Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giao duc dao duc cho hoc sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.21 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI THAM LUẬN</b>


ĐCHUN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TIĨU HäC
ược sự đồng ý của chủ toạ hội nghị bàn về giáo dục đạo đức học sinh, với tư cách là
một người đã công tác trong ngành giáo dục khá lâu năm, tôi xin phát biểu một số
ý kiến.


Kính thưa hội nghị. Tơi hồn tồn thống nhất với báo cáo tổng kết và
phương hướng nhiệm vụ trong việc giáo dục đạo đức học sinh của đồng chí Hiệu
trưởng trường T-H. Các báo cáo tham luận của các giáo viên đã phần nào làm sáng


tỏ thêm quá trình giáo dục đạo đức học sinh của trường. Tất cả những dày vị, trăn
trở của người làm cơng tác giáo dục và dạy học trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh là đương nhiên của những nhà giáo có lương tâm và các bậc cha mẹ học
sinh có trách nhiệm với con cái.


Và cũng nhân hội nghị này, tơi xin trình bày một số vấn đề về giáo dục đạo
đức cho học sinh. Trước khi nêu lên một số vấn đề về giáo dục học sinh T-H, tơi xin
trình bày hai khái niệm cơ bản mà chúng ta cần lưu tâm. Đó là đạo đức và hành vi
đạo đức.


Như chúng ta đã biết, con người là một thực thể xã hội, bao giờ cũng sống
trong cộng đồng xã hội nhất định. Mọi hoạt động sống của con người ln có mối
quan hẹ hai chiều: Là với người khác và với xã hội. Bản chất của nó như thế nào là
do mối quan hệ của nó với người kác (đây là quan hệ xã hội) quy định. Do đó con
người có hai đặc tính: Tính xã hội và tính tự giác. Trong con người, hai tính này
ln ln quy định và ước chế lẫn nhau.


Trong q trình quan hệ qua lại (ví dụ: quan hệ vợ chồng, con cái, bạn bè,
đồng chí, đồng đội,...) và với xã hội (ví dụ: Tổ quốc, đồng bào, Nhà nước, tổ chức
xã hội,...), do tính tự giác và tính xã hội của mình, con người đưa ra những yêu cầu


cho bản thân. Những yêu cầu đối với bản thân trong quá trình quan hệ với người
khác và với xã hội này của con người từ những mệnh đề nh: “Trung với nước, hiếu
với dân”, “Thương người như thể thương thân”, “ Cần giúp đỡ người khác lúc hoạn
nạn”,... hay một số thuật ngữ như: Chí cơng vơ tư, thật thà, trung hậu,... được người
ta gọi là những chuẩn mực đạo đức. Như vậy, ta có thể nói chuẩn mực đạo đức là
yêu cầu do con người đưa ra cho mình trong quan hệ với người khác và với xã hội.
Hệ thống những chuẩn mực được con người tự giác đề ra và tự giác tuân theo trong
quá trình quan hệ với người khác và với xã hội được gọi là xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Những chuẩn mực đạo đức đều chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ cá
nhân, dường như nó gợi ý, chỉ bảo con người việc gì nên làm, việc gì nên tránh,
trước một hiện tượng của cá nhân hay xã hội nên tỏ thái độ này hay thái độ khác.
Nói chung những chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thể hiện cái thiện và cái ác.


Chuẩn mực đạo đức được thay đổi tuỳ theo hình thái kinh tế xã hội và chế
độ chính trị khác nhau, nhưng cũng có những vấn đề về đạo đức giống nhau như
lòng nhân ái, lương tâm, tự trọng, khiêm tốn, lễ độ, ...


Đó là đạo đức, cịn hành vi đạo đức là gì ?


Hệ thống quan niệm đạo đức lại chỉ có thể tồn tại dưới hành vi đạo đức sinh
động của nhân cách cụ thể đang được vận hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống quan
niệm đạo đức ấy.


Vậy hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi động cơ
có ý nghĩa về mặt đạo đức. Chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử
thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói, ...


Như vậy, chúng ta dễ nhận thấy rằng, quá trình hình thành những phẩm chất
đạo đức của con người nói chung, học sinh nói riêng là một q trình phức tạp. Mỗi


phẩm chất đạo đức của học sinh là kết quả tác động của rất nhiều yếu tố khách
quan, chủ quan và chúng có mối quaqn hệ chằng chịt với nhau.


Vấn đề giáo dục đạo đức học sinh T-H, theo tơi có 4 vấn đề lớn sau:


<i><b>Tổ chức giáo dục của nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo</b></i>
<i><b>dục đạo đức cho học sinh:</b></i>


Cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức như: hiểu biết về đạo đức, về
thái độ phải có, về nhiệm vụ, bổn phận phải làm, ... là cần thiết nhưng khơng phải
là chủ yếu, nó là một khâu quan trọng trong việc giáo dục đạo đức trong nhà
trường. Thông qua các giờ học giáo dục công dân, học sinh sẽ được trang bị những
tri thức về đạo đức một cách khái quát và hệ thống. Vốn tri thức này có tác dụng
quan trọng ở chỗ giúp học sinh có cơ sở đúng đắn để nhận ra và phân biệt giữa hiện
tượng đạo đức và hiện tượng phi đạo đức biểu hiện mn hình vạn trạng xung
quanh mình hàng ngày, và từ đó giúp học sinh tăng thêm tính tự giác trong hành vi
đạo đức của mình.


Ngồi ra, cũng nói một cách dứt khốt, việc giáo dục đạo đức nói chung và
việc cung cấp những tri thức đạo đức nói riêng cho học sinh khơng chỉ là nhiệm vụ
của mơn giáo dục cơng dân. Đó là nhiệm vụ của tất cả các bộ mơn văn hố khác ở
trường T-H, là thực hiện tốt yêu cầu về tính giáo dục đạo đức trong các bộ môn
học, đặc biệt là các mơn khoa học xã hội. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc
hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan XHCN cho lứa tuổi này, làm cơ
sở vững chắc, rộng rãi cho đạo đức XHCN của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

chuyện sinh động minh hoạ cho những giờ học đạo đức, những tác động đạo đức
của văn học, nghệ thuật trong chương trình ngoại khố,... sẽ là những biện pháp
hiệu nghiệm tác động vào tình cảm. Các hình tượng nghệ thuật của câu chuyện sẽ
góp phần rất nhiều vào sự hình thành thái độ, tình cảm đạo đức; do đó dễ chuyển


thành niềm tin đạo đức.


Tiếp xúc với người thật, việc thật, với chính chủ thể của những hành vi đạo
đức sống động cũng có sức thuyết phục lớn trong việc giáo dục đạo đức. Những
hành vi đạo đức như vậy rất có thể trở thành mẫu mực cho học sinh làm theo trong
những hoàn cảnh đòi hỏi cách xử sự tương ứng. Như vậy, sức thuyết phục lớn của
“NGƯỜI THẬT, VIỆC THẬT” là có khả năng đi vào niềm tin đạo đức của mỗi
người.


<i><b>Khơng khí đạo đức của tâp thể là môi trường phát sinh, điều kiện tồn tại</b></i>
<i><b>và củng cố những hành vi đạo đức.</b></i>


Trong nhà trường, một học sinh có thể là thành viên đồng thời của một số
tập thể khác nhau. Chẳng hạn, một học sinh vừa là đội viện TNTP, vừa là cầu thủ
bóng đá nhà trường,... khi học sinh tham gia buổi họp lớp, đoàn, câu lạc bộ,... các
em quen dần với việc tôn trọng ý kiến tập thể. Các ý kiến cá nhân đều được tập thể
kiểm tra và đánh giá. Như vậy dư luận tập thể học sinh, ý kiến của mọi thành viên
trong tập thể không những có tác dụng thơng báo nội dung các chuẩn mực và
ngun tắc đạo đức, mà cịn có tác dụng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh sự nhận
thức các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức đó. Cho nên dư luận tập thể đúng đắn,
lành mạnh là điều quan trọng. Để có dư luận như thế, người làm cơng tác giáo dục
phải biết cách tạo ra dư luận chung đúng đắn, lành mạnh đó.


Muốn vậy trước hết phải địi hỏi người giáo viên phải có khả năng xây
dựng được một tập thể học sinh tốt. Chỉ có tập thể học sinh tốt mới có dư luận lành
mạnh, có tác dụng hướng dẫn, kiểm tra những tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức
của mỗi học sinh. Chúng ta quan niệm một tập thể tốt phải có những đặc điểm sau
đây :


<i>+ Có mục đích thống nhất.</i>



<i>+ Có tinh thần trách nhiệm trước xã hội.</i>


<i>+ Có yêu cầu chặt chẽ với mọi thành viên, mọi thành viên phải phục tùng</i>
<i>ý chí của tập thể.</i>


<i>+ Có sự lãnh đạo thống nhất, các thành viên phải được bình đẳng trước</i>
<i>tập thể.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đề như nhau. Chỉ có như thế thì dư luận tập thể mới có tác dụng giáo dục đạo đức
cho học sinh.


Hơn nữa thầy giáo còn phải biết hướng dư luận của tập thể học sinh theo
một hướng có chủ định, đồng thời cũng phải biết dẹp đi những dư luận khơng có lợi
cho giáo dục đạo đức.


Mọi dư luận của tập thể học sinh về những hành vi đạo đức của mỗi thành
viên tạo ra khơng khí đạo đức tập thể. Khi được hình thành đầy đủ, đúng đắn và
lành mạnh, khơng khí đạo đức của tập thể sẽ trở thành môi trường nẩy sinh, điều
kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức của mỗi học sinh.


<i><b>Nề nếp sinh hoạt và sự tổ chức giáo dục gia đình có ý nghĩa đặc biệt</b></i>
<i><b>trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.</b></i>


Gia đình là nơi diẽn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của mỗi con
người. Vì những mối quan hệ trực tiếp giữa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại
đầu tiên trong đời sống của trẻ. Thơng qua gia đình, các mối quan hệ xã hội ảnh
hưởng đến trẻ. Có thể nói gia đình là một tập thể đặc biệt. Vì vậy các thành viên
trong gia đình gắn bó mật thiết với nhau, trước hết là sự ràng buộc về mặt tình cảm.
Con cái ln ln có mối quan hệ phụ thuộc với cha mẹ. Chúng tơn trọng kính nể


cha mẹ, ln làm cho cha mẹ n lịng. Cha mẹ là người biết rõ được con cái mình
có gì hay, có gì dở, thiên hướng của chúng thế nào, bằng cách nào để bồi dưỡng
hay khắc phục chúng. Do đó mọi sinh hoạt trong gia đình đều có ảnh hưởng đến sự
hình thành đạo đức cho học sinh trong nề nếp sinh hoạt và sự tổ chức giáo dục của
gia đình có ý nghĩa quan trọng.


Vì vậy các bậc cha mẹ và người lớn trong gia đình phải xác định rõ mục
đích của việc giáo dục đạo đức cho con cái mình. Khi có mục đích giáo dục đạo đức
cho con cái đúng đắn, cha mẹ phải ý thức sâu sắc rằng : đạo đức của bản thân họ
chính là yếu tố góp phần quyết định đạo đức của con cái họ (vì “<i>cha nào con nấy”</i>
mà). Các bậc cha mẹ học sinh chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta chỉ giáo dục
con cái khi chúng ta trực tiếp giảng giải, khuyên răn, sai bảo hoặc ngăn cấm chúng
điều gì đấy, mà bất cứ lúc nào trong cuộc sống của cha mẹ, thậm chí cả khi chúng
ta vắng mặt, chúng ta vẫn đang giáo dục đạo đức cho con cái mình. Cách ăn mặc,
nói năng của cha mẹ, cách trao đổi hoặc bàn luận về một người nào đó, cha mẹ
biểu hiện niềm vui, nỗi buồn, thái độ của cha mẹ đối với bạn và thù,... Tất cả điều
đó, nhiều hay ít đều ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức con cái. Do đó, nghiem khắc
với bản thân, kiểm sốt từng hành vi, cử chỉ của mình và thái độ, phong cách đúng
đắn trong sinh hoạt gia đình đối với các bậc cha mẹ hoạ sinh là phương pháp giáo
dục đạo đức cho con cái đầu tiên và quan trọng nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

em tiếp xúc với những ảnh hưởng xấu của ngoại cảnh. Vấn đề ở đây là cha mẹ phải
làm thế nào tạo cho các em một hàng rào “miễn dịch”, không để một tác động xấu
nào thâm nhập vào tâm hồn các em. Cho nên các bậc cha mẹ cần giáo dục thế nào
để các em hiểu, kịp thời nhận ra và chống lại tác dụng trên của những con người và
sự việc xấu. Cha mẹ cần theo dõi sát sao những hành vi cử chỉ của chúng. Kịp thời
uốn nắng những quan niệm và hành vi không phù hợp được thâm nhập qua sự tiếp
xúc của các em với quan hệ xã hội cụ thể nào đó của nó.


<i><b>Tự tu dưỡng là yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi học</b></i>


<i><b>sinh.</b></i>


Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi cá nhân là một quá trình lâu
dài và phức tạp. Trong q trình đó, các tác động bên ngồi và những động lực bên
trong thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trị của mỗi yếu tố đó thay đổi theo
từng giai đoạn phát triển của từng con người. Nhờ giáo dục, những yếu tố bên trong
dần dần lấn át được những yếu tố bên ngoài trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ.
Ở học sinh TH, tri thức đạo đức được chuyển hoá thành niềm tin đạo đức rõ ràng và
lúc đó mọi hành vi của trẻ đã có tính nguyên tắc rõ rệt. Như vậy sự hình thành đạo
đức của các em do ảnh hưởng của tác động bên ngoài mà trước hết là do tác động
giáo dục của nhà trường, của tập thể, của gia đình sẽ dần dần chuyển thành sự tự
giáo dục, trong đó sự tự tu dưỡng là yếu tố cơ bản.


Vậy ta có thể hiểu sự tu dưỡng về mặt đạo đức là một hành động tự giác, có
hệ thống mà mỗi cá nhân thực hiện đối với bản thân mình nhằm khắc phục những
hành vi trái đạo đức và bồi dưỡng, củng cố những hành vi đạo đức của mình, thúc
đẩy sự phát triển nhân cách.


Muốn tiến hành tự tu dưỡng tốt thì học sinh phải có những điều kiện nhất
định, những tiên đề cần thiết. Các em phải tự thấy mình cịn thiếu cái gì, cần rèn
luyện thêm những phẩm chất đạo đức nào và con đường vươn tới như thế nào? Từ
những nhận thức về sự địi hỏi đó đối với mình cũng là do các em phải được giáo
dục đến một mức độ nhất định. Như vậy tiên đề của sự tự tu dưỡng là do giáo dục
tạo ra những thuộc tính về nhận thức, tình cảm, về ý chí của cá nhân.


Để giúp đỡ, lãnh đạo việc tu dưỡng đạo đức của học sinh thất tốt, người
thầy giáo cần giúp đỡ mỗi học sinh:


* Nắêm vững mục đích, phương pháp và tổ chức việc tự tu dưỡng của các
em. Trong việc tự tu dưỡng, điều đầu tiên thầy phải hướng dãn cho các em lập kế


hoạch tự tu dưỡng. Trong đó bao gồm những nét đạo đức mà các em cần rèn luyện,
củng cố hay khắc phục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

* Làm học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá thường xuyên là một việc làm
không thể thiếu được của người tự tu dưỡng, vì có như vậy thì mới có cơ sở để tự
khuyến khích vươn lên và củng cố lịng tin.


<i>Tóm lại, những vấn đề nêu trên nó mang tính chất lý luận về sự giáo dục đạo</i>
<i>đức cho học sinh. Vận dụng, sáng tạo cụ thể vào từng trường, từng địa phương đòi</i>
<i>hỏi khả năng ở mỗi người thầy giáo, mỗi tập thể sư phạm.</i>


<i>Hiệu quả của giáo dục và dạy học phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người</i>
<i>thầy giáo, học sinh có nghe, tin và làm theo lời thầy hay không cũng do uy tín người</i>
<i>thầy giáo mà có. Thầy giáo có xứng đáng cho nền văn minh nhân loại, cho nền giáo</i>
<i>dục tiến bộ, cho điều hay lẽ phải hay không cũng xuất phát từ uy tín của người thầy</i>
<i>giáo. Vì vậy uy tín là một điều vơ cùng quan trọng trong cơng tác sư phạm.</i>


<i>Người thầy giáo có uy tín thường có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tư tưởng,</i>
<i>tình cảm của các em. Họ thường được học sinh thừa nhận có nhiều phẩm chất và</i>
<i>năng lực tốt đẹp, họ được các em kính trọng và yêu mến. Sức mạnh tinh thần và khả</i>
<i>năng cảm hố của người giáo viên có uy tín thường được nâng lên gấp bội.</i>


<i>Do đó người thầy giáo phải thương yêu học sinh và tận tuỵ với nghề, công</i>
<i>băng trong đối xử (không thiên vị, không thành kiến, khơng cảm tính), phải có chí</i>
<i>tiến thủ (có nguyện vọng tự phát triển, nhu cầu vè sự mở rộng tri thức và hồn thiện</i>
<i>kỹ năng nghề nghiệp), có phương pháp và kỹ năng tác động trong dạy học và giáo</i>
<i>dục hợp lý, hiệu quả và sáng tạo, mô phạm, gương mẫu về mọi mặt,mọi lúc, mọi nơi.</i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×