Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xói lở bờ biển Việt Nam và biến đổi khí hậu toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.33 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>XÓI LỞ BỜ BIỂN VIỆT NAM VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU </b>
<b>Vũ Văn Phái </b>
<i>Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, </i>
<i>Đại học Quốc gia Hà Nội </i>


<b>MỞ ĐẦU </b>


Trong mấy chục năm gần đây, trên khắp thế giới, cũng như ở Việt Nam, <i>hiện tượng xói lở bờ </i>
<i>biển đã trở thành vấn đề rất nghiêm trọng</i> và chiếm ưu thế hơn hẳn so với bồi tụ và được
nhiều tổ chức khoa học và các nhà khoa học quan tâm. Xói lở bờ biển đã trở thành một trong
những tai biến thiên nhiên đe dọa đến các cộng đồng dân cư và các hệ sinh thái ven bờ (đất
ngập nước ven biển, cỏ biển, rạn san hô, rừng ngập mặn, v.v...). Hiện nay, xói lở bờ biển đã
và đang xảy ra trên hầu hết các đoạn bờ biển cấu tạo do trầm tích bở rời, chưa được gắn kết
như: cuội, sỏi, cát, bột-sét. Trong khoảng thời gian từ những năm 90 của thế kỷ 20, đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất phức tạp và thường
xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Mặt khác, cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có
trạm nghiên cứu tổng hợp nào về các quá trình bờ, cũng như khảo sát lâu dài về hiện tượng
xói lở bờ biển theo điểm hay theo diện. Do đó, các kết quả đưa ra cũng chưa đầy đủ cả về hiện
trạng cũng như nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng, v.v... Vì vậy, các giải pháp giảm thiểu
đưa ra cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Báo cáo này là kết quả của 20 năm (từ
1990-2009) khảo sát hiện tượng này trên suốt chiều dài bờ biển Việt Nam của nhiều nhà nghiên cứu
khác nhau, trong đó có tác giả (Nguyễn Thanh Ngà và nnk, 1995; Vũ Văn Phái và nnk., 2001;
2006; Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Văn Ninh, 2005; Phạm Huy Tiến và nnk., 2005; Vũ Tuấn
Anh và nnk., 2008; Vu Van Phai <i>et al</i>., 2008). Trong báo cáo này, chỉ tập trung đánh giá hiện
trạng xói lở bờ biển và phân tích mối liên quan của nó với biến đổi khí hậu tồn cầu.


<b>1. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP </b>


Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở đợt khảo sát thực địa dọc bờ biển Việt Nam từ năm
1991 đến 2009 của tác giả trong quá trình đo vẽ và lập bản đồ địa mạo đáy biển ven bờ và dọc
đường bờ ở các tỷ lệ 1/500.000, 1/100.000 và 1/50.000 thuộc các đề án: “<i>Điều tra địa chất và </i>


<i>tìm kiếm khống sản rắn biển ven bờ 0-30 m nước Việt Nam tỷ lệ 1/500.000</i>” (1991-2001),
“<i>Điều tra địa chất khống sản, địa chất mơi trường và tai biến địa chất vùng biển ven bờ </i>
<i>Nam Trung Bộ tỷ lệ 1/100.000 và một số vùng trọng điểm tỷ lệ 1/50.000</i>” (2001-2006), “<i>Khảo </i>
<i>sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ </i>
<i>1/100.000</i>” (2006-2009) và “<i>Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khống sản, </i>
<i>địa chất mơi trường và dự báo tai biến địa chất cho các vùng biển ven bờ (0-30 m nước) Việt </i>
<i>Nam tỷ lệ 1/100.000</i>” và một số đề tài nghiên cứu khoa học khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thông tin địa lý (GIS), hệ thống định vị toàn cầu (GPS), v.v... cũng đã được sử dụng để xử lý,
phân tích và đánh giá các số liệu đã thu thập được.


<b>2. HIỆN TRẠNG XÓI LỞ BỜ BIỂN VIỆT NAM </b>


Hiện nay, Việt Nam có 28 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
biển với tổng chiều dài đường bờ là 3.670 km (Nguyễn Địch Dỹ và nnk., 1995). Con số này
khác nhiều với số liệu được ghi trong các văn kiện của nước ta từ trước đến nay là 3.260 km.
Theo CIA World Factbook (2005), đường bờ biển Việt Nam có chiều dài là 3.444 km (xếp
thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia và vùng lãnh thổ có biển). Gần đây nhất, con số được
Mimura N. đưa ra là 11.409 km (Mimura, 2008) (có lẽ tính cả đường bờ các đảo). Xét về khía
cạnh con số, thì sự chênh lệch này không quan trọng lắm. Nhưng nếu sử dụng chiều dài
đường bờ để tính tốn cho một số vấn đề cụ thể như tính chiều rộng của các vùng biển, hay
quy hoạch sử dụng bờ biển, v.v..., thì sẽ có những khác biệt khơng nhỏ. Trong thời gian qua,
các nhà khoa học Việt Nam đã thu thập được một khối lượng tài liệu đáng kể về hiện trạng
xói lở bờ biển và bước đầu tìm hiểu ngun nhân, trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp phòng
chống để bảo vệ bờ biển.


Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng, hầu hết bờ biển Việt Nam đều đang bị phá hủy
(mài mịn trên các bờ đá, xói lở trên các bờ cát và bùn-sét) ở mức độ rất khác nhau. Từ cuối
thế kỷ 20 đến nay, mức độ xói lở bờ biển ở nước ta ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng
như cường độ, đặc biệt trên các đoạn bờ cấu tạo từ trầm tích bở rời (Bảng 1, Hình 1).



<i>Bảng 1. Số lượng các đoạn bờ biển bị xói lở ở Việt Nam trong </i>
<i>các giai đoạn từ trước năm 1949 đến nay </i>


<b>Khoảng thời gian </b> <b>Số đoạn bờ bị xói lở </b>


Trước năm 1949 13


Từ 1950 đến 1969 14


Từ 1970 đến 1979 18


Từ 1980 đến 1989 95


Từ 1990 đến 2000 157


Từ 2001 đến nay Hầu hết đường bờ biển đều bị xói lở


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

độ bồi tụ lớn nhất, hàng năm tiến ra biển tới 80-100 mét. Hiện nay, ở đây cũng đang bị xói lở
mạnh và phải làm kè bảo vệ (Ảnh 1). Thực tế hiện nay, tích tụ chỉ xảy ra trong phạm vị vụng
Cà Mau, từ cửa sông Cửa Lớn cho đến cửa sông Bảy Háp.


<i>Ảnh 1. Bờ biển Mũi Cà Mau cũng đang bị xói lở </i>(Ảnh Vũ Văn Phái, 31/3/2009)


Qua khảo sát thực tế và so sánh các bản đồ địa hình xuất bản vào những năm khác nhau, trong
đó đáng chú ý là bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 xuất bản năm 1965 và các loại ảnh viễn thám
thấy rằng, khoảng từ năm 1990 đến nay, số đoạn bờ biển bị xói lở tăng lên nhanh chóng và
thường với cường độ khá mạnh trong khoảng thời gian đầu. Chẳng hạn, đoạn bờ biển từ cửa
Lấp đến mũi Nghinh Phong thuộc Thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), trước năm
2000 còn chưa có biểu hiện xói lở, nhưng đến năm 2005, xói lở đã diễn ra khá mạnh, nhiều


ngôi nhà ở khu tắm biển Bãi Sau và bãi Thùy Vân đã nằm ngay sát chân sóng, có nguy cơ bị
sập. Một số đoạn bờ ở Quảng Ngãi, trước năm 1999, vẫn chưa bị xói lở hoặc xói lở khơng
đáng kể, nhưng từ năm 1999 đến nay, xói lở diễn ra khá mạnh. Chỉ trong năm 2000, đã xuất
hiện trên 10 đoạn bờ biển bị xói lở ở tỉnh này với tốc độ khá nhanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Ảnh 2. Bãi biển Thiên Cầm đã và đang được xây dựng các cơng trình chống xói lở </i>
(Ảnh Vũ Văn Phái, 7/2009)


<b>3. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN XĨI LỞ BỜ BIỂN </b>


Biến đổi khí hậu của Trái đất đã, đang và sẽ cịn tác động cũng như ảnh hưởng nhiều mặt đến
tự nhiên và đời sống xã hội, đặc biệt đối với các nước ven biển, trong đó có Việt Nam. Sở dĩ
trong những năm qua, xói lở bờ biển Việt Nam trở thành hiện tượng phổ biến và mạnh mẽ
như nêu trên là do có ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu. Vậy biến đổi khí hậu ảnh hưởng
đến xói lở bờ biển như thế nào: trực tiếp hay gián tiếp? Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần
xem xét bản chất của hiện tượng xói lở là gì? Nguồn năng lượng nào gây ra hiện tượng này?
<b>3.1. Nguồn năng lượng gây ra xói lở </b>


Xói lở và bồi tụ là hai mặt đối lập của q trình tiến hóa bờ biển. Cịn bản thân xói lở hay bồi
tụ lại hoàn toàn tuân theo định luật bảo toàn vật chất và năng lượng. Khi năng lượng tập
trung, thì vật chất được giải phóng (xói lở); ngược lại, khi năng lượng phân tán, thì vật chất
được tích tụ (bồi tụ). Trong q trình tiến hóa bờ biển, thì sóng và dịng chảy do nó sinh ra là
nguồn năng lượng chủ yếu và quan trọng nhất quyết định tới xói lở hay bồi tụ tại một đoạn bờ
cụ thể nào đó. Mặc dù có thể có lúc nào đó, ở một vị trí nào đó, nguồn năng lượng của thủy
triều, dịng chảy hay hoạt động của dịng sơng đóng vai trị chiếm ưu thế.


Về phần mình, năng lượng sóng tác động tới bờ mạnh hay yếu phụ thuộc vào rất nhiều điều
kiện khác nhau, như: hình dạng đường bờ (lồi hay lõm, cao hay thấp), độ dốc của bãi, khối
lượng và kích thước vật liệu cung cấp cho bờ, v.v... Cịn bản thân năng lượng sóng mạnh hay
yếu phụ thuộc vào kích thước của nó, trong đó, độ cao có ý nghĩa quyết định. Bởi vì, năng


lượng sóng được tính bằng biểu thức:


<i>E</i>

=

<i>ρ g h</i>

2

<i>λ </i>

/ 8



Ở đây, <i>E</i> là năng lượng sóng, <i>ρ</i> là tỷ trọng của nước, <i>g</i> là gia tốc trọng lực, <i>h</i> là độ cao
của sóng, và <i>λ</i> là chiều dài của sóng


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự gia tăng năng lượng sóng </b>
<i><b>3.2.1. Ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước của sóng </b></i>


Từ biểu thức trên cho thấy, để gia tăng năng lượng sóng, thì kích thước (độ cao và chiều dài)
sóng phải tăng (ở đây chỉ đề cập đến sóng sinh ra do gió, gọi tắt là sóng gió). Muốn thế, cấp
độ gió cũng phải tăng, bởi vì kích thước của sóng gió phụ thuộc vào cường độ của gió. Những
số liệu thống kê trong khoảng gần 60 năm qua cho thấy, số lượng các trận bão và áp thấp
nhiệt đới đổ bộ vào nước ta ngày càng tăng. Theo kết quả nghiên cứu của Matsumoto và Shoji
(2003), nếu lấy chu kỳ thiên văn – loại chu kỳ có ảnh hưởng sâu sắc đến biến động thời tiết –
là 18,6 năm (làm tròn là 19 năm), thì từ năm 1951 đến nay có 3 chu kỳ:


 <i>1951-1969</i> có 67 lần bão đổ bộ vào Việt Nam, bình qn 3,5 lần/năm;
 <i>1970-1988</i> có 90 lần, trung bình 4,7 lần/năm;


 <i>1989-2000</i> có 59 lần, trung bình xấp xỉ 5,0 lần/năm (mới chỉ 12 năm).


Nếu tính thêm số lượng bão và áp thấp nhiệt đới từ 2001 đến 2005 để đủ 19 năm, thì giá trị
trung bình tăng lên đáng kể, có thể tới trên 6,0 lần/năm. Tiếp theo, trong 4 năm vừa qua
(2006-2009), bão đổ bộ vào nước ta rất nhiều: năm 2008 10 lần, năm 2009 đến nay là 11 lần.
Bão tăng làm cho tốc độ gió trung bình năm cũng tăng và dẫn đến tăng độ cao của sóng, cuối
cùng năng lượng sóng cũng tăng lên, do đó, phần năng lượng sóng tác động tới bờ cũng tăng
lên. Như vậy, một cách gián tiếp, sự biến đổi khí hậu đã có ảnh hưởng rất đáng kể đến xói lở
bờ biển ở nước ta.



<i><b>3.2.2. Ảnh hưởng đến sự gia tăng mực nước biển </b></i>


Các kết quả nghiên cứu về mực nước biển cả trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian qua
đều xác nhận mực nước biển có xu thế dâng lên từ đầu thế kỷ 20 đến nay và với mức độ ngày
càng nhanh hơn. Những nghiên cứu của IPCC cho thấy, trong thế kỷ 20 là 1,7 ± 0,5 mm/năm;
giai đoạn 1961-2003, tốc độ dâng lên trung bình của mực nước biển là 1,8 ± 0,5 mm/năm; giai
đoạn 1993-2003 là 3,1 ± 0,7 mm/năm. Ở Việt Nam, trên cơ sở số liệu đo đạc mực nước tại
trạm Hòn Dấu từ năm 1957-1994 (34 năm), Nguyễn Ngọc Thụy và đồng nghiệp (1995) đã
tính sự thay đổi mực nước cho 4 điểm dọc bờ biển nước ta là Đồ Sơn: tốc độ dâng lên trung
bình là 2,150 mm/năm, tương tự ở Đà Nẵng là: 1,198 mm/năm, Quy Nhơn là 0,957 mm/năm
và Vũng Tàu là 3,203 mm/năm (kết quả tính tốn của Nguyễn Trọng Hiệu là 3,89 mm/năm
trong giai đoạn 1985-2005).


Nguyên nhân mực nước biển gia tăng là do sự ấm lên của khí hậu bằng 2 cách. <i>Cách thứ nhất</i>,
nhiệt độ tăng lên làm cho lớp phủ băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên các vùng núi cao tan
chảy, dẫn đến sự dâng lên của mực nước biển. Theo đánh giá của các nhà khoa học, giá trị gia
tăng mực nước biển do tan băng chiếm tỷ lệ cao nhất. <i>Cách thứ hai</i>, nhiệt độ khí quyển tăng
lên làm cho nhiệt độ của nước biển cũng tăng. Khi nhiệt độ của nước tăng, thì nước dãn nở,
tăng thể tích và cũng đóng góp một phần cho sự tăng lên của mực biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Mặc dù những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến xói lở bờ biển ở nước ta rất rõ rệt từ những
phân tích logic nêu trên, nhưng cụ thể như thế nào cho từng vùng, từng miền có đặc điểm tự
nhiên và các hoạt động phát triển khác nhau lại chưa được đánh giá đầy đủ.


Ở các vùng đồng bằng ven bờ thấp như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, những biểu
hiện của mực nước biển dâng có thể dễ dàng nhận ra và dự báo được bằng những kịch bản
(hiện nay đã có kịch bản mực biển dâng từ 1 đến 14 mét trên quy mơ tồn cầu, kịch bản dâng
từ 1 đến 6 mét cho khu vực Đông Nam Á). Đó là sự ngập lụt làm mất dần diện tích vùng đất
ven biển theo trình tự: từ chỉ bị ngập khi triều cường, sau đó bị ngập cả khi thủy triều lên bình


thường, rồi bị ngập hẳn. Chẳng hạn, trường hợp ở Thành phố Hồ Chí Minh: trong những năm
80 của thế kỷ 20 về trước, khơng hề có hiện tượng thành phố bị ngập nước khi triều cường.
Đến thập kỷ 90, hiện tượng ngập thỉnh thoảng xảy ra và vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21,
hiện tượng ngập trên diện rộng thường xuyên xảy ra. Trong trường hợp này, không xảy ra xói
lở bờ, nhưng vẫn bị mất đất.


Trong khi đó, ở những nơi có địa hình ven biển cao hơn (gồm hầu hết 14 tỉnh Trung Bộ và
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), thì việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến xói lở
bờ biển thơng qua tác động của sóng và mực nước biển dâng lại chưa được quan tâm đúng
mức.


Do đó, để phát triển bền vững vùng giáp ranh giữa biển và đất liền này (còn gọi là khu bờ
biển – coastal area/region), trước tiên phải đánh giá được khả năng bị tổn thương của từng yếu
tố (chẳng hạn, địa hình bờ và bãi, các hệ sinh thái ở khu bờ như hệ sinh thái cồn cát, hệ sinh
thái trên bờ đá, hệ sinh thái bãi triều lầy, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô, rừng
ngập mặn, các hoạt động phát triển, v.v...), sau đó là đánh giá tổng hợp khả năng bị tổn
thương của toàn bộ khu bờ biển đối với biến đổi khí hậu. Đây là việc làm cần thiết và cụ thể
trong những năm tới.


<b>KẾT LUẬN </b>


Từ những trình bày trên có thể rút ra vài nhận xét sau:


1. Xói lở bờ biển Việt Nam hiện nay là hiện tượng phổ biến và có xu thế ngày càng gia
tăng. Hiện tượng xói lở làm mất đất xảy ra khá đa dạng từ các bờ cao có cấu tạo từ cát, đến
các bờ thấp do bùn-sét cấu tạo nên.


2. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xói lở bờ biển và được thể hiện ở
sự gia tăng năng lượng của sóng và gây ra mực nước biển dâng. Mực nước biển dâng, ngoài
việc làm tăng cường độ xói lở, cịn làm ngập thụ động nhiều vùng đất thấp như ven biển đồng


bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Hiệu, Dương Tuấn Ngọc và Vũ Văn Phái (Chủ nhiệm chuyên đề),
2008. Lập bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển ven bờ Phú Quốc – Hà
Tiên (0-30 m nước) tỷ lệ 1/100.000. Thuộc Dự án thành phần “Điều tra đặc điểm địa chất,
địa động lực, địa chất khống sản, địa chất mơi trường và tai biến địa chất vùng biển Phú
Quốc – Hà Tiên tỷ lệ 1/100.000”, Hà Nội, 53 trang.


2. CIA World Factbook, 2005. Http://en.wikipedia.org/wiki/list_of_country_by_length_of_
coastline.


3. Nguyễn Địch Dỹ (Chủ biên), Vũ Cao Minh, Trần Minh, Đinh Văn Thuận và Mai Thành
Tân, 1995. Các kiểu đường bờ biển Việt Nam. Hà Nội.


4. Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Văn Ninh, 2005. Hiện trạng nghiên cứu xói lở bờ biển
huyện Hải Hậu. <i>Trong</i>: “Tài nguyên và môi trường biển”. NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội: 200-211.


5. Matsumoto, J. and Shoji, H., 2003. Seasonal and Inter-annual Variations of Tropical
Cyclone Approaching Vietnam. <i>In</i>: “Environmental Change and Evaluation of Natural
Environment in the Red River Delta”. Tokyo University Press, Tokyo, Japan: 7-60.
6. Mimura, N. (Ed.), 2008. Asia-Pacific Coasts and Their Management. Springer, The


Netherlands, 365 pp.


7. Nguyễn Thanh Ngà (Chủ trì) và nnk, 1995. Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ
biển Việt Nam. Đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật bảo vệ và khai thác vùng đất ven
biển. Báo cáo đề tài cấp Nhà nước, Mã số KT-03-14, Hà Nội, 184 trang.



8. Vũ Văn Phái (Chủ biên), Đặng Văn Bào và Nguyễn Hiệu, 2001. Lập bản đồ địa mạo biển
nông ven bờ (0-30 m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000. Thuộc Đề án “Điều tra địa chất và
tìm kiếm khống sản rắn biển ven bờ 0-30 m nước Việt Nam tỷ lệ 1/500.000”. Hà Nội,
118 trang.


9. Vũ Văn Phái (Chủ biên), Nguyễn Hiệu, Vũ Tuấn Anh, Hoàng Thị Vân và Nguyễn Thị
Thu Thủy, 2006. Điều tra địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất
vùng biển ven bờ 0-30 m nước Nam Trung Bộ tỷ lệ 1/100.000: Phần II: Địa mạo. Hà Nội,
160 trang.


10. Vu Van Phai, Nguyen Hieu and Vu Le Phuong, 2008. Coastal Erosion of Vietnam: Status
State and Reasons. <i>In</i>: “Geomorphological Comparative Research on Natural Disaster
Mitigation in the Coastal Regions of Tropical Asia. Proceedings of Phuket, Ho Chi Minh
and Pattaya Conferences”. Nagoya University Press, Japan: 131-137.


</div>

<!--links-->

×