Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

15 dan so ke hoach hoa gia dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.33 KB, 5 trang )

1. Tên bài : DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
2. Bài giảng : lý thuyết
3. Thời gian : 2 tiết.
4. Địa điểm giảng : giảng đường.
5. Mục tiêu học tập :
5.1 Kể được tình hình dân số Việt Nam hiện nay.
5.2 Nêu được 6 đặc điểm của Việt Nam liên quan đến vấn đề dân số.
5.3 Trình bày được những ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đối với cuộc sống.
5.4 Nói được những lợi ích của công tác KHHGĐ.
5.6 Kể được 10 quyền của khcsh hàng trong KHHGĐ.
6. Nội dung chính.
DS-KHHGĐ-BVBMTE có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau, là một phần trong vấn
đề SKSS. Làm tốt công tác về DS-KHHGĐ-BVBMTE là thực hiện tốt một phần về CSSKSS.
6.1 Tình hình dân số Việt Nam.
6.1.1 Dân số Việt Nam đang tăng nhanh.
Đầu thập kỷ 40, dân số Việt nam chỉ có khoảng 25 triệu người, nhưng vụ đói năm 1945 đã
làm cho 2 triệu người bị chết, sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài. Mặc dù
chính sách DS-KHHGĐ đã được thực hiện ngay từ đầu những năm 1960 và có rất nhiều khó khăn
nhưng dân số nước ta vẫn tăng lên rất nhanh. Theo kết quả các cuộc điều tra dân số :
- 1/10/1979 dân số nước ta là 52,7 triệu người.
- 1/10/1989 : 64, 4 triệu người, (tăng 11,7 triệu).
- 1/10/1999 : 76.327.919 triệu người.
Do thực hiện tốt các chương trình DS-KHHGĐ, tỷ lệ tăng DS từ 3,56% từ đầu những năm 60
đã giảm xuống còn 2,1% (1997); số con trung bình cho một phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 6 con (những
năm đầu thập kỷ 60) đã giảm xuốg còn 2,7 con (1992-1996) và 2,3 con (1999).
6.1.2 Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ và đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già.
Trong thập kỷ 20, Việt Nam có 30% dân số dưới 15 tuổi và 46% dân số dưới 20 tuổi. Dân số
dưới 25 tuổi chiếm 58%. Chỉ có 7% số dân từ 60 tuổi trở lên. Tỷ suất chết của dân số nước ta (1996)
là 8, 6% thấp hơn so với thế giới và khu vực ( thế giới là 9%, khu vực Đông Nam á là 9, 3%).
Hiện nay do giảm sinh nhanh và tuổi thọ tăng, dân số nước ta bắt đầu chuyển dần sang q
trình già hố. Tuổi trung vị sẽ tăng từ 23,2 năm 2000 lên 27,1 năm 2010. Người già từ 60 tuổi trở lên


sẽ tăng từ 6,3 triệu người năm 2000 lên 6,9 năm 2010.
6.1.3 Chất lượng dân số còn thấp, chưa đáp ứng yều cầu về nguồn nhân lực chất lượng hạn chế khả
năng tiếp thu và sử dụng klhoa học và công nghệ hiện đại.
- Chỉ số phát triển con người (HDI - human Development Index: bao gồm tuổi thọ trung bình,
trình độ giáo dục, thu nhập thực tế trên đầu người)) thấp : 0,664 điểm năm 1998. [nguồn UBQGDS và
KHHGD- Chiến lược dân số Việt nam 2000-2010)


6.1.4 Mục tiêu của công tác dân số năm 2001 - 2010 :
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống cịn 1,1% để dân số cả nước khơng quá 88 triệu
người.
- Nâng tuổi thọ trung bình từ 66,4 tuổi (1998) lên 71 tuổi.
- Tăng số năm đi học từ 6,2 năm (1998) lên 9 năm.
- Nâng chỉ số phát triển con người (HDI) lên khoảng 0,700 đến 0,750 điểm bằng mức trung
bình tiên tiến so với thế giới.
- Tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo lên 40 %.
6.2. Tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ở Việt Nam.
6.2.1 Sáu đặc điểm của Việt Nam liên quan đến vấn đề tăng dân số.
- Việt Nam đất chật, người đơng : với diện tích 33.000.000 km vng, mật độ dân cư trung
bình khoảng 230 người/km2, cao gấp 6 lần mật độ dân cư trung bình của thế giới và gấp 3 lần so với
Châu Âu.
- Phân bố dân cư không đều : 80%số dân sống trên 29% diện tích của đất nước. Miền núi
chiếm 80% diện tích tồn quốc nhưng chỉ có 20% dân số sinh sống.
- Diện tích canh tác/đầu người thấp : bình qn là khoảng 0,1 ha đất canh tác cho một người,
bình quân lương thực/đầu người năm 1996 là 301 kg chỉ hơn bình qn năm 1939 có 1kg là do diện
tích canh tác ít nhưng dân số tăng quá nhanh, sản lượng lương thực tăng không tương xứng.
- Thu nhập quốc dân cho đầu người còn thấp: chúng ta mới đạt khoảng 300 đô la Mỹ cho mỗi
người/năm, là một trong những nước có thu nhập gần thấp nhất thế giới.
- Việt Nam dư thừa sức lao động : ước tính đến năm 2000, Việt Nam có khoảng gần 45 triệu
lao động. Trong nông nghiệp, lực lượng nông nghiệp chỉ mới được sử dụng hai phần ba hoặc thấp hơn

quĩ thời gian lao động. Hàng năm có khoảng từ một triệu rưỡi đến đến hai triệu người bước vào tuổi
lao động cần việc làm. Khả năng tạo việc làm còn hạn chế, số lao động dư thừa ở nông thôn tràn về
thành thị kiếm việc làm đã làm xáo trộn nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến sự phát triển, trật tự đô thị.
- Chất lượng mơi trường sống đang bị thối hố nghiêm trọng:
+ Nguồn tài nguyên bị khai thác bừa bãi, không có kế họach, lãng phí đang làm nhanh
chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, nguồn dự trữ nước bị cạn kiệt do rừng bị tàn
phá nghiêm trọng gây nên những lũ lụt nghiêm trọng trong thời gian vừa qua ở miền trung hoặc đồng
bằng sông Cửu long đã phá hoại môi trường sống của con người.
+ Nền công nghiệp chưa cao nhưng đang phát triển mạnh, các hố chất được sử dụng trong
cơng nghiệp, trong nơng nghiệp và các chất thải không được xử lý hoặc xử lý chưa tốt đã làm ô nhiễm
các nguồn nước và mơi trường sống. Các chất khí thải hoặc các chất thải của cơng nghiệp gây ơ
nhiễm khơng khí làm tăng khả năng mặc bệnh về đường hô hấp.
6.2.2 Giảm gia tăng dân số để nâng cao chất lượng cuộc sống.


Với mức sinh trung bình hiện nay, mỗi năm có khoảng hơn một triệu trẻ em ra đời, đòi hỏi chi
phí phúc lợi cao, cung cấp lương thực, thực phẩm nhiều hơn, trong khi đó diện tích canh tác khơng
tăng, sản lượng lương thực, thực phẩm tăng chậm, không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
- Hậu quả của việc tăng dân số.
Dân số tăng nhưng diện tích canh tác khơng tăng đã làm giảm diện tích canh tác trên đầu
người. Dù rằng có nhiều tiến bộ trong nông nghiệp nhưng sản lượng lương thực thực phẩm tăng
không cùng pha với tỷ lệ tăng dân số. Các dịch vụ phục vụ đời sống tăng cả về khối lượng và chất
lượng đòi hỏi nhà nước phải tăng chi phí phúc lợi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế chung làm cho mức
thu nhập đầu người tăng chậm hoặc không tăng, mức độ ô nhiễm môi trường tăng và chất lượng cuộc
sống bị giảm sút. Vì vậy việc khống chế gia tăng dân số tự nhiên là một nhiệm vụ cấp bách và thường
xuyên để hướng cho sự gia tăng dân số theo kế hoạch phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội.
6.3 Công tác HKHGĐ.
6.3.1. Khái niệm về KHHGĐ
- KHHGĐ là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hoặc cá nhân) nhằm điều chỉnh số con và

khoảng cách sinh con, không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là
những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai. Cơng tác Dân số, KHHGĐ ở những nước đang phát
triển chủ yếu là giảm gia sự tăng dân số .
6.3.2 Lợi ích của HKHGĐ .
Thực hiện tốt công tác KHHGĐ sẽ làm giảm được số sinh, giảm được tử vong mẹ do sinh
nhiều và phá thai ngoài kế hoạch, giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh và trẻ em, giảm tỷ lệ vơ sinh và chửa
ngồi tử cung.
Giải phóng phụ nữ làm nhẹ gánh nặng gia đình, có điều kiện tham gia vào các cơng tác xã hội, chăm
sóc ni dưỡng con cái tốt hơn làm cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, nâng cao chất lượng cuộc
sống.
6.3.2.1 KHHGĐ là một biện pháp bảo vệ sức khoẻ.
- Đối với thanh thiếu niên, KHHGĐ cung cấp cho họ thơng tin về giới và giới tính, kiến thức
về SKSS, giáo dục họ về vấn đề tình dục an tồn, đề phịng có thai ngồi ý muốn, phịng tránh các
bệnh NKĐSS đặc biệt là các bệnh LTQĐTD bao gồm HIV/AIDS, giúp cho thanh thiếu niên có khả
năng học tập, lao động, tăng chất lượng cuộc sống.
- Đối với các cặp vợ chồng KHHGĐ giúp họ sinh đẻ theo kế hoạch phù hợp với hồn cảnh
của họ để có điều kiện học tập, công tác, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, giữ gìn sức khoẻ cho mẹ,
nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hạnh phúc gia đình.
- Đối với những người từ 40 tuổi trở lên, KHHGĐ giúp họ hiểu được nếu sinh con ở lứa tuổi
này sẽ tăng tỷ lệ bất thường cho trẻ em, tăng nguy cơ tử vong, bệnh lý cho cả mẹ và con. Người mẹ bị
mất sức, sẽ giảm khả năng lao động, giảm tuổi thọ, giảm chất lượng sống.
6.3.2.2 KHHGĐ hướng dẫn mọi người lựa chọn tuổi sinh đẻ phù hợp.


- Tuổi tốt nhất và hợp lý nhất để sinh đẻ là từ 22 đến 35 tuổi bởi vì ở lứa tuổi này người phụ
nữ đã phatsa triển đầy đủ về thể chất, đã ổn định việc làm cũng như đã có những kiến thức về xã hội
và trong cuộc sống gia đình.
- Nếu sinh con khi người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên thì nguy cơ phải can thiệp sản khoa cao,
nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn con, tỷ lệ trẻ bất thường cũng cao hơn, thai kém phát triển, nhẹ cân. Vì
vậy nên kết thúc sinh con dưới 35 tuổi để người mẹ có sức khoẻ chăm sóc con cái, có thời gian học

tập, cơng tác, đảm bảo sức khoẻ cho bà mẹ và hạnh phúc gia đình.
6.3.2.3 HKHGĐ hướng dẫn mọi người lựa chọn số con mong muốn và khoảng cách giữa các lần
sinh.
- Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con dù trai hay gái để đảm bảo hạnh phúc gia đình,
ni con khoẻ, dạy con ngoan, phù hợp với hồn cảnh ở Việt Nam, làm giảm phát triển dân số để đến
khoảng 2015 sẽ đạt mức sinh thay thế.
- Khoảng cách giữa các lần sinh nên cách nhau từ 3 đến 5 năm đẻ người phụ nữ hồi phục sức
khoẻ sau lần thai sản vừa qua đồng thời có điều kiện nuôi dạy con cái tố hơn.
6.4. Quyền của người sử dụng (khách) trong dịch vụ KHHGĐ.
Dịch vụ KHHGĐ là loại dịch vụ sức khoẻ có tính chất dự phịng là chủ yếu vì vậy quyền của
khách trong dịch vụ HKHGĐ phải được hiểu là quyền của khách trong dịch vụ sức khoẻ nói chung.
Người sử dụng có 10 quyền trong dịch vụ HKHGĐ.
- Khách có quyền được nhận thơng tin về KHHGĐ.
- Quyền được tiếp cận với dịch vụ KHHGĐ.
- Quyền được lựa chọn.
- Quyền được bảo đảm an tồn.
- Quyền dược đảm bảo kín đáo.
- Quyền được giữ bí mật.
- Quyền được tơn trọng.
- Quyền được cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
- Quyền được tiếp tục sử dụng.
- Khách có quyền bày tỏ quan điểm của mình đối với dịch vụ mà họ nhận được.
Từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (năm 1994), khái niệm về Sức khoẻ sinh sản
chính thức được phổ biến rộng rãi và làmột khái niệm rộng lớn bao trùm tồn bộ lên cơng tác
KHHGĐ, Bảo bệ bà mẹ trẻ em và một phần dân số. Mười quyền của khách hàng về KHHGĐ đang
được dử dụng rộng rãi và cũng được xem như là 10 quyền của mọi người dân về sức khoẻ sinh sản
trên toàn cầu.
7. Phương pháp : dạy và học tích cực.
8. Phương pháp đánh giá : các câu hỏi và bài tập lượng giá.
9. Tài liệu học tập :

- Tài liệu phát tay


- Dự án Ngân hàng thế giới : Sứckhoẻ sinh sản, Modul I.
- Vương Tiến Hoà, Sức khoẻ sinh sản, Nhà xuất bản y học, 2001.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×