Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng bê tông cho đề án xây dựng nông thôn mới, áp dụng trên địa bàn huyện Phúc Thọ Thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.63 KB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay
luận văn Thạc sĩ kỹ thuật: “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý
chất lượng bê tông cho đề án xây dựng nông thông mới, áp dụng trên địa
bàn huyện Phúc Thọ- TP.Hà Nội.”
Đã hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong
bản đề cương đã được phê duyệt;
Trước hết Tác giả bầy tỏ lòng biết chân thành tới Trường đại học Thủy lợi
đã đào tạo và quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tác giả trong q trình học
tập và hồn thành luận văn này;
Tác giả xin trân trọng cảm ơn GS.TS Vũ Trọng Hồng đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của luận văn đặt ra;
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô phịng đào tạo Đại học
và sau Đại học, Khoa cơng trình, Bộ mơn cơng nghệ quản lý và xây dựng, các
Thầy Cô trên thư viện trường ĐH Thủy Lợi, Khoa kinh tế, đã tạo điều kiện
cho tác giả trong quá trình làm luận văn;
Trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn, chắc chắn khó
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong muốn được sự góp ý, chỉ
bảo chân tình của các Thầy Cơ và cán bộ đồng nghiệp đối với bản luận văn. Xin
trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2015
Học viên cao học

Lê Ngọc Thạch


CỘNG HÒA XÃ HỘI NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
BẢN CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN
Kính gửi:


Ban giám hiệu trường đại học Thủy Lợi
Khoa cơng trình và các phịng ban liên quan.

Tên tơi là: Lê Ngọc Thạch

Sinh ngày: 24/5/1986

Là học viên cao học lớp: 21QLXD22

Mã học viên: 138580302143.

Tôi xin cam đoan các nội dung sau đây:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của GS.TS Vũ Trọng Hồng.
2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong luận văn là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung
đã cam đoan nêu trên.
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2015
Học viên

Lê Ngọc Thạch


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ
TÔNG CỦA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC VÙNG

NÔNG THÔN TRÊN CẢ NƯỚC........................................................................... 4
1.1. Các quy định hiện hành về quản lý chất lượng - quản lý chất lượng bê
tông....................................................................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm về quản lý chất lượng...................................................... 4
1.1.2. Quản lý chất lượng bê tơng..................................................................... 5
1.2. Những tiêu chí và kết quả đạt được của đề án xây dựng NTM................8
1.2.1.Những tiêu chí trong đề án xây dựng NTM:.............................................. 8
1.3. Kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục của đề án xây dựng
NTM................................................................................................................... 12
1.3.1. Kết quả đạt được................................................................................... 12
1.3.2. Những tồn tại và biện pháp khắc phục.................................................. 17
1.3.3. Thực trạng quản lý CLCT - chất lượng Bê tông trong đề án xây dựng
NTM tại các vùng nông thôn trên cả nước...................................................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ
TÔNG CỦA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC VÙNG NÔNG
THÔN TRÊN CẢ NƯỚC.......................................................................................... 22
2.1. Các tiêu chuẩn và quá trình thi cơng bê tơng........................................... 22
2.1.1. Các tiêu chuẩn hiện hành về quản lý chất lượng bê tơng......................22
2.1.2 Q trình thi công bê tông...................................................................... 23
2.2. Một số khái niệm........................................................................................ 25
2.2.1. Nguyên tắc chung về quản lý chất lượng bê tông................................. 25
2.2.2. Đặc điểm của bê tông trong đề án xây dựng NTM trong cả nước.........28
2.2.3 Tiêu chuẩn chất lượng bê tơng cho các cơng trình NTM.......................30
2.3. Các hình thức quản lý chất lượng bê tơng trong chương trình xây dựng
NTM................................................................................................................... 30
2.3.1. Chủ đầu tư (CĐT)................................................................................. 31
2.3.2. Tư vấn thiết kế...................................................................................... 31



2.2.3. Nhà thầu thi công.................................................................................. 32
2.2.4. Ban giám sát cộng đồng........................................................................ 32
2.3. Các hình thức quản lý chất lượng bê tông của đề án NTM tại các vùng
nông thôn trên cả nước..................................................................................... 33
2.3.1. Tiêu chuẩn chất lượng bê tông cho các cơng trình NTM......................34
2.3.2. Hình thức quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng NTM.................................. 35
2.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý chất
lượng bê tông của đề án xây dựng NTM......................................................... 36
2.4.1. Các yếu tố chủ quan.............................................................................. 36
2.4.2. Các yếu tố khách quan.......................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 38
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG CHO ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ- TP.HÀ NỘI......................................................... 39
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển các cơng trình thuộc đề án xây dựng
NTM................................................................................................................... 39
3.1.1. Mục tiêu................................................................................................ 39
3.1.2 Định hướng............................................................................................ 39
3.2. Thực trạng bê tơng hóa nơng thơn của đề án xây dựng NTM trên địa
bàn huyện Phúc Thọ......................................................................................... 41
3.2.1. Kết quả đạt được................................................................................... 41
3.2.2. Khó khăn khi thực hiện bê tơng hóa nông thôn của huyện Phúc Thọ.. .42
3.3. Đánh giá năng lực quản lý chất lượng bê tông của đề án xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Phúc Thọ........................................................................... 44
3.3.1 Hiện trạng bê tông nông thôn tại huyện Phúc Thọ................................. 44
3.3.2. Đánh giá năng lực quản lý CLCT - chất lượng bê tông của đề án xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Phúc Thọ........................................................ 48
3.4. Những khó khăn và tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý chất
lượng bê tông của đề án xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phúc Thọ.......51
3.4.1. Những khó khăn và tồn tại.................................................................... 51

3.4.2. Biện pháp khắc phục............................................................................. 57


3.5. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng bê
tơng của các cơng trình NTM, qua đó áp dụng cho đề án xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Phúc Thọ........................................................................... 60
3.5.1. Giải pháp chung.................................................................................... 60
3.5.2. Giải pháp và yêu cầu cụ thể đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng 61
3.5.3. Giải pháp về nguồn nhân lực................................................................. 64
3.5.4. Giải pháp về quy trình xây dựng........................................................... 65
3.5.5. Giải pháp về huy động nguồn tài chính................................................. 67
3.5.6. Giải pháp về tuyên truyền, vận động nhân dân.....................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 73


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân


NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thơng

CĐT

Chủ đầu tư

CLCT

Chất lượng cơng trình

QLDA

Quản lý dự án

QL

Quản lý

ĐCSVN

Đảng cộng sản Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

XD


Xây dựng

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

BKHĐT

Bộ Kế họach và đầu tư

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

BTC

Bộ Tài chính


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Ngơi nhà khang trang được xây dựng ở thôn Vị Khê (xã Điền Xá, huyện
Nam Trực, tỉnh Nam Định)...................................................................................... 13
Hình 3.1 Con đường làng đang được bê tơng hóa tại huyện Phúc Thọ....................42
Hình 3.2 CLCT tại xã Võng Xuyên......................................................................... 45
Hình 3.3 CLCT tại xã Phúc Hịa.............................................................................. 45
Hình 3.4 Hiện trạng mặt đường Võng Xuyên – Long Xuyên.................................. 47
Hình 3.5 Hiện trạng mặt đường Sen Chiểu – Long Xuyên......................................47



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng tính sẵn thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông nặng mác 100..........25
Bảng 3.1 kết quả khảo sát hệ thống đường bộ giao thông liên thôn trong huyện Phúc
Thọ.......................................................................................................................... 44
Bảng 3.2 Hiện trạng các tuyến đường liên xã trong huyện Phúc Thọ......................46


1

MỞ ĐẦU:
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Tình hình hiện nay trong cả nước, điều kiện sống cũng như cơ sở vật
chất, hạ tầng kỹ thuật có sự phân hóa rõ rệt giữa khu vực thành thị và các
vùng nông thôn. Vấn đề thu hẹp khoảng cách về điều kiện sống giữa khu vực
nông thôn và thành thị đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nên đề án xây
dựng NTM đang được cả nước nói chung và huyện Phúc Thọ- Tp. Hà Nội nói
riêng đặc biệt trú trọng và quan tâm, trong đó chương trình bê tơng hóa nơng
thơn phải được đặt lên hàng đầu vì muốn phát triển kinh tế thì phải có cơ sở
vật chất và hạ tầng kỹ thuật vững chắc.
Đề án xây dựng NTM trong cả nước đang từng bước được triển khai,
trong đó chương trình bê tơng hóa nơng thơn đang gấp rút thực hiện tại các
khu vực vùng núi và trung du, trên địa bàn huyện Phúc Thọ một vài xã đã thu
được những hiệu quả tích cực từ đề án trên. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng bê
tông từ đề án trên trong cả nước thì chưa thực sự đạt chất lượng như mong
muốn. Nguyên nhân chính là do năng lực chuyên môn của CĐT và năng lực
của các doanh nghiệp tại các vùng nơng thơn cịn hạn chế, q trình thực hiện
dự án cịn, qua loa, đại khái. Điều đó địi hỏi công tác quản lý chất lượng bê
tông cần phải được kiểm tra sâu sát và nghiêm ngặt hơn nữa trong thời gian
tới nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất về chất lượng bê tông cho đề án trên trong
cả nước nói chung và huyện Phúc Thọ nói riêng.

Xuất phát từ thực tế trên, bằng kiến thức về chuyên ngành quản lý xây
dựng được tích lũy trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cùng kinh
nghiệm thực tế từ công việc, tôi đã chọn đề tài : “ Một số giải pháp tăng
cường công tác quản lý chất lượng bê tông cho đề án xây dựng nông thông
mới, áp dụng trên địa bàn huyện Phúc Thọ- TP.Hà Nội.” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích của đề tài:
Dựa vào những cơ sở lý luận về công tác quản quản lý chất lượng bê tông
và tổng kết lại những kết quả thực tiễn đạt được về công tác quản lý chất


lượng của đề án xây dựng NTM, qua đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý chất lượng bê tông trong giai đoạn thi công cho đề
án xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phúc Thọ- Tp.Hà Nội
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan;
- Phương pháp thu thập phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp quan sát trực tiếp;
- Phương pháp kế thừa những kết quả đó tổng kết, nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng bê tông của
đề án xây dựng NTM, qua đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý chất lượng bê tông cho đề án xây dựng NTM, áp dụng vào thực tiễn trên
địa bàn huyện Phúc Thọ- Tp.Hà Nội.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động liên quan đến công tác quản lý
chất lượng bê tông của đề án xây dựng NTM đã được xây dựng và những cơng
trình đang được triển khai trong thời gian gần đây.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về công tác
quản lý chất lượng bê tông của các công trình, cùng với đó luận văn sẽ phân tích,
chia nhỏ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý chất lượng bê tông
của đề án xây dựng NTM. Do đó, luận văn sẽ góp phần hồn thiện hơn các
yêu cầu thực tiễn về quản lý chất lượng về bê tông cho đề án xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Sau q trình phân tích và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý bê tông cho đề án xây dựng NTM, qua đó có thể áp dụng cho


đề án xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phúc Thọ, để các dự án nâng cao
chất lượng hơn nữa và đạt được hiệu quả đầu tư.
6. Kết quả dự kiến đạt được:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng bê tông và
đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng bê tơng.
- Phân tích thực trạng cơng tác quản lý chất lượng bê tông của đề án xây
dựng NTM, đánh giá những kết quả đạt được cần phát huy và những tồn tại,
hạn chế cần phải khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực quản lý chất
lượng bê tông áp dụng cho đề án NTM trên địa bàn huyện Phúc Thọ- Tp.Hà
Nội.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG
CỦA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC VÙNG NÔNG

THÔN TRÊN CẢ NƯỚC.
1.1. Các quy định hiện hành về quản lý chất lượng - quản lý chất lượng
bê tông.
1.1.1. Các khái niệm về quản lý chất lượng
Theo[1] luật xây dựng Việt Nam ngày 18/06/2014:
Quản lý chất lượng dự án: quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có
hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế
chất lượng và đảm bảo chất lượng ...
Theo [2] Viện Quản lý Dự án (PMI) :
"Quản lý chất lượng dự án bao gồm tất cả các hoạt động có định hướng và
liên tục mà một tổ chức thực hiện để xác định đường lối, mục tiêu và trách
nhiệm để dự án thỏa mãn được mục tiêu đã đề ra, nó thiết lập hệ thống quản lý
chất lượng thơng qua đường lối, các quy trình và các quá trình lập kế hoạch chất
lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm sốt chất lượng".
Quản lý chất lượng có thể được xem là gồm 3 thành phần chính: kiểm sốt
chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp,
không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ
quy mơ lớn đến quy mơ nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay
không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm
và những việc quan trọng, theo triết lý "làm việc đúng" và "làm đúng việc", "làm
đúng ngay từ đầu" và "làm đúng tại mọi thời điểm".
Quản lý chất lượng dự án: quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ
thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất
lượng và đảm bảo chất lượng ...


TQC được áp dụng ở Nhật Bản có những khác biệt nhất định so với ở Mỹ. Sự

khác biệt chủ yếu là có sự tham gia của mọi thành viên trong Cơng ty. Vì thế ở
Nhật nó có tên gọi là: Kiểm sốt Chất lượng tồn Cơng ty (Company - Wide
Quality Control - CWQC).
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM): Quản lý chất lượng toàn diện là
phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự
tham gia của mọi thành viên nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa
mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã
hội.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách
hàng ở mức tốt nhất cho phép. Toàn diện ở đây là:
- Huy động toàn diện các nhân viên.
- Lập kế hoạch chất lượng và kiểm soát từ khâu thiết kế tới mỗi qúa
trình.
- Chất lượng bao gồm cả các dịch vụ đối với khách hàng.
- Khách hàng bao gồm cả khách hàng nội bộ của công ty.
1.1.2. Quản lý chất lượng bê tông.
1.1.2.1. Định nghĩa về bê tông và các loại vật liệu chế tạo bê tông
Bê tông là một loại đá nhân tạo, được tạo thành bởi hỗn hợp của xi măng và
cốt liệu (cát, đá dăm, sỏi,…), khi trộn với nước tạo thành hồ xi măng bao quanh
cốt liệu và gắn kết các hạt cốt liệu lại với nhau, sau khi dơng cứng nó trở thành
một loại vật liệu đồng nhất có khả năng chịu nén tốt, nhưng khả năng chịu kéo
kém.
Vật liệu để chế tạo bê tông bao gồm:
- Xi măng: là chất kết dính trong bê tông
Xi măng đưa về công trường để thi công phải đúng số hiệu, đúng mác thiết
kế, mỗi đợt xi măng mang về cơng trường cần có giấy chứng nhận phẩm chất
xi măng, cần lấy mẫu kiểm tra tính đồng đều khi giãn nở thể tích, xác định độ
dẻo tiêu chuẩn và thời hạn đông kết của xi măng theo tiêu chuẩn hiện hành.



Với những trường hợp sau thì cần phải kiểm tra cường độ xi măng tại công
trường. Khi lô xi măng được bảo quản quá 3 tháng từ ngày sản xuất.
+ Nếu nghi ngờ về cường độ của xi măng không phù hợp với chứng nhận của
nhà máy sản xuất xi măng.
+ Để sử dụng cường độ của xi măng tương ứng với cường độ thực tế của
nó.
- Cát
Cát dùng trong bê tơng là cát vàng sạch, ít lẫn tạp chất, đúng cấp phối và
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Khơng lẫn những hạt sỏi, đá dăm có kích thước lớn hơn 10mm, những hạt
có kích thước từ 5-10mm lẫn trong cát không quá 5% trọng lượng.
+ Không lẫn nhiều bụi, bùn và đất sét, hàm lượng tạp chất này không quá
3% trọng lượng, nếu quá phải sang hoặc rửa để loại bớt.
+ Hàm lượng mi ca trong cát không quá 1% trọng lượng.
+ Có thể dùng cát hạt mịn để chế tạo bê tông nhưng phải tuân thủ những
yêu cầu riêng đối với loại vật liệu này.
+ Bãi chứa cát phải khô ráo, đổ đống theo từng loại để tiện sử dụng, cát
ngoài trời phải được che đậy, tránh gió bay, mưa trơi lẫn đất.
- Đá sỏi
Đá để chế tạo bê tông là đá dăm nghiền đập từ đá thiên nhiên, sỏi dăm đập từ
sỏi cuội và sỏi thiên nhiên, khơng được dùng đá bị phong hóa. Sỏi, đá phải
đúng cấp phối và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Sỏi, đá phải sạch, khơng dính bùn đất, rác, lá cây gỗ mục…
+ Tỷ lệ những hịn dẹt, hình thoi không quá 15%.
+ Tỷ lệ đất sét, phù sa không quá 2% khi dùng cho bê tông mác trên 150,
không quá 3% cho bê tông mác 100-150.
+ Tỷ lệ các chất lưu huỳnh khơng q 1% (tính theo trọng lượng).
+ Lượng nước nham thạch xấu trong sỏi, đá không quá 10% (tính theo
trọng lượng). Riêng bê tơng ở vùng nước thay đổi thì khơng q 5%. Trong
sỏi, đá khơng được lẫn đất sét cục.



- Nước
Nước dùng để rửa cốt liệu, trộn bê tông và bảo dưỡng bê tông phải là nước
sạch, để không ảnh hưởng xấu đến thời gian ninh kết và rắn chắc của bê tơng và
khơng ăn mịn cốt thép. Thơng thường các nguồn nước uống được đều có thể
dùng cho bê tông. Không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống
thoát nước sinh hoạt, nước hồ ao chứa nhiều bùn, nước có váng dầu mỡ,
nước song có nhiều phù sa để trộn bê tơng. Nước phải đạt các yêu cầu sau:
+ Độ pH không nhỏ hơn 4, khơng lớn hơn 12,5. Nếu nước có độ pH nhỏ hơn
4, tức là lượng axit vượt quá quy định, sec ảnh hưởng đến độ đông cứng của xi
măng và sự liên kết giữa vữa xi măng và các cốt liệu.
+ Lượng SO4 của các hợp chất sunphat không được q 2,7 gam trong một lít
nước, các chất muối khơng quá 5 gam trong 1 lít nước. Nếu lượng SO 4 và các
chất muối nhiều hơn quy định thì bê tơng có thể bị ăn mịn và bị phá hoại dần.
+ Nước biển có nhiều muối thường khơng thể dùng để trộn bê tơng được, tuy
nhiên với những cơng trình có tiếp xúc với nước biển thì có thể dùng nước biển
để trộn bê tông nhưng lượng muối không quá 35g trong 1 lít nước.
- Phụ gia
Để tiết kiệm xi măng hoặc cải thiện các đặc tính kĩ thuật của hỗn hợp bê tông
và bê tông người ta cho thêm vào bê tông các chất phụ gia làm tăng nhanh hay
chậm q trình đơng cứng của bê tơng, chất hóa dẻo, chất gia khí. Các loại phụ
gia sử dụng phải có chứng chỉ kĩ thuật được các cơ quan quản lý Nhà nước công
nhận. Khi sử dụng phụ gia cần tuân theo chỉ dẫn của nơi sản xuất.
1.1.2.2 Quản lý chất lượng bê tơng cơng trình
Theo [3] Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng :
Cơng trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định
của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu



tư xây dựng đến quản lý, sử dụng cơng trình nhằm đảm bảo an toàn cho người,
tài sản, thiết bị, cơng trình và các cơng trình lân cận.
Hạng mục cơng trình, cơng trình xây dựng hồn thành chỉ được phép đưa
vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết
kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho cơng trình, các yêu cầu
của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực
theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các cơng việc xây dựng
do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất
lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng cơng trình phù hợp
với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mơ và
nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình theo quy
định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây
dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý
chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơng trình; thẩm định
thiết kế, kiểm tra cơng tác nghiệm thu cơng trình xây dựng, tổ chức thực hiện
giám định chất lượng cơng trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về
chất lượng cơng trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3,
Khoản 4 và Khoản 5 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng các cơng việc do
mình thực hiện).
Trên đây là nguyên tắc để quản lý chất lượng bê tông. Đối với cơng
việc xây dựng cơng trình hạ tầng thuộc đề án NTM cho đến nay vẫn chưa có
được tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với từng ngành. Do vậy trong luận văn vẫn
phải vận dụng những nguyên tắc quản lý chất lượng bê tơng như đã nói ở trên.
1.2.


Những tiêu chí và kết quả đạt được của đề án xây dựng NTM.

1.2.1. Những tiêu chí trong đề án xây dựng NTM:


Ngày 28/10/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP về
chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng
thơn. Ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số
800/2010/QĐ- TTg về chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM
giai đoạn 2010- 2020 và Quyết định số 491/2010/QĐ- TTg ngày 16/4/2010 ban
hành kèm theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM. Có thể nói Chương trình
quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020 là một chương trình lớn của Trung
ương nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Tam nơng”. Đây là
chương trình tổng thể, tồn diện và lâu dài nhằm đáp ứng nguyện vọng bao đời
của nông dân. Mục tiêu chương trình Quốc gia xây dựng NTM là, nhằm xây
dựng NTM, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; có cơ cấu
kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vất chất và tinh thần của
người dân được nâng cao. Xây dựng NTM là chương trình tổng hợp về chính trị,
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, được thực hiện theo nguyên tắc “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ; cả hệ thống chính trị tham gia, người
dân thực hiện”.
Theo [4] thông tư số 41 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày
04/10/2013, từ điều 3 đến điều 21 quy định đề án xây dựng NTM gồm 19
tiêu chí để đánh giá đạt chuẩn. Trong đó có tiêu chí về quy hoạch, giao thơng,
thủy lợi như sau:
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu sau:

1. Có quy hoạch NTM được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số
13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ:
Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã


NTM và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các
thôn.
2. Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực
hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các cơng trình hạ tầng theo quy hoạch
được duyệt.
3. Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chí giao thơng
+ Xã đạt tiêu chí giao thơng khi đáp ứng đủ 04 u cầu:
+ Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đạt tỷ lệ 100%;
+ Đường trục thơn được cứng hoá đạt tỷ lệ quy định của vùng;
+ Đường ngõ, xóm được cứng hóa, khơng lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ
100%;
+ Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt tỷ lệ quy định của vùng.
- Giải thích từ ngữ
+ Cứng hóa là đường được trải nhựa, trải bê tông, lát bằng gạch, đá xẻ hoặc trải
cấp phối có lu lèn bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xỉ.
+ Các loại đường giao thông nông thôn:
+ Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các
thôn;
+ Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong
thôn;
+ Đường ngõ, xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;
+ Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản
xuất tập trung của thôn, xã.

+ Quy mô đường giao thông nông thôn:
+ Quy hoạch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải: Việc quy hoạch và
thiết kế giao thông nông thôn căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
4054:2005 và Quyết định bổ sung số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011;
+ Về xây dựng giao thông: Các xã phải căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế
để xác định cơng trình ưu tiên, lộ trình thực hiện cho phù hợp. Nếu nguồn


lực có hạn thì tập trung hồn thành cắm mốc nền đường theo quy hoạch, xây
dựng mặt đường nhỏ hơn, khi có điều kiện sẽ tiếp tục mở rộng đủ quy hoạch;
+ Đối với đường đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, khơng thể mở rộng theo
quy định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích 2 bên để mở rộng mặt
đường, đồng thời nâng cấp tạo các điểm tránh xe thuận lợi dọc tuyến (đồng thời
quy hoạch các bãi đỗ xe để các hộ có xe ơ tơ có thể gửi xe thuận lợi). Nếu mặt
đường đảm bảo 80% theo quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt
tiêu chí tuyến đó.
- Tiêu chí thủy lợi
+ Đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định (trừ các vùng khơng áp
dụng kiên cố hố);
+ Có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
- Giải thích từ ngữ
+ Kiên cố hố là gia cố kênh mương bằng các vật liệu (đá xây, gạch xây, bê tông,
composite) để bảo đảm kênh mương hoạt động ổn định, bền vững. Trường hợp
tưới tiêu bằng đường ống cố định cũng được coi là kiên cố hoá.
+ Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá được tính bằng tỷ lệ %
(phần trăm) giữa tổng số km kênh mương đã được kiên cố hoá so với tổng số km
kênh mương cần được kiên cố hoá theo quy hoạch.
+ Xã vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc những nơi chỉ cần kiên cố hóa cống
bọng được áp dụng bằng tỷ lệ kiên cố hóa cống bọng. Các xã khơng có kênh
mương, cống bọng thuộc diện cần kiên cố hố thì được tính là đạt.

+ Hệ thống thủy lợi trong phạm vi xã, do xã quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu sản
xuất và dân sinh phải bảo đảm các u cầu sau:
* Có hệ thống cơng trình thủy lợi được xây dựng theo quy hoạch và thiết kế
được duyệt, được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên bảo đảm phát huy trên
80% năng lực thiết kế;
* Phục vụ sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; Tạo nguồn để cơ bản đáp
ứng yêu cầu nước cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hoạt động sản
xuất phi nông nghiệp trên địa bàn;


* Có tổ chức (Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác) quản lý khai thác và bảo vệ cơng
trình, đảm bảo kênh mương, cống, kè, đập, bờ bao được vận hành có hiệu quả
bền vững, phục vụ cho sản xuất, dân sinh, được đa số người dân hưởng lợi
đồng thuận.
1.3. Kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục của đề án xây
dựng NTM
1.3.1. Kết quả đạt được
Theo [5] báo ĐCSVN - Năm 2014, Chương trình xây dựng NTM đã có
những chuyển biến mạnh mẽ. Bộ mặt nơng thôn ở nhiều nơi đã thực sự đổi khác,
đem lại cuộc sống ngày càng đầy đủ, khấm khá cho người dân.
a. Sự đồng thuận của toàn xã hội
Thực tiễn cho thấy, Chương trình xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp
thời của Đảng, hợp lịng dân. Chương trình đã hình thành được bộ máy chỉ
đạo và quản lý đồng bộ từ Trung ương tới cơ sở, là yếu tố quan trọng thúc đẩy
tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình. Hiện tại, các tỉnh, thành
phố đang triển khai thực hiện Chương trình theo Quyết định 1996/QĐ- TTg
ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng điều phối giúp Ban chỉ đạo thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM các cấp. Theo đó, thống
nhất trong cả nước bộ máy giúp việc điều phối NTM các cấp là: Văn phòng điều

phối NTM Trung ương; Văn phòng điều phối NTM tỉnh; Văn phòng NTM
huyện; cán bộ chuyên trách NTM xã.


Hình 1.1 Ngơi nhà khang trang được xây dựng ở thôn Vị Khê
(xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
Công tác tuyên truyền, vận động đã được các cơ quan Trung ương và địa
phương tích cực thực hiện với nhiều hình thức phù hợp. Nhờ đó, nhận thức của
phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt. Xây
dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước. Người dân ngày
càng tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tích cực, chủ
động tham gia xây dựng quê hương với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy
động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM. Ngay từ năm 2011,
Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát động phong trào thi đua “Cả nước
chung sức xây dựng NTM”. Nhiều tỉnh, thành phố, bộ, ngành đã hưởng ứng, cụ
thể hóa thành phong trào thi đua ở địa phương, đơn vị. Nhiều báo, đài Trung
ương và địa phương đã tăng thời lượng, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên
truyền, phổ biến về các hoạt động của Chương trình.
Các tổ chức chính trị - xã hội cũng rất tích cực vận động các thành viên, hội
viên tham gia thực hiện chương trình. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ
đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết


xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM; Trung ương
Hội liên hiệp Phụ nữ đã chỉ đạo triển khai nhiều mơ hình thực hiện Chương trình
“Tổ phụ nữ tự quản đường giao thơng nông thôn”, “Phụ nữ chung sức xây dựng
NTM”...
Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng, qua đó đã kịp thời phát hiện, tháo
gỡ những khó khăn trong q trình thực hiện ở cơ sở, nhất là đề xuất sửa đổi cơ
chế chính sách và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Nhiều địa

phương đã quy định cụ thể thời gian kiểm tra địa bàn của Ban chỉ đạo các cấp,
như Ban chỉ đạo tỉnh Hà Tĩnh đã quy định ngày thứ 7 hàng tuần là ngày NTM để
xuống kiểm tra, chỉ đạo thực hiện chương trình ở cơ sở.
Hệ thống cơ chế chính sách triển khai Chương trình cơ bản hồn thành, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện ở cơ sở. Nhiều địa phương đã chủ động
ban hành thêm nhiều cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế nhằm huy
động các nguồn lực thực hiện, ưu tiên triển khai các nội dung quan trọng, tạo
tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu của Chương trình như: hỗ trợ xi măng, vật tư
làm đường giao thông; hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nơng dân vay chuyển đổi
cơ cấu sản xuất, phát triển sản xuất cơng nghệ cao, cơ giới hóa; phát triển mỗi
làng một sản phẩm; chính sách thưởng các xã về đích...
Chương trình đã huy động được nhiều nguồn lực để thực hiện, trong đó mức
độ tham gia của người dân đạt cao. Đặc biệt, từ năm 2014, Quốc hội đã bổ sung
15.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, là động lực thúc đẩy tiến độ thực hiện
và thu hút các nguồn lực khác để đầu tư cho Chương trình. Theo số liệu của Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2011 - 2014 đã huy động
được khoảng 591.170 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà
nước (bao gồm các chương trình, dự án khác) là 192.269 tỷ đồng; tín dụng:
285.859 tỷ đồng; doanh nghiệp là 31.887 tỷ đồng; dân góp 68.733 tỷ đồng; các
nguồn khác là 12.421 tỷ đồng.
b.Những kết quả tích cực
Nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của tồn xã hội, nên
Chương trình xây dựng NTM có bước chuyển ngày càng mạnh mẽ hơn.


Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM, nếu tháng 5/2014, cả nước mới có 185 xã đạt chuẩn NTM, thì
đến cuối năm 2014, con số này đã tăng lên tới 785 xã (chiếm 8,8% tổng số xã
trên toàn quốc). Đồng thời, cũng đã có 1.285 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí; 2.836
xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí; 2.964 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí;… và khơng cịn xã

trắng tiêu chí. Đến hết năm 2014, bình qn mỗi xã đạt 10 tiêu chí, tăng 5,38
tiêu chí/xã so với năm 2010, thời điểm cả nước tiến hành xây dựng NTM. Với đà
này, năm 2015, cả nước phấn đấu sẽ có ít nhất 17% xã đạt chuẩn NTM và phấn
đấu giai đoạn 2016 - 2020 có khoảng 50% số xã đạt chuẩn NTM.
Một trong những điểm nổi bật của Chương trình xây dựng NTM đó là đã
thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Đề án sản xuất
của các xã đều được xây dựng trên cơ sở xác định nhóm cây, con, ngành nghề lợi
thế. Nhiều xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện đề án trên đồng ruộng. Nhiều địa
phương đã tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệ thống giao
thông, thủy lợi chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng,
tiêu biểu là các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Ninh
Bình, Thanh Hóa…
Các địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông qua
tăng cường hoạt động của các hợp tác xã trong nơng nghiệp. Mơ hình “cánh
đồng mẫu lớn” được 43 tỉnh trong cả nước áp dụng. Theo số liệu của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ hè thu năm 2014 ở đồng bằng sơng
Cửu Long có tổng cộng 101 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng sản xuất và tiêu
thụ lúa gạo cho nông dân với tổng diện tích là 77.420 ha. Vụ Đơng - Xn năm
2014 - 2015, diện tích làm cánh đồng mẫu lớn là 91.692 ha, tăng 17.692 ha so
với vụ Đông - Xuân 2013 - 2014, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Long
An, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.... Để tạo điều kiện cho phát triển hàng
hóa tập trung, nhiều địa phương đã chủ động ban hành chính sách hỗ trợ dân
mua máy cày, máy gặt... đưa tỷ lệ cơ giới hóa các khâu


này tăng từ 40% - 50% lên 80% - 90% như Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hậu
Giang, Đồng Tháp…
Bên cạnh mơ hình cánh đồng mẫu lớn, các địa phương tập trung xây dựng
mơ hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để
nhân rộng, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Một số địa phương

đã mạnh dạn phát triển mô hình sản xuất tập trung, ứng dụng cơng nghệ cao như
Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng. Riêng tỉnh Lâm Đồng đã phát triển mơ
hình này với quy mơ 10.000 ha, có mức thu từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.
Một số tỉnh, thành phố đã bước đầu quan tâm chỉ đạo hình thành các mơ hình
sản xuất nơng nghiệp gắn với du lịch ở nông thôn như xã Yên Đức, huyện Đơng
Triều, Quảng Ninh; xã Thơng Ngun, huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang…,
hàng năm đã thu hút được hàng trăm ngàn lượt khách du lịch.
Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thôn,
năm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm
2013 là 12,6% giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008 (chưa có số liệu thống
kê của năm 2014). Đồng thời, đến năm 2014, đã có 44,5% số xã đạt tiêu chí
thu nhập, 72,2% số xã đạt tiêu chí việc làm và 36,4% số xã đạt tiêu chí hộ
nghèo.
Xét về tổng thể, Chương trình xây dựng NTM đã góp phần quan trọng để
thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy, Chương trình đã
góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng
nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện.
Trường học các cấp từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hố. Chính sách
hỗ trợ học phí cho con em đồng bào dân tộc, miền núi, chính sách cho vay vốn
để học tập được điều chỉnh tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên từ các vùng
nông thôn.
Cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và nâng cấp. Các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đa dạng hóa và đẩy mạnh. An ninh
trật tự ở nông thôn được đảm bảo. Tổ chức cơ sở đảng ở nhiều vùng


nông thôn đã được nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động, nâng cao vai trò hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị
ở cơ sở. Trong quá trình triển khai chương trình xây dựng NTM, nhiều cấp uỷ
đảng cơ sở đã chủ động lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những yêu

cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để bàn bạc, thảo luận trong cấp uỷ,
chi bộ, và xây dựng thành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện có kết
quả. Nhờ vậy uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ lãnh
đạo được nhiều địa phương (nhất là cấp xã) đã được kiện tồn. Một số địa
phương có chính sách thu hút cán bộ trẻ về công tác ở cấp xã.)
1.3.2. Những tồn tại và biện pháp khắc phục
1.3.2.1. Những tồn tại
Tuy Chương trình xây dựng NTM thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích
cực, nhưng mức độ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thấp, nhất là một số hạ tầng thiết
yếu. Sản xuất có chuyển biến nhưng vẫn cịn manh mún, khó áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, chưa tháo gỡ được những khó khăn về tiêu thụ sản phẩm,
hiệu quả chưa cao.
Môi trường nông thôn đang là vấn đề bức xúc hiện nay, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của người dân cũng như mục tiêu phát triển nền nơng
nghiệp sạch. Đến nay mới có 25% số xã đạt tiêu chí mơi trường. Văn hóa
nơng thơn chậm chuyển biến nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Nếp sống
văn minh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao ở khu vực nông thôn vẫn
chậm được cải thiện. Chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở nhiều nơi
chưa đảm bảo. Một số tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu vẫn chưa có xu hướng
giảm.
Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn chất lượng thấp, lãng phí, nhất là
dạy nghề nông cho nông dân chưa đáp ứng u cầu phát triển nơng nghiệp
hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao. Vốn đầu tư thực hiện Chương trình chưa
tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Mặc dù đã tạo thành phong trào cả
nước hướng về nông thôn, góp sức xây dựng NTM với cơ chế phân cấp tối đa
cho cộng đồng và người dân đã sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm được


×