Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

GIẢI MÔHIỆN TƯỢNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC CỦA NHÀ BÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.71 KB, 3 trang )

GIẢI MÔHIỆN TƯỢNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC CỦA
NHÀ BÁO

"ó nhiều lý do để biện minh cho hành vi vi phạm đạo đức của người “chiến sĩ trên
mặt trận thông tin,” thế nhưng phần lớn là do tờ báo và mỗi người làm báo.

Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam, ông Hà Minh Huệ cho rằng, việc
ứng dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy đã đẩy tốc độ làm báo lên từng phút.
Cùng với nhu cầu tăng doanh thu bán báo, lượng truy cập để thu hút quảng cáo là
cũng đẩy tốc độ cạnh tranh cung cấp thông tin của báo chí lên rất cao. Điều này
dẫn đến một loạt sai phạm trong tác nghiệp báo chí đã xảy ra, trong đó có những
sai phạm thuộc về phạm trù đạo đức nghề nghiệp mà những người làm báo đang
mắc phải, cho dù họ cố ý hay không.

Thực tế cho thấy, có nhiều nhà báo, do áp lực của thông tin nên việc kiểm chứng
thường… để lại sau. Do đó, khi tin đã đăng tải, việc đính chính thường đưa ra
thơng tin khơng thực sự chính xác.

Có tờ báo chạy theo xu hướng giật gân thường “thích” những câu chuyện rùng rợn
trong các vụ án hoặc thậm chí hư cấu ra đề tài để câu khách mà ví dụ bài báo về
“bố chồng ‘dính’ nàng dâu” ở Tiền Giang là một ví dụ điển hình.

trong mơi trường truyền thơng hiện đại, tin tức truyền đi theo những cách thức phi
truyền thống với những hệ quả khó lường. Thậm chí, nhiều tin đồn từ mạng xã hội
không được kiểm chứng được nhiều phóng viên khai thác, biến thành tin chính
thức.


Đưa ra 6 lỗi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, Tiến sĩ Hà Huy Phượng,
Phó trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng, vi phạm
có thể là việc nhà báo sao chép, bịa đặt thơng tin, song cũng có thể là khơng theo


dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi hiệu quả.

Ngồi ra cịn phải kể đến việc tác phẩm báo chí sai số liệu, nhầm lẫn thơng tin;
mục đích thông tin không rõ ràng, lạm dụng chi tiết giật gân, câu khách khiến bài
báo thiếu tính khách quan…

Tuy nhiên, vi phạm nghiêm trọng nhất chính là việc nhà báo vì lợi ích cá nhân,
nhóm hoặc vì mục đích thương mại mà coi thường nguyên tắc hoạt động của báo
chí. Ông Phượng nói, nhiều tờ báo “hồn nhiên” chỉ đạo phóng viên, cộng tác viên
viết tin bài giật gân, câu khách theo kiểu “cướp, giết, hiếp,” chạy theo thị hiếu tầm
thường của một bộ phận cơng chúng.

Thậm chí trên thực tế hoạt động báo chí, có nhiều trường hợp nhà báo trắng trợn
vòi tiền khi phát hiện ra sai phạm của doanh nghiệp. Đã có những vụ việc được
phát hiện và đưa ra tịa khiến uy tín của tờ báo bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trưởng Ban công tác xã hội của Hội Nhà báo Việt Nam, ông Lê Văn Thiềng bổ
sung, bên cạnh thơng tin vì lợi ích thì lỗ hổng còn lại về đạo đức trong khai thác,
xử lý nguồn tin chính là yếu kém trong cơng tác quản lý.

“Thông tin sai xảy ra như cơm bữa, nhất là với các tờ báo, trang mạng kiểu ‘lá
cải’. Trong các cuộc giao ban báo chí, khơng cuộc nào khơng có những vấn đề cần
lưu ý. Thậm chí, tuần này vừa nhắc xong, tuần sau lại có vấn đề nghiêm trọng hơn.
Một số tờ báo thiên về cái lạ, cái không bản chất nhiều hơn cái mới, cái thật, cái
đúng,” ông Thiềng nhấn mạnh.


Phía Hội Nhà báo Việt Nam thì nhận diện vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở 5 dạng
phổ biến: Do nhận thức non kém về chính trị; thiếu kiến thức-trong đó có kiến
thức về luật pháp, nhất là Luật báo chí; ý thức cơng dân kém, cố tình vi phạm để

mưu lợi; yếu kém về nghiệp vụ, nhất là trong quy trình khai thác và xử lý nguồn
tin; thiếu rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, đặc biệt là khai thác, sao chép thơng
tin...

Tuy sai phạm nói trên chỉ ở một bộ phận nhỏ báo chí, tuy nhiên nó đã làm ảnh
hưởng tới uy tín, danh dự của cả đội ngũ báo giới nước nhà trong lòng độc giả./.



×