Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIÊN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 45 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.51 MB, 10 trang )

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIÊN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
a. Cơ sở lý luận
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất
của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học tập, vui chơi,
ngơn ngữ giữ vai trị quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngơn
ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển
về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa.
Phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu
ngơn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có
hình ảnh một nội dung nhất định. Vì thế, sự phát triển ngơn ngữ mạch lạc của lời
nói rất cần thiết, nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói.
Phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ thực chất là rèn luyện khả năng tư
duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp bởi vì sự mạch lạc của ngơn ngữ
chính là sự mạch lạc của tư duy
b. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2020-2021 tôi được phân công phụ trách dạy lớp chồi, được tiếp
xúc trực tiếp với trẻ hàng ngày, biết được khả năng phát triển của từng trẻ nhất là
qua các hoạt động giao tiếp, các giờ dạy có liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ đặc
biệt là môn làm quen với văn học, bởi vì mơn học này có vai trị rất quan trọng,
nó là phương tiện hổ trợ đắc lực nhất cho q trình phát triển ngơn ngữ của trẻ.
Đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng là một trong những nhiệm vụ
được đặt lên trên hàng đầu trong hệ thống giáo dục mầm non. Trong tất cả các
môn học thì văn học kể chuyện được coi như mơn học giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ nhiều nhất. Khi kể chuyện ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng,
mạch lạc…bằng chính ngơn ngữ của mình. Nhận thức rõ được tầm quan trọng
của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là hoạt động kể chuyện, tôi đã nghiên
cứu“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua
hoạt động kể chuyện”.


2. Giới hạn đề tài: Phạm vi nghiên cứu tại lớp chồi 2 đơn vị trường mầm
non Trung Thạnh 2 và có thể áp dụng các trường lân cận trong và ngoài huyện,
đề tài thực hiện trong năm 2020-2021.
B- PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề:


a.Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường veed chuyên
môn hướng dẫn của ban giám hiệu về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ
thông qua bộ môn văn học cho trẻ.
Được phụ huynh nhiệt tình đóng góp ngun vật liệu gợi mở cho giáo
viên làm đồ dùng dạy học cho các cháu hoạt động.
Luôn nhận được sự giúp đỡ, những kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học bộ
môn phát triển ngôn ngữ .
Trẻ rất hào hứng, sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức các hoạt động
Bản thân tơi có trình độ đại học sư phạm, nhiều năm được phân công dạy
lớp mẫu giáo 4-5 tuổi nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm về một số biện
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua bộ mơn văn học
b. Khó khăn:
Do trình độ nhận thức trẻ không đồng đều do một số trẻ chưa qua lớp
mầm chưa có nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ cịn hạn chế, nên gặp
nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ kể chuyện
Phụ huynh phần lớn là lao động nghèo, nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ
đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động văn học cho trẻ.
Một số phụ huynh bận cơng việc ít quan tâm, chăm lo, trị chuyện với trẻ,
nghe trẻ nói để uốn nắn về ngơn ngữ cho trẻ.
Có một số ngơn từ khơng chính xác theo vùng miền mà trẻ đã quen khi sử
dụng từ phía gia đình: v-d, về-dề-zề, nên khó khăn khi cần uốn nắn ngay.

2. Những giải pháp thực hiện
* Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập đa dạng, phong phú.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì việc tạo ra một môi trường học tập
phong phú, đa dạng, gần gũi là điều vô cùng cần thiết, tác động trực tiếp đến quá
trình nhận thức của trẻ. Đặc biệt với hoạt động kể chuyện, cần để trẻ được sống
trong thế giới màu nhiệm với ơng Bụt có phép lạ, những con vật biết nói
chuyện…
Ví dụ: khi cho trẻ học kể chuyện, cơ giáo để những tranh truyện, con rối
màu sắc tươi sáng trẻ dễ sử dụng vừa tầm với, quan sát của trẻ, kích thích trẻ
hoạt động tích cực.
Trước khi chuẩn bị lên một giờ hoạt động kể chuyện cô cần chuẩn bị tốt
mơi trường cả trong và ngồi lớp học. Qua đó gợi cho trẻ sự tị mị về câu
chuyện cơ sắp kể. Trẻ quan sát thấy được những nhân vật trong tranh truyện của
cơ và có thể đưa ra những phán đoán về nhân vật, nội dung.


Ví dụ: Tranh truyện: Cây tre trăm đốt, cây khế, ba cơ gái, tích chu....và đồ
chơi ghép hình theo đội...Từ hình ảnh được thấy nên khi cơ kể chuyện trẻ sẽ
khắc sâu hơn, nhớ tên nhân vật và nội dung truyện hơn.
Lúc nào cũng vậy góc văn học trong lớp ln thu hút được sự chú ý của
trẻ nhất vì màu sắc những bức tranh, hình ảnh ngộ nghĩnh của nhân vật và
những con rối. Đó cũng chính là lợi thế của giáo viên khi tổ chức hoạt động kể
chuyện, luôn gây được sự hưng phấn đối với trẻ.

Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ
hoạt động. Rối tay ngồi dùng trong tiết thơ, truyện cịn dùng trong các tiết dạy
khác để gây hứng thú cho trẻ.
Qua cách nghĩ và làm như vậy tơi đã tạ ra một góc văn học với đầy đủ
chủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham
gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện, đọc thơ.

Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngồi trời tơi cịn tận dụng những bức
tranh tường ở trong trường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về
những bức tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ
thi nhau kể chuyện về các con vật đó…hình thức này đã giúp cho ngôn ngữ của
trẻ được mở rộng về vốn từ và phát triển khả năng phát âm của trẻ.
Tạo môi trường cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua bộ môn văn học là
một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ
kể chuyện, đọc thơ, ca dao,... Địi hỏi cơ giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng
các con vật, tranh ảnh, ngộ nghĩnh, đáng yêu , đồng thời cũng phải biết hướng


lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động phát triển ngôn
ngữ. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói
lên nhận xét của mình. Như vậy ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển một cách
phong phú và đa dạng.
*Biện pháp 2: Tổ chức tiết học sinh động, phù hợp lứa tuổi của trẻ.
Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp
đến nhận thức cũng như sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Để giờ học thu hút sự chú ý của trẻ tôi luôn quan tâm đến việc vào bài
như thế nào cho bất ngờ, hấp dẫn trẻ ngay từ đầu. Ví dụ: Khi kể chuyện ‘Ba cơ
gái” tơi mở đầu bằng cách đưa mơ hình một con nhện thật to cho trẻ quan sát và
nêu suy nghĩ của mình: Trẻ rất hào hứng, tị mị về hình dạng của chú nhện đó
và nói theo nhiều cách khác nhau: Nhện khổng lồ, nhện to hết cở…
Giờ học có được thành cơng hay không là nhờ giáo viên biết khéo léo nêu
bật được nội dung trọng tâm của giờ hoạt động
Ví dụ trọng tâm giờ hoạt động là cho trẻ kể chuyện theo tranh cùng cô:
Cô chuẩn bị tranh truyện khổ lớn, vừa tầm nhìn của trẻ, màu sắc sáng rõ có điểm
nhấn rõ ràng để trẻ tập trung kể nêu bật nội dung đoạn truyện trong tranh.

Giữa những lần kể cô cần đan xen những câu hỏi ngắn gọn để trẻ tóm tắt

lại một cách nhanh nhất những gì trẻ vừa nghe được qua lần kể của cơ: Cơ kể
chuyện gì vậy các con? (Truyện ba cô gái)…Khi nghe được câu trả lời từ trẻ cô
cần nhấn mạnh lại, chỉnh sửa cho câu trả lời được tròn câu, rõ ý và cho trẻ nhắc
lại.
Trong q trình kể chuyện có trẻ phấn khích ngắt ngang lời kể của cơ thì
cơ sẽ xử lý tình huống một cách nhẹ nhàng, tiếp tục hướng trẻ vào nội dung bài
học.


Ví dụ: khi đang kể đến đoạn: Khi sóc đưa thư cho chi hai, chị hỏi ‘thật hả
sóc mẹ chị đang ôm đấy à” bổng dưng bé Thiên Ngọc đưa tay vào ngực và giả
giọng ‘Ôi chi thương mẹ chi quá” ....
Trẻ 4-5 tuổi không thể ngồi lâu một chỗ, nghe nhiều một lúc nên giáo viên
cũng chú ý đến thay đổi vị trí phù hợp sau mỗi lần kể. Sự thay đổi vị trí cũng
cần logic với nội dung truyện: Sau lần kể 1 diến cảm, minh họa cử chỉ, nét mặt,
điệu bộ cô cho trẻ làm mây bay đến xem thế nào và bắt đầu kể với mô hình rối.
Giờ học thành cơng hay khơng, phát triển ngơn ngữ cho trẻ nhiều hay
không là nhờ cô giáo biết thay đổi khơng khí một cách phù hợp nhẹ nhàng tránh
sự nhàm chán ở trẻ.
*Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan sống động, thu hút sự chú ý của
trẻ.
Tôi sử dụng các loại rối tay, rối que từ nguyên vật liệu phế thải để tạo sự
chuyển động cho nhân vật trên sân khấu, mơ hình. Từ đó gây sự tò mò ở trẻ,
khiến trẻ thấy hứng thú hơn với câu chuyện.

Những thao tác như vậy trẻ đều có thể bắt chước làm theo được. Khơng
có gì thú vị hơn khi câu chuyện cô kể mà rối nhân vật trẻ được trực tiếp cùng
làm, trẻ có thể hứng thú kể cho bạn mình nghe về nguồn gốc con rối: “Củ cải
trắng tơi làm đó, đẹp khơng…” Vậy là khơng chỉ phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thông qua câu chuyện mà cịn qua những giao tiếp trong q trình thực hiện làm

rối cùng cơ. Trẻ có thể kể về q trình làm của mình, phát triển vốn từ: Bóng
bàn, mủ, nhựa, vải vụn, các bộ phận cơ thể (rối).
Ngoài ra bộ sưu tập tranh truyện cũng là một trong những nơi thu hút trẻ.
Hình ảnh càng sáng rõ bao nhiêu trẻ càng hứng thú với câu chuyện bấy nhiêu.


Cơ cũng có thể làm một số trang phục cho trẻ tập đóng kịch, trẻ sẽ được
làm quen với những từ như: Thỏ con, dê, hươu củ cải trắng, khoác áo,…
* Biện pháp 4: Kết hợp hoạt động kể chuyện với mơn học, hoạt động
khác.
Khơng chỉ có kể chuyện mới phát triển ngôn ngữ mà cô cần kết hợp được
với những môn học khác để phát triển vốn từ của trẻ rộng hơn
Ví dụ mơn âm nhạc hát nhổ cải: Nhổ cải lên, ái chà chà, nhổ mãi mà
không dược. Từ lời kể biến thành lời hát có giai điệu nhẹ nhàng dễ nhớ, trẻ sẽ
thuộc và nói được chính xác lời kể đó.
Hay trong truyện: Cáo, Thỏ, Gà trống có lời thơ của anh Gà trống: Cúc cù
cu cu, ta vác hái trên vai, đi tìm Cáo gian ác, Cáo ở đâu ra ngay. Trong lúc cơ kể
trẻ nói theo một cách rất hào hứng. Với mơn tốn cơ cho trẻ kể tên nhân vật đếm
số lượng nhân vật…Môn thể chất: sau mỗi lần kể trẻ có thể thay đổi vị trí bằng
cách đi trong đường hẹp đến nhà nhân vật…Môn khám phá khoa học: Thỏ ăn củ
cà rốt, củ cải trắng, quả dưa hấu…
* Biện pháp 5: Giúp trẻ tập kể chuyện, đóng kịch theo nội dung truyện.
Đây là biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nhiều nhất. Cơ có thể tập
từng lời kể ngắn gọn cho trẻ, xoay quanh nội dung chính của truyện, có thể lược
bớt những câu thoại dài nhưng vẫn đảm bảo nội dung để phù hợp với khả năng
trẻ. Trẻ nói từng câu theo cô, kết hợp với những cử chỉ, động tác, nét mặt. Cơ
giáo có thể nhấn mạnh những từ ngữ có tính mấu chốt, quyết định của câu để trẻ
dễ nhớ: cơ cháu gái gọi chó con, chó con “ngậm bím tóc” cơ cháu gái cùng nhổ
cải.
Với trẻ 4-5 tuổi khả năng diễn đạt ngơn ngữ mạch lạc cịn hạn chế nên cơ

chú ý tập cho trẻ nói từng câu ngắn gọn rồi mới đến câu dài. Đầu năm học có thể
chỉ là câu ba chữ, bốn chữ, từ từ nâng dần lên câu bảy chữ, tám chữ. Với kể
chuyện theo tranh cơ tập thói quen cho trẻ chỉ que ở đâu thì kể nội dung nhân


vật, hồn cảnh ở đó. Với đóng kịch phức tạp hơn: Lời kể của trẻ đến chỗ nào thì
thể hiện đúng động tác nhân vật như thế: Con Cáo đuổi bác Gấu, đàn chó. Cáo
chạy ra ngồi khi Gà Trống đến đuổi Cáo…(Cáo, Thỏ, Gà Trống).
*Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ
thông qua các câu chuyện.
Giáo viên có thể gửi nội dung các câu chuyện cơ kể trong chương trình
học để phụ huynh về nhà có thể cùng trẻ kể chuyện, đóng giả nhân vật trong
truyện. Điều đó khơng những giúp phát triển ngơn ngữ ở trẻ mà cịn nhẹ nhàng
giáo dục trẻ thơng qua nội dung câu chuyện. Tuy nhiên vẫn có nhiều phụ huynh
bận rộn công việc không mấy quan tâm đến việc học của con, nên giáo viên cần
có những buổi họp phụ huynh thiết thực, qua đó tuyên truyền sâu rộng đến phụ
huynh về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 4-5 tuổi là rất quan
trọng.
3. Những kết quả đạt được
Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:
* Về bản thân:
Tơi thấy mình có ý thức hơn trong việc rèn luyện giọng kể tốt hơn để có
thể thật tự tin khi kể trước trẻ.
Sưu tầm được nhiều loại truyện, nhiều nội dung đa dạng khác nhau để kể
cho trẻ, ln chú ý đến truyện có nội dung giáo dục cao, nội dung sâu sắc, nhân
vật dễ nhớ.
* Về trẻ:
- Vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng mạch lạc hơn, nói nhiều
câu có đầy đủ ý nghĩa. Trẻ phân biệt được ý nghĩa một số từ.
- Kinh nghiệm sống của trẻ phong phú hơn, trẻ hứng thú tham gia học,

phát biểu, kể chuyện và đóng kịch.
- Trẻ mới, yếu, chậm đã mạnh dạn tham gia vào hoạt động kể chuyện,
đóng kịch.
- Trẻ biết kể chuyện theo trí nhớ tốt, phát huy khả năng tưởng tượng tốt,
thể hiện tốt vai diễn của mình.
- Trẻ phát âm chính xác hơn, ít sử dụng ngơn từ địa phương hơn.
TT

Nội dung

Đầu năm

Cuối năm

1

Vốn từ của trẻ

65 %

85 %

2

Kinh nghiệm sống của trẻ

60 %

80 %


3

Trẻ phát huy khả năng tưởng tượng

66%

89%


4

Trẻ phát âm chính xác hơn, ít sử dụng ngơn
65%
từ địa phương hơn

90%

* Về đồ dùng trực quan:
Xây dựng một góc tuyên truyền về các câu chuyện sáng tạo của cô của trẻ
đa dạng, phong phú.

Sưu tầm rất nhiều tranh ảnh theo từng chủ điểm cho trẻ kể chuyện.
Làm 9 bộ truyện tranh chữ to theo 9 chủ đề
Làm 20 con rối cho cô hoạt động.
Một sân khấu rối, sa bàn cho cô và trẻ kể chuyện sáng tạo.
*Về phụ huynh:
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
C- PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vào việc dạy trẻ
kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã rút ra những bài học
kinh nghiệm sau: Giáo viên cần nâng cao trình độ ngơn ngữ của mình, coi ngơn
ngữ là phương tiện giáo dục chủ đạo. Phải gần gũi, thân thiện và nhiệt tình trong
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng, đồ
chơi đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học, thu hút trẻ học. Cô giáo là người
tiếp xúc với trẻ nhiều nhất phải ln phát âm chuẩn, nói chuẩn, uốn nắn để trẻ
phát âm chính xác. Phối hợp tốt với phụ huynh động viên giáo dục trẻ thực hiện
tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên.
2. Ý nghĩa


Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện là sự
tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngơn ngữ. Nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ
của trẻ đã đạt yêu cầu cao về mặt biểu hiện âm thanh, từ diễn đạt, câu đúng ngữ
pháp cũng như mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Vì
vậy giáo viên mầm non ln cần có phẩm chất đạo đức tốt, luôn trau dồi kiến
thức, rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn cho trẻ. Bởi kỹ năng này ln đóng vị trí
quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ mới làm
giàu kho tàng kiến thức cho trẻ.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi vừa nghiên cứu “Một số biện pháp phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện’’ của tôi
áp dụng vào việc giảng dạy và đạt hiệu quả, giới thiệu thêm cho các bạn đồng
nghiệp áp dụng để kết quả giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Trung Thạnh, ngày 29 tháng 3 năm 2021
Người viết

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tạp chí Giáo dục mầm non số 3/2116 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục mầm non năm học 2016- 2017
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non ( năm học 20192020; năm học: 2020-2021)
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dự án tăng cường Mô đun MN1- A xây
dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm giáo dục phát triển ngơn ngữ.
Tài liệu chương trình giáo dục mầm non.



×