Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa và đánh giá một số tác dụng sinh học của sâm việt nam (panax vietnamensis ha et grushv , araliaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.65 MB, 286 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG HỒNG TỐ QUYÊN

NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA SÂM VIỆT NAM
(PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV., ARALIACEAE)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG HỒNG TỐ QUYÊN


NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA SÂM VIỆT NAM
(PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV., ARALIACEAE)

NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 62720406

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. NGUYỄN MINH ĐỨC
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả luận án

Dương Hồng Tố Quyên

.



.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI PANAX.......................................................................3
1.2. SÂM VIỆT NAM..........................................................................................15
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU CHUẨN HÓA SÂM VIỆT NAM.......................27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP..............................................32
NGHIÊN CỨU.......................................................................................................32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................58
3.1. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI
MỘT SỐ SAPONIN TRONG SÂM VIỆT NAM TRỒNG...........................58
3.2. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN SÂM VIỆT NAM TRỒNG............................82
3.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA SÂM VIỆT NAM
TRỒNG 6 TUỔI............................................................................................86
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...................................................................................110
4.1. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI
MỘT SỐ SAPONIN TRONG SÂM VIỆT NAM TRỒNG........................ .110
4.2. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN SÂM VIỆT NAM TRỒNG..........................115
4.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA SÂM VIỆT NAM

TRỒNG 6 TUỔI...........................................................................................117
KẾT LUẬN..........................................................................................................134
KIẾN NGHỊ.........................................................................................................136
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN........................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADN
AOAC
AST
ALT
AF
AAPH
CCl4
CY
CS.
DCF-DA
DĐVN
DAD
EC50
EDTA
ELSD
EP
ESI

FST
GGABA
GSH
HPLC
HEPES
I.P
LD50
MDA
MMS
NO
NS
OD
OCT
P.
PPD

Từ đầy đủ
Acid deoxyribonucleic
Aspartate aminotransferase
Alanine aminotransferase
Asymetric factor
(2,2’- azobis (2-amidinopropane
hydrochloride))
Carbon tetrachlorid
Cyclophosphamide
Cộng sự
2’,7‘-Dichlorodihydrofluoresceindiacetat
Dược điển Việt Nam
Diode Array Detector
Effective Concentration 50%

Ethylenediaminetetra acid
Evaporative light scattering
detector
European Pharmacopeia
Electrospray Ionization
Forced swimming test
Ginsenoside
Gamma-aminobutyric acid
Glutathione
High Perfomance Liquid
Chromatography
(4-(2-hydroxyethyl)-1piperazineethanesulfonic acid)
Intraperitoneally
Lethal dose 50%
Malonyl dialdehyde
Majonoside
Mass Spectroscopy
Nitrogen oxide
Nhân sâm
Optical Density
Ocotillol
Panax
Protopanaxadiol

.

Nghĩa tiếng Việt

Hệ số bất đối


Cyclophosphamid

Detector dãy diốt quang
Nồng độ kháng oxy hóa 50%
Acid Ethylenediaminetetra
Đầu dị tán xạ ánh sáng bay
hơi
Dược điển Châu Âu
Ion hóa phun điện
Thực nghiệm bơi bắt buộc
Ginsenosid
Acid aminobutyric
Glutathion
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Acid (4-(2-hydroxyethyl)-1piperazineethanesulfonic)
Tiêm phúc mơ
Liều chết 50%
Malonyl dialdehyd
Saponin majonosid
Phổ khối
Mật độ quang
Saponin nhóm ocotillol
Chi Panax
Nhóm Protopanaxadiol


.

Từ viết tắt
PPT

Q-TOF-MS
ROS
Rt
SKĐ
SKLM
Sâm VN
Sâm VN-MH
TBA
TCA
TST
TNF

Từ đầy đủ
Nghĩa tiếng Việt
Protopanaxatriol
Nhóm Protopanaxatriol
Quadrupole Time of Flight Mass Máy đo phổ khối tứ cực –
Spectrometer
thời gian bay
Reactive Oxygen Species
Gốc tự do oxy hóa
Retention time
Thời gian lưu
Sắc ký đồ
Sắc ký lớp mỏng
Sâm Việt Nam
Sâm Việt Nam trồng
Sâm Việt Nam mọc hoang
Thiobarbituric acid
Acid thiobarbituric

Trichloroacetic acid
Acid Trichloroacetic
Tail suspension test
Thực nghiệm treo đuôi chuột
Tumor necrosis factor
Yếu tố hoại tử khối u

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loài sâm được chấp nhận thuộc chi Panax.........................................3
Bảng 1.2. Chỉ tiêu kiểm nghiệm vài loài sâm theo chuyên luận Dược điển..............9
Bảng 1.3. Thành phần saponin trong Sâm Việt Nam...............................................18
Bảng 1.4. Một số tác dụng dược lý khác của Sâm Việt Nam...................................25
Bảng 2.5. Cách pha dung dịch đường chuẩn...........................................................38
Bảng 2.6. Nồng độ các giai mẫu mẫu xây dựng đường tuyến tính HPLC-DAD.....41
Bảng 3.7. Thơng số của detector phổ khối áp dụng định lượng saponin.................59
Bảng 3.8. Kết quả HPLC-MS nhận dạng ion của 5 saponin đối chiếu....................61
Bảng 3.9. Hàm lượng saponin chiết bằng siêu âm và chiết lắc...............................62
Bảng 3.10. Saponin chiết với methanol tại 3 nồng độ định lượng bằng HPLC-MS 62
Bảng 3.11. Hàm lượng saponin chiết tại 3 nhiệt độ định lượng bằng HPLC-MS....62
Bảng 3.12. Hàm lượng saponin chiết tại 3 thời gian định lượng bằng HPLC-MS. .63
Bảng 3.13. Tính tương thích của hệ thống HPLC-MS định lượng saponin.............63
Bảng 3.14. Thời gian lưu của 5 saponin trên HPLC-MS sau 6 lần tiêm mẫu..........64
Bảng 3.15. Dữ liệu xác nhận khối lượng ion của một số saponin chuẩn.................64
Bảng 3.16. Kết quả phương trình tính tuyến tính....................................................66
Bảng 3.17. Độ lặp lại trong ngày của phương pháp HPLC-MS..............................66

Bảng 3.18. Độ lặp lại liên ngày của phương pháp HPLC-MS.................................67
Bảng 3.19. Kết quả độ đúng trong định lượng G-Rg1 bằng HPLC-MS..................68
Bảng 3.20. Kết quả độ đúng trong định lượng M-R2 bằng HPLC-MS..................68
Bảng 3.21. Độ đúng của phương pháp định lượng V-R2 bằng HPLC-MS.............68
Bảng 3.22. Kết quả độ đúng định lượng G-Rb1 bằng HPLC-MS..........................69
Bảng 3.23. Kết quả độ đúng của phương pháp định lượng G-Rd bằng HPLC-MS 69
Bảng 3.24. Giới hạn phát hiện và định lượng 5 saponin bằng HPLC-MS...............69
Bảng 3.25. Hàm lượng 4 saponin chiết xuất tại ba nồng độ MeOH........................72
Bảng 3.26. Hàm lượng 4 saponin chiết tại mức nhiệt độ khác nhau........................72
Bảng 3.27. Hàm lượng saponin theo thời gian chiết xuất........................................73
Bảng 3.28. Hàm lượng 4 saponin từ số lần chiết xuất khác nhau............................73

.


.

Bảng 3.29. Giá trị các thông số sắc ký ứng với pic G-Rg1 trong mẫu chuẩn..........73
Bảng 3.30. Giá trị các thông số sắc ký ứng với pic M-R2 trong mẫu chuẩn...........74
Bảng 3.31. Giá trị các thông số sắc ký ứng với pic G-Rb1 trong mẫu chuẩn..........74
Bảng 3.32. Giá trị các thông số sắc ký ứng với pic G-Rd trong mẫu chuẩn............74
Bảng 3.33. Diện tích pic tương ứng với các nồng độ của mẫu đối chiếu................78
Bảng 3.34. Phương trình hồi quy của chất chuẩn G-Rg1, G-Rb1, G-Rd, M-R2.....78
Bảng 3.35. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng bằng HPLC-DAD..............79
Bảng 3.36. Độ lặp lại trong ngày của phương pháp HPLC-DAD...........................79
Bảng 3.37. Kết quả độ lặp liên ngày của phương pháp HPLC-DAD......................80
Bảng 3.38. Kết quả độ đúng của phương pháp HPLC-DAD định lượng G-Rg1.....80
Bảng 3.39. Kết quả độ đúng của phương pháp HPLC-DAD định lượng M-R2......81
Bảng 3.40. Kết quả độ đúng của phương pháp HPLC-DAD định lượng G-Rb1.....81
Bảng 3.41. Kết quả độ đúng của phương pháp HPLC-DAD định lượng G-Rd.......81

Bảng 3.42. Kết quả hàm lượng một số saponin trong Sâm Việt Nam trồng............86
Bảng 3.43. Khối lượng cao toàn phần và saponin toàn phần...................................86
Bảng 3.44. Hàm lượng 5 saponin trong cao Sâm Việt Nam trồng 6 tuổi.................87
Bảng 3.45. Thời gian bơi tuyệt đối các nhóm chuột thử nghiệm Brekhman...........88
Bảng 3.46. Thời gian bơi tương đối các nhóm chuột trên thực nghiệm Brekhman. 89
Bảng 3.47. Thời gian bơi tuyệt đối của thử nghiệm bơi điều chỉnh tốc độ dòng.....89
Bảng 3.48. Thời gian bơi tương đối trên thực nghiệm bơi điều chỉnh tốc độ dòng. 90
Bảng 3.49. Hoạt tính kháng oxy hóa trên tế bào Hep G2........................................91
Bảng 3.50. Hoạt độ AST, ALT trong huyết tương trên thực nghiệm CCl4...............92
Bảng 3.51. Hàm lượng MDA, GSH trong gan chuột trên thực nghiệm CCl4..........94
Bảng 3.52. Hàm lượng MDA và GSH trong gan chuột trên thực nghiệm CY.........95
Bảng 3.53. Sự thay đổi trọng lượng cơ thể của các lô chuột trong thử nghiệm.......96
Bảng 3.54. Hoạt độ AST, ALT trong huyết tương trên thực nghiệm ethanol...........97
Bảng 3.55. Kết quả hàm lượng MDA, GSH trong gan chuột vào tuần 8................98
Bảng 3.56. Tiềm thời và thời gian ngủ của các lô chuột sau các tuần thí nghiệm. . .99
Bảng 3.57. Tác dụng cao Sâm Việt Nam trên tiềm thời và thời gian ngủ..............100
Bảng 3.58. Thời gian ra sáng và số lần ra sáng của các lô chuột liều duy nhất.....102

.


.

Bảng 3.59. Thời gian ở sáng và số lần ra sáng điều trị sau 7 ngày........................103
Bảng 3.60. Thời gian bất động của các lơ chuột thí nghiệm liều duy nhất............104
Bảng 3.61. Thời gian bất động các lô chuột điều trị sau 7 và 14 ngày..................105
Bảng 3.62. Thời gian ở ngăn sáng và số lần ra ngăn sáng trên thực nghiệm.........107
Bảng 3.63. Thời gian bất động của chuột trên thực nghiệm FST và TST.............107
Bảng 3.64. Hàm lượng MDA, GSH tế bào não chuột trầm cảm do cô lập............109
Bảng 4.65. So sánh hiệu năng của detector Q-TOF-MS và DAD..........................114

Bảng 4.66. So sánh tác dụng dược lý Sâm VN với Nhân Sâm và Sâm VN-MH...130

.


.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Khung cơ bản của các saponin thuộc chi Panax.......................................5
Hình 1.2. Bộ phận trên mặt đất (A) và bộ phận dưới mặt đất của Sâm Việt Nam (B)
................................................................................................................................. 16
Hình 3.3. SKĐ thăm dị chương trình pha động điều kiện 1...................................58
Hình 3.4. SKĐ tổng ion (TIC) từ 5 saponin đối chiếu của HPLC-MS....................60
Hình 3.5. SKĐ extract ion (EIC) của từng saponin đối chiếu trên HPLC-MS........60
Hình 3.6. Phổ MS của 5 saponin đối chiếu.............................................................61
Hình 3.7. Phổ MS của 5 saponin đối chiếu sau khi lần lượt cắt phân tử đường......65
Hình 3.8. SKĐ của mẫu thử tại điều kiện 3............................................................71
Hình 3.9. SKĐ độ tinh khiết của 4 saponin trong hỗn hợp mẫu đối chiếu..............75
Hình 3.10. SKĐ độ tinh khiết pic của 4 saponin định lượng trong mẫu thử...........76
Hình 3.11. SKĐ mẫu trắng......................................................................................77
Hình 3.12 SKĐ mẫu đối chiếu của 4 saponin.........................................................77
Hình 3.13. SKĐ của 4 saponin định lượng trong mẫu thử......................................77
Hình 3.14. SKĐ của mẫu thử thêm 4 saponin của mẫu đối chiếu...........................77
Hình 3.15. Bộ phận dưới mặt đất của Sâm Việt Nam trồng 6 tuổi..........................82
Hình 3.16.Vi phẫu thân rễ Sâm Việt Nam trồng 6 tuổi............................................83
Hình 3.17. Vi phẫu rễ củ Sâm Việt Nam trồng 6 tuổi..............................................84
Hình 3.18. Đặc điểm bột thân rễ và rễ củ của Sâm Việt Nam.................................85
Hình 3.19. Sắc ký lớp mỏng mẫu Sâm Việt Nam trồng 6 tuổi................................85
Hình 3.20. SKĐ cao tồn phần Sâm Việt Nam trồng 6 tuổi....................................87


.


.

MỞ ĐẦU
Sâm Việt Nam (còn gọi là Sâm Ngọc linh, Sâm Khu 5, Sâm Đốt Trúc) được
tìm thấy ở vùng núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum vào năm 1973. Đến năm 1985, được
xác định tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv., họ Nhân sâm
(Araliaceae) [3]. Hiện nay, Sâm Việt Nam được lựa chọn là cây thuốc hàng đầu
trong chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Năm 2011, Bộ Y Tế
đã triển khai xây dựng đề án: “Chương trình quốc gia bảo tồn, phát triển nguồn
dược liệu trong nước và các sản phẩm từ dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020
và tầm nhìn đến 2030. Xây dựng hồ sơ 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát
triển thị trường”. Trong đó cây Sâm Việt Nam được chọn đứng vị trí đầu tiên trong
danh sách, cho thấy dược liệu này có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
dược liệu của nước ta.
Sâm Việt Nam được thế giới biết đến như là một lồi Sâm mới và có giá trị
cao như Nhân Sâm. Cho đến nay, Sâm Việt Nam được trồng tại một số vùng đặc
hữu như Kon Tum và Quảng Nam. Trên thị trường, Sâm Việt Nam thường bị giả
mạo bởi những dược liệu khác, nhiều trường hợp không những khơng có tác dụng
điều trị mà cịn có thể gây độc hại cho người dùng. Vì vậy việc kiểm nghiệm đánh
giá chất lượng Sâm Việt Nam là vấn đề cần thiết. Bên cạnh đó, sự phát hiện một thứ
của cây Sâm Việt Nam là Panax vietnamensis var. Fuscidiscus có hình thái giống
Sâm Việt Nam, mọc hoang tại Vân Nam thuộc Trung Quốc và Lai Châu của Việt
Nam. Cây sâm này đã được đánh giá bước đầu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC) cho thấy trong thành phần saponin có nhóm ocotillol như Sâm
Việt Nam [33]. Saponin nhóm ocotillol chỉ phát hiện trong Sâm Việt Nam mà khơng
có trong Nhân sâm gồm một số hợp chất tiêu biểu như majonosid-R2,
vinaginsenosid-R1, vinaginsenosid-R2,...Tuy nhiên, vài nghiên cứu trước đã công

bố phương pháp định lượng một số saponin thuộc nhóm này bằng phương pháp
HPLC với detector dãy diod quang (DAD) hay detector tán xạ ánh sáng bay hơi
(ELSD) [75] nhưng vẫn chưa xác định chính xác hàm lượng riêng biệt từng chất
như vinaginsenosid-R2. Do đó, việc nghiên cứu phương pháp định lượng các

.


.

saponin thuộc nhóm ocotillol góp phần tiêu chuẩn hóa và xây dựng thương hiệu
quốc gia về Sâm Việt Nam là vấn đề quan trọng có tính cấp thiết.
Về mặt tác dụng dược lý, các kết quả nghiên cứu trước đây được tiến hành
trên mẫu Sâm Việt Nam mọc hoang với nhiều tác dụng như: tăng lực, chống stress,
bảo vệ gan, cải thiện trí nhớ [3], [51], [53]. Tuy nhiên, nguồn sâm sử dụng trên thị
trường chủ yếu hiện nay từ nguồn sâm trồng. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu một
cách hệ thống về tác dụng dược lý của Sâm Việt Nam trồng, nếu sử dụng các kết
quả nghiên cứu trước đây của sâm mọc hoang cho sâm trồng thì sẽ khơng thuyết
phục. Vì các lý do cần thiết trên, đề tài về “Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa và đánh giá
một số tác dụng sinh học của Sâm Việt Nam” được tiến hành, nguyên liệu dùng sử
dụng từ nguồn Sâm Việt Nam trồng tại Trại Dược liệu Trà Linh thuộc vùng núi
Ngọc Linh, bản địa của cây Sâm Việt Nam. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu
nghiên cứu:
1. Xây dựng và đánh giá quy trình định lượng đồng thời một số saponin chính
trong Sâm Việt Nam trồng bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép phổ khối
(HPLC-MS) và phương pháp sắc ký lỏng với detector dãy diod quang (HPLC–
DAD).
2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Sâm Việt Nam trồng.
3. Đánh giá một số tác dụng sinh học của Sâm Việt Nam trồng 6 năm tuổi:
- Tác dụng tăng lực của cao Sâm Việt Nam trồng 6 tuổi.

- Tác dụng bảo vệ gan của cao Sâm Việt Nam trồng 6 tuổi.
- Tác dụng chống stress tâm lý của cao Sâm Việt Nam trồng 6 tuổi.
- Tác dụng chống stress tâm lý của một số saponin thuộc nhóm ocotillol.

.


.

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI
PANAX

1.1.1. Phân loại thực vật chi Panax
Hiện nay, một số nhà thực vật học đã nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi
Panax. Tuy nhiên, theo thời gian sự phân loại này có nhiều thay đổi. Theo The Plant
list (Bảng 1.1), có 13 loài thuộc chi Panax được chấp nhận [146]. Tại Việt Nam có 4
lồi thuộc chi Panax (P.) được cơng bố là Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus Seem.),
Tam thất (P.notoginseng (Burkill) F.H.Chen), Tam thất hoang (P. stipuleanatus H. T.
Tsai et K. M. Feng) và Sâm Việt Nam (P. vietnamensis Ha et Grushv.) [15].
Bảng 1.1. Các loài sâm được chấp nhận thuộc chi Panax
STT
1

Tên loài
P. bipinnatifidus Seem.

Tên Tiếng việt

Sâm vũ diệp

Phân bố
Nam Trung Quốc,
Bắc Việt Nam

2
3
4

P. bipinnatifidus var. angustifolius (Burk
ill) J.Wen
P. ginseng C. A. Meyer
P. japonicus C. A. Meyer

Nhân sâm
Sâm Nhật

5

P. notoginseng (Burkill) F. H. Chen

Tam thất

6
7
8
9
10
11


P. pseudoginseng Wall.
P. quinquefolius L.
P. sokpayensis Shiva K.Sharma & Pandit
P. stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng
P. trifolius L.
P. vietnamensis Ha et Grushv.

Tam thất hoang
Sâm lùn
Sâm Việt Nam

Đông Bắc Á
Nhật Bản và Nam
Trung Quốc
Vân Nam, Trung
Quốc
Đông Himalaya
Bắc Mỹ
Himalaya
Bắc Việt Nam
Bắc Mỹ
Núi Ngọc Linh,
Việt Nam

12
13

P. wangianus S.C.Sun.
P. zingiberenusis C.Y. Wu et K .M. Feng


Sâm gừng

Sâm Mỹ

Nam Trung Quốc

1.1.2. Thành phần hóa học các lồi thuộc chi Panax
1.1.2.1. Thành phần hóa học
Trong các lồi thuộc chi Panax, thành phần hoá học chủ yếu là saponin,
polysaccharid, polyacetylen, acid béo, acid amin, nguyên tố đa và vi lượng [139].

.


.

Saponin: Còn gọi là sapogenin glycosid là dạng glycosid bao gồm phần sapogenin
có cấu trúc steroid hay triterpen gắn với một hay nhiều phân tử đường. Ginsenosid
là nhóm saponin triterpen của các loài thuộc chi Panax được nghiên cứu rất nhiều
về hóa học cũng như tác dụng dược lý, kết quả cho thấy ginsenosid là thành phần
hoạt tính của sâm. Saponin của sâm thường được sử dụng làm chất đánh dấu để
đánh giá chất lượng các loài sâm và các sản phẩm liên quan [32].
Polysaccharid: Nhóm hợp chất tan trong nước là những polysaccharid acid, có hoạt
tính chống phân bào và tăng cường miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây cho thấy
polysaccharid acid như ginsan có hoạt tính kích thích hệ miễn dịch [32].
Polyacetylen: Nhóm hợp chất hữu cơ với nối đơi và nối ba liên hợp. Hai
polyacetylen chính trong Nhân sâm là panaxynol và falcarintrol (panaxytriol).
Ngoài ra, acetyl panaxydol and panaxydolchlorohydrin được phân lập từ Nhân sâm.
Flavonoid và tinh dầu: Bên cạnh nhóm hợp chất liệt kê trên, một vài flavonoid và

tinh dầu đã được phân lập và định danh từ các loài thuộc chi Panax.
Thành phần saponin của các loài thuộc chi Panax
Các saponin trong chi Panax được phân loại cơ bản theo cấu trúc khung genin
(dammaran, olean) và theo mạch nhánh C-17 khác nhau. Bên cạnh đó cịn có một
vài saponin khơng thuộc cấu trúc này được liệt kê vào mục saponin cấu trúc khác.
Khung dammaran: Saponin nhóm này được phân chia thành 3 nhóm (Hình 1.1) gồm
có nhóm Protopanaxadiol (PPD): Ginsenosid-Ra1, -Ra2, -Ra3, -Rb1, -Rb2, -Rb3,
notoginsenosid-Rs1, -Rs2, quinquenosid-R1, malonyl-ginsenosid- Rb1, -Rb2, -Rc
và -Rd. Đây là nhóm ginsenosid có nhiều thành phần nhất trong các cấu trúc
dammaran của chi Panax. Protopanaxatriol (PPT): Gồm các ginsenosid chính là GRe, -Rf, -Rg1 và N-R1, N-R2. Sự khác biệt chính của PPT và PPD là sự hiện diện
của nhóm hydroxyl hay đường gắn vào vị trí C-6 của PPT. Ocotillol (OCT): Nhóm
này có vịng epoxy gắn vào vị trí C-20. Majonosid-R2 trong Sâm Việt Nam là đại
diện cho nhóm này. Saponin cấu trúc acid oleanolic (OA): Saponin nhóm này có
phần aglycon có cấu trúc bao gồm các chikuset-susaponin và đại diện là G-Ro là
triterpen 5 vịng [32], [139]. Saponin có mạch nhánh C-17 khác nhau chiếm hơn

.


.

50% các saponin phân lập từ các loài Panax. Ngoài ra, cịn có các saponin có khung
khơng phổ biến khác.

Protopanaxadiol (PPD)

Ocotillol (OCT)

Protopanaxatriol (PPT)


Acid Oleanolic (OA)

Hình 1.1. Khung cơ bản của các saponin thuộc chi Panax
Từ năm 1963 - 2014, có 289 saponin đã được phân lập từ các loài thuộc chi Panax.
Saponin có khung PPD và PPT phổ biến trong các lồi Panax, trong khi nhóm
ocotillol ít hơn và cịn lại rất ít là saponin có cấu trúc acid oleanolic [139], [140].
1.1.2.2. Phương pháp xác định saponin trong loài thuộc chi Panax
Saponin trong chi Panax được chứng minh là thành phần chính thể hiện tác dụng
dược lý. Do đó, saponin được xem là chỉ số đánh giá chất lượng của sâm và sản
phẩm được bào chế từ sâm. Hiện nay, nhiều phương pháp phân tích đã được nghiên
cứu và phát triển định lượng saponin trong chi Panax. Saponin được định lượng
bằng phương pháp HPLC kết hợp với detector là UV [56] hay detector tán xạ bay
hơi (ELSD) [66]. Saponin trong chi Panax có cấu trúc đa dạng, do có cấu trúc khá
tương đồng chỉ khác nhau cấu tạo phần đường, sắc ký lỏng kết hợp với detector phổ
khối (LC-MS) là phương pháp hiện đại và hiệu quả để phân tích saponin [130].

.


.

1.1.2.3. Sự liên quan giữa cấu trúc và hoạt tính chống oxy hóa của ginsenosid
Ginsenosid đã được xem là thành phần chính thể hiện tác dụng dược lý của chi
Panax, tác dụng chống oxy hóa của ginsenosid trên in vivo đã được cơng bố. Tại
sao khả năng chống oxy hóa của các ginsenosid lại khác nhau, một số công bố
nghiên cứu đánh giá về sự liên quan giữa cấu trúc và tác dụng chống oxy hóa của
ginsenosid. Liu và cộng sự (CS.) đã nghiên cứu mối liên quan cấu trúc và tác dụng
của 11 ginsenosid thuộc 2 nhóm PPD, PPT và sapogenin của chúng dựa trên AAPH
(2,2’- azobis (2-amidinopropane hydrochlorid)) – là yếu tố gây tán huyết hồng cầu
của người; AAPH cung cấp gốc tự do peroxyl (ROO•) với một tỷ lệ ổn định tại

nhiệt độ 37 °C [86].
Tác dụng của sapogenin trên sự tán huyết hồng cầu của người gây bởi AAPH
Sapogenin (khung dammaran triterpen) sau khi loại bỏ các gốc đường, còn lại
khung PPD và PPT. Khi gia tăng nồng độ sapogenin nhóm PPD hay PPT đều làm
tăng tỷ lệ tán huyết gây bởi AAPH, thậm chí khi khơng có AAPH thì sapogenin
PPD cũng gây tán huyết trên hồng cầu. Các sapogenin thể hiện tác dụng như chất
tiền oxy hóa [86].
Tác dụng của các ginsenosid trên sự tán huyết hồng cầu của người gây bởi AAPH
Nhóm PPD có chuỗi đường gắn vào vị trí số 3 trên khung dammaran triterpen gồm
có ginsenosid Rg3, G-Rd, G-Rc, G-Rh2, G-Rb1 và G-Rb3. Nhóm PPT có chuỗi
đường gắn vào vị trí số 3 trên khung dammaran triterpen gồm G-Rg1, G-Rg2, GRh1, G-Re và G-R1. Khi có sự gia tăng nồng độ của ginsenosid-Rg3 hay G-Rh2 thì
sự tán huyết cũng gia tăng; G-Rg2 ở nồng độ cao có thể ngăn chặn sự tán huyết. Do
đó G-Rg3, G-Rh2 và G-Rg2 có tác dụng như là chất tiền oxy hóa. Các G-Rb1, GRc, G-R1, G-Rd, G-Re, G-Rb3, G-Rg1 và G-Rh1 có tác dụng giảm tỷ lệ tán huyết
gây bởi AAPH. Các ginsenosid này có tác dụng như chất chống oxy hóa [86].
So sánh cấu trúc của ginsenosid nhóm tiền oxy hóa và nhóm chống oxy hóa, cho
thấy khi khơng có mặt gốc đường gắn vào vị trí 20 trên khung dammaran triterpen
như G-Rh2, G-Rg3 và G-Rg2 là chất tiền oxy hóa. Ginsenosid-Rh1 có 1 glucose
gắn vào vị trí số 6 trên khung dammaran triterpen thể hiện tác dụng chống oxy hóa.
Do đó, ginsenosid có gốc đường ở vị trí 20 hay glucose tại vị trí 6 trên khung genin

.


.

thể hiện tác dụng chống oxy hóa. Khả năng chống oxy hóa giảm dần theo thứ tự
G-Rc > G-Rb1, G-Re > G-Rd > G-R1 > G-Rg1 > G-Rb3 > G-Rh1. Các gốc đường
gắn vào vị trí khác nhau, thể hiện mức độ tán huyết gây bởi AAPH khác nhau, cho
thấy có sự tương tác phức tạp giữa các gốc đường và các sapogenin. Để làm rõ hơn
về mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng của ginsenosid, Liu và CS. đã nghiên

cứu tác dụng bảo vệ hồng cầu của ginsenosid tồn phần, 12 ginsenosid riêng biệt
gồm có G-Rb1, G-Rb3, G-Rc, G-Rd, G-Re, G-Rg1, G-Rg2, G-Rg3, G-Rh1, G-Rh2,
G-R1, pseudoginsenosid-F11 và sapogenin protopanaxadiol, protopanaxatriol trên
hồng cầu người chống lại sự tán huyết gây ra bởi hemin [79].
Tác dụng bảo vệ hồng cầu chống lại sự tán huyết của sapogenin nhóm PPT tương tự
như các ginsenosid trong nhóm; cho thấy vị trí gốc đường gắn vào vị trí số 6 hoặc
20 trên khung genin khơng tác dụng đến tác dụng này. Nhóm hydroxyl ở vị trí số 3
có vai trị thể hiện tác dụng bảo vệ hồng cầu. Đối với G-Re có chuỗi đường glucose
- rhamnose có tác dụng cao hơn G-R1 có chuỗi đường glucose - glucose, cho thấy
vai trị của đường rhamnose thể hiện tác dụng chống lại sự tán huyết [79], [87].
Sapogenin nhóm PPD thúc đẩy sự tán huyết do khơng có nhóm hydroxyl ở vị trí số
6 trên khung như nhóm PPT, cho thấy nhóm hydroxyl có vai trò bảo vệ hồng cầu.
G-Rc và G-Rd thể hiện tác dụng bảo vệ hồng cầu chống lại tán huyết hiệu quả, cấu
trúc G-Rc giống với G-Rd ngoại trừ G-Rc có đường xylose gắn với đường glucose
tại vị trí 20. Ginsenosid-Rb1 khác với G-Rb3 trên kết nối của hai chuỗi glucose ở vị
trí số 20 trên khung và vị trí số 3 trên phân tử đường glucose trên G-Rb1, sự khác
biệt này giúp G-Rb1 thể hiện tác dụng trội hơn. Liu và CS. đã cung cấp thơng tin
chính nhóm hydroxyl hoặc các gốc đường gắn ở vị trí số 6 quan trọng đối với hiệu
quả bảo vệ hồng cầu của ginsenosid trên tán huyết gây ra bởi hemin [79].
Tuy nhiên, nghiên cứu khác của Chae và CS. đã công bố kết quả về khả năng chống
oxy hóa của các ginsenosid và sự liên quan quan giữa cấu trúc và tác dụng [28]. Tác
giả cho rằng số gốc đường không tác dụng đến khả năng chống oxy hóa của
ginsenosid như G-Rh1 và G-Rh2 có 1 phân tử đường trong khi đó G-Rf, G-Rg2, GRg3 có hai gốc đường nhưng khả năng ức chế gốc tự do khơng có khác biệt. Bên
cạnh đó, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng chống oxy hóa giữa

.


.


ginsenosid hai nhóm PPT và PPD: Ví dụ như ginsenoside-Rh1 và G-Rh2 sở hữu có
gốc đường glucose tại C-6 và C-3 tương ứng, khác nhau vị trí gốc đường nhưng tác
dụng chống oxy hóa của chúng khơng có khác biệt.

1.1.3. Kiểm nghiệm sâm thuộc chi Panax theo chuyên luận Dược
điển
Saponin là thành phần chính trong các lồi sâm thuộc chi Panax và có tác dụng sinh
học. Vì vậy, các chun luận Dược điển của một số nước xây dựng chỉ tiêu định
tính, định lượng dựa vào thành phần saponin chính như G-Rg1, G-Rb1. Các chỉ tiêu
phân tích kiểm nghiệm Sâm theo Dược điển một số quốc gia như: Châu Âu (EP 80),
Mỹ (USP 38, NF33), Nhật Bản (JP 17), Trung Quốc (CP 2015), Hàn Quốc (KP X)
và Dược điển Việt Nam V được trình bày trong Bảng 1.2.

.


.

Bảng 1.2. Chỉ tiêu kiểm nghiệm vài loài sâm theo chun luận Dược điển
Đối tượng
Panax
ginseng

Dược
điển

Định
tính
Mơ tả, vi phẫu, soi bột, thử SKLM
tinh khiết, mất khối lượng

do làm khơ, tro tồn phần,
tro không tan trong HCl
Mô tả, vi phẫu, soi bột, thử SKLM
tinh khiết, mất khối lượng
do làm khô
Mô tả, vi phẫu, soi bột, thử Phản
tinh khiết, mất khối lượng ứng
do làm khơ, tro tồn phần. hóa học
SKLM
Mơ tả, vi phẫu, soi bột, dư SKLM
lượng thuốc trừ sâu, mất
khối lượng do làm khơ, tro
tồn phần
Mơ tả, vi phẫu, soi bột, thử Phản
tinh khiết, mất khối lượng ứng
do làm khơ, tro tồn phần
hóa học
SKLM
Mơ tả, vi phẫu, soi bột, Phản
mất khối lượng do làm ứng
khơ, tro tồn phần, tro hóa học
khơng tan trong HCl
SKLM
Mô tả, vi phẫu, soi bột, thử SKLM
tinh khiết, mất khối lượng
do làm khô
Mô tả, vi phẫu, soi bột, dư SKLM
lượng thuốc trừ sâu, mất
khối lượng do làm khô, tro
tồn phần, tro khơng tan

trong acid

Định
lượng
HPLC

Hàm lượng

HPLC

G-Rg1 ≥ 0,20%
G-Rb1 ≥ 0,10%

HPLC

G-Rg1 ≥ 0,10%
G-Rb1 ≥ 0,20%

HPLC

G-Rg1 + G-Re ≥
0,30%
G-Rb1 ≥ 0,20%

HPLC

G-Rg1 ≥ 0,10%
G-Rb1 ≥ 0,20%

HPLC


G-Rg1 + G-Re ≥
0,30%
G-Rb1 ≥ 0,20%

HPLC

Saponin
toàn
phần ≥ 4%
G-Rb1 ≥ 0,20%
Khơng ít hơn
16% dược liệu
khơ kiệt
G-Rg1+ G-Rb1 +
NR1 ≥ 5%

DĐVN
V

Mô tả, vi phẫu, soi bột, Phản
mất khối lượng do làm ứng
khơ, tro tồn phần
hóa học
SKLM

Chất
chiết
được
HPLC


DĐVN
V

Mơ tả, vi phẫu, soi bộ, mất SKLM
khối lượng do làm khơ, tro
tồn phần, tỷ lệ vụn nát,
tạp chất

HPLC

EP 8.0
USP
40NF35
JP 17

CP201
5
KP X

DĐVN
V
Panax
quinquefoliu
s
Panax
notoginseng

Panax
vietnamensis


USP
40NF35
CP201
5

.

Chỉ tiêu thông thường

Chất
chiết
được
HPLC

G-Rg1 + G-Rb1
≥ 0,40%

Khơng ít hơn
16% dược liệu
khơ kiệt
NR1 ≥ 0,4%
G-Rg1 + G-Rb1
+ NR1 ≥ 5%
G-Rb1 ≥ 0,5%
G-Rd ≥ 0,5%
G-Rg1≥ 1,5%
M-R2 ≥ 0,4%



0.

1.1.4. Sơ lược về loài sâm trồng thuộc chi Panax
1.1.4.1. Nhân sâm
Phân bố: Nhân sâm (Panax ginseng C. A. Meyer) mọc hoang trong rừng ở khu vực
khí hậu mát từ Hàn Quốc và phía bắc miền đơng Trung Quốc cho đến phía đơng
Siberia. Hiện nay, Nhân sâm mọc hoang khan hiếm và rất đắt tiền nên Nhân sâm
được trồng thành công tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản [105]. Sản phẩm
Nhân sâm trên thị trường chủ yếu có nguồn gốc trồng trọt từ các vùng trên. Sản
phẩm từ Nhân sâm trồng (NS) đã được nghiên cứu và tiêu chuẩn hóa, thành một số
sản phẩm thương mại trên thị trường như Ginseng 115.
Phân loại Nhân sâm theo điều kiện trồng: Có 3 hình thức để canh tác Nhân sâm là
Vườn sâm (Nhân sâm trồng), rừng sâm (Nhân sâm trồng trong rừng), cấy ghép
Nhân sâm mọc hoang. Vườn sâm được trồng trong điều kiện nhân tạo với thời gian
trồng và thu hoạch từ 4 -7 năm, rừng sâm dùng hạt giống của vườn sâm gieo vào
mơi trường tự nhiên, khơng có bất kỳ tác động nhân tạo và có thời gian sinh trưởng
trên 10 năm. Nhân sâm nuôi cấy mô: Cấy ghép cây giống Nhân sâm mọc hoang vào
môi trường nhân tạo hoặc bán nhân tạo.
Hình thái thực vật: Bộ phận trên mặt đất của NS mọc hoang và NS chưa có cơng bố
có sự khác biệt. Tuy nhiên, Choi và CS. đã công bố kết quả nghiên cứu về một số
khác biệt giữa NS trồng trên núi (địa lý của khu vực trồng giống với NS mọc
hoang) so với NS trồng trong vườn sâm [31]. Nhân sâm núi có rễ kéo dài nhưng NS
thì rễ mọc thẳng, dày, ngắn hơn NS núi .Về chiều dài, đường kính và trọng lượng
của NS núi thì nhỏ hơn NS trong vườn. Trọng lượng NS núi 15 năm tuổi nhỏ hơn
NS vườn 3 năm tuổi [31]. Phân biệt Nhân sâm trồng và mọc hoang: Mặc dù có tên
khoa học giống nhau nhưng giá trị của 3 loại Nhân sâm trồng trong vườn sâm, trồng
trên núi và mọc hoang có giá trị khác nhau đáng kể trên thị trường. Để phân biệt 3
loại NS trên, Liu và CS. đã dùng phương pháp quang phổ hồng ngoại để xác định
một cách khá nhanh chóng 3 loại này. Kết quả chỉ ra rằng hàm lượng tinh bột trong
NS vườn nhiều hơn trong NS núi và NS hoang dại; hàm lượng canxi oxalat và chất

béo trong NS hoang dại nhiều hơn 2 loại NS còn lại và hàm lượng acid béo trong
NS trồng trên núi cao hơn hai loại NS trong vườn và mọc hoang [82].

.


1.

So sánh thành phần ginsenosid trong Nhân sâm trồng và Nhân sâm mọc hoang:
Mizuno đã công bố ginsenosid tổng trong NS hoang dại thấp hơn NS trồng nhưng
ginsenosid-Re trong NS hoang dại cao hơn NS trồng. Tuy nhiên nghiên cứu chưa
công bố rõ về độ tuổi của hai loại NS này [94]. Một nghiên cứu khác với phương
pháp định lượng bằng sắc ký lỏng siêu hiệu năng đã phát hiện có sự khác nhau về
thành phần ginsenosid của 12 mẫu NS trồng từ 4 - 5 tuổi và 4 mẫu NS mọc hoang
từ 15 - 30 năm tuổi. Có 4 ginsenosid phát hiện có trong NS trồng: acetylpanajaponol A, đồng phân G-Ra1, đồng phân quinquenosid-R1 và đồng phân GRa6 mà khơng có trong NS rừng. Ngược lại, có 12 ginsenosid phát hiện trong NS
mọc hoang gồm các đồng phân của acetyl G-Re, acetyl G-Rg1, acetyl G-Re, acetyl
G-Re, 3 đồng phân G-Ro, G-F3/G-F5, malonyl koryoginsenosid-R2, acetyl
panajaponol A, acetyl G-Rg2, và một pic chưa xác định công thức; các ginsenosid
này chưa phát hiện trong NS trồng. Sự khác nhau về thành phần ginsenosid do số
năm tuổi khác nhau, khu vực trồng khác nhau, kỹ thuật canh tác khác nhau [130].
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng biến động ginsenosid trong Nhân sâm:
Vùng trồng khác nhau: Có nghiên cứu báo cáo về hàm lượng ginsenosid trong NS
khác nhau theo từng vùng trồng. Nhân sâm cùng tuổi nhưng trồng ở Hàn Quốc có
hàm lượng ginsenosid khác với NS ở Nhật Bản. Mặc dù quá trình phát triển về
trọng lượng rễ củ tương đồng nhau, năm thứ 4 và thứ 5 phát triển mạnh nhất, trọng
lượng của rễ củ tăng gấp đôi [116]. Về thành phần ginsenosid trong NS trồng tại
Nhật Bản và Hàn Quốc từ 1- 6 tuổi. Trong năm đầu tiên NS trồng tại Nhật có hàm
lượng ginsenosid tổng cao hơn so với Hàn Quốc. Nhưng ngược lại đến năm thứ 6
thì NS Hàn Quốc có 3,11% hàm lượng tổng ginsenosid, cịn NS trồng tại Nhật Bản
chỉ có 1,9% [116]. Nhân sâm từ năm 4 - 5 năm tuổi hàm lượng ginsensid tăng từ

275 – 373 mg ở Nhật Bản, trong khi đó NS Hàn Quốc từ 148 mg lên 770 mg. Cho
thấy điều kiện thổ nhưỡng các vùng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng tích lũy
ginsenosid trong NS [116].
Ngồi ra, Wei Shi và CS. công bố thành phần ginsenosid trong từng phần dưới mặt
đất của NS và hàm lượng ginsenosid tổng tích lũy theo từng năm của NS trồng tại
Cát Lâm - Trung Quốc [111]. Trong rễ chính Nhân sâm, hàm lượng G-Rg1, G-Re,

.


2.

G-Rb1, G-Rc, G-Rb2, G-Rb3 và G-Rd trong rễ chính tăng theo độ tuổi, tỷ lệ gia
tăng các ginsenosid khác nhau. Năm thứ nhất hàm lượng G-Re cao hơn các
ginsenosid khác và gia tăng theo độ tuổi. Ginsenosid-Rc, G-Rb2 và G-Rb3 tăng
theo độ tuổi; G-Rg1, G-Rb1 và G-Rd tăng từ năm thứ 1 đến năm 4 sau đó giảm nhẹ.
Hàm lượng ginsenosid thay đổi theo độ tuổi trong rễ tóc NS: G-Re chiếm hàm
lượng cao nhất và hàm lượng các ginsenosid chủ yếu thì tăng theo năm tuổi, giai
đọan tăng mạnh từ năm thứ 3 đến năm thứ 5. Hàm lượng ginsenosid khác nhau
trong các bộ phận khác nhau của NS trồng 5 tuổi đã được công bố. Hàm lượng tổng
ginsenosid trong rễ con > lá > thân rễ > rễ chính > thân [111].
Thành phần acid amin trong Nhân sâm trồng và mọc hoang: Acid amin có vai trị
quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của các sinh vật. Một vài nghiên cứu
gần đây cho thấy rằng các acid amin của Nhân sâm có tác dụng chống trầm cảm,
giảm huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ gan. Đã có cơng bố sự khác
nhau về hàm lượng acid amin trong NS trồng với NS mọc hoang [118]. Nhân sâm
mọc hoang có sự tích lũy acid amin cao hơn Nhân sâm trồng. Trong số 18 acid amin
thì có 13 acid amin khác nhau có ý nghĩa thống kê: Có 6 loại methionin, serin,
glycin, threonin, alanin, lysin có hàm lượng cao trong Nhân sâm mọc hoang. Ngược
lại, arginin và glutamat có hàm lượng cao trong NS trồng so với NS mọc hoang

[118]. Hàm lượng acid amin trong NS mọc hoang nhiều hơn NS trồng. Do đó,
chính sự khác nhau về thành phần ginsenosid, acid amin góp phần tạo nên sự khác
nhau về giá trị cũng như tác dụng sinh học giữa NS mọc hoang và NS trồng [118].
Ngoài ra, Kim và CS. cơng bố có sự biến đổi hàm lượng saponin và carbohydrat
trong NS trồng theo mùa; hàm lượng saponin cao vào mùa hè, hàm lượng
carbohydrate chủ yếu là do sự gia tăng sucrose cao vào mùa đông [65].
So sánh một số tác dụng sinh học Nhân sâm trồng và mọc hoang
Trên thế giới trồng thành công 3 loại Sâm là Nhân Sâm, sâm Mỹ và sâm Tam thất,
trên thị trường giá Nhân sâm mọc hoang đắt hơn NS trồng. Mizuno đã đánh giá so
sánh thành phần ginsenosid và tác dụng kích thích miễn dịch trên in vivo giữa NS
trồng và Nhân sâm mọc hoang [94]. Bằng phương pháp HPLC đã định lượng một
số ginsenosid chủ yếu trong NS mọc hoang và NS trồng. Kết quả trong NS mọc

.


3.

hoang có hàm lượng G-Rg1, G-Re, G-Rd nhiều hơn trong NS trồng. Trong khi đó,
hàm lượng G-Rc, G-Rb2, G-Rb1 ít hơn trong NS trồng. Saponin toàn phần trong
NS mọc hoang chiếm 30,17 mg/g và hàm lượng G-Re nhiều nhất chiếm 45%; đối
với NS trồng chiếm 32,26 mg/g và hàm lượng G-Re chiếm 37%. Kết quả NS mọc
hoang có tác dụng tác dụng kích thích miễn dịch trên in vivo cịn NS trồng không
thể hiện tác dụng này trong điều kiện cùng liều và cùng điều kiện thí nghiệm [94].
Pan và CS. đã công bố so sánh tác dụng chống oxy hóa giữa NS tự nhiên (trồng
dưới tán rừng mơ phỏng như NS mọc hoang) và NS trồng. Cao chiết methanol từ
NS tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả hơn cao chiết methanol từ NS
trồng [104].
Young và CS. đã cơng bố so sánh khả năng chống oxy hóa của cao chiết liều 1,5 và
3,75 mg thì khả năng chống oxy hóa và bắt gốc tự do của NS trồng trong điều kiện

tự nhiên > NS mọc hoang > NS trồng trong vườn sâm. Khả năng dập tắt gốc tự do
gây bởi DPPH của NS trồng tự nhiên và NS mọc hoang khơng có sự khác biệt.Tác
dụng ức chế sự peroxy hóa lipid trong ty thể của NS mọc hoang > NS trồng tự
nhiên> NS trồng trong vườn sâm. Khả năng ức chế ROS phụ thuộc nồng độ và
giảm theo thứ tự Nhân sâm hoang dại > Nhân sâm trồng tự nhiên > Nhân sâm trồng
vườn sâm [58]. Như vậy, qua một số kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy tác
dụng kích thích miễn dịch cũng như tác dụng chống oxy hóa trên in vitro và in vivo
của NS trồng và NS mọc hoang thể hiện tác dụng khác nhau.
1.1.4.2. Sâm Mỹ
Sâm Mỹ (Panax quinquefolius L.) được xem như là vị thuốc từ thảo mộc được sử
dụng rộng rãi trên thế giới. Đã có nghiên cứu cơng bố tác dụng chống oxy hóa, hạ
đường huyết, cải thiện trí nhớ trên in vivo của sâm Mỹ [70], [115]. Ban đầu sâm Mỹ
được thu hoạch từ nguồn mọc hoang ở phía đơng và trung tâm Bắc Mỹ để xuất
khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Đến thế kỷ thứ 18 đã được trồng tại Bắc Mỹ, có
nhiều ở Minnesota, Wisconsin, Michigan, Ohio. Trên thị trường giá của Sâm mỹ
mọc hoang cao hơn hiều so với sâm Mỹ trồng. Năm 2002, rễ sâm Mỹ trồng xuất
khẩu giá 12-42 USD/kg trong khi đó sâm Mỹ hoang dại giá từ 400 - 1250 USD/kg
[34], [127].

.


4.

Hình thái thực vật: Phần trên mặt của sâm Mỹ trồng so với mọc hoang chưa có
cơng bố có sự khác biệt. Nhưng bộ phận dưới mặt đất có sự khác nhau. Rễ sâm Mỹ
mọc hoang và bán hoang dại (được trồng trong mơi trường tự nhiên) có nốt sần trên
rễ con hoặc cổ rễ hình vịng trịn tuy nhiên rễ hoang dại có nhiều rễ con và dài hơn
sâm Mỹ bán hoang dại, nhưng sâm Mỹ trồng có rễ phát triển to và dài hơn, bên
ngoài nhẵn mượt hơn, đơi khi có hình dạng giống hình người có ít tua rễ và ngắn

hơn rễ sâm mọc hoang [127]. Thành phần hóa học gần giống với một số lồi sâm
châu Á như Nhân sâm (Panax ginseng, C. A.Meyer). Các thành phần có hoạt tính
sinh học chủ yếu là ginsenosid loại dammaran, phân thành 2 loại là loại 20(S)protopanaxadiol và (20S) protopanaxatriol. Các ginsenosid phong phú nhất trong
SM thuộc nhóm PPD là G-Rb1, G-Rb2, G-Rc và G-Rd, cịn nhóm PPT có G-Rg1
và G-Re. Ngồi ra, sâm Mỹ có chứa G-Ro là một ginsenosid loại oleanan. Sâm mỹ
ngồi ginsenosid cịn có chứa polyacetylen và tinh dầu [132]. Có nghiên cứu cơng
bố hàm lượng ginsenosid toàn phần trong sâm Mỹ trồng và mọc hoang 4 tuổi khơng
có khác biệt có ý nghĩa thống kê [20].
Wang và CS. dùng HPLC để định lượng ginsenosid, đã công bố kết quả so sánh
hàm lượng ginsenosid và polyacetylen giữa sâm Mỹ trồng và mọc hoang [132]. Dựa
vào thành phần 6 ginsenosid chủ yếu là G-Rg1, G-Re, G-Rb1, G-Rb2, G-Rc, G-Rd,
G-Ro trong 16 mẫu sâm Mỹ trồng có hàm lượng Rg1 thấp/ Re cao và 18 mẫu sâm
Mỹ mọc hoang (loại thứ I có 8 mẫu hàm lượng Rg1 thấp/ Re cao, loại 2 có 10 mẫu
kiểu hóa học Rg1 cao/Re thấp). Do đó, để hệ thống hóa chủ yếu so sánh sâm Mỹ
trồng kiểu I với nhóm sâm Mỹ mọc hoang kiểu I. Hàm lượng G-Rg1 trung bình
trong sâm Mỹ mọc hoang (8,49 mg/g) cao gấp 7 lần so với sâm trồng (1,06 mg/g).
Hàm lượng G-Re và G-Rb1 trong sâm mọc hoang cao gấp đôi trong SM trồng;
ngược lại hàm lượng G-Rd (2,15 mg/g) trung bình trong sâm mọc hoang thấp hơn
trong sâm trồng (4,35 mg/g). Bên cạnh đó, xu hướng biến đổi theo tỷ lệ giữa
Rg1/Rd trái ngược nhau trong sâm Mỹ mọc hoang kiểu I và trồng kiểu II. Tỷ lệ
trung bình Rg1/Rd (6,25) trong sâm Mỹ mọc hoang, cao hơn 10 lần so với sâm Mỹ
trồng (0,35); tỷ lệ G-Rg1/G-Rd đánh dấu đặc trưng để phân biệt sâm Mỹ kiểu I mọc

.


5.

hoang và trồng. Đồng thời xác định tỷ lệ giữa một số ginsenosid điển hình, xem như
một đặc điểm để nhận định sâm Mỹ trồng và mọc hoang [132].

Chenling Qu và CS. công bố thành phần ginsenosid trong các bộ phận khác nhau
của sâm Mỹ trồng 5 tuổi ở Cát Lâm –Trung Quốc [109]. Dùng phương pháp định
lượng bằng HPLC-ELSD, đánh giá về sự thay đổi của 12 ginsenosid (G-Rg1, G-Re,
G-F11, G-Rf, G-RG2, G-Rh1, G-Rb1, G-Rc, G-Rb2, G-Rb3, G-Rd, G-Rh2) từ các
bộ phận khác nhau và độ tuổi khác nhau của sâm Mỹ. Kết quả trong rễ sâm Mỹ
phát hiện 8 ginsenosid là: G-Rg1, G-Re, G-F11, G-Rb1, G-Rc, G-Rb2, G-Rb3, GRd; các ginsenosid này khác nhau theo từng bộ phận khác nhau của cây, trong đó
hàm lượng ginsenosid tổng cao nhất ở lá: Lá > rễ tóc > thân rễ > rễ > thân [109].
Nhận định có sự khác nhau về thành phần ginsenosid trong sâm Mỹ trồng và mọc
hoang là do sự khác biệt trong thời gian thu hái, các vị trí của bộ phận mẫu được sử
dụng như thân rễ, rễ phụ và do trình tự ADN của cây [20].
Nhìn chung, Nhân Sâm và Sâm Mỹ khi trồng thì đều có sự thay đổi về hình thái của
bộ phận dưới mặt đất cũng như có sự khác nhau về thành phần và hàm lượng
saponin so với sâm mọc hoang. Cho đến nay, chưa có nhiều cơng bố so sánh về
thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Sâm Việt Nam trồng và Sâm Việt Nam
mọc hoang. Thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học chủ yếu trong chi
Panax là saponin. Do đó, các tiêu chí để kiểm nghiệm cũng như tiêu chuẩn hóa đều
dựa vào thành phần này.

1.2. SÂM VIỆT NAM
Sâm Việt Nam là một lồi Panax mới của thế giới có tên khoa học là Panax
vietnamensis Ha et Grushv., họ Nhân sâm (Araliaceae).

1.2.1. Thực vật học
Mô tả: Sâm Việt Nam là cây thảo, sống lâu năm, cao 40-80 cm, có khi tới 1 m.
Thân rễ nạc, mọc bị ngang, có nhiều đốt, khơng phân nhánh, dài 30-40 cm, có thể
hơn, có nhiều vết sẹo do thân khí sinh lụi hàng năm để lại, mặt ngoài màu nâu nhạt,
ruột trắng ngà, phần cuối là rễ củ hình con quay (Hình 1.2 B). Thân khí sinh mảnh,
mọc thẳng, mang 2 - 4 lá kép chân vịt mọc vịng, mỗi lá kép có 5 lá chét hình trứng
ngược hoặc hình mác, dài 10-14 cm, rộng 3-5 cm, gốc hình nêm, đầu thn dài


.


×