Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VỀ MỘT CÁCH TIẾP CẬN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN MỚI Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.47 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VỀ MỘT CÁCH TIẾP CẬN BẢO VỆ </b>


<b>TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN MỚI Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM </b>
<b>PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG </b>


<b>Dư Văn Toán, Nguyễn Hải Anh, Vũ Thị Hiền, </b>
<b>Nguyễn Văn Tiến và Trần Thế Anh </b>


<i>Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, </i>
<i>Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, </i>
<i>Bộ Tài nguyên và Môi trường </i>


<b>Abstract </b>


<i>A PSSA (Particularly Sensitive Sea Area) is an area that needs special protection through </i>
<i>action by the International Marine Organization (IMO) because of its significance for </i>
<i>recognized ecological, socio-economic, or scientific attributes where such attributes may be </i>
<i>vulnerable to damage by international shipping activities. At the time of designation of a </i>
<i>PSSA, an associated protective measure 1, which meets the requirements of the appropriate </i>
<i>legal instrument establishing such measure, must have been approved or adopted by IMO to </i>
<i>prevent, reduce, or eliminate the threat or identified vulnerability. Information on each of the </i>
<i>PSSAs that have been designated by the IMO is available at www.imo.org. Vietnam’s marine </i>
<i>coastal zones and islands are an isolated oceanic habitat of extremely rich marine life in very </i>
<i>good condition which is important to the maintenance and dispersal of the marine life of the </i>
<i>Tropical Western Pacific. It has some of the best diving in the world but is terrestrially barren </i>
<i>and unlikely to be developed. </i>


<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hoang bãi triều phục vụ phát triển nông nghiệp, nuôi trồng hải sản, giao thông hàng hải...
(Nguyễn Chu Hồi, 2005).



Các quốc gia có biển và các tổ chức quốc tế UN, PEMSEA, COBSEA, IMO, IOC… hiện nay
đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm làm giảm thiểu tốc độ suy thối mơi trường và tài nguyên
biển, phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững. Một trong các biện pháp mà IMO áp dụng là
xác định các vùng biển nhạy cảm đặc biệt để yêu cầu tăng cường quản lý, bảo vệ, ngăn chặn
các sự cố môi trường, sự cố tràn dầu, ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường vùng biển có
giá trị cao (Nguyễn Huy Yết, 2008).


<b>1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ CÔNG NHẬN PSSA CỦA IMO </b>


Vùng biển nhạy cảm đặc biệt (PSSA – Particularly Sensitive Sea Area) về tài nguyên và môi
trường theo tiêu chí của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) là vùng biển có giá trị cao về mơi
trường tự nhiên, kinh tế-xã hội, khoa học và giáo dục. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
các vùng biển nhạy cảm đặc biệt để thực hiện Công ước MARPOL trong việc bảo vệ các
vùng biển này, tránh bị ô nhiễm từ các hoạt động hàng hải và nhấn chìm chất thải ngồi
biển. Việt Nam là thành viên của IMO và Công ước MARPOL, có bờ biển dài trên 3.260 km
với vùng biển rộng hơn 1 triệu km2<sub>. Vùng ven biển, tập trung khoảng 30% dân số cả nước, </sub>
được xem là vùng kinh tế động lực hướng biển. Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm và tài
nguyên sinh thái biển khơng bị suy thối do các hoạt động kinh tế-xã hội gây ra, trong đó có
hoạt động về hàng hải và các sự cố tràn dầu trên biển là một đòi hỏi cấp bách, lâu dài trong
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.


Để có thể đề nghị xem xét một vùng biển là một vùng biển đặc biệt nhạy cảm về môi trường,
cần phải xem xét đồng thời 3 yếu tố: (i) tính quan trọng của vùng biển về mặt môi trường tự
nhiên; (ii) mức độ ô nhiễm môi trường vùng biển do các hoạt động hàng hải, đặc biệt là hàng
hải quốc tế; và (iii) các giải pháp liên quan để ngăn ngừa, giảm thiểu hay loại trừ các mối đe
dọa đó.


Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) lần đầu tiên đã có các hướng dẫn về các khu biển nhạy cảm
do hoạt động hàng hải quốc tế bằng Nghị quyết MARPOL năm 1973, sửa đổi vào năm 1978.


Sau đó, IMO đã có hướng dẫn bằng Nghị quyết A.927 (22) ngày 29 tháng 11 năm 2001 và
Nghị quyết số A.982 (24) ngày 1 tháng 12 năm 2005 về bộ tiêu chuẩn bắt buộc, quy trình xét
duyệt và bộ tài liệu của hồ sơ trình lên IMO công nhận các vùng đặc biệt nhạy cảm (PSSA) do
các hoạt động hàng hải quốc tế gây ra (IMO, 2001; 2005a; 2005b).


Các vùng biển nhạy cảm đặc biệt cần có các tiêu chuẩn sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Tiêu chuẩn kinh tế-xã hội-văn hóa: sự phụ thuộc kinh tế và xã hội (chất lượng môi trường,
sản phẩm tài nguyên biển như: đánh bắt cá, nghỉ dưỡng, du lịch; tính phụ thuộc nhân văn
của dân cư vào thức ăn, văn hóa bản địa; di sản văn hóa (di sản lịch sử và địa chất).


+ Tiêu chuẩn khoa học và giáo dục: không gian, vị trí quan tâm khoa học cao; cơ sở cho
quan trắc tổng hợp về cá thể và môi trường sinh học trong điều kiện chuẩn và gần chuẩn;
giáo dục (những hiện tượng thiên nhiên đặc biệt). Đồng thời, phải xác định là các hoạt
động hàng hải, đặc biệt là hàng hải quốc tế, có khả năng gây tổn hại tới môi trường của
vùng biển này. Các thiệt hại về môi trường do hoạt động bình thường của tàu thuyền (như
gây tiếng ồn, xả nước thải, nước dằn tầu, v.v...), hoặc do sự cố (như tràn dầu, tràn hóa chất
độc hại) sẽ gây ra những tổn thương lớn về môi trường tự nhiên và kéo theo đó là các tổn
thất về kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch.


Quy trình công nhận vùng nhạy cảm (RSA) và vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) của IMO:
+ Quốc gia có vùng ven biển, hải đảo phải có đơn xin được công nhận PSSA, và các bộ tài


liệu liên quan trình lên Ủy ban Bảo vệ Mơi trường Biển (MEPC) của IMO.


+ Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển (MEPC) của IMO sẽ thành lập Hội đồng xét với thành
phần là các quốc gia thành viên, cùng với các chuyên gia quan sát viên từ các tổ chức phi
chính phủ như Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), Tổ chức Hịa bình Xanh
(Greenpeace) và một số tổ chức khác. Hội đồng sẽ xem xét hồ sơ và ra quyết định đồng ý
hoặc không công nhận là vùng PSSA của IMO.



+ Bộ hồ sơ, tài liệu của PSSA bao gồm:


 Bản báo cáo khoa học nghiên cứu về vùng PSSA theo bộ tiêu chuẩn do một cơ quan
khoa học thực hiện.


 Đơn xin công nhận cùng với 3 phụ lục sau: (i) Bản miêu tả vùng PSSA và các tọa độ
kèm theo; (ii) Bản đồ ranh giới vùng PSSA; và (iii) Các giải pháp về ngăn ngừa, giảm
thiểu, hay lập tuyến cố định trong vùng PSSA, phân loại tầu được phép qua lại hay cấm
tuyệt đối, được IMO, quốc gia và (quy mô khu vực) chấp nhận.


Vùng PSSA sẽ được thông báo, phổ biến rộng rãi các hướng dẫn trên các bản tin của IMO,
đến các quốc gia thành viên IMO, các quốc gia sở hữu tầu biển, các công đồng hàng hải.
Quốc gia có vùng PSSA của IMO thể hiện sự công nhận quốc tế về tuân thủ luật pháp hàng
hải quốc tế, cũng như sự công nhận chủ quyền lãnh hải, chính vì vậy, nhiều quốc gia có biển
muốn thiết lập cho mình các vùng PSSA. Đồng thời, đây cũng là công cụ bảo tồn các giá trị
tài nguyên biển song song với hệ thống các khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh quyển, di sản
thiên nhiên, công viên đại dương.


<b>2. HIỆN TRẠNG CÁC VÙNG PSSA TRÊN THỄ GIỚI </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

về các biện pháp phịng chống ơ nhiễm dầu tràn, về sự yếu kém của hệ thống bồi thường, thúc
đẩy con người phải nỗ lực hoàn thiên hệ thống pháp lý về phịng ngừa ơ nhiễm biển.


Bắt đầu từ năm 1973, IMO đã thừa nhận và công nhận một số vùng biển nhạy cảm và đặc biệt
nhạy cảm. Đến nay, số vùng biển đặc biệt nhạy cảm đã được IMO thơng qua là 12, tính từ
năm 1990 đến năm 2007 (theo Hình 1):


1. Bãi đá ngầm san hơ lớn ở Ơxtrâylia (1990)
2. Quần đảo Sabana – Camagüey ở Cuba (1997)


3. Vùng biển Florida (Mỹ) (2002)


4. Vùng biển quanh đảo Malpelo, Côlômbia (2002)


5. Biển Wadden thuộc 3 nước Đan Mạch, Đức, Hà Lan (2002)
6. Khu Bảo tồn Quốc gia Paracas, Pêru (2003)


7. Vùng nước biển Tây Âu (2004)


8. Vùng mở rộng bãi đá ngầm san hơ Ơxtrâylia (gồm cả eo biển Torres) (Ơxtrâylia và
Papua Niu Ghinê) (2005)


<i>Hình 1. Bản đồ phân bố các vùng PSSA được IMO công nhận từ năm 1990 đến năm 2007 </i>
9. Quần đảo Canary, Tây Ban Nha (2005)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

11. Khu vực biển Baltic, Đan Mạch, Estônia, Phần Lan, Đức, Latvia, Lithuania, Ba Lan và
Thụy Điển (2005)


12. Công viên Quốc gia Biển Papahanaumokuakea (Hawaii, Mỹ) (2007).
Chi tiết sơ đồ một vùng PSSA với ranh giới các vùng cụ thể của Mỹ (Hình 2).


Có 7 vùng PSSA thuộc một quốc gia, 5 vùng PSSA của 2 hay nhiều quốc gia. Có 6 vùng biển
xung quanh hải đảo, 1 eo biển. Đặc biệt, có vùng ven bờ rất rộng lớn như vùng biển Tây Âu
và ven bờ Ban Tích. Hầu như các vùng đó đều bị ảnh hưởng từ các hoạt động hàng hải quốc
tế, nguy cơ ơ nhiễm dầu cao.


<i>Hình 2. Bản đồ vùng PSSA (quần đảo Hawaii, Mỹ), được IMO công nhận năm 2007 </i>


<b>3. MỘT SỐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐỊNH HƯỚNG VỀ PSSA CHO VIỆT NAM </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Hình 3. San hô tại vùng biển quần đảo Trường Sa </i>


Theo phương pháp xác định PSSA của IMO, chúng tơi có một số đánh giá và thảo luận về
định hướng các vùng PSSA của Việt Nam như sau:


1. Các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam có rất nhiều vùng có giá trị đặc biệt về bảo tồn
như 15 khu bảo tồn biển dự kiến đến năm 2015: Đảo Trần, Cô Tô – tỉnh Quảng Ninh, Cát Bà,
Đảo Bạch Long Vĩ – Hải Phịng, Hịn Mê – tỉnh Thanh Hóa, Cồn Cỏ – tỉnh Quảng Trị, Sơn
Trà Hải Vân – tỉnh Thừa Thiên – Huế, Cù Lao Chàm – tỉnh Quảng Nam, Lý Sơn – tỉnh
Quảng Ngãi, Hòn Mun – tỉnh Khánh Hòa, Hòn Cau, Phú Quý – tỉnh Bình Thuận, Cơn Đảo –
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Nam Yết – quần đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hịa, Phú Quốc – Kiên
Giang. Ngồi ra, cịn có các khu có giá trị phát triển kinh tế cao như vịnh Hạ Long, vịnh Nha
Trang, Cam Ranh, Văn Phong, Lăng Cơ.


2. Các khu vực có các hệ sinh thái san hô đặc biệt như vùng
biển của quần đảo Trường Sa, Rạn Trào, Cát Bà, Côn Đảo,
Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Phú Quý, Phú Quốc.


3. Các vùng có hệ sinh thái cỏ biển, rong biển, rừng ngập
mặn đặc trưng thuộc ven biển các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh,
Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, TP. Hồ Chí Minh, Tiền
Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên
Giang.


4. Các vũng vịnh biển ven biển như: vịnh Hạ Long, vịnh
Lăng Cô, vịnh Nha Trang, vịnh Xuân Đài, vịnh Bái Tử Long.


<i>Hình 4. Sơ đồ định hướng các vùng PSSA (mầu vàng và đỏ) </i>
<i>của Việt Nam </i>



<b>THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Nguyễn Chu Hồi, 2005. Cơ sở tài nguyên và môi trường biển. NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
2. IMO, 2001. Particularly Sensitive Sea Area (PSSA) Wadden Sea Feasibility Study.


Advice to the Trilateral Wadden Sea Cooperation. Final report. Southampton Institute.
3. IMO, 2005a. Guidelines for Designation of Special Areas under MARPOL 73/78 and


Guidelines for the Identification and Designation of Particularly Sensitivity Sea Areas.
4. IMO, 2005b. Revised Guidelines for the Identification and Designation of Particularly


Sensitivity Sea Areas.


</div>

<!--links-->

×