Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ THỊ ĐẾ
TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN
(1986 - 2010)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Thái Nguyên, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ THỊ ĐẾ
TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN
(1986 - 2010)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên
Thái Nguyên, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu đề tài Tổ chức xã hội và tín
ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 – 2010) dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Đàm Thị Uyên là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu
của người khác đều trích dẫn rõ ràng. Những tư liệu không có trích dẫn là do tác
giả trực tiếp sưu tầm trong quá trình sưu tầm tài liệu tại địa phương.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả
Hà Thị Đế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC KẠN 6
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 6
1.2. Bắc Kạn qua các thời kì lịch sử 12
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Dao ở Bắc Kạn 16
1.3.1. Các thành phần dân tộc 16
1.3.2. Dân tộc Dao ở Bắc Kạn 18
1.4. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của người Dao Bắc Kạn 25
Chương 2. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN 30
2.1. Tổ chức làng, bản 30
2.1.1. Tên gọi và hình thức tụ cư 30
2.1.2. Bộ máy quản lý của thôn, bản 33
2.2. Mối quan hệ cộng đồng thôn, bản, quan hệ dân tộc 36
2.2.1. Mối quan hệ cộng đồng thôn, bản 36
2.2.2. Mối quan hệ dân tộc 38
2.3. Tổ chức gia đình và dòng họ 40
2.3.1. Tổ chức gia đình 40
2.3.2. Tổ chức dòng họ 45
2.4. Luật tục với việc điều hành xã hội 52
2.4.1. Quy định về sử dụng đất 53
2.4.2. Quy định về quản lý, bảo vệ rừng và nguồn nước 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
2.4.4. Một số quy định trong hôn nhân và ma chay 55
Chương 3. TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN 59
3.1. Tín ngưỡng dân gian 59
3.1.1. Cơ sở hình thành đời sống tín ngưỡng tâm linh 59
3.1.2. Tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp 62
3.1.3. Thờ cúng tổ tiên và Bàn Vương 66
3.1.4. Tết nhảy 70
3.1.5. Một số nghi lễ trong việc tổ chức tang ma, cưới hỏi và các hoạt
động văn hoá tinh thần 71
3.2. Tôn giáo 73
3.3. Tục cấp sắc 76
3.3.1. Một số đặc điểm trong lễ cấp sắc 77
3.3.2. Vài nét về tiến trình của lễ cấp sắc 78
3.3.3. Lễ cấp sắc và bản sắc văn hoá Dao 83
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong đại gia đình 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Dao có
số dân đông thứ chín. Bắc Kạn là một trong những tỉnh có nhiều người Dao
sinh sống nhất, có 51.801 người, chiếm trên 17,6% dân số toàn tỉnh, chỉ đứng
thứ hai sau dân tộc Tày. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, dân
tộc Dao cùng với các dân tộc thiểu số anh em khác đã có những đóng góp
quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa của tỉnh
Bắc Kạn.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh mở cửa hiện nay của cơ chế thị trường,
nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Việc
nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao là điều
cần thiết, ngoài ý nghĩa chính trị, xã hội còn mang đậm tính nhân văn bởi nó
đi sâu vào việc nêu cao các giá trị vốn có trong bản sắc văn hóa của người
Dao, đồng thời góp phần tôn vinh, gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa của
người Dao nói riêng và cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Tìm hiểu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở
Bắc Kạn cũng là điều cần thiết để thấy rằng lịch sử phát triển của người Dao
gắn liền với lịch sử dân tộc, vai trò vị trí của người Dao Bắc Kạn cũng là một
bộ phận quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần bảo tồn
những giá trị văn hoá truyền thống thực hiện mục tiêu “phát huy mạnh mẽ
tính đa dạng bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm phong phú thêm
nền văn hoá chung của cả nước” như Nghị quyết Trung ương V khoá VIII
của Đảng đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nước, đồng thời vận dụng làm cơ
sở cho việc thực hiện đường lối chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng.
Là một người con của tỉnh Bắc Kạn, lại đang làm công tác giảng dạy tại
trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, ngôi trường giành cho con em các
dân tộc thiểu số ở 19 tỉnh, thành phía Bắc, việc tìm hiểu về tổ chức xã hội và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao còn có ý nghĩa thiết thực lâu dài đối với
bản thân chúng tôi, giúp chúng tôi hiểu thêm về cuộc sống con người và nền
văn hóa của đồng bào Dao, thêm gần gũi và gắn bó với học trò miền núi, từ
đó bản thân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy
của mình.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn Tổ chức xã hội và tín
ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 – 2010) làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình với hi vọng góp phần gìn giữ và bảo vệ những bản sắc
truyền thống vốn có của người Dao ở Bắc Kạn nói riêng và dân tộc Dao nói
chung. Trên cơ sở gìn giữ và phát huy nền văn hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương trong sự nghiệp chung của dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Dao
của nhiều tập thể và cá nhân. Vì vậy, khi nghiên cứu về đề tài này chúng tôi
đã được tiếp cận một số các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều góc
độ khác nhau như:
- Cuốn sách Người Dao ở Việt Nam (1971) – nhiều tác giả. Tác phẩm
đã giới thiệu những đặc điểm về nguồn gốc lịch sử cũng như đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của người Dao.
- Cuốn sách Tập tục chu kì đời người của các tộc người ngôn ngữ
Mông – Dao ở Việt Nam (2002) do Đỗ Đức Lợi (chủ biên). Tác phẩm đề cập
khái quát về các tộc người nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở nước ta và các tập
tục trong chu kì đời người.
- Tác phẩm Văn hóa truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở
Tuyên Quang (2003) – Ninh Văn Độ (chủ biên). Các tác giả đã giới thiệu về
những phong tục tập quán và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các
dân tộc ở Tuyên Quang, trong đó có dân tộc Dao.
- Cuốn Các dân tộc ở Bắc Kạn (2003) của nhiều tác giả. Cuốn sách giới
thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, về địa lí nhân văn và mọi khía cạnh của
đời sống của các dân tộc thuộc các nhóm ngôn ngữ ở Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
- Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004) của
nhiều tác giả. Các tác giả đã trình bày tương đối chi tiết về lịch sử phát triển
của tỉnh Bắc Kạn, về điều kiện tự nhiên, về cư dân và bản sắc văn hóa truyền
thống vật thể và phi vật thể của các dân tộc nơi đây.
- Cuối cùng là tác phẩm Người Dao ở Việt Nam (2007) do Vũ Quốc
Khánh (chủ biên). Đây là cuốn sách ảnh được biên soạn bằng hai thứ tiếng
Việt – Anh. Những bức ảnh, những bài viết ngắn gọn trong cuốn sách thể hiện
một cách khá chân thực các mặt của đời sống cùng những nét văn hóa đặc sắc
của đồng bào dân tộc Dao trên nhiều vùng khác nhau trong cả nước.
Tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến nhiều
vấn đề như về lịch sử tộc người, về tổ chức xã hội cũng như về đời sống
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc Dao. Nhưng có thể nói, cho
đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu tìm hiểu Tổ chức xã hội
và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 – 2010). Chính vì
vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, để hoàn
thành được đề tài này, các công trình nghiên cứu trên là tài liệu quý giá để
chúng tôi tham khảo và có một góc nhìn sâu sắc, toàn diện các vấn đề nghiên
cứu.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm tìm hiểu
về lịch sử địa phương mình, đồng thời góp phần phản ánh một cách chân thực
về lịch sử hình thành, tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao,
góp phần bảo tồn, phát triển những nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Dao ở
địa phương, và bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình
giảng dạy và nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn gốc dân tộc, tổ chức xã hội và tín
ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức xã hội và
tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao trong thời gian từ năm 1986 đến năm
2010, với không gian nghiên cứu là tỉnh Bắc Kạn.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu:
Tư liệu thành văn: bao gồm các tác phẩm nghiên cứu của các học giả
đã công bố và xuất bản, tạp chí dân tộc học, các đề tài nghiên cứu khoa học
cũng là nguồn tư liệu để chúng tôi kế thừa và sử dụng cho đề tài.
Tư liệu điền dã: trong quá trình đi thực tế tại địa phương, tiếp xúc với
các nhân mối để khai thác nguồn tư liệu. Đó là các thầy cúng, các bậc cao
niên dân tộc Dao. Trên cơ sở đó, cùng với những tài liệu thành văn, chúng tôi
có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp khai thác tư liệu
thành văn với phương pháp điền dã dân tộc học. Ngoài ra còn có sự kết hợp
với các phương pháp khác như so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về tổ chức
xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn. Dựa trên nguồn tư
liệu có thể khai thác được, đề tài bước đầu khôi phục được bức tranh về tổ
chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở địa phương.
Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho quá trình giảng dạy và học tập bộ
môn lịch sử địa phương, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao nói riêng và các dân
tộc thiểu số ở Bắc Kạn nói chung.
6. Bố cục của đề tài: Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận thì phần nội dung
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Bắc Kạn
Chương 2: Tổ chức xã hội của người Dao ở Bắc Kạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chương 3: Tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn
Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục, mục lục và tài liệu tham khảo, bản
đồ ảnh minh hoạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC KẠN
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc
Bắc Bộ Việt Nam, trong hệ tọa độ từ 21°,48' đến 22°,44' Bắc, từ 105°,26' đến
106°,14' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông – Đông Nam
giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Tây – Tây Nam
giáp tỉnh Tuyên Quang [15,tr.23].
Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục
quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm
năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành hai phần bằng
nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng
giao lưu với tỉnh Cao bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh
Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở
phía Nam.
Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao. Độ
cao trung bình so với mặt biển là 500 mét. Điểm cao nhất là đỉnh Phja Dạ -
1640 mét, điểm trung bình ở Thị xã Bắc Kạn là 200 mét, điểm thấp nhất ở xã
Quảng Chu, huyện Chợ Mới là 80 mét.
Nhìn toàn cảnh, lãnh thổ Bắc Kạn nằm ở khu vực hai cánh cung là cánh
cung sông Gâm ở phía Tây và cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông, làm cho
bình độ Bắc Kạn cao hơn các tỉnh lân cận (Lạng Sơn, Tuyên Quang). Xen vào
giữa hệ thống hai cánh cung ấy là các nếp lõm tạo thành thung lũng lưu vực
các con sông lớn như sông Cầu, sông Năng. Các thung lũng ấy cũng là các
trung tâm cư dân và vựa lúa của tỉnh Bắc Kạn [15,tr.23,24]
Địa hình đồi núi Bắc Kạn từ Tây sang Đông nổi bật lên trước hết là
cánh cung sông Gâm. Cánh cung này kéo dài từ Phja Dạ thuộc huyện Pác
Nặm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam về phía Đông sông Gâm xuống các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
huyện Ba Bể, Bạch Thông rồi đến huyện Chợ Đồn. Đây là hệ thống gồm các
ngọn núi đá, núi đất xen kẽ nhau khá phức tạp. Nổi bật lên là hai dãy tiêu
biểu: Phja Dạ và Phja Bjoóc.
Phja Dạ nay thuộc xã Nhạn Môn huyện Pác Nặm, cấu tạo bằng đá vôi,
điểm cao nhất 1640 mét, trên đỉnh hầu như quanh năm mây mù bao phủ. Dãy
núi Phja Bjoóc có độ cao trung bình khoảng 1000 mét, đỉnh cao nhất 1502
mét ở giữa 3 xã Mỹ Phương, Vi Hương và Đồng Phúc. Cấu tạo địa chất dãy
núi Phja Bjoóc khá phức tạp – núi đất xen kẽ đá vôi, đá phiến thạch anh, đá
granít… Do ở độ cao, khí hậu mát và ẩm nên Phja Bjoóc có nhiều loài thực
vật quý như sâm nam, hồng sâm, nấm hương, đặc biệt là chè tuyết.
Địa hình phiá Đông là cánh cung Ngân Sơn, độ dài khoảng 140 km từ
Nặm Kép, Phja Uắc – Nguyên Bình – Cao Bằng xuống Ngân Sơn – Na Rì.
Cánh cung Ngân Sơn là là hệ thống núi có độ cao trung bình gần 1000 mét,
trên đó có nhiều đỉnh cao hơn 1000 mét.
Ngoài ra ở Bắc Kạn còn có núi Linh Quang: Ở cách huyện Cảm Hoá 62
dặm về phía bắc, hình thế quanh co chỗ cao chỗ thấp như bức tường thành.
Trên núi có lỗ thông thiên, dưới núi có suối chứa nước. Trong núi có hai cái
hang, một là hang Đầu Nam và một là hang Đầu Bắc, trong hang có thạch
nhũ, phong cảnh cũng đẹp [24, tr.67.]
Núi Yên Đĩnh: ở cách châu Bạch Thông 74 dặm về phía đông. Trong
dãy núi có nhiều ngọn cao chót vót, xanh om. Tương truyền, sau khi nhà Lê
trung hưng, nhà Mạc thua chạy, đóng quân ở núi này, binh sĩ nhiều người đeo
quýt đi để ăn, vì thế nên sau quýt núi thành rừng, những đêm thanh vắng
người ta thường thấy trong núi có tiếng ồn ào như tiếng người, tiếng ngựa và
chiêng trống, có vẻ hiển linh nên dân địa phương lập đền thờ [24, tr.68].
Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích lãnh thổ, là
môi trường thuận lợi cho thảm thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát
triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Bắc Kạn. Nó còn có ý nghĩa lớn
về khoa học, bảo vệ môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu chi phối và ở vị trí giao thoa
giữa các luồng di cư thực vật đã làm cho hệ thực vật, các thảm rừng ở Bắc
Kạn nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung rất phong phú về chủng loại. Sơ bộ
cho thấy trên địa bàn Bắc Kạn có tới 826 loài thực vật, trong đó có hơn 300 loài
thân gỗ, hàng trăm loài cây thuốc, hơn 50 loài nằm trong sách đỏ [19,tr.36].
Bắc Kạn còn có những khu rừng nguyên sinh, một di sản thiên nhiên
quý giá. Đó là vườn Quốc gia Ba Bể với trên 400 loài thực vật và gần 30 loài
động vật. Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ lưu giữ nhiều nguồn gen thực vật
quý hiếm. Trên các đỉnh núi trung bình, núi đá vôi có nhiều loài cây thân
cứng, sinh trưởng chậm, tuổi đến hàng trăm năm như: trai, đinh, nghiến, lác,
chò, thông đỏ
Với chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháp tích cực của địa
phương, Bắc Kạn từ những năm 1990 trở lại đây đã phục sinh rừng tự nhiên,
kết hợp trồng mới, tạo độ che phủ lên hơn 50%. Điều đó không những có tác
dụng chống xói mòn đất bề mặt, mà vàh đai rừng phòng hộ đầu nguồn đã
khống chế phần nào lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng cung cấp nguồn
nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp giấy, vật tư xây dựng, rừng nguyên
sinh là trung tâm bảo tồn gien thực vật, nơi nghiên cứu khoa học sinh thái.
Ở Bắc Kạn hiện nay có các kiểu rừng như: Rừng nhiệt đới thường
xanh, mưa ẩm, trên núi thấp (dưới 700m) phân bố rộng rãi trên địa bàn, gồm
nhiều loài cây rậm rạp, nhiều tầng lớp xen kẽ, cả cây ưa ánh nắng cao hàng
chục mét, tầng giữa tán rộng, dưới là cây bụi, loài dây leo kéo qua các tầng.
Kiểu rừng này nếu trên núi đá vôi, thường là cây thân gỗ cứng, rễ cắm sâu
vào các kẽ đá, sinh trưởng chậm với nhiều loại gỗ quý như nghiến, trai
Rừng nhiệt đới trên núi trung bình (700 – 1.200m). Sinh thái kiểu rừng này
cũng tương tự kiểu trên núi thấp, nhưng về mùa đông, một số cây lá rộng xen
kẽ có rụng lá. Vì địa hình hiểm trở, nên rừng tự nhiên còn giữ được tỉ lệ khá.
Rừng á nhiệt đới thường xanh và ẩm trên núi cao (trên 1.200m). Kiểu
rừng này càng lên cao, tỉ lệ cây á nhiệt đới càng chiếm tỉ lệ lớn hơn, nhiều cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
khẳng khiu, rụng lá mùa đông. Trên đỉnh cao thuộc các cánh cung sông Gâm,
Ngân Sơn đã pha lẫn các loài thân thảo, tạo lớp thảm mùn dày và các khóm
trúc lùn.
Rừng trồng do phát cây tự nhiên để trồng hoàn toàn mới từ cây non
ươm, nhân giống tạo thành rừng thuần nhân tạo theo mục đích sử dụng. Kiểu
rừng này phát triển mạnh trên những núi thấp, sườn núi trung bình chủ yếu do
các lâm trường hoặc gia đình trồng, chăm sóc gồm những loài lấy nguyên liệu
giấy, vật liệu xây dựng, làm gỗ gia dụng, cây phủ xanh chống xói mòn, cả cây
công nghiệp lâu năm, cây ăn quả
Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn, vì thế
Bắc Kạn là nơi khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và
chảy theo những hướng khác nhau, trong đó sông Cầu là con sông dài nhất,
đoạn trong nội địa Bắc Kạn dài khoảng 103 km, do hai nhánh chính là là sông
Nặm Ún bắt nguồn từ Phương Viên - Chợ Đồn và Nặm Cắt bắt nguồn từ Đôn
Phong - Bạch Thông, tất cả đều xuất phát từ Đông Nam dãy Phja Bjoóc hợp
lại ở Pác Cáp.
Sông Cầu có vai trò lớn trong đời sống cư dân. Đó là nguồn cung cấp
nước canh tác cho nông – lâm ngiệp, cho các cơ sở công nghiệp, nước sinh
hoạt của cư dân và có vị trí giao thông đường thuỷ chính yếu của tỉnh. Trong
kháng chiến chống Pháp, sông Cầu đóng vai trò vận tải gạo, muối và nhiều
vật dụng khác từ miền xuôi lên đến bến Chợ Mới, bến Duộc bằng các thuyền
ván lớn nhỏ. Trong hoà bình lại vận chuyển che, nứa, gỗ… từ Bắc Kạn về xuôi.
Sông Năng là con sông có độ dài thứ hai sau sông Cầu bắt nguồn từ
Phja Dạ và Phja Uắc, chảy qua địa giới huyện Pác Nặm, Ba Bể. Sông Năng
dài 87 km, lưu vực rộng 890 km², lưu lượng nước trung bình hàng năm 42
m²/giây, lớn hơn cả sông Cầu [15,tr.28]. Dọc hai bên bờ sông là các bãi phù
sa đặc biệt màu mỡ. Đoạn giữa về hạ lưu, sông chảy luồn qua Động Puông
vào cuối hồ Ba Bể rồi đổ xuống thác Đầu Đẳng, hợp với sông Gâm ở Tuyên
Quang. Thuỷ sản sông Năng xưa rất dồi dào, từ dòng chính đến các chi lưu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
đều rất nhiều tôm, cá. Sông Năng còn đóng vai trò vận tải hàng hoá từ Chợ Rã
thông thương với hồ Ba Bể.
Ngoài hai con sông nói trên, ở Bắc Kạn còn có các sông như sông Bắc
Giang (nhân dân địa phương gọi là tả Lương Thượng) ở Na Rì, độ dài nội tỉnh
65 km. Đây là con sông lớn thứ ba của Bắc Kạn. Sông Bắc Giang bắt nguồn
từ Vân Tùng – Ngân Sơn, qua Thượng Quan xuống Lương Thượng theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam gặp sông Na Rì từ Liêm Thuỷ, Xuân Dương
chảy ra Pác Cáp, rồi qua Bình Gia – Lạng Sơn sang Trung Quốc [12,tr.29].
sông Na Rì – Lương Thượng làm ẩm mát thêm huyện Na Rì vốn có phần khô
hanh. Sông này còn là nguồn cá, nguồn vàng sa khoáng. Dọc hai bên sông,
suối là các cánh đồng lúa khá tốt tươi. Nguồn thuỷ sản có nhiều loài cá quý
như anh vũ, chày đất, chép
Sông tiểu Phó Đáy gồm hai nhánh bắt nguồn từ hai xã Ngọc Phái và
Đại Sảo, chảy qua xã Bình Trung, (Chợ Đồn) trong địa phận Bắc Kạn dài 36 km.
Sông này chảy qua huyện Sơn Dương – Tuyên Quang rồi đổ vào sông Lô.
Sông Hiến (Tả Phán) bắt nguồn từ xã Cốc Đán – Ngân Sơn chảy về
phía Đông đổ vào sông Bằng Giang (Cao Bằng), độ dài nội tỉnh 22 km.
Hệ thống sông, suối khá phong phú là nguồn tài nguyên giá trị về thuỷ
lợi, thuỷ năng, thuỷ sản, giao thông, góp phần quan trọng trong việc điều hoà
khí hậu của Bắc Kạn. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình núi cao và khí hậu gió
mùa, nên lượng nước của các sông suối phân phối trong năm không được điều
hoà. Mùa mưa có năm nước các sông suối lên cao bất thường, gây lũ lụt lớn,
nhất là các vùng trũng như thung lũng sông Năng, sông Nam Cường
Ngoài hệ thống các sông suối thì thiên nhiên cũng ban tặng cho Bắc
Kạn một cái hồ tuyệt vời - hồ Ba Bể, một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế
giới. Hồ Ba Bể nay thuộc xã Nam Mẫu, nằm trên độ cao là 145 m, dài khoảng
9 km, rộng từ 500 – 1000 m, sâu trung bình 20 – 38 m. Hồ gồm ba hồ nhỏ nối
liên tiếp: Pé Lènh, Pé Lù và Pé Lồm. Giữa hồ nổi lên hai hòn đảo, đảo lớn gọi
là An Mã, đảo nhỏ gọi là Pò Giả Mải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Nước hồ Ba Bể biến động theo mùa mưa và mùa khô. Mùa lũ, nước
sông Năng dồn vào hồ cùng phù sa của các dòng chảy trực tiếp, nước dâng
lên và làm đục lòng hồ. Ngược lại vào mùa khô, nước từ hồ chảy xuôi ra sông
Năng, mực nước hồ hạ thấp và trong sanh màu ngọc bích. Hồ nằm ở trung
tâm vườn quốc gia Ba Bể, nơi có giá trị lớn về nghiên cứu khoa học đồng thời
cũng là một địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch của tỉnh [19,tr.32].
Bắc Kạn là tỉnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuần
hoàn theo 4 mùa rõ rệt, nhưng nổi bật nhất là mùa hạ nóng nực, nắng lắm,
mưa nhiều và mùa đông khô hanh lạnh lẽo bởi gió mùa Đông Bắc. Mỗi đợt
gió mùa đông bắc tràn về ảnh hưởng tới thời tiết địa phương, với đặc trưng là
nhiệt độ không khí hạ thấp đột ngột, rồi bị “nhiệt đới hoá” mà ấm lên. Mùa
xuân và mùa thu nói chung ngắn có tính chất giao thời. Nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 20° đến 22°C, mùa hạ từ 26° đến 28°C. Mùa đông lạnh nhất từ
tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 13° đến 16°C. Ở vùng núi cao khí hậu còn có
tính chất á nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc, nên mùa xuân tuy không dài
nhưng tiết trời ấm áp.
Lượng mưa trung bình hàng năm ở Bắc Kạn trong khoảng 1400 đến
1600 mm. Cũng như chế độ nhiệt, mưa ở đây chia thành hai mùa rõ rệt: mùa
mưa trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Thời
gian còn lại là mùa ít mưa. Thời kì cuối mùa khô, do độ ẩm không khí cao,
mây mù, mưa phùn gây cảm giác rất lạnh và ẩm thấp. Cuối thu đầu đông, gió
chuyển hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc lại xuất hiện mưa ngâu.
Độ ẩm trung bình hàng năm cả tỉnh thuộc loại cao, trên 80%. Sự biến
thiên độ ẩm không đều trong năm và ngay cả trong cùng một mùa. Những
năm tháng có độ ẩm cao nhất là khi thời tiết mưa phùn và mưa ngâu, trong đó
có những ngày độ ẩm không khí đến độ bão hoà (100%). Độ ẩm tương đối và
tuyệt đối nhỏ là khi thời tiết khô ráo, trời trong xanh, vào những tháng 11 và
tháng 1 năm sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau, nhiều vùng có tầng đất khá dầy,
hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong
hoá từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói
chung cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai
trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông, lâm nghiệp.
Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích được khai thác hiện chiếm hơn 60%, trong
đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Diện tích chưa sử dụng hiện nay còn khá lớn.
Nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc, Bắc Kạn đã từng trải qua quá trình
lịch sử địa chất, kiến tạo phức tạp. Hoạt động kiến tạo đã làm xuất hiện các
quặng khoáng thứ sinh, đá biến chất. Do đặc điểm sinh khoáng như vậy, nên ở
Bắc Kạn khá phong phú, đa dạng về tài nguyên khoáng sản và phân bố ở khắp
các huyện. Đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và công nghiệp khai thác nói riêng của tỉnh.
Như vậy, khi nói đến điều kiện tự nhiên Bắc Kạn, người ta hình dung ra
một vùng địa hình đối núi với thiên nhiên giàu sức sống, đủ tiềm năng cần
thiết tạo ra và nuôi dưỡng, che chở cho con người. Những điều kiện sẵn có đó
đã chi phối đặc điểm đời sống, kinh tế, xã hội của người dân Bắc Kạn.
1.2. Bắc Kạn qua các thời kì lịch sử
Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì từ thời Hùng vương với hai
vương quốc cổ là Văn Lang và Âu Lạc (thế kỉ VII – II TCN), vùng đất Cao
Bằng - Bắc Kạn ngày nay thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ hợp thành nước
Văn Lang, phái Đông giáp bộ Lục Hải (vùng Lạng Sơn), phái Tây giáp bộ
Tân Hưng (vùng Hà Giang – Tuyên Quang. Đây vốn là một trong những địa
bàn sinh sống lâu đời của các bộ lạc người Tày cổ. Các bộ lạc này đã từng
một thời cùng vị thủ lĩnh của mình là Thục Phán đánh bại quân Tần xâm lược,
lập ra nước Âu Lạc (208 TCN) [15,tr.16].
Từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X, nước ta bị phong kiến phương Bắc đô
hộ. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc với bao cuộc khởi nghĩa đẫm máu, cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
cùng bằng chiến thắng Bạch đằng năm 938 cha ông ta đã giành được thắng
lợi, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta, lịch sử gọi là thời kì
Đại Việt.
Từ thế kỉ thứ X trở đi, đặc biệt dưới thời Lý - Trần (1010 – 1400), lần
đầu tiên trên đất nước ta, hệ thống hành chính – quan chức từng bước được
xác lập, củng cố và mở rộng một cách có hệ thống. Nhà Lý chia cả nước
thành các đơn vị: Lộ, Phủ, Châu. Vùng đất từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn, Cao
Bằng gọi là phủ Phú Lương. Dưới phủ là các châu, vùng đất Bắc Kạn gồm
các châu: Thanh Bình (Chợ Mới), Vĩnh Thông (Bạch Thông – Ba Bể - Pác
Nặm), Cảm Hoá (Ngân Sơn – Na Rì) [15,tr.17].
Để tiện việc đi lại và cai trị địa bàn miền núi phía Bắc, nơi có vị trí
chiến lược trong yếu, năm Đinh Hợi (1047), vua Lý Thái Tông lần đầu tiên
cho mở đường lên phủ Phú Lương. Từ địa phận Bắc Kạn trở lên, con đường
này chủ yếu đi theo bờ Đông sông Cầu, đến Duộc thuộc xã Mỹ Thanh thì phía
Đông lên núi qua Thôm Ưng, kéo Tu Lồm sang Côn Minh – Na Rì, ngược
sông Lương Thượng lên Thượng Quan – Ngân Sơn; phía Bắc có hai ngả, một
ngả lên Nguyên Phúc, qua Sĩ Bình, xuống Hạ Quan, theo sông Hạ Liêu (Hà
Hiệu) ngược theo tả ngạn sông Năng, rồi vượt đèo theo sông Nguyên Bình sang
Cao Bằng, một ngả theo sông Hà VỊ - Vi Hương; phía Tây theo sông Cầu ngược
lên phía Chợ Đồn. Con đường quốc lộ số ba đến năm Bính Thìn (1916) mới mở
qua Bắc Kạn, su đó mở thêm tỉnh lộ đến Chợ Rã, Chợ Đồn [15,tr.17].
Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, vua Lê Thái Tổ lập lại chủ
quyền, bờ cõi vẫn theo như cũ. Thời Lê Thánh Tông – niên hiệu Hồng Đức
thứ 21 (1490), vùng đất Bắc Kạn được gọi là phủ Thông Hoá, thuộc trấn Thái
Nguyên, nằm trong Bắc Đạo. Phủ Thông Hoá vẫn gồm các châu như thời Lý -
Trần. Riêng châu Vĩnh Thông đổi thành châu Bạch Thông. Dưới châu là các xã.
Thời Lê Trung Hưng (vua Lê chúa Trịnh 1533 – 1788), vùng đất Bắc
Kạn thuộc trấn Thái Nguyên, các đơn vị hành chính dưới trấn căn bản vẫn
như cũ. Dưới triều vua Quang Trung cũng vậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Đến thời Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đã thực hiện một
cuộc cải cách hành chính thống nhất trong cả nước, chia đơn vị hành chính
thành các cấp tỉnh, châu - huyện, tổng, xã. Bắc Kạn thuộc tỉnh Thái Nguyên,
gồm hai châu là Bạch thông và Cảm Hoá [19,tr.47].
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đẩy mạnh chính sách xâm lược và đô
hộ nước ta. Triều Nguyễn từng bước đầu hàng. Từ năm 1884 trở đi, chúng
đánh mạnh lên các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Bắc Kạn. Chiếm được
Bắc Kạn bằng vũ lực, chúng chuyển sang cai trị và bóc lột bằng việc thiết lập
một bộ máy chính quyền thực dân.
Ngày 11 tháng 4 năm 1900, Toàn quyền Pháp P. Đume ra nghị định
tách khu quân sự Bắc Kạn khỏi đạo quân binh II, lập thành đơn vị hành chính
tỉnh Bắc Kạn. Ngày 25 tháng 6 năm 1901, Thống sử Bắc Kì ra nghị định nhập
tổng Yên Đĩnh thuộc châu Phú Lương vào châu Bạch Thông. Năm 1916, theo
nghị định của Thống sử Bắc Kì tách một số tổng của châu Bạch Thông, Chợ
Rã và tổng Định Biên Thượng của châu Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên lập
thành châu Chợ Đồn. Tỉnh Bắc Kạn đến khi hoàn chỉnh bao gồm 5 châu là
Chợ Đồn, Chợ Rã, Bạch Thông, Ngân Sơn và Na Rì.
Kể từ năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà ra đời, hệ thống địa lí hành chính tỉnh Bắc Kạn căn bản
vẫn giữ như cũ, chỉ có một số thay đổi nhỏ như: tháng 9 năm 1947, sát nhập
xã Cố Đạo thuộc châu Chợ Rã vào châu Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng; tháng 4 năm
1951, nhập Bản Khay về tỉnh Tuyên Quang; tháng 12 năm 1952, tách các
xóm Sảng Mộc, Khuổi Đam, Khuổi Mèo thuộc xã Yên Hân để nhập vào
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 25 tháng 3 năm 1948, theo yêu cầu của tình hình mới, Hồ Chủ
tịch đã kí sắc lệnh số 148/SL bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận, nhất luật
gọi là cấp huyện [15,tr.20]. Cũng trong thời kì này, để đảm bảo yêu cầu giữ bí
mật cho cuộc kháng chiến chống Pháp, phần lớn địa danh các xã trong tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
đều được đặt và gọi theo tên khác. Phải đến ngày 12 tháng 5 năm 1964, Bộ
Nội vụ mới có quyết định đổi tên cho các xã thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do hoàn cảnh và nhu cầu
mới đặt ra, địa lí hành chính tỉnh Bắc Kạn lại có mấy lần thay đổi điều chỉnh.
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân
chủ Cộng Hoà ra Nghị quyết số 103/NQ-TVQH về việc thành lập tỉnh Bắc
Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu
cầu tăng cường lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu của dân tộc.
Ngày 14 tháng 4 năm 1967, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 50/CP
về việc thành lập thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông. Ngày 29
thánh 12 năm 1978, do nhu cầu tăng cường lực lượng để bảo vệ vùng lãnh thổ
biên giới phía Bắc, được sự đồng tình của nhân dân hai tỉnh Bắc Kạn và Cao
Bằng, Quốc hội đã quyết định tách hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã nhập vào
tỉnh Cao Bằng. Từ đó huyện Chợ Rã đổi thành huyện Ba Bể.
Tiếp đó đến ngày 16 tháng 7 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết
định “giải thể thị trấn Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông thành lập thị xã Bắc
Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái”. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và
yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khoá IX, kì họp thứ mười đã
phê chuẩn việc chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh. Trong đó tỉnh Bắc
Thái được chia thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Nhày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập. Các
huyện Ngân Sơn, Ba Bể tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn, thành lập thêm huyện
Chợ Mới trên cơ sở tách từ phần đất phía Nam huyện Bạch Thông. Ngày 28
tháng 5 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2003/NĐ-CP về việc
thành lập huyện Pác Nặm trên cơ sở tách huyện Ba Bể [19,tr.49,50].
Như vậy, trải qua không ít những thay đổi về địa dư hành chính, hiện
nay tỉnh Bắc Kạn được chia thành 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện và
thị xã Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang,
trong thời kì xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến
nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng
phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu mới trên
tất cả các lĩnh vực, nhanh chóng đưa Bắc Kạn tiến kịp các tỉnh miền xuôi.
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Dao ở Bắc Kạn
1.3.1. Các thành phần dân tộc
Theo tổng điều tra dân số năm 2009, tỉnh Bắc Kạn có 294.660 người,
gồm 7 thành phần dân tộc anh em khác nhau:
Bảng 1.1. Các thành phần dân tộc ở Bắc Kạn
STT
Dân tộc
Số người
%
Ghi chú
1
Tày
155.510
52,7%
2
Dao
51.801
17,5%
3
Kinh
39.280
13,3%
4
Nùng
27.505
9,3%
5
Mông
17.470
5.9%
6
Hoa
2118
0.7%
7
Sán Chay
976
0.3%
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2009)
Dân tộc Tày có số dân đông nhất chiếm 52,7% dân số toàn tỉnh. Một bộ
phận cơ bản người Tày Bắc Kạn có nguồn gốc lâu đời từ thời nguyên thuỷ
đến nay. Người Tày phân bố ở tất cả các huyện và hầu khắp các xã trong tỉnh.
Họ chủ yếu sống ở vùng thấp, trong các thung lũng ven đồi núi, ven sông
suối, nơi có ruộng lúa nước, quy tụ lại thành Bản, Nà, Khuổi…
Dân tộc Dao chiếm trên 17,5% dân số, gồm 3 ngành cơ bản là Dao Đại
Bản, Dao Tiểu Bản, Dao Áo Dài. Trong mỗi ngành Dao lại có các nhóm Dao
khác nhau. Mói chung dân tộc Dao sống phân cư ở nhiều vùng, nguồn sống
chủ yếu là nương rẫy, chăn nuôi đại gia súc và một sô ít làm ruộng lúa nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Dân tộc Kinh chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh, họ có mặt rải rác từ lâu
đời nên nhiều dòng họ đã Tày hoá. Sau Cách mạng tháng Tám thành công,
đặc biệt là từ những năm 60 trở đi, số người Kinh ở Bắc Kạn tăng nhanh do
yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá miền núi. Họ sống chủ yếu tại các thi trấn,
thị xã và dọc các trục đường giao thông. Một số làm ruộng và thợ thủ công ở
nông thôn. Ảnh hưởng của văn hoá Kinh trong những năm gần đây khá mạnh,
nhất là ở các công sở, chợ búa, trường học.
Dân tộc Nùng chiếm 9,3 % dân số toàn tỉnh. Người Nùng ở Bắc Kạn có
các nhóm người như Nùng Phản Sình, Nùng An, Nùng Cháo, Nùng Giang,
Nùng Quý Rịn, trong đó Nùng Phản Sình đông nhất. Nói chung người Nùng
sống bằng nghề nông trồng lúa nước, ở các vùng thấp, xen kẽ cư trú với người
Tày. Họ sống gần gũi chan hoà với người Tày, nên một số nơi có xu hướng
Tày hoá nhanh chóng.
Dân tộc Mông chiếm 5,9% dân số toàn tỉnh, gồm 3 ngành là Mông
Trắng, Mông Hoa và Mông Đen, trong đó đông nhất là Mông Trắng, sống ở
các vùng núi cao thuộc các huyện ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na
Rì và xã Quảng Chu. Vì sống lâu trong vùng người Tày nên sinh hoạt văn hoá
của người Mông có nhiều yếu tố giống người Tày như ở nhà sàn, làm lúa
nước, cưới xin có tục trầu cau đơn giản.
Dân tộc Hoa chiếm 0,7% dân số. Họ có mặt ở Việt Nam nói chung và
Bắc Kạn nói riêng đã từ lâu đời, nhưng phải đến Cách mạng tháng Tám thành
công, người Hoa mới thật sự trở thành một bộ phận trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Họ sống chủ yếu ở các thị trấn, làm nghề buôn bán, kết hợp với
sản xuất. Trong giao dịch xã hội họ nói thạo cả tiếng Việt và tiếng Tày, còn
trong nội bộ dân tộc thường nói tiếng Hoa Quảng Đông.
Dân tộc Sán Chay chiếm khoảng 0,3% tập trung chủ yếu ở xã Nông Hạ
huyện Chợ Mới. Trong ngôn ngữ người Sán Chay ở Bắc Kạn, yếu tố ngôn
ngữ Tày mờ nhạt, chủ yếu thể hiện trong văn hoá dân gian và tập quán ở nhà
sàn, làm lúa nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Trong quá trình cộng cư, các thành phần dân tộc tỉnh Bắc Kạn luôn gắn
bó, giúp đỡ nhau trong sản xuất, sinh hoạt cũng như trong cuộc đấu tranh xây
dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Chính nhờ đó, đồng bào đã tạo nên
truyền thống đoàn kết dân tộc vô cùng quý báu. Ngày nay đồng bào các dân
tộc Bắc Kạn đang ra sức phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng quê hương, bản
quán ngày càng giàu đẹp.
1.3.2. Dân tộc Dao ở Bắc Kạn
1.3.2.1. Tên gọi và nguồn gốc lịch sử
Cho đến nay tên gọi của người Dao ở nước ta vẫn chưa được minh
định. Trên báo chí, đài phát thanh, trong những luận văn, những công trình
nghiên cứu của những làm công tác dân tộc và dân tộc học, người ta vẫn gọi
người Dao bằng những tên gọi khác nhau. Trong cùng một luận văn, một
cuốn sách, tên gọi của người Dao cũng không được gọi nhất quán từ đầu đến
cuối, đoạn này gọi là Mán, đoạn sau lại gọi là Dao, thậm chí trong một bảng
thống kê người ta thấy cả Mán và Dao, khiến cho người đọc lầm tưởng là hai
tộc người khác nhau [7,tr.15].
Trong dân gian người ta còn gọi người Dao bằng nhiều tên gọi khác
nhau như Động, Dao, Xá Đó chính là tên gọi do các dân tộc khác gán cho
họ, còn chính người Dao lại tự nhận mình là “Kiềm miền” hay “Dìu miền”
[14,tr.6]. Tên gọi “Kiềm miền” tức là “người ở rừng núi”, tên gọi này chỉ là
một tên phiếm xưng vì cùng với người Dao còn có tộc người khác sống ở
miền núi. Tên tự gọi nữa của đồng bào là “Dìu miền”, phát theo âm Hán Việt
Dìu là Dao, miền là người, có nghĩa là “người Dao”. Tên gọi Dao được nhắc
nhiều trong các truyện truyền miệng, truyện cổ, các tài liệu cổ như “Quá sơn bảng
văn” của người Dao. Theo tài liệu “Người Dao ở Việt Nam”, tên Dao còn được
ghi trong các thư tịch cổ của Trung Quốc. Chẳng hạn sách “Quế hải ngũ hành chi”
viết: “Người Dao vốn dòng dõi Bàn Hồ ở Ngũ Khê ” [8,tr.104].
Như vậy, “Dao” là tên tự nhận của người Dao, nó gắn liền với lịch sử
hình thành dân tộc Dao. Còn các tên gọi khác hoặc là phiếm xưng hoặc do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
người các dân tộc khác gán ghép cho họ một cách tùy tiện và thường mang
tính chất miệt thị dân tộc, cho nên Dao là tên gọi hợp lí hơn cả [7,tr.18].
Về nguồn gốc của người Dao thì cho đến nay trong nhân dân Dao vẫn
còn lưu truyền rộng rãi câu chuyện về Bàn Hồ - nhân vật được tôn thờ làm
thuỷ tổ, được cả tộc người tôn kính trong tâm linh. Đó là câu chuyện giải
thích về nguồn gốc của họ. Chuyện Bàn Hồ không chỉ là câu chuyện truyền
khẩu mà nó còn được ghi chép khá chi tiết trong các cuốn Bảng văn và trong
các sách cúng của người Dao. Mặc dù mang một số yếu tố hoang đường để
giải thích về tô tem giáo nhưng truyền thuyết cũng phản ánh nhiều nét hiện
thực đời sống lịch sử tộc người.
Còn những người Dao ở Việt Nam, không nghi ngờ gì nữa, họ vốn có
nguồn gốc ở Trung Quốc. Quá trình di cư của họ vào Việt Nam là cả một thời
kì dài và có thể là bắt đầu từ thế kỉ XIII. Nhưng đến nay vẫn chưa có được
những tài liệu chắc chắn để khẳng định được người Dao di cư vào Việt Nam
từ năm nào. Dựa vào trí nhớ và một số ít những gia phả của người Dao, chúng
ta chỉ có thể sơ bộ thấy rằng người Dao di cư vào Việt Nam qua nhiều thời kì
bằng nhiều đường và nhiều nhóm khác nhau [7,tr.22].
Những người Dao hiện nay cư trú ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ đến Việt
Nam vào khoảng thế kỉ XIII và đi theo đường bộ. Còn những người Dao ở
vùng Đông Bắc Bắc Bộ và một số tỉnh trung du cũng bắt đầu đến Việt Nam vào
khoảng thế kỉ XIII cho tới đầu thế kỉ XX, họ đi bằng đường thủy là chủ yếu.
1.3.2.2. Các nhóm Dao
Trước khi đi vào vấn đề này cần đề cập đến thuật ngữ “nhóm” được
dùng ở đây. Việc áp dụng chưa thống nhất, người này gọi là “nhóm Dao”,
người kia gọi là “ngành Dao” mà không ai nói đến nội dung của các thuật ngữ
đó ra sao. Nhóm ở đây được dùng với nghĩa là các tập đoàn địa phương có
chung nguồn gốc lịch sử, nhưng chỉ khác nhau về một số đặc điểm sinh hoạt
và văn hóa, các nhóm Dao ở Việt Nam là như vậy [7,tr.24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Do nhiều biến cố lịch sử như hạn hán, mất mùa liên tiếp nhiều năm, bị
chiến tranh tàn phá, bị áp bức bóc lột, khiến cho người Dao từ miền Nam
Trung Quốc phải phân tán thành nhiều nhóm nhỏ thiên di đi khắp nơi, một số
nhóm đã vào Việt Nam. Trên đường di cư các nhóm đã tiếp thu những yếu tố
văn hóa mới cũng nảy sinh, hình thành những phong cách riêng của từng
nhóm và họ cũng mang thêm những tên gọi do các tộc người khác gán cho họ.
Mặc dù vậy các nhóm vẫn luôn luôn nhận rõ mối liên hệ giữa họ với nhau là
cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một ông tổ. Điều này đã được
phản ánh trong các câu chuyện truyền khẩu, trong các thư tịch cổ của người
Dao như đã nói ở trên.
Trải qua quá trình phát triển lịch sử của mình trên đất nước Việt Nam,
các nhóm Dao vẫn sống trong tình trạng không ổn định vì cuộc sống du canh
du cư và các nhóm Dao vào Việt Nam lại không cùng một thời kì cho nên quá
trình hình thành dân tộc diễn ra rất chậm chạp và chúng ta vẫn thấy pử họ
nhiều yếu tố văn hóa địa phương. Về mặt hình thức, những yếu tố văn hóa
này lại lộ ra một cách rõ nét nên dễ làm cho người ta nhận thấy hơn là những
yếu tố văn hóa chung của khối Dao. Tình trạng đó không chỉ làm cho chúng
ta khó thấy cái chung - cái thống nhất của toàn khối Dao mà bản thân việc xác
định được có bao nhiêu nhóm Dao cũng trở nên phức tạp [7,tr.24,25].
Mặc dù có nhiều nhóm Dao với những tên gọi khác nhau nhưng qua
các tài liệu và căn cứ vào đặc điểm văn hóa mà nét chủ yếu của nó là trang phục
phụ nữ thì có thể xác định được người Dao ở nước ta có các nhóm sau đây:
Dao Đỏ còn có tên gọi là Dao Coóc Ngáng, Dao Dụ lạy, Dao Đại Bản.
Dao quần chẹt còn có tên là Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga
Hoàng hay Dụ Kùn.
Dao Lô Gang còn có tên là Dao Thanh Phán (thanh bản), Dao đội ván,
Dao Coóc Mùn.
Dao Tiền còn có tên gọi là Dao đeo tiền hay Tiểu Bản.