ĐẠI HỌC Ọ LÓC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ THƯ THI Ỷ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN
CỦA C ơ QUAN TI ÉN HÀNH TÓ TỤNG HÌNH s ự GÂY RA
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT DÂN s ự
MÃ SỐ : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC
Người hirớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn
ĐẠI HỌC QUỖC GIA HA NOi
TRUNG TẦM THÒNG TIN ĨHU VIỆN
[ V- __
HÀ NỘI - 2008
LỜÍ CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tư liệu
được trích dân trong luận văn là trung thực. Những kiến nghị nêu trong luận văn
này là quan điêm độc lập của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Trần Thị Thu Thủy
MỞ ĐÀU
CHƯƠNíỉ 1: NHŨNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VẺ TRÁC H NHIỆM BÓI THƯỜNG
THIỆT HẠI CỦA Cơ QUAN TIẾN HÀNH TÓ TỤNG HÌNH sự.
1.1. Khái quát về cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
1.1.1 .Khái niệm về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
1.1.2. Hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng.
1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan
THTT
1.2.1. Có thiệt hại thực tế xẩy ra
1.2.2. Có hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền
THTT
1.2.3. Người có thẩm quyền THTT có lồi
1.2.4. Có môi quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật của
người có thẩm quyền của cơ quan THTT và thiệt hại xảy ra.
1.3.Bán chất, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan
tiến hành tố tụng
1.3.1. Sơ lược về sự hình thành phát triển cùa pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan THTT
1.3.2.Bản chất, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại cua cơ
quan tiến hành tố tụng
1.3.2.1. Bàn chất
1.3.2.2. Ý nghĩa
1.3.3. Quy định của một số nước về trácli nhiệm bồi thường thiệt
hại của cơ quan THTT
1.3.3.1. Quy định của Trung Quốc
1.3.3.2. Quy định của Nhật Bản
1.3.3.3. Quy định của Pháp
CH ƯƠ Ní ; 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÈ
MỤC LỤC
TRÁCH NHIỆM BÒI THƯ ỜN G THIỆT HẠI CỦA c ơ QUAN THTT
2.1. Các quy định cua pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường 48
thiệt hại của cơ quan THTT
2.1.1. Nguyên tấc giai quyết bồi thường thiệt hại 48
2.1.2. Nội dung, phạm vi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của 50
cơ quan tiến hành tố tụng.
2.1.2.1. Cơ sở pháp lý 50
2.1.2.2. Nội dung, phạm vi 50
2.2. Các quy định của pháp luật về phương thức bồi thường thiệt hại 61
2.2.1. Trình tự thu tục tiến hành bồi thường thiệt hại 61
2.2.1.1. Việc cấp, gưi quyết định 61
2.2.1.2. Thủ tục khôi phục danh dự 62
2.2.1.3. Thu tục yêu cầu bồi thường 63
2.2.2. Cách thức giải quyết bồi thường 64
2.2.2.1. Giải quyết bồi thường thiệt hại bàng thưcmg lượng 64
2.2.2.2. Giải quyết bồi thường thiệt hại tại Toà án nhân dân 65
2.2.2.3. Nghĩa vụ hoàn trả 66
CHƯƠNG 3 : THựC THI PHÁP LUẬT VẺ TRÁCH NHIỆM BỐI THƯỜNG 69
THIỆT HẠI CỦA C ơ QUAN TIÊN HÀNH TÓ TỤNG HÌNH s ự .
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật. 69
3.1.1 Trong ngành Công an nhân dân.
3.1.2 Trong ngành Viện kiểm sát nhân dân. 74
3.1.3 Trong ngành Toà án. ^
77
3.2 Những khó khăn, vướng măc trong quá trình thực hiện Nghị quyêt sô
388
83
3.2.1 Xác định các trường hợp được bôi thường thiệt hại và không
được bồi thường thiệt hại.
3.2.2 về thương lượng giữa người bị oan với cơ quan có trách nhiệm 4
bồi thường.
84
3.2.3 Việc xác định mức bôi thường thiệt hại.
3.2.4 về xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
3.2.5 về trách nhiệm hoàn tra kinh phí bồi thường.
3.2.6 về thực hiện thời hạn chi tra tiền bồi thường thiệt hại.
3.2.7 về áp dụng Nghị quyết số 388 để giải quyết các trường hợp bị
oan.
3.3 Một sô kiến Iighị hoàn thiện pháp luật
3.3.1 Vê căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước đổi với
hoạt động tố tụng hình sự.
3.3.2 Bồi thường thiệt hại không chỉ do oan mà cả do sai trong tố
tụng hình sự gây ra.
3.3.3 Địa vị pháp lý cua cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi
thường
3.3.4 Cơ quan quan lý nhà nước về bồi thường thiệt hại
3.3.5 Việc thương lượng giữa cơ quan tiến hành tố tụng hình sự với
người bị thiệt hại trong thu tục giai quyết bồi thường.
3.3.6 về nghĩa vụ hoàn tra
3.3.7 Ọuy định về thủ tục khôi phục danh dự, uy tín cho người bị thiệt
hại
3.3.8 Vẻ thu nhập thực te của người bị oan
KÉT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
85
87
88
88
90
90
91
91
91
92
92
93
93
94
96
DANH MỤC VIET TAT
1. THTT : Tiến hành tố tụng
2. TTHS : Tố tụng hình sự
DANH MỤC BIÉU BẢNG
1. Báng 3.1 : Số vụ việc yêu cầu bồi thường Tr 75
2. Bảng 3.2 : Số vụ án được chấp nhận bồi thường thiệt hại Tr 75
3. Bang 3.1 : Kinh phí đã được bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết số
388 T r75
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết cùa việc nghiên cứu dề tài luận văn
Trong nhừng năm gần đây, hoạt động có hiệu qua cua các cơ quan tiến
hành tổ tụng hình sự đã góp phần quan trọng trong việc củng cố ky cương cùa
nhà nước, giữ vừng an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp
chế xã hội chu nghĩa. Tuy nhiên bên cạnh những kêt qua đạt được, trong quá
trình thực thi nhiệm vụ do các nguyên nhân chu quan và khách quan, do tính
chất phức tạp cua vụ án, do hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã
dẫn đến tinh trạng xử lý oan, sai trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử
trong hoạt động tố tụng hình sự. Nhà nước đã ban hành nhiều văn ban pháp
luật đê cụ thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền
cua cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Hơn nữa, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người có thâm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong khi thi
hành công vụ cũng đã được quy định ơ nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, Điều 619 và Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định
trách nhiệm cua các cơ quan nhà nước trong trường hợp cán bộ, công chức
gây thiệt hại và Nghị quyết số 388/2003/NỌ-UBTVỌH 11 của ủy ban
thường vụ Ọuốc hội được ban hành ngày 17/3/2003 quy định về bồi thường
thiệt hại cho người bị oan do người có thâm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự gây ra. Việc ban hành Nghị quyết số 388 là cơ sở lý luận quan trọng thể
hiện tính công khai, minh bạch bảo đain quyền và lợi ích cua công dân, tạo sự
chuyên biến trong nhận thức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và chất lượng hoạt động cua
các cơ quan tiến hành tố tụng.
Tuy nhiên, bên cạnh nhừng kết quà đạt được Nghị quyết số 388 vẫn bộc lộ một
sô hạn chè như: Việc xác định các trường hợp được bồi thường thiệt hại và
1
không dược bôi thường thiệt hại chưa rõ ràng, việc xác định mức bồi thường
thiệt hại, cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa Nghị quyêt và văn
bản hướng dẫn thi hành còn một số điêin chưa thống nhất, dần đến việc nhận
thức khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tiễn.
Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Ọuốc hội nhiệm kỳ khóa
XII và năm 2008 có xây dựng dự án Luật Bồi thường nhà nước, việc xây dựng
dự án luật này nhăm xây dựng một cơ chế, chính sách pháp lý cho việc bôi
thường thiệt hại đối với những trường hợp bị oan, sai do các cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự gây ra. Đê xây dựng dự án luật có chât lượng thì việc kế thừa và
phát huy những kết qua đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 388 là
cân thiết, khắc phục những nguyên nhân hạn chế của các quy định này.
Chính từ thực tiễn như vậy, việc nghiên cứu “ Bồi thường thiệt hại do
người có tham quyền cua cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra” không chỉ có
ý nghĩa lý luận, giá trị thực tiễn mà còn là cơ sở đê xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của nhà nước một cách đầy đu và toàn diện, góp phần hoàn
thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thâm quyền cua
cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra.
2. Mục đích nghiên cún
Phân tích những cơ sơ lý luận và thực tiễn cua bồi thường thiệt hại do
người có thâm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra trong một số
trường hợp cụ thể. Trên cơ sờ những vấn đề lý luận đã nghiên cứu về bồi thường
thiệt hại do người có thảm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, khăng
định sự cần thiết phải hoàn thiện chế độ pháp lý đê thực thi nhiệm vụ này. Đưa
ra kiến nghị nhầm góp phần xây dựng pháp luật về Luật bồi thường nhà nước.
3. Phạm vi nghiên cún
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi thường
thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Thực
2
trạng thi hành Nghị quyèt sô 388 trên thực tiên và đánh giá kèt qua đạt được và
chưa đạt dược của việc thi hành Nghị quyết này.
Luận văn cũng giới thiệu kinh nghiệm cua một quốc gia về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cua nhà nước. Trên cơ sơ đó đe xuất hướng hoàn thiện pháp
luật về bồi thường thiệt hại do người có thâm quyền cua cơ quan tiến hành tố
tụng hỉnh sự gây ra.
4.Phương pháp nghiên cứu
Luận vãn được thực hiện trên cơ sở quan điêm cua chu nghĩa Mác - Lê
nin, ứng dụng cơ sơ phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng
với khoa học lý luận về nhà nước pháp luật.
Đê thực hiện nghiên cứu đê tài, luận văn còn sư dụng nhiều phương pháp
nhiên cứu khoa học khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tông hợp, thống
kê.
5. Ket cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm:
Lời nói đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
Chương 2: Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cơ quan tiến hành tố tụng.
Chương 3: Thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cua cơ
quan tiến hành tố tụng.
Ket luận
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI CỦA C ơ QUAN TI ÉN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH s ự
1.1. KHÁI QUÁT VẺ Cơ QUAN TIẾN HÀNH rớ TỤNG HÌNH sự .
1.1.1. Khái niệm về ngircri có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
Hoạt động cua cơ quan Tư pháp nói chung và các cơ quan THTT nói
riêng được thực hiện thông qua hành vi cụ thê cua cán bộ, công chức là người
cua cơ quan đó. Tính đặc thù trong hoạt động của cơ quan THTT được thể
hiện thông qua hoạt động cua người có thâm quyèn thuộc cơ quan chu quản.
Hoạt động tư pháp đặc thù được thể hiện không chỉ ở mức độ và phạm vi điêu
chỉnh chi tiết của pháp luật tố tụng mà còn ờ địa vị pháp lý cua cá nhân các
cán bộ tư pháp trong các hoạt động đó. Ngoại trừ việc xét xư tại phiên toà
mang tính tập thể, còn hầu hết các hành vi tố tụng đều gắn với trách nhiệm cá
nhân của từng người có thâm quyên THTT. Người có thâm quyên của cơ
quan THTT là chu thể chủ yếu, trực tiếp thực hiện hành vi tố tụng có vị trí rất
quan trọng trong cơ quan tiến hành tố tụng. Neu như cơ quan THTT được
Nhà nước xác định vị trí pháp lý với quyên hạn nhiệm vụ cụ thể, thi người có
thâm quyền THTT là chủ thê biến các nhiệm vụ quyền hạn này được thực thi
trong thực tiễn bằng hành vi tổ tụng cua mình.
Theo trình tự thu tục tố tụng hình sự, đê truy tổ xét xử một người phải
tiến hành theo các bước tố tụng qua nhiều giai đoạn với sự tham gia cua nhiều
cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau, vậy nên có thê nhiều người có thâm
quyền THTT cùng tham gia vào các giai đoạn tố tụng đó, như Điều tra viên,
Kiểm sát viên, Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Thư ký phiên toà Khi tham
gia THTT, mỗi người đều có quyền tố tụng riêng, phù hợp với nhiệm vụ,
quyền hạn do pháp luật qui định.
4
Khoan 2 Điêu 33 Bộ luật TTHS năm 2003, thì người tiên hành tô tụng
gồm có: Thủ trưởng, Phó thu trương cơ quan diêu tra, Điều tra viên; Viện
trường, Phó viện trương Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh
án Toà án, Thảm phán, Hội thâm nhản dân, Thư ký Toà án.
Tuy nhiên, người tiến hành tố tụng theo quy định ở trên không phải tất
ca dêu được coi là đại diện cho cơ quan tiên hành tô tụng mà chỉ có Thủ
trương, Phó thu trưởng cơ quan điêu tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện
kiêm sát; Chánh án, Phó Chánh án Toà án mới là người đại diện cho cơ quan
tiến hành tố tụng và cũng đồng thời là người tiến hành tố tụng.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cua người tiến hành tố tụng được
quy định tại các Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều
40 và Điều 41 cua Bộ luật TTHS năm 2003. Đây được coi là cơ sở pháp lý
quan trọng xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về nhừng hành vi,
quyết định của người tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành tố tụng.
* Chánh án, Phó chánh án Toà án, Thâm phán, Hội thâm nhân dân
và Thư ký Toà án
Tại Điều 38 Bộ luật TTHS năm 2003, Chánh án, Phó chánh án Toà án
có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm Ỹu thè. Theo đó, Chánh án Toà án có
9 loại quyền hạn và trách nhiệm với tư cách là người đại diện cơ quan tiến
hành tố tụng và là người trực tiếp tiến hành giai quyết vụ án.
Theo khoản 1 Điêu 1 Pháp lệnh Thâm phán và Hội thâm Toàn án nhân
dân số 02/2002/PL-UBTVQH11 ngày 4/10/2002 quy định: “Thẩm phán là
người được bổ nhiệm theo quy định cúa pháp luật đe làm nhiệm vụ xét xử
những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền cua Toà án”.[
15] Trong quá trình tố tụng các Thẩm phán có quyền xét xử sơ thâm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Hoạt động xét xử cua Thâin phán độc lập
tuyệt đối chỉ tuân theo các quy định cua pháp luật.
5
Tiêu chuân đè một người có thê trở thành Thẩm phán dược quy định tại
Điều 5 khoản 1- Pháp lệnh 02/2002/PL-UBTVQH11: “Thẩm phán phải là
Công dân Việt Nam trung thành với Tô quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt nam, có phâin chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực,
có kiến thức pháp lý, nghiêm chinh chấp hành pháp luật, có tinh thân kiên
quyẻt bao vệ pháp chê XHCN có đu sức khoẻ đam báo hoàn thành nhiệm vụ
dược giao”. [15]
Địa vị pháp lý cua Thâm phán giữ vai trò trọng tâm trong việc xét xử
vụ án hinh sự. Bơi Thâm phán nhân danh quyền lực Nhà nước phán quyêt
một người là có tội hay không có tội. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
cua Thâm phán được quy định tại Điều 39 Bộ luật TTHS năm 2003 bao gồm:
nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà, tham gia xét xử, tiến hành các
hoạt động tố tụng và biêu quyết các vấn đề thuộc quyền của Hội đồng xét
xử Thẩm phán được phân công chu toạ phiên toà, ngoài những nhiệm vụ nêu
trên còn có quyền quyết định áp dụng, thay đôi hoặc huý bo biện pháp ngăn
chặn theo quy định của BLTTHS; quyết định trả hồ sơ đẽ điều tra bô xung;
quyết định đưa vụ án ra xét xừ; quyết định đình chỉ hoặc tạm đinh chỉ vụ án;
quyết định triệu tập những người cần xét hoi đến phiên toà và tiến hành các
hoạt động tô tụng khác thuộc thâm quyên cua Toà án theo sự phàn công cua
Chánh án Toà án.
Theo quy định của pháp luật trong giai quyết vụ án hinh sự ngoài sự
tham gia của Thâm phán còn có Hội thâm nhân dân, Thư ký phiên toà và
Kiểm sát viên nhằm mục đích đê giải quyết một vụ án hình sự một cách khách
quan, đứng người, đúng tội.
Việc xét xử có Hội thâm tham gia là nguyên tẳc được ghi nhận tại Điều
15 Bộ luật TTHS năm 2003, phan ánh tư tưởng thu hút sự tham gia của nhân
dân vào hoạt động xét xử. Với kinh nghiệm sống của mình, cùng với kiến
6
thức chuyên ìnôn, Hội thấm góp phần quan trọng vào việc xác định sự thật
của vụ án. Hội thẩm là người trực tiếp làm việc và tham gia sinh hoạt xã hội
cùng quần chúng nhân dân, nên sẽ có quan điêm gần gũi với văn hoá, thuần
phong cua mỗi vùng cụ thê, điều này có ý nghĩa rât quan trọng khi đưa ra
phán quyết trong Hội đồng xét xử.
Theo khoan 2, Điều 1 Pháp lệnh Thâm phán và Hội thâm Toà án nhân
dân số 02/2002/PL-UBTVỌH11 quy định: “Hội thẩm là người được bầu hoặc
cư theo quy định cua pháp luật đè làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc
thâm quyền của Tòa án.”[ 15] Cũng như tiêu chuân của Thâm phán. Hội thâm
phải là Công dàn Việt Nam trung thành với Tô quốc và Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chu nghĩa Việt nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung
thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bao vệ pháp chế XHCN,
kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích cua nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, có đu sức khoe đam bao hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi
mình được bầu hoặc cử làm Hội thẩm. Khi tham gia Hội đồng xét xử, Hội
thẩm binh đẳng với Thẩm phán và phai chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những hành vi và quyết định của mình. Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật
TTHS năm 2003 thì Hội thâm chỉ có quyên tiến hành các hoạt đông tô tụng và
biểu quyết những vấn đề thuộc thâm quyền cua Hội đồng xét xử tại các phiên
toà xét xử vụ án hình sự theo thu tục sơ thẩm và phúc thẩm.
Tuy hoạt động cua Hội thâm không phai là một nghề chuyên nghiệp,
nhưng nguyên tảc thực hiện chế độ xét xử có Hội thâm tham gia góp phân vào
việc củng cố mối quan hệ giữa Toà án và nhân dân, nâng cao tính chính xác
trong công tác xét xừ và góp phòng và chống các loại tội phạm trong xã hội.
Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, ngoài Thẩm phán và Hội thâm ra
phải kể đến vai trò của Thư ký Toà án. Thư ký toà án là cán bộ cua Toà án
7
được phân công làm nhiệm vụ ghi biên ban phiên tòa và những việc khác theo
quy định cua pháp luật. Thư ký Toà án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
cua Chánh án Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh
án Toà án về những hành vi cua mình.
Theo Điều 41 Bộ luật TTHS năm 2003, Thư ký Toà án được phân công
tiến hành tố tụng đoi với vụ án hình sự có nhiệm vụ: phô biến nội quy phicn
toà; báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phièn
toà; ghi biên bản phiên toà và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc
thâm quyền cua Toà án theo sự phân công của Chánh án toà án. [3]
* Viện trưởng, Phó viện trirởng Viện kiêm sát, Kiêm sát viên
Tại Điều 36 Bộ luật TTHS năm 2003, Viện trưởng, Phó viện trưởng
Viện kiểm sát là người đại diện cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời cũng là
người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, Phó viện trương Viện kiểm sát khi tham
gia tố tụng với tư cách là người đại diện cơ quan tiến hành tố tụng thì phải
được sự uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cùa Viện trưởng Viện kiểm
sát và phải chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát về nhiệm vụ
được giao.
Theo Điều 1 Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND 2002 quy định: “Kiểm
sát viên là người được bô nhiệm theo quy định của pháp luật đê làm nhiệm vụ
kiêm sát việc tuân theo pháp luật đê làm nhiệm vụ thực hành quyên công tô
và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. [14] về tiêu chuân Kiếm sát viên cũng
phai đảm bao các tiêu chuẩn quy định giống như đối với Thẩm phán. Kiểm
sát viên tham gia quá trình điều tra và xét xử theo các cấp khác nhau tuỳ
thuộc vào tinh chất, mức độ cua vụ việc.
Địa vị pháp lý của Kiểm sát viên thể hiện trong các giai đoạn cua cơ
quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Kiểm sát viên được quy định tại Điều 37 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003.
8
Theo đó: Kiểm sát viên được phân công thực hành quyên công tô và kiêm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có
những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hô
sơ vụ án cua Cơ quan điều tra;
- Đê ra yêu câu điêu tra;
- Triệu tập và hoi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai cua người làm
chứng, người bị hại, nguyẻn đơn dàn sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
- Kiểm sát việc bẳt, tạm giữ, tạm giam;
- Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyêt định của Viện kiếm sát liên
quan dến việc giải quyết vụ án; hoi, đưa ra chímg cứ và thực hiện việc luận
tội; phát biêu quan điếm về việc giai quyết vụ án, tranh luận với những người
tham gia tố tụng tại phiên toà;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử cua Tòa án,
của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyêt định cùa Toà
án; Kiểm sát việc thi hành ban án, quyêt định của Toà án;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thâm quyền của Viện
kiêm sát theo sự phân công cua Viện trưởng Viện kiêm sát.
Ngoài ra, trong hoạt động tố tụng hình sự, Kiểm sát viên là người đại
diện cho cơ quan kiêm sát thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp
luật các hoạt động cua cơ quan điều tra, xét xử, thi hành án hình sự. Mặt khác,
Kiêm sát viên có quyền thực hiện nhiệm vụ công tố trước Toà án đê bao vệ
quyên lợi cua cá nhân, tô chức và của nhà nước.
Việc thực hiện quyền công tố và kiếm sát việc tuân theo pháp luật của
Kiểm sát viên phai chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trương
Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định cua mình.
9
Thủ trưởng, Phó thú trưởng Cơ quan diều tra, Diều tra viên
Tại Điều 34 Bộ luật TTHS năm 2003, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra là người đại diện cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời cũng là
người tiến hành tô tụng.
Theo Điêu 29 Pháp lệnh tô chức điêu tra hình sự năm 2004 Điêu tra
viên là người được bô nhiệm theo quy định của pháp luật đê làm nhiệm vụ
điều tra vụ án hình sự. [16] Như vậy, điều tra viên là một chức danh pháp lý
được quy định trong pháp luật Tố tụng hình sự đê chi người trong Cơ quan
điều tra, dược bô nhiệm và được phép tiến hành các hoạt động điều tra theo
pháp luật tố tụng hình sự, với tư cách là người có thâm quyên THTT.
Theo quy định cua pháp luật Điều tra viên có ba bậc là Điều tra viên sơ
cấp, Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên cao câp. Trong đó, Điêu tra viên
sơ cấp có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng. Điều tra viên trung cấp điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động
điều tra cua Điều tra viên sơ cấp. Điều tra viên cao cấp có khả năng điều tra
các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức
tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ câp,
Điều tra viên trung cấp.
Pháp lệnh số 23/2004/PL-UBTVQH về tổ chức điều tra hình sự quy
định rõ Điều tra viên phai có các nghĩa vụ trong khi THTT như đảm bao cho
mọi công dân đều binh đãng trước pháp luật; tôn trọng quyền cơ bản của con
người và bảo đảm sự khách quan vô tư trong khi thực hiện các hành vi tô
tụng. Điều tra viên còn có nghĩa vụ chấp hành sự phân công và thực hiện các
quyết định tố tụng cua Thu trưcmg Cơ quan điều tra. [16] Nghĩa vụ này là một
trong những căn cứ đê xác định Điều tra viên có lỗi hay không trong khi thực
hiện công vụ mà gây ra thiệt hại cho công dàn hay người tham gia tô tụng.
10
Trong giai đoạn diều tra hình sự, Điều tra viên là người tiến hành hâu hết các
hoạt động điều tra nên có nghĩa vụ giải thích và bao đảm thực hiện các quyền
và nghĩa vụ cua người tham gia tô tụng.
Tóm lại, Người có thảm quyền THTT là nhừng cá nhân dược nhà nước
trao quyền trực tiếp tiến hành một số hành vi tố tụng nhất định trong một cơ
quan THTT, trong một giai đoạn tô tụng đê điêu tra, truy tô, xét xử, thi hành
án hình sự nham bao vệ pháp luật và lợi ích cua nhân dàn, xã hội và nhà nước.
Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng là phải chịu trách nhiệm đôi với
những hành vi cua mình trong quá trinh tiên hành tô tụng và hoàn thành
nhiệm vụ được giao theo quy định cua pháp luật. Hay nói cách khác người có
thẩm quyền THTT là người đại diện quyền lực nhà nước đè giải quyết khách
quan, đúng pháp luật vụ án hình sự theo trình tự, thu tục do pháp luật qui
định.
Khi thực hiện nhiệm các hành vi tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử,
người có thám quyền THTT có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá
nhân, tổ chức, thì việc phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại là tất yếu. Trong
mối quan hệ này, người có thẩm quyền THTT là người gây thiệt hại trong khi
thực hiện nhiệm vụ của cơ quan THTT giao phó. Do đó, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do Người có thẩm quyền THTT gây ra trước hết thuộc về cơ
quan THTT, người trực tiếp tiến hành tố tụng chỉ phát sinh trách nhiệm bôi
hoàn khi xác định được lỗi của họ trừ những trường hợp cụ thê pháp luật có
quy định khác, tác gia xin làm rõ ở chương tiếp theo.
1.1.2 Hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng
Bộ máy Nhà nước là hệ thống tổ chức các cơ quan thực hiện quyền lực
nhà nước thống nhất, có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đó
trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ quan THTT
chiếm một vị trí, vai trò rất quan trọng trong bộ máy nhà nước, bởi cơ quan
11
THTT thực thi quyền tư pháp trong việc giải quyỏt các vụ việc theo thu tục
được pháp luật quy định nhằm bao vệ pháp chế XHCN, quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tô chức và nhà nước.
Tại khoản 1 Điều 33 Bộ luật TTHS năm 2003, cơ quan THTT gồm có:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.[3] Hoạt động tô tụng hình sự diễn
ra qua nhiêu giai đoạn tô tụng, ơ mỗi giai đoạn tô tụng sẽ có cơ quan tô tụng
tham gia theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cua
từng cơ quan THTT được quy định cụ thể, hoạt động của các cơ quan THTT
này có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình tô tụng, đàm bảo quá trình tô
tụng hình sự được thực hiện đúng, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
* Cơ quan diều tru
Theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 của ƯBTVQH,và
Ỉ3Ộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cơ quan điều tra gồm có:
Cơ quan điều tra trong lực lượng Công an nhân dân;cơ quan điều tra
trong quân đội nhân dân; cơ quan điều tra của VKSND tối cao.
Ngoài ra còn có một số các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành
một sổ hoạt đông điều tra như Hải quan, Bộ đội biên phòng, kiểm lâm Các
cơ quan này không phải là cơ quan điều tra nhưng do tính chất cua công việc
và yêu cầu phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời các hành vi phạm tội nên
được phép tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi quyền hạn được
pháp luật quy định.
Theo khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh tố chức và điều tra hình sự năm 2004,
cơ quan điều tra trong Công an nhân dân có các cơ quan sau:
Cơ quan Canh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công
12
an và cơ quan An ninh đièu tra Còng an tỉnh, thành phô trực thuộc trung
ương.
Theo khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh tô chức và điêu tra hình sự năm 2004,
cơ quan điều tra trong quản đội nhân dân có các cơ quan sau:
Cơ quan điều tra hình sự Bộ Ọuốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự
quân khu và tương đương; Cơ quan điêu tra hình sự khu vực; Cơ quan An
ninh điều tra Bộ Ọuốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quản khu và tương
đương.
Theo khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh tô chức và điều tra hình sự năm 2004,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dàn tối
cao và cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Khi tiến hành đièu tra, cơ quan điều tra phai tôn trọng sự thật, phái tiến
hành một cách khách quan toàn diện và đầy đu. Các cơ quan điều tra có
nhiệm vụ phát hiện tội phạm, khơi tố, điều tra thu thập chừng cứ, lập hồ sơ vụ
án theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Trên cơ sơ đặc thù cua hoạt đông điều tra vụ án, nên mọi hoạt động
điều tra phải tuân theo pháp luật và châp hành các nguyên tẩc cua pháp luât tố
tụng hình sự như: tuân theo quy định cua pháp luật, đảm bảo các quyền cơ
bản của công dân, phát hiện nhanh chóng, chính xác các hành vi phạm tội, các
chứng cứ đưa ra phai đam bao tính xác thực. Những việc làm này của cơ quan
THTT làm rõ trách nhiệm hình sự cua người có hành vi phạm tội.
Trong phạm vi chức năng của mình, cơ quan điều tra tiến hành điều tra
xác minh tất ca các hành vi phạm tội, áp dụng mọi biện pháp luật định đẻ xác
định rõ tội phạm và người phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên
nhân và điều kiện phạm tội, yèu cầu các cơ quan chức năng áp dụng các biện
pháp khắc phục, ngăn ngừa như: kê biên tài san. áp giải, tạm giữ, bắt đê tạm
13
giam dè đảm bao cho quá trình điều tra, truy tô, xét xử nhăm mục dích
chung không bo lợt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Ket qua điều tra cua cơ quan điều tra là căn cứ đè truy tô người có hành
vi phạm tội nên việc điều tra có ý nghĩa quan trọng đưa ra quyêt đinh có truy
tổ hay không truy tố một vụ việc. Ọuá trình này nêu được tiến hành thiêu
khách quan hoặc có sự vi phạm thi hậu quả là việc điêu tra sai sẽ dân đỗn truy
tố sai. Do đó cần thiết phai có sự tham gia cua một cơ quan giữ vai trò kiêm
tra, giám sát việc tuân theo pháp luật cua tất ca các hoạt động điều tra ngay từ
giai đoạn đầu của quá trình tố tụng, đó chính là Viện kiêm sát.
* Viện kiếm sát
Theo quy định Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
và Điều 137 Luật sưa đôi, bô sung một số điều cua Hiến pháp 1992 quy định:
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ thực hiện quyên công tố và kiêm sát sốt
các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đam cho pháp luật được châp hành
nghiêm chinh và thống nhất.
Như vậy, chức năng cơ bản cùa Viện kiêm sát là thực hiện quyên công
tố và kiềm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp nói chung,
tố tụng hình sự nói riêng. Quyền công tố là quyền Nhà nước giao cho Viện
kiểm sát thực hiện theo quy định của pháp luật. Đó là quyền đại diện cho Nhà
nước để đưa các vụ việc vi phạm ưật tự pháp luật ra trước cơ quan xét xử
nhàm bào vệ lợi ích của Nhà nước, bào vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cua công dàn. [22, tr 29]
Thực hiện quyền công tố cua Viện kiêm sát thẻ hiện ở : Ọuyêt định
khới tố bị can, quyết định áp dụng, thay đôi, huy bo các biện pháp băt, tạm
giữ, tạm giam, phê chuân, không phè chuân các quyết định của cơ quan điẻu
tra, thực hiện việc luận tội
14
Kiểm sát hoạt động tư pháp bao gồm: Kiêm sát việc khơi tô, điêu tra,
xét xử án hình sự. Ngoài ra, kiểm sát việc giải quyêt các vụ án hành chính,
kinh tế
Đối với các vụ án hình sự, Viện kiểm sát đại diện cho nhà nước giám
sát tính hợp pháp của các hoạt động điều tra truy tô và xét xử nhăm đam bao
việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đây đủ, chính xác và đúng pháp luật.
Trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát giữ quyền công tô đông thời là cơ chè
pháp lý nhàm bao đain cho việc truy tố đúng người đúng tội, không đê sót lọt
hành vi phạm tội và tội phạm,không làm oan người vô tội, đồng thời đam bảo
sự tồn trọng tuyệt đối quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân và tô chức
trước pháp luật.
* Toà ủn
Hiến pháp 1992 khăng định "Toà án là cơ quan xét xử cua Nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.Toà án có nhiệm vụ xét xử đúng người, đúng
tội. đúng pháp luật nhằm bao đảm pháp chế XHCN, chế độ chính trị, bảo vệ
tài sản cua Nhà nước, tập thê, bao vệ tính mạng, tài sản, quyèn và lợi ích hợp
pháp khác của công dân". [9]
Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Toà án có nhiệm vụ
xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành
chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử: bản án, quyết định sơ tham cua
Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định cùa pháp luật tố tụng.
Bản án, quyết định sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do
pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đổi với ban án, quyết định sơ
thâm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phai được xét xử phúc thâm. Bản án,
quyết định phúc thâm có hiệu lực pháp luật. Như vậy. phán quyêt của Toà án
cấp phúc thẩm là phán quyết cuối cùng và phai được thi hành.
15
Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát
hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì dược xem xét lại theo trình
tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định
Điều 10 Bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định: “Không ai bị coi là có
tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kẽt tội đã có hiệu lực cua Toà
án”. [3] Hoạt động xét xử cua Toà án là giai đoạn quyêt định cua quá trình tỏ
tụng hình sự có vai trò quan trọng nhất trong phán xét một người có tội hay
vô tội. Việc định tội danh, đưa ra chế tài hình sự đối với người có tội đòi hỏi
Toà án phải căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật và nhừng tinh tiết cụ thê
diễn ra trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm cua người đó. Toà án cũng
là cơ quan phải chịu trách nhiệm về quyết định không đúng trong các trường
hợp gây ra oan, sai hoặc chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm mà Toà án đã
ra quyết định trước đó.
Trong hoạt động điều tra, truy tố xét xử, vấn đề có tính chất lý luận là
xác định mối quan hệ pháp lý giữa các cơ quan THTT vơi nhau trong việc
thực hiện nhiệm vụ tố tụng nhàm cụ thể hoá trách nhiệm của mỗi cơ quan
trong việc bồi thường thiệt hại do người có thâm quyền THTT gây ra. Đặc
biệt đổi với các vụ án oan sai thì xác định cơ quan nào có trách nhiệm bôi
thường thiệt hại có ý nghĩa thực tiễn trong việc khắc phục thiệt hại cho người
bị oan sai.
Trong hệ thống tổ chức bộ máy của nhà nước môi cơ quan THTT có
những chức năng nhiệm vụ riêng biệt, tuy nhiên các cơ quan này đêu đại diện
cho quyền lực nhà nước trong việc điều tra, truy tố, xét xử, vì vậy thông qua
mối quan hệ cua các cơ quan này đà tạo nên các cơ quan tiến hành tô tụng.
Moi quan hệ giữa cơ quan điều tra và Viện kiêm sát là mối quan hệ trực
tiếp dè cùng thực hiện nhiệm vụ tố tụng tại cùng một giai đoạn tô tụng, thi
16
mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và Toà án không phản ánh mối quan hệ
phụ thuộc nhau trong hoạt động tố tụng. [27, tr 17]
Bộ luật TTHS năm 2003 không quy định về mối quan hệ giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng nhưng không có nghĩa hoạt động tỏ tụng của các cơ
quan THTT không có mối quan hệ qua lại với nhau. Mối quan hệ giữa các cơ
quan này thê hiện ơ việc tham gia giải quyèt các vụ án cụ thê, nêu có sự phôi
hợp kịp thời và đồng bộ thì hiệu quả giải quyêt vụ án sẽ đạt đựòc kêt qua cao,
ngược lại, nếu không có sự phối hợp đồng bộ cũng ít nhiều ảnh hưởng đên
tiến độ giải quyết vụ án và chất lượng xét xử của Toà án.
Tóm lại, hệ thống cơ quan THTT hình sự bao gồm các cơ quan nhà
nước, độc lập thực thi quyền tư pháp trong giải quyêt các vụ án hình sư theo
thu tục tố tụng do luật TTHS quy định thông qua hành vi của người có thâm
quyền tiến hành tố tụng cụ thê, nhằm bao vệ pháp luật và pháp chê XHCN,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức, Nhà nước.
1.2 ĐIÊU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA
Cơ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH s ự
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Nghị quyết 03/NQ-
HĐTPTANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và
Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi
thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thâm quyền cua
cư quan tiến hành tố tụng gây ra thi căn cứ phát sinh trách nhiệm bôi thường
thiệt hại cua các cơ quan nhà nước khi người của mình gây ra thiệt hại sẽ
được áp dụng như các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng thông thường khác. Theo đó, trách nhiệm bồi thường cua nhà nước
chi phát sinh khi có 4 điều kiện sau:
- Có thiệt hại xay ra.
- Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
. ĐAI HỌC Quổc GIA H/TnọT
17
ỊỊ V'L0/£m
- c 75 mối quan hệ nhàn quả giữa hành vi và thiệt hại thiệt hại xay
- Người thực hiện hành VI ạây thiệt hại có loi trong việc thực hiện hành
VI.
Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 về bồi
thường thiệt hại cho người bị oan do người có thảm quyên cua cơ quan tiên
hành tố tụng gây ra ( sau đây viết tắt là Nghị quyết số 388) về cơ ban không
phu nhận nguvèn tắc chung trong việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cua nhà nước, trường hợp thiệt hại xay ra do sự kiện bât
khả kháng trong thời gian bị oan hoặc do lỗi của người bị oan thì người bị oan
cũng không được bồi thường thiệt hại này. Tuy nhiên, Nghị quyết số 388 chỉ
áp dụng đối với các trường hợp người bị oan có thiệt hại từ hành vi làm oan
cua cơ quan tiến hành tố tụng. Nghị quyết số 388 quy định rõ những trường
hợp người bị oan có thê được bôi thường. [23] Cụ thê, những người thuộc các
trường hợp sau đây được bồi thường thiệt hại:
- Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thâm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự huy bò quyết định tạm giữ vì người đó không thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Người bị tạm giam mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bo quyết định tạm giam vì người đó
không thực hiện hành vi phạm tội;
- Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời
hạn, tù chung thân, đã bị kết án tử hình mà có bản án, quyết định cua Toà án
có thâm quyền xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
- Người bị khới tố, truy tố, xét xử, thi hành án ngoài các trường hợp
vừa nêu mà có ban án, quyêt định của cơ quan có thảm quyên trong hoạt động
tố tụng hinh sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội
Những người thuộc các trường hợp trên nếu có tài san bị thu giữ, tạm
giữ, kê biên, tịch thu mà bị thiệt hại thi được bồi thường. [13]
18
Ngoài ra, Nghị quyết số 388 cũng quy định rõ một số trường hợp không
được bồi thường thiệt hại. Cụ thè những người thuộc các trường hợp sau đây
không được bồi thường thiệt hại:
- Người dược miễn trách nhiệm hình sự theo quy định cua pháp luật;
- Người bị xử lý về hình sự theo quy định cua Bộ luật hình sự được
Ọuốc hội thông qua ngày 27/6/1985 và các đạo luật sưa đôi, bô sung năm
1989, 1991, 1992 và 1997, nhưng nay theo quy định cua Bộ luật hình sự năm
1999 thì không phai chịu trách nhiệm hình sự;
- Những người tuỳ thuộc các trường hợp quy định được bồi thường
nhưng cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự
thật đê nhận tội thay cho người khác hoặc đê che giấu tội phạm. [13]
Thông tư liên tịch số 01 /TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-
BTC-BQP ngày 25/3/2004 hướng dần thi hành một số quy định của Nghị
quyết số 388 ( sau đây gọi tắt là Thông tư 01) quy định thêm trường hợp
người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án mà sau đó
có quyết định cua cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác
định người đó dù chì phạm một tội, còn các tội khác họ không thực hiện thỉ
cũng không được bồi thường (tuy nhiên quy định này đến thời điểm cuối năm
2006 đã được bãi bo bời Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC-BCA - BTP-BTC-BQP ngày 22/11/2006, hướng dẫn thi hành một
số quy định của Nghi quyết số 388 thay thế Thông tư 01). Thông tư 04 khẳng
định trường hợp trên sẽ được bồi thường đối với số ngày tạm giam, hoặc sô
ngày ngồi tù của họ vượt quá.
Toàn bộ các quy định của Nghị quyết số 388 và Thông tư 01 cho thấy,
ngoài 4 yêu cầu trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hại cua
nhà nước mà Bộ luật dân sự đã quy định, người bị thiệt hại trong lĩnh vực tổ
tụng hình sự muốn được bồi thường phải thởa màn thêm điều kiện "không có
hành vi phạm tội". Điều này có nghĩa rằng, họ phải thực sự là người bị oan và
phai không có hành vi vi phạm pháp luật nếu thuộc trường hợp bị tạm giữ,
không có hành vi phạm tội nếu thuộc trường hợp bị tạm giam. Trong tnrờng
19