Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÍ

TRẦN THỊ BÉ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
KHĨA 13 (2013-2017)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÍ

TRẦN THỊ BÉ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
KHĨA 13 (2013-2017)


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG PHƯỚC MINH

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trương
Phước Minh, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình
nghiên cứu để hồn thành khóa luận này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô
giáo trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm - Đai học
Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức nền tảng để tơi có thể
thực hiện tốt đề tài của mình.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè,
những người đã động viên, khuyến khích tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Bé


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Quan điểm nghiên cứu. ........................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 4
6. Cấu trúc của đề tài................................................................................................ 5
NỘI DUNG ................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH .......................................................................................................................... 6
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về du lịch.................................................................................... 6
1.1.2. Sản phẩm du lịch ......................................................................................... 7
1.1.3. Khách du lịch ............................................................................................... 8
1.1.4. Khái niệm tài nguyên du lịch ................................................................... 10
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch....................................... 11
1.1.5.1. Nhóm nhân tố tài nguyên du lịch........................................................ 11
1.1.5.2. Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội...................................................... 16
1.1.5.3. Nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ
du lịch................................................................................................................ 18
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................... 21
1.2.1. Thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam ................................................. 21
1.2.2. Thực tiễn hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Bình..................................... 24
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH.......................................................... 26
2.1. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH. 26
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 26


2.1.2. Tài nguyên du lịch ..................................................................................... 29
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................ 29
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn............................................................... 36
2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN LỆ THỦY ............... 46

2.2.1. Các loại hình du lịch.................................................................................. 46
2.2.1.1. Du lịch sinh thái................................................................................... 46
2.2.1.2. Du lịch văn hóa, lịch sử....................................................................... 46
2.2.2. Hiện trạng khách du lịch .......................................................................... 46
2.2.2.1. Khách nội địa ....................................................................................... 47
2.2.2.2. Khách quốc tế....................................................................................... 48
2.2.3. Hiện trạng về doanh thu du lịch .............................................................. 49
2.2.4. Hiện trạng về nguồn nhân lực du lịch ..................................................... 50
2.2.5. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ............................. 51
2.2.5.1. Cơ sở lưu trú ........................................................................................ 51
2.2.5.2. Giao thông ............................................................................................ 52
2.2.5.3. Cở sở phục vụ ăn uống ........................................................................ 54
2.2.5.4. Ngân hàng ............................................................................................ 54
2.2.6. Hiện trạng về đầu tư du lịch..................................................................... 54
2.2.7. Hiện trạng về quảng bá và xúc tiến du lịch ............................................ 56
2.2.8. Công tác bảo vệ môi trường trong quá trình quát triển du lịch ........... 57
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ....................................................................................... 57
2.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................................... 57
2.3.2. Hạn chế....................................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH.......................................................... 61
3.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HUYỆN LỆ THỦY ............................................................................... 61
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN LỆ THỦY ĐẾN 2020 62
3.2.1. Định hướng chung ..................................................................................... 62


3.2.2. Định hướng cụ thể ..................................................................................... 63
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN LỆ
THỦY....................................................................................................................... 64

3.3.1. Tăng cường, nâng cao công tác quản lý quy hoạch ............................... 64
3.3.2. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý, kiểm tra,
kiểm soát việc chấp hành các quy định nhà nước trong hoạt động du lịch ... 65
3.3.3. Tích cực huy động các nguồn vốn phát triển du lịch ............................. 65
3.3.4. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu tiên........................................... 66
3.3.4.1. Cơ chế chính sách về thuế ................................................................... 66
3.3.4.2. Cơ chế và chính sách đầu tư ............................................................... 66
3.3.4.3. Cơ chế chính sách về thị trường ......................................................... 67
3.3.5. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng
thương hiệu du lịch Lệ Thủy .............................................................................. 67
3.3.6. Xây dựng và phát triển hạ tầng du lịch................................................... 68
3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch........................... 69
3.3.8. Phát triển các tuyến du lịch và đa dạng các loại hình du lịch gắn với
dịch vụ .................................................................................................................. 70
3.3.8.1. Phát triển các tuyến du lịch................................................................. 70
3.3.8.2. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch gắn với dịch vụ .................. 71
3.3.9. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ................................................ 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 73
1. Kết luận................................................................................................................ 73
2. Kiến nghị.............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 75
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
USD

: Đơn vị tiền tệ của Mỹ (United States dollar)

UNESCO


: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

UBND

: Ủy ban nhân dân

T.T.N.T

: Thị trấn nông trường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1

Dân số, diện tích, mật độ dân số huyện Lệ Thủy năm 2014

26

2.2
2.3
2.4
2.5

2.6
2.7
2.8

Lượng khách du lịch đến huyện Lệ Thủy giai đoạn 2010 2015
Thời gian lưu trú bình quân của khách nội địa đến huyện
Lệ Thủy giai đoạn 2010 - 2015
Thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế đến huyện
Lệ Thủy giai đoạn 2010 - 2015
Doanh thu hoạt động du lịch huyện Lệ Thủy giai đoan
2010 - 2015
Số lao động tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn huyện
Lệ Thủy giai đoạn 2010 - 2015
Số cơ sở lưu trú phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Lệ
Thủy giai đoạn 2010 - 2015
Một số dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy

46
48
48
49
50
51
55


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
2.1
2.2


Tên bảng
Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch đến huyện Lệ Thủy
giai đoạn 2010 -2015
Biểu đồ thể hiện doanh thu từ hoạt động du lịch huyện Lệ
Thủy giai đoạn 2010 - 2015

Trang
47
49


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Tên bản đồ

Trang

Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy

28

Bản đồ du lịch huyện Lệ Thủy

45


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh
và là một thành phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia, sự phát

triển du lịch đã có tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội và nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dâ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Về mặt tích cực, du
lịch là ngành kinh tế đã đem lại cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lợi ích to lớn về lợi
nhuận kinh tế. Hơn thế nữa du lịch còn được xem là cầu nối giữa các quốc gia mang
đến cho xã hội tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và hịa bình giữa các dân tộc.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của du lịch cũng đã và sẽ gây nên những tác
động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, như làm cạn kiệt và suy thối mơi
trường, làm ơ nhiễm mơi trường tự nhiên, phá hoại cảnh quan…hủy hoại nền văn
hoá truyền thống, các lối sống và việc khai thác bừa bãi do sự phát triển của du lịch
có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Sự phát triển ở bất kỳ ngành kinh tế
nào cũng gần gắn liền với vấn đề mơi trường, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với
ngành du lịch, nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại
của hoạt động du lịch.
Huyện Lệ Thủy là đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Bình với đầy đủ những
ưu thế, lợi điểm để phục vụ cho phát triển dịch vụ du lịch. Lệ Thủy được thiên
nhiên ban tặng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Suối Bang, Bàu Sen, bãi
tắm Tân Hải…Là huyện có bề dày lịch sử, văn hóa, có các ngành nghề truyền thống
phục vụ du lịch như Chiếu cói An Xá, Rượu Tuy Lộc, nón lá Quy Hậu, đan
lát…Mặt khác, không chỉ nổi tiếng với những phong cảnh đẹp mà Lệ Thủy còn là
vùng đất “Địa linh, nhân kiệt” với nhiều di tích lịch sử văn hóa: Khu lăng mộ Lễ
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở xã Trường Thủy, khu nhà lưu niệm Đại tướng Võ
Nguyên Giáp ở Lộc Thủy, khu di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc ở xã Mỹ Thủy, các
truyền thống văn hóa đặc sắc của quê hương Lệ Thủy như hò khoan, lễ hội bơi - đua
thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang rất dễ thu hút khách du lịch.

1


Mặc dù Lệ Thủy là vùng đất rất dồi dào về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn
nhân văn, nhưng trong thời gian qua du lịch Lệ Thủy chưa thực sự phát triển

tương xứng với tiềm năng của nó. Hơn nữa các cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch tại địa phương chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc tổ
chức khai thác các tuyến du lịch cũng như tuyên truyền quảng bá tài nguyên du
lịch của huyện, nên hiệu quả khai thác còn thấp, chưa phản ánh đúng tiềm năng
du lịch của huyện.
Để khai thác có hiệu quả các tài nguyên, đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài,
góp phần vào sự phát triển ngành du lịch và sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện,
cần có sự nghiên cứu đánh giá hiện trạng và giải pháp của ngành du lịch huyện Lệ
Thủy. Nhận thức được vấn đề này, em đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và giải
pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” là đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến du
lịch, mục tiêu chủ yếu của khóa luận là nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển
du lịch huyện Lệ Thủy, từ đó định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển du lịch của huyện đến 2020.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngồi nước để xây dựng cơ sở
lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững, qua đó vận dụng vào địa bàn cụ
thể huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Bước đầu đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở
huyện Lệ Thủy. Phân tích hiện trạng phát triển du lịch ở địa bàn nghiên cứu và đánh
giá phát triển du lịch thông qua các khảo sát thực tế.
- Đề xuất những định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du
lịch ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến 2020.

2



3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Về nội dung
Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình
3.2. Về khơng gian
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
3.3. Về thời gian
Các nguồn tư liệu, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu tập trung vào thời
gian từ năm 2010 đến 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. Quan điểm nghiên cứu.
4.1. Quan điểm hệ thống
Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi sự vật, hiện tượng đều là một hệ
thống hoàn chỉnh thuộc về một hệ thống cấp cao hơn và được cấu tạo từ nhiều hệ
thống cấp thấp hơn. Đối với du lịch huyện Lệ Thủy, nó thuộc hệ thống du lịch
chung của tỉnh Quảng Bình, tồn tại và phát triển trong sự thống nhất giữa các thành
phần: tự nhiên - kinh tế xã hội. Chính vì vậy, trong q trình nghiên cứu cần xem
xét sự tác động qua lại giữa các thành phần và các yếu tố có liên quan.
4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là đặc trưng của ngành khoa học Địa lí, mỗi đối tượng Địa lí đều gắn với
một địa chỉ khơng gian. Với ngành du lịch, sự hình thành nên các loại hình du lịch
cũng không thể tách rời khỏi không gian lãnh thổ cụ thể nào, chúng liên kết chặt chẽ
với nhau thành một thể tổng hợp với các loại tài nguyên và các loại hình du lịch
phục vụ cho du lịch. Khi nghiên cứu du lịch huyện Lệ Thủy, vận dụng quan điểm
tổng hợp lãnh thổ nhằm phân tích, làm rõ nét đặc trừng và yếu tố ảnh hưởng đến du
lịch huyện Lệ Thủy.
4.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mỗi sự vật, hiện tượng Địa lí đều có q trình hình thành và phát triển. Thực
trạng là sự kế thừa của lịch sử và nền tảng của tương lai. Chính vì vậy, khi tìm hiểu
về tình hình phát triển du lịch huyện Lệ Thủy cần đặt nó trong sự vận động và phát


3


triển. Vận dụng quan điểm này có thể dự đốn xu hướng phát triển trong tương lai
của ngành du lịch huyện Lệ Thủy.
4.4. Quan điểm phát triển bền vững
Đây là quan điểm chung cho sự phát triển trên toàn thế giới. Phát triển bền
vững là vừa phát triển, đảm bảo nhu cầu của hiện tại và không ảnh hưởng đến thỏa
mãn nhu cầu của tương lai. Có thể nói trong q trình phát triển hoạt động du lịch
khơng chỉ mang lại lợi ích, hiệu quả hiện tại mà cịn khơng làm tổn hại đến môi
trường, tài nguyên của thế hệ tương lại, hướng đến sự phát triển lâu dài. Vì vậy,
quan điểm này sẽ được vận dụng trong việc xác định các định hướng, giải pháp phát
triển cho ngành du lịch huyện Lệ Thủy đến năm 2020 và cả trong tương lai xa.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng và kết hợp các phương pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thu nhập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Để có các dẫn chứng xác thực và thuyết phục cho khóa luận tốt nghiệp này thì
cần sử dụng nhiều nguồn tài liệu và số liệu từ các nguồn đáng tin cậy, các cơ quan,
ban ngành có liên quan, chủ yếu từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, Phịng Văn hóa thơng tin huyện Lệ Thủy. Sau đó được tổng hợp, xử lý và phân tích, hệ thống hóa
nhằm phục vụ cho nội dung khóa luận.
5.2. Phương pháp thực địa
Bên cạnh việc thu thập số liệu thì tiến hành thực địa là phương pháp khơng thể
thiếu đối với địa lí du lịch. Việc nghiên cứu tài liệu và bản đồ thì phương pháp này
đã giúp xác nhận thực tế, đối chiếu số liệu, tài liệu, làm cho thơng tin trở nên chính
xác mang tính thực tiễn cao hơn cũng như bổ sung các yếu tố cần thiết cho việc
hồn thiện khóa luận.
5.3. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của ngành khoa học địa lí. Trong q trình hồn
thành khóa luận, để trực quan hóa số liệu, dễ dàng hơn trong việc làm rõ và phân

tích tình hình hoạt động du lịch của địa phương thì nguồn nghiên cứu đã xây dựng
một số biểu đồ và bản đồ.

4


5.4. Phương pháp dự báo
Căn cứ vào các tài nguyên du lịch, hiện trạng phát triển du lịch và dự báo định
hướng phát triển ngành du lịch huyện Lệ Thủy, dự báo các chỉ tiêu về số lượng
khách, doanh thu, cơ sở lưu trú cũng như xu hướng phát triển ngành du lịch huyện
Lệ Thủy trong tương lai.
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài khóa luận ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục… thì phần nội dung
chính được trình bày theo 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển du lịch
Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Từ lâu, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu

trong đời sống xã hội. Hoạt động du lịch đã và đang được quan tâm phát triển mạnh
mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Trong
vòng sáu thập kỷ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch (
International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) năm 1925 tại Hà Lan,
khái niệm du lịch được định nghĩa: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích khơng phải
để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...”. Và
cũng từ đó khái niệm du lịch ln ln được tranh luận.
Thuật ngữ “Du lịch” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp với ý nghĩa là đi một vòng.
Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “tornus” và sau đó thành “tourisme” (tiếng
Pháp) và “tourism” (tiếng Anh). Tuy nhiên, do hoàn cảnh khác nhau và dưới mỗi
góc độ khác nhau nên mỗi học giả nghiên cứu về du lịch thường có những quan
niệm khác nhau về du lịch.
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma _ Italia ( 21/8 - 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngồi nước họ với
mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ”.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian

6


liên tục nhưng khơng q một năm ở bên ngồi môi trường sống định cư nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường

xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
Trong từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh:
- Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, cơng trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét
ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
- Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ
đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngồi là tình hữu
nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu
quả rất lớn; cố thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo
nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.
Có thể nói, du lịch là tổng thể những hoạt động và những mối quan hệ phát
sinh qua lại lẫn nhau giữa du khách với tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch. Vì
vậy, để phát triển du lịch địi hỏi tồn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ,
đầu tư nhiều lĩnh vực để du lịch ngày càng phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của các địa phương, cũng như
của cả đất nước.
1.1.2. Sản phẩm du lịch
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: “
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở
khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian
thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” (Từ điển du lịch - Tiếng
Đức NXB Berlin 1984).

7


Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung

ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật
chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó.
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vơ
hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện
nghi phục vụ khách du lịch:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch
Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :
- Tính vơ hình : Sản phẩm DL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị
sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó
khăn hơn kinh doanh hàng hố.
- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng : Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi
cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.
- Tính khơng đồng nhất : Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm
trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.
Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua
sản phẩm du lịch ít trung thành với cơng ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng sản phẩm
du lịch mang tính thời vụ.
1.1.3. Khách du lịch
Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam trong Pháp lệnh du lịch của Việt
Nam ban hành 1999 nói rằng: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến”.
Người ta phân biệt khách du lịch làm hai loại:
- Khách du lịch quốc tế (International Tourist):
+ Năm 1937, Uỷ ban thống kê của Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp
Quốc ngày nay) đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du
lịch quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường
xun của mình trong thời gian ít nhất là 24 giờ”. Theo khái niệm nêu trên, xét về
mặt thời gian, khách du lịch quốc tế là những người có thời gian viếng thăm (lưu

8



lại) ở quốc gia khác ít nhất là 24 giờ. Trên thực tế, những người đến một quốc gia
khác có lưu trú qua đêm mặc dù chưa đủ thời gian 24 giờ vẫn được thống kê là
khách du lịch quốc tế.
+ Bên canh khách đi du lịch cố lưu trú qua đêm, có nhóm khách chỉ đi du lịch
trong ngày. Đối tượng này được gọi là khách tham quan. “Khách tham quan
(Excursionist, Day-visitor): là những người rời khỏi nơi cư trú thường xun của
mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục
đích làm cơng và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến khơng q
24 giờ, không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm”.
+ Để thống nhất hai khái niệm “khách du lịch” và “khách tham quan”, năm
1963 tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về Du lịch được tổ chức ở Roma (Ý), Uỷ ban
thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra một khái niệm về Khách du lịch quốc tế như
sau: “Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngồi nước cư
trú của mình với bất kỳ lý do nào ngồi mục đích hành nghê' để nhận thu nhập từ
nước được viếng thăm”.
+ Theo Luật Du lịch Việt Nam đã khái niệm khách du lịch quốc tế như sau:
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
vào Việt Nam du lịch và cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch”.
- Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist):
+ Thực tiễn hiện nay, mỗi quốc gia quy định nội hàm của khái niệm khách du
lịch nội địa khác nhau. Điều này được giải thích là do tốc độ phát triển kinh tế xã
hội và mức sống của dân của mỗi quốc gia khác nhau, hoặc do phương pháp tổng
hợp các số liệu về khách du lịch nội địa tại các quốc gia không giống nhau. Theo
hướng dẫn của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khái niệm khách du lịch nội địa
được diễn giải như sau: “Khách du lịch nội địa là khách du lịch thực hiện chuyến đi
trong quốc gia mà họ cư trú. Chuyến đi được xác định từ nơi môi trư­ờng sống
thư­ờng xuyên đến khi trở về nơi xuất phát”.


9


+ Khái niệm của Trung Quốc: “Khách du lịch nội địa là cá nhân cụ thể đang
thực hiện chuyến đi ra ngồi mơi trường sống thường xun (hơn 10km) trong thời
gian khơng q 1 năm liên tục, với mục đích chính của chuyến đi khơng liên quan
đến hoạt động kiếm tiền nơi họ đến”.
Như vậy, du khách hay khách du lịch là chỗ dựa khách quan cho sự phát sinh
và phát triển của ngành du lịch. Đồng thời, nó cịn là chỗ dựa chủ yếu để ngành du
lịch thu được lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị xã hội và lợi ích văn hóa.
1.1.4. Khái niệm tài ngun du lịch
Tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, nó là điều kiện tiên quyết để thu
hút khách du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các
giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khi du lịch, tuyến du lịch.
Tài nguyên du lịch được phân chia thành tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác, có thể thuộc
sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.
Theo giáo trình địa lí du lịch: “Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên,
văn hóa lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu
cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch”.
Nguyễn Minh Tuệ cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn
hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khơi phục, phát triển trí lực,
trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này
được sử dụng trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, cơng trình lao động, sáng
tạo của con người và giá trị nhân văn khác có thể sử dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu

du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khi du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô
thị du lịch”.

10


1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
1.1.5.1. Nhóm nhân tố tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Mỗi một nền kinh tế muốn phát triển được đầu tiên phải kể đến các thành phần
tự nhiên. Nó là cơ sở đầu tiên cho việc khai thác, xây dựng và định hướng các loại
hình kinh tế. Đặc biệt đối với du lịch các thành phần tự nhiên là điều kiện rất cần
thiết. Các thành phần tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan, khí hậu,
thủy văn, sinh vật.
v Vị trí địa lý
Trong các thành phần tự nhiên,vị trí địa lý có vai trò chi phối rất lớn đến sự
phát triển của du lịch. Những điểm du lịch gần các trung tâm như thị trấn, thị xã,
thành phố, có vị trí thuận lợi cho việc đi lại thì sẽ thu hút khách du lịch đến tham
quan và nghỉ ngơi. Những điểm du lịch cách xa trung tâm, gia thông không thuận
tiện cho việc đi lại, sẽ hanjc hế du khách đến tham quan vì sẽ tăng chi phí cho du
khách, mất nhiều thời gian cho việc di chuyển, giảm thời gian lưu trú và nghỉ ngơi
của du khách và ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách, khơng phù hợp với loại
hình du lịch ngắn ngày. Tuy nhiên, đối với loại hình du lịch dài ngày và du khách có
khả năng chi trả cao muốn tìm sự khác lạ, thích khám phá thì những điểm du lịch ở
xa nơi cư trú sẽ lôi cuốn và hấp dẫn du khách.
Như vậy,vị trí địa lý có vai trị quan trọng trong việc khai thác tài ngun du
lịch, người ta có thể dựa vào vị trí địa lý các điểm du lịch, cũng như nhu cầu của du
khách để phát triển các loại hình du lịch khác nhau.
v Địa hình, cảnh quan
Trong du lịch, tài nguyên địa hình và cảnh quan, quan trong nhất là đặc điểm

hình thái, dấu hiệu bên ngồi của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình, có sức
hấp dẫn đối với du khách để khai thác phục vụ nhu cầu tham quan của khách du
lịch.Đối với địa hình thì du khách thường thích tham quan những dạng địa hình đồi
núi hiểm trở, các cao nguyên, địa hình bờ biển, địa hình caxtơ.

11


- Địa hình đồi, cao ngun thường tạo khơng gian thống đãng, bao la. Do sự
phân cắt của địa hình nên có tác động mạnh đến tâm lý dã ngoại của du khách,
khơng gian thống, rộng nên rất thích hợp cho loại hình du lịch dã ngoại và cắm
trại, tham quan.
- Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế đối với hoạt động du lịch vì sự kết
hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên
nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, khơng khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối tượng
cho hoạt động du lịch. Đó là các sông suối, thác nước, hang động, rừng cây với thế
giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi cịn là cư trú của đồng bào các
dân tộc ít người với đời sống và nền văn hóa đa dạng đặc sắc. Ở miền núi với sự kết
hợp của địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài ngun động - thực vật và bản sắc văn
hóa của các cộng đồng các dân tộc ít người đã tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp
có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch khác nhau và có sức hấp dẫn lớn đối
với du khách.
- Địa hình Karst là một kiểu địa hình đặc biệt có giá trị lớn đối với việc phát
triển du lịch tham quan. Trong các kiểu địa hình Karst thì có giá trị đối với khai thác
tài ngun du lịch nhất là hang động Karst. Vì cảnh quan thiên nhiên của các hang
động Karst rất hấp dẫn khách du lịch. Nhiều hang động có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ
và rất kỳ ảo do tạo hóa sinh ra. Nhiều hang động chứa đựng những di tích khảo cổ
học, di tích lịch sử văn hóa. Khơng ít hang động đã được con người xây dựng thêm
các cơng trình kiến trúc như chùa chiền để thờ tự tạo nên một thế giới tâm linh đầy
bí ẩn. Như vậy, có thể nói hang động Karst là một tài nguyên du lịch - một loại hàng

hóa đặc biệt có thể sinh lợi cao.
- Địa hình bờ biển là loại hình có ý nghĩa qua trọng đối với du lịch, đặc biệt
hiện nay phần lướn khách du lịch đến với các loại hình du lịch biển. Đối với địa
hình bờ biển có thể khai thác du lịch với nhiều mục đích khác nhau: Từ hoạt động
tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn ngắm san hô đến những môn thể thao nước
như lướt ván, bóng đá,bóng chuyền bãi biển. Nhiều bãi biển rộng, bằng phẳng, nước
biển trong xanh, kết hợp với phong cảnh đẹp, gần với các trung tâm du lịch thì sẽ có
sức hấp dẫn và thu hút du khách rất lớn.

12


Ngoài việc tạo nên những phong cảnh độc đáo hấp dẫn khách đến tham quan
và nghĩ dưỡng, địa hình cịn tác động đến việc xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ
phát triển du lịch, góp phần hồn thiện hệ thống du lịch và khai thác có hiệu quả tài
nguyên du lịch.
Ngày nay, du lcihj ngày càng trở nên đa dạng. Sau thời gian làm việc mệt mỏi
con người cần được nghỉ ngơi đề giữ gìn sức khỏe, đảm bảo khả năng lao động lâu
dài. Việc đi du lịch đến các nơi có phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành…là cách
nghỉ ngơi rất tốt. Nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà y học, tâm lí - xã hội cho
thẫy vẻ đẹp thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm hồn, sức khỏe con
người. Trong y học gọi là phương pháp “cảnh quan trị liệu học”. Có thể nói, cảnh
quan thiên nhiên có một vai trị vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người và
là một nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
v Khí hậu
Khí hậu là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt
động du lịch. Trong hoạt động du lịch đề khai thác tài nguyên này, con người phải
tiến hành đánh giá tác động của nó đối với hoạt động du lịch, thì cần phải đánh giá
từng yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người và xây dựng cácloại hình du
lịch. Các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, ánh sáng,…là những yếu tố

quan trọng để khai thác phục vụ du lịch, các yếu tố này giúp phát triển loại hình du
lịch chữa bệnh, nghĩ dưỡng cho con người. Vì thế mà du khách thường tìm đến
những nơi có khí hậu ơn hịa trong lành tránh những nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
Bên cạnh đó, việc khai thác các yếu tố khí hậu phù hợp với việc nghĩ dưỡng, thì
trong du lịch điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến việc thực hiện đến các chuyến du
lịch và hoạt động dịch vụ về du lịch. Khí hậu là yếu tố quy định tính mùa vụ của du
lịch. Về mùa hè thì thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch biển, du lịch trên
núi. Mùa đơng thì thuận lợi cho việc phát triển du lịch thể thao trên núi như trượt
tuyết, trượt băng. Mùa xuân thời tiết dịu mát, tiết trời trong lành, thuận lợi cho phát
triển loại hình du lịch du xuân vui chơi và tham quan. Mỗi vùng khác nhau có
những điều kiện khí hậu khác nhau, khơng phải khí hậu ở vùng nào cũng phù hợp

13


với việc phát triển du lịch nghĩ dưỡng. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu đánh
giá các yếu tố khi hậu để khai thác du lịch một cách hiệu quả.
v Thủy văn
Tài nguyên nước rất đa dạng bao gồm nước đại dương, biển, sông, hồ, suối, hồ
nhân tạo, thác nước, giếng nước ngầm, nước khống,…Nước có vai trị quan trọng
đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Trong hoạt động du lịch, thì
nước được xem như tài nguyên quan trọng đối với hoạt động du khách, nó khơng
chỉ là cảnh quan đề du khách tham quan, phục vụ trực tiếp sức khỏe của khách du
lịch mà còn ảnh hưởng đến các thành phần khác của mơi trường sống, đặc biệt là
vai trị điều hịa khí hậu ven bờ biển, hồ.
Địa hình ven biển thường có khí hậu dịu mát, nhờ sự điều hịa của nước biển,
cho phép nghỉ ngơi dài ngày nhờ các bãi cát ven bờ vừa có thể tắm biển, vừa tắm
trắng. Có thể khai thác phát triển du lịch nghĩ dưỡng, tắm biển, thể thao biển,…
Sông hồ thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lich nghĩ dưỡng, câu cá, bơi
thuyền, tham quan, đặc biệt là hồ có cảnh quan tự nhiên đẹp, khí hậu trong lành.

Trong tài ngun nước, thì có giá trị lớn nhất trong khai thác du lịch là nguồn
nước khoáng, nước ngọt. Đây là loại tài nguyên có giá trị để phát triển loại hình du
lịch an dưỡng, chữa bệnh,…để phát triển loại hình du lịch này, thì cần phải có sự
đầu tư lớn về cơ sở vật chất, kĩ thuật. Đây là loại tài nguyên du lịch có sức hút và
hấp dẫn du khách lớn nhất hiện nay.
v Sinh vật
Hiện nay, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống
tốt hơn thì nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan và giải trí cũng trở nên cấp thiết hơn. Thị
hiếu du lịch của người dân cũng phong phú và đa dạng hơn. Một cuộc sống bận rộn,
căng thẳng với cơng việc, khơng khí thiếu trong lành, đã làm cho con người muốn
tìm đến những nơi trong lành, gần gũi với thiên nhiên hơn để nghỉ ngơi, thỏa mãn
nhau cầu khám phá thiên nhiên. Vì vậy, bên cạnh các loại hình du lịch biển, tham
quan di tích văn hóa, lịch sử thì du lịch sinh thái đã phát triển mạnh mẽ hơn, du lịch
gắn liền việc tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia với hoạt
động nghỉ ngơi, giải trí tại điểm du lịch mà đối tượng chính là động thực vật.

14


Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đã trở thành những điểm du lịch
thu hút khách du lịch. Các lồi động thực vật q hiếm, đặc hữu có giá trị lớn đối
vơi du lịch sinh thái và du lịch nghiên cứu. Đặc biệt đối với các loại động thực vật
đặc hữu chỉ có ở nước ta, tạo nên sức hút lớn đối với du khách nước ngoài. Tuy
nhiên khơng phải mọi động vật, thực vật đều có thể khai thác phục vụ nhu cầu tham
quan, nghiên cứu của du khách.
Như vậy, sinh vật là loại tài nguyên có vai trò quan trọng đối với phát triển du
lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Vì vậy, cần phải bảo vệ tốt các loại động thực vật
quý hiếm, có giá trị khơng những góp phần bảo vệ thiên nhiên đa dạng, mà cịn góp
phần phát triển du lịch đất nước.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn

Hầu hết tất cả các nước đều có các tài nguyên có giá trị lịch sử nhưng mỗi loại
tài nguyên ở mỗi quốc gia lại có sức hấp dẫn riêng.
v Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa
Di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa là tài sản q giá của mỗi
địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và cả nhân loại. Một di sản quốc gia được
công nhận, được tơn vinh, tầm vóc gái trị của di sản được nâng cao, các giá trị văn
hóa thẩm mỹ cũng như các ý nghãi kinh tế, chính trị vượt khỏi pahmj vi một nước
thì khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ lớn hơn nhiều.
Các di tích lịch sử văn hóa chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống
tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia.
Đây được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng góp phần
phát triển và mở rộng hoạt động du lịch.
v Các lễ hội
Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới giúp cho con người tham dự có điều
kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn cội mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc thu hút
những ai muốn hành hương trở về với cội nguồn với những nét đặc sắc văn hóa của
nhân dân. Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại, các lễ hội dân tộc là một
trong những tài nguyên du lịch quý giá nhất. Vì thế các lễ hội dân tộc là một trong

15


×