Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học của tinh dầu, dịch chiết và xác định công thức cấu tạo một số hợp chất từ lá vối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 91 trang )

ĐẠIHỌC
HỌCĐÀ
ĐÀ NẴNG
NẴNG
ĐẠI
TRƢỜNGĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌC SƢ PHẠM
TRƢỜNG
PHẠM
---***-----***---

VÕDUY
DUYTHÀNH
THÀNH


NGHIÊN
XÁC
ĐỊNH
THÀNH
PHẦN
HÓA
NGHIÊNCỨU
CỨUCHIẾT
CHIẾTTÁCH,
TÁCH,
XÁC
ĐỊNH
THÀNH
PHẦN


HỌC CỦA TINH DẦU, DỊCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH CƠNG THỨC

HĨA HỌC CỦA TINH DẦU, DỊCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH
CẤU TẠO MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ VỐI (CLEITOCALYX

CÔNG THỨC CẤU TẠO MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ VỐI
OPERCULATUS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÓA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÓA HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017
ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---***---

VÕ DUY THÀNH

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA TINH DẦU, DỊCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH
CÔNG THỨC CẤU TẠO MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ VỐI

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số:


60 44 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÓA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả mới mà tôi công bố trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Đà Nẵng, ngày

tháng 8 năm 2017
Tác giả

Võ Duy Thành


ii

LỜI CẢM ƠN


Để đƣợc đi học cao học tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm thuộc Đại học Đà Nẵng,
trƣớc hết cho tôi đƣợc chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ths. Phạm Viết
Tích - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam cùng tập thể Phòng
quản lý Chuyên Ngành của Sở đã tạo điều kiện để tơi đƣợc tham gia khóa học này.
Trong q trình học và làm việc tại Trƣờng đại học Sƣ phạm Đà Nẵng, dƣới
sự hƣớng dẫn nhiệt tình của thầy giáo GS.TS. Đào Hùng Cƣờng, tôi đã học hỏi
đƣợc rất nhiều kiến thức về hóa hữu cơ nói chung và việc nghiên cứu chiết tách, xác
định thành phần hóa học của tinh dầu, dịch chiết và xác định công thức cấu tạo các
hợp chất từ lá cây vối của Việt Nam nói riêng. Để hồn thành đƣợc luận văn thạc sỹ
này, tôi xin gửi đến ngƣời thầy hƣớng dẫn trực tiếp tôi lời cảm ơn sâu sắc nhất với
tất cả tình cảm chân thành cũng nhƣ lịng kính trọng của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa hóa học, các thầy cơ trong bộ
mơn Hóa hữu cơ, khoa hóa, trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ cho tôi tham gia hồn thành các nội dung mơn học; các thầy cơ
hƣớng dẫn, các bạn sinh viên hỗ trợ cho tôi làm thực nghiệm tại các Phịng thí
nghiệm của trƣờng và Phịng sau đại học đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành các thủ
tục để bảo vệ luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc dành tất cả những thành quả trong học tập của mình
dân tặng những ngƣời thân yêu trong gia đình, những ngƣời ln ở bên cạnh động
viên và giúp đỡ tơi vƣợt qua mọi khó khăn để hồn thành nhiệm vụ của mình.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ......................................... 3
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÂY VỐI ............................................................ 5
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY VỐI ............................................................................... 5
1.1.1. Tên gọi .......................................................................................................... 5
1.1.2. Phân loại thực vật ......................................................................................... 5
1.1.3. Mô tả thực vật ............................................................................................... 7
1.1.4. Sự phân bố của cây vối ................................................................................. 8
1.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY LÁ VỐI ........................................................... 8
1.3. THÀNH PHẦN HĨA HỌC ............................................................................... 10
1.3.1. Thành phần hóa học của lá cây vối ............................................................. 10
1.3.2. Thành phần hóa học của tinh dầu lá cây vối............................................... 13
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚCVỀ CÂY VỐI ...... 15


iv

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................... 15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 17
CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .................................................. 19
2.1. NGUYÊN LIỆU ................................................................................................. 19
2.1.1. Đối tƣợng thực hiện .................................................................................... 19
2.1.2. Xử lý nguyên liệu ....................................................................................... 19

2.2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ........................................................... 20
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ ......................................................................................... 20
2.2.2. Hóa chất ...................................................................................................... 21
2.3. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .................................................................. 21
2.3.1. Phƣơng pháp xác định các thơng số hóa lý ................................................ 21
2.3.2. Phƣơng pháp chiết mẫu lá cây vối bằng các dung môi hữu cơ .................. 24
2.3.3. Phƣơng pháp chƣng cất tinh dầu lá cây vối ................................................ 24
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích định danh, thành phần hóa học của tinh dầu và các
dịch chiết từ lá cây vối ............................................................................... 25
2.3.5. Phƣơng pháp rắn – lỏng (chiết soxhlet) .................................................... 266
2.3.6. Phƣơng pháp sắc ký bản mỏng và sắc ký cột ............................................. 27
2.4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM...................................................................... 30
2.4.1. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................ 30
2.4.2. Xác định các thơng số hóa lí của ngun liệu ............................................ 31
2.4.3. Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian đến hàm lƣợng tinh dầu lá cây vối bằng
phƣơng pháp chƣng cất .............................................................................. 35
2.4.4. Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian đến quá trình chiết tách ........................ 36
2.4.5. Xác định thành phần hóa học và các hằng số hóa học của tinh dầu lá cây
vối .............................................................................................................. 37
2.4.6. Xác định thành phần hóa học của các dịch chiết từ lá cây vối ................... 39
2.4.7. Phân lập, xác định công thức cấu tạo của chất sạch trong tinh dầu lá vối.. 40
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 41


v

3.1. XÁC ĐỊNH CÁC THƠNG SỐ HĨA LÝ .......................................................... 41
3.1.1. Độ ẩm .......................................................................................................... 41
3.1.2. Xác định hàm lƣợng tro toàn phần ............................................................. 41
3.1.3. Xác định hàm lƣợng kim loại nặng............................................................. 42

3.1.4. Đánh giá cảm quan và xác định tính chất vật lý của tinh dầu lá cây vối .... 44
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI GIAN ĐẾN CÁC QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU . 45
3.2.1. Ảnh hƣởng của thời gian đến quá trình chƣng cất tinh dầu lá cây vối ....... 45
3.2.2. Ảnh hƣởng của thời gian đến hàm lƣợng cao chiết thu đƣợc bằng các dung
môi hữu cơ ........................................................................................................ 46
3.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DỊCH CHIẾT BẰNG CÁC DUNG M I
HỮU CƠ ........................................................................................................... 54
3.3.1. Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane từ lá cây vối ..................... 54
3.3.2. Thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane từ lá cây vối. ........ 57
3.3.3. Thành phần hóa học trong dịch chiết ethylacetate từ lá cây vối................. 59
3.3.4. Thành phần hóa học trong dịch chiết methanol từ lá cây vối ..................... 62
3.4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CÁC HẰNG SỐ HÓA HỌC CỦA TINH
DẦU LÁ CÂY VỐI ......................................................................................... 65
3.4.1. Thành phần hóa học của tinh dầu lá vối ..................................................... 65
3.4.2. Xác định các hằng số hóa học của tinh dầu lá vối ...................................... 68
3.5. XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG
TINH DẦU LÁ CÂY VỐI ............................................................................... 70
3.5.1. Xác định hệ dung môi chạy cột bằng sắc ký bản mỏng ............................. 70
3.5.2. Kết quả phân lập các hợp chất từ tinh dầu lá vối ........................................ 71
3.5.3. Xác định cấu trúc của hợp chất F6 ............................................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79


vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC KÝ HIỆU:
D


: Double (NMR)

J

: Hằng số tƣơng tác (Hz)

M

: Multiple (NMR)

ppm

: Parts per million (mg/kg)

Rf

: Retention factor

S

: Single (NMR)

CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
AAS:

Atomic Absorption Spectrophotometric

GC-MS: Gas Chromatography Mass Spectrometry
UV-Vis: Ultravilet-Visible Spectroscopy

IR:
1

Infrared Spectroscopy

H-NMR: Hydro Nuclear Magnetic Resonance

CTPT:

Công thức phân tử

Pđ:

Phân đoạn

TT:

Số thứ tự

SKLM:

Sắc ký lớp mỏng

TB:

Trung bình

TD:

Tinh dầu


CC:

Chạy cột

TLTK:

Tài liệu tham khảo


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Hàm lƣợng tinh dầu lá cây vối ở các địa phƣơng của tỉnh Nghệ An

13

1.2

Thành phần hóa học của tinh dầu lá cây vối của Vinh – Nghệ An

13


1.3

Thành phần hóa học của các cấu tử chính trong các tinh dầu lá cây

14

vối ở các địa phƣơng khác nhau
2.1

Danh mục các hóa chất chính đƣợc sử dụng

21

3.1

Kết quả xác định độ ẩm của lá cây vối

41

3.2

Kết quả xác định tro toàn phần trong lá cây vối

42

3.3

Kết quả xác định hàm lƣợng kim loại nặng trong lá cây vối


43

3.4

Kết quả khảo sát tỉ trọng tinh dầu lá cây vối

44

3.5

Kết quả khảo sát lƣợng tinh dầu lá cây vối cất đƣợc theo thời gian

46

3.6

Ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hàm lƣợng cao chiết thu đƣợc

48

khi chiết mẫu lá cây vối bằng dung môi n-hexane
3.7

Ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hàm lƣợng cao chiết thu đƣợc

50

khi chiết mẫu lá cây vối bằng dung môi dichloromethane
3.8


Ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hàm lƣợng cao chiết thu đƣợc

51

khi chiết mẫu lá cây vối bằng dung môi ethyl acetate
3.9

Ảnh hƣởng thời gian chiết đến khối lƣợng cao thu đƣợc khi chiết

53

mẫu lá cây vối bằng dung môi methanol
3.10

Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane từ lá cây vối

55

3.11

Thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane từ lá cây vối

58

3.12

Thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl axetate từ lá cây vối

60


3.13

Thành phần hóa học trong dịch chiết methanol từ lá cây vối

63

3.14

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá cây vối

66

3.15

Xác định chỉ số axit của tinh dầu lá vối

69

3.16

Xác định chỉ số este của tinh dầu lá vối

69

3.17

Xác định chỉ số xà phịng hóa của tinh dầu lá vối

70


3.18

Số liệu phổ NMR của hợp chất F6 và hợp chất tham khảo

76


viii

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1

Cây vối

8

1.2

Cành cây lá cây vối

8

2.1


Lá cây vối lúc thu hái tại huyện Quế Sơn

19

2.2

Lá cây vối sau khi đƣợc xử lý

20

2.3

Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm

30

2.4

Sơ đồ phân lập, xác định công thức cấu tạo hợp chất sạch trong

40

tinh dầu lá vối
3.1

Mẫu trƣớc khi lọc

42


3.2

Mẫu sau khi đƣợc lọc

43

3.3

Mẫu tinh dầu cất từ mẫu lá cây vối chƣa tách nƣớc

45

3.4

Mẫu tinh dầu đƣợc từ mẫu lá cây vối đã tách nƣớc

46

3.5

Đồ thị của quá trình chƣng cất tinh dầu lá cây vối phụ thuộc thời

46

gian (ml/phút)
3.6

Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hàm lƣợng

49


cao chiết thu đƣợc khi chiết mẫu lá cây vối bằng dung môi nhexane
3.7

Đồ thị ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hàm lƣợng cao chiết thu

50

đƣợc khi chiết mẫu lá cây vối bằng dung môi dichloromethane
3.8

Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hàm lƣợng

52

cao chiết thu đƣợc khi chiết mẫu lá cây vối bằng dung môi ethyl
acetate
3.9

Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng thời gian chiết đến khối lƣợng cao

53

thu đƣợc khi chiết mẫu lá cây vối bằng dung môi methanol
3.10

GC-MS của dịch chiết n-hexane từ lá cây vối

55


3.11

GC-MS của dịch chiết dichloromethane từ lá cây vối

57

3.12

GC-MS của dịch chiết etylaxetat từ lá cây vối

60

3.13

GC-MS của dịch chiết methanol từ lá cây vối

62


ix

3.14

GC-MS của tinh dầu lá cây vối

65

3.15

Sắc ký bản mỏng của tinh dầu lá vối với hệ dung môi n-hexane:


71

acetone
3.16

Sắc ký bản mỏng của tinh dầu lá vối với hệ dung môi n-hexane

71

3.17

Sơ đồ phân lập các chất từ tinh dầu của lá cây vối

72

3.18

Sắc ký bản mỏng của hợp chất F6

72

3.19

Phổ 1H NMR của hợp chất F6

73

3.20


Phổ UV-Vis của hợp chất F6

74

3.21

Phổ IR của hợp chất F6

75


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nên có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng,
với hơn 12000 loài cây chia làm 2500 chi và 300 họ. Đây là nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý giá, cần đƣợc nghiên cứu để cung cấp nguyên liệu cho ngành hƣơng liệu,
mỹ phẩm và hóa dƣợc trong nƣớc phát triển.
Trong số các loài cây cần đƣợc quan tâm nghiên cứu có cây vối, cây vối có tên
khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim, Myrtaceae. Vối là một dạng
cây nhỡ, cao 5-7 m. Lá hình trứng rộng, dài 8 - 20 cm, rộng 5 -10 cm, hai mặt có
những đốm màu nâu. Hoa vối gần nhƣ khơng có cuống, nhỏ, màu lục. Quả vối hình
cầu, hay tựa hình trứng, đƣờng kính 7-12 mm, xù xì. Lá và cành non có mùi thơm
dễ chịu. Ở nƣớc ta, vối mọc hoang hoặc đƣợc trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh để lấy lá
và nụ nấu nƣớc uống, kích thích tiêu hóa, sắc lấy nƣớc chữa các bệnh ngồi da nhƣ
chốc đầu, ghẻ lở. Dịch nƣớc vối cịn có tác dụng lên vi khuẩn đƣờng ruột, E. coli,
các vi khuẩn Gram (+) gây bệnh viêm da. Theo các tài liệu đã cơng bố, dịch chiết
nƣớc của nụ vối có tác dụng trợ tim, bảo vệ sự lipid hóa của tế bào gan. Gần đây,
một số nhà nghiên cứu của Việt Nam đã chỉ ra rằng, dịch chiết của nụ vối cũng có
khả năng điều trị tiểu đƣờng thơng qua con đƣờng ức chế enzyme α-glucosidase,

giảm lƣợng đƣờng huyết trên chuột [1], [2].
Nguyễn Xuân Dũng và các cộng sự đã công bố rằng trong nụ vối có chứa hàm
lƣợng tinh dầu rất lớn. Các tinh dầu này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và
chống oxi hóa rất mạnh. Ngồi các thành phần hóa học là tinh dầu, vối cịn có chứa
các cấu trúc hóa học khác có khung oleanane-triterpenoids và các flavonoids bao
gồm khung chalcon và khung flavone, rất nhiều thành phần hóa học chính có khung
chalcone và chalcone chứa đƣờng glucose hoặc saccarose thuộc vào các hợp chất
dạng flavonoids đã đƣợc chiết ra từ nụ vối. Ngoài ra, chúng khả năng chống oxi hóa
và ức chế enzyme cholinesterase là một loại enzyme gây ra bệnh mất trí nhớ,
Alzheimer. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, các hợp chất tự nhiên có cấu trúc


2
dạng C-methylated flavonoids có thể ức chế enzyme neuraminidase, một enzyme
rất quan trọng trong việc chống cúm H5N1 [2], [3].
Theo tìm hiểu của tơi về cây vối ở Việt Nam, cho đến nay, chỉ có số ít các tác
giả có các cơng trình nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học từ nụ vối thu hái ở
Nam Định và Nghệ An. Để đa dạng hơn về nghiên cứu thành phần hóa học của loại
cây này trên các vùng miền khác nhau, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu
chiết tách, xác định thành phần hóa học của tinh dầu, dịch chiết và xác định
công thức cấu tạo một số hợp chất từ lá vối”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
c ti u chung: Xác định thành phần hóa học của tinh dầu, công thức cấu tạo
một số hợp chất trong lá cây vối (Cleistocalyx operculatus), từ đó tạo tiền đề cho
việc nghiên cứu các hoạt tính sinh học cũng nhƣ tiến tới phân lập các hợp chất trong
lá cây vối để làm nguồn nguyên liệu cho sản xuất hƣơng liệu và dƣợc liệu.
c ti u c th
- Nghiên cứu chiết tách, lựa chọn dung mơi chiết thích hợp.
- Nghiên cứu chƣng cất tinh dầu từ lá cây vối hiệu quả, xác định thành phần
hóa học của tinh dầu và dịch chiết từ lá cây vối.

- Xác định công thức cấu tạo của một số hợp chất hóa học từ lá cây vối.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Lá cây vối đƣợc thu mua tại các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của lá vối.
- Định danh thành phần hóa học của các dịch chiết từ lá cây vối bằng các dung
môi: n-hexan, diclomethyl, ethylactate, methanol.
- Chƣng cất tinh dầu lá cây vối, định danh thành phần hóa học của tinh dầu vối
và xác định các hằng số hóa học của tinh dầu lá vối.
- Phân lập làm giàu một số phân đoạn, xác định cơng thức cấu tạo một số hợp
chất hóa học trong tinh dầu lá cây vối.


3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tƣ liệu, sách báo trong và ngồi nƣớc có liên
quan đến đề tài.
Mơ tả đặc điểm sinh thái, các ứng dụng của cây vối.
4.2. Phương pháp thực nghiệm
-Thu thập nguyên liệu, xử lý và sơ chế mẫu nguyên liệu;
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý:
+ Xác định độ ẩm, hàm lƣợng tro bằng phƣơng pháp trọng lƣợng;
+ Xác định kim loại nặng bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
AAS.
- Phƣơng pháp hóa học:
+ Chƣng cất tinh dầu lá cây vối bằng lôi cuốn hơi nƣớc;
+ Phƣơng pháp chiết soxhlet với các dung môi: n-hexan, ethyl axetate,

dichloromethane, methanol;
+ Nghiên cứu định danh thành phần hóa học của các dịch chiết bằng các
dung môi: n-hexane, dicloromethane, ethyl axetate, methanol bằng phƣơng pháp
GC – MS;
+ Nghiên cứu, định danh thành phần hóa học của tinh dầu lá vối bằng phƣơng
pháp GC – MS và xác định các hằng số hóa học của tinh dầu lá vối;
+ Phân lập, xác định công thức cấu tạo một số hợp chất hóa học trong tinh dầu
lá cây vối.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các thơng tin khoa học về thành phần hóa học của dịch chiết, tinh
dầu và qui trình chiết tách, xác định công thức cấu tạo một số hợp chất từ lá vối.
- Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo chuyên sâu
hơn về lá cây vối.


4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các số liệu, tƣ liệu về ứng dụng của dịch chiết từ lá vối với các
dung mơi khác nhau, từ đó có thể đề ra quy định ứng dụng trong thực tế.
- Cung cấp, giải thích một cách khoa học về một số kinh nghiệm dân gian
cũng nhƣ các bài thuốc cổ truyền về ứng dụng của tinh dầu vối và lá vối.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 03 chƣơng, 80 trang với 18 bảng, 19 hình (05 đồ thị và 14 ảnh).
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan về cây vối
Chƣơng 2. Nghiên cứu thực nghiệm
Chƣơng 3. Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Quyết định giao đề tài luận văn (Bản sao)


5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÂY VỐI
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY VỐI
1.1.1. Tên gọi
Tên khoa học:

Cleistocalyx operculatus (Roxb). Mer.et Perry

Thuộc chi:

Cleistocalyx

Tên thƣờng gọi:

Cây vối, vối nhà

Tên đồng nghĩa:

Eugenia operculata Roxb

Họ:

Sim (Myrtaceae)

1.1.2. Phân loại thực vật
a. Khái quát về họ Sim (Myrtaceae)

Họ Sim là một họ lớn gồm 90 chi và 3000 loài, phân bố ở các vùng rừng nhiệt
đới và Á nhiệt đới, chủ yếu ở châu Úc và châu Mỹ. Cây thuộc họ Sim có đặc điểm
thực vật nhƣ sau:
Cây gỗ lớn, cây nhỡ hoặc cây bụi. Lá đơn, hoặc mép có khía răng, lá thƣờng
mọc đối nhau và có tuyến mỡ. Hoa mục thành cụm ở nách hay ở đầu cành, có hình
xim hoặc hình chùm. Hoa đều lƣỡng tính. Đài hình ống dính hồn tồn vào bầu hay
chỉ dính một ít. Lá đài gồm 4 – 5 cánh xếp lợp vào nhau, ít có ống dài ngun.
Nhị xếp thành một hay nhiều dãy rời nhau hoặc dính ở gốc thành ống ngăn:
bao phấn đính ở lƣng hay ở gốc. Đĩa mật khơng có hay nếu có thì thành hình vành
khăn, che kín ở phí gốc vịi. Bầu hồn tồn hạ hay hạ một phần, có khoảng 4 -5 ô
hay nhiều hơn; vòi đơn kéo dài, đầu tròn, rất ít khi chia từ 3 – 4 thùy; trong bầu thì
nỗn xếp thành hai hay nhiều dãy. Quả nang hoặc thịt, có sợi và thƣờng đƣợc bọc
kín bởi ống đài. Trong quả thƣờng có một hạt, hạt có nội nhũ, phôi thẳng hay cong,
đôi khi nạc với hai lá mầm không xa nhau.
b. Tổng quan về Chi (Cleitocalyx)
Chi Cleitocalyx là một chi tƣơng đối lớn của họ Sim. Ngoài đặc điểm chung
của họ sim, các loài cây thuộc chi Cleitocalyx cịn có đặc điểm thực vật riêng: quả


6
nạc, khi chín khơng nở. Vịi khơng có lơng, ơ quả khơng có vách ngang chi thành ơ
nhỏ, ống đài nguyên hay rách bất định, đài nguyên thành mũ, quả mập có một hạt.
Cụm hoa xim hay chùy.
Sau đây, tơi xin giới thiệu một số cây đại diện thuộc chi Cleitocalyx thƣờng
thấy ở Việt Nam.
 Cleitocalyx circumcissa
Tên ở Việt Nam là Trâm .
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc cao 15m, nhánh mảnh, lá có phiến xoan thon,
dài từ 4 -7 cm, chót có mũ, có đốm trong gân phụ, rất mảnh, nụ cao 13 mm, rộng 3
mm, phần của đài và cánh hoa làm thành một lớp rụng sớm với nhị, noãn gồm 3

buồng, quả mập. Phân bố chủ yếu ở tỉnh Đồng Nai.
 Cleitocalyx nervosum
Tên ở Việt Nam là Trâm nấp vối
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc trung, nhánh non dẹp, khơng lơng. Lá có
phiến bầu dục thon, dài 12 -13 cm, có đốm nâu, gân phụ vào 10 cặp, gân cách bìa từ
3 -5 mm. Phát hoa ở nách lá rụng, cao từ 5 - 8 cm, đài hình đĩa hơi đứng, nắp cao,
hoa có 4 cánh, cao 3 mm, có nhiều tiểu nhụy. Phì quả tròn hay dài, to từ 7 – 14 mm,
đỏ hoặc đỏ đen chói, một hạt và nạc ngọt. Phân bố ở khắp cả nƣớc.
 Cleitocalyx consperipuactatus
Tên ở Việt Nam là vối nƣớc
Đặc điểm thực vật: Cây gỗ thƣờng xanh, cao từ 20 – 25 m. Cành non màu nâu
xám, hình vng, lúc già hình cột trịn. Vỏ dày từ 6 - 8 mm. Lá đơn, mọc đối, hình
bầu dục dạng trứng ngƣợc dài từ 6 – 12 cm, rộng từ 2.5 – 5.5 cm, đầu tròn tù. Hoa
mọc cụm, sinh ra đầu cành. Hoa lƣỡng tính, đài đính thành một thể dạng mũ, lúc nở
hoa rụng dạng vòng. Nhiều nhị, rời nhau, lúc chồi hoa cong vào. Quả mọng hình
cầu hay hình trứng, lúc chín có màu nâu tím. Hoa nở vào 2 mùa, tháng 3 và giữa
tháng 7 hằng năm. Chủ yếu phân bố ở các tỉnh: Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa thiên
Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai và Kon Tum.
 Cleitocalyx nigrans


7
Tên Việt Nam là Trâm lá đen
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh vàng đỏ. Lá có phiến bầu dục,
màu nâu đen trên mặt lúc khô, gân phụ cách nhau 2 -3 mm, cuống dài 1 cm. Chùm
tụ tán cao 6 cm ở ngọn nhánh, hoa trắng, nụ dài 5 mm, hoa 5 cánh rụng 1 lƣợt, tiểu
nhị nhiều. Quả mập tròn, to hơn 1 cm, một hạt, lúc khơ có màu đen. Phân bố chủ
yếu ở các quận Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dƣơng.
 Cleitocalyx rehnerinus
Tên Việt Nam là vối gân mạng

Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh tròn xám, to từ 2 - 3 mm. Lá có
phiến bầu dục đến trái xoan, dài từ 9 - 14 cm, rộng từ 5 – 7 cm, chót lá rộng, đáy
trịn, gân phụ mịn, cách nhau từ 4 – 8 mm, gân cách bìa từ 2 -3 mm. Phát hoa ở lá
và ngọn. Hoa nhƣ không cọng, cao khoảng 7 mm, đài rụng thành chóp, tiểu nhụy
nhiều. Trái trịn, to khoảng 1.5 mm. Phân bố chủ yếu ở tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa.
1.1.3. Mơ tả thực vật
Cây vối (Hình 1.1 và Hình 1.2) là một dạng cây nhỡ có kích thƣớc trung bình,
cao từ 5 -7 m, có khi hơn. Cành non, lá và nụ vối có mùi thơm đặt biệt dễ chịu. Cây
vối và cành vối trịn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Lá hình trứng rộng, dài 8 - 20 cm,
rộng 5 -10 cm, hai mặt có những đốm màu nâu. Hoa vối gần nhƣ khơng có cuống,
màu lục trắng nhạt hợp thành cụm hoa hình tháp tỏa ra ở nách những lá đã rụng.
Quả vối hình cầu hay hình trứng, đƣờng kính từ 7 - 12 mm, xù xì. Trong lá cây vối
có tanin, một số chất khống, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu
và có một chất kháng sinh diệt đƣợc nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.


8

Hình 1.1. Cây vối

Hình 1.2. Cành cây lá cây vối
1.1.4. Sự phân bố của cây vối
Cây vối phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Ở nƣớc ta, cây vối mọc hoang hoặc
đƣợc trồng ở hầu hết các tỉnh trên cả nƣớc, chủ yếu để lấy lá để lấy nƣớc uống.
Ngồi ra, cây vối sống ở các tỉnh Quảng Đơng, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam của
Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Myanma, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia,
Philippines, các vùng Bắc Úc của Úc và các đảo Java, Kalimantan, Sumatra của
Indonesia [3], [4], [5], [9].
1.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY LÁ VỐI
- Trƣớc đây, các cụ trồng cây vối chủ yếu để lấy gỗ dùng trong xây dựng, làm

công cụ, gỗ vối thuộc nhóm V quy chuẩn của Việt Nam nên bền và chắc, không


9
cong vênh, mối mọt, lõi giác màu nâu rất đẹp. Ngồi ra, vỏ vối có chất màu đen,
dùng để cho ngành dệt nhuộm và quả vối có thể ăn đƣợc.
- Lá cây vối là thần dƣợc trị bệnh tiêu hóa. Nƣớc lá cây vối có vị hơi chát và
đắng, nhƣng sau khi uống một lúc lại cảm thấy ngọt ngọt, thanh thanh nơi đầu lƣỡi.
Nƣớc vối cũng có tính hàn, có tác dụng lợi mật rất nhanh, giúp cơ thể mát mẻ, thốt
mồ hơi, giải độc cơ thể, vì vậy nhân dân ta thƣờng uống nƣớc sắc lá vối để chữa
bệnh đầy bụng, khó tiêu.
Chất đắng trong lá cây vối và nụ vối kích thích nhiều dịch vị tiêu hóa. Ngồi
ra, lá cây vối cịn chứa tannin, là một chất giúp bảo vệ niêm mạc ruột; chất tinh dầu
trong lá cây vối có tính kháng khuẩn cao, có tác dụng rất tốt trên vi khuẩn E.coli, là
loại vi khuẩn thƣờng gây ra bệnh đƣờng ruột, và hai vi khuẩn Gr(+) và Gr(-) thƣờng
gặp ở bệnh viên da, nhƣng không gây hại cho những vi khuẩn có ích trong ống tiêu
hóa. Chẳng thế mà, lá cây vối rất có tác dụng trong việc giúp ăn ngon, hệ tiêu hóa
ln khỏe mạnh, đồng thời chữa bệnh viêm gan, bệnh đại tràng mãn tính, bệnh vàng
da và bỏng [1], [6], [9].
- Lá cây vối có tác dụng tốt với những bệnh nhân tiểu đƣờng. Các hợp chất
flavonoid có trong nƣớc lá và nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị
bệnh nhân tiểu đƣờng. Uống nƣớc lá cây vối có khả năng giúp bạn hạn chế tăng
đƣờng huyết sau ăn, hỗ trợ ổn định đƣờng huyết, giảm rối loạn mỡ máu. Đồng thời,
loại nƣớc thần kỳ này cũng có thể hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đƣờng với các
biến chứng của nó. Ngồi ra, khả năng chống oxi hóa (antioxidants) của nụ vối đã
làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đƣờng. Vì vậy,
bệnh nhân tiểu đƣờng nên thƣờng xuyên uống nƣớc vối. Điều này sẽ giúp ổn định
đƣờng huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thƣơng tế bào beta
tuyến tụy. May mắn là việc sử dụng nƣớc vối thƣờng xuyên không gây ảnh hƣởng
phụ đáng kể nên ngƣời bệnh tiểu đƣờng có thể an tâm dùng loại lá này để chữa bệnh

cho bản thân.
- Tác dụng của lá cây vối với bệnh gout là rất lớn trong việc phòng ngừa và
điều trị bệnh gout, nó làm quên đi nỗi lo về căn bệnh “nhà giàu”. Gout là loại bệnh


10
đang có tỷ lệ tăng khá nhanh trong dân số nƣớc ta, đặc biệt với những ngƣời ở tuổi
trung niên. Tuy vậy, bệnh gout có nhiều nguyên nhân dẫn đến nên lá cây vối không
thể điều trị dứt điểm căn bệnh này đƣợc.
- Sử dụng nƣớc lá cây vối vào mùa hè giúp cơ thể giảm hẳn triệu chứng háo
nƣớc, đào thải chất độc. Bởi lẽ, nƣớc lá cây vối có chứa nhiều vitamin và khống
chất nên sẽ bổ sung lƣợng dinh dƣỡng và nƣớc cần thiết cho cơ thể. Loại nƣớc này
có cơng dụng giải nhiệt rất hiệu quả, tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, tiêu độc và
giảm các chất béo, giúp làm mát cơ thể và giải độc cho cơ thể thông qua đƣờng tiết
niệu.
- Lá cây vối là bài thuốc sát khuẩn cho da. Các loại vi khuẩn gây bệnh nhƣ:
Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus
subtilis,… có khả năng bị tiêu diệt bởi nƣớc lá cây vối. Vì thế mà nƣớc lá cây vối
tƣơi thƣờng đƣợc sắc để sử dụng làm thuốc sát khuẩn điều trị một số căn bệnh ngoài
da nhƣ ghẻ lở, mụn nhọt, cũng nhƣ việc dùng nƣớc lá cây vối gội đầu chữa chốc lở
rất hiệu nghiệm.
- Kết quả thử tác dụng độc tế bào của mẫu chiết từ lá cây vối bƣớc đầu cho
thấy cả tinh dầu và cao thơ tồn phần đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế
bào ung thƣ (ung thƣ tử cung, ung thƣ màng tim, ung thƣ gan,..) [11], [17], [18],
[19], [21].
1.3. THÀNH PHẦN HĨA HỌC
1.3.1. Thành phần hóa học của lá cây vối
Thành phần của lá cây vối chủ yếu là flavonoid, coumarin, acid hữu cơ, đƣờng
tự do, sterol, ít tanin, những vết alcaloid (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein,
một lƣợng tinh dầu (4%) với mùi thơm dễ chịu, một số chất khống và có chứa một

số chất kháng sinh có khả năng diệt đƣợc vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi khuẩn Gram
(-), Gram(+), vi trùng bạch cầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,…..mà không
gây độc hại đối với cơ thể con ngƣời [3], [4], [9], [14], [16].
a. Flavonoit
- Đặc điểm:


11
Flavonoit (1) là lớp chất có cấu trúc phenolic, tồn tại rất phổ biến trong hệ
thực vật tự nhiên. Theo tính tốn của các nhà khoa học, mỗi năm có khoảng 2%
lƣợng cacbon đƣợc thực vật quang hợp (khoảng 109 tấn) đƣợc chuyển hóa thành các
flavonoit và các hợp chất liên quan. Trừ rất ít trƣờng hợp ngoại lệ, cịn lại chỉ có
thực vật mới có khả năng sinh tổng hợp flavonoit, trái ngƣợc với động vật và nấm.
Thông thƣờng, flavonoit tồn tại trong không bào của hoa, lá, thân và rễ cây.
Lớp chất này bao gồm các chất màu ở hoa, hoạt động nhƣ các chất ức chế enzyme
đồng thời lại nhƣ hệ thống bảo vệ chống lại bức xạ tử ngoại và sâu bọ. Bên cạnh đó,
flavonoit cịn tham gia vào nhiều q trình chuyển hóa khác trong cây.
- Cấu tạo:

O

(1)
b. Coumarin
- Đặc điểm:
Coumarin (2) là nhóm hợp chất thiên nhiên đƣợc xem là dẫn xuất lacton của
acid orto-hydroxixynamuc. Hầu hết các coumarin đã biết hiện nay (khoảng 600
chất) tồn tại chủ yếu dƣới dạng tự do, một số ít tồn tại ở dạng glycozit nhƣ các
glycozit của psonolen. Coumarin phổ biến nhất trong cây là chất umbeliferin [17].
- Cấu tạo:


(2)
c. Tanin
- Đặc điểm:
Tanin (3) hay tannoit là một hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả


12
năng tạo liên kết bền vững với các protein và các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác
nhƣ các amino axit và alkaloit.
Các hợp chất tanin có rất nhiều trong nhiều lồi thực vật, chúng có vai trị bảo
vệ khỏi bị các lồi ăn chúng, và có lẽ cũng có tác dụng nhƣ thuốc trừ sâu, và điều
hịa sinh trƣởng của thực vật. Chất chát từ tanin tạo ra cảm giác khô trong miệng
sau khi ăn trái cây chƣa chín hoặc rƣợu vang đỏ. Cũng vì thế, sự phân hủy tanin
theo thời gian đóng vai trị quan trọng trong việc làm cho trái cây chín và ủ rƣợu
vang.
Tanin có khối lƣợng phân từ từ 500 đến hơn 3.000 các este axit gallic và lên
đến 20.000 proanthocyanidin [20].
- Cấu tạo:

(3)
d. Axit hữu cơ
- Đặc điểm:
Axit hữu cơ oleanolic (4) trong lá cây vối có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải
nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch, giải độc cơ thể, kích thích nhu
động ruột và có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng,…[5], [18].
- Cấu tạo:

(4)



13
1.3.2. Thành phần hóa học của tinh dầu lá cây vối
Theo các báo cáo nghiên cứu trƣớc đây, tinh dầu lá cây vối gồm nhiều thành
phần, tuy nhiên trong đó, thành phần chính là β-myrcen, (Z)-β-ocimen, (E)-βocimen, β-caryophyllen, α-pinen, caryophyllen và α-humulen. Trong các bộ phận
khác nhau của cây vối thì hàm lƣợng tinh dầu cao nhất tập trung ở nụ hoa (0,48%),
trong đó hoa đã nở lƣợng tinh dầu giảm dần (0,28%) và ít nhất trong hoa già
(0,18%). Tinh dầu từ lá rất giàu terpeneol, myrtenol, pinocarveol, eucarvone,
muurolol, myrtenal, cineole, cadinol, pinocarvone và geranyl acetone [1], [10].
Năm 1996, Hoàng Văn Lựu đã nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu lá
cây vối ở các địa phƣơng khác nhau của tỉnh Nghệ An [5]. Kết quả nhƣ sau:
Bảng 1.1. Hàm lƣợng tinh dầu lá cây vối ở các địa phƣơng của tỉnh Nghệ An
Đối tƣợng nghiên cứu

Lá cây vối thu hái cùng
thời gian trƣớc khi ra hoa

Địa điểm

Hàm lƣợng

Thành phố Vinh

0.1

Huyện Hƣơng Nguyên

0.19

Huyện Tây Nghi Lộc


0.2

Huyện Nam Đàn

0.21

Huyện Tân Kỳ

0.24

Huyện Quế Phong

0.40

tại tỉnh Nghệ An

Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tinh dầu lá cây vối của Vinh – Nghệ An
Thành phần
hóa học
α-pinen
Sabinen
β-pinen
Myrcen
ρ-cymen
Limonen
(Z)-β-ocimen

Tỉ lệ %
3,7
Vết

0,6
24,6
Vết
0,3
32,1

Thành phần hóa học
α-gurjunen
β-caryophyllen
α-humullen
Allo-aromadendren
Germacren D
β-selinen
Leden

Tỉ lệ %
Vết
14,5
2,7
0,3
0,4
0,1
1,0


14

(E)-β-ocimen
Terpinolen
Linalool

Perillen
Allo-ocimen
Neryl acetat
Gennaryl acetat
α-copaen

α-muurolen
γ-cadinen
Calamenen
δ-cadinen
(Z)-nerolidol
Caryopyllen oxit
Hợp chất chƣa xác định

9,4
Vết
0,5
Vết
1,0
0,2
0,7
Vết

Vết
0,3
Vết
0,6
0,2
2,9
3,8


Bảng 1.3. Thành phần hóa học của các cấu tử chính trong các tinh dầu lá cây vối ở
các địa phƣơng khác nhau
Thành phần
hóa học
α-pinen
β-pinen
Myrcen
Limonen
(Z)-β-ocimen
(E)-β-ocimen
Neo-allo-ocimen
β-caryophyllen
Caryophyllen-oxit

Vinh
3,7
0,6
24,6
0,3
32,1
9,4
1.0
14,5
2.9

Hàm lƣợng % trong tinh dầu
Tân Kỳ
Quế Phong
6,0

10,4
0,3
0,5
42,5
1,2
0,1
0,5
17,0
68,3
12,5
10,1
0,5
0,1
10,0
2,5
0,8
0,8


×