Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Luận văn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.52 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHAN ĐÌNH THẮNG

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP - TỪ THỰC TIỄN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2021


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ HẢI

Phản biện 1: TS. Vũ Văn Tính
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Duy Phương

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,


Học viện Hành chính Quốc gia.
Địa điểm: Phịng họp...................nhà............Hội trường bảo vệ
luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia
Số 201, đường Phan Bội Châu, thành phố Huế
Thời gian: Vào hồi......giờ.......ngày.......tháng.......năm 2021
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học Viện Hành
Chính Quốc gia hoặc trên trang web Khoa sau đại học, Học
viện Hành chính Quốc gia.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ sinh thái rừng là một tài ngun đặc biệt, có vai trị hết sức
to lớn đối với đời sống con người. Rừng khơng chỉ là nguồn cung
cấp lâm sản mà cịn có giá trị về mặt xã hội, sinh thái và môi trường.
Rừng là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng chiếm 31% diện tích tồn
cầu với 4 tỷ ha, phân bố trên ba vùng khí hậu: bắc cực, ơn đới và
nhiệt đới, trong đó có 90% là rừng tự nhiên và 10% là rừng trồng
(IUCN, 2016). Trên thế giới có khoảng 1,6 tỷ người có hoạt động
liên quan đến rừng, là mơi trường sống của hơn 2/3 lồi động thực
vật được xác định trên thế giới. Đặc biệt rừng là bể hấp thụ khói bụi,
CO2 lớn, ước tính 650 tỷ tấn Cacbon trong toàn hệ sinh thái, chiếm
44% tổng sinh khối. Ước tình giá trị khai thác từ rừng mỗi năm trên
122 tỷ USD, đứng hàng thứ ba chỉ sau buôn bán vũ khí và ma túy.
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 31/12/2018, diện tích rừng
tồn quốc hiện có 14.491.295ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.255.525ha
và rừng trồng là 4.235.770ha. Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ
che phủ toàn quốc là 13.785.642ha, độ che phủ tương ứng là 41,65%,
chia làm 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Hơn nữa, rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là một bộ

phận của môi trường sống, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc
doanh, nền quốc phịng tồn dân. Rừng có vai trò rất quan trọng
trong cuộc sống của con người, cung cấp gỗ, củi, điều hịa khí hậu,
điều hịa nguồn nước, bảo tồn nguồn gen sự đa dạng sinh học, hạn
chế thiên tai, chống xói mịn đất, giảm ơ nhiễm khơng khí. Rừng
khơng chỉ cung cấp cho con người ngun vật liệu, lâm đặc sản để
phục vụ đời sống mà còn có tác dụng tích cực trong việc phịng hộ,
bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu
khoa học, giáo dục, giải trí. Tuy nhiên, trong những năm gần đây
rừng nước ta đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích lẫn
chất lượng. Mất rừng đang là những mối đe dọa trực tiếp đến tính đa
1


dạng sinh học và môi trường sinh thái của Việt Nam. Ngun nhân
suy giảm diện tích rừng ngồi chiến tranh trong những năm trước
đây thì các hoạt động của con người trong những năm gần đây là cực
kỳ nghiêm trọng, đó là việc khai thác quá mức, phá rừng lấy đất canh
tác, di dân tự do, buôn bán trái phép động vật rừng, đặc biệt là các
loài động vật hoang dã quý hiếm nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng.
Có thể nói hệ sinh thái nước ta đang bị phá vỡ, mất đi tính cân bằng
tự nhiên nên đã gây những ảnh hưởng xấu tới môi trường sống và đe
dọa sự tuyệt chủng của những loài động, thực vật.
Mặc dù, trong những năm qua công tác bảo vệ rừng luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
UBND các cấp đã chỉ đạo các biện pháp tổng hợp nhằm góp phần bảo
vệ rừng, phát triển rừng đã đạt được những kết quả rõ rệt. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên quý giá đó đang dần bị suy thoái một cách nghiêm
trọng, điều này đặt ra nhiều khó khăn và thách thức trong cơng tác bảo
vệ và phát triển rừng. Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng là toàn bộ hoạt

động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện chức
năng quản lý, bảo vệ rừng trong đó Kiểm lâm là tổ chức có chức năng
quản lí bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về Lâm nghiệp. Là
lực lượng chuyên ngành về PCCCR (Điều 103 Luật Lâm nghiệp
2017). Xã hội phát triển thì cơng tác quản lý, bảo vệ rừng càng gặp
nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: sự khai thác tài ngun
khơng theo quy hoạch, diện tích rừng bị lấy mất do các chương trình
dự án phát triển, mở đường thơng xe, cháy rừng, thiên tai... Ngồi
những ngun nhân khách quan kể trên cịn có ngun nhân chủ quan
mà lực lượng Kiểm lâm có thể hạn chế được thơng qua công tác thực
hiện nghiêm minh việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm
nghiệp.
Rừng ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố ở những khu vực
có địa hình đồi núi cao, hiểm trở, đồi dốc đứng, giao thông không
thuận lợi nên việc quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ở Thừa
Thiên Huế còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian vừa qua, tình
2


trạng các đối tượng lén lút phá rừng làm nương rẫy, khai thác, vận
chuyển, buôn bán lâm sản trên địa bàn của Tỉnh vẫn xảy ra với tính
chất và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Chỉ tính
riêng trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế lực lượng
Kiểm lâm toàn tỉnh đã bắt giữ và xử lý 575 vụ vi phạm Luật Lâm
nghiệp (tăng 44 vụ so với cùng kỳ năm trước); tịch thu nhập kho nhà
nước 547,71 m 3 gỗ các loại (451,524 m3 gỗ xẻ, 96,186 m3 gỗ tròn)
(tăng 17,1 m3 so với cùng kỳ ) 8 xe ô tô. Thu nộp ngân sách
4.612.914.000 đồng (trong đó tiền phạt 1.312.292.000 đồng và tiền
bán lâm sản tịch thu 3.300.622.000 đồng).
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc vấn

đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi tác giả đang công tác là rất cần thiết cả về
mặt lý luận cũng như thực tiễn để có thể đánh giá đúng thực trạng và
đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm
nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó cũng là lý do tác giả
chọn đề tài cho luận văn của mình là: “Xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lâm nghiệp - từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp đã đươc công bố như:
Đề tài “Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng” của Vũ Hoàng
Tùng, Luận văn thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia,
năm 2013; đề tài “Đảm bảo hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” của Phạm
Đình Hùng, Luận văn thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc
gia, năm 2011; Đề tài "Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, lý luận và
thực tiễn", của Bùi Tiến Đạt, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; đề tài "Tình hình thực hiện pháp luật
trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng", của Võ Mai Anh,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
3


2007; đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
rừng ở Việt Nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Mình, 2002; đề tài “Pháp luật
về xử lý vi phạm trong lĩnh vực Bảo vệ rừng qua thực tiễn tại tỉnh
Quãng Trị”Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thùy Linh, năm 2018; đề
tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm lâm từ thực tiễn tỉnh
Quảng Bình” Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thế Sơn, năm 2015; đề tài

“Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi” Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hiền, năm 2018.
Ngồi ra, có một số cơng trình nghiên cứu khác được cơng bố
trên các tạp chí của ngành lâm nghiệp: “Giải pháp quản lý bảo vệ rừng
và phát triển sinh kế bền vững ở một số địa phương ở miền Trung”,
Trần Nam Thắng, đăng trên Tạp chí Môi trường, số 3/2015. Một số
bài viết khác liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp trên các bài luận tham
vấn, trang web và các bài seminar trong các hội thảo, tọa đàm,…
Những cơng trình nêu trên tuy đã tập trung đi sâu nghiên cứu những
vấn đế liên quan đến thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng, hay pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng với việc phân tích, đánh giá hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động thực thi và áp dung pháp luật. Việc phân tích,
đánh giá các vấn đề liên quan đến đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận
mà chưa đề cập sâu đến thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc
chấp hành pháp luật về Lâm nghiệp ,thực tiễn về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lĩnh vực Lâm nghiệp đồng thời đưa ra một số
quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ một
số vấn đề lý luận và pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Lâm nghiệp, thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế; những bất cập, khó khăn, vướng
4


mắc để đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp bảo đảm các quy
định pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề như sau:

- Nghiên cứu

một số vấn đề lý luận, pháp lý về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tình hình thực tiễn xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2016 - 2020 và bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất, quan điểm và giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu vấn đề lý luận, nghiên cứu
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp - từ
thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn hoạt
động xử lý vi phạm hành chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế .

- Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2016 - 2020
- Về nội dung: Nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lâm nghiệp, thực tiễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Làm
cơ sở đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả sử
dụng các phương pháp cụ thể để giải quyết các yêu cầu đề ra bao
gồm: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp
so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp tham vấn chuyên gia.
5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở hệ thống hóa các khái niệm và phân tích đặc điểm
của thực thi và áp dụng pháp luật chuyên ngành, luận văn góp phần
làm phong phú thêm lý luận về thực hiện và áp dụng pháp luật.
Góp phần làm rõ sâu sắc thêm những vẫn đề lý luận và pháp luật về
vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn là cơng trình nghiên cứu

về pháp luật và thực tiễn
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm
nghiệp. Góp phần nâng cao nhận thức cho người dân và cán bộ làm
công tác quản lý và XLVPHC. Phân tích thực trạng thực thi pháp
luật về XLVPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế . Chỉ ra được các khó khăn, thách thức và tồn tại nhằm
đưa ra các quan điểm và giải pháp để bảo đảm xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Kết quả của nghiên cứu có thể sử dụng để làm tài liệu học tập,
nghiên cứu tiếp;góp phần nâng cao nhận thức và năng lực thực thi

nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, sử
dụng tham khảo cho các đề tài khác; nâng cao, hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: Lời mở đầu, mục lục, 3 chương, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo
Nội dung các chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận, pháp lý về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
Chương 2: Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
6


CHƯƠNG I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LẦM NGHIỆP
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lâm nghiệp
1.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ,
phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản ( Theo
khoản 1 điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017)
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực
hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi
phạm hành chính (Theo khoản 1 điều 2 Luật XLVPHC năm 2012).
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử

phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với
cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (Theo khoản 2 điều 2
Luật XLVPHC năm 2012).
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp là hành vi có lỗi
do tổ chức, cá nhân thực hiện; vi phạm quy định của pháp luật về quản
lý Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.
Dấu hiệu của vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
Dấu hiệu một: vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp là
hành vi trái pháp luật,vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
Hậu quả do hành vi vi phạm gây ra chưa đến mức phải xử lý
hình sự hoặc khơng cấu thành tội phạm hình sự và hành vi vi phạm
đó được quy định trong Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt
7


vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp hoặc trong các Nghị
định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác có
liên quan như: Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của
Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Nghị
định sơ 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
Dấu hiệu hai: Hành vi đó là hành vi thực hiện bằng hành động
hoặc không hành động,phải là một việc thực,chứ không phải chỉ tồn
tại trong ý thức hoặc chỉ mới là dự định.
Dấu hiệu ba: cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm phải có
năng lực trách nhiệm hành chính,nghĩa là theo quy định của pháp
luật hành chính,họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp

luật của mình và là đối tượng có năng lực chịu trách nhiệm hành
chính. Đối với cá nhân ,họ phải là người đạt độ tuổi nhất định,có đầy
đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.Nếu khơng đủ
căn cứ cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng có đầy đủ
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì có thể kết
luận rằng: khơng có vi phạm hành chính xảy ra.
Khoản 5 Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định việc
khơng truy cứu trách nhiệm hành chính trong trường hợp người thực
hiện hành vi “khơng có năng lực trách nhiệm hành chính” hoặc
“chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính”
Dấu hiệu bốn: Hành vi đó là hành vi có lỗi của người vi phạm
Lỗi cố ý: Nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp
luật trong hành vi của mình,thấy trước hậu quả của vi phạm và mong
muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho
hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý: Trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu
quả của hành vi nhưng vì chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn
được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy
trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm.
8


Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp là hành vi trái
pháp luật,vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực Lâm nghiệp.Hậu quả do hành vi vi phạm gây ra chưa
đến mức độ phải xử lý hình sự hoặc khơng cấu thành tội phạm hình
sự và hành vi đó được quy định trong Nghị định 35/2019/ NĐ-CP
ngày 25/04/2019 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Lâm nghiệp
Luật XLVPHC được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam kỳ họp thứ 3 khóa XIII thơng qua ngày 20/6/2012 và có
hiệu lực từ ngày 01/7/2013 tại khoản 2 Điều 2 đã định nghĩa: “Xử
phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá
nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”.
Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định
đối với cá nhân,tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến
mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Xử lý vi phạm hành chính bao gồm
xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Xử lý VPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp có thể hiểu là hoạt động
của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ các quy định của pháp luật, quyết
định các hình thức, biện pháp nhằm ngăn chặn, xử phạt và áp dụng các
biện pháp cưỡng chế hành chính đối với các cá nhân, tổ chức đã có hành
vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính chính trong lĩnh vực Lâm
nghiệp là việc áp dụng trách nhiệm hành chính (bao gồm xử phạt vi
phạm hành chính, các biện pháp xử lý hành chính khác) đối với đối
tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp theo trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định.
9


Thứ hai, đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Lâm nghiệp bao gồm cá nhân, tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm
pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp và hành vi
vi phạm đó được quy định trong Nghị định 35/2019/ NĐ-CP ngày
25/04/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
Thứ ba, việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo một
trình tự, thủ tục riêng do pháp luật hành chính quy định.
Thứ tư, cơ sở pháp lý của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Lâm nghiệp là vi phạm hành chính được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp (đối với việc xử
phạt vi phạm hành chính)
1.1.3 Vai trị của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
- Để trừng trị chủ thể vi phạm và răn đe ,giáo dục tuyên truyền
pháp luật
- Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước,tính nghiêm minh của
pháp luật và hiệu quả của pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo trật tự
pháp luật

- Hạn chế, triệt để các hành vi xâm hại tài ngun rừng
- Có tính phịng ngừa,cải tạo,răng đe, giáo dục người vi phạm
nhận thức được hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm
nghiệp là vi phạm pháp luật và phải chấp hành hậu quả do hành vi
mà mình gây ra.

- Nâng cao nhận thức, năng lực về mặt hiểu biết pháp luật đối
với người vi phạm giúp người vi phạm nhận thức được hành vi của
mình là trái quy định của pháp luật Lâm nghiệp để từ đó khơng vi
phạm các hành vi trên.

- Đảm bảo về mặt “an ninh rừng”,
trật tự xã hội tại địa bàn quản lý.

10


cũng như đảm bảo an toàn


1.2. Nội dung xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
Hiện nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm
tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp được ban
hành, sửa đổi,bổ sung như Bộ Luật hình sự năn 2015, Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012, Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14
ngày 15/11/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam,Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; Nghị
định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;Nghị định số 06/2019/NĐ-CP
ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng,động vật
rừng nguy cấp,quý,hiếm và thực thi Cơng ước về bn bán quốc tế các
lồi động vật,thực vật hoang dã nguy cấp; Thông tư số 27/2018/TTBNNPTNT ngày16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn quy định quản lý,truy xuất nguồn gốc lâm sản…Việc cập nhật,áp
dụng thống nhất các quy định của pháp luật vào trong thực tiễn là một
đòi hỏi,yêu cầu cần thiết cho các lực lượng tham gia quản lý,bảo vệ và
xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
1.2.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm
nghiệp

- Tất

cả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm
nghiệp phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật


- Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
yêu cầu phải được tiến hành một cách chính xác có hiệu quả,cơng
bằng,cơng khai,đúng thẩm quyền,đúng quy định của pháp luật.

11


- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất mức
độ, hậu quả của hành vi đó gây ra,thân nhân người vi phạm và tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

- Đối

tượng vi phạm hành chính khơng có tình tiết tăng
nặng,giảm nhẹ thì mức tiền phạt được tính là mức trung bình khung
tiền phạt quy định đối với từng hành vi đó.

- Cá nhân,tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Lâm nghiệp khi có hành vi vi phạm hành chính quy định cụ thể
tại các văn bản Luật,Nghị định liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp.

- Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người
vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó.Nghiêm cấm việc chia
nhỏ mức thiệt hại chung cho từng người vi phạm để xử phạt.

- Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều
lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.


- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh về
hành vi VPHC,các cá nhân,tổ chức có quyền tự mình hoặc thơng qua
người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính.

- Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ
chức bằng hai lần mức tiền phạt đối với cá nhân.

- Không xử lý VPHC trong các trường hợp thuộc tình thế cấp
thiết,phịng vệ chính đáng,sự kiện bất ngờ hoặc VPHC trong khi mắc
bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức,khả
năng điều khiển hành vi của mình.
1.2.2. Bộ máy tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lâm nghiệp
Bộ máy xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
bao gồm:

12


- Cơ quan Kiểm lâm
- UBND các cấp (Chủ tịch):
- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp:
- Cơ quan Cơng an Nhân dân:
- Bộ đội Biên phịng:
- Cảnh sát biển
- Cơ quan Quản lý thị trường
- Cơ quan Hải quan:
1.2.3. Các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm
nghiệp và thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm
nghiệp

1.2.3.1. Các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
1.2.3.2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
1.3. Các yếu tố tác động tới xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lâm nghiệp
1.3.1. Pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lâm nghiệp
1.3.2. Năng lực của cán bộ xử lý vi phạm hành chính trong lâm nghiệp
1.3.3. Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống trong xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Rừng đóng vai trị rất quan trọng trong cuộc sống mỗi con người
chúng ta. Rừng không chỉ được xem là lá phổi xanh của trái đất, giúp
điều hịa khí hậu, cân bằng hệ sinh thái mơi trường, mà cịn mang lại
lợi ích nhiều mặt về kinh tế và an ninh - quốc phòng, chặt, phá rừng,
khai thác rừng bừa bãi, làm suy thối, cạn kiệt tài ngun rừng cịn
xảy ra khá phổ biến.
13


Việc xác định rõ các khái niệm liên quan đến xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp giúp người có thẩm quyền áp
dụng đúng đắn, chính xác các hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Qua nghiên cứu, vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
là hành vi cố ý hoặc vô ý của các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy
định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, là trật tự quản lý nhà
nước trong các lĩnh vực cụ thể như quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát
triển rừng và quản lý lâm sản mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp là việc

cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những
chế tài pháp luật hành chính đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp đạt
chất lượng, hiệu quả cần có những bảo đảm như: Mức độ hoàn
thiện của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Tổ chức bộ máy
kiểm lâm và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong tổ chức thực hiện pháp luật và thực thi nhiệm vụ thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Trách nhiệm
của các chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp và
trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan .Yếu tố
văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống trong xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

14


Chương II
THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2.Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2. Thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại
tỉnh Thừa Thiên Huế
Công tác bảo vệ rừng tự nhiên, quản lý nương rẫy, lẫn chiếm
đất rừng.
Công tác PCCCR

Về ngăn chặn khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và thực thi lâm luật.
BIỂU TỔNG HỢP VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Đơn vị tính: số vụ
Phân theo năm
STT
1
1.1

Hạng mục

Tổng số vụ vi phạm
Phá rừng trái phép
(kể cả số vụ UBND xã
xử lý)
1.1.a Trong đó: Phá rừng
làm nương rẫy
1.2
Vi phạm QĐ về khai
thác gỗ và LS khác
1.3
Vi phạm quy định về
PCCCR
1.3.a Trong đó: số vụ cháy
rừng
1.3.b Số vụ tìm ra thủ phạm
1.4
Vi phạm quy định về
sử dụng đất lâm nghiệp
1.5
Vi phạm quy định về

quản lý ĐVHD

Đvt

2016

2017

2018

2019

Vụ

564

584

544

575

Vụ

30

56

40


53

Vụ

30

30

16

Vụ

3

4

5

4

Vụ

7

3

13

28


Vụ

7

2

13

17

Vụ

0

2

Vụ

1

Vụ

16

15

13

14


7

3


Mua bán, vận chuyển
Vụ
lâm sản trái phép
1.7
Vi phạm quy định về
Vụ
chế biến gỗ và LS
1.8
Vi phạm khác(vi phạm
Vụ
vắng chủ)
1.9
Vi phạm thủ tục vận
Vụ
chuyển
1.10 Đưa công cụ, phương
Vụ
tiện vào rừng trái phép
2
Chống đối người thi
Vụ
hành công vụ
2.1
Số vụ
Vụ

2.2
Số người bị chết
Người
2.3
Số người bị thương
Người
2.4
Giá trị tài sản bị thiệt
1000đ
hại
3
Phân theo đối tượng
vi phạm
3.1
Doanh nghiệp
Vụ
3.2
Hộ gia đình, cá nhân
Vụ
3.3
Đối tượng khác
Vụ
4
Tổng số vụ vi phạm
Vụ
đã xử lý
4.1
a/ Xử phạt hành chính Vụ
4.2
b/ Xử lý tang vật vắng

chủ
4.3
c/ Xử lý hình sự
Vụ
4.3.1 Số vụ
Vụ
4.3.2 Số bị can
Người
4.3.3 Trong đó đã xét xử
Vụ
4.3.3.1Số vụ
Vụ
4.3.3.2Số bị cáo
Người
5
Phương tiện, lâm sản
tịch thu
5.1
Phương tiện bị tịch
thu
5.1.1 Ơtơ, máy kéo
Chiếc
1.6

125

89

71


82

5

1

2

1

373

409

389

389

4

1

1

0

8

16


15

564

584

531

575

191
373

178
406

1
137
393

60
162
353

528

500

511


535

195

169

145

176

361

331

364

359

8

2
3

1

16

3

5



5.1.2 Xe trâu, bò kéo
5.1.3 Xe máy
5.1.4 Ghe, thuyền, tầu
5.1.5 Phương tiện khác
5.2
Lâm sản tịch thu
5.2.1 Gỗ trịn
5.2.1.1Trong đó: gỗ q
hiếm
5.2.2 Gỗ xẽ các loại
5.2.2.1Trong đó: gỗ q
hiếm
5.2.3 Gía trị Lâm sản ngồi
gỗ
5.2.4 Động vật rừng bị tịch
thu
5.2.4.1Tính theo số con
Trong đó: động vật
quý hiếm
5.2.4.2Trọng lượng:
6
Thu nộp ngân sách
6.1
Tổng các khỏan thu
6.1.1 + Tiền phạt
6.1.2 + Tiền bán tang vật bị
tịch thu
6.1.3 + Tiền truy thu thuế

6.1.4 + Thu khác

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
m3
m3

1
4
605.7
95.8

5
11
672.3
86.8

2
12
6
564.8
87.0

7
8
637.6
96.1


m3

1.2

1.2

1.4

0.1

m3

509.9

585.5

477.8

541.5

m3

6.8

4.3

12.2

8.7


1.000đ

875

759

kg

160.5

50.0

163.0

Con

69

49

40

Con

17

20

11


Kg
51
59
94
1000đ
1000đ 5,071,5994,623,6504,245,9614,612,914
1000đ 1,036,4251,238,400 524,216 1,312,292
1000đ 4,035,1743,385,2503,721,7453,300,622
1000đ
1000đ

(Nguồn:Chi cục Kiểm lâm – Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế, 2020).
Từ năm 2016 đến nay, Chi cục Kiểm lâm phối hợp các đơn vị
chủ rừng bắt giữ và xử lý 2.254 vụ vi phạm; tịch thu 2.390,5 m3 gỗ
các loại, thu nộp ngân sách gần 19 tỷ đồng. Đã tổ chức 1.603 đợt
truy quét với 43.916 công, xử lý, tịch thu 59 máy cưa xăng, tháo dỡ
394 lán trại và 3.047 bẫy các loại.
Đánh giá chung

17


Trong những năm vừa qua, đươc sự quan tâm và chỉ đạo của cơ
quan thẩm quyền, các văn bản chỉ đạo được triển khai thực hiện đồng
bộ, có hiệu quả, công tác bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR và quản lý
lâm sản đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng khai thác, chặt
phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật đã từng bước
được kiểm soát. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp có
chiều hướng giảm, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Lâm nghiệp được áp dụng nghiêm minh, kịp thời góp phần ngăn

chặn có hiệu quả tình trạng xâm hại đến tài nguyên rừng trên địa bàn
toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.1.Tình hình và kết quả triển khai cơng tác thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính
2.2.1.1. Công tác chỉ đạo triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm
hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật
2.2.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, hướng
dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ trong việc triển khai thi hành và áp dụng
pháp luật xử lý vi phạm hành chính
2.2.1.3. Cơng tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính
2.2.1.4. Cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm
hành chính
2.2.2. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp theo
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế theo các năm 2015 đến nay với cấp xử phạt là Chủ tịch UBND
cấp tỉnh,Chủ tịch UBND cấp huyện,Chi cục trưởng chi cục kiểm
lâm, Hạt trưởng hạt kiểm lâm, Đội trưởng đội kiểm lâm cơ động và
phòng cháy chữa cháy rừng tổng cộng là 2.720 vụ chủ yếu là xử lý
có đối tượng vi phạm.Nhằm đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Lâm nghiệp đúng thẩm quyền.

18


2.3. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm
nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tình hình vi phạm pháp luật lâm nghiệp
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm phối hợp các đơn vị chủ

rừng tổ chức 529 đợt truy quét với 13.986 công, lập biên bản xử lý
271 vụ vi phạm, tịch thu 170,98 m3 gỗ, 23 máy cưa xăng, 02 máy tời
gỗ, 76 xăm ô tô, tháo dỡ 162 lán trại và 2.317 bẫy các loại. So với
cùng kỳ năm trước, số đợt truy quét tăng 163 đợt, số vụ bắt giữ tại
rừng tăng 32 vụ, lâm sản tịch thu trong các đợt truy qt giảm 24,7
m3, tăng 4.387 ngày cơng tham gia. Nhìn chung các đơn vị chủ rừng
và Kiểm lâm đều tăng cường tổ chức truy quét tại rừng và thực hiện
phân bố đều trên các diện tích được giao.
2.4. Đánh giá chung về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.4.2.1. Những hạn chế
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế:
2.2.3. Bài học kinh nghiệm
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Thông qua việc đánh giá thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phân tích,
làm rỏ những kết quả đạt được cũng như những bất cập, vướng mắc liên
quan trực tiếp đến công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm
nghiệp; đồng thời lý giải để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu
kém, bất cấp đó giúp xác định rỏ phương hướng, tìm ra các giải pháp hữu
hiệu, phù hợp thực tiển để nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trong thời gian tới.
Thực tế từ công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm
nghiệp cho thấy, các hành vi vi phạm hành chính chủ yếu là các nhóm
hành vi: Vi phạm các quy định về phá rừng trái pháp luật; Vi phạm các
quy định về lấn, chiếm rừng trái pháp luật; Vi phạm các quy định về
19



khai thác rừng trái phép; Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về
bảo vệ rừng; Vi phạm các quy định về PCCCR gây cháy rừng; Vi phạm
các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng; Vi phạm các quy định về
vận chuyển lâm sản trái phép; Vi phạm các quy định về mua, bán, cất
giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái pháp luật; Vi phạm các thủ tục
hành chính trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh lâm sản.
Qua nghiên cứu cũng thấy được tình hình và kết quả triển khai thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng như thực tiễn vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và thực tiễn xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế để từ
đó đánh giá những mặt được của cơng tác xử lý vi phạm hành chính đồng
thời đưa ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.Nhằm mục đích ngày
càng thực hiện tốt hơn cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Lâm nghiệp. Giúp người dân nhận thức về pháp luật cao hơn hạn chế áp
lực vào rừng,các cơ quan thi hành pháp luật Lâm nghiệp thấy rỏ trách
nhiệm của mình trong cơng tác xử lý vi phạm để giúp cho công tác quản
lý bảo vệ rừng và xử lý vi phạm hành chính đạt hiệu quả cao.

20


Chương III
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Quan điểm bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cần phải xây dựng hệ thống pháp luật quy định đầy đủ, thống nhất,

toàn diện các vấn đề về xử lý VPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
- Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và phù hợp
giữa quy định của pháp luật và pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh
vực Lâm nghiệp.
- Tổ chức truy quét đối tượng vi phạm tại những khu rừng tự
nhiên giàu trữ lượng, rừng giáp ranh với tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các cây gỗ rừng, lâm sản bị chặt phá, khai thác trái phép, khi
phát hiện, cần thu gom lại và bảo quản đúng quy định để xử lý kịp
thời theo quy định pháp luật
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa
phương cơ sở trong quản lý nhà nước về Lâm nghiệp
- Kiện toàn bộ máy cơ quan kiểm lâm từ tỉnh đến cơ sở;nên giao
thêm biên chế cơng chức kiểm lâm
- Có cơ chế, chính sách đặc thù để tăng mức thu nhập cho cán bộ
ngành lâm nghiệp nói chung và cán bộ, cơng chức kiểm lâm nói
riêng
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành
giữa Kiểm lâm - Công an - Quân sự - Bộ đội Biên phịng trong cơng
tác bảo vệ rừng

- Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, dân chủ, khách quan
trong hoạt động thực thi cơng vụ nói chung và trong thực hiện các
trình tự, thủ tục xử lý VPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp nói riêng
21


3.2. Giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lâm nghiệp

3.2.2. Hồn thiện tổ chức bộ máy xử lý hành chính trong lĩnh vực
lâm nghiệp
3.2.3. Hồn thiện chính sách đãi ngộ cho đội ngũ kiểm lâm
3.2.4. Áp dụng cơng nghệ trong xử lí vi phạm hành chính về lâm
nghiệp
3.2.5. Tun truyền trong cơng tác bảo vệ rừng
3.2.6 Tuyên truyền,vận động nhân dân; sự phối hợp các cơ quan,
tổ chức trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơng tác xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lâm nghiệp qua nghiên cứu cần đưa ra những
phương hướng để định hướng làm tiền đề cho việc xử lý vi phạm
đồng thời đưa ra các giải pháp như sau:
Hoàn thiện hệ thống pháp lý về xử lý vi phạm hành chính
Hồn thiện tổ chức bộ máy
Hồn thiện chính sách đãi ngộ cho đội ngũ Kiểm lâm
Áp dụng cơng nghệ trong xử lí vi phạm hành chính
Tun truyền trong cơng tác bảo vệ rừng (BVR)
Tuyên truyền, vận động nhân dân; sự phối hợp các cơ quan, tổ
chức trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm :
Trên cơ sở đưa ra những giải pháp để thực hiện có hiệu quả
cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Nhằm
đẩy mạnh hiệu quả công tác đấu tranh, xử lý vi phạm hành chính trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần ổn định tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội.

22


KẾT LUẬN

Quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngăn chặn nạn
phá rừng, khai thác gỗ trái phép, săn bắt buôn bán động vật hoang
dã; chống người thi hành công vụ... trong giai đoạn hiện nay là vấn
đề cấp bách, với những thay đổi bất thường của thời tiết, nhiệt độ trái
đất đang tăng dần, ô nhiễm mơi trường, động đất, sóng thần, lũ
lụt,sạt lỡ đất, hạn hán...xảy ra bất thường vời tần suất ngày càng cao
ở nhiều nơi trên trái đất với những hậu quả ngày càng nghiêm trọng
thiệt hại về nhân mạng và của cải vật chất rất lớn. Chính vì vậy, vai
trị của rừng đối với đời sống của con người và sự tồn vong của trái
đất càng được thể hiện rõ nét và sâu sắc. Mặc dù, ý thức và nhận
thức của người dân về rừng đã được nâng cao nhưng vì cuộc sống
mưu sinh hàng ngày, đặc biệt là những người dân sống phụ thuộc
vào rừng, ngày ngày rừng vẫn bị khai thác sử dụng tài nguyên rừng
bừa bãi, lãng phí. Việc bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm
không phải chỉ riêng một ngành mà là trách nhiệm của toàn dân, của
tồn xã hội. Trong đó lực lượng Kiểm lâm là lực lượng nịng cốt có
trách nhiệm tham mưu cho chính quyền các cấp.
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp còn
nhiều hạn chế bất cập, việc chưa chú trọng đến các sự kiện, vụ việc sẽ
phát sinh sau khi xử lý vi phạm hành chính đã tạo ra những kẻ hỡ của
pháp luật mà với những đối tượng cầm đầu có hiểu biết về pháp luật,
khi đối mặt với chúng gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ cơng chức có
thẩm quyền và trách nhiệm có liên quan đến vụ việc, nhưng ngược lại
việc đối mặt với các đối tượng này là những cơ hội tiếp cận với thực
tiễn cơng việc từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để ngày
càng nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực Lâm nghiệp
Qua nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm, nội dung, các nguyên
tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, thực tiễn vi
phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như công
23



×