Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai tại 9 xã huyện Bố Trạch, Quảng Bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.68 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TRẦN THỊ DIỆU HƯƠNG

THỰC TRẠNG THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI 9 XÃ HUYỆN
BỐ TRẠCH, QUẢNG BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI- 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ DIỆU HƯƠNG- C01060

THỰC TRẠNG THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI 9 XÃ
HUYỆN BỐ TRẠCH, QUẢNG BÌNH NĂM 2019

Chun ngành: Y TẾ CƠNG CỘNG
Mã ngành: 8 72 07 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. NGUYỄN BẠCH NGỌC

HÀ NỘI- 2019




i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của q
thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Khoa – Phòng,
Bộ môn, cùng quý thầy cô giáo và cán bộ Trường Đại học Thăng Long đã nhiệt
tình giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập.
Em xin trân trọng cảm ơn cô giáo PGS-TS. Nguyễn Bạch Ngọc đã tận tâm
góp nhiều ý kiến, hướng dẫn, hỗ trợ em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn TTYT huyện Bố Trạch và các phụ nữ mang thai
tại địa bàn nghiên cứu huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, nhiệt tình tham gia, giúp đỡ em trong khi triển khai đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè trong lớp Cao học Y tế
Công Cộng 6.1B đã giúp đỡ, chia sẽ nhiều kinh nghiệm cho em trong quá trình
học tập.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, những người bạn thân thiết đẫ động viên, khuyến khích em, cùng em
chia sẻ những khó khan và dành cho em những tình cảm, sự chăm sóc q báu
trong suốt thời gian qua.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2019
Học viên cao học YTCC 6.1B

TRẦN THỊ DIỆU HƯƠNG


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố
liên quan ở phụ nữ có thai tại 9 xã huyện Bố Trạch, Quảng Bình năm 2019” là
một cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của cô
giáo PGS-TS. Nguyễn Bạch Ngọc. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới hình thức nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc. Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm
về luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2019
Học viên cao học YTCC 6.1B

TRẦN THỊ DIỆU HƯƠNG


iii

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... ...... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................. ...........3
1.1. Khái niệm thiếu máu .......................................................................... 3
1.2. Nghiên cứu thiếu máu ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai .................. 6
1.3 Một số yếu tố lien quan đến thiếu máu ở PNMT ................................ 9
1.4. Một số hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở PNMT .... 15

1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .......................................................... 17
1.6. Khung lý thuyết ................................................................................ 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 20
2.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu................................. 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 20
2.4. Các biến, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ........................ 22
2.5. Thu thập và xử lý số liệu .................................................................. 26
2.6. Khó khăn, hạn chế và biện pháp khắc phục ..................................... 28
2.7. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................... 29
2.8. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................... 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 30
3.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu.............................................. 30
3.2. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai ............................................ 34
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở PNMT ............................. 36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 41
4.1. Thực trạng thiếu máu ở PNMT trong địa bàn nghiên cứu ............... 41
4.2. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở PNMT .................................... 42
KẾT LUẬN . ........................................................................................................... 49
1. Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT ........................................................................... 49
2. Các yếu tố liên quan đến PNMT ............................................................... 49
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 50


iv

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 56
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ PHỎNG VẤN PHỤ NỮ CÓ THAI ..... 56
PHỤ LỤC 2. PHIẾU XÉT NGHIỆM MÁU......................................................... 61

PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN LẤY MÁU VÀ LÀM XÉT NGHIỆM MÁU ..... 62


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC ..................................................... 30
Bảng 3.2. Đặc điểm gia đình của ĐTNC ............................................................ 31
Bảng 3.3. Tiền sử sản khoa và bệnh tật của ĐTNC .......................................... 31
Bảng 3.4. Tình trạng mang thai hiện tại của ĐTNC ......................................... 32
Bảng 3.5. Thời gian bổ sung viên sắt ................................................................ 33
Bảng 3.6. Thông tin về sử dụng dịch vụ khám thai của ĐTNC .......................... 33
Bảng 3.7. Mức độ thiếu máu ............................................................................. 34
Bảng 3.8. Tỷ lệ thiếu máu theo đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC ............... 35
Bảng 3.9. Tỷ lệ thiếu máu theo vùng và kinh tế gia đình của ĐTNC ............... 35
Bảng 3.10. Tỷ lệ thiếu máu theo số lần mang thai và số con hiện có ............... 36
Bảng 3.11. Phân bố thiếu máu theo từng giai đoạn thai kỳ của ĐTNC ............ 36
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học với thiếu máu
của đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 37
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa một số đặc điểm gia đình PNMT với thiếu máu ..
......................................................................................................................... 37
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa một số yếu tố về cá nhân của đối tượng mang thai
với thiếu máu ..................................................................................................... 38
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh của ĐTNC với thiếu máu ........... 38
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tình trạng mang thai lần này của ĐTNC với thiếu
máu .................................................................................................................... 39
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa ăn uống khi mang thai của ĐTNC với thiếu máu
......................................................................................................................... 39



vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ chung phụ nữ có thai thiếu máu .......................................... 34

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai theo vùng ................................. 8
Hình 1.2. Bản đồ huyện Bố Trạch, Quảng Bình .............................................. 17


vii

CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

CBVC

Cán bộ viên chức

CB-CN-VC

Cán bộ - công nhân – viên chức

HC


Hồng cầu

Hb

Hemoglobin

PNMT

Phụ nữ mang thai

PNCT

Phụ nữ có thai

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế


VTN

Vị thành niên

WHO

Tổ chức y tế thế giới
(The World Health Organizaton)


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và chăm sóc sức khỏe cho người
phụ nữ trong khi mang thai nói riêng là mối quan tâm của mọi gia đình và của
tồn xã hội.
Thiếu máu là một hội chứng bệnh lý hay gặp ở phụ nữ mang thai. Tình
trạng phụ nữ mang thai bị thiếu máu có tính phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các
nước đang phát triển, mà trước hết ở những người nghèo khổ có thu nhập thấp.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới 50% phụ nữ mang thai
trên thế giới bị thiếu máu, trong đó các nước công nghiệp phát triển chiếm
khoảng 18% và các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ từ 35-75% [53].
Ở Việt Nam, số liệu điều tra năm 2014 của Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em cho
thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 32,8% [39]. Thiếu máu ở phụ nữ
mang thai ln có ở mọi vùng từ thành thị đến nông thôn, ở mọi tầng lớp xã hội,
ở mọi thời kỳ thai nghén (3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối). Số liệu của
viện dinh dưỡng cho thấy rằng, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai cao nhất ở
vùng núi phía Bắc 45,7%, tiếp đến là khu vực Bắc và ven biển miền Trung
44,1% và thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ là 24% [37]. Một số nghiên cứu đã
chỉ ra rằng tỷ lệ thiếu máu đặc biệt cao ở các phụ nữ mang thai ở dân tộc thiểu

số Đắc Lắc là 50,1% [20], ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên
là 34% [18], tỉnh Kon Tum, Lai Châu là 31,8% và 38,6% [23].
Phụ nữ mang thai có thể bị thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân khác
nhau: Do chảy máu, do nhiễm ký sinh vật, do hậu quả của một số bệnh lý, do
các tác nhân vật lý, hóa học, do ức chế tủy xương.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng thiếu máu do thiếu các
yếu tố tạo máu (thiếu máu dinh dưỡng) là nguyên nhân quan trọng và phổ biến
hơn cả. Trong thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai thì hàng đầu là thiếu máu
do thiếu sắt, thiếu acid folic và thiếu vitamin B12. Đặc biệt thiếu máu do thiếu
sắt được coi là yếu tố bệnh nguyên quan trọng nhất của thiếu máu thai nghén.
Ngoài ra người ta còn đề cập đến một số nguyên nhân khác gây thiếu máu ở phụ
nữ có thai như: Nhiễm độc nội sinh gây ức chế tủy xương và đặc biệt là sự thay
đổi các yếu tố miễn dịch. Thiếu máu khi có thai làm ảnh hưởng đến sức khỏe
người mẹ, tạo điều kiện phát sinh hoặc phát triển các bệnh tật khi mang thai, làm
cho người mẹ dễ bị các tai biến trong quá trình mang thai và trong khi đẻ. Với
thai nhi: thiếu máu của mẹ trong thời kỳ có thai có thể làm thai nhi kém phát


2
triển, giảm cân nặng sơ sinh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực. Đặc biệt
khi thiếu máu nặng và kéo dài có thể làm giảm sự phát triển trí tuệ của thai nhi
sau này.
Bố Trạch là một huyện của tỉnh Quảng Bình với đầy đủ địa hình đồng
bằng, miền núi, trung du và ven biển; có đồng bào dân tộc sinh sống như Vân
Kiều, Arem, Makong... Nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp ở vùng đồng
bằng, vùng núi, đánh bắt thủy hải sản ở vùng ven biển. Trình độ học vấn, điều
kiện kinh tế, xã hội của người dân trong huyện còn thấp hơn ở các nơi khác. Các
dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em còn nhiều hạn chế, việc phòng chống thiếu
máu cho trẻ em và phụ nữ mang thai chưa được quan tâm đúng mức [34]. Bố
Trạch cịn là nơi có bệnh sốt rét lưu hành [33] và tỷ lệ nhiễm giun còn cao [34]...

Do đó sự hiểu biết đầy đủ các khía cạnh của thiếu máu ở phụ nữ có thai như: tỷ
lệ thiếu máu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu sẽ giúp cho việc đề
ra các giải pháp khống chế và làm giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai, nâng
cao hiệu quả cơng tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sức khỏe sinh sản. Tuy
nhiên ở huyện Bố Trạch chưa có nghiên cứu nào về thiếu máu ở phụ nữ mang
thai? Vì vậy chúng tơi tiến hành đề tài: Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố
liên quan ở phụ nữ có thai tại 9 xã huyện Bố Trạch, Quảng Bình năm 2019
nhằm mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai ở 9 xã huyện Bố Trạch,
Quảng Bình năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở đối tượng nghiên
cứu.



×