Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên sinh khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam phục vụ phát triển một số cây trồng nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.92 KB, 30 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐỊA LÝ


ĐỖ THỊ VÂN HƢƠNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUN
SINH KHÍ HẬU VÙNG ĐƠNG BẮC VIỆT NAM
CHO PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP CÓ
GIÁ TRỊ KINH TẾ

Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Mơi trƣờng
Mã số :

62 44 02 19

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội – 2014


Luận án được hoàn thành tại:
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân
2. TS. Đỗ Hữu Thƣ



Phản biện 1: PGS.TS. Trần Văn Con
Phản biện 2: GS.TS. Trần Thục
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện,
họp tại Viện Địa lý, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
vào hồi……… giờ……… ngày……… tháng……… năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia Hà Nội
- Thƣ viện Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam


-1TỪ VIẾT TẮT

hiệu
viết tắt
BVMT

Kí hiệu
viết tắt

Từ viết tắt

Bảo vệ mơi trường

KHƯD

Khí hậu ứng dụng


DTTN

Diện tích tự nhiên

NLN

ĐDSH

Đa dạng sinh học

RKTX

ĐBVN

Đơng Bắc Việt Nam

ĐKTN
HST
HLS

Hồng Liên Sơn

Từ viết tắt

Kí hiệu
viết tắt

Từ viết tắt

SKH


Sinh khí hậu

Nơng lâm nghiệp

SDHL

Sử dụng hợp lý

Rừng kín thường xanh

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

PTBV

Phát triển bền vững

TNKH

Tài nguyên khí hậu

Điều kiện tự nhiên

PTSX

Phát triển sản xuất

TTV


Thảm thực vật

Hệ sinh thái

NLN

Nông lâm nghiệp

VQG

Vườn Quốc Gia

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Khí hậu là nhân tố tự nhiên đầu tiên, là điều kiện thường xuyên
của mọi quá trình phát triển, chuyển hoá tự nhiên. Nghiên cứu đánh
giá điều kiện sinh khí hậu (SKH) thảm thực vật (TTV) cung cấp
những thơng tin cần thiết về đặc điểm SKH, làm cơ sở khoa học phục
vụ các định hướng quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp (NLN), giúp
các nhà quản lý đưa ra những cơ cấu cây trồng NLN hợp lý, tận dụng
được hết thế mạnh của TNKH trên mỗi vùng lãnh thổ nhằm đạt được
hiệu quả cao, bền vững.
Vùng Đông Bắc Việt Nam (ĐBVN) là một trong những vùng trung du,
đồi núi của nước ta, là vùng địa lý tự nhiên có ý nghĩa quan trọng cả về mặt tự
nhiên, kinh tế và chính trị. Trong nhiều năm qua, khu vực này luôn được đánh
giá là giầu tiềm năng cho phát triển sản xuất NLN, cho phát triển các vùng
chuyên canh cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Kinh tế NLN luôn chiếm tỉ
trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng Đơng Bắc, có vị trí quan trọng đặc biệt
trong sự phát triển kinh tế của vùng, Tuy nhiên, hiện nay Đông Bắc vẫn đang

là vùng kém phát triển, sản xuất NLN của vùng vẫn chưa phát triển tương
xứng với tầm mà nó có thể có, đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn. Việc xác
định những vùng có khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
trồng rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, lựa chọn những tập đoàn cây con
phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng là những vấn đề cấp thiết.
Đánh giá điều kiện SKH một cách khoa học phục vụ phát triển bền vững
(PTBV) NLN là việc làm cần thiết, có tính thực tiễn cao.
Chúng tơi cho rằng việc lựa chọn nghiên cứu, đánh giá tài nguyên


-2SKH cho phát triển các cây trồng lâm nghiệp, cây cơng nghiệp dài ngày,
cây dược liệu có giá trị kinh tế là việc làm hết sức cần thiết. Cá nhân
nghiên cứu sinh, với nhu cầu thực tiễn đó, với lịng mong muốn được góp
phần vào việc phát triển KT-XH bền vững của vùng ĐBVN, tác giả đã
chọn đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tài ngun sinh khí hậu vùng Đơng
Bắc Việt Nam cho phát triển một số cây trồng nông lâm nghiệp có giá trị
kinh tế” để thực hiện luận án tiến sĩ địa lý của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu:
- Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên SKH vùng Đông Bắc, làm sáng tỏ
tiềm năng SKH của vùng nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ khai thác tài
nguyên SKH cho PTBV sản xuất NLN.
- Đề xuất hướng SDHL các đơn vị SKH cho PTBV cây trồng NLN
vùng Đông Bắc.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tài liệu về SKH, nghiên cứu đánh giá SKH, và các tài liệu
liên quan đến vùng nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí luận vận dụng cho đề tài.
- Phân tích các nhân tố hình thành khí hậu, thành lập bản đồ SKH TTV
tự nhiên vùng Đông Bắc tỷ lệ 1: 500.000; Phân tích đặc điểm SKH làm sáng tỏ
quy luật phân hóa tài nguyên SKH, quy luật phân bố, cấu trúc ngoại mạo, diễn

thế sinh thái các kiểu TTV lãnh thổ nghiên cứu.
- Đánh giá tài nguyên SKH phục vụ phát triển một số cây trồng NLN;
đánh giá mức độ thích hợp các loại SKH đối với cây keo (đánh giá cho tồn
vùng Đơng Bắc ở tỷ lệ bản đồ 1: 500.000), chè (tỉnh Thái Nguyên ở tỷ lệ 1:
100.000), cây hồi (tỉnh Lạng Sơn ở tỷ lệ 1: 100.000), cây thảo quả (huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai ở tỷ lệ 1: 50.000) và đề xuất các định hướng khai thác, SDHL
tài nguyên SKH định hướng PTBV cây trồng NLN.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong
phạm vi vùng Đơng Bắc với diện tích tự nhiên là 64.952 km² (chiếm khoảng
20% diện tích cả nước), bao gồm 11 tỉnh. Địa bàn nghiên cứu tập trung nghiên
cứu phần đất liền, không xét phần biển và hải đảo của vùng.
- Giới hạn phạm vi khoa học: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đặc
điểm và sự phân hóa điều kiện SKH và đánh giá thích nghi SKH cho phát
triển một số cây trồng NLN có giá trị kinh tế vùng Đông Bắc (Cây keo lai,


-3cây chè trung du, cây hồi và cây thảo quả); Định hướng không gian sử
dụng hợp lý tài nguyên SKH trong sản xuất NLN vùng Đông Bắc.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: luận án đã làm sáng tỏ bản chất đặc điểm và sự
phân hóa tài nguyên SKH lãnh thổ. Từ đó đề xuất hướng khai thác SDHL
tài nguyên SKH lãnh thổ cho PTBV KT-XH.
- Ý nghĩa thực tiễn: Để định hướng phát triển sản xuất (PTSX) NLN
bền vững, kết quả của luận án sẽ là cơ sở khoa học cho việc duy trì, khơi
phục, bảo vệ, phát triển TTV rừng tự nhiên, rừng trồng hợp lý, góp phần đề
xuất những cơ cấu cây trồng NLN, những vùng chun canh cây cơng
nghiệp, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc thù của tài
nguyên SKH lãnh thổ vùng ĐBVN.
5. Những điểm mới của luận án

- Hệ thống chỉ tiêu và bản đồ SKH TTV vùng Đông Bắc, tỷ lệ
1:500.000 đã phản ánh rõ đặc điểm SKH, đặc điểm phân hóa TTV tự nhiên
vùng Đông Bắc, các đơn vị SKH mang những đặc trưng đặc thù tự nhiên
riêng của vùng nghiên cứu.
- Đánh giá tài nguyên SKH và các yếu tố tự nhiên khác cho phát triển cây
trồng NLN có giá trị kinh tế, là cơ sở khoa học cho việc bố trí hợp lý khơng gian
sản xuất, góp phần PTBV các ngành kinh tế NLN vùng Đông Bắc.
6. Những luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Vùng trung du, miền núi Đông Bắc có ĐKTN, TNTN
đa dạng, tài ngun khí hậu (TNKH) phong phú và phân hoá theo các quy luật
riêng. Phân loại SKH và bản đồ SKH TTV vùng Đông Bắc cho thấy sự phân
hóa đa dạng của tài nguyên SKH, nó phản ánh diện mạo, cấu trúc của lớp phủ
thực vật - các kiểu TTV tự nhiên vùng nghiên cứu.
- Luận điểm 2: Vận dụng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái,
tài nguyên SKH vùng Đông Bắc đã được đánh giá cho một số cây trồng NLN,
cây dược liệu có giá trị kinh tế cao; và đây chính là những cơ sở khoa học cần
thiết cho định hướng SDHL tài nguyên SKH, phát triển cây lâm nghiệp, cây
công nghiệp, cây dược liệu trên lãnh thổ ĐBVN.
7. Cơ sở tài liệu
- Các kết quả nghiên cứu, điều tra thực địa theo các tuyến.
- Số liệu khí hậu của 34 trạm khí tượng và nhiều trạm đo mưa của
vùng Đơng Bắc


-4- Ngồi các tài liệu đã cơng bố có nội dung liên quan đến luận án, bản
thân NCS đã thu thập được các tài liệu, số liệu thực tế của đề tài NAFOSTED
(2012-2014) do PGS. TS. Nguyễn Khanh Vân chủ trì, NCS là thành viên trực
tiếp tham gia đề tài.
- Cơ sở bản đồ chuyên đề phục vụ thành lập bản đồ luận án gồm:
Bản đồ địa hình vùng Đơng Bắc tỷ lệ 1:500.000; Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh

Thái Nguyên, Lạng Sơn tỷ lệ 1:100.000, Bản đồ thổ nhưỡng huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai tỷ lệ 1:50.000; Các đề tài, dự án, báo cáo khoa học về điều tra
ĐKTN, KT-XH, TNKH vùng Đông Bắc.
8. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày ở dạng văn bản với 150 trang đánh máy khổ
A4, 34 bảng số liệu, 30 hình, 122 danh mục các tài liệu tham khảo bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo, luận án được cấu trúc trong 3 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu, đánh giá tài ngun sinh khí hậu cho
phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp.
Chương 2: Đặc điểm khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu vùng Đơng Bắc
Chương 3: Đánh giá tài ngun sinh khí hậu vùng Đơng Bắc cho phát triển
một số cây trồng nông, lâm nghiệp
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI
NGUYÊN SINH KHÍ HẬU CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG,
LÂM NGHIỆP
1.1. Một số thuật ngữ cơ bản
* Khí hậu ứng dụng (KHƯD) là một khoa học nghiên cứu khí hậu
trong mối quan hệ với một đối tượng cụ thể; phân tích, làm sáng tỏ tác động
tích cực và tiêu cực của khí hậu lên đối tượng nhằm đưa ra những giải pháp
đúng đắn, hợp lý để tận dụng và nâng cao tính tích cực, phịng ngừa hạn chế
tác động tiêu cực của khí hậu. Các hướng cơ bản của nghiên cứu KHƯD
như: khí hậu nơng nghiệp, khí hậu lâm nghiệp, khí hậu y học, khí hậu du
lịch, khí hậu xây dựng, khí hậu giao thơng vận tải, khí hậu quân sự…
* Sinh khí hậu: theo Nguyễn Khanh Vân “SKH chính là những điều
kiện khí hậu, thời tiết - các yếu tố sinh thái cảnh tác động lên sinh vật cảnh
(tất cả giới sinh vật) bao gồm từ các quần xã thực vật, động vật tới các quần
xã vi sinh vật và cả con người” [87, tr13].



-5Mơt số hướng chính của SKH (SKH nơng nghiệp, SKH thảm thực vật
tự nhiên, SKH con người) đang tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, phát huy
cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên
Nghiên cứu SKH TTV tự nhiên là mô ̣t trong những hướng nghiên cứu
đã có từ lâu Nhiề u công trinh nghiên cứu của các nhà khoa ho ̣c trong và ngoài
.
̀
nước có ý nghia khoa học và thực tiễn cao c tế, kế t quả nghiên cứu SKH
. Thự
̃
đã cung cấ p những cơ sở hoa ho ̣c cho điạ lý thực vật trong viê ̣c xác đinh phân
k
̣
bố các loài thực vật, cũng như những đặc điểm sinh thái phát sinh TTV tự
nhiên. Khí hậu và thực vật có mối quan hệ rất chặt chẽ
, người ta xem lớp phủ
thực vật tự nhiên như là vâchỉ thi ̣của điề u kiê ̣n khí hâ ̣u và tương ứng với mô ̣t
t ̣
kiể u khí hâ ̣u có mô ̣t kiể u TTV nguyên sinh nhấ t đinh
. ̣
1.2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Q trình hình thành nên một hướng nghiên cứu phân loại khí hậu
trên cơ sở sinh thái thực vật là mô ̣t quá trình lâu dài và luôn luôn đươ ̣c phát
triể n bằ ng những tiế n bô ̣ khoa ho ̣c khác nhau của các nhà phân loa ̣i thực
vật ho ̣c, các nhà khí hậu học và được bổ sung bằng các kết quả nghiên cứu
của các nhà cảnh quan học
.
Trong những năm gần đây hướng nghiên cứu ứng dụng SKH TTV
tự nhiên, mối quan hệ khí hậu-sinh vật càng được phát huy và có ý nghĩa

thực tiễn, nhất là trong xu thế biến đổi khí hậu.
Hiê ̣n nay, các nhà khoa học trên thế gi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu
ới
,
phát huy hướng nghiên cứu này
. Phạm vi ứng dụng của nghiên cứu SKH TTV
tự nhiên không chỉ dừng ở viê ̣c nghiên cứu nhằ m mu ̣c đich đánh giá thich nghi
́
́
sinh thái cây trồ ng mà ngay cả trong nghiên c u cảnh báo cháy rừng bảo vệ
,

,
tài nguyên rừng và TTV tự nhiênnghiên cứu cho mu ̣c đich thich ứng và ứng
,
́
́
phó với biến đổi khí hậu cũng đang tích cực được phát huy
...
.
1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu SKH trong phân loại TTV, trong NLN nói chung, đã
được Thái Văn Trừng tổng kết trong cơng trình “TTV rừng Việt Nam”.
Trong những cơng trình nghiên cứu tiếp theo của Schmid (1962), Dương
Hữu Thời, Phạm Hoàng Hộ (1960) ... nhân tố SKH được vận dụng để mơ
tả, lý giải sự hình thành, phân hoá của các kiểu TTV những vùng khác
nhau trên đất nước ta.
Một số cơng trình nghiên cứu, điều tra khảo sát và đánh giá TNKH
tiếp theo của D .H.K Lee (1973), Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Đức Ngữ,



-6Nguyễn Trọng Hiệu (1985), Lâm Công Định (1992) ... đã phân tích đặc
điểm và tài nguyên khí hậu Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu, đánh
giá TNKH Việt Nam cịn được đề cập đến trong một số giáo trình địa lý tự
nhiên Việt Nam, kinh tế sinh thái, cơ sở SKH của các tác giả: Nguyễn Đức
Chính, Vũ Tự Lập, Lê Bá Thảo, Nguyễn Pháp, Nguyễn Khanh Vân.
* Vùng Đông Bắc: Nghiên cứu về khí hâ ̣u ở những khu vực , địa
phương cụ thể thuộc Đông Bắc đã được tích hợp trong các kết quả nghiên
cứu khí hậu Việt Nam, hay ở từng địa phương cụ thể thuộc vùng Đông Bắc
qua các kết quả nghiên cứu của các đàitrạm Khí tượng Thủy văn của vùng
,
.
Tuy nhiên ít có các cơng trình riêng biệt nghiên cứu đánh giá tài nguyên
SKH phục vụ phát triển cây trồ ng NLN của vùng Nhâ ̣n thấ y đây là hướng
.
nghiên cứu của khí hậu ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn cao, tác giả xin được
phép kế thừa và phát huy tiếp các cơng trình nghiên cứu đi trước.
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về cây trồng nơng, lâm nghiệp
Hiện nay, nhiều cơng trình nghiên cứu về cây lâm nghiệp, cây công
nghiệp và cây dược liệu đã được đầu tư và đi vào ứng dụng thực tiễn. Một số
loại cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta như : Keo, Thông, Bạch đàn, Mỡ… đã
được nghiên cứu trong nhiều công trình của các tác giả như Vũ Tiến Hinh;
Đào Cơng Khanh; Vũ Nhâm, Nguyễn Ngọc Lung, Ngơ Đình Quế, Lê Đình
Khả… Những kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong q trình
khơi phục thảm thực vật, phát triển rừng trồng tại Việt Nam.
Những nghiên cứu, đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi sinh thái
các nhóm cây trồng (cây công nghiệp, cây dược liệu), loại cây trồng, đã
được nhiều nhà khoa học trong ngành nông nghiệp, sinh học, địa lý, dược
liệu…quan tâm nghiên cứu và có nhiều kết quả cụ thể. Luận án đã thống kê
một số công trình nghiên cứu cây trồng nơng nghiệp, các cơng trình đánh

giá mức độ thích nghi của điều kiện khí hậu đối với cây công nghiệp, cây
dược liệu của Lê Trọng Cúc, Phạm Quang Anh, Nguyễn Xuân Độ, Nguyễn
Đại Khánh, Phạm Chí Thành, Đỗ Tất Lợi…
Phân tích kết quả của các đề tài giúp tác giả có được nhiều dữ liệu
khoa học để nghiên cứu, phân tích, đánh giá tài nguyên SKH cho phát
triển một số cây trồng NLN có giá trị vùng ĐBVN.
1.4. Một số hệ thống phân loại, phân kiểu SKH thảm thực vật ở Việt Nam
Trong các công trình nghiên cứu về khí hậu, đã có một số tài liệu đề


-7cập, phân tích, phân loại và phân kiểu SKH TTV tự nhiên. Tiêu biểu có thể
kể đến các cơng trình nghiên cứu của Vũ Tự Lập, Thái Văn Trừng, Lâm
Công Định, của nhóm các tác giả Viện Địa lý.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu phân loại, phân kiểu SKH của các tác
giả trong nước, phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp phân loại
SKH để từ đó tác giả lựa chọn phương pháp phân loại SKH TTV tự nhiên
thích hợp nhất đối với lãnh thổ nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tiến
hành phân loại, xây dựng bản đồ SKH vùng Đông Bắc, tác giả vận dụng
phương pháp phân loại của các tác giả viện Địa lý, lựa chọn chỉ tiêu để phân
chia cấp loại SKH trong bản đồ SKH TTV tự nhiên vùng ĐBVN.
1.5. Lý luận chung về đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp
* Đối tượng và đơn vị đánh giá
Đối tượng đánh giá là các đơn vị SKH, SKH-TN, các loại cây trồng
cụ thể: cây keo lai, cây chè trung du, cây hồi, cây thảo quả.
Đơn vị đánh giá: đơn vị loại SKH (ở bản đồ SKH tỉ lệ 1: 500.000)
và đơn vị SKH-TN (ở bản đồ SKH tỉ lệ 1: 100.000, 1: 50.000).
* Nội dung đánh giá: xác định đặc trưng TNKH lãnh thổ; đánh giá các
loại SKH cho phát triển các loại cây trồng NLN cụ thể, đề xuất định hướng
SDHL và hiệu quả tài nguyên SKH.

* Luận án xây dựng các bước tiến hành đánh giá đối với cây lâm
nghiệp (cây keo lai), cây công nghiệp (cây chè, cây hồi), cây dược liệu (cây
thảo quả).
Đánh giá thích nghi SKH được tiến hành qua các bước sau: Lựa
chọn và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá; xây dựng thang điểm, bậc
trọng số; xác định phương pháp đánh giá và vận dụng vào đánh giá SKH
lãnh thổ nghiên cứu.
Đánh giá tài nguyên SKH, SKH-TN cho mục đích phát triển cây
trồng, luận án vận dụng cách tính điểm thành phần bằng cơng thức trung
n
n
bình cộng.
(I)
Xa = (1/∑ ki) ∑ kiXi
i=1

i=1

Trong đó: Xa: Điểm đánh giá chung của địa tổng thể a; ki: Trọng số
của yếu tố thứ i; Xi: Điểm đánh giá yếu tố thứ i; n: số yếu tố đánh giá.
Kết quả đánh giá sẽ tìm ra những đơn vị SKH-TN thích hợp nhất cho
phát triển cây trồng NLN vùng Đông Bắc.
* Phân loại kết quả đánh giá và đề xuất kiến nghị sử dụng


-8Sau khi có kết quả đánh giá, phải kiểm chứng với thực tế và phân
loại ứng dụng cho từng đơn vị SKH, SKH-TN. Tức là tiến hành gộp nhóm
các đơn vị SKH, SKH-TN có cùng mức độ thích hợp đối với loại cây trồng
được đánh giá; cùng kiểu tiềm năng tài nguyên, hoặc có những điều kiện
giống nhau cho phát triển cây trồng.

1.6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
* Các quan điểm nghiên cứu: l quan điểm hệ thống, quan điểm tổng
hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử-viễn cảnh và quan điểm phát triển
bền vững. Trong đó, quan điểm hệ thống và tổng hợp là quan điểm chủ đạo.
* Hệ phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, phân tích xử
lý số liệu; Phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn chuyên gia; Phương
pháp phân tích thống kê; Phương pháp phân kiểu, phân loại khí hậu;
Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng; Phương pháp bản đồ
và hệ thơng tin địa lý (GIS).
* Quy trình nghiên cứu
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa và thu thập, xử lý các tài liệu liên
quan, tác giả tiến hành các bước nghiên cứu theo các bước: Bước 1: Thu
thập tài liệu, số liệu, phân tích, đánh giá các ĐKTN, KT-XH vùng Đơng
Bắc; Bước 2: Phân tích đặc điểm tài nguyên SKH và xây dựng bản đồ SKH
vùng Đông Bắc; Bước 3: Đánh giá tài nguyên SKH vùng Đơng Bắc cho
phát triển một số cây trồng NLN có giá trị kinh tế.
Tiểu kết chương 1
1. Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước cho
thấy nghiên cứu SKH, SKH TTV tự nhiên là một hướng nghiên cứu có bề
dầy lịch sử, được đóng góp, làm giầu, được soi sáng bởi các kết quả nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học trong nhóm các ngành khoa học về Trái Đất
nói chung. Đây thực sự là một hướng nghiên cứu vừa có tính chất lý thuyết
vừa có ý nghĩa thực tiễn . Hiê ̣n nay, nghiên cứu SKH vẫn đang tiế p tu ̣c
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu , phát huy tính ứng dụng nhằm giải
quyết các vấn đề mang tính thực tiễn.
Những kết quả nghiên cứu về cây trồng NLN được kể đến là nguồn
tài liệu quan trọng để tác giả kế thừa và phát huy trong phần nghiên cứu
tiếp theo nhằm đạt kết quả trong nghiên cứu đề tài luận án.
2. Vùng ĐBVN với diện tích tự nhiên là 63.952 km², là vùng địa lý
tự nhiên rộng lớn, có TNKH đặc sắc và phân hóa khí hậu đa dạng và phức

tạp. Có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu khí hậu có đề cập đến vùng


-9Đông Bắc song mới dừng ở mức độ nghiên cứu khái qt khơng dùng tồn
,
bộ nội dung nghiên cứu riêng cho vùng Đông Bắ c Viê ̣t Nam Ngược lại có
.
một số cơng trình nghiên cứu riêng cho một bộ phận hoặc một tỉnh nằm
trong vùng Đông Bắ c, chưa có cơng trình nào phân tích một cách chi tiết,
cụ thể về tài nguyên SKH của vùng (ở tỷ lệ nghiên cứu 1/500.000). Vì vậy,
cơng trình nghiên cứu tài ngun SKH của luận án đối với lãnh thổ vùng
Đông Bắc có đủ cơ sở khoa học để thực hiện. Những kết quả phân tích
trong chương 1, các quan điểm và phương pháp nghiên cứu là cơ sở lý luận
để tác giả xem xét, lựa chọn và vận dụng phù hợp vào việc nghiên cứu,
đánh giá tài nguyên SKH cho phát triển một số loại cây trồng NLN có giá
trị kinh tế, sử dụng tối ưu TNTN vùng ĐBVN.
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUN SINH KHÍ HẬU
VÙNG ĐƠNG BẮC VIỆT NAM
2.1. Các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến tài nguyên sinh khí hậu
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên hình thành khí hậu vùng Đơng Bắc
Các nhân tố hình thành khí hậu vùng Đơng Bắc bao gồm ba nhóm nhân
tố: Bức xạ Mặt Trời, hồn lưu khí quyển và nhóm nhân tố bề mặt đệm.
* Vùng Đơng Bắc (20º40’B -23°22’B, 103°31’-108°31’Đ ), được
giới hạn trong toàn bộ khu vực Đơng Bắc với diện tích tự nhiên là 63.952
km² bao gồm 11 tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, ... Bắc Giang)
(hình 1.1) [65]. Với vị trí, lãnh thổ nêu trên, vùng có vai trị đặc biệt quan
trọng về mặt sinh thái, môi trường, KT-XH và an ninh quốc phịng.
Vị trí địa lí đã quyết định vùng Đơng Bắ c có chế độ bức xạ kiểu chí
tuyến. Lượng bức xạ của lãnh thổ nhìn chung rất dồi dào, trên 200
kcal/cm²/năm, với lượng bức xạ như vậy đảm bảo cho vùng tồn tại những kiểu

TTV nhiệt đới thường xanh mưa mùa xuất hiện ở nhiều nơi trong vùng.
* Vùng Đơng Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ hồn lưu gió mùa
nội chí tuyến [49], [71], [72]. Trong phạm vi của vùng , về mùa hè thịnh
hành gió từ biển thổi vào (gió tín phong Bắc bán cầu) theo hướng nam và
đơng nam, về mùa đơng thịnh hành gió từ lục địa thổi xuố ng theo hướng
bắc và đông bắc. Sự luân phiên của chế độ gió đã gây ra những tương
phản sâu sắc về chế độ nhiệt và mưa trong năm ta ̣i khu vực nghiên cứu.
* Nhóm nhân tố bề mặt đệm gồm hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố
địa chất, địa hình và nhóm nhân tố thủy văn - thổ nhưỡng - thảm thực vật.


-10Sự tác động tổng hợp của các nhân tố bề mặt đệm bao gồm địa hình,
thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật và biển kết hợp với yếu tố hoàn lưu gió mùa
trên nền khí hậu nhiệt đới đã hình thành nên cho vùng kiểu khí hậu riêng
biệt, đặc sắc mà không nơi nào trên thế giới cùng vĩ độ lại có sắc thái tương
tự. Đó là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh với ba tháng
lạnh điển hình có nhiệt độ hạ thấp dưới 18ºC.
2.1.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến khai thác, sử dụng hợp
lý tài nguyên sinh khí hậu vùng Đơng Bắc
Tính đến cuối năm 2012, dân số vùng Đơng Bắ c Viê ̣t Nam có
khoảng 9720,2 ngàn người (thuộc hơn 30 dân tộc khác nhau), chiếm 11%
dân số cả nước. Phần lớn cư dân của vùng hoạt động và sản xuất trong lĩnh
vực NLN (tỷ lệ dân cư nông thôn đạt > 80%). Sản xuất NLN phát triển sẽ
là tiền đề để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của cư dân vùng nông
thôn, vùng núi, vừa khai thác, sử dụng tối ưu lực lượng lao động dư thừa,
góp phần phân bố lại dân cư, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư vùng Đông Bắc.
* Các ngành kinh tế
- Ngành nông, lâm nghiệp: vẫn đang phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá. Cơ cấu nội bộ ngành đang chuyển dần sang chăn nuôi và trồng cây

lâu năm, cây trồng lâm nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị
diện tích, hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh. Ngành lâm nghiệp
vùng Đông Bắc đã có nhiều nỗ lực phát triển rừng trồng nhằm phủ xanh đất
trố ng, đồ i núi tro ̣c. Trong vùng đã hình thành một số vùng rừng ngun liệu
cho cơng nghiệp chế biến giấy, ván nhân tạo, cột trụ mỏ… Nhờ đó mà đến nay
độ che phủ rừng của vùng đã tăng lên đáng kể.
- Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm NLN của vùng hiện vẫn còn
hạn chế cả về số lượng và quy mô, không gắn liền với khu vực sản xuất.
Hoạt động sản xuất NLN chưa được đảm bảo đầu ra trong khâu tiêu thụ nên
gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất mang tính chun mơn hóa, sản
xuất hàng hóa.
2.2. Tính chất và quy luật phân hóa của khí hậu vùng Đơng Bắc
2.2.1. Tính chất chung
Các nhân tố hình thành khí hậu đã quy định tính chất chung của khí
hậu vùng Đơng Bắc: tính chất nội chí tuyến, tính chất gió mùa, tính chất ẩm,
tính đa dạng và biến động của khí hậu.
2.2.2. Các quy luật phân hố khí hậu


-11Sự phân hóa theo mùa của khí hâ ̣u vùng Đông Bắ c Viê ̣t Nam là đă ̣c
điể m quan tro ̣ng nhấ t và hế t sức có ý nghia thực tiễn , đă ̣c biê ̣t cho các
̃
hoạt động kinh tế , sản xuất của nước ta . Động lực của sự phân hóa theo
mùa của khí hậu tại đây là do hoạt động của hoàn lưu gió mùa kết hợp
đơ ̣c đáo với điề u kiê ̣n điạ lý.
Các quy luật phân hóa khí hậu của vùng bao gồm: phân hóa khí
hậu theo vĩ độ, theo kinh độ, theo độ cao và phân hóa khí hậu theo mùa.
Trong đó quy luật phân hóa khí hậu theo đai cao và theo mùa thể hiện rõ
nhất trong sự phân hóa khí hậu của vùng.
2.3. Đặc điểm khí hậu vùng Đông Bắc

- Chế độ bức xạ: Vùng Đông Bắc có lượng bức xạ tổng cộng trung
bình dao đơ ̣ng trong khoảng
110-130 kcal/cm²/năm, thuộc loại trung bình, có
sự thay đổi rõ nét theo các tháng, tạo nên chế độ mùa của bức xạ, có sự phân
hố rõ theo độ cao.
- Chế độ gió: Hướng gió, tốc độ gió, tần xuất lặng gió có sự phù hợp
với loại gió thịnh hành trong vùng theo các khoảng thời gian trong năm.
Trong đó loại gió chủ đạo vào mùa đơng là gió mùa Đơng Bắc có tính chất
lạnh và khơ. Gió thịnh hành vào mùa hè là gió mùa Đơng Nam có tính chất
nóng và ẩm. Sự hoạt động luân phiên của các dạng hồn lưu đã hình thành
nên chế độ gió mùa đặc sắc của khí hậu vùng Đơng Bắc.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ của vùng có sự khơng đồng nhất theo không
gian và theo thời gian Theo thời gian Nhiệt độ biến thiên ngàyđêm với một
.
:
cực đại và đa ̣t giá tri ̣thấ p nhấ t vào lúc gầ n sáng hoă ̣c sáng sớm
. Trong năm,
biến trình nhiệt độ đạt mô ̣t cực đa ̣i và mô ̣t cực tiể u phù hợp với biế n trinh
̀
năm của bức xa ̣ Mă ̣t trời (kiể u khí hâ ̣u chí tuyế n ). Theo không gian: (1).
Phân bố nhiê ̣t đơ ̣ trung binh năm có sự thay đổi theo kinhvĩ độ (2) Phân bố
,
̀
nhiê ̣t đô ̣ trung bình theo đơ ̣ cao
(Hình 2.10). Ở vùng Đơng Bắc có thể có các
đai khí hậu phân chia theo nhiệt độ.
- Chế độ mưa - ẩm: Vùng nghiên cứu có kiểu mùa mưa trùng với thời
gian hoa ̣t đô ̣ng của gió mùa mùa ha ̣ (gió Đơng Nam), phù hợp với cơ chế
hồn lưu gió mùa Tây Nam của vùng Đơng Nam Á. Tuy nhiên, trong năm
ngồi thời kỳ mưa mùa hè cịn có một thời kỳ mưa phùn cuối mùa đông.

Lượng mưa trong vùng phân bố không chỉ không đều theo không gian
mà cả theo thời gian Lươ ̣ng mưa trung binh năm trên toàn điạ bàn dao đô ̣ng
.
̀
trong khoảng 1200-2500mm. Ở các tâm mưa, trị số này có thể đạt tới 3000-


-124000mm hoă ̣c hơn nữa. Các cấp mưa được thể hiện rõ trên bản đồ phân bố
tổng lượng mưa trung bình năm vùng Đơng Bắc (Hình 2.12).
Chế độ ẩm ở vùng nghiên cứu đạt giá trị trung bình năm từ - 90%.
80
So với các nơi khác trong cả nước
, vùng Đơng Bắc có độ ẩm lớn định ít có
, ổn
,
sự sự chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông vùng thấp và vùng cao.
, giữa
- Các hiện tượng thời tiết đặc biệtTrong vùng các hiện tượng thời tiết
:
,
đặc biệt như bao gió địa phương khơ nóng, sương muối, sương mù, mưa đá,
̃,
giông, băng tuyết… là những hiện tượng xẩy ra với tần suất không nhiều song
lại gây nguy hại cho sự phát triển của TTV, cho cây trồng.
2.4. Thành lập bản đồ sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên (trên cơ sở
nguồn gốc phát sinh) vùng Đông Bắc Việt Nam
2.4.1. Nguyên tắ c thành lâ ̣p bản đồ sinh khí hâ ̣u thảm thực vật tự nhiên
Bản đồ SKH được thành lập phải thỏa mãn các nguyên tắc : (i) Bản
đồ SKH trước hế t phải phản ánh đươ ̣c đă ̣c điể m khí hâ ̣u của vùng lãnh thổ
nghiên cứu, sự phân hóa của chúng trong không gian và theo thời gian (ii)

.
Bản đồ SKH phải phản ánh được đặc điểm sinh thái của các kiểu TTV có
trên lanh thở nghiên cứu . (iii) Bản đồ SKH phải phản ánh được nhu cầ u
̃
phục vụ sản xuất NLN quy hoa ̣ch vùng lanh thổ nghiên cứu
,
.
̃
2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phân loại sinh khí hậu thảm thực vật
Khi nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhiê ̣t - ẩm cho bản đồ
SKH, các chỉ tiêu nhiệt, ẩm phải thỏa mãn các yêu cầu: (i) Chỉ tiêu được
chọn phải có tính tiêu biểu tức là phải phản ánh đươ ̣c bản chấ t và đă ̣c điể m
,
phân bố mùa nhiê ̣t, mùa mưa theo vĩ độ, theo đô ̣ cao và theo mùa. (ii) Chỉ
tiêu đươ ̣c cho ̣n phải thể hiê ̣n đươ ̣c bả n chấ t của khí hâ ̣u sinh thái , tức là
phản ánh được quy luật phân bố, sự sinh trưởng và phát triể n của các kiể u
TTV tự nhiên nhấ t đinh trên lanh thổ nghiên cứ.u
̣
̃
- Hệ chỉ tiêu nhiệt: gồm chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm và chỉ tiêu
độ dài mùa lạnh
- Hệ chỉ tiêu mưa - ẩm: gồm chỉ tiêu tổng lượng mưa năm và chỉ
tiêu số tháng khô để phân cấ p loa ̣i sinh khí hâ ̣u
Tổng hợp các chỉ tiêu nêu trên đồ SKH vùng Đông Bắ c
, bản
(1/500.000)
được thành lập với hệ thống chỉ tiêu nhiệt - ẩm (thể hiện ở chú giải bản đồ).

2.4.3. Các loại SKH vùng Đông Bắ c
Trên cơ sở phân tích sự phân hóa các chỉ tiêu nhiệt - ẩm ở vùng Đông

Bắc kết hợp với nghiên cứu phân tích sự phân bố của 6 kiểu TTV tự nhiên ở
vùng nghiên cứu kết quả phân loại SKH vùng Đôn Bắ c cho thấy ở đây có
,
g
6


-13kiểu SKH (mô tả ở bảng 1), 20 loại SKH TTV khác nhau, trong đó có những
loại được lặp lại nhiều lần trên lãnh thổ vùng nghiên cứu (116 khoanh vi
riêng biệt của 20 loại SKH), được thể hiện trên bản đồ SKH TTV tự nhiên
vùng Đơng Bắc (Hình 2.8).
Bảng 1: Mô tả các kiểu SKH vùng Đông Bắc
Kiểu SKH
Kiểu 1: Kiểu SKH NĐGM vùng thấp, hơi nóng, thời kỳ
lạnh ngắn, mưa rất nhiều, mùa khô từ ngắn đến trung bình,
bao gồm các loại SKH IA1a, IA1b.
Kiểu 2: Kiểu SKH NĐGM vùng thấp, hơi nóng, thời kỳ
lạnh ngắn, mưa nhiều đến mưa vừa, mùa khơ trung bình
đến dài, bao gồm các loại SKH IB1b, IC1b, IC1c.
Kiểu 3: Kiểu SKH NĐGM vùng thấp, hơi nóng, thời kỳ
lạnh ngắn, mưa ít đến rất ít, mùa khơ dài, bao gồm các loại
SKH ID1c, IE1c.
Kiểu 4: Kiểu SKH NĐGM núi thấp (500/600-1400m),
mát, thời kỳ lạnh trung bình, mưa rất nhiều đến mưa ít,
mùa khơ trung bình đến dài, bao gồm các loại SKH IIA2a,
IIA2b,IIB2b, IIC2b, IID2b, IID2c.
Kiểu 5: Kiểu SKH NĐGM núi trung bình (1400-2200m),
lạnh, thời kỳ lạnh dài, mưa rất nhiều đến mưa vừa, mùa
khơ ngắn đến trung bình, bao gồm các loại SKH IIIA3a,
IIIA3b, IIIB3b, IIIC3b.

Kiểu 6: Kiểu SKH NĐGM núi cao (>2200m), rất lạnh, thời
kỳ lạnh rất dài, mưa nhiều đến rất nhiều, mùa khơ ngắn đến
trung bình, bao gồm các loại SKH VIA4a, VIA4b, VIB4b.

Mô tả
Kiểu SKH này tương
ứng với kiểu TTV khí hậu
RKTX mưa ẩm nhiệt đới.
Tương ứng kiểu TTV khí
hậu rừng kín nửa thường
xanh ẩm nhiệt đới.
Tương ứng với kiểu TTV
khí hậu rừng kín rụng lá hơi
ẩm nhiệt đới.
Tương ứng kiểu TTV
khí hậu RKTX mưa ẩm á
nhiệt đới núi thấp.
Tương ứng kiểu TTV
khí hậu rừng kín hỗn giao
cây lá rộng, lá kim ẩm á
nhiệt đới núi trung bình.
Tương ứng kiểu TTV
khí hậu TTV núi cao (kiểu
TTV khí hậu rừng lá kim,
rừng cây lùn).

Bảng 2 dưới đây thống kê diện tích và số xuất hiện lại trên bản
đồ của các loại SKH ở vùng Đông Bắc.
Bảng 2: Các loại SKH NĐGM vùng Đơng Bắc - diện tích và số lần xuất hiện
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Loại
SKH
IA1a
IA1b
IB1b
IC1b
IC1c
ID1c
IE1c
IIA2a
IIA2b
IIB2b
IIC2b
IID2b
IID2c


Diện tích
Km²
960,78
565,08
4615,30
21832,22
2463,03
9811,68
805,4
142,79
97,43
4513,51
10122,37
5066,26
97,43

%
1,5
0,88
7,22
34,14
3,85
15,35
1,26
0,22
0,15
7,06
15,83
7,92
0,15


Số lần
lặp lại
1
1
5
4
3
3
2
1
3
10
37
10
2


-1414
15
16
17
18
19
20

IIIA3a
IIIA3b
IIIB3b
IIIC3b

IVA4a
IVA4b
IVB4b
20 loại SKH

880,36
688,34
646,02
168,35
248,32
194,87
32,46
63952

1,38
1,08
1,01
0,26
0,39
0,3
0,05
100,0

4
3
8
7
4
6
2

116 khoanh vi

Các loại SKH NĐGM của vùng bao gồm : (1) IA1a: Loại SKH hơi nóng, có thời kỳ
lạnh ngắn, mưa rất nhiều và mùa khô ngắn. (2) IA1b: Loại SKH hơi nóng, có thời kỳ lạnh
ngắn, mưa rất nhiều và mùa khơ trung bình (TB); (3) IB1b: Loại SKH hơi nóng, có thời kỳ
lạnh ngắn, mưa nhiều và mùa khô dài TB; (4) IC1b: Loại SKH hơi nóng, có thời kỳ lạnh
ngắn, mưa vừa và mùa khơ dài TB; (5) IC1c: Loại SKH hơi nóng, có thời kỳ lạnh ngắn,
mưa vừa, mùa khô dài; (6) ID1c: Loại SKH hơi nóng, có thời kỳ lạnh ngắn, mưa ít, mùa
khơ dài; (7) IE1c: Loại SKH hơi nóng, có thời kỳ lạnh ngắn, mưa rất ít, mùa khơ dài; (8)
IIA2a: Loại SKH vùng núi thấp, mát, có thời kỳ lạnh dài TB, mưa rất nhiều, mùa khô
ngắn; (9) IIA2b: Loại SKH vùng núi thấp, mát, có thời kỳ lạnh dài TB, mưa rất nhiều,
mùa khô TB; (10) IIB2b: Loại SKH vùng núi thấp, mát, có thời kỳ lạnh dài TB, mưa
nhiều, mùa khô dài TB; (11) IIC2b: Loại SKH vùng núi thấp, mát, có thời kỳ lạnh dài TB,
mưa vừa, mùa khô dài TB; (12) IID2b: Loại SKH vùng núi thấp, mát, có thời kỳ lạnh dài
TB, mưa ít, mùa khô dài TB; (13) IID2c: Loại SKH vùng núi thấp, mát, có thời kỳ lạnh dài
TB, mưa ít, mùa khô dài; (14) IIIA3a: Loại SKH vùng núi TB, lạnh, có thời kỳ lạnh dài,
mưa rất nhiều, mùa khơ ngắn; (15) IIIA3b: Loại SKH núi TB, lạnh, có thời kỳ lạnh dài,
mưa rất nhiều, mùa khô dài TB; (16) IIIB3b: Loại SKH vùng núi TB, lạnh, có thời kỳ lạnh
dài, mưa nhiều, mùa khô dài TB; (17) IIIC3b: Loại SKH vùng núi TB, lạnh, có thời kỳ
lạnh dài, mưa vừa, mùa khô dài TB; (18) IVA4a: Loại SKH vùng núi cao, rất lạnh, có
thời kỳ lạnh rất dài và lạnh quanh năm, mưa rất nhiều, và mùa khô ngắn; (19) IVA4b:
Loại SKH vùng núi cao, rất lạnh, có thời kỳ lạnh rất dài và lạnh quanh năm, mưa rất
nhiều, và mùa khô dài TB; (20) IVB4b: Loại SKH vùng núi cao, rất lạnh, thời kỳ lạnh rất
dài và lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khơ dài TB.

Về diện tích , trong 20 loại SKH loại SKH IC 1b chiếm diện tích
lớn nhất (21832,22km²), đứng thứ hai là loại IIC2b (10122,37km²), chiếm
diện tích nhỏ nhất là loại SKH IVB4b (32,46km²). Về số lần lặp lại, loại
SKH IIC2b có số lần xuất hiện nhiều nhất (36 lần), tiếp đến là IIB 2b,
IID2b (10 lần). Các loại SKH khác còn lại chiếm diện tích trung bình và

có số lần xuất hiện từ 1 - 10 lần. Đặc điểm của từng loại SKH vùng Đơng
Bắc được mơ tả ở phụ lục 3. Nhìn chung , tài nguyên SKH vùng Đông
Bắ c rất phong phú và đa dạng . Trên địa bàn nghiên cứu có tới 20 loại
SKH với những nét đặc thù khác nhau . Tài ngun SKH trong vùng cịn
có sự phân hố rõ nét theo nền nhiệt từ hơi nóng , mát, hơi lạnh đến rấ t
lạnh. Lượng mưa có nơi đạt trên 4000mm/năm (Bắc Quang), có nơi thấp
dưới 1200mm/năm (Thung lũng sơng Kỳ Cùng, Bằng Giang); có sự phân
hố về độ dài mùa lạnh và độ dài mùa khô.


-152.4.4. Thành lập bản đồ sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên tỉnh Thái
Nguyên, Lạng Sơn và huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
Trên cơ sở bản đồ SKH TTV tự nhiên vùng Đông Bắc, căn cứ vào
đặc điểm sinh thái của đối tượng cây trồng, hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH
TTV tự nhiên tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
được xác định và xây dựng phù hợp với các ngưỡng sinh thái của từng loại
cây trồng được lựa chọn đánh giá. Bản đồ SKH tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lạng
Sơn tỷ lệ 1:100 000 (tương ứng có 7 và 9 đơn vị SKH) thể hiện trên hình
2.14, 2.15, bản đồ SKH huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai tỷ lệ 1:50 000 (10 đơn vị
SKH) (hình 2.16) được thành lập là cơ sở đề luận án tiến hành đánh giá thích
nghi SKH cho phát triển cây cơng nghiệp, cây dược liệu trong chương 3.
2.5. Tính thống nhất và mối quan hệ chặt chẽ, nhân-quả giữa sinh khí hậu
lãnh thổ với phân bố thảm thực vật tự nhiên vùng Đơng Bắc
a. Tính thống nhất, quan hệ chặt chẽ, nhân - quả giữa sinh khí hậu - thảm
thực vật - thổ nhưỡng trong tự nhiên
Xem xét mối quan hệ giữa khí hậu với TTV dễ nhận thấy: trong tự
nhiên, với một điều kiện khí hậu, đất đai nhất định sẽ xuất hiện một kiểu
TTV tự nhiên tương ứng. Đồng thời nếu trong cùng một điều kiện SKH
như nhau, tất yếu sẽ phát sinh ra một loại đất địa đới hoặc phi địa đới mang
những đặc điểm, tính chất và các quá trình phát sinh cơ bản giống nhau.

Nói chung yếu tố “SKH - TTV - thổ nhưỡng” là một tổng thể thống nhất.
Trên thực tế, mỗi kiểu SKH được đặc trưng bằng một kiểu TTV cơ
sở. Kiểu TTV phát sinh đó sẽ chiếm diện tích chủ đạo, làm cơ sở cho việc
định hướng bố trí, phát triển các loại rừng kinh tế, các loại cây trồng NLN
- những đối tượng chính của sản xuất và giúp đề xuất hướng điều tra
nghiên cứu tiếp theo phục vụ sản xuất-kinh doanh.
b. Mối quan hệ chặt chẽ, nhân-quả giữa SKH - thảm thực vật rừng vùng
Đông Bắc
Những tác động một cách tổng hợp của các điều kiện SKH lên TTV
đã hình thành nên các đặc trưng kiểu TTV tự nhiên và các kiểu SKH này
cũng sẽ được phản ảnh lại bởi tính chất của TTV tự nhiên.
Mối quan hệ theo khơng gian của sinh khí hậu - TTV tự nhiên
vùng Đông Bắc được thể hiện rõ qua: mối quan hệ giữa điều kiện SKH
với phân hóa TTV rừng ở vùng thấp, mối quan hệ giữa điều kiện SKH
với TTV rừng theo độ cao địa hình, mối quan hệ giữa tài nguyên SKH
và phổ dạng sống của hệ thực vật vùng ĐBVN.


Giáo viên hướng dẫn : 1. PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân
2. TS Đỗ Hữu Thư

Người thành lập: NCS Đỗ Thị Vân Hương

Hình 1.1: Bản đổ sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên vùng Đông Bắc
Thu từ tỷ lệ 1: 500.000


CHÚ GIẢI



-16* Tích hợp các kết quả nghiên cứu phân loại SKH và những kết
quả nghiên cứu về phân loại TTV rừng ở vùng Đông Bắc chúng tôi
thấy tương ứng với 6 kiểu TTV rừng ở đây có 6 kiểu SKH. Thống kê
diện tích, tỷ lệ % của các kiểu TTV, tương ứng với các kiểu SKH đã
được thống kê trong luận án.
Từ số liệu thống kê diện tích các kiểu SKH - kiểu TTV tự nhiên
vùng Đơng Bắc, có thể nhận thấy: kiểu TTV ưu thế nhất của vùng Đông
Bắc là kiểu RKTX nhiệt đới mưa mùa và kiểu RKTX mưa ẩm á nhiệt đới
núi thấp (diện tích hai kiểu thảm chiếm 48950,34km² với tỷ lệ 76,54% tổng
diện tích tồn vùng). Dựa trên kết quả nghiên cứu này, khi tiến hành đánh
giá tài nguyên SKH cho phát triển cây trồng NLN, cần nhận thấy khu vực
ưu thế trong PTSX NLN của vùng ứng với kiểu SKH 2 và kiểu SKH 4. Vì
vậy, cần lưu ý lựa chọn đối tượng cây trồng NLN có thể phát triển mang
tính hàng hóa, phù hợp với đặc thù tự nhiên của vùng Đông Bắc.
Tiểu kết chương 2
1. Đặc điểm SKH vùng Đông cho thấy vùng Đơng Bắc có kiểu khí
hậu đặc sắc: khí hậu NĐGM có mùa đơng lạnh. Do ảnh hưởng của cấu
trúc địa chất, địa hình, yếu tố hồn lưu và biển, khí hậu của vùng có sự
phân hóa khí hậu theo các quy luật riêng.
Bản đồ SKH vùng ĐBVN được thành lập ở tỷ lệ 1: 500.000 cho thấy
vùng có 6 kiểu SKH, 20 loại SKH khác nhau, với 116 khoanh vi riêng biệt.
Các bản đồ SKH cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập: bản đồ SKH tỉnh
Thái Nguyên (tỷ lệ 1: 100.000) với 7 đơn vị SKH, bản đồ SKH tỉnh Lạng
Sơn (tỷ lệ 1: 100.000) với 9 đơn vị SKH, bản đồ SKH huyện Sa Pa (tỷ lệ 1:
50.000) với 10 đơn vị SKH khác nhau. Đây là cơ sở để tác giả đánh giá chi
tiết mức độ thích nghi SKH, SKH-TN cho phát triển cây keo lai, chè trung
du, cây hồi, cây thảo quả được thực hiện trong chương 3.
2. Nội dung chương 2 cũng đã làm sáng tỏ mối quan hệ chặt chẽ,
nhân-quả giữa điều kiện SKH và tài nguyên SKH với sự hình thành, phát
sinh TTV tự nhiên vùng ĐBVN. Mối quan hệ thống nhất giữa khí hậu sinh vật thể hiện trong sự phân hóa sự phân hóa có quy luật của TTV tự

nhiên theo không gian, theo đai cao và qua phổ dạng sống của các kiểu
TTV tự nhiên chính, có trên lãnh thổ nghiên cứu.


-17Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUN SINH KHÍ HẬU
VÙNG ĐƠNG BẮC CHO PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY TRỒNG
NÔNG, LÂM NGHIỆP
3.1. Đặc điểm sinh thái cây trồng nông nghiệp
* Cây keo lai: thuộc loại cây nhiệt đới, rất thích nghi nhiệt độ 22 28ºC, lượng mưa từ 1200 - 2000mm/năm, mùa khơ kéo dài từ 3 - 4 tháng.
Cây có khả năng sinh trưởng nhanh, bộ rễ chắc, khỏe, có khả năng giữ đất và
cải tạo đất, điều tiết nước và hỗn giao được với nhiều loài cây.
* Cây chè trung du: Chè thuộc nhóm cây cận nhiệt, thích nghi nhất
với nhiệt độ từ 20-28ºC, tổng lượng mưa TB năm từ 1500mm đến 2000mm,
và phân bố đều trong các tháng, độ ẩm khơng khí cao từ 80 - 85%. Chè thích
nghi với khu vưc địa hình cao từ 200 - 600m, độ dốc dưới 15º. Đất trồng chè
có lớp đất sâu (>1 mét) và thoát nước tốt.
* Cây hồi: là cây cận nhiệt, yêu cầu nhiệt độ TB năm từ 20-22ºC, có
mùa đơng lạnh nhưng ít sương muối, lượng mưa thích hợp từ 12001500mm/năm. Cây Hồi kém chịu nóng. Độ cao thích hợp cho phát triển cây
Hồi khoảng (200-600) m so với mực nước biển. Hồi ưa đất tốt, tầng đất màu
dày > 100cm, đất có phản ứng chua pHKCl từ 4,0-5,5.
* Cây thảo quả: có nguồn gốc ơn đới và cận nhiệt , rất thích nghi
với nhiệt độ TB năm từ 12 - 16ºC. Thảo quả là cây đặc biệt ưa ẩm, yêu
cầu lượng mưa trên 2000mm/năm, độ ẩm không khí trong rừng từ 85%
đến bão hồ, độ dài mùa khô < 2 tháng. Điều kiện hạn chế nhất đối với
thảo quả là sương muối và tuyết, gặp các hiện tượng này cây sẽ bị chết.
3.2. Bản đồ sinh khí hậu-thổ nhưỡng tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn (tỷ lệ 1:
100.000) và huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (tỷ lệ 1: 50.000)
Để phục vụ cho việc đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng (cây
công nghiệp, cây dược liệu), bản đồ SKH-TN các tỉnh Thái Nguyên,
Lạng Sơn (tỷ lệ 1:100.000) (hình 3.1, 3.2) và bản đồ SKH-TN huyện Sa Pa

(tỷ lệ 1:50.000) (hình 3.3) được xây dựng trên cơ sở tích hợp các chỉ tiêu
loại SKH của từng tỉnh, huyện ứng với mỗi loại thổ nhưỡng bằng cách
chồng lớp bản đồ sinh khí hậu và bản đồ thổ nhưỡng cùng tỷ lệ. Các đơn
vị SKH-TN phải đảm bảo nguyên tắc: vừa phản ánh được đặc điểm tài
nguyên SKH lãnh thổ, vừa chỉ ra được đặc điểm thổ nhưỡng của khu vực
nghiên cứu. Bản đồ SKH - TN tỉnh Thái Nguyên được xây dựng có 27 đơn
vị SKH-TN, bản đồ SKH - TN tỉnh Lạng Sơn được thành lập thể hiện 38 đơn


-18vị SKH-TN và bản đồ SKH - TN huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai thể hiện 33 đơn
vị SKH-TN. Mỗi đơn vị SKH-TN có thể bắt gặp từ một đến nhiều lần.
3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu đối với vấn đề tổ chức và phát
triển sản xuất nơng lâm nghiệp
3.3.1. Các tiêu chí đánh giá
Đối tượng lựa chọn để đánh giá thích nghi SKH cho phát triển cây
trồng NLN là các đơn vị loại SKH, đơn vị SKH-TN. Tuy nhiên, để có kết
quả đánh giá một cách chính xác hơn, tác giả đã sử dụng hai nhóm tiêu chí
đánh giá: Nhóm tiêu chí chính (yếu tố chính): TTB năm, RTB năm, độ dài mùa
lạnh, độ dài mùa khơ. Nhóm chỉ tiêu này được áp dụng cho đánh giá tài
nguyên SKH cho phát triển cây trồng. Nhóm tiêu chí khác (yếu tố phụ): độ
cao, độ dốc địa hình, đặc điểm thổ nhưỡng, các yếu tố khí hậu hạn chế: T
tối cao, TTB tháng, RTB tháng.... được sử dụng để đánh giá.
3.3.2. Kết quả đánh giá thích nghi SKH vùng Đông Bắc Việt Nam cho
phát triển keo lai
Dựa theo định luật tối thiểu Liebig (1840) và định luật về sức
chống chịu của Shelford (1913), dựa vào giới hạn và biên độ sinh thái của
keo lai theo nghiên cứu của Lê Đình Khả (1999), tác giả tiến hành đánh
giá riêng như sau (Bảng 3):
Bảng 3: Bảng cơ sở đánh giá riêng mức độ thích nghi sinh thái đối với
cây keo lai (Acacia hybrid)

Cây trồng
lâm nghiệp

Keo lai

Các chỉ tiêu
1. Nhiệt độ TB năm (°C)
2. Lượng mưa TB năm
(mm/năm)
3. Độ dài mùa lạnh (tháng)
4. Độ dài mùa khô (tháng)
5. Độ cao tuyệt đối (m)

Mức độ thích hợp
Thích nghi
(2 điểm )
20 - 22
1200-1500;
1500-2000
2000-2500
3
4-6
0-2
3-4
0-200
200-600

Rất thích nghi
(3 điểm)
> 22


Ít thích nghi
(1 điểm)
< 20
<1200;
>2500
>7
≥5
> 600

Kết quả đánh giá riêng nhu cầu sinh thái của cây keo lai đối với các điều
kiện SKH cho thấy (hình 3.4): Các loại SKH có tổng tỉ lệ thích nghi cao nhất là
IC1b độ cao dưới 200m với tổng tỷ lệ điểm (14/15); thứ hai là các loại SKH IA1a,
IB1b, IC1c ở độ cao dưới 200m với tổng tỷ lệ điểm (13/15); tiếp đến là IA1b,
IC1b, ID1c ở độ cao trên 200m có tỷ lệ điểm là (12/15); Loại SKH IA1a, IB1b,
IC1c độ cao trên 200m và loại SKH IE1c ở độ cao dưới 200m có tỷ lệ điểm
(11/15); Loại SKH IA1b (>200m), ID1c (>200m) tỷ lệ điểm (10/15); Loại SKH
IE1c (>200m), IIC2b tỷ lệ điểm (9/15); Các loại SKH IIA2a, IIB2b, IID2b, IIIC3b
có tỷ lệ điểm (8/15); Các loại SKH IIA2b, IIIA3a, IIIA3b, IIIB3b, IVA4a, IVA4b,


-19IVB4b có tỷ lệ điểm dao động từ (6/15) đến (7/15). Kết quả đánh giá cho thấy, keo
lai là cây khá thích nghi với điều kiện SKH vùng Đơng Bắc.

3.3.3. Kết quả đánh giá thích nghi SKH –TN cho phát triển cây công
nghiệp, cây dược liệu
3.3.3.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá:
Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá; nhu cầu sinh
thái của các nhóm cây cơng nghiệp, cây dược liệu; kết quả nghiên cứu đặc
điểm các đơn vị SKH-TN, tác giả đã tiến hành đánh giá riêng các chỉ tiêu

cho các loại cây trồng (Bảng 4).
Bảng 4: Kết quả đánh giá riêng thích nghi SKH-TN cho từng đối tượng cây trồng
Loại
cây
trồng

Chè
trung
du

Mức độ thích hợp
Các chỉ tiêu

Rất thích nghi
(3 điểm)

a. Điều kiện sinh khí hậu
1. Nhiệt độ TB năm (°C)
20-22
> 22
2. Lượng mưa TB năm (mm/năm)
1500-2000
> 2000
3. Độ dài mùa lạnh (tháng)
3
3-4
4. Độ dài mùa khơ (tháng)
3-4
b. Điều kiện địa hình, thổ nhƣỡng hạn chế
5. Độ cao địa hình (m)

< 200
200-600
6. Độ dốc (°)
< 15
15-25
7. Loại đất
Fv, Fs, Fa
Fk, Fl, Ha, D
8.Tầng dầy (cm)
> 100
50-100
a. Điều kiện sinh khí hậu
1. Nhiệt độ TB năm (°C)

Hồi

Thích nghi
(2 điểm )

20-22

18 - 20

2. Lượng mưa TB năm (mm/năm)
1200-1500
> 1500
3. Độ dài mùa lạnh (tháng)
3 hoặc 4-5
>5
4. Độ dài mùa khô (tháng)

3- 4
5. Rtb tháng (mm/tháng) tháng 7, tháng 8
< 200
200-250
b. Điều kiện địa hình, thổ nhƣỡng hạn chế
6. Độ dốc (°)
8-15
< 8 hoặc từ 15-25
7. Loại đất
Fa, Fs
Hq, Hs, Fv, Fk, D
8. Tầng dày đất (cm)
>100
50 -100

Ít thích
nghi
(1 điểm)
<20
<1500
4-6
≥5
> 600
>25
P, B
< 50
≥ 22
hoặc <
18
<1200

≥5
> 250
> 25
Fl, P
<50

a. Điều kiện sinh khí hậu

2. Lượng mưa TB năm (mm/năm)

2000 - 2500

10-12 hoặc 16 –
18, 18-20
>2500

3. Độ dài mùa lạnh (tháng)

5-6 hoặc 7-9

4-5 hoặc 10-11

1. Nhiệt độ TB năm (°C)

Thảo
quả

12 - 16

4. Độ dài mùa khô (tháng)

<3
3-4
5. Nhiệt độ tối cao TB tháng IV, tháng
18-27,5
≥ 27,5
V (ºC)
6. Nhiệt độ TB tháng X (ºC)
≤18
b. Điều kiện địa hình, thổ nhƣỡng hạn chế
7. Độ dốc
<15
15-35

< 10 hoặc
> 20
<2000
3 hoặc
11-12
5-6
<18
>18
>35


-208. Loại đất
9. Tầng dày đất (cm)
10. Thành phần cơ giới
11. Hàm lượng hữu cơ (OM - %)
12. Độ che phủ (%)


Ha, HFa, Fa
>100
thịt trung bình
>5
50 - 75

A, Hj, Hv, HFj,
HFv, Fj, D
50 -100
thịt nhẹ
3-5
> 75

Fl, P
< 50
cát pha
<3
< 50

3.3.3.2. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp
Việc đánh giá được tiến hành bằng phương pháp tính trung bình
cộng với số chỉ tiêu cụ thể cho từng đối tượng. Giá trị điểm trung bình
cộng của các chỉ tiêu sẽ cho kết quả đánh giá tổng hợp của từng SKHTN. Từ kết quả đánh giá thích nghi SKH-TN cho phát triển từng loại cây
trồng, luận án đã chia các mức độ thích hợp: rất thích nghi (3 điểm), thích
nghi (2 điểm), ít thích nghi (1điểm).
a. Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của các đơn vị SKH-TN tỉnh Thái
Nguyên cho phát triển cây chè trung du
So sánh giữa nhu cầu sinh thái cây chè trung du với đặc điểm các đơn vị
SKH-TN tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đánh giá riêng và tiến hành phân cấp
các chỉ tiêu theo mức độ thích hợp. Kết quả đánh giá: những đơn vị chứa đựng

yếu tố giới hạn cho phát triển cây chè trung du, đó là 2 đơn vị SKH-TN số 4
(khu vực núi đá), 27 (khu vực mặt nước), được xếp ln là mức độ khơng
thích nghi, và khơng đưa vào đánh giá. Sau khi đã xác định những đơn vị chứa
đựng yếu tố giới hạn đối với cây chè trung du và xếp vào mức không thuận lợi,
NCS đánh giá cho 25 đơn vị SKH-TN theo công thức trung bình cộng (I) [31].
Kết quả đánh giá cho thấy có 14 đơn vị SKH-TN rất thích nghi đối với cây
chè (đơn vị 6-14, 17-19), tổng DT là 218.900 ha (chiếm 61,6 % DT tồn
tỉnh); ở mức độ thích nghi là 10 đơn vị SKH-TN (đơn vị 5, 15, 16, 20-26)
rộng 90.840 ha (chiếm 25,6%); có 3 đơn vị ít thích nghi. Kết quả đánh giá
trên chứng tỏ Thái Nguyên có tiềm năng lớn cho mở rộng DT chè trung du.
b. Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của các đơn vị SKH-TN tỉnh Lạng
Sơn cho phát triển cây Hồi
So sánh giữa nhu cầu sinh thái cây hồi tỉnh Lạng Sơn với đặc điểm
các đơn vị SKH-TN, NCS tiến hành đánh giá riêng và phân cấp các chỉ tiêu
theo mức độ thích hợp. Đối với cây hồi, phương pháp đánh giá tương tự đối
với cây chè trung du. Kết quả đánh giá cho thấy có 18 đơn vị SKH-TN rất
thích nghi đối với cây hồi (đơn vị 8-13, 15, 17-25, 27,28), tổng DT là
639.000 ha (chiếm 76,8% DT tỉnh); ở mức độ thích nghi là 13 đơn vị SKHTN (đơn vị 3-5, 7, 14, 16, 26, 29, 30, 32, 34-36), rộng 70.890 ha (chiếm
8,5%). Còn lại 5 đơn vị SKH-TN ở mức độ ít thích nghi (đơn vị 1, 6, 31, 33,
37) (chiếm 0,4%), 2 đơn vị SKH-TN ở mức độ khơng thích nghi (đơn vị số 2,
38) chiếm DT khá lớn 119.200ha, chiếm 14,3%. Kết quả đánh giá trên chứng


-21tỏ Lạng Sơn có tiềm năng lớn cho mở rộng DT hồi. So với các loại cây trồng
NLN khác của tỉnh, cây hồi ở đây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp
phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nhân dân địa phương.
c. Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của các đơn vị SKH-TN huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai cho phát triển cây thảo quả
So sánh giữa nhu cầu sinh thái cây thảo quả với đặc điểm các đơn vị
SKH-TN, chúng tôi đánh giá riêng và tiến hành phân cấp các chỉ tiêu theo mức

độ thích hợp. Kết quả đánh giá cho thấy trên địa bàn có có 10 đơn vị SKH-TN
rất thích nghi phát triển thảo quả (đơn vị số 8-13, 15, 16, 18, 20), tổng DT là
45560 ha (chiếm 67,13 % DT huyện; ở mức độ thích nghi có 15 đơn vị SKHTN (5-7, 14, 17, 19, 21-28, 30), rộng 17330 ha (chiếm 25,54%); Cịn lại 8 đơn
vị SKH-TN ở mức độ ít thích nghi (1-4, 29, 31-33), chiếm DT 4974 ha (chiếm
7,33%), khơng có đơn vị SKH-TN ở mức độ khơng thích nghi (hình 3.7).
Nếu kết hợp đánh giá thích nghi SKH-TN và điều kiện lớp phủ thực
vật chỉ có 2 đơn vị SKH-TN rất thích nghi cho phát triển cây thảo quả (đơn vị
số 8, 11) chiếm DT 25580ha (chiếm 37,7% DT huyện), có 5 đơn vị được
đánh giá là thích nghi (5, 6, 12, 15, 18) và chiếm một DT khá khiêm tốn
26391ha (chiếm 38,9%), còn lại 25 đơn vị SKH-TN được đánh giá là ít thích
nghi (1-4, 7, 9, 10, 13, 14, 16, 17, 19-33) với DT rất lớn 38374ha (chiếm
56,5%), chiếm phần lớn DT của huyện.
So sánh kết quả đánh giá thích nghi ở bảng 7 với bảng 8, tác giả nhận
thấy có nhiều đơn vị SKH-TN được đánh giá là rất thích nghi (đơn vị số 813, 15, 16, 18, 20) hoặc thích nghi (các đơn vị số 5-7, 14, 17, 19, 21-28, 30)
cho phát triển cây thảo quả song do không đảm bảo điều kiện về lớp phủ
thực vật vì vậy thực tế số đơn vị SKH-TN-lớp phủ thực vật rất thích nghi cho
phát triển cây thảo quả khơng nhiều (chỉ có đơn vị SKH-TN số 8, 11), và
thích nghi (đơn vị số 5, 6, 12, 15, 18). Các đơn vị SKH-TN còn lại (1-4, 7, 9,
10, 13, 14, 16, 17, 19-33) đánh giá là ít thích nghi. Điều này chỉ ra rằng nếu
huyện Sa pa chú trọng bảo vệ rừng nguyên sinh, phát triển rừng trồng (trong
đó chú trọng phát triển loại rừng trồng thích nghi với cây thảo quả), tích cực
nâng cao độ che phủ rừng của địa phương, huyện thực sự có nhiều tiềm năng
phát triển vùng chuyên canh trồng thảo quả quy mơ lớn.
3.4. Định hướng SDHL tài ngun sinh khí hậu cho phát triển các cây
trồng nơng, lâm nghiệp có giá trị kinh tế
3.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của định hướng SDHL tài nguyên SKH
cho phát triển nông, lâm nghiệp
Trong những năm gầ n đây, vấ n đề SDHL TNTN, BVMT và PTBV
đang được quan tâm hàng đầu Vấ n đề này đươ ̣c đă ̣t ra trong hầ u hế t các dự
.



×