Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.99 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám


sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố



tụng hình sự



Lý Minh Vững



Khoa Luật



Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự


Mã số 60 38 01 04



Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp


Năm bảo vệ: 2013



<b>Abstract. </b>Trình bày cơ sở lý luận - pháp lý về vai trò của HĐND trong việc giám sát


hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (TTHS). Tìm hiểu thực trạng hoạt
động giám sát của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS tại tỉnh
Cà Mau; chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng. Đề xuất hoàn thiện
pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND đối với
hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS.


<b>Keywords. </b>Hội đồng Nhân dân; Hoạt động giám sát; Pháp luật Việt Nam; Tố tụng
hình sự; Luật hình sự.


<b>Content </b>


<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>



Đã gần bảy mươi năm kể từ khi ra đời, vai trò của HĐND các cấp ở nước ta ngày càng
được khẳng định và củng cố. Trong bộ máy Nhà nước, HĐND vừa là cơ quan quyền lực Nhà
nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân ở địa phương. Vì vậy, xây dựng HĐND các cấp có thực quyền để đảm đương đầy
đủ vai trị, trách nhiệm của mình là một u cầu bức xúc hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

sát hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS. Thông qua hoạt động giám sát, chúng ta có
thể kiểm chứng lại tính đúng đắn, sự phù hợp về các quy định của pháp luật đã, đang được
áp dụng trong cuộc sống và những chủ trương biện pháp mà HĐND đã quyết nghị; giúp
chúng ta phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc mà kịp thời có những giải pháp tháo gỡ,
để thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động; cũng qua hoạt động giám sát còn là cơ sở cho
việc thực hiện công tác thẩm tra và đi đến quyết định vấn đề một cách chính xác, đảm bảo
các Nghị quyết ban hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cử
tri và phù hợp quy định với quy định của pháp luật.


Song trong thực tế, hoạt động giám sát nói chung, việc giám sát hoạt động của các cơ
quan tiến hành TTHS nói riêng trong thời gian qua tuy có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn
cịn nhiều lúng túng, bất cập, chưa mang lại hiệu quả cao, thường bộc lộ một số hạn chế chủ
yếu sau: Công tác giám sát chưa đều, chủ yếu do Thường trực và các Ban HĐND tiến hành;
việc tham gia hoạt động giám sát của các Đại biểu còn hạn chế, chủ yếu mới giám sát tại kỳ
họp. Giám sát của HĐND đơi khi cịn mang tính hình thức: nội dung giám sát có lúc chưa sâu,
chưa tập trung vào các vấn đề mang tính bức xúc ở địa phương, những vấn đề mà nhiều cử tri
quan tâm. Kết luận của Đoàn giám sát đôi lúc chưa sâu, chưa chỉ đúng căn nguyên, đúng
trọng tâm vấn đề đề cập… Cũng có trường hợp kết luận của đoàn giám sát chưa được coi
trọng, sự tiếp thu, khắc phục còn hạn chế. Ngồi ra, trong thực hiện giám sát vẫn cịn có sự né
tránh, nể nang, ngại va chạm… nên hiệu lực và hiệu quả giám sát của HĐND chưa cao.


Nguyên nhân của những hạn chế trên là: 1) có sự hạn chế trong nhận thức (chưa nhận
thức đúng, đầy đủ về vị trí, chức năng, vai trị, trách nhiệm của HĐND); 2) thiếu sự tự tin và


chưa quyết liệt của một bộ phận Đại biểu (còn nể nang, ngại va chạm v.v…); 3) chưa có quy
định ràng buộc trách nhiệm pháp lý nếu không thực hiện đúng kết luận giám sát; 4) thêm nữa,
tính hình thức trong hoạt động của HĐND, cơ chế cho hoạt động giám sát chưa rõ ràng (làm
cho một số Đại biểu HĐND thiếu tự tin vào hoạt động); 5) sự hạn chế về năng lực, trình độ;
6) thiếu thông tin lẫn thời gian thỏa đáng dành cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ Đại biểu…


Đây chính là một vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện; trên cơ sở đó,
tìm ra những giải pháp phù hợp góp phần khắc phục những vướng mắc, bất cập trong hoạt
động giám sát của HĐND như đã nói ở trên, để hoạt động này ngày càng hiệu quả. Đó là
lý do tác giả chọn đề tài: Vai trò của HĐND trong việc giám sát hoạt động của các cơ
quan tiến hành TTHS (trên cơ sở các số liệu thực tiễn của địa bàn tỉnh Cà Mau) làm đề tài
luận văn thạc sĩ luật học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Thời gian qua đã có một số bài viết nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND đối
với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS trên các tạp chí, sách chuyên khảo nhưng vẫn
chưa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu về vấn đề này, quan điểm của các tác giả vẫn
còn nhiều nội dung chưa đạt đến sự đồng thuận, vì vậy vấn đề này cần phải được tiếp tục
nghiên cứu.


Tuy nhiên, ở các khía cạnh khác của hoạt động giám sát của HĐND cũng có một số
cơng trình nghiên cứu, bài viết quan trọng như:


- Sách chuyên khảo: ‘‘Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà
nước”. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 do GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS Võ Khánh
Vinh đồng chủ biên; ‘‘Một số vấn đề cơ bản về hồn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 do GS.TS Nguyễn Duy Gia làm
chủ biên; ‘‘HĐND trong hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước”. Nxb Pháp lý, 1998, do PTS.
Nguyễn Đăng Dung chủ biên; ‘‘HĐND và UBND theo Hiến pháp 1992” và ‘‘Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 1994”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, của Phùng Văn Tửu.



- Luận án tiến sĩ có liên quan: ‘‘Nâng cao hiệu lực hoạt động giám sát của HĐND cấp
tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay”. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
1998 của Vũ Mạnh Thơng.


<b>3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài: </b>


<b>3.1</b>. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận và thực tiễn về giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS, luận văn đề xuất một
số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan
tiến hành TTHS.


<b>3.2</b>. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của Hiến pháp 1992, Luật
tổ chức HĐND năm 2003, Bộ luật TTHS năm 2003 có liên quan đến hoạt động giám sát
của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS.


<b>3.3</b>. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các qui định của pháp luật liên quan đến giám
sát của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS. Số liệu thống kê phục vụ
cho việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu trong đề tài được viện dẫn từ các báo cáo giám sát,
báo cáo năm của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau, của Chánh án TAND, Viện trưởng
VKSND tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh.


<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp; đồng thời, dựa trên cơ sở các bài viết, các
đề tài khoa học của các nhà nghiên cứu lý luận về vai trị, nhiệm vụ, hình thức hoạt động giám
sát của HĐND, các hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS.


Các phương pháp nghiên cứu được tác giả vận dụng gồm: phân tích, tổng hợp, đối
chiếu, so sánh, thống kê hình sự.



<b>5. Điểm mới của luận văn </b>


Điểm mới của luận văn gồm<b>: </b>


- Làm sáng tỏ hơn các quy định của pháp luật hiện hành về giám sát của HĐND đối
với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS, chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quá
trình áp dụng.


- Đề xuất giải pháp hồn thiện pháp luật về giám sát của HĐND đối với hoạt động của
các cơ quan tiến hành TTHS.


- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND đối với hoạt động của
các cơ quan tiến hành TTHS.


<b>6. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:


<i>Chương 1</i>: Cơ sở lý luận - pháp lý về vai trò của HĐND trong việc giám sát hoạt động
của các cơ quan tiến hành TTHS.


<i>Chương 2</i>: Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND đối với hoạt động của các cơ
quan tiến hành TTHS tại tỉnh Cà Mau.


<i>Chương 3</i>: Hoànthiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát
của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS.


<b>Reference</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

1. Ban Công tác lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2006), Báo cáo khoa học
<i>đổi mới hoạt động giám sát và xây dựng quy trình giám sát của Quốc hội, các cơ quan </i>
<i>của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội</i>, Hà Nội.


2. Bộ luật Hình sự năm 1985
3. Bộ luật Hình sự năm 1999.
4. Bộ luật TTHS năm 2003.


5. Phạm Tấn Beo (2009), <i>Luật hình sự Việt Nam, quyển 1 (phần chung)</i>, Nxb, Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.


6. Lê Cảm (2006), <i>Các nguyên tắc cơ bản của cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng </i>
<i>nhà nước pháp quyền Việt Nam, </i>tạp chí TAND.


7. Lê Văn Cảm (2005), sách chuyên khảo sau đại học,<i> những vấn đề cơ bản trong luật </i>
<i>hình sự,</i> Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.


8. Lê Văn Cảm (2009), <i>hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp </i>
<i>quyền </i>(sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.


9. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (1998), <i>HĐND trong hệ thống cơ quan quyền lực Nhà </i>
<i>nước</i>, Nxb Pháp lý.


10. Trần Phương Đạt (chủ biên) và Nguyễn Đức Phúc (2010), <i>hợp tác quốc tế trong TTHS Việt </i>
<i>Nam </i>(sách chuyên khảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.


11. Nguyễn Duy Gia làm (chủ biên) (1997), <i>Một số vấn đề cơ bản về hoàn thiện bộ máy </i>
<i>Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, </i>Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Hiến pháp năm 1959.



13. Hiến pháp năm 1980.


14. Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001).


15. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (2002), <i>Từ điển giải tích thuật ngữ hành chính, </i>Nxb
Lao động, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

18. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
19. Luật thi hành án hình sự năn 2010.


20. Nguyễn Đình Đặng Lục (2006), <i>Cải cách tư pháp và một số kinh nghiệm của nước </i>
<i>ngoài về thi hành án phạt tù,</i> tạp chí nghiên cứu lập pháp.


21. Nghị quyết 48 NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
22. Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư


pháp đến năm 2020.


23. Đinh Văn Quế (2000), <i>Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - phần chung</i>,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.


24. Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005.
25. TAND tỉnh Cà Mau (2008), <i>báo cáo tổng kết</i>.
26. TAND tỉnh Cà Mau (2009), <i>báo cáo tổng kết</i>.
27. TAND tỉnh Cà Mau (2010), <i>báo cáo tổng kết. </i>
28. TAND tỉnh Cà Mau (2011), <i>báo cáo tổng kết.</i>
29. TAND tỉnh Cà Mau (2012), <i>báo cáo tổng kết.</i>



30. Đặng Đình Tân (chủ biên) 2006, <i>Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam </i>
<i>trong thời kỳ đổi mới,</i> Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


31. Vũ Mạnh Thông Luận (1998), <i>Nâng cao hiệu lực hoạt động giám sát của HĐND cấp </i>
<i>tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay,</i> luận án tiến sĩ.


32. Trịnh Quốc Toản (2011), <i>hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam</i>, Nxb Chính trị
Quốc gia - sự thật, Hà Nội.


33. Trường Đại học luật Hà Nội (2005), <i>Giáo trình luật hình sự Việt Nam</i>, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.


34. Nguyễn Anh Tuấn (2010), <i>nguồn của luật hình sự Việt Nam </i>(sách chuyên khảo), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>và UBND năm 1994,</i> Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


36. Đào Trí ÚC và Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên) (1996), sách chuyên khảo, <i>giám sát và </i>
<i>cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước,</i> Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Đào Trí Úc (2000),<i> Luật hình sự Việt Nam, quyển I - Những vấn đề chung</i>, Nxb Khoa


học xã hội, Hà Nội.


38. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI, Nxb chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội
năm 2011.


39. VKSND tỉnh Cà Mau (2008), <i>báo cáo tổng kết. </i>
40. VKSND tỉnh Cà Mau (2009), <i>báo cáo tổng kết. </i>
41. VKSND tỉnh Cà Mau (2010), <i>báo cáo tổng kết.</i>
42. VKSND tỉnh Cà Mau (2011), <i>báo cáo tổng kết.</i>


43. VKSND tỉnh Cà Mau (2012), <i>báo cáo tổng kết.</i>


44. Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), <i>Từ điển luật học</i>, Nxb Bách khoa - Nxb Tư
pháp.


45. Viện ngôn ngữ (2007), <i>Từ điển tiếng Việt</i>, Nxb từ điển Bách khoa.


46<i>. </i> Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1994), <i>những vấn đề lý luận của việc đổi mới </i>
<i>pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay</i>, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.


47. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1995), <i>những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà </i>
<i>nước và pháp luật</i>, Nxb Chính trị Quốc gia.


</div>

<!--links-->

×