Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Xây dựng quy trình xét nghiệm chẩn đoán bệnh brucella tại phõng xét nghiệm vi sinh thuộc đơn vị nghiên cứu lâm sàng đại học oxford thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 110 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

HUỲNH THANH THẢO

XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM
CHẨN ĐỐN BỆNH BRUCELLA TẠI PHÕNG
XÉT NGHIỆM VI SINH THUỘC ĐƠN VỊ
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG ĐẠI HỌC OXFORD
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


-----------------

HUỲNH THANH THẢO

XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM
CHẨN ĐỐN BỆNH BRUCELLA TẠI PHÕNG
XÉT NGHIỆM VI SINH THUỘC ĐƠN VỊ NGHIÊN
CỨU LÂM SÀNG ĐẠI HỌC OXFORD
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học
Mã số: 8720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. HỒ ĐẶNG TRUNG NGHĨA
2. TS. LÊ SỸ SÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
là hồn tồn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả luận văn


HUỲNH THANH THẢO

.


i.

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4
1.1. Tổng quan về bệnh Brucella ở người .................................................... 4
1.3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Brucella ........................................ 23
1.4. Phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể ..................................... 27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 30
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 30
2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 30
2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ......................................................................... 30
2.4. Kiểm soát sai lệch lựa chọn ................................................................ 31
2.5. Cỡ mẫu ............................................................................................... 32
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................. 32
2.7. Định nghĩa các biến số........................................................................ 32
2.8. Phương tiện nghiên cứu ...................................................................... 34

2.9. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 38
2.10. Các quy trình xét nghiệm sử dụng trong nghiên cứu ......................... 41
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 51
CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ ........................................................................... 52
3.1. Xây dựng quy trình xét nghiệm chẩn đốn bệnh Brucella .................. 52

.


.

i

3.2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố liên quan đến tình
trạng nhiễm Brucella ................................................................................. 58
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 66
4.1. Xây dựng quy trình xét nghiệm chẩn đốn bệnh Brucella .................. 66
4.2. Mơ tả một số đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố liên quan đến tình
trạng nhiễm Brucella ................................................................................. 73
4.3. Hạn chế của đề tài .............................................................................. 76
KẾT LUẬN ................................................................................................. 77
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 80

.


v.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
 Từ ti ng Việt

ATSH

An toàn sinh học

KN

Kháng nguyên

KT

Kháng thể

 Từ ti ng Anh
BA

blood agar

BCV

Brucella chemical vaccine

CT

Computed Tomography

ELISA

indirect enzyme-linked immusorbent assay IU

LPS


lipopolysaccharide

PCR

polymerase chain reaction

RBT

Rose Bengal test

SAT

serum agglutination test

SMZ

sulfamethoxazol

TMP

trimethoprim

.


.

v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Triệu chứng của 500 bệnh nhân mắc bệnh Brucella do chủng
B.menlitensis ...................................................................................................... 9
Bảng 2.1. Máy móc và thiết bị sử dụng ............................................................. 35
Bảng 2.2. Dụng cụ và vật tư tiêu hao ................................................................. 36
Bảng 2.3. Thuốc nhuộm Gram .......................................................................... 37
Bảng 2.4. Thuốc nhuộm Ziehl-Neelsen ............................................................. 38
Bảng 3.1. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Brucella của xét nghiệm RBT và cấy máu ....... 52
Bảng 3.2. Kết quả pha loãng huyết thanh đối với xét nghiệm RBT .................. 53
Bảng 3.3. So sánh kết quả pha loãng huyết thanh RBT đối với kết quả cấy máu
.......................................................................................................................... 54
Bảng 3.4. Kết quả nhuộm Gram và Ziehl-Neelsen cải tiến đối những mẫu cấy
máu dương tính ................................................................................................. 55
Bảng 3.5. Kết quả định danh vi khuẩn ............................................................... 55
Bảng 3.6. Độ tương hợp giữa hai xét nghiệm Rose Bengal và cấy máu ............. 56
Bảng 3.7. Dữ liệu thô từ thử nghiệm RBT ......................................................... 57
Bảng 3.8. Dữ liệu thống kê của RBT để chẩn đoán nhiễm Brucella so với nuôi
cấy định danh vi khuẩn ...................................................................................... 57
Bảng 3.10. Tỉ lệ nhiễm Brucella theo giới tính .................................................. 62

.


.

vi

Bảng 3.11. Tỉ lệ nhiễm Brucella theo độ tuổi .................................................... 62
Bảng 3.12. Tỉ lệ nhiễm Brucella theo nơi cư trú ................................................ 64

Bảng 3.13. Tỉ lệ nhiễm Brucella với nguy cơ tiếp xúc nguồn bệnh.................... 65

.


.
vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố giới tính .............................................................. 58
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố nhóm tuổi............................................................ 59
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ dân số nghiên cứu theo nơi cư trú .......................................... 60
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ dân số theo yếu tố nguy cơ .................................................... 61

.


.
viii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Tình hình phân bố bệnh Brucella trên thế giới ................................ 7
Hình 1.2. Tình hình phân bố bệnh Brucella ở Việt Nam................................. 8
Hình 1.3. Chụp cộng hưởng từ (MRI) của bệnh nhân nam 63 tuổi .............. 11
Hình 1.4. Hình ảnh nhuộm Ziehl – Neelsen của vi khuẩn Brucella (bên trái) và
của Chamydia abortus (bên phải) ................................................................ 24
Hình 2.1. Kết quả RBT dương tính (bên trái) & âm tính (bên phải) .............. 43
Hình 2.2. Hình ảnh nhuộm Gram của Brucella ............................................ 46

Hình 2.3. Hình ảnh nhuộm Zielh-Neelsen của Brucella ............................... 49

.


.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Brucella là bệnh do các vi khuẩn Gram âm của chi Brucella gây
nhiễm trên người và động vật [56]. Bệnh gây ra gánh nặng lớn cho nền kinh tế
do gây hư thai, vô sinh, giảm sản xuất sữa trong chăn nuôi và cũng gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng [50]. Nhiễm trùng ở người thường
do tiếp xúc giữa mô bị tổn thương với mô hoặc máu của động vật bị nhiễm, hay
do tiêu thụ các sản phẩm bị nhiễm bệnh như sữa và pho mát chưa tiệt trùng. Thịt
của động vật mắc bệnh Brucella cũng là nguồn lây nhiễm nếu người ăn phải thịt
chưa nấu chín. Một số báo cáo cũng cho thấy có sự lây truyền từ người sang
người thông qua quan hệ tình dục, sữa mẹ bị nhiễm bệnh, các chế phẩm máu hay
cấy ghép tủy xương của người bị nhiễm [82].
Gần đây, WHO đã coi căn bệnh bị quên lãng này là một bệnh rất nguy
hiểm, hiện vẫn tồn tại ở khắp các quốc gia trên thế giới với ước tính có trên
50.000 ca nhiễm mới được ghi nhận hằng năm. Biểu hiện lâm sàng của người bị
nhiễm Brucella được đặc trưng bởi sốt và các triệu chứng không đặc hiệu như đổ
mồ hôi đêm, suy nhược, mất ngủ, chán ăn. Bệnh ở thể mãn tính có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan và để lại những biến chứng nặng nề [43],
[69]. Do các biểu hiện trên lâm sàng đa dạng, triệu chứng phối hợp phức tạp, ảnh
hưởng nhiều cơ quan, điều này có thể chẩn đốn sai bệnh [52].
Đáng quan tâm bệnh Brucella ở người gây ra những biến chứng nặng nề.
Ở phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm có thể dọa sẩy thai (27.7%), sẩy thai tự nhiên
(12.8%), sinh non (13.9%), chết thai (8.1%), hay gây ra các dị tật bẩm sinh. Có
một số trường hợp người mẹ tử vong do bị nhiễm trùng nặng [84]. Nếu không


.


.2

được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì Brucella có thể tiến triển thành thể
mạn tính và ảnh hường nghiêm trọng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể (huyết
học, tiêu hóa gan – mật – tụy, hơ hấp, tim mạch, thần kinh) [18].
Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ có thai, với tỉ lệ bất thường
thai sản lên đến hơn 60% trên tổng số phụ nữ mang thai có nhiễm Brucella [84].
Trong khi đó, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có vacxin phịng ngừa. Theo
WHO, Brucella thuộc nhóm vi sinh vật nguy cơ cấp 3. Bệnh Brucella là một
trong những bệnh nhiễm trùng dễ mắc nhất trong phịng thí nghiệm do khí dung
gây ra [78] . Mức độ nguy hiểm của bệnh không chỉ phụ thuộc vào độc lực của
sinh vật, mà còn với số lượng vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm được xử lý. Mẫu
máu và mẫu bệnh phẩm sinh thiết sử dụng cho chẩn đoán huyết thanh học hiếm
khi chứa đủ số lượng vi khuẩn để gây nguy hại cho nhân viên xét nghiệm, nhưng
vẫn phải được xử lý cẩn thận ở mức độ an toàn sinh học cấp 2. Đặc biệt,
Brucella melitensis và Brucella suis là nguy hiểm nhất đối với con người [23].
Hiện tại một số kỹ thuật xét nghiệm đã được áp dụng để phát hiện bệnh
Brucella trên thế giới như nuôi cấy định danh vi khuẩn, các xét nghiệm huyết
thanh học hay ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đốn bệnh…, trong
đó ni cấy định danh vi khuẩn được xem là tiêu chuẩn vàng [27], [35], [26].
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay có rất ít các nghiên cứu về bệnh Brucella
cũng như các phương pháp để chẩn đoán phát hiện bệnh. Do các triệu chứng trên
lâm sàng đa dạng, khơng điển hình, gây khó khăn trong việc chẩn đốn bệnh.
Bên cạnh đó, mỗi kỹ thuật xét nghiệm đều có ưu nhược điểm riêng, chưa có một
quy trình cụ thể nào để chẩn đốn phát hiện bệnh Brucella. Do đó việc xây dựng
được quy trình chẩn đoán bệnh Brucella là một việc làm cần thiết góp phần vào


.


.3

cơng tác chẩn đốn và điều trị kịp thời cho người bệnh.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, với mong muốn đưa ra được quy trình
chẩn đốn bệnh Brucella bảo đảm độ chính xác, giúp ích cho các nhà lâm sàng
sớm phát hiện được bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu : ―Xây dựng quy trình
xét nghiệm chẩn đốn bệnh Brucella tại phòng xét nghiệm vi sinh thuộc đơn vị
nghiên cứu lâm sàng đại học Oxford thành phố Hồ Chí Minh‖.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng quy trình xét nghiệm chẩn đốn bệnh Brucella.
2. Mơ tả một số đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố liên quan đến tình
trạng nhiễm Brucella.

.


.4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan về bệnh Brucella ở ngƣời
Bệnh Brucella là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến ở những
quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình. Căn bệnh này là ngun nhân chính
gây thiệt hại kinh tế và là một trở ngại cho thương mại và xuất khẩu [46].
Bệnh Brucella hiếm khi lây truyền từ người sang người [82]. Bệnh được
truyền sang người thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng,
thông qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc hít phải khí dung.

Bệnh Brucella mang tính nghề nghiệp – những người có nguy cơ cao tiếp xúc
với mầm bệnh như bác sĩ thú y, người chăn nuôi gia súc, người vắt sữa, người
bán thịt hay nhân viên phịng thí nghiệm. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh
Brucella ở người đều liên quan đến cừu và dê bị nhiễm bệnh.
1.1.1.Lịch sử bệnh Brucella
Năm 1887, General Sir David Bruce - bác sĩ người Anh, đã phân lập được
Micrococcus melitensis được xem là nguyên nhân chính gây ra cái chết của
những người lính Anh ở bán đảo Malta [14]. Sau đó, vi khuẩn này được đổi tên
thành Brucella melitensis để vinh danh ông.
Năm 1897, Bernhard Lauritz Frederik Bang phân lập được vi khuẩn gây
bệnh Brucella abortus nên từ đó bệnh có tên mới là bệnh Bang. Năm 1905, bác
sĩ Themistocles Zammit tại Malta xác định sữa chưa qua tiệt trùng đúng quy
cách là nguồn chứa mầm bệnh [87]. Ở gia súc, bệnh cịn có tên gọi là bệnh sẩy
thai truyền nhiễm.

.


.5

Năm 1986, George F Araj đã phát triển một xét nghiệm miễn dịch liên
quan đến enzyme đặc hiệu của Brucella để chẩn đốn nhanh chóng và kịp thời
bệnh ở hệ thần kinh trung ương hoặc hệ thần kinh ngoại biên [3].
Năm 1989, các nhà thần kinh học thuộc tiểu vương quốc Ả Rập phát hiện
có mối liên hệ giữa bệnh với các biểu hiện thần kinh ở động vật và người mắc
bệnh.
1.1.2.Dịch tễ của bệnh Brucella
Bệnh Brucella có tác động đáng kể đến sức khoẻ con người và động vật ở
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở Nam Mỹ, Nam Âu, Châu Phi, Trung Đông và
phần lớn Châu Á [85], [57], [61].

Hơn 500.000 ca nhiễm mới ở người được báo cáo hằng năm [28].
Ở các nước cơng nghiệp hóa, nơi mà vệ sinh thực phẩm được kiểm soát
nghiêm ngặt thì bệnh chủ yếu mang tính chất nghề nghiệp và phần lớn các
trường hợp là nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 45, bệnh thường do B. abortus
hoặc B. suis gây ra. Ở các nước hoặc khu vực B. melitensis là phổ biến, tồn bộ
dân số có nguy cơ mắc bệnh và nhiều trường hợp xảy ra ở phụ nữ và trẻ em.
Trong các xã hội du mục, người lớn thường bị nhiễm bệnh khi cịn nhỏ và khơng
biểu hiện bệnh cấp tính, mặc dù nhiều người có thể bị di chứng do nhiễm trùng
mãn tính, trẻ em chiếm một tỉ lệ cao các trường hợp cấp [23].
Tỉ lệ tử vong của bệnh theo một số nghiên cứu hồi cứu là < 1% [71].
Ở những nước có khí hậu ôn đới hoặc hàn đới, có sự thay đổi theo mùa rõ

.


.6

rệt, với hầu hết các trường hợp xảy ra vào mùa xuân và mùa hè. Ở các khu vực
nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh xảy ra quanh năm [23].
Tình hình trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới tỉ lệ người nhiễm Brucella không rõ. Tỉ lệ chỉ được
báo cáo ở các vùng có dịch từ < 0.01 đến > 200 trên 100.000 dân [49]. Căn bệnh
này hiện diện ở 4 trong 7 châu lục (Nam và Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu
Phi). Mặc dù đã được kiểm soát nghiêm ngặt ở hầu hết các quốc gia công
nghiệp, nhưng nó vẫn là một vấn đề lớn ở khu vực Trung Đông, Địa Trung Hải,
Đông Nam Á, Châu Phi cận Sahara và một phần Châu Mỹ La Tinh – nơi các
quốc gia thường không đủ nguồn lực về kinh tế cũng như chuyên môn kỹ thuật
hay phương tiện để kiểm soát và tiêu diệt các nguồn lây bệnh. Ở Châu Á, bệnh
Brucella phân bố rộng rãi, ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia chưa
có ca bệnh nào được báo cáo. Những tổn thất về mặt kinh tế do bệnh Brucella ở

người đã được tính tốn ở một số quốc gia. Thiệt hại đề cập ở đây là do chi phí
điều trị tại bệnh viện, thuốc men, mất thu nhập cá nhân do bệnh tật gây ra. Tại
Tây Ban Nha, tổn hại về kinh tế do Brucella vào khoảng 5.030 USD/ bệnh nhân,
trong khi ở New Zealand, chi phí xấp xỉ cho một bệnh nhân là 3.200 USD [66].

.


.7

Hình 1.1. Tình hình phân bố bệnh Brucella trên th giới

(Nguồn:)
Tình hình Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, rất hiếm có các nghiên cứu về tỉ lệ bệnh Brucella ở
người được báo cáo. Có ba trường hợp được báo cáo nhiễm Brucella abortus vào
năm 1962 ở miền Nam Việt Nam [79], mãi đến 2017 có một bài báo được đăng
trên tạp chí khoa học báo cáo về 10 ca nhiễm bệnh được phát hiện tại bệnh viện
bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, bốn tỉnh có người mắc bệnh
là Bình Phước (6 ca), Tây Ninh (1 ca), Hồ Chí Minh (2 ca), Long An (1 ca) [15].
Do đặc thù chăn nuôi nhỏ lẻ ở các tỉnh và việc quản lý gia súc chưa được quan
tâm đúng mức. Thông tin về đường lây nhiễm cũng như các đối tượng dễ mắc
bệnh Brucella còn rất hạn chế.

.


.8

Tây Ninh

( 1ca)

Tp. Hồ
Chí Minh
(2 ca)

Bình Phước
(6ca)

Long An
(1 ca)

Hình 1.2. Tình hình phân bố bệnh Brucella ở Việt Nam

1.1.3. Biểu hiện lâm sàng
Bệnh ở người thường biểu hiện như một căn bệnh sốt cấp tính, sốt liên tục
hoặc từng cơn thường >37.5oC [51], kèm theo cảm giác khó chịu, chán ăn, mệt
lã. Trong trường hợp khơng có biện pháp điều trị cụ thể, bệnh có thể kéo dài vài
tuần đến vài tháng. Điển hình, một vài dấu hiệu được mơ tả như ở gan/lách/hạch
to có thể xảy ra. Giai đoạn cấp tính có thể trở thành mạn tính với các đợt tái phát,
diễn tiến nhiễm trùng cục bộ dai dẳng và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ở
động vật, nhiễm trùng thường tập trung ở đường sinh dục, gây sẩy thai. Chất bài
tiết được phóng thích ra từ đường sinh dục và đặc biệt là sữa, nguồn chính yếu
gây nhiễm trùng ở người. Với bức tranh lâm sàng phức tạp, vấn đề chẩn đoán

.


.9


cần được hỗ trợ bởi các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Tính mẫn cảm với Brucella ở người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau, bao gồm trạng thái miễn dịch, đường lây, số lượng, chủng loại Brucella.
Về tổng thể, B. melitensis và B. suis có độc lực cao hơn B. abortus và B. canis,
mặc dù các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra với bất kỳ chủng Brucella
nào.
Bệnh diễn ra cấp tính trong khoảng một nữa các trường hợp nhiễm bệnh,
với thời gian ủ bệnh có thể là vài ngày. Một nữa các trường hợp còn lại, chúng
diễn ra một cách âm thầm, với các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài từ nhiều tuần
đến nhiều tháng kể từ khi bị nhiễm [77]. Các biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, bao
gồm sốt, mệt mỏi, yếu sức, đổ nhiều mồ hơi, cảm thấy khó chịu, chán ăn, sụt
cân, nhức đầu, đau nhức khớp và đau lưng. Các biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất
của bệnh Brucellosis là sốt (87,5–90%) và mệt mỏi (70–75%) sau đó là đổ mồ
hơi, đau cơ và yếu [12]. Thông thường bệnh nhân cảm thấy khá hơn vào buổi
sáng và các triệu chứng tồi tệ hơn khi dần về cuối ngày. Bảng bên dưới, mô tả
các triệu chứng của 500 bệnh nhân mắc bệnh Brucella do chủng B. melitensis.
Bảng 1.1. Triệu chứng của 500 bệnh nhân mắc bệnh Brucella do chủng
B. melitensis [68]
STT

Triệu chứng

Số lƣợng

Phần trăm

bệnh nhân

(%)


1

Sốt

464

93

2

Ớn lạnh, lạnh run

410

82

3

Đổ nhiều mồ hôi

437

87

4

Đau nhức

457


91

.


.10

5

Cảm giác thiếu năng lượng

473

95

6

Đau khớp, đau lưng

431

86

7

Viêm khớp

202

40


8

Đau cột sống

241

48

9

Đau đầu

403

81

10

Mất sự ngon miệng

388

78

11

Sụt cân

326


65

12

Táo bón

234

47

13

Đau bụng

225

45

14

Tiêu chảy

34

7

15

Ho


122

24

16

Đau/ viêm tinh hoàn/ mào tinh

62

21

17

Ban

72

14

18

Mất ngủ

185

37

19


Ốm yếu

127

25

20

Xanh xao

11

22

21

Hạch to

160

32

22

Lách to

125

25


23

Gan to

97

19

24

Vàng da

6

1

25

Tổn thương thần kinh trung ương

20

4

26

Âm thổi của tim

17


3

27

Viêm phổi

7

1

.


.11

 Biến chứng ở cơ xương khớp
Biến chứng ở xương khớp là thường gặp nhất ở bệnh Brucella, xảy ra
nhiều nhất trong 52.7% các trường hợp [39], [30]. Một loạt các hội chứng được
báo cáo như viêm khớp vùng chậu, viêm đốt sống, viêm khớp ngoại biên, viêm
bao hoạt dịch, viêm bao gân. Viêm khớp vùng chậu đặc biệt phổ biến hơn. Bệnh
nhân thường có sốt, đau lưng lan xuống chân, giống như triệu chứng đau thần
kinh tọa. Trẻ em có thể lười vận động. Trong giai đoạn sớm, X – quang thường
bình thường, tuy nhiên chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ hạt nhân
(NMR) cột sống có thể thấy được thu hẹp đĩa đệm. Các đốt sống thắt lưng
thường gặp nhiều hơn đốt sống ngực.

Hình 1.3. Chụp cộng hƣởng từ (MRI) của bệnh nhân nam 63 tuổi [34]
 Biến chứng ở hệ tiêu hóa
Bệnh Brucella, đặc biệt chủng B. melitensis, thường nhiễm qua thực

phẩm, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Bệnh gây ra các triệu
chứng tương tự bệnh sốt thương hàn, các triệu chứng toàn thân ưu thế hơn các

.


.12

rối loạn về tiêu hóa.Tuy nhiên một số bệnh nhân có buồn nơn, nơn, khó chịu
vùng bụng, số hiếm gặp có thể viêm ruột, viêm đại tràng và viêm phúc mạc
nguyên phát do vi khuẩn.
 Biến chứng ở hệ gan mật
Biến chứng tại gan thường gặp trong bệnh Brucella, mặc dù các xét
nghiệm chức năng gan có thể bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ. Những thay đổi mô
học của gan thì biến thiên, như bệnh do B. abortus biểu hiện là các u hạt dạng
biểu mô, không phân biệt được với tổn thương dạng sacoit. B. melitensis gây tổn
thương giống viêm gan siêu vi. Thỉnh thoảng, các tế bào gan bị viêm liên kết với
nhau, tạo thành một vùng lớn tế bào gan bị hoại tử. Áp xe gan và tổn thương
mạn tính được mơ tả ở B. suis.
 Biến chứng hệ hơ hấp
Bệnh do hít phải khơng khí nhiễm bẩn được xem là đường lây truyền bệnh
Brucella, thường xảy ra ở các lị mổ, nơi các lồi động vật nhiễm bệnh bị giết
mổ. Bệnh gây biến chứng viêm phổi mô kẽ, viêm phế quản phổi, tràn dịch màng
phổi. Brucella hiếm khi được phân lập từ đàm.
 Biến chứng niệu – sinh dục
Viêm tinh hoàn và mào tinh là biến chứng sinh dục thường hay xảy ra nhất
ở nam giới [63]. Bệnh thường biểu hiện một bên tinh hoàn và có thể có biểu hiện
giống hệt như ung thư tinh hoàn hay lao tinh hoàn. Biến chứng ở thận hiếm xảy
ra. Ở phụ nữ, một số hiếm các trường hợp áp xe vùng chậu, viêm vòi trứng đã
được báo cáo.


.


.13

 Biến chứng ở phụ nữ mang thai và cho con bú
Trong quá trình mang thai, bệnh Brucella gây nguy cơ sẩy thai tự nhiên
hoặc lây nhiễm cho thai nhi. Sẩy thai là biến chứng thường gặp ở động vật, nơi
mà vị trí nhau bám, được cho là có liên quan với hợp chất erythriol – một chất
kích thích tăng trưởng cho B. abortus. Mặc dù erythriol khơng có trong mơ nhau
thai của người, nhưng bệnh Brucella có thể gây sẩy thai, nhất là trong ba tháng
đầu thai kỳ. Trong mọi trường hợp, chẩn đoán và điều trị kịp thời trong thời kỳ
mang thai, có thể cứu sống thai nhi. Sự lây truyền qua sữa mẹ là rất hiếm.
 Biến chứng hệ tim mạch
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là biến chứng tim mạch phổ biến nhất, là
nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong. Bệnh được báo cáo trong khoảng 2%
các trường hợp, và có thể ảnh hưởng đến van tim. Van động mạch chủ thường
nhiều hơn van hai lá. Biến chứng phình xoang Valsava phổ biến nhất khi bị
nhiễm B. suis. Phình động mạch não thường xảy ra ở động mạch não giữa. Điều
trị viêm nội tâm mạc do Brucella thường đòi hỏi kết hợp kháng sinh và phẫu
thuật thay van.
 Biến chứng hệ thần kinh
Sự xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương gặp ở 5% các trường
hợp nhiễm B. melitensis và phổ biến nhất là viêm màng não hoặc viêm não –
màng não. Viêm màng não do Brucella có thể cấp tính hoặc mạn tính, bệnh
thường xảy ra vào giai đoạn muộn của bệnh. Phân tích dịch não tủy thường cho
thấy hàm lượng protein cao, glucose bình thường hoặc giảm, tăng bạch cầu
lympho. Brucella ít khi được phân lập từ dịch não tủy. Các biểu hiện khác như


.


.14

viêm mạch não, phình động mạch do nấm, áp xe não và áp xe ngoài màng cứng,
nhồi máu não, xuất huyết não và mất điều hòa tiểu não [88], [36]. Các biến
chứng thần kinh ngoại biên như hội chứng Guilain – Barré và hội chứng tương
tự bệnh bại liệt.
 Biến chứng trên da
Một loạt các tổn thương da đã được báo cáo ở những bệnh nhân Brucella,
bao gồm phát ban, nốt sẩn, nhú, ban đỏ, đốm xuất huyết và ban xuất huyết. Loét
da, áp xe và viêm hạch bạch huyết cấp tính xuất hiện nhiều hơn ở B. suis. Thỉnh
thoảng bệnh nhân có chảy máu cam, tiểu máu, và ban xuất huyết da xảy ra kết
hợp với giảm tiểu cầu.
 Biến chứng ở mắt
Mặc dù không phổ biến, nhưng nhiều tổn thương ở mắt do Brucella đã
được báo cáo. Viêm màng bồ đào là biểu hiện thường xuyên, biểu hiện này như
viêm mống mắt mãn tính, viêm giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác. Điều trị
thông thường là steroid.
 Bệnh Brucella mạn tính
Có lẽ khơng có khía cạnh nào của bệnh gây nhiều tranh cãi hơn so với việc
chẩn đốn ―Brucella mãn tính‖. Hầu hết các chun gia đồng ý rằng ―bệnh
Brucella mãn tính‖ dành cho các bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng kéo dài
trong 12 tháng, hoặc hơn từ thời điểm bắt đầu chẩn đoán. Chia là 3 loại: tái phát,
nhiễm trùng cục bộ mãn tính, trì hỗn hồi phục.

.



.15

 Bệnh Brucella ở trẻ em
B. melitesis có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi, quá trình nhiễm trùng và tỉ lệ
biến chứng dường như tương tự bất kỳ lứa tuổi bệnh nhân.
1.1.4.Điều trị
Điều trị bệnh Brucella khơng có biến chứng ở người lớn và trẻ em ≥8 tuổi
 Liệu pháp điều trị chính yếu
Năm 1986, WHO khuyến cáo một phác đồ điều trị uống hoàn toàn, là sự
kết hợp doxycycline (200mg/ngày – uống) cộng với rifampicin (600 – 900
mg/ngày – uống), cả 2 loại đều dùng trong 6 tuần [51]. Nhìn chung phác đồ này
cũng hiệu quả tương tự doxycycline + streptomycin cho những bệnh nhân khơng
có biến chứng. Cần cẩn trọng khi dùng phác đồ này cho những bệnh nhân có
biến chứng. Một phân tích về các phác đồ điều trị khác nhau kết luận rằng có thể
doxycycline + streptomycin là phác đồ hiệu quả nhất [70]. Một số dữ liệu báo
cáo rifampicin có thể làm tăng độ thanh thải của doxycycline cũng như một lời
giải thích cho việc có thể thất bại điều trị với phác đồ này.
 Liệu pháp điều trị thay thế
Fluoroquinolones và Trimethorim/sulfamethoxazol (với tỉ lệ cố định 1:5
(80mg TMP/400mg SMZ) khi sử dụng đơn trị liệu, các so sánh đã chứng minh
rằng thuốc có liên quan đến tỉ lệ tái phát cao khơng thể chấp nhận được. Do đó
các fluoroquinolone nên được phối hợp với doxycycline/rifampicin, TMP/SMZ
nên được phối hợp với doxycycline/rifampicin hoặc streptomycin.

.


×