Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Xây dựng quy trình định lượng đồng thời gnetol và oxy trans resveratrol trong dược liệu dây gắm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.04 MB, 85 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI
GNETOL VÀ OXY-TRANS-RESVERATROL
TRONG DƯỢC LIỆU DÂY GẮM

Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Trần Hùng

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

i
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI
GNETOL VÀ OXY-TRANS-RESVERATROL
TRONG DƯỢC LIỆU DÂY GẮM

Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. TRẦN HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

ii
.


.

THÀNH VIEN THAM GIA
1. Ds. Lê Đình Phú
2. PGS. TS. Trần Hùng
3. PGS. TS. Huỳnh Ngọc Thụy

iii
.


.


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................xi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC .........................................................2
1.1.1. Đặc điểm thực vật học chi Gnetum ........................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật học loài Dây gắm lá rộng Gnetum latifolium Blume
var. latifolium ...................................................................................................3
1.2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ...........................................4
1.2.1. Nhóm stilbenoid .....................................................................................4
1.2.2. Nhóm flavonoid .....................................................................................5
1.2.3. Nhóm alkaloid ........................................................................................6
1.2.4. Nhóm lignan ...........................................................................................7
1.2.5. Các thành phần hóa học khác.................................................................7
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ ................................................7
1.3.1. Ức chế enzyme xanthin oxidase, hạ acid uric huyết thanh ....................7
1.3.2. Chống oxy hóa .......................................................................................8
1.3.3. Kháng khối u ..........................................................................................9
1.3.4. Kháng khuẩn ..........................................................................................9
1.3.5. Ức chế enzyme tyrosinase .....................................................................9
1.3.6. Hạ đường huyết ....................................................................................10
1.3.7. Giảm đau, kháng viêm .........................................................................10
1.3.8. Chống kết tập tiểu cầu..........................................................................10
iv
.



.

1.3.9. Kháng virus cúm ..................................................................................10
1.4. CÔNG DỤNG TRONG DÂN GIAN .........................................................10
1.5. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM CÁC THÀNH PHẦN STILBENOID
TRONG CHI DÂY GẮM ..................................................................................11
1.6. CHẾ PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG ...........................................................12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................13
2.1.1. Ngun liệu ..........................................................................................13
2.1.2. Dung mơi, hóa chất ..............................................................................13
2.1.3. Dụng cụ, trang thiết bị .........................................................................13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................14
2.2.1. Xây dựng quy trình định lượng đồng thời gnetol và oxy-transresveratrol trên thân Dây gắm ........................................................................14
2.2.2. Thẩm định quy trình định lượng ..........................................................16
2.2.3. Ứng dụng quy trình định lượng trên mẫu dược liệu, mẫu cao dược liệu
và chế phẩm Dây gắm ....................................................................................20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................21
3.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI GNETOL VÀ
OXY-TRANS-RESVERATROL TRÊN THÂN DÂY GẮM ............................21
3.1.1. Khảo sát điều kiện sắc ký.....................................................................21
3.1.2. Khảo sát quy trình chuẩn bị mẫu .........................................................27
3.2. THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ............................................31
3.2.1. Tính tương thích hệ thống ....................................................................31
3.2.2. Độ đặc hiệu ..........................................................................................32
3.2.3. Tính tuyến tính .....................................................................................33
3.2.4. Độ lặp lại ..............................................................................................35
3.2.5. Độ đúng ................................................................................................37

3.2.6. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ..................38
3.3. ỨNG DỤNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐÃ XÂY DỰNG TRÊN MẪU
DƯỢC LIỆU, MẪU CAO DƯỢC LIỆU VÀ MẪU CHẾ PHẨM ...................39
v
.


.

3.3.1. Mẫu dược liệu ......................................................................................39
3.3.2. Mẫu cao dược liệu ................................................................................40
3.3.3. Mẫu chế phẩm ......................................................................................41
3.4. BÀN LUẬN ................................................................................................42
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................44
4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................44
4.2. ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 47
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 1

vi
.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt

Từ nguyên mẫu


Ý nghĩa

ABTS

2,2’-azinobis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic
acid)

Thuốc thử ABTS

ACN
DPPH

Acetonitril
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

Thuốc thử DPPH

E12
ED50

Median effective dose

IC50
MA4

Half maximal inhibitory concentration

MIC


Minimal inhibitory concentration

PDA

Photodiode array

Dãy diod quang

TT
UPLC

Ultra performance liquid chromatography

UV

Ultraviolet

VS

Vanillin-sulfuric

vii
.

Gnetol
Liều có tác dụng trên
50% mẫu thử
Nồng độ ức chế 50%
Oxy-trans-resveratrol
Nồng độ ức chế tối

thiểu
Thuốc thử
Sắc kí lỏng siêu hiệu
năng
Tia tử ngoại
Thuốc thử
vanillin-sulfuric


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2. Một số chế phẩm chứa Dây gắm hiện đang bày bán trên thị trường ................... 12
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ tinh khiết của gnetol (E12) trên UPLC .............................. 22
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ tinh khiết của oxy-trans-resveratrol (MA4) trên UPLC .... 22
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát thời gian chiết đối với gnetol ................................................... 27
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát thời gian chiết đối với oxy-trans-resveratrol ........................... 27
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát số lần chiết đối với gnetol ........................................................ 28
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát số lần chiết đối với oxy-trans-resveratrol ................................ 28
Bảng 3.9. Kết quả tóm tắt khảo sát tính tương thích hệ thống ............................................ 31
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của gnetol và oxy-trans-resveratrol
............................................................................................................................................. 33
Bảng 3.11. Kết quả xử lý thống kê ...................................................................................... 33
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ lặp lại của gnetol ............................................................... 35
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát độ lặp lại của oxy-trans-resveratrol ....................................... 35
Bảng 3.14. Kết quả hàm lượng gnetol ................................................................................. 36
Bảng 3.15. Kết quả hàm lượng oxy-trans-resveratrol ......................................................... 36
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát độ đúng của gnetol ................................................................. 37
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát độ đúng của oxy-trans-resveratrol ......................................... 37
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát LOD và LOQ của gnetol và oxy-trans-resveratrol ................ 38

Bảng 3.19. Độ ẩm các mẫu dược liệu .................................................................................. 39
Bảng 3.20. Kết quả tính toán hàm lượng gnetol trong các mẫu dược liệu .......................... 39
Bảng 3.21. Kết quả tính tốn hàm lượng oxy-trans-resveratrol trong các mẫu dược liệu .. 40
Bảng 3.22. Độ ẩm các mẫu cao dược liệu ........................................................................... 40
Bảng 3.23. Kết quả tính toán hàm lượng gnetol trong các mẫu cao dược liệu .................... 41
Bảng 3.24. Kết quả tính tốn hàm lượng oxy-trans-resveratrol trong các mẫu cao dược liệu
............................................................................................................................................. 41
Bảng 3.25. Kết quả tính tốn hàm lượng oxy-trans-resveratrol trong các mẫu chế phẩm .. 42

viii
.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Dây gắm lá rộng [4] ............................................................................................... 4
Hình 1.3. Cấu trúc các stilben monomer có trong chi Gnetum .............................................. 5
Hình 1.7. Cấu trúc các flavonoid có trong chi Gnetum ......................................................... 6
Hình 1.8. Cấu trúc các alkaloid có trong chi Gnetum ............................................................ 6
Hình 1.9. Cấu trúc các lignan có trong chi Gnetum ............................................................... 7
Hình 1.10. Một số chế phẩm Dây gắm trên thị trường ........................................................ 12
Hình 3.11. Sắc ký đồ chất đối chiếu gnetol ......................................................................... 21
Hình 3.12. Sắc ký đồ chất đối chiếu oxy-trans-resveratrol ................................................. 21
Hình 3.13. Phổ hấp thu UV của chất đối chiếu gnetol......................................................... 21
Hình 3.14. Phổ hấp thu UV của chất đối chiếu oxy-trans-resveratrol................................. 21
Hình 3.15. Phổ 3D của gnetol .............................................................................................. 22
Hình 3.16. Phổ 3D của oxy-trans-resveratrol ...................................................................... 22
Hình 3.17. Độ tinh khiết của gnetol ..................................................................................... 22
Hình 3.18. Độ tinh khiết của oxy-trans-resveratrol ............................................................. 22

Hình 3.19. Chương trình rửa giải và sắc ký đồ khảo sát 1................................................... 23
Hình 3.20. Chương trình rửa giải và sắc ký đồ khảo sát 2................................................... 23
Hình 3.21. Chương trình rửa giải và sắc ký đồ khảo sát 3................................................... 24
Hình 3.22. Chương trình rửa giải và sắc ký đồ khảo sát 4................................................... 24
Hình 3.23. Sắc ký đồ mẫu thử ở bước sóng 218 nm............................................................ 25
Hình 3.24. Sắc ký đồ mẫu thử ở bước sóng 307 nm............................................................ 25
Hình 3.25. Sắc ký đồ mẫu thử ở bước sóng 310 nm............................................................ 25
Hình 3.26. Sắc ký đồ mẫu thử ở bước sóng 325 nm............................................................ 25
Hình 3.27. Sắc ký đồ khảo sát tốc độ dịng.......................................................................... 26
Hình 3.28. Sắc ký đồ khảo sát nhiệt độ cột.......................................................................... 26
Hình 3.29. Thời gian chiết gnetol ........................................................................................ 27
Hình 3.30. Thời gian chiết oxy-trans-resveratrol ................................................................ 27
Hình 3.31. Sắc ký đồ khảo sát thời gian chiết ..................................................................... 27
Hình 3.32. Số lần chiết gnetol.............................................................................................. 28
Hình 3.33. Số lần chiết oxy-trans-resveratrol...................................................................... 28

ix
.


.

Hình 3.34. Sắc ký đồ khảo sát số lần chiết .......................................................................... 28
Hình 3.35. Sắc ký đồ mẫu thử với chương trình rửa giải đã chọn ....................................... 29
Hình 3.36. Phổ 3D của mẫu thử với chương trình rửa giải đã chọn .................................... 29
Hình 3.37. Phổ UV và độ tinh khiết pic gnetol ................................................................... 30
Hình 3.38. Phổ UV và độ tinh khiết pic oxy-trans-resveratrol ........................................... 30
Hình 3.39. Sắc ký đồ khảo sát tính tương thích hệ thống .................................................... 32
Hình 3.40. Sắc ký đồ khảo sát độ đặc hiệu .......................................................................... 32
Hình 3.41. Sắc ký đồ khảo sát tính tuyến tính ..................................................................... 34

Hình 3.42. Đường tuyến tính của gnetol và oxy-trans-resveratrol ...................................... 35
Hình 3.43. Sắc ký đồ khảo sát độ lặp lại.............................................................................. 36
Hình 3.44. Sắc ký đồ khảo sát độ đúng ............................................................................... 38
Hình 3.45. Sắc ký đồ LOQ của E12 .................................................................................... 38
Hình 3.46. Sắc ký đồ LOQ của MA4 .................................................................................. 38
Hình 3.47. Sắc ký đồ LOD của E12 .................................................................................... 38
Hình 3.48. Sắc ký đồ LOD của MA4 .................................................................................. 38

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình chiết mẫu Dây gắm được đề nghị ............................................. 15
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ chuẩn bị mẫu thử ...................................................................................... 29

x
.


.

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sắc ký đồ khảo sát tính tương thích hệ thống ................................................. PL.1
Phụ lục 2. Sắc ký đồ khảo sát độ đặc hiệu ....................................................................... PL.3
Phụ lục 3. Sắc ký đồ khảo sát tính tuyến tính .................................................................. PL.5
Phụ lục 4. Sắc ký đồ khảo sát độ lặp lại .......................................................................... PL.7
Phụ lục 5. Sắc ký đồ khảo sát độ đúng ............................................................................ PL.9
Phụ lục 6. Sắc ký đồ mẫu thân Dây gắm ở Kiên Giang................................................. PL.11
Phụ lục 7. Sắc ký đồ mẫu thân Dây gắm ở Củ Chi tháng 10/2017 ................................ PL.12
Phụ lục 8. Sắc ký đồ mẫu thân Dây gắm ở Củ Chi tháng 3/2018 .................................. PL.13
Phụ lục 9. Sắc ký đồ mẫu thân Dây gắm ở Củ Chi tháng 6/2018 .................................. PL.15
Phụ lục 10. Sắc ký đồ mẫu hoa Dây gắm ở Củ Chi ....................................................... PL.16
Phụ lục 11. Sắc ký đồ mẫu quả Dây gắm ở Củ Chi ....................................................... PL.17

Phụ lục 12. Sắc ký đồ mẫu cao cồn toàn phần ............................................................... PL.18
Phụ lục 13. Sắc ký đồ mẫu cao phân đoạn chloroform.................................................. PL.19
Phụ lục 14. Sắc ký đồ mẫu chế phẩm viên nang GútBye .............................................. PL.21
Phụ lục 15. Sắc ký đồ mẫu chế phẩm viên nén Vương Gút Khang ............................... PL.22
Phụ lục 16. Sắc ký đồ mẫu chế phẩm viên hoàn Viên Cao Gắm................................... PL.23

xi
.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dây gắm là loại dược liệu từ lâu được sử dụng để dùng làm các bài thuốc dân gian trị
các loại đau nhức xương khớp, trong đó đặc biệt có bệnh gout. Trên thế giới, đã có
nhiều nghiên cứu về tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa ở các loài thuộc chi Dây
gắm (Gnetum) cho kết quả đầy tiềm năng [17, 19, 32, 43]. Ở Việt Nam, Đại học Y
Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Y học cổ truyền Yên Bái thực hiện đề tài “Đánh giá
tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh gout của Cao Vương tôn” bào chế từ Dây gắm
(Gnetum montanum Markgr.) cho thấy hiệu quả giảm đau, hạ acid uric máu và an
toàn cho người sử dụng [1].
Với mục đích tìm hiểu về thành phần hóa học có vai trị trong tác dụng điều trị bệnh
gout, những năm vừa qua Bộ môn Dược liệu – Khoa Dược Đại học Y dược Thành
phố Hồ Chí Minh đã tiến hành một số nghiên cứu về chi Dây gắm theo định hướng
hoạt tính ức chế enzyme xanthin oxidase:
- Sàng lọc in vitro trên 165 mẫu cao chiết được khảo sát cho thấy cao cồn thân Dây
gắm lá rộng G. latifolium cho tác dụng ức chế nổi trội với IC50 là 190,54 mg/ml. Mẫu
cao phân đoạn chloroform từ cao cồn toàn phần thân Dây gắm lá rộng cho tác dụng
ức chế mạnh nhất (IC50 = 150,37 mg/ml). Thử nghiệm in vivo cho thấy ở cả ba liều
150, 100 và 50 mg/kg, cao phân đoạn chloroform thân Dây gắm lá rộng đều cho tác

dụng hạ acid uric máu. Liều 150 mg/kg có tác dụng hạ acid uric máu gần tương đương
allopurinol [9].
- Từ phân đoạn cloroform và ethyl acetat thân Dây gắm G. montanum đã phân lập
được 6 hợp chất là gnetol, trans-resveratrol, rhapontigenin, trans-gnetucleistol,
propyl 4-hydroxybenzoat và methyl 4-hydroxybenzoat [4, 5]. Trong đó gnetol và
trans-resveratrol là 2 hợp chất có tác dụng ức chế xanthin oxidase tốt nhất.
Hiện nay, nhiều chế phẩm có chứa Dây gắm được bán trên thị trường dưới dạng viên
nén, viên nang và rất nhiều ở dạng cao chiết nhưng vẫn chưa có tiêu chuẩn kiểm
nghiệm các dạng chế phẩm này để kiểm soát hàm lượng hoạt chất và chất lượng sản
phẩm. Đề tài sẽ tiến hành xây dựng quy trình định lượng đồng thời hai thành phần có
trong Dây gắm là gnetol và oxy-trans-resveratrol. Đề tài sẽ tiến hành với các mục
tiêu sau:
- Thu thập mẫu dây gắm ở các vùng trồng hoặc mọc tự nhiên
- Xây dựng quy trình định lượng đồng thời gnetol và oxy-trans-resveratrol trên thân
Dây gắm.
- Xây dựng phương pháp thẩm định quy trình định lượng đã xây dựng theo hướng
dẫn của ICH.
- Ứng dụng quy trình định lượng đã xây dựng để đánh giá hàm lượng oxy trans
resveratrol và gnetol trong dược liệu và trong các chế phẩm chức nó có trên thị trường.
1
.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC
1.1.1. Đặc điểm thực vật học chi Gnetum
Chi Gnetum là chi duy nhất của họ Dây gắm (Gnetaceae) thuộc ngành Dây gắm –
một ngành thực vật hạt trần. Chi Gnetum gồm khoảng 43 loài, phân bố chủ yếu ở các

vùng rừng nhiệt đới châu Á, một số lồi có ở Nam Mĩ và châu Phi [10, 20, 35, 50].
Thân
Cây thường xanh khác gốc, thân sần sùi, có đốt. Hầu hết các loài trong chi Gnetum
là dây leo thân gỗ, một số ít là cây bụi, chỉ có 2 lồi trong đó là cây gỗ: Gnetum
gnemon L. và Gnetum costatum K. Schum. Trong thân có các quản bào giống như
các loài thực vật hạt trần khác. Tuy nhiên, chi Gnetum lại có đặc điểm gần với các
thực vật hạt kín hơn so với các thực vật hạt trần khác: đó là có sự hiện diện của các
loại mạch trong gỗ thứ cấp thường được tìm thấy trong một số lồi thực vật hạt kín
nguyên thủy. Điều này tạo nên điểm đặc biệt cho chi này [20, 50].

Lá của các loài trong chi Gnetum có điểm tương tự với lá của các lồi thực vật hạt
kín hai lá mầm, tuy nhiên nó ít có giá trị phân loài do chúng đa dạng về kích thước
và hình thái. Lá thường tập trung ở các cành nhỏ. Lá đơn, hình trứng, mọc đối hay
đối chéo chữ thập với cuống lá ngắn và không có lá kèm. Ở một số lồi dây leo, lá
chỉ có thể tìm thấy ở chồi non với sự tăng trưởng hạn chế. Gân lá lông chim, mép
nguyên, đầu lá thường nhọn [10, 20, 50].
Hoa
Hoa đơn tính, khác gốc, cả hoa đực và hoa cái đều dạng nón mọc ở ngọn hoặc thân
cây, đôi khi xếp dày đặc thành từng vịng ở các đốt và có thể mọc từ thân cây già.
Mỗi nón bao gồm một trục mang từ 3 - 6 vòng hoa xếp chồng lên nhau, mỗi vòng
hoa có nhiều hoa đực hoặc hoa cái. Hoa đực gồm một chỉ nhị và bao hoa, hoa cái
gồm một bầu nhụy với 2 lá noãn và bao hoa. Những cấu trúc này có liên quan đến
thực vật hạt kín, đây chính là một trong những đặc điểm để người ta xếp chi Gnetum
vào vị trí trung gian giữa cây hạt trần và cây hạt kín [50].
Quả, hạt
Quả giả giống như quả hạch, màu đỏ, cam hoặc vàng, thịt quả mọng nước, vỏ quả
láng bóng. Cây 2 lá mầm, nảy mầm trên mặt đất. Cây có thể tái sinh từ hạt, ở thời
gian đầu cây ưa ẩm và ưa bóng [10, 50].
2
.



.

Ở khu vực châu Á, chi Gnetum có khoảng 21 loài: G. arboreum, G. cleistostachyum,
G. contractum, G. cuspidatum, G. diminutum, G. formosum, G. gnemon,
G. gnemonoides, G. hainanense, G. klossii, G. latifolium, G. leptostachyum,
G. loerzingii, G. macrostachyum, G. microcarpum, G. montanum, G. neglectum,
G. oxycarpum, G. parvifolium, G. ridleyi, G. ula [10, 12, 21, 50].
Ở Việt Nam có 9 lồi gồm [12]:
- Dây sót – Gnetum cuspidatum Blume
- Gắm đẹp – Gnetum formosum Markgr.
- Rau bép cây – Gnetum gnemon L. var. gnemon
- Rau bép – Gnetum gnemon L. var. griffithii (Parl.) Markgr.
- Dây gắm lá rộng – Gnetum latifolium Blume var. latifolium
- Dây sót chi – Gnetum leptostachyum Blume var. elongatum Markgr.
- Dây gắm chùm to – Gnetum macrostachyum Hook.f.
- Dây gắm – Gnetum montanum Markgr.
- Dây mối – Gnetum parvifolium (Warb.) C.Y.Cheng.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học loài Dây gắm lá rộng Gnetum latifolium Blume var.
latifolium
Tên khoa học: Gnetum latifolium Blume var. latifolium Gnetaceae.
Tên khác: Gắm cọng, Gắm lá rộng, Dây gắm, Dây sót [11, 12].
Mơ tả thực vật: Dây leo có các nhánh có đốt, sù sì. Lá mọc đối, phiến lá hình ngọn
giáo dài 10-12 (20) cm, rộng 5-8 cm, trịn hay nhọn ở gốc, có gân thứ cấp không hợp
lại ở gần mép, cuống lá ngắn. Cây khác gốc, hoa đực thành chùy dài đến 12 cm gồm
những bơng hình trụ gồm những vịng khoảng 50 hoa, hoa cái có lơng thưa. Quả hình
trái xoan, khi chín màu vàng, kích thước 2,5 x 1,2 cm, nhọn và có mũi ở đỉnh. Quả
nằm trên một cuống mảnh, đường kính 0,2-0,3 cm, dài 0,2-0,5 cm, các vịng quả cách
nhau 0,6-1 cm [11, 12].

Mùa hoa: tháng 1-4. Mùa quả: tháng 5-8 [11, 12].
Phân bố: Dây gắm lá rộng hường mọc ven suối ở trong rừng rậm thường xanh, trên
đất sét có tầng dày, vùng núi ở độ cao 400-1800 m như ở Lào Cai, Hà Giang, Quảng
Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nơng, Lâm Đồng đến các đảo ở Kiên Giang. Lồi này còn phân bố ở Trung Quốc,
Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Myanmar [11, 12].
Bộ phận dùng: Thân dây [11, 12].

3
.


.

Hoa đực



Hoa cái

Hình 1.1. Dây gắm lá rộng [4]

1.2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HĨA HỌC
Thành phần hóa học chủ yếu của Dây gắm là stilbenoid, flavonoid, alkaloid, lignan,…
1.2.1. Nhóm stilbenoid
Đây là nhóm cấu trúc thường thấy trong chi Gnetum. Stilben là một nhóm các hợp
chất phenolic tự nhiên, đặc trưng bởi khung diphenylethylen (C6-C2-C6). Stilben có
thể được chia làm 2 dạng chính: stilben monomer và stilben oligomer. Dạng oligomer
được cho là hình thành từ sự ngưng tụ oxy hóa các nhân stilben ở mô gỗ của cây. Ở
thực vật, stilben được tổng hợp nhờ enzyme stilbene synthetase với tiền chất chính là

p-coumaroyl-CoA và malonyl-CoA [15].
Stilben monomer
Stilben monomer bao gồm các monostilben với cấu trúc cis hoặc trans, có thể có các
nhóm thế như hydroxyl, methoxy, glycosid, prenyl,… trong cơng thức.
Stilben monomer có thể được chia làm 5 nhóm [6]:
- Nhóm A là các stilben có cấu trúc đơn giản, có gắn oxy trên nhân thơm. Trong chi Gnetum có
resveratrol, oxyresveratrol, isorhapontigenin, gnetol, gnetifolin K, gnetucleistol B.
- Nhóm B là các stilben được prenyl hoặc geranyl hóa, thường là dẫn xuất vịng và có thể có dị vịng
chứa oxy trên nhóm thế.
- Nhóm C là các dẫn xuất của aryl benzofuran. Trong chi Gnetum có gnetifolin A, M; gnetofuran BC.
- Nhóm D là các stilben có chứa nhóm thế khác với các nhóm thế kể trên.
- Nhóm E là các stilben khơng có sự lặp lại các đơn vị cấu trúc và thường tồn tại ở dạng đồng phân.

Oxy-transResveratrol

trans-Resveratrol

Gnetol

4
.

Isorhapontigenin


.

trans-Gnetucleistol B

Gnetifolin M


Gnetifolin A

Gnetofuran C

Hình 1.2. Cấu trúc các stilben monomer có trong chi Gnetum

Tại Bộ mơn Dược liệu – Khoa Dược Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Dây
gắm thu hái tại Kiên Giang cũng đã được nghiên cứu trong nhiều năm và đã có nhiều
hợp chất nhóm stilben được phân lập: rhapontigenin, isorhapontigenin, gnetol,
trans-resveratrol, trans-gnetucleistol B, trans-gnetucleistol B, gnetifolin A và
cuspidan [3, 4, 5, 6, 8].

1.2.2. Nhóm flavonoid
Năm 2002, từ thân lồi G. montanum, người ta đã phân lập được apigenin và
4’,5,7-trihydroxy-3’-methoxyflavon [32, 46].
Năm 2009, từ cao aceton thân leo cây G. macrostachyum, người ta phân lập được
2’,5,7-trihydroxy-5’-methoxyflavon và 4’,5,7-trihydroxy-3’-methoxyflavanon [40].
Năm 2010, từ vỏ thân loài G. gnemonoides, noidesol A và noidesol B, hai flavonoid
có cấu trúc dihydroflavonol-C-glucosid được phân lập [47].
Trước đó, người ta đã phân lập được thành phần các C-glycosylflavon có trong lá
một số loài chi Gnetum, đây là flavonoid đặc trưng phân biệt với các loài thực vật hạt
trần khác đã được nghiên cứu. Cụ thể như sau:
- Ở loài G. gnemon: isovitexin; vicenin II; swertisin (7-O-methyl-6-Cglucosylapigenin);
swertiajaponin
(7-O-methyl-6-C-glucosylisoorientin);
isoswertiajaponin (7-O-methyl-8-C-glucosylorientin); 7-O-glucosylisovitexin; X”O-glucosylswertisin; isoswertisin (7-O-methyl-8-C-glucosylapigenin) [28].
- Từ phân đoạn butanol của cao chiết ethanol G. buchholzianum:
2”-O-xylosylisoswertisin;
2”-O-glucosylisowertisin;

2”-O-xylosylvitexin;
vitexin (8-C-glucosylapigenin); isoswertisin (8-C-glucosyl-7-O-methylapigenin);
2”-O-glucosylvitexin; vicenin-I (6-C-xylosyl-8-C-glucosylapigenin); vicenin-II (6,8di-C-glucosylapigenin) và vicenin-III (6-C-glucosyl-8-C-xylosylapigenin) [14].
- Từ phân đoạn butanol của cao chiết ethanol G. africanum: isoswertisin;
2”-O-xylosylisoswertisin; 2”-O-glucosylisoswertisin; vicenin-II; vicenin-III;
2”-O-rhamnosylisoswertisin và apigenin 7-neohesperidosid [14].

5
.


.

Tại bộ môn Dược liệu – Khoa Dược Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, từ
phân đoạn chloroform thân Dây gắm Gnetum sp.mọc tại Kiên giang, ba hợp chất
flavonoid khác là 4’,5,7-trihydroxy-3’,8-dimethoxyflavanon; 2’,5,7-trihydroxy-6methoxyflavon và chrysoeriol cũng đã được phân lập [3, 6].

Swertisin

Apigenin

Noidesol A

Swertiajaponin

Isovitexin

Chrysoeriol

Hình 1.3. Cấu trúc các flavonoid có trong chi Gnetum


1.2.3. Nhóm alkaloid
Năm 1999, từ thân leo lồi G. parvifolium, một số alkaloid có khung cấu trúc
benzylisoquinolin được phân lập: (±)-N-methylhigenamin; (-)-N-methylhigenamin
N-oxid;
(±)-8-(p-hydroxybenzyl)-2,3,10,11-tetrahydroxyprotoberberin

higenamin. Ngồi ra cịn có trigonellin [38].
Năm 2011, từ lá loài G. montanum, một số alkaloid cũng đã được phân lập như:
N-methyllaudanosolinium trifluoroacetat; 3’-hydroxy-N,N-dimethylcoclaurinium
trifluoroacetat; 1,9,10-trihydroxy-2-methoxy-6-methylaporphinium trifluoroacetat;
6a,7-didehydro-1,9,10-trihydroxy-2-methoxy-6-methylaporphinium trifluoroacetat;
(-)-latifolian A và magnocurarin [22].

Latifolian A

Trigonellin

Magnocurarin

Hình 1.4. Cấu trúc các alkaloid có trong chi Gnetum

6
.

Higenamin


.


1.2.4. Nhóm lignan
Một số hợp chất nhóm lignan được phân lập từ cao chiết cồn loài G. montanum:
threo-3,3′-dimethoxy-4,8’-oxyneolignan-9,4’,7’,9’-tetraol-7(8)-en;
medioresinol;
longiflorosid B; (+)-lariciresinol; (–)-isolariciresinol 9-O-β-D-glucopyranosid;
syringaresinol; (–)-isolariciresinol; (+)-lariciresinol 9-O-β-D-glucopyranosid và
pinoresinol [44].

Pinoresinol

Medioresinol

Syringaresinol

Hình 1.5. Cấu trúc các lignan có trong chi Gnetum

1.2.5. Các thành phần hóa học khác
Các nguyên tố vi lượng (Ca, Na, K, P, Fe, Mg, Cu,…); các vitamin (A, B1, B2, C);
các acid amin (leucin, tyrosin, lysin, tryptophan, methionin); saponin; tannin;
carbonhydrat; sterol,… cũng là thành phần có mặt trong các lồi thuộc chi Gnetum
[6, 13].
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
1.3.1. Ức chế enzyme xanthin oxidase, hạ acid uric huyết thanh
Theo đề tài nghiên cứu thực hiện tại Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Y học cổ truyền
Yên Bái, bài thuốc “Cao Vương tôn” bào chế từ cây Dây gắm (G. montanum Markgr.)
cho thấy Cao Vương tôn an toàn cho người sử dụng và có tác dụng giảm đau, giảm
sưng, tiêu viêm, hạ acid uric máu ở cả 2 nhóm bệnh nhân: gout mạn và gout cấp [1].
Tại bộ môn Dược liệu – Khoa Dược Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, khi
tiến hành khảo sát 21 mẫu dược liệu thuộc 7 họ thực vật khác nhau, kết quả sàng lọc
in vitro tác dụng ức chế enzyme xanthin oxidase cho thấy cao cồn thân gắm lá rộng

G. latifolium cho tác dụng ức chế nổi trội trong 165 mẫu cao được khảo sát với IC50
= 190,54 mg/ml. Mẫu cao phân đoạn chloroform từ cao cồn toàn phần thân gắm lá
rộng cho tác dụng mạnh nhất (IC50 = 150,37 mg/ml) và được chọn để thử nghiệm in
vivo tác dụng hạ acid uric máu. Kết quả thử nghiệm in vivo ở ba liều 150, 100 và 50
mg/kg cho thấy tác dụng hạ acid uric máu đều có ở ba liều. Liều 150 mg/kg cho tác
dụng hạ acid uric máu là 50,28% so với lô chứng bệnh, gần tương đương allopurinol

7
.


.

ở lơ đối chiếu là 55,03%. Ngồi ra, ở liều 150 mg/kg và 100 mg/kg đều có tác dụng
hạ acid uric máu khi điều trị theo phác đồ dự phòng [9].
Cũng tại bộ mơn Dược liệu, đã có một số đề tài nghiên cứu về khả năng ức chế xanthin
oxidase từ các phân đoạn của thân Dây gắm. Kết quả cụ thể như sau:
- Rhapontigenin, trans-resveratrol và gnetol phân lập từ phân đoạn ethyl acetat thân
Dây gắm G. montanum có khả năng ức chế enzyme xanthin oxidase tốt với giá trị
IC50 lần lượt là 0,0502; 0,0395 và 0,0501 mg/ml. Cũng ở phân đoạn này, transgnetucleistol B cũng có tiềm năng ức chế xanthin oxidase với giá trị phần trăm ức
chế ở nồng độ từ 0,125 - 1 mg/ml đạt mức 90,30 - 99,30%.
- Ngoài ra, khi khảo sát trên phân đoạn chloroform, các chất thu được là gnetol, propyl
4-hydroxybenzoat, methyl 4-hydroxybenzoat và trans-resveratrol đều có tác dụng ức
chế enzyme xanthin oxidase với IC50 lần lượt là 0,059; 0,083; 0,073 và 0,040 mg/ml,
trong đó trans-resveratrol có IC50 thấp nhất, tác dụng vượt trội so với các chất khác
[4, 5].
Cao chiết hạt G. gnemon L. (MSE) làm giảm acid uric huyết thanh và cải thiện sự
chuyển hóa lipid bằng cách tăng HDL cholesterol [29].
1.3.2. Chống oxy hóa
Cao chiết cồn 50% từ nội nhũ loài G. gnemon và các chất phân lập được từ cao chiết

này như gnetin L, gnetin C, gnemonosid A, C, D và resveratrol đều có tác dụng dập
tắt gốc tự do DPPH tương tự như vitamin C (acid ascorbic) và dl-R-tocopherol. Cao
chiết này đạt hiệu quả tối đa sau 5 giờ và giá trị ED50 tính được là 23 µg/mL. Tất cả
các dịch chiết từ lá, hạt, vỏ thân và thân của G. gnemon đều có tác động chống oxy
hóa ở nồng độ 300 µg/ml khi thử nghiệm theo phương pháp DPPH và phương pháp
FRAP [17, 19].
Gnemonol D-F phân lập từ lồi G. gnemon có tác động dập tắt gốc tự do superoxid ở
nồng độ IC50 lần lượt là 60, 72 và 13 µM. Ngồi ra, gnemonol E cịn có khả năng
chống peroxid hóa acid béo với giá trị IC50 = 47 µM [27].
Từ hạt G. gnemon, người ta phân lập được 2 mảnh protein được kí hiệu là Gg-AOPI
và Gg-AOPII. Hai protein này có khả năng dập tắt gốc tự do DPPH và gốc cation
ABTS, tạo phức chelat với ion Cu2+ và Fe2+, bảo vệ ADN trước tác động của gốc tự
do hydroxyl. Ngoài ra, hai protein trên cịn có tác dụng ức chế q trình oxy hóa acid
linoleic tương đương với BHT và glutathion [43].
Từ cao aceton dây leo loài G. macrostachyum, người ta phân lập được 1 flavonoid
mới là 2’,5,7-trihydroxy-5’-methoxyflavon cùng 7 stilbenoid khác. Các hợp chất trên
đều có tác dụng dập tắt gốc tự do DPPH với giá trị IC50 khoảng 1,30 – 19,90 µM [40].
8
.


.

1.3.3. Kháng khối u
Cao cồn hạt G. gnemon (EEMS) cùng các dẫn xuất resveratrol như gnetin C (GC),
gnetin L (GL) có khả năng ngăn chặn sự phát triển và hình thành mạch máu của các
tế bào nội mô tĩnh mạch dây rốn người (HUVEC) kích thích bởi yếu tố tăng trưởng
nội mạch và yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (2 yếu tố này được tạo ra bởi các tế
bào khối u và đại thực bào liên quan đến khối u). Giá trị IC50 của EEMS, GC và GL
lần lượt là 33,9 µg/ml; 2,6 mM và 3,2 mM. Tiếp đó, dịch chiết hạt G. gnemon (EMS)

cùng với gnetin C tiếp tục được khảo sát trên nhiều loại tế bào ung thư khác nhau như
tụy, vú, tuyến tiền liệt và trực tràng. Kết quả cho thấy EMS và gnetin C có thể ức chế
sự phát triển của các loại tế bào ung thư trên [29, 36].
Cuspidan B có trong G. cuspidatum có tác dụng ức chế sự phát triển của dịng tế bào
ung thư bạch cầu (HL-60) ở mức trung bình (IC50 = 33,5 µM) [48].
Macrostachyol D từ rễ G. macrostachyum có tác dụng độc tế bào đáng kể khi thử
nghiệm trên dòng tế bào HeLa với IC50 = 4,13 μM [37].
Isorhapontigenin phân lập từ G. cleistostachyum có khả năng ức chế sự phát triển của
tế bào ung thư bàng quang người. Isorhapontigenin thúc đẩy quá trình tự hủy của tế
bào thông qua cơ chế làm giảm đáp ứng của protein ức chế tự hủy tế bào (XIAP) [21].
1.3.4. Kháng khuẩn
Với nồng độ 20 mg/ml, cao cồn thân G. gnemon thể hiện tính kháng khuẩn trên 4
chủng vi khuẩn gram dương (Bacillus subtilis, Micrococcus luteus, Enterococcus
avium, Staphylococcus aureus) và 4 chủng vi khuẩn gram âm (Escherichia coli,
Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Shigella sonnei) [17].
Cao chiết G. africanum có tác dụng kháng khuẩn khi thử nghiệm trên dòng vi khuẩn
E. coli AG100A và Klebsiella pneumoniae K24 với MIC ở nồng độ 64 μg/mL [39].
Sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn của một số chất phân lập được từ lồi G. montanum
trên dịng vi khuẩn P. aeruginosa PAO1 cho thấy alkaloid (-)-latifolian A có hoạt
tính mạnh với giá trị MIC = 35 μM (IC50 = 9,8 μM) [22].
Gnemonol B và gnetin E cho thấy tác dụng kháng khuẩn mạnh trên 5 chủng VRE
(Enterocci kháng vancomycin) và 9 chủng MRSA (Staphylococcus aureus kháng
meticillin). Giá trị MIC của gnemonol B lần lượt là 12,5 µg/ml và 6,25 µg/ml; của
gnetin E trong khoảng 12,5 – 25 µg/ml [49].
1.3.5. Ức chế enzyme tyrosinase
Gnetol có tác dụng ức chế mạnh enzyme tyrosinase trên chuột. Với giá trị IC50 = 4,5
µM, gnetol cho thấy khả năng ức chế mạnh gấp khoảng 30 lần so với chất đối chiếu
9
.



.

acid kojic (IC50 = 139 µM). Ngoài ra, gnetol cịn ngăn cản quá trình sinh tổng hợp
melanin ở các tế bào u sắc tố B16 ở chuột [30]. Cao chiết nước nóng vỏ thân G.
gnemon có tác động ức chế enzyme tyrosinase ở nồng độ 200 µg/ml [17].
1.3.6. Hạ đường huyết
Hai trimer oxyresveratrol là gneyulin A và B, được phân lập từ vỏ cây G.
gnemonoides, có tác động ức chế hai kênh đồng vận chuyển natri-glucose là SGLT1
và SGLT2. Giá trị IC50 của gneyulin A lần lượt là 37 mM và 18 mM; của gneyulin B
lần lượt là 27 mM và 25 mM [47].
1.3.7. Giảm đau, kháng viêm
Gnetuhainin R, một tetramer isorhapontigenin phân lập từ dây leo loài G. hainanense,
thể hiện tác động đối kháng mạnh trên thụ thể histamin với IC50 = 10-7 M (IC50 của
chất đối chiếu chlorpheniramin maleat là 10-8 M) [24].
Gnetifolin P và shegansu B có trong G. parvifolium ức chế biểu hiện của cytokin
interleukin-1β (IL-1β) trên dòng tế bào THP-1. Tỉ lệ ức chế lần lượt của hai hợp chất
trên là 35,78% và 64,67% ở nồng độ 25 μg/mL [41].
Gnetumontanin B, một oligostilben trimer phân lập từ G. montanum f.
megalocarpum, ức chế sự sản xuất yếu tố hoại tử khối u TNF-α bởi đại thực bào phúc
mạc chuột ở nồng độ 10-5 M với tỉ lệ ức chế 58,1% (giá trị IC50 là 1,49.10-6 M) [32].
1.3.8. Chống kết tập tiểu cầu
Khi khảo sát trên loài G. macrostachyum, trans-resveratrol, isorhapontigenin, gnetol
đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu cảm ứng bởi acid arachidonic; trong khi đó
bisisorhapontigenin B và isorhapontigenin có tác dụng ức chế mạnh quá trình kết tập
tiểu cầu cảm ứng bởi thrombin [16].
1.3.9. Kháng virus cúm
Theo kết quả thử nghiệm enzyme neuraminidase, tất cả 6 stilbenoid phân lập từ
G. pendulum (isorhapontigenin, gnetupendin B-D, shegansu B, gnetin D) đều có tác
động ức chế enzyme neuraminidase. Theo thử nghiệm tác động gây bệnh tế bào

(CPE – cytopathic effect), trong số 6 stilbenoid kể trên, isorhapontigenin, gnetin D,
gnetupendin B và shegansu B ức chế đáng kể hoạt động của virus cúm in vitro trên
tế bào MDCK với giá trị IC50 trong khoảng 0,67 - 11,99 µg/ml. Giá trị IC50 của hai
chất đối chiếu oseltamivir và ribavirin lần lượt là 0,040 µg/ml và 5,54 µg/ml [33].
1.4. CÔNG DỤNG TRONG DÂN GIAN
Rễ và thân gắm dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, rối loạn kinh nguyệt,
làm thuốc giải độc (ngộ độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn), chữa sốt và sốt rét [2, 10].
10
.


.

Lá dây gắm giã nhỏ đắp lên vết thương do rắn cắn, dùng ngồi khơng kể liều lượng.
Ở Trung Quốc, dây gắm lượng vừa đủ, giã nát, sao với rượu, đắp bó chữa gãy xương.
Ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), có sản xuất loại viên nén và siro từ dây gắm chữa
viêm họng cấp và mạn tính. Rễ gắm dùng để chữa bệnh sưng đau đầu gối [10].
Một số bài thuốc dân gian có sử dụng dây gắm: [10]
- Chữa tê thấp, đau nhức gân xuơng: Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa dẻ, vỏ thân
cây ngũ gia bì chân chim, mỗi thứ 80 g; rễ buớm bạc, rễ tầm xuân, rễ buởi bung, rễ
sâm nam, rễ cỏ xuớc, rễ ô duợc, tầm gửi cây dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam,
mỗi thứ 40 g; rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, mỗi thứ 20 g. Thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu,
uống mỗi ngày một chén (Hải Thượng Lãn Ơng).
- Chữa kinh nguyệt khơng đều, đau bụng kinh: Rễ gắm 20 g, ích mẫu 20 g, lá đi
luơn 15 g, nhân trần hoặc bồ bồ 15 g, bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam 15 g, nghệ
đen 10 g, tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400 ml nuớc, còn 100 ml, chia làm 2 lần
uống trong ngày.
1.5. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM CÁC THÀNH PHẦN STILBENOID
TRONG CHI DÂY GẮM
Dù đã được sử dụng từ lâu đời và đã đưa vào thành phần các chế phẩm nhưng hiện

nay có rất ít tài liệu đề cập đến phương pháp phân tích kiểm nghiệm các thành phần
có tác dụng trong cây, nhất là các stilbenoid.
Năm 2000, tại Trung Quốc, một nghiên cứu về phương pháp phân tách và định lượng
6 thành phần stilben có trong lồi G. parvifolium C.Y.Cheng bằng sắc ký lớp mỏng
hiệu năng cao (HPTLC) quét huỳnh quang được thực hiện. Các chất được tiến hành
phân tích là isorhapontigenin 3-O-β-D-glucopyranosid (I), gnetifolin C (II),
ε-viniferin (III), resveratrol (IV), isorhapontigenin (V) và pinosylvin (VI).
Quá trình phân tách chất II-VI được thực hiện trên bản mỏng tráng silica gel và khai
triển 2 lần bằng hệ pha động toluen : acid acetic băng : methanol (3:1:0,5). Chất I
được phân tách bằng hệ pha động toluen : ethyl acetat : acid acetic băng : methanol
(1:2:0,5:0,2). Sau khi kết thúc quá trình phân tách, bản mỏng được nhúng vào hỗn
hợp dầu paraffin : hexan (1:1) để giữ phát quang. Thành phần các stilben sẽ được
định lượng bằng phương pháp HPTLC quét huỳnh quang với bước sóng kích thích
λex = 313 nm và bước sóng phát quang λem = 400 nm.
Kết quả cho thấy phương pháp có khoảng tuyến tính là 17,4 – 260,7 ng; độ phục hồi
đạt 96,4 – 104,8% với giá trị RSD% là 2,3 – 5,1% [18]
Nhận xét: Tuy phương pháp nêu trên khá đơn giản, nhạy và độ chính xác tương đối
cao nhưng để đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay thì vẫn chưa đủ, địi hỏi một phương
11
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

pháp nhanh, hiệu quả và có độ chính xác cao hơn nhằm phục vụ cho mục đích nghiên
cứu và ứng dụng Dây gắm trong điều trị cũng như nhằm mục đích kiểm tra chất lượng
nguồn dược liệu Dây gắm và chế phẩm hiện có mặt trên thị trường.
1.6. CHẾ PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG

Vương Gút Khang


Viên Cao gắm

Cao gắm

Viên nang GútBye

Hình 1.6. Một số chế phẩm Dây gắm trên thị trường
Bảng 1.1. Một số chế phẩm chứa Dây gắm hiện đang bày bán trên thị trường
Chế phẩm
Vương Gút Khang

Viên Cao Gắm
Cao Gắm

Viên nang GútBye

Thành phần chính
Cao Dây gắm 180 mg
Cao Lá lốt 120 mg
Cao Huyết đằng 80 mg
Cao Dây đau xương 75 mg
Cao Xấu hổ đỏ 60 mg
Cao Dây gắm 140 mg
Tinh bột Dây gắm 60 mg
Nguyên chất chiết xuất
thân dây và rễ cây Dây
gắm
Cao Dây gắm 200 mg
Cao Tía tơ 40 mg


12
.

Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ, vỉ 10 viên
Lọ 60 viên

Hộp 300 viên
Hộp 1 gói, gói 100 g

Hộp 2 vỉ, vỉ 10 viên

Cơng dụng
Hỗ trợ điều trị gout,
giảm acid uric máu,
giảm đau nhức
do gout


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu
- Thân Dây gắm (Gnetum sp.) thu hái tại Kiên Giang và tại Củ Chi vào các tháng
10/2017; 3/2018 và 6/2018.
- Hoa và quả thu hái tại Củ Chi vào tháng 6/2018. Các mẫu dược liệu được phơi khô,
xay thành bột mịn, rây qua rây 425 µm, tính tỉ lệ trên rây và dưới rây trước khi tiến
hành chiết mẫu và phân tích định lượng.

- Cao chloroform thân Dây gắm Gnetum sp. chiết xuất vào năm 2015 (cao học
Nguyễn Trần Quỳnh Như 2015), cao cồn tồn phần thân Gắm đen (Khóa luận Trần
Duy Hoàn 2016). Mẫu cao được lưu giữ tại bộ môn Dược liệu – Khoa Dược Đại học
Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chế phẩm thuốc chứa Dây gắm: Viên nang GútBye, viên nén Vương Gút Khang,
viên hoàn Viên Cao Gắm.
- Chất đối chiếu: oxy-trans-resveratrol (MA4) tinh khiết 99,85% và gnetol (E12) tinh
khiết 98,53% được cung cấp bởi bộ môn Dược liệu – Khoa Dược Đại học Y dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Dung mơi, hóa chất
Dùng cho chiết xuất chuẩn bị mẫu
- Methanol AR (Xilong, Trung Quốc).
Dùng cho phân tích định lượng
- Dung mơi đạt tiêu chuẩn dùng cho sắc ký lỏng: methanol (Merck), acetonitril
(Merck), acid formic (Prolabo®, Pháp), nước cất 2 lần được lọc qua màng lọc
milipore 0,22 µm.
- Tất cả dung mơi phải được siêu âm đuổi bọt khí trước khi tiến hành phân tích.
2.1.3. Dụng cụ, trang thiết bị
Dùng cho chiết xuất chuẩn bị mẫu
- Cân kỹ thuật EW 600-2M (Kern – Đức).
- Cân phân tích 4 chữ số BP-221S (Sartorius – Đức).
- Máy xay sinh tố (Philips – Hà Lan).
- Bếp cách thủy WB-14 LO (Memmert – Đức).
- Bình nón nút mài 100 ml và một số dụng cụ thơng thường khác trong phịng thí
nghiệm.

13
.



Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Dùng cho phân tích định lượng
- Máy sắc ký lỏng siêu hiệu năng UPLC PDA Acquity H-Class (Waters – Mỹ).
- Cột sắc ký pha đảo Acquity UPLCđBEH C18 2,1 x 50 mm; 1,7 àm (Waters Mỹ).
- Phần mềm Empower 3.
- Cân phân tích 5 chữ số CP225D (Sartorius – Đức).
- Micropipet loại 10 – 100 µl; 100 – 1000 µl.
- Vial 1,5 ml; eppendorf 1,5 ml.
- Bình định mức 5 ml; 25 ml; 50 ml.
- Kim tiêm 3 ml dùng một lần (Vinahankook – Việt Nam).
- Màng lọc 0,22 µm.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Xây dựng quy trình định lượng đồng thời gnetol và oxy-trans-resveratrol
trên thân Dây gắm
Chuẩn bị mẫu thử: Cân chính xác 0,2000 g dược liệu theo tỉ lệ trên rây và dưới rây
425 µm vào bình nón nút mài 100 ml. Tiến hành chiết với 25 ml methanol bằng
phương pháp đun hồi lưu ở 90 ⁰C trong thời gian 30 phút. Lọc qua bơng cho vào bình
định mức 25 ml. Thêm methanol đến vạch vừa đủ thể tích. Dịch chiết được lọc qua
màng lọc 0,22 µm trước khi phân tích trên UPLC.
Chuẩn bị mẫu đối chiếu: Cân chính xác 0,50 mg chất đối chiếu (E12, MA4) cho vào
bình định mức 5 ml. Thêm MeOH hịa tan và bổ sung thể tích vừa đủ thu được mỗi
dung dịch chuẩn có nồng độ 100 µg/ml.
Khảo sát bước sóng phát hiện
Triển khai mẫu đối chiếu trên UPLC theo chương trình gradient:
Thời gian
0
1
30
31

32
35

Tốc độ dịng
(ml/phút)
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2

%A
(acid formic 0,1%)
90
90
5
5
90
90

%B
(ACN)
10
10
95
95
10
10


Tìm bước sóng có đỉnh hấp thu cực đại (λmax) của các chất đối chiếu dựa vào phổ UV
của các chất này. Chọn bước sóng phát hiện khởi đầu phù hợp để định lượng đồng
thời 2 chất. Tìm độ tinh khiết của chất đối chiếu dựa vào phần trăm diện tích pic.

14
.


×