Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những vấn đề quan yếu cần đặc biệt chú ý khi đối chiếu các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.38 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v

NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN YẾU
CẦN ĐẶC BIỆT CHÚ Ý
KHI ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ
NAM Á VÀ ĐƠNG NAM Á
ĐỒN HỮU DŨNG
HỒNG ANH NGUYỆN
Học viện Khoa học Qn sự
TĨM TẮT
Tiếp xúc ngơn ngữ là một q trình diễn ra liên tục mang tính lịch sử. Trong q trình tiếp xúc đó, việc
các ngơn ngữ có vay mượn hay ảnh hưởng lẫn nhau là một hiện tượng hồn tồn bình thường. Việc tìm
ra những điểm tương đồng hay dị biệt là giữa các ngôn ngữ hay các ngữ hệ là nhiệm vụ được đặt ra đối
với ngành ngôn ngữ so sánh đối chiếu. Bài viết này chỉ nêu ra một vài vấn đề mang tính quan yếu cần đặc
biệt chú ý khi đối chiếu các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á làm cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu so
sánh các ngôn ngữ cụ thể trong ngữ hệ Nam Á và các ngôn ngữ Đơng Nam Á.
Từ khóa: ngơn ngữ học so sánh đối chiếu

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngơn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào
lưu nghiên cứu so sánh chung. Nó bao quát một
lúc nhiều ngơn ngữ, bất luận ngơn ngữ đó cùng
hay khác loại hình và ngữ hệ. Song phải nói rằng,
nghiên cứu đối chiếu hình thành một cách trực
tiếp trong tiến trình tìm tịi của con người để
nắm ngoại ngữ một cách nhanh hơn và tốt hơn
[2, tr.35]. Nhà ngôn ngữ học Pháp Di Pietro đã
viết trong cuốn “Cấu trúc ngôn ngữ qua đối chiếu”
rằng: “Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời từ kinh nghiệm
dạy tiếng”. “Việc nghiên cứu đối chiếu giúp chúng ta
thâm nhập vào thực chất của các quá trình ngơn



ngữ cũng như hiểu sâu hơn các quy luật điều khiển
các q trình này”. Trong khn khổ của bài viết,
chúng tôi không thể đi vào nghiên cứu cụ thể
từng bình diện đối chiếu (như đối chiếu ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp hay ngữ dụng), cũng không
thể đi đối chiếu tất cả các ngôn ngữ hay tất cả
các ngữ hệ trong thế giới ngơn ngữ, chúng tơi chỉ
tìm ra một vài vấn đề mang tính quan yếu khi đối
chiếu các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt - dân tộc
đông người nhất trong các dân tộc sống trên đất
Việt Nam, một quốc gia nằm trong khu vực Đông
Nam Á lục địa của vùng Đông Nam Á. Hiện nay
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 2 - 7/2016

97


v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

khi nói về nguồn gốc của nó, dường như các nhà
nghiên cứu đều đã thống nhất được với nhau
rằng: tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc tiểu chi
Việt-Mường (cũng có người gọi là tiểu chi ViệtChứt hoặc Vietic), nằm trong khối Việt-Katu thuộc
khu vực phía Đông của ngành Môn-Khme, ngữ
hệ (cũng gọi là họ ngôn ngữ) Nam Á. [2, tr.316]
Về mặt ngôn ngữ học, Đông Nam Á là một không

gian địa-ngôn ngữ học khá rộng lớn, chứa hơn
một nghìn ngơn ngữ khác nhau, khơng chỉ gồm
những nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), phân bố từ vùng Đông Bắc Ấn
Độ đến Đông Dương, từ vùng Hymalaya và vùng
phía Nam sơng Dương Tử của Trung Quốc đến
tận phần cuối bán đảo Malacca. Các cộng đồng
dân tộc trong vùng này chịu nhiều ảnh hưởng rất
sâu đậm của văn hóa Ấn Độ và văn hóa Hán (riêng
Việt Nam là nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán
mạnh nhất). Khi nói các ngơn ngữ Đơng Nam Á thì
tên gọi này được hiểu là bao gồm các ngôn ngữ
tồn tại trong khu vực địa-ngôn ngữ này.
Về quan hệ cội nguồn, các ngôn ngữ Đông
Nam Á thuộc các ngữ hệ lớn là: ngữ hệ Nam Á
(Austroasiatic), ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian),
ngữ hệ Thái-Kađai (Tai Kadai) và ngữ hệ H’MôngMiên (H’Mông Mien; ngữ hệ này cho đến gần đây
vẫn được gọi là ngữ hệ Mèo-Dao) [1]. Như vậy tên
gọi Nam Á được dùng ở đây và trong ngôn ngữ
học nói chung, là tên gọi của một ngữ hệ (cũng
cịn gọi là ngữ tộc) chứ không phải chỉ là tên gọi
của một vùng địa lí thơng thường.
Ngữ hệ Nam Á được coi là một ngữ hệ lâu đời nhất
ở vùng Đông Nam Á. Các ngôn ngữ thuộc những
ngữ hệ khác như Thái-Kađai, Hán-Tạng,... đều là
những kẻ mới đến sau, bao bọc lấy ngữ hệ Nam Á
bản địa [6, tr.12]. Trong nội bộ ngữ hệ Nam Á, các
nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử của ngữ hệ này,
chia ra hai ngành (cũng gọi là đại chi hoặc tiểu ngữ
hệ) là ngành Munda và ngành Mơn-Khmer. Vì vậy,

việc phân tách, sắp xếp nội bộ các ngôn ngữ Nam
Á khá phức tạp.
Các ngôn ngữ Nam Á có quan hệ tiếp xúc với
nhau từ rất sớm và mạnh do hệ quả của những
cuộc di dân lớn trong lịch sử, đó là những cuộc
Nam tiến của người Việt và quá trình hình thành

98

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 2 - 7/2016

phương ngữ Việt Nam, đó là những cuộc di cư
của cư dân Tai từ Quí Châu, Quảng Tây xuống
phương Nam và vùng Tây Nam, đó là sự đổ bộ
của những người H’Mông-Miên từ miền Nam và
Tây Nam Trung Quốc đến Lào, Việt Nam, Thái Lan
vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Các cuộc di cư này có
ảnh hưởng rất lớn đến những vấn đề xã hội học,
nhân chủng học, dân tộc học, … và ngôn ngữ học
cũng khơng nằm ngồi hệ quả tiếp xúc đó. Điều
này tạo nên nhiều điểm tương đồng về cấu trúc
ngữ pháp, hình thái và từ vựng nên đã ít nhiều
gây nhầm lẫn là các ngơn ngữ này có quan hệ cội
nguồn. Chính vì thế, khi đối chiếu các ngơn ngữ
Nam Á và Đông Nam Á, chúng ta không nên lệ
thuộc vào việc chúng có quan hệ gì về mặt nguồn
gốc, tiếp xúc hay loại hình thế nào mà nên hồn
tồn tự do lựa chọn vấn đề nghiên cứu theo từng

nhu cầu và nhiệm vụ cụ thể.
2. NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN YẾU CẦN CHÚ Ý KHI
ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ NAM Á VÀ ĐÔNG
NAM Á
2.1. “Thiếu” những phạm trù bắt buộc
So với các nhóm ngơn ngữ khác, trong các ngơn
ngữ Nam Á và Đông Nam Á lục địa thường “thiếu”
các biểu hiện của các phạm trù bắt buộc. Lưu ý ở
đây là “thiếu” chứ khơng phải khơng có, chính vì
vậy trong các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á
sẽ phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ khác
để bù lại, mà thơng thường đó là bằng phương
tiện từ vựng. Ví dụ như, ý nghĩa biểu thị bị động
thì ngơn ngữ nào cũng có, tuy nhiên trong các
ngơn ngữ Đơng Nam Á lại thường thiếu vắng các
phương tiện chuyên dụng để biểu hiện ý nghĩa
này như động từ phản thân trong tiếng Nga hay
passive voice trong tiếng Anh. Do vậy, tiếng Việt
hay các ngôn ngữ Đông Nam Á lại phải dùng
thêm các động từ tình thái mang ý nghĩa bị động
như được, bị, phải (trong tiếng Việt), đạy, pên,
toong can (trong tiếng Lào, Thái Lan), ban, trôv
ban, trôv te (trong tiếng Campuchia). Tuy cũng
có các phương tiện ngữ pháp biểu hiện ý nghĩa
bị động, nhưng không phải lúc nào các ngôn
ngữ Nam Á và Đơng Nam Á cũng có thể sử dụng
tương đương như các nhóm ngơn ngữ khác được.
Ví dụ như:



NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v

Trong tiếng Nga: Эта книга читается мной.
không thể dịch tương đương sang các ngôn ngữ
Đông Nam Á là:
Tiếng Việt: Quyển sách này đang được đọc bởi tôi.
Tiếng Lào: Pưm nị căm lăng đạy an khọi.
Một phạm trù khác nữa cũng bị thiếu vắng trong
các ngôn ngữ Nam Á và Đơng Nam Á, đó là phạm
trù giống, số, cách của danh từ. Trong các ngôn
ngữ Xlavơ (ví dụ như trong tiếng Nga) danh từ
được chia theo ba giống là giống đực, giống cái và
giống trung; danh từ có hai số là số ít và số nhiều;
danh từ biến đổi theo sáu cách số ít và sáu cách số
nhiều. Các phạm trù này không liên quan đến giới
tính hay số lượng, mà nó hồn tồn là các phạm
trù ngữ pháp được xác định trên cơ sở vĩ tố đứng
ở cuối từ. Chẳng hạn như ngôi nhà – дом (danh từ
giống đực, số ít, cách 1), книга (danh từ giống cái,
số ít, cách 1), письмо (danh từ giống trung, số ít,
cách 1), газеты (danh từ số nhiều, cách 1). Bằng
trực quan, người học dễ dàng nhận diện được
những phạm trù này nhờ vào vĩ tố đứng ở cuối
cùng của từ như phụ âm –м, các nguyên âm -а,
-о, -ы chứ khơng thể nào lí giải vì sao ngơi nhà là
giống đực, quyển sách là giống cái hay bức thư lại
là giống trung bằng cách quy theo giới tính được.
Tương tự như vậy, phạm trù ngôi, thời, thể của
động từ cũng bị thiếu vắng trong các ngôn ngữ
ở Nam Á và Đơng Nam Á. Điều này hồn tồn dễ

hiểu vì các ngơn ngữ Nam Á và Đơng Nam Á là các
ngơn ngữ đơn tiết, khơng biến hình. Trong khi ở
các ngôn ngữ khác các phạm trù này là bắt buộc
thì ở các ngơn ngữ Nam Á và Đơng Nam Á, chúng
được suy ra từ ngữ cảnh và khi được thể hiện thì
thể hiện bằng con đường từ vựng xuất hiện ở vị
trí cú pháp đặc biệt của cấu trúc, nơi chúng được
phân tích lại với tư cách là một chỉ tố ngữ pháp. Ví
dụ, trong tiếng Nga, chỉ cần nhìn vào vỏ hình thức
của động từ читаю người ta dễ dàng đọc được các
phạm trù ngữ pháp trong đó như là động từ này
được chia ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại, thể chưa
hoàn thành. Tương tự như thế, động từ goes trong
tiếng Anh biểu thị ngôi thứ 3 số ít thời hiện tại.
Trên đây là một vài dẫn chứng cụ thể, ngồi ra
cịn tồn tại một số phạm trù khơng bắt buộc phải

có nữa trong các ngơn ngữ Đơng Nam Á lục địa
như: động từ thì có phạm trù thức, tính nội động
hay ngoại động, hệ đối vị của thức, tính gây khiến,
…; danh từ là vấn đề số, từ loại, tính sở chỉ (tính
xác định hay khơng xác định của quán từ, giới từ),
tính quan hệ sở hữu, … Như vậy, trong các ngôn
ngữ Nam Á và Đông Nam Á thường “thiếu” hẳn
các chỉ tố ngữ pháp chuyên dụng, mọi phương
tiện thể hiện ý nghĩa ngữ pháp đều cơ bản sử
dụng con đường từ vựng là chính, tức là dùng các
từ kết nối chỉ nghĩa trong câu.
2.2. Đơn vị hình thái học căn bản chính là âm tiết
Các ngơn ngữ Nam Á và Đơng Nam Á có đặc

trưng chung về mặt hình thái học là: đơn vị nhỏ
nhất mang nghĩa là các âm tiết, hay nói chính
xác hơn là các đơn vị nhỏ nhất ấy trùng với âm
tiết. Đặc trưng chung này được thể hiện rõ nhất
ở tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái Lan, tiếng Lào,
tiếng Khmer.
Âm tiết (syllable) là đơn vị phát âm tự nhiên của
con người. Chuỗi lời nói được con người phát ra
thành các khúc đoạn lớn nhỏ khác nhau. Ví dụ, từ
“học sinh”: trong tiếng Việt được phát âm từ 2 âm
tiết là “học” và “sinh”; trong tiếng Lào “nắc hiên”
được phát âm từ 2 âm tiết là “nắc” và “hiên”; trong
tiếng Anh là “pupil” = “pju” + “pl”, tiếng Nga là 3 âm
tiết: “ученик” = “у” + “че” + “ник”, ... Đặc điểm về
cấu tạo, chức năng, vai trò âm tiết trong các ngơn
ngữ và loại hình ngơn ngữ khác nhau là khơng
giống nhau. Đối với tiếng Việt nói riêng và các
ngơn ngữ Nam Á, Đơng Nam Á nói chung, cương
vị ngơn ngữ học của đơn vị hình thái học căn bản
rất đặc biệt, nó có ranh giới vật chất trùng khít với
một âm tiết. Âm tiết của các ngôn ngữ Nam Á và
Đông Nam Á vừa là đơn vị phát âm vừa có các dấu
hiệu cơ bản của một đơn vị hình thái học căn bản,
chúng là 2 phạm trù khác nhau chứ không thể
được gộp làm một được. Đây là điểm đặc trưng
quan trọng cần chú ý. Chính vì vị trí của âm tiết
trong các ngơn ngữ Nam Á và Đơng Nam Á như
vậy mà vai trị của âm vị (như nguyên âm và phụ
âm) ở trong các ngôn ngữ này chỉ có vai trị âm vị
học đơn thuần, trong khi đó các đơn vị âm vị của

ngơn ngữ Ấn-Âu “lại có cương vị kép” [2]: vừa là
cương vị âm vị học vừa là cương vị hình thái học.
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 2 - 7/2016

99


v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Một điểm đáng chú ý nữa là, ở các ngôn ngữ
Nam Á và Đông Nam Á có hình thái học của âm
tiết phụ (trong mối quan hệ đối lập với các âm
tiết chính), bởi khi tiếp thu từ cội nguồn Nam Á
có tồn tại các đơn vị song tiết. Các tiền âm tiết
(presyllable) thường là các âm tiết mở, khơng phải
là các âm tiết đóng. Trong q trình tiếp xúc và sự
hịa nhập, dần dần các âm tiết phụ này bị mất đi
và chỉ còn lại âm tiết chính, do vậy các ngơn ngữ
Nam Á và Đơng Nam Á dần chuyển sang hình thái
học âm tiết tính. Ví dụ, trong các văn tự tiếng Việt
thế kỉ XVII vẫn cịn từ “la đá có nghĩa là đá” (như:
mưa la đá = mưa đá, hòn la đá = hòn đá, bàn la đá =
bàn đá, la đá lửa = đá lửa, ... ). Điều này làm cho hệ
hình thái của các ngơn ngữ Nam Á và Đơng Nam
Á không phong phú như các ngôn ngữ khác, đặc
biệt là các ngơn ngữ Mơn-Khmer.
2.3. Có sự linh động chuyển loại
Trong các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á có sự

linh động chuyển loại. Một từ hồn tồn có thể
chuyển từ từ loại này sang từ loại khác, không bị
hạn chế về vị trí cú pháp. Từ có thể đứng hồn
tồn tự do trong câu, nó có thể đóng vai trò là
một động từ hoặc một danh từ hay một phó từ ...
Tính linh động này thúc đẩy q trình ngữ pháp
hóa làm cho một đơn vị hồn tồn thuộc từ vựng
có được một vị trí thích hợp với các chức năng
ngữ pháp. Thể hiện rõ nhất là trường hợp một từ
có thể thực hiện những chức năng khác nhau tùy

thuộc vào vị trí mà nó đảm nhận trong cấu trúc.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do đặc điểm
của các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á khơng
có tính chất biến hình như các ngơn ngữ Ấn-Âu.
Về mặt hình thức, người ta khơng thể nhìn vào
đi từ để nhận biết ra từ loại được mà phải luôn
đặt nó trong từng vị trí của câu để xác định chức
năng ngữ pháp của nó. Ví dụ từ cho trong tiếng
Việt sẽ đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau
khi đặt nó ở những vị trí khác nhau trong câu. Điều
này xảy ra hoàn toàn đúng với từ oi trong tiếng
Khmer và từ hay trong tiếng Lào. (Xem bảng 1)
2.4. Trật tự từ
Trật tự từ là một phương thức ngữ pháp được cho
là quan trọng hàng đầu trong các ngôn ngữ Nam
Á và Đơng Nam Á vì thay đổi trật tự từ sẽ dẫn đến
thay đổi chức năng ngữ pháp của từ trong câu
và làm cho câu bị biến đổi về ngữ nghĩa. Trong
tiếng Việt và một số ngôn ngữ Đông Nam Á đa

phần theo quy tắc chính trước phụ sau: năm mới
(tiếng Việt) - pi may (tiếng Lào) - chhnam thmey
(tiếng Khmer) …, nhà mới (tiếng Việt) - hươn may
(tiếng Lào) - ptias thmey (tiếng Khmer) …; trong
khi đó tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn-Âu lại theo
quy tắc ngược lại, có nghĩa là phụ trước chính sau:
tân niên, tân gia, новый год, новый дом, new year,
new house, …. Nếu quy tắc này bị đảo lộn, có thể
nghĩa của câu sẽ bị thay đổi, hoặc sẽ tạo ra những
tổ hợp từ vô nghĩa. Tuy nhiên, do cơ chế tiếp xúc

Bảng 1.
Chức năng
trong câu

Tiếng Việt
(cho)

Tiếng Lào
(hay)

Tiếng Khmer
(oi)

Làm phó vị từ (vị - Anh ấy đóng cửa cho tơi.
từ tình thái)
- Anh ấy cho tôi nhiều tiền.

- Lao at pa tu hay khoi. - Kwat back thwe oi
- Lao oau nguen hay khnhum.

khoi lai.
- Kwat oi khnhum lui
chrơn.

Làm vị từ gây - Nó làm cho tơi sợ.
khiến
- Nó làm cho anh ấy giận.

- Man het hay khoi - Via thvơ khnhum oi
nhan.
khleak
- Man het hay lao khiet. - Via thvơ kwat oi khâng

Làm tác tử trạng - Tôi làm thế cho vui
ngữ phụ thuộc

- Khoi het bep ni phaue - Khnhum thvơka oi
hay muon xeun.
awpuk khnhum săpbaj.

Làm ngữ khí từ - (Làm thế) họ nói cho.
tình thái

- (Het bep ni) kau xi vao - (t’wơ djang na) kê sdây
hay.
oi.

100

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ


Số 2 - 7/2016


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v

và xu thế vay mượn của các ngôn ngữ nên dần dần, quy tắc trên cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo. Trong
tiếng Việt hiện nay xuất hiện một số từ mà thành phần trung tâm lại đứng ở đầu câu. Đó thường là
những danh ngữ được cấu tạo theo mơ hình danh ngữ tiếng Hán. Các trường hợp này tuy không nhiều,
không phổ biến nhưng chúng được dùng ngay cả trên các phương tiện thơng tin đại chúng hàng ngày,
trong cả các chương trình nghị sự của quốc hội, … như là một thực thể đã được cả cộng đồng chấp
nhận từ lâu, chẳng hạn như các từ: bê tơng hóa, cứng hóa, cơ khí hóa, cơ chế hóa, Huynh đệ qn, Tràng An
đệ nhất nhà hàng, tân bí thư, tân thủ tướng, … Điều này chỉ xảy ra trong tiếng Việt chứ không xảy ra đối
với tiếng Lào, Thái Lan, tiếng Khmer. Nguyên nhân có thể là do ngơn ngữ Việt chịu ảnh hưởng của tiếng
Hán rất mạnh và rất sâu sắc trong một thời gian quá dài, còn tiếng Lào, tiếng Khmer tiếp xúc với tiếng
Hán ít hơn nên có sự chuyển di yếu hơn.
2.5. Loại từ
Loại từ là từ chỉ ra loại mà sở chỉ của nó là một danh từ đơn vị. Các danh từ trong các ngôn ngữ Nam Á
và Đông Nam Á lục địa chỉ nêu khái niệm, không biểu thị nội dung về số (như trong các ngôn ngữ ẤnÂu) nên loại từ là để cá thể hóa, để nhấn mạnh, làm nổi tính đơn vị của vật. Vì vậy, loại từ buộc phải hiện
diện cùng với số từ, ví dụ:

Xuất phát từ việc phân loại, ta có thể xác định một cấp hệ như sau:
Phân loại => nhận diện => các thể hóa
(trong đó, tối thiểu là phải phân loại và nhận diện được các từ).
Điều này có thể được tiến hành trong tất cả các ngơn ngữ tồn vùng. Ở đây có điểm đáng chú ý là cách
kết hợp với số từ trong tiếng Hán và tiếng Việt là giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác so với tiếng
Khmer và tiếng Lào, Thái Lan. Tiếng Hán và tiếng Việt có cùng trật tự là: số từ + loại từ [danh từ đơn vị]
+ danh từ [danh từ khối], ví dụ như: một cốc bia, hai con gà, ba ngôi nhà, bốn cái cốc, năm quyển sách, …
nhưng trong tiếng Khmer, tiếng Lào, tiếng Thái Lan lại là bia một cốc, gà hai con, nhà ba ngơi, cốc bốn cái,
sách năm quyển, … có nghĩa là đưa danh từ khối lên đầu rồi mới đến số từ và danh từ đơn vị.

Ngoài yếu tố chỉ số lượng, đặc điểm chung của các loại từ [danh từ đơn vị] của các ngôn ngữ Nam Á và
Đông Nam Á là: khi khái niệm đã được giới thiệu thì nó sẽ được đánh dấu như một vật đã xác định (có
khi chỉ đánh dấu bằng một loại từ, có khi bằng loại từ cùng với từ chỉ xuất, đôi khi chỉ bằng từ chỉ xuất).
Ví dụ: trong tiếng Việt khi thực hiện hành động mua bán ngoài chợ, người ta có thể nói “Mua một con.
Mua con này.…”, tiếng Khmer là “Tinh mouy kbal hery. Tinh mouy kbal nis.”, tiếng Lào là “Seu to neung. Seu
to ni.” mà không cần phải nói rõ hay lặp lại danh từ khối nữa.
Đặc điểm về cách dùng loại từ là đặc điểm chung có nét khu biệt khá rõ ràng so với các ngôn ngữ khác,
đặc biệt là so với các ngôn ngữ Ấn-Âu. So sánh đối chiếu loại từ trong các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam
Á với các ngôn ngữ khác là một vấn đề rất phức tạp và khó khăn.

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 2 - 7/2016

101


v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

2.6. Chỉ tố phái sinh chỉ hướng và biểu thị thời
- thể - tình thái
Các chỉ số phái sinh từ từ vựng, để chỉ hưởng và
biểu thị thời - thể - tình thái rất hay dùng ở khu vực
Đơng Nam Á. Đó thường là các động từ có hướng
như: đến, về, lên, xuống, sang, qua, ra, vào,… trong
tiếng Việt, trong tiếng Lào là: ma, cap, ooc, nay,…
Ví dụ:
Tiếng Việt:

Anh ấy đi vào nhà.




Cơ ấy ra chợ.



Ông ấy sang Việt Nam.

Tiếng Lào:

Lao khau huon.



Lao ooc ta lat.



Lao ma Viet Nam.

Tiếng Khmer: Bong bros mok p’teas.


Bong srey tov psa.



Lok ta mok Vietnam.


Các động từ kiểu này được gọi là phó động từ
(coverbs). Các chỉ tố biểu thị thời - thể - tình thái có
thể đứng trước động từ hoặc vị trí kết thúc mệnh
đề. Trong tiếng Hán, -le, -zhe, -guo, …
2.7. Động từ tình thái
Trong ngơn ngữ, các tình thái của phát ngơn
làm thành một bảng màu rất đa dạng, trong đó
phần lớn đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng,
nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và có nhiều
cách biểu hiện khác nhau. Cao Xuân Hạo trong
cuốn Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng đã
nhận định: “Trong tiếng Việt, tình thái hiện thực
hay trần thuật khẳng định được diễn đạt bằng
cách sắp xếp các từ ngữ biểu thị sở thuyết và các
tham tố của nó theo trật tự được quy định cho
một câu cơ bản có cấu trúc đề - thuyết. Nếu trật
tự này không được thực hiện, hoặc nếu vi phạm
một quy tắc nào đó của các cấu tạo câu, tình thái

102

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 2 - 7/2016

này sẽ khơng cịn nữa, và ta chỉ có những từ
ngữ rời rạc” [5, tr.96-97]. Trong các ngơn ngữ có
hình thái học, tình thái được thực hiện trước tiên
là bằng cách dùng một hình thái “hữu tận” của

vị từ. [5, tr. 97]. Các ngơn ngữ khơng biến hình,
vốn khơng thể diễn đạt tình thái bằng những
biến vĩ, thường có một hệ thống vị từ tình thái
rất phong phú làm trung tâm. Các động từ tình
thái trong các ngơn ngữ Nam Á và Đơng Nam Á
có tính ngữ pháp hóa rất cao và mang rất nhiều
hàm ý. Chúng tham gia vào cấu trúc phát ngơn
biểu hiện thái độ của người nói với hiện thực.
Tùy thuộc vào từng hành động và ngôn cảnh cụ
thể qua sự thể hiện của các động từ tình thái mà
người nói hồn tồn có thể biểu lộ được sự đánh
giá về điều mong muốn hay không mong muốn,
có khả năng hay khơng có khả năng, hiện thực
hay phi hiện thực, chắc chắn hay nghi ngờ, được
phép hay bị cấm, … của điều được nói trong
phát ngơn. Chẳng hạn như các động từ: có thể,
giao hẹn, hẹn, phải, cần, được, bị, dám, toan, định,
nỡ, mong muốn, hi vọng, tin tưởng, tưởng,... trong
tiếng Việt; sa mat, nat mai, nat, tong, tong can,
yak, day, theuk, ka, ya, vang va, khuam vang, seua
man,... trong tiếng Lào; arch, soniya, trovka, ban,
trovban, bro sin ber, hean, chong, song khem, cher,
sman,... trong tiếng Khmer.
Phần lớn các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á chỉ
“chọn sử dụng” một số hàm ý, thậm chí có những
hàm ý bị loại hồn tồn. Ví dụ, ở tiếng Hán động từ
tình thái được qui về tình thái đạo nghĩa; ở tiếng
Việt động từ tình thái được qui về phạm trù khả
năng và được phép, cùng với đó là nghĩa “phải/
buộc”; trong tiếng Thái và tiếng Khmer động từ

tình thái được qui về vấn đề “khả năng/cho phép”
và “quá khứ”; tiếng H’Mong là phạm trù “quá khứ”
nhưng không loại trừ hàm ý “khả năng/cho phép”.
2.8. Một số hiện tượng khác
Ngồi các điểm quan yếu như đã nói ở trên, trong
q trình tìm hiểu, so sánh đối chiếu các ngơn
ngữ Nam Á và Đơng Nam Á, chúng ta cịn phải
đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề đặc trưng
khác, ví dụ như danh từ quan hệ (cạnh, bên [trong
tiếng Việt], now (đằng trước) [tiếng Thái] …); các
biểu hiện ý gây khiến bằng các động từ làm, đánh
[trong tiếng Việt], oi, thvơ [trong tiếng khmer] …);


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v

các cấu trúc có hình thức bị động như được, bị,
phải + V [trong tiếng Việt], ban, trâw + V [trong
tiếng Khmer] …); việc thể hiện ý nghĩa cách thức,
công cụ bằng thực từ lấy, dùng và hư từ bằng
[trong tiếng Việt], prơ [trong tiếng Khmer] …);
cấu trúc so sánh dựa trên động từ có nghĩa “hơn”
[trong tiếng Việt], ciêng [trong tiếng Khmer], Thái,
Quảng Đông); … và nhiều vấn đề khác nữa. Mỗi
một vấn đề đặt ra cho người nghiên cứu một
nhiệm vụ riêng với các phương pháp nghiên cứu
cụ thể địi hỏi sự tìm tịi nghiêm túc.
3. KẾT LUẬN
Tóm lại, nghiên cứu các ngơn ngữ Nam Á và Đơng
Nam Á lục địa có nét đặc trưng là có hiện tượng

ngữ pháp hóa định hướng ngữ dụng, có một số
hiện tượng ngữ pháp hóa giống nhau, có mơ
hình cú pháp, ngữ nghĩa tương tự nhau. Nguyên
do của các hiện tượng này là sự tiếp xúc cư dân
lâu năm không thể tránh khỏi qui luật tiếp xúc
ngôn ngữ và việc phân tán các đặc điểm chung
vào các bối cảnh ngôn ngữ riêng. Nghiên cứu đối
chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á không bị cản
trở bởi bất cứ lí do gì. Nhưng cần hết sức chú ý
đến những đặc điểm chung, những dị điểm và
hướng đồng qui do tiếp xúc ngôn ngữ lâu đời
trong vùng đem lại./.

6. Vũ Đức Nghiệu (2011), Lược khảo lịch sử từ vựng
tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
7. Lê Quang Thiêm (2008), Nghiên cứu đối chiếu
các ngôn ngữ, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.
8. R.J. de Pietro (1971), Language structures in
contrast, Ronley, Mass.

IMPORTANT ISSUES IN COMPARING
LANGUAGES OF THE SOUTH ASIAN AND
SOUTH EAST ASIAN FAMILIES
Abtract: Language contact is a continuous
process bearing historical significance. This
process naturally creates opportunities for
languages to interract and borrow linguistic
elements. Therefore, contrastive linguistics is
tasked with finding similarities and differences
between individual languages or language

families. This article discusses several issues
as a case-study and makes recommendations
for deep research projects on comparing and
contrasting languages in the South Asian and
South East Asian language families.
Keywords: contrastive linguistics

Tài liệu tham khảo:
1. Bright, W, (Editor in chief ) (1992), Encyclopedia
of Linguistics, Oxford University Press.

Ngày nhận: 10/5/2016
Ngày phản biện: 14/7/2016
Ngày duyệt đăng: 21/7/2016

2. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Trí Dõi (2011), Một vài vấn đề nghiên cứu so
sánh – lịch sử nhóm ngơn ngữ Việt – Mường, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. I.M. Pun-ki-na (1983), Tóm lược ngữ pháp tiếng
Nga, Nxb. Tiếng Nga, Mát-xcơ-va, Người dịch
Dương Đức Niêm, các biên tập viên Bùi Hiền, V.I.
Mê-sê-ri-a-côp.
5. Cao Xuân Hạo (2006), Sơ thảo ngữ pháp chức
năng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 2 - 7/2016


103



×