 1: (2 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau, mỗi dấu � tương ứng với một phương trình phản ứng, ghi
rõ điều kiện xảy ra phản ứng (nếu có):
1
3
4
5
6
7
8
� O2 ��
� S ��
� SO2 ��
� NaHSO3 ��
� Na2SO3 ��

� SO2 ��
�S
KClO3 ��

2�
KMnO4
Câu 2: (2 điểm) Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: H 2SO4,
K2CO3, NaNO3, CaCl2.
Câu 3: (2 điểm)
a. Viết 2 phương trình phản ứng chứng minh S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
b. Nêu hiện tượng khi cho khí SO2 đến dư vào dung dịch Br2. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4: (1 điểm) Hấp thụ hồn tồn 4,48 lít khí SO 2 (đkc) vào 300ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung
dịch X. Cô cạn X được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m.
Câu 5: (2 điểm) Cho 22,2g hỗn hợp X gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 loãng thu được
10.08 lit khí (đkc).
a.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b. Tính khối lượng muối thu được.
c. Nếu cho 22,2 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nguội, dư thì sẽ thu được bao nhiêu lít khí
SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) ?
Câu 6: (1 điểm) Hoà tan hoàn toàn 12,8 một kim loại R trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư thu được 4,48
lít khí SO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Tìm R.

Cho biết khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố: H= 1, O = 16, Al = 27, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, N
= 14, Na = 23, K = 39, Cu = 64, Zn = 65, Ca = 40, Ba = 137.
---------------------------------------------------- HẾT----------------------------------------------------

Họ, tên thí sinh: ………………...………….……

Lớp: ………


Số báo danh: …………

Câu 1: (1,5đ) Hồn thành chuỗi phương trình sau, ghi rõ điều kiện (nếu có)
KMnO4  Cl2  NaCl  HCl  SO2  H2SO4  CuSO4
Câu 2: (1,5đ) Viết các phương trình sau, ghi rõ điều kiện (nếu có)
a. chứng minh hidrosunfua có tính khử
e.
Na2S + H2SO4 
b. chứng minh lưu huỳnh đioxit có tính oxi hóa
f.
Đốt Fe trong bình khí oxi
c. Mg + H2SO4 đặc, nóng tạo khí mùi trứng thối
d.
SO2 + dung dịch NaOH tỉ lệ mol 1:1


Câu 3: (1,0đ) Lập bảng nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO3, Na2CO3, BaCl2, K2SO4,
Ca(NO3)2 (Không cần viết phương trình hóa học)
Câu 4: (1,0đ)
a. Để sản xuất vơi sống, người ta nung đá vôi ở nhiệt độ cao. Đá vơi trước khi đưa vào lị nung
phải được nghiền nhỏ đến kích thước dưới 10mm. Cho biết yếu tố nào đã được sử dụng để làm
tăng tốc độ phản ứng nung vôi?
b. Cho phản ứng nung vôi như sau: CaCO3 r
CaOr+CO2 k , H >0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:
- Tăng áp suất
- Tăng nhiệt độ
Câu 5: (1,0đ) Hịa tan hồn tồn 15 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO 3 trong 250 ml dung dịch HCl 2M
vừa đủ, sau phản ứng thu được V lít hỗn hợp khí (đktc). Tính V.
Câu 6: (1,0đ) Cho 20,95 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc,

nóng, lấy dư, sau phản ứng thu được 10,08 lit khí SO 2 (đktc) ( SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S +6 ) .
Tính % khối lượng của Fe trong hỗn hợp.
Câu 7: (1,0đ) Nối cột A và B để hoàn thành một ý đúng
Cột A
Cột B
1. Lưu huỳnh
a. chất trung gian trong quá trình sản xuất axit sunfuric
2. Bari clorua
b. chất rắn, màu vàng, không tan trong nước
3. Hidrosunfua
c. chất rắn, màu trắng, không tan trong nước
4. lưu huỳnh trioxit
d. chất khí, bốc ra từ xác người hoặc động vật
e. tạo kết tủa trắng với axit sunfuric
Câu 8: (1,0đ) Chọn chất thích hợp điền vào chỗ trống trong các chất sau đây:
HClO, O2 , O3 ; NaCl, FeS2, BaSO4 , H2S
(1) ...................... là thành phần chính của quặng pirit sắt.
(2) ...................... là axit yếu, có tính oxi hóa mạnh.
(3) ...................... dùng khử trùng thực phẩm, chữa sâu răng.
(4) ...................... nguyên liệu để sản xuất axit clohidric
Câu 9: (1,0đ) Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ơ nhiễm khơng khí. Tổ
chức y tế thế giới (WHO) quy định: Nếu lượng SO2 trong khơng khí vượt q mức 3.10-5mol/m3 thì coi như
khơng khí bị ơ nhiễm SO2. Tiến hành phân tích 50 lít khơng khí ở thành phố Hồ Chí Minh người ta thấy có
0,012mg SO2. Vậy khơng khí ở đây có bị coi là ô nhiễm khí SO2 hay không? Hãy giải thích.
Cho khối lượng nguyên tử của: Fe = 56; Mg = 24; S = 32; Zn = 65; O = 16; Cl = 35,5; C = 12
HẾT.
Câu 1: (3,0 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)
FeS H2S S SO2 HBr KBrKNO3
Câu 2: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau:
Na2SO4, NaBr, K2SO3, NaNO3

Câu 3:(1,5 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng chứng minh khi:
+ Dẫn khí SO2 qua dung dịch Brom
+ Đốt khí H2S trong khơng khí


Câu 4: (1,0 điểm) Cho 4,8g kim loại M (II) vào dung dịch H2SO4 lỗng thì thu được 24g muối. Hãy
tìm tên kim loại M
Câu 5: (2,5 điểm) Hịa tan 6,3g hỗn hợp Al và Mg vào axit H2SO4 đặc nóng thì thu được 6,72 lít khí
SO2(đktc). Hãy
a) Xác định thành phần % theo khối lượng hỗn hợp
b) Dẫn khí SO2(đktc) ở trên vào 300ml dung dịch KOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành?

Cho biết Al=27, Fe =56, Cu=64, Mg = 24, S=32, K=39, Na=23, O=16, H=1
------- Hết ------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Câu 1. (2,0 điểm) Hồn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
KMnO4  O2  SO2  SO3  H2SO4
Câu 2. (1,0 điểm) Điền vào chỗ trống
a) FeS + HCl → ?

+

?

b) Na2SO3 + H2SO4 → ? + ?

+

?

Câu 3. (2,0 điểm) Nhận biết bốn lọ dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: HCl, Ba(OH) 2,

NaCl, Na2SO4.
Câu 4. (1,0 điểm) Xác định số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong các đơn chất và hợp chất sau:
H2S, S, H2SO3, Na2SO4.
Câu 5: (1,0 điểm) Từ muối ăn và nước hãy viết phương trình phản ứng điều chế khí Clo và nước Javel.
Câu 6. (1,0 điểm)) Cho 1,2 gam Magie tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng (dư). Tính thể tích khí SO2
(đktc) sinh ra và khối lượng muối sau phản ứng?
Câu 7. (1,0 điểm) Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 2M. Tính
khối lượng muối sau phản ứng?
Câu 8. (1,0 điểm) Có nên dùng bình thủy tinh đựng dung dịch axit flohidric hay khơng?
Giải thích bằng phương trình phản ứng.

(Biết rằng: H = 1; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32)



×