Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Gián án thuc vat hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.47 KB, 12 trang )

1.Nêu đặc điểm tổ chức cơ thể, cấu tạo tế bào và sinh sản của tảo?
a. Tổ chức cơ thể :
-Có cấu trúc rất đa dạng : đơn bào, đa bào hay tập đoàn.
-Dù về cấu trúc, hình dạng và màu sắc rất khác nhau nhưng tảo cũng có 1 số
đặc điểm chung như : cơ thể dạng tản, chưa phân hóa thành rễ, thân, lá, vì vậy
còn có tên là tản thực vật ( Thallophyta ), chưa có các loại mô điển hình trong
cấu trúc của tản.
b.Cấu tạo tế bào :
-Vách tế bào cấu tạo bằng xenlulozo & pectin, đôi khi thấm thêm silic ( tảo silic )
hay canci carbonat ( tảo vàng, tảo đỏ ).
-Mỗi tế bào có một nhân, đôi khi có nhiều nhân ( tảo thông tâm ).
-Trong chất nguyên sinh có thể màu ( diệp lục và các chất màu phụ khác ).
-Trong thể màu có những thể nhỏ gọi là hạch tạo bột. Những chất dự trữ khác
ngoài tinh bột có thể là hydrat carbon đặc biệt ở trong hoặc ngoài thể màu.
-Nhiều dạng tảo còn có roi (1, 2 hoặc nhiều ). Các roi này xuất phát từ đầu cùng
của tế bào, có chức năng di chuyển.
-Một số tảo có điểm mắt, là 1 chấm đỏ ở gốc roi, là cơ quan thụ cảm ánh sáng.
-Tảo đơn bào nước ngọt có không bào co bóp.
c.Sinh sản :
+Sinh sản sinh dưỡng :
-Tảo đơn bào : phân đôi tế bào.
-Tảo tập đoàn : 1 số tế bào phân chia nhanh tạo thành những tập đoàn nhỏ bên
trong tập đoàn mẹ ( volvox ).
-Tảo dạng sợi : đứt đoạn, gọi là tảo đoạn.
+Sinh sản vô tính :
Hình thành các bào tử chuyên hóa, có roi ( bào tử động ) hay không có roi ( bào
tử bất động ). Các bào tử được hình thành trong túi bào tử. Về sau, các bào tử
nảy mầm thành tảo mới.
+Sinh sản hữu tính :
Thực hiện bằng sự kết hợp của những tế bào chuyên hóa gọi là giao tử.
-Giao tử được hình thành trong các túi giao tử đơn bào. Tùy theo mức độ giống


nhau hay khác nhau của các giao tử mà phân biệt 3 hình thức sinh sản hữu
tính : đẳng giao, dị giao và noãn giao.
-Ngoài ra, 1 số tản còn có quá trình sinh sản hữu tính đặc biệt theo lối tiếp hợp
giữa 2 tế bào sinh dưỡng, không tạo thành giao tử ( vd : tảo xoắn ).
-Một số tảo xen kẽ thế hệ trong quá trình sống. Sự xen kẽ thế hệ có thể là đẳng
hình hay dị hình.
2.Lập bảng so sánh đặc điểm cấu tạo các ngành tảo ( silic, lục, nâu, đỏ ) về
tổ chức cơ thể, cấu tạo vách, diệp lục, sắc tố khác, chất dự trữ và phân bố.
Tảo silic Tảo lục Tảo nâu Tảo đỏ
Tổ
chức

thể
-Đơn bào hay
tập đoàn.
-Đơn bào, tập
đoàn hay đa bào.
-Hình sợi đơn,
phân nhánh hay
bản mỏng, có khi
là khối cộng bào
nhiều nhân.
-Đa bào.
-Hình sợi hay
bản.
-Phân nhánh
thành rễ giả, thân
giả và lá giả.
-Hình thành các
-Hình bản

dẹp, sợi.
-Phân nhánh.
-Gốc bám 1
chỗ nhờ rễ
giả.
mô sơ khai :
đồng hóa, dự trữ,
mô cơ, mô dẫn.
Cấu
tạo
vách
Pectin, phía
ngoài thấm
thêm silic ( làm
vỏ cứng )
Xenlulo, pectin
hóa nhày.
Xenlulo, bên
ngàoi hóa nhày
hoặc thấm thêm
pectin, các acid
alginat.
Xenlulo, phía
ngoài có agar
agar bao bọc
hay thấm
thêm canxi
carbonat.
Diệp
lục &

sắc
tố
khác
-Diệp lục a&c.
-Diatomin &
xantophyll màu
vàng ( tảo silic
màu vàng lục ).
-Không có hạch
tạo bột.
-Diệp lục a&b.
-Caroten,
xantophyll.
-Có hạch tạo bột
không màu.
-Diệp lục a&c.
-Carotinoit và
fucoxantin màu
xanh sẫm ( đặc
trưng ).
-Diệp lục a&d.
-Phycocyan
( xanh ) &
phycoerythrin
( hồng ).
Chất
dự
trữ
Là các giọt dầu,
không có tinh

bột.
Là tinh bột, đội
khi là các giọt
dầu.
Các loại đường
glucozo, manit
hoặc laminarin,
đôi khi là các giọt
dầu.
Là amy
lodextrin giống
tinh bột.
Phân
bố
-Nước ngọt,
nước mặn hay
nước lợ ( trôi
nổi hay ở đáy )
-Trên đất, đá.
-Gây hiện tượng
nước nở hoa.
-Nơi có ánh sáng,
chủ yếu ở nước
ngọt, 1 số trong
nước mặn và đất
ẩm,
-Bờ cây hoặc
vách đá ẩm.
-Nước mặn.
-Tảng đá ngoài

bờ biển.
-Nước mặn,
mục nước
khoảng 200m.
3.Vai trò của tảo?
-Tạo nên nguồn thức ăn phong phú cho các động vật nhỏ, đặc biệt là cá.
-Tảo là những thành viên đầu tiên trong loạt chuỗi thức ăn của các sinh vật ở
nước.
-Tảo quang hợp thải oxy và hút carbonic.
-Là đội quân tiên phong sống ở vùng núi cao, cằn cỗi,mở đường cho các thực
vật khác đến định cư.
-Tảo silic lắng xuống đáy tạo lớp diatomit mịn, dùng làm chất lóc, chất cách
nhiệt, cách âm, chế cốt mìn,đánh bóng kim loại.
-Trong công nghiệp : làm giấy, chế keo, hồ giấy,hồ vải, tơ nhân tảo, là nguồn
nguyên liệu cung cấp brom, iot, natri, kali, algin & alginat.
-Trong nông nghiệp : phân bón, thức ăn cho gia súc và cho người.
-Trong y học : làm thuốc.
-Một số tạo đơn bào, đa bào hay tập đoàn sống trôi nổi, sinh sản quá nhiều gây
hiện tượng nước nở hoa, ảnh hưởng đến động vật trong nước.
-Một số tảo sống ở ruộng lúa gây hai cho lúa.
4.Nêu đặc điểm phân biệt hình thái và mức độ phát triển của thể giao tử và
thể bào tử ở rêu, quyết và hạt trần.
a. Rêu :
Cây rêu ♂ túi tinh tinh trùng
hợp tử phôi thể mang túi
Cây rêu ♀ túi noãn noãn cầu
sợi sơ cấp bào tử
b. Quyết ( dương xỉ ) :
Cây dương xỉ ổ bào tử túi bào tử bào tử nguyên tản lưỡng tính
tinh trùng túi tinh

Phôi hợp tử
noãn cầu túi noãn
c. Hạt trần ( thông ) :
nón ♂ lá bào tử nhỏ túi bào tử nhỏ hạt phấn
Cây thông
nón ♀ lá bào tử lớn túi bào tử lớn
noãn cầu nguyên tản ♀ ( nội nhũ )
phôi hợp tử
tinh tử nguyên tản ♂
Rêu Quyết Hạt trần
-Thể giao tử : cây rêu
(thân, lá, rể giả ).
-Thể bào tử : thể mang
túi ( chân, cuống, túi bào
tử ).
-Thể giao tử : nguyên
tản.
-Thể bào tử : cây dương
xỉ.
-Thể giao tử : nguyên tản
♂ nguyên tản ♀( nội
nhũ ).
-Thể bào tử : cây thông.
Qua chu trình sinh sản ta thấy hướng tiến hóa là sự giảm dần của thể giao tử và
thể bào tử ngày càng phát triển.
5. Đặc điểm chung của ngành Hạt trần.Phân loại cho đến lớp.
a. Đặc điểm chung :
-Noãn phát triển thành hạt nằm bên trong túi noãn mở ( quan trọng nhất ).
-Lá bào tử bé tập hợp thành nón đực và lá bào tử lớn tập hợp thành nón cái.
-Sự phát triển của thể giao tử cái ( nội nhũ ), sự thụ tinh xảy ra bên torng noãn.

-Hợp tử phát triễn thành phôi bên trong hạt.
-Thể bào tử non phát triển trong túi bào tử lớn ( noãn )
-Thể giao tử đực phát triển bên trong túi bào tử nhỏ.
-Sự thụ tinh hầu hết không cần nước.
-Thể bào tử chiếm ưu thế tuyệt đối.
-Ngành hạt trần gồm những cây thân gỗ, có cấu tạo thứ cấp nhưng chưa có
mạch thông, gỗ chỉ có quả bào núm, chưa có sợi gỗ và mô mềm gỗ.
b. Hạt trần có 6 lớp :
-Lớp dương xỉ có hạt.
-Lớp tuế.
-Lớp á tuế
-Lớp lá quạt.
-Lớp thông.
-Lớp dây gắm.
6. Viết chu trình sinh sản của tuế và thông. So sánh sự tiến hóa giữa 2 lớp.
a. Chu trình sinh sản :
-Tuế:
Cây tuế ♂ nón ♂ lá btử bé túi btử bé hạt phấn nguyên tản ♂ tinh trùng
Cây tuế ♀ nón ♀ lá noãn noãn nội nhũ ( ngtản ♀ ) noãn cầu
phôi hợp tử
-Thông:
nón lá bào tử lớn túi bào tử lớn hạt phấn
Cây phôi
nón lá bào tử nhỏ túi bào tử bé thể giao tử non
hạt hạt phôi
b. Sự tiến hóa :
Tuế Thông
-Hạt phấn không có túi khí
-Tinh trùng có roi và sự thụ tinh cần
nước, nhưng nước do chính phôi tâm

dung giải thành,không phải nước của
môi trường ngoài.
-Hạt phấn có túi khí ( giúp phát tán hạt
phấn đi xa )
-Tinh trùng không roi ( tinh tử ), sự thụ
tinh không cần nước. Ống phấn được
hình thành từ tế bào ống có nhiệm vụ
đưa tinh tử và thụ tinh với noãn bào.
7.Đặc điểm chung của hạt kín. Hạt kín tiến hóa hơn hạt trần ở điểm nào?
a.Đặc điểm ngành hạt kín:
-Ngành hạt kín: hạt được giấu kín trong quả, hạt phát triển từ noãn nằm trong lá
noãn đã khép kín (bầu, nhụy). hoa là cơ quan sinh sản của hạt kín tương đương
với nón ở hạt trần, noãn được phát triển và bảo vệ trong bầu là ưu thế của thực
vật hạt kín so với thực vật hạt trần.
- Sau khi thụ tinh bầu phát triển thành quả chứa hạt ở bên trong. Sự xuất hiện
của hao, quả biểu hện sự thích nghi cao độ của thực vật hạt kín đối với việc bảo
vệ và phát triển nòi giống.
- Trong chu trình sống, thể giao tử giảm đến mức tối đa, thể giao tử đực còn lại
hai tế bào giữa hai tinh trùng không roi, giao tử cái là túi phôi 8 nhân. ở đây
không có túi noãn mà noãn bào phát triển ngay trên túi phôi.
- Ở thực vật có sự thụ tinh kép, một tinh tử kết hợp với noãn bào tạo thành hợp
tử rồi phát triển thành phôi. Tinh tử thứ 2 kết hợp với nhân thứ cấp tạo thành tế
bào nội nhũ tam bội. nội nhủ được hình thành sau quá trình thụ tinh mang yếu tố
di truyền của cả bố và mẹ khiến cho nó có giá trị cao, là nguồn thức ăn tốt cho
phôi. Cơ quan dinh dưỡng rất đa dạng về hình thái, thích nghi với điều kiện khác
nhau của môi trường, hệ thống dẫn cũng tiến hóa.
- Có mạch thông dẫn nhựa và sợi gỗ nâng đỡ cây (ở hạt trần chỉ có quản bào
hình núm) vừa có chức năng dẫn truyền vừa có chức năng nâng đỡ. Nhờ có
nhụy, quả, sự thụ tinh kép, hệ thống dẫn nhựa hoàn thiện. cây hạt kín trở thành
thực vật bậc cao hoàn thiện nhất thích nghi với điều kiện sinh tồn, tính thích ứng

đó biểu hiện ở chỗ số lượng loài của thực vật hạt kín vượt hẳn so với các ngành
khác và đó là nhóm cây dang thống trị các thực vật trên trái đất. chúng mọc
được ở tất cả các vùng địa kí khác nhau trong điều kiện khí hậu khác nhau.
b.Hạt kín tiến hóa hơn hạt trần:
8.Đặc điểm bộ Ngọc lan. Qua đặc điểm họ Ngọc lan & họ Na chứng minh
Ngọc lan là bộ kém tiến hóa nhất trong hạt kín ?
a.Đặc điểm họ Ngọc lan :
-Ngọc lan là bộ thấp nhất trong phân lớp, cây thân gỗ hay dây leo gỗ. Trong bộ
nhiều bộ rất nguyên thủy về cấu tạo gỗ và cấu tạo hoa. Gỗ chưa có mạch thông,
lá noãn chưa khép kín hoàn toàn, chưa có đầu nhụy và vòi nhụy rõ rệt, chưa
phân biệt rõ chỉ nhị và bao phấn (chỉ nhị hình bản rộng).
b.Học Na và họ Ngọc lan :
Họ Ngọc lan (Magnoliaceae) :
_ Cây gỗ lớn, lá đơn nguyên, mọc cách, lá kèm lớn hình búp bao lấy chồi, thân
có tế bào tiết mùi thơm.
_ Hoa to, mọc đơn độc, lưỡng tính.
_ Đế hoa lồi, dài, bao hoa chưa phân hóa đài và tràng.
_ Nhị và lá noãn nhiều, rời, các lá noãn thường xếp xoắn trên phần kéo dài của
đế hoa, chỉ nhị và vì nhụy chưa phân hóa rõ.
_ Quả kép, hạt có nội nhũ trơn, nhẵn.
_ Công thức hoa : *P
4+4+4
A

G

Họ Na (Annonaceae) :
_ Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, lá đơn nguyên, mọc cách, không có lá kèm, lá
thường có lông.
_ Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc. Dài có 3 cánh rời, đôi khi dính lại ở gốc. Tràng

có 6 cánh hoa xếp thành 2 vòng.
_ Nhị nhiều, xếp xoắn, chỉ nhị ngắn.
_ Lá noãn rời xếp xoắn.
_ Quả do những lá noãn riêng rẽ, mọng nước, thường không mở hợp lại với
nhau.
_ Hạt có phôi nhỏ, nội nhũ lớn và xếp nếp.
_ Công thức hoa: *K
3
C
3
+
3
A

G

HẠT TRẦN HẠT KÍN
_ Thân: gỗ, không có thân cỏ
_Gỗ chưa co mạch thông, chưa có sợi
gỗ và mô mềm gỗ (chỉ có quản bào
núm).
_ Lá hình lông chim, hình kim, vảy…lá
mọc tập trung ở đỉnh.
_ Hạt do noãn phát triển thành, noãn
nằm trên các lá noãn nở hoặc nằm trên
ngọn của chồi.
_ Cơ quan sinh sản là nón.
_ Sự thụ tinh không cần nước, tinh
trùng không có roi được đưa đến túi
noãn nhờ ống phấn.

_ Thân : gỗ.
_ Có mạch thông dẫn nhựa và sợi gỗ → nâng
đỡ cây.
_ Lá : đơn, kép, đơn thứ sinh, gân lông chim,
gân hình cung, hình mạng. Lá mọc cách, đối,
mọc vòng.
_ Hạt phát triển từ noãn nằm trong lá noãn
khép kín (bầu nhụy), noãn được bảo vệ và
phát triển trong bầu.
_ Cơ quan sinh sản : hoa.
_ Sự thụ tinh kép : 1 tinh tử + 1 noãn bào →
hợp tử → phôi. Tinh tử 2 + nhân thứ cấp →
tế bào nội nhũ tam bội.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×