Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nước vùng ven biển khu kinh tế dung quất và đề xuất các giải pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ


PHẠM THỊ MY
Đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NƯỚC VÙNG VEN BIỂN KKT DUNG QUẤT VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Cử nhân Địa lý tự nhiên

Đà Nẵng, 05/2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ


PHẠM THỊ MY
Đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC VÙNG VEN BIỂN KKT DUNG QUẤT
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Cử nhân Địa lý tự nhiên
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Kim Thoa

Đà Nẵng, 05/2017


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Địa Lý trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng, và sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thị Kim Thoa em đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
thực trạng ô nhiễm môi trường nước vùng ven biển KKT Dung
Quất và đề xuất các giải pháp giảm thiểu”.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự nổ
lực của bản thân, em còn nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ
tận tình từ nhiều tổ chức và cá nhân. Nay khóa luận đã hồn
thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy cô là giảng
viên Khoa Địa Lý – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng đã ln quan tâm, dìu dắt em trong suốt 04 năm học ở
trường. Đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo
Nguyễn Thị Kim Thoa đã tận tình, chu đáo giúp em thực hiện
khóa luận này.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè
ln sát cánh động viên em trong những lúc gặp điều kiện không
thuận lợi. Cảm ơn chị Bùi Nguyên Thư cùng các anh chị tại
Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường Dung Quất, Ban quản
lý Khu kinh tế Dung Quất, Phịng Tài Ngun Mơi Trường
huyện Bình Sơn, Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ngãi giúp
đỡ em thu thập tài liệu và số liệu để em hồn thành khóa luận.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!!!
Sinh viên thực hiện


Phạm Thị My


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 2
2.1. Mục tiêu của đề tài......................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ của đề tài ....................................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2
3.2. Giới hạn đề tài ............................................................................................... 2
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3
5.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 3
5.2. Phương pháp tổng hợp xử lý, phân tích số liệu ............................................. 3
5.3. Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 3
5.4. Phương pháp quan sát .................................................................................... 4
5.5. Phương pháp chuyên gia ............................................................................... 4
5.6. Phỏng vấn cộng đồng .................................................................................... 4
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................... 4
6.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 4
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 4
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI .................................................................................................. 4
B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 5
1.1. MÔI TRƯỜNG: ................................................................................................. 5
1.2. CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC BIỂN VEN BỜ........................................................... 7


1.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜng nước ở thế giới và việt nam .................................... 9
1.3.1. Ơ nhiễm mơi trường nước ở Thế giới ........................................................ 9
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường nước biển ở Việt Nam ............................................ 10
1.4. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ............................................................................. 11
1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG VEN BIỂN KKT
DUNG QUẤT ........................................................................................................... 13
1.5.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ........................ 13
1.5.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................... 13
1.5.1.2. Địa chất thủy văn ............................................................................... 14
1.5.1.3. Khí tượng, khí hậu ............................................................................. 15
1.6. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN .. 19
1.6.1. Về kinh tế.................................................................................................. 19
1.6.2. Điều kiện xã hội ........................................................................................ 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN DUNG QUẤT ........................................................................ 22
2.1. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÙNG VEN BIỂN KKT
DUNG QUẤT ........................................................................................................... 22
2.2.1. Môi trường đất liền ven bờ biển ............................................................... 22
2.1.2. Môi trường nước mặt ................................................................................ 23
2.1.4. Môi trường nước biển ven bờ ................................................................... 61
2.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÙNG BỜ BIỂN
DUNG QUẤT ........................................................................................................... 71
2.2.1. Nguồn thải từ đất liền: .............................................................................. 71
2.2.2. Sự cố tràn dầu ........................................................................................... 72
2.2.3. Sức ép dân số ............................................................................................ 72

2.2.4. Sức ép về kinh tế ...................................................................................... 73
2.2.5. Kết luận nguồn gây ơ nhiễm chính của vùng ven biển Dung Quất .......... 74
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN
DUNG QUẤT ............................................................................................................................... 75
3.1. GIẢI PHÁP VỀ CHỦ TRƯƠNG .................................................................... 75


3.2. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC NGƯỜI DÂN76
3.3. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ....................................................... 77
3.4. GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ .................................................. 77
3.5. CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP ......................... 80
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 82
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 82
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 84
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 86
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD:

Nhu cầu ơ xi hóa sinh học

BTNMT:

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BPP:

Người được hưởng thụ phải trả tiền


COD:

Nhu cầu ơ xi hóa hóa học

DO:

Hàm lượng ơ xi hịa tan

GIS:

(Geological Information System) Hệ thống thơng tin Địa lý

KKT:

Khu kinh tế

KLN:

Kim loại nặng

NGO:

Các tổ chức phi Chính phủ

PPP:

Người gây ô nhiễm phải trả tiền

PTBV:


Phát triển bền vững

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT:

Quản lý môi trường

Quata ô nhiễm: Quata gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể
chuyển nhượng mà thơng qua đó, nhà nước cơng nhận quyền các
nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải các chất gây ô nhiễm
vào môi trường
TSS:

Chất rắn lơ lửng

TTCN:

Trung tâm công nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Nhiệt độ khơng khí trung bình các tháng trong năm tại Quảng Ngãi

15

1.2

Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng trong năm tại Quảng Ngãi

16

1.3

Lượng mưa trung bình tháng trong năm tại Quảng Ngãi

16

1.4

Số giờ nắng trung bình tháng trong năm tại Quảng Ngãi

17

1.5

Tốc độ gió trung bình và hướng gió trong năm 2016 tại Quảng Ngãi


18

2.1

Số liệu về chất lượng nước mặt

24

2.2

Chỉ số chất lượng nước trên Sông Trà Bồng

34

2.3

Chỉ số chất lượng nước trên Sông, kênh, hồ

43

2.4

Các điểm quan trắc chất lượng nước mặt bị vượt ngưỡng

48

2.5

Số liệu về chất lượng nước ngầm


50

2.6

Số liệu về chất lượng nước biển ven bờ

62


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Biểu diễn hàm lượng TSS khu vực sông Trà Bồng

31

2.2

Biểu diễn hàm lượng BOD5 và COD khu vực sông Trà Bồng

32

+


2.3

Biểu diễn hàm lượng NH4 khu vực sông Trà Bồng

33

2.4

Biểu diễn hàm lượng Fe khu vực sông Trà Bồng

33

2.5

Biểu diễn mật độ Coloform khu vực sông Trà Bồng

34

2.6

Diễn biến hàm lượng TSS khu vực sông Trà Bồng giữa năm 2015
và năm 2016

36

2.7

Diễn biến hàm lượng BOD5 và COD khu vực sông Trà Bồng giữa
năm 2015 và năm 2016


37

2.8

Diễn biến hàm lượng NH4+ khu vực sông Trà Bồng giữa năm 2015
và năm 2016

38

2.9

Diễn biến hàm lượng Fe khu vực sông Trà Bồng giữa năm 2015 và
năm 2016

39

2.10

Diễn biến mật độ Coliform khu vực sông Trà Bồng giữa năm 2015

40

và năm 2016
2.11

Biểu diễn hàm lượng TSS khu vực sông, kênh, hồ

41


2.12

Biểu diễn hàm lượng COD, BOD5 khu vực sông, kênh, hồ

41

+

PO43-

2.13

Biểu diễn hàm lượng NH4 ,

2.14

Biểu diễn mật độ Coliform khu vực sông, kênh,

43

2.15

Diễn biến hàm lượng TSS khu vực sông, kênh, hồ giữa năm 2015
và năm 2016

45

2.16

Diễn biến hàm lượng COD, BOD5 khu vực sông, kênh, hồ giữa

năm 2015 và năm 2016

46

2.17

Diễn biến hàm lượng NH4+, NO3- khu vực sông, kênh, hồ giữa năm
2015 và năm 2016

47

2.18

Diễn biến mật độ Coliform khu vực sông kênh hồ giữa năm 2015
và năm 2016

48

2.19

Biểu diễn hàm lượng độ cứng trong nước ngầm

55

2.20

Biểu diễm hàm lượng NO3- trong nước ngầm

55


2.21

+

khu vực sông, kênh, hồ

Biểu diễn hàm lượng NH4 trong nước ngầm

42

56


2.22

Biểu diễn hàm lượng Cl- trong nước ngầm

56

2.23

Biểu diễn mật độ Coliform trong nước ngầm

57

2.24

Biểu diễn hàm lượng Mn trong nước ngầm

57


+

2.25

Diễn biến hàm lượng NH4 trong nước ngầm giữa năm 2015 và
năm 2016

58

2.26

Diễn biến hàm lượng NO3- trong nước ngầm giữa năm 2015 và năm
2016

59

2.27

Diễn biến hàm lượng Cl- trong nước ngầm giữa năm 2015 và năm
2016

60

2.28

Diễn biến mật độ Coliform trong nước ngầm giữa năm 2015 và
năm 2016

61


2.29

Biểu diễn hàm lượng DO,TSS trong nước biển vùng nuôi trồng
thủy sản, bảo tồn thủy sinh

67

2.30

Hàm lượng pH trong nước biển các nơi khác

68

+

2.31

Hàm lượng NH4 trong nước biển các nơi khác

68

2.32

Diễn biến hàm lượng TSS trong nước biển giữa năm 2015 và năm
2016

69

2.33


Diễn biến hàm lượng NH4+ trong nước biển giữa năm 2015 và năm
2016

70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

1

Quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại điểm Sông trà
Bồng cách ngã 3 Đập Cà Ninh 50m về phía thượng nguồn – thơn
Thuận Hịa – xã Bình Đơng (NM17)

108

2

Quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại Suối Kênh (cách
nơi tiếp nhận nước thải của trạm xử lý nước thải KCM VSIP
khoảng 100m về phía hạ nguồn) xã Tịnh Phong (NM5)

108


3

Quan trắc chất lượng môi trường nướ ngầm tại Giếng Da (KDC
Sa Kỳ) – xã Tịnh Hịa (NN18)

109

4

Quan trắc chất lượng mơi trường nước ngầm tại Giếng làng thôn
Tuyết Diêm – xã Bình Thuận (NN29)

109

5

Quan trắc chất lượng mơi trường nước biển tại khu vực Ụ tàu
Nhà máy Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất – Vịnh Dung Quất –
xã Bình Đơng (NB2)

110

6

Quan trắc chất lượng môi trường nước biển tại Khu vực bến Số 1
cảng PTSC – xã Bình Thuận (NB4)

110



PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu
phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày
càng cạn kiệt, càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác và làm giàu từ
biển và ven biển nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu
tính bền vững. Các hoạt động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát
triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ
môi trường, khơng có hoặc thiếu những quy hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng
với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt trong bối cảnh
tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển
và nhiệt độ của trái đất. Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, ven
biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn
tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển và ven biển nhiều nơi bị ô nhiễm
đến mức báo động.
Vùng ven bờ biển luôn là nơi được con người quan tâm do nguồn tài nguyên
của nó. Đây là nơi có vùng đồng bằng màu mỡ và tài nguyên biển phong phú; tạo ra
không gian sống các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho các hoạt động của con
người và có chức năng điều hịa mơi trường tự nhiên cũng như môi trường nhân tạo.
Vùng ven bờ biển là trọng tâm của nhiều ngành kinh tế quốc gia, là nơi mà
phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra và cũng là nơi chịu tác động của các
hoạt động này nhiều nhất. Rất nhiều hoạt động đơ thị, cơng nghiệp, nơng nghiệp
đang có dự án phát triển thu hút việc di dân từ các vùng sâu trong lãnh thổ tới đây.
Và khi đặt chân đến Quảng Ngãi, thì phải nhắc KKT Dung Quất - Là một trong
những tỉnh ven biển miền trung, Quảng Ngãi nói chung, KKT Dung Quất nói riêng
có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế biển.
Nhưng bên cạnh đó, mơi trường nơi đây đang có dấu hiệu bị ơ nhiễm và suy
thối. Mơi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm bởi các hoạt động công nghiệp,
sinh hoạt và đồng thời các yếu tố tự nhiên, chất thải sinh hoạt của con người và kèm
theo đó là các chất thải từ các nhà máy công nghiệp thải trực tiếp ra biển; đây là vấn

đề cấp bách cần được giải quyết. Vì vậy, vấn đề cần đặt ra ở đây là làm thế nào để
cải thiện, giảm ô nhiễm môi trường nước vùng ven biển nơi đây cũng như trên toàn
1


tỉnh. Đây là lý do tôi đưa ra đề tài: “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường
nước vùng ven biển KKT Dung Quất và đề xuất các giải pháp giảm thiểu”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nước vùng ven biển KKT Dung
Quất, điều tra tìm hiểu về ngun nhân ơ nhiễm, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi
nhằm hạn chế triệt để các nguồn ô nhiễm để môi trường nước vùng ven biển xanh,
sạch, đẹp. Đồng thời đề xuất cách quản lý môi trường nước vùng ven biển KKT
Dung Quất.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các khái niệm cơ bản về môi trường.
- Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng ven biển KKT Dung Quất.
- Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường nước vùng ven biển KKT Dung Quất.
-Tìm hiểu về những ngun nhân ơ nhiễm mơi trường nước vùng ven biển KKT
Dung Quất.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và quản lý môi trường
ven biển KKT Dung Quất.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Môi trường nước vùng ven biển của KKT Dung Quất.
3.2. Giới hạn đề tài
- Về nội dung: Nghiên cứu được thực trạng ô nhiễm môi trường nước vùng ven
biển KKT Dung Quất, đề ra các biện pháp giảm thiểu và quản lý.
- Về không gian: vùng ven biển KKT Dung Quất.

- Về thời gian: Do hạn chế về nguồn tư liệu liên quan nên đề tài chỉ thu thập tài
liệu từ năm 1994 đến năm 2016
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu được thực trạng ô nhiễm môi trường nước vùng ven biển KKT
Dung Quất và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các
nội dung chính sau:
- Tổng quan các khái niệm cơ bản về môi trường.
2


- Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng ven biển KKT Dung Quất.
Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường nước vùng ven biển KKT Dung Quất.
- Tìm hiểu về những ngun nhân ơ nhiễm môi trường nước vùng ven biển KKT
Dung Quất.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường ven
biển KKT Dung Quất.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để có thể nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước vùng ven biển KKT Dung Quất, đề tài đã lựa chọn những phương
pháp nghiên cứu chính sau:
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Là phương pháp thu thập toàn bộ số liệu, thơng tin có liên quan đến đề tài,
sau đó sẽ tiến hành tiến hành xử lý, đánh giá tài liệu thu thập được. Những số liệu
và các thông tin này tơi thu thập ở các cơ quan đó là: Trung tâm quan trắc kỹ thuật
môi trường KKT Dung Quất, Phịng Tài ngun – Mơi trường huyện Bình Sơn,
Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, Nhà máy nước Dung Quất.
Mục đích nhằm giảm bớt thời gian thực hiện và cơng sức cũng như làm tăng
tính logic của đề tài. Trong q trình thực hiện, tơi đã thu thập một số tài liệu liên
quan đến đề tài.
Ngoài các số liệu thu thập ở các cơ quan, tơi cịn khai khác những thông tin

qua các kênh thông tin, đặc biệt là internet, sách báo và phỏng vấn người dân.
5.2. Phương pháp tổng hợp xử lý, phân tích số liệu
Với các số liệu thu thập được cần phải tổng hợp, xử lý và phân tích để
nghiên cứu đề tài. Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu là một trong các bước cơ
bản của một nghiên cứu. Bản thân số liệu chỉ là các số liệu thô, qua xử lý, phân tích
trở thành thơng tin và sau đó trở thành tri thức. Đây chính là điều mà tất cả các
nghiên cứu đều mong muốn.
5.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là phương pháp tốt nhất để kiểm chứng độ chính xác của
các tài liệu, số liệu thu thập được. Đồng thời phương pháp này giúp thu thập các
thông tin bổ sung cần thiết cho đề tài mà phương pháp thu thập chưa đạt yêu cầu.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tơi đã đi khảo sát về ô nhiễm môi
trường nước vùng ven biển KKT Dung Quất.
3


5.4. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật, sự việc. Quan sát đem lại
cho người nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa
khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học những giá trị thực sự. Phương pháp này
thường kết hợp với phương pháp khảo sát thực địa.
5.5. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chun
gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm
ra giải pháp tối ưu cho vấn đề.
Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong
q trình nghiên cứu mà cịn cả trong q trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc
thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp
nghiên cứu, củng cố các luận cứ...
5.6. Phỏng vấn cộng đồng

Phỏng vấn sâu trực tiếp cá nhân là chính quyền địa phương, chính quyền xã,
người dân và hộ gia đình trực thuộc khu vực nghiên cứu.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài có nội dung nghiên cứu được xuất phát từ hiện thực khách quan. Quá
trình nghiên cứu dựa trên các tư liệu, số liệu cụ thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là một vấn đề mang tính thực tiễn cao, bám sát vào môi trường hiện
thực nơi đây.
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có
03 chương:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng và những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ven biển
Dung Quất
Chương 3: Đề xuất giải pháp về quản lý môi trường ven biển Dung Quất

4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MƠI TRƯỜNG
Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

 Phân loại môi trường:
- Theo mục đích nghiên cứu:
 Mơi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên: vật lý, hóa học, sinh học

tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít sự chi phối của con người.
 Môi trường xã hội: là các mối quan hệ giữa người với người, tạo nên sự thuận
lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người.
 Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả những yếu tố vật lý, sinh học xã hội do
con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
- Theo vùng địa lý: dựa vào những vùng địa lý có cùng một điều kiện mơi trường
như nhau, chẳng hạn:
 Môi trường miền núi.







Môi trường trung du.
Môi trường đồng bằng.
Môi trường ven biển…
Theo thành phần môi trường: theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam chia thành:
Mơi trường khơng khí.
Mơi trường nước và nguồn nước.
Mơi trường trong lịng đất.

 Mơi trường rừng.
 Mơi trường biển...

 Chức năng của môi trường:
- Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật.
- Mơi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất
của con người.


5


- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt động sống
và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên Trái Đất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động, thực vật, đất,
nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp
để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp
Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình,
các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Mơi trường xã hội định hướng hoạt động
của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi
cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngồi ra, người ta cịn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Mơi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con

người. Ví dụ: mơi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội
như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định
khơng thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ
quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thơng tư, quy định.
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển.

6


1.2. CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC BIỂN VEN BỜ
Hiện nay, nước ta áp dụng QCVN 10-MT:2015/BTNMT do Tổ soạn thảo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển biên soạn, sửa đổi QCVN
10:2008/BTNMT; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Cơng nghệ, Vụ Pháp chế
trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 67 ngày 21 tháng 12 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để đánh giá chất lượng nước biển ven bờ.
Trong đó có những chỉ tiêu đánh giá như sau:
- Đặc điểm thuỷ lí, thuỷ hố: Đặc điểm thủy lí, thuỷ hố của nước biển được thể
hiện qua các thơng số nhiệt độ, pH, độ muối, chất rắn lơ lửng (TSS), độ đục.


Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước có vai trị quan trọng đối với việc duy trì sự

sống của các loài sinh vật và các hệ sinh thái dưới nước. Mỗi một lồi sinh vật chỉ
thích hợp với một khoảng nhiệt độ nhất định. Ngồi khoảng nhiệt độ đó, sinh vật sẽ
chết hoặc kém phát triển, vì vậy quan trắc nhiệt độ nước biển thường xuyên giúp
phát hiện những thay đổi bất thường của mơi trường góp phần bảo vệ các hệ sinh
thái. Nhiệt độ nước biển ven bờ đạt tiêu chuẩn là 30oC. Trong ngày, nhiệt độ nước
biển thường có giá trị cực đại vào thời gian từ 13h đến 16h và có giá trị cực tiểu về

đêm.
 Giá trị pH: Trong nước biển tồn tại rất nhiều các ion, các muối khoáng phục
vụ cho sự phát triển của sinh vật. Chính vì vậy mà mơi trường nước thường thay
đổi, pH của nước biển là một yếu tố cho phép xác định mơ trường nước biển là
axit, trung tính hay kiềm. Nó được định nghĩa bằng -lg[H+] có trong mẫu nước
biển. Nếu giá trị pH < 7, môi trường nước mang tính axit, pH > 10 thì mơi trường
nước có tính kiềm, cịn giá trị pH từ 7 đến 10, nước là trung tính hoặc kiềm yếu.
Trong ngày, giá trị pH của nước biển thay đổi không nhiều. Sự sai khác về giá trị
pH có thể do ảnh hưởng của mùa (mùa mưa, mùa khô) hay do tác động của nguồn
chất thải từ lục địa.
 Hàm lượng chất rắn lơ lửng: TSS (Total Suspended Solid) là thông số đánh
giá hàm lượng vật chất lơ lửng có trong nước. Hàm lượng TSS cao khơng những
ảnh hưởng tới tầm nhìn xun suốt của khối nước mà còn ảnh hưởng tới sự quang
hợp của thực vật và sự sống của các loài sinh vật thuỷ sinh như san hô, rong, tảo
v.v. Mùa khô hàm lượng chất rắn lơ lửng thường thấp hơn mùa mưa do ảnh hưởng
của sự rửa trơi. Nơi có sự giao nhau của khối nước sông và nước biển thì hàm lượng
TSS khá cao.

7


- Các chất hữu cơ tiêu hao oxy: Các chất hữu cơ có trong nước thơng qua các
q trình đồng hoá, dị hoá, phân huỷ, quang hợp, bài tiết... của sinh vật. Ngồi ra,
nguồn lục địa cũng góp phần đáng kể vào sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong
nước. Khi hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao sẽ gây ô nhiễm nguồn nước dẫn
đến thiếu hụt oxy hoà tan. Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước,
thường sử dụng các thơng số oxy hồ tan (DO), nhu cầu oxy sinh hố (BOD5) và
nhu cầu oxy hố học (COD).
 Hàm lượng oxy hồ tan (DO): Oxy hồ tan là thơng số biểu thị hàm lượng oxy
tự do có trong nước biển. Sự tồn tại và phát triển của hệ động thực biển phụ thuộc

lớn vào nồng độ oxy có trong nước. Nồng độ oxy hoà tan trong nước thường liên
quan đến độ muối, nhiệt độ nước, độ trong của nước, các chất hữu cơ có trong nước
và mật độ rong tảo biển.
 Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD): Nhu cầu oxy sinh hoá là lượng oxy cần thiết để
phân huỷ các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học có trong nước bởi các vi
khuẩn. Như vậy, nhu cầu oxy sinh hoá là thông số cho ta xác định hàm lượng các
chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học có trong nước. Khi hàm lượng các chất hữu
cơ cao, các vi khuẩn sẽ phân huỷ chúng và lấy oxy trong nước gây thiếu hụt oxy
hồ tan. Thơng thường, người ta thường lấy giá trị BOD5 để làm thông số đánh giá
nồng độ các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học.
 Nhu cầu oxy hoá học (COD): Nhu cầu oxy hoá học là hàm lượng oxy cần thiết
để phân huỷ tồn bộ các chất hữu cơ có trong nước. Nhu cầu oxy hoá học cho phép
xác định hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả các chất hữu cơ có
khả năng phân huỷ sinh học và các chất hữu cơ khơng có khả năng phân huỷ sinh
học.
 Nitơ tổng số: Nitơ tổng số bao gồm các muối vơ cơ hồ tan như nitrat (NO3),
nitrit (NO2-), amoni (NH4+) và các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ.
Trong nước, phần lớn chúng tồn tại dưới dạng hữu cơ, dưới tác dụng của các
vi khuẩn chúng được phân huỷ và chuyển về dạng vô cơ cung cấp cho các quá trình
quang hợp của thực vật nổi. Hiện tại, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn đối với nitơ
tổng số cũng như các tiêu chuẩn đối với từng loại muối nitrat, nitrit. Nước từ lục địa
đưa ra góp phần làm tăng hàm lượng nitơ tổng số trong nước biển. Nước không
những có khả năng bị phú dưỡng mà cịn chứa các muối độc hại như nitrat, amoni...
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ động thực vật nơi đây.

8


- Hàm lượng kim loại: Theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT, hàm lượng các kim
loại cần quan tâm là: Cr, Cu, Fe, Mn, Zn, Hg, Cd, Pb, As. Đây là các chỉ tiêu thể

hiện sự ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước biển
ven bờ. Hiện nay tải nước ta việc nước thải, chất thải công nghiệp không qua xử lý
đổ thẳng xuống biển vẫn còn rất phổ biến dẫn tới nước biển ven bờ bị ô nhiễm kim
loại nặng. Điều này gây tổn thất lớn cho ngành du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và các
hệ sinh thái ven biển; các loại thuỷ sinh vật có thể tích luỹ kim loại trong cơ thể và
gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người khi con người sử dụng các loại thuỷ sản này.
- Hàm lượng dầu, mỡ: Hàm lượng dầu, mỡ khoáng thể hiện ảnh hưởng của hoạt
động vận tải biển và một số ngành sản xuất công nghiệp (chế tạo máy) đến chất
lượng nước biển ven bờ. Hoạt động của nhà máy đóng tàu, các cảng dầu, cảng biển
nước sâu, cảng tàu khách du lịch là nguyên nhân làm bẩn nước bãi tắm và luôn tiếm
ẩn nguy cơ va chạm tàu thuyền, gây ra sự cố tràn dầu biển, dẫn đến thiệt hại cho du
lịch và nguồn lợi thuỷ sản.
- Các hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ: Việc sử dụng các loại thuốc trừ
sâu, bảo vệ thực vật khơng được kiểm sốt chặt chẽ. Các chất độc như DDT,
Lindan, Monitor, Wofatox và Validacin vẫn còn đang được sử dụng trong nông
nghiệp. Các loại thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật đó đi theo dịng chảy ngầm và
dòng chảy mặt xâm nhập vào các hệ thống sông và vào biển ven bờ.
- Một số tiêu chí khác (Coliform, Florua, Sunfua…): Việc theo dõi, đánh giá
thường xuyên chất lượng nước biển ven bờ sẽ giúp chúng ta quản lý các hoạt động
sản xuất, xả thải từ lục địa và đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, vui chơi, giải
trí trên biển.
1.3. Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG NƯỚC Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Ơ nhiễm mơi trường nước ở Thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ
đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh chân thực tốc độ phát triển của các
quốc gia. Xã hội càng phát triển thì xuất hiện càng nhiều nguy cơ. Ta có thể kể ra
đây vài ví dụ tiêu biểu.
Từ các đại dương lớn trên thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước trên trái
đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên và sự ô nhiễm nếu xảy ra cũng chỉ
mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm nặng nề, tùy

từng đại dương mà mức độ ô nhiễm lại khác nhau. Nhiều vùng biển trên thế giới

9


dang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của các lồi sinh vật biển ,mà ơ
nhiễm chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền và giao thơng vận tải biển gây nên.
Ơ nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng:
Anh Quốc chẳng hạn: Đầu thế kỷ 19, sơng Tamise rất sạch. Đến giữa thế kỷ
20 nó trở thành ống cống lộ thiên. Các sơng khác cũng có tình trạng tương tự trước
khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt…
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía
Đơng, cũng như nhiều vùng khác. Vùng Đại Hồ bị ơ nhiễm nặng, trong đó hồ Erie,
Ontario ơ nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp
thải ra các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980
lên 73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý vẫn được
thải vào các sông. Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ ngày càng trở nên ô
nhiễm. Dựa trên việc đánh giá 140.000km sông dọc đất nước Trung Quốc trong
năm 2006, chất lượng nước của 41,7% chiều dài sơng xếp ở loại 4 hoặc thậm chí
thấp hơn và 21,85 dưới loại 5.
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường nước biển ở Việt Nam
Nước ta hiện có nền cơng nghiệp chưa thực sự phát triển, mặc dù chịu ảnh
hưởng bởi xu thế đơ thị hóa mạnh mẽ nhưng các khu công nghiệp và các đô thị vẫn
chưa nhiều, tuy vậy tình trạng ơ nhiễm nước đã xảy ra ở rất nhiều nơi, trên biển, ở
các sông suối, trong cả tầng nước ngầm và với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Đầu tiên là về ơ nhiễm biển. Do có đường bờ biển thuộc loại dài nên khi ô
nhiễm biển xảy ra thì sẽ cực kỳ phức tạp. Do sự gia tăng cửa các hoạt động kinh tế
nói chung nên hầu hết vùng thềm lục địa đã bị ô nhiễm. Sự ơ nhiễm cịn bắt đầu lan
ra cả ngồi khơi. Điển hình như ở cảng Hải Phịng, bình qn hàng năm có tới hơn

1500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phịng. Lượt dầu cặn qua sử dụng trong
hành trình vận tải của mỗi tàu khi đến cảng từ 5m3 đến 10m3. Như vậy, hàng nghìn
m3 dầu cặn qua sử dụng cùng với rác thải sinh hoạt của người dân vạn chài và khách
du lịch đã xả tự nhiên theo nhiều cách xuống biển.
Tình hình ơ nhiễm nước ngọt cịn trầm trọng hơn rất nhiều. Cơng nghiệp là
ngun nhân chính gây ơ nhiễm nước ngọt, trong đó mỗi ngành có một loại rác thải
khác nhau. KCN Việt Trì xả mỗi ngày hàng trăm ngàn m3 nước thải của nhà máy
hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt… khoảng 168.000 m3/ngày đêm xuống hạ lưu
cùng một lượng nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp không nhỏ từ thượng nguồn
10


Trung Quốc đã làm chất lượng nước sông Hồng ngày càng xấu đi theo cả không
gian và thời gian. Ở Hà Nội các sông như Lô Tịch, sông Sét, sông Lừ có màu đen
và hơi thối. Đặc biệt KCN Biên Hòa – Đồng Nai và TP. HCM tạo ra nguồn nước
thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả
vùng phụ cận. Gần đây, với sự kiện FORMOSA, làm ảnh hưởng cả khu vực miền
Trung, nhà nước mới thực sự vào cuộc.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất trong cơ cấu kinh tế của đất
nước. Nước được sử dụng để tưới cho lúa và hoa màu, tập trung ở đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long. Việc sử dụng nơng dược và phân bón hóa học khơng đúng
cách càng góp thêm phần ơ nhiễm mơi trường nơng thơn.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các
đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cùng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ
công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Đều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra mơi trường chưa
qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên
gọi của nó.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm cùng với sự ô nhiễm nước sông hồ. Việc khai
thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở

những vùng ven biển sơng Hồng, sơng Thái Bình, sơng Cửu Long, đồng bằng ven
biển miền Trung…
1.4. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Cùng với sự phát triển vấn đề môi trường đang là một thách thức lớn. Con
người ngày càng gây ra những tác động sâu sắc hơn đến môi trường nhằm thỏa mãn
các nhu cầu đang gia tăng.Và chính con người đã phải trả giá cho những gì mình đã
gây ra. Hàng loạt vấn đề môi trường xảy ra do chất lượng mơi trường bị giảm sút
như dân số tồn cầu tăng nhanh, sự nghèo đói, sự khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, sự phát thải quá mức “khí nhà kính”. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ
lực nhằm cải thiện chất lượng môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững, tuy
nhiên hiện trạng môi trường vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Thực trạng trên đòi
hỏi các quốc gia phải nỗ lực hơn nữa, và QLMT là u cầu mang tính tất yếu.
Quản lý mơi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, và hướng đích của chủ
thể QLMT lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển
trong hệ thống môi trường và khách thể QLMT, sử dụng một cách tốt nhất mọi

11


tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu QLMT đã đề ra, phù hợp với luật pháp
và thông lệ hiện hành.
Sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể QLMT chính là
việc tổ chức thực hiện các chức năng của QLMT nhằm phối hợp mục tiêu và các
động lực hoạt động của mọi người nằm trong hệ thống môi trường để đạt tới mục
tiêu chung của hệ thống môi trường.
Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống là việc sử dụng
có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngồi của hệ thống mơi trường trong
điều kiện tương tác với các hệ thống khác, chấp nhận các rủi ro có thể xảy.
Việc tuân thủ luật pháp và các thông lệ (công ước quốc tế) hiện hành là việc
tiến hành các hoạt động phát triển theo đúng những điều mà luật pháp trong nước và

quốc tế không cấm, những công ước mà thế giới đã thỏa thuận. Thực chất của
QLMT là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thơng qua đó sử dụng
có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống mơi trường.
Có nhiều chủ thể cùng tham gia hoạt động QLMT: Các chủ thể có thể bao
gồm Nhà Nước, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức phi Chính phủ (NGO)…

 Đối tượng của QLMT bao gồm:
-

Các loại chất gây ơ nhiễm: Có thể phân ra thành các loại chất gây ô nhiễm

nước, chất gây ô nhiễm không khí và chất gây ơ nhiễm đất. Tuy nhiên, để nhận
dạng và phát hiện chúng nhằm đưa vào quản lý không phải là điều dễ dàng. Điều
này liên quan đến kĩ thuật, trình độ quản lý về cả chính sách.
- Các nguồn gây ô nhiễm: Các nhà hoạch định phải xác định nguồn gây ô nhiễm
từ đâu. Nguồn gây ô nhiễm thường được chia thành hai nhóm:
 Ơ nhiễm do con người gây ra từ hoạt động sản xuất và từ sinh hoạt, tiêu dùng.
 Ô nhiễm do thiên nhiên.
Xác định được nguồn gốc gây ô nhiễm giúp các nhà quản lý có phương án
quản lý phù hợp hơn. Nếu do con người phải điều chỉnh hành vi con người, nếu do
thiên nhiên phải chấp nhận khách quan để có biện pháp phù hợp.
Xác định phạm vi không gian thiệt hại mơi trường: Xem xét về khơng gian địa
lý có thể là xem xét về phạm vi địa phương, vùng, quốc gia, khu vực, toàn cầu. Việc
xác định phạm vi nhằm xác định ranh giới quản lý.
- Các thành phần mơi trường: Bao gồm đất, nước, khơng khí. Mỗi thành phần có
một đặc thù riêng do tính chất của mỗi thành phần và phương thức quản lý của các

12



thành phần đó khơng giống nhau. Vì vậy, các nhà QLMT trước khi tiến hành quản
lý sẽ chỉ rõ là quản lý thành phần nào.
Tóm lại, QLMT là một hoạt động quản lý xã hội nhằm bảo vệ môi trường và
các thành phần môi trường, phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội .

 Mục tiêu của quản lý mơi trường:
- Khắc phục và phịng chống suy thối, ô nhiễm môi trường do các hoạt động
sống của con người.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ mơi trường, ban hành các chính
sách về phát triển kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi
hành luật bảo vệ môi trường.
- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững.
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia.
 Các nguyên tắc chung của quản lý môi trường:
- Hướng tới sự phát triển bền vững.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực
hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.
- Phịng ngừa suy thối tai biến môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý
phục hồi môi trường nếu xảy ra ô nhiễm.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền.
1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG VEN BIỂN KKT
DUNG QUẤT
1.5.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và mơi trường
1.5.1.1 Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu quy hoạch có tổng diện tích khoảng 45.332 ha bao gồm:
phần diện tích Khu kinh tế hiện hữu là 10.300 ha, phần diện tích mở rộng khoảng
24.280 ha và khoảng 10.752 ha diện tích mặt biển.

Bao gồm: tồn bộ diện tích các xã Bình Đơng, Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình
Thuận, Bình Trị, Bình Hải, Bình Phước, Bình Hịa, Bình Phú, Bình Dương, Bình
Thanh Đơng, Bình Thanh Tây, Bình Tân, Bình Châu, Bình Thới và một phần các xã
Bình Nguyên, Bình Long, Bình Hiệp, Bình Trung của huyện Bình Sơn; thị trấn
Châu Ổ; tồn bộ diện tích các xã Tịnh Phong, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ và một phần xã

13


Tịnh Thọ thuộc huyện Sơn Tịnh; tồn bộ diện tích huyện đảo Lý Sơn; khu vực mặt
biển liền kề (diện tích khoảng 10.752 ha)
Ranh giới quy hoạch được giới hạn như sau:
- Phía Đơng giáp biển Đơng.
- Phía Tây giáp đường sắt Bắc - Nam.
- Phía Nam giáp ranh giới quy hoạch mở rộng thành phố Quảng Ngãi.
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
1.5.1.2. Địa chất thủy văn
Theo thuyết minh bản đồ nước dưới đất tỉnh Quảng Ngãi – Cục địa chất và
khoáng sản Việt Nam năm 1994 cho biết:
Nước dưới đất tồn tại hai dạng tầng chứa nước lỗ hổng và khe nứt. Các tầng
chứa nước lỗ hổng có thể chia ra:
 Các tầng chứa nước trong trầm tích.
- Các tầng chưa nước trong trầm tích Helocen (QIV) bao gồm các trầm tích sơng
(afQIV3), hỗn hợp biển gió (mvQIV3), sông biển (amQIV1-2) phân bố rộng rãi trên
bề mặt đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi với chiều dày thay đổi từ 3m đến 20m
ở một số cồn cát có thể lớn hơn, trung bình 13m.
Các trầm tích Helocen phận bố ở vùng đồng bằng ven biển, dọc các sông lớn
thành các dãy bãi bồi thấp, đồi cát giữa lòng sơng.
Nước trong các trầm tích Helocen thuộc loại khơng áp, mực nước thường khá
gần mặt đất, chúng phụ thuộc vào cao độ địa hình và thường thay đổi từ 0,7 - 4m.

Thường gặp là 3m vào mùa khô và 1 - 2m vào mùa mưa.
- Các tầng chứa nước trong các trầm tích Pleistocen (aQI-III), (aQI) phân bố hầu
như khắp đồng bằng, phần lớn bị phủ dưới các trầm tích Helocen. Thành phần thạch
học chủ yếu là cát, cát pha ít sét chứa sạn và cuội đá khoáng, phần trên là sét pha cát
bị laterit hóa. Chiều dày thay đổi từ 9,3 - 50.,7m trung bình là 18m.
Nước dưới đất các trầm tích Pleistocen thuộc loại khơng áp lực hoặc có áp lực
yếu. Mực nước nằm ở độ sâu từ 1,3 – 5,5m.
 Các tầng chứa nước khe nứt:
Nước vận động trong các khe nứt và đá cứng chủ yếu gồm các thành tạo
Bazan (Bn2đn).
Các thành tạp Bazan thuộc địa phận đồng bằng Quảng Ngãi. Nước dưới đất
chủ yếu trong lớp nứt nẻ đến chiều sâu gần 120m.
Nguồn cung cấp chính cho các tầng chứa nước này chủ yếu là nước mưa.
14


×