Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.17 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ THU

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
XỬ LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG YẾU KÉM
TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Hà Nội, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ THU

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
XỬ LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG YẾU KÉM
TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số:



8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thanh Vân

Hà Nội, Năm 2020


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể các Thầy Cô giáo thuộc
Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị giúp cho em kiến thức trong suốt quá
trình học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo TS. Phạm
Thị Thanh Vân người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây, cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu và tạo điều kiện cho em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2021
Người thực hiện

Lê Thị Thu

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Thạc sĩ là do chính tơi nghiên cứu và
nghiêm túc thực hiện. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trích dẫn trình bày trong
luận văn là hồn tồn trung thực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BHTGVN

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

2

BHTG


Bảo hiểm tiền gửi

DIV (Deposit Insurance of

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

3

Vietnam)

4

DICJ

Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản

5

FDIC

Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ

6

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

7


QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

8

KSĐB

Kiểm sốt đặc biệt

9

IADI

Hiệp hội BHTG Quốc tế

10

TCTD

Tổ chức tín dụng

iii


DANH MỤC BẢNG
STT Bảng
1

Bảng 2.1


2

Bảng 2.2

Nội dung
Số tổ chức tham gia BHTG được kiểm tra, giám sát giai
đoạn 2015-2019
Số tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được giám sát tại
chỗ giai đoạn 2015-2019

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của BHTG Việt Nam


4

Sơ đồ 2.2 Số liệu thu phí bảo hiểm giai đoạn 2015 – 2019

Các biện pháp xử lý ngân hàng yếu kém
Tỉ trọng áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu khi quyết
định xử lý ngân hàng yếu kém

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................ivi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... iiiv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ CÔNG TÁC
XỬ LÝ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG YẾU KÉM CỦA BẢO HIỂM TIỀN
GỬI ......................................................................................................................... 9
1.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm tiền gửi ...................................................... 9
1.1.1. Khái niệm BHTG .......................................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm của BHTG ................................................................................... 10
1.1.3. Vai trò của BHTG ....................................................................................... 12
1.1.4. Mục tiêu, đối tượng của chính sách Bảo hiểm tiền gửi .............................. 14
1.1.5. Các công cụ của Bảo hiểm tiền gửi............................................................. 17
1.2. Công tác xử lý các TCTD yếu kém của BHTG ............................................. 25
1.2.1. Khái niệm và phân loại TCTD yếu kém ..................................................... 25
1.2.2. Nội dung công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém .................................... 27
1.2.3. Các đặc điểm của một cơ chế xử lý hiệu quả TCTC yếu kém do FSB ban

hành ....................................................................................................................... 30
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xử lý các TCTD yếu kém và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam ……………… ………………………………………………..307
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................... 37
1.3.2. Bài học cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ................................................... 44
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 46
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG
YẾU KÉM TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM..................................... 47
2.1. Khái quát về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ..................................................... 47
v


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ............ 47
2.1.2. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ................. 48
2.1.3. Các hoạt động chủ yếu của BHTG Việt Nam ............................................. 52
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém
của BHTGVN ........................................................................................................ 59
2.2.1. Thực trạng các tổ chức tín dụng yếu kém ................................................... 60
2.2.2. Thực trạng công tác giám sát tổ chức tín dụng ........................................... 63
2.2.3. Thực trạng cơng tác tham gia kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín
dụng yếu kém ........................................................................................................ 65
2.2.4. Thực trạng cơng tác chi trả bảo hiểm tiền gửi và theo dõi sau chi trả ........ 68
2.3. Đánh giá quá trình tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại BHTG Việt
Nam ....................................................................................................................... 70
2.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 70
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................. 73
Kết luận chương 2: ................................................................................................ 76
CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TIỀN
GỬI TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG YẾU KÉM ........ 78
3.1. Định hướng của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ................................................ 78

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo, định hướng cơ cấu lại đối với TCTD yếu kém được
KSĐB .................................................................................................................... 78
3.1.2. Định hướng của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ............................................. 81
3.2. Giải pháp nâng cao công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam ......................................................................................................... 83
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về vai trò và quyền hạn của BHTGVN trong q
trình xử lý các TCTD yếu kém.............................................................................. 84
3.2.2. Hồn thiện các phương án xử lý các TCTD yếu kém ................................. 87
3.2.3. Áp dụng thu phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro…………………...88
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BHTG đối với các tổ chức
tham gia BHTG
………………………………………………………………..…………………89
3.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ......................................................... 91
vi


3.2.6. Tăng cường năng lực tài chính cho BHTGVN ........................................... 94
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 96
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ .............................................................................. 96
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước ............................................................ 96
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 97
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 101

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Tại mỗi quốc gia thì hệ thống ngân hàng ln được coi như huyết mạch

của toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống này có hoạt động một cách thơng suốt và
khỏe mạnh chính là tiền đề để các nguồn lực tài chính được phân bổ và ln
chuyển, sử dụng có hiệu quả, giúp cho nền kinh tế của một quốc gia phát triển
bền vững. Tuy nhiên bên cạnh vai trò to lớn đó, người ta khơng thể khơng nói
tới những hậu quả gây tổn thất nặng nề mà hệ thống ngân hàng có thể gây ra nếu
như có rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể tạo ra phản ứng
dây chuyền, kéo theo đó là sự sụp đổ của cả hệ thống. Nhận thức rõ được tầm
quan trọng đó, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách cũng như ban hành các
văn bản pháp luật nhằm tạo ra một mơi trường lành mạnh, an tồn cho hoạt
động tài chính – tiền tệ. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cùng với những
quy định và chế tài đối với lĩnh vực này, Chính phủ cũng đã ban hành nghiệp vụ
bảo hiểm tiền gửi để giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an tồn.
Với trách nhiệm chính là thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã
góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát
triển lành mạnh và an toàn. Trong thời gian qua, cơ sở pháp lý cho sự hoạt động
của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã có nhiều thay đổi để phù hợp với xu thế phát
triển chung của Hệ thống tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay,
khi nền kinh tế thế giới đang ngày càng có sự liên kết, hội nhập, kinh tế đất
nước đang ngày càng phát trển, đời sống nhân dân được nâng cao…. Đặc biệt
khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương
như AEC, CPTPP, … thì Hệ thống các tổ chức tín dụng, yêu cầu an toàn, phát
triển lành mạnh, ổn định lại càng cần phải được đặt ra. Việc nghiên cứu những
1


vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý của hoạt động bảo hiểm tiền gửi mang một ý
nghĩa thời sự nóng bỏng. Bởi lý do trên mà tơi quyết định chọn vấn đề “Xử lý tổ
chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” làm đề tài cho luận
văn nghiên cứu của mình

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Trong thời gian qua, đã có những cuốn sách, luận án tiến sỹ, luận văn thạc
sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học, cơng trình, bài viết liên quan đến đề tài luận
văn hoặc liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài được cơng bố trên
các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo được trình bày tại hội
thảo khoa học, các tin bài được đăng trên các phương tiện thơng tin đại chúng
trong và ngồi nước. Cụ thể như sau:
Dương Thị Hải Anh (2015), “ Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập”, luận văn thạc sỹ,
trường đại học Kinh tế Quốc dân. Nội dung của luận văn đề cập tới nội dung
sau: Để đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế, nước ta cần tiếp tục thực hiện cơng
nghiệp hóa-hiện đại hóa, phát huy cao độ nguồn nội lực trong nước và tranh thủ
nguồn lực bên ngồi, trong đó phát huy nguồn nội lực trong nước là yếu tố
quyết định. Để phát huy nguồn nội lực, Việt Nam cần thu hút tối đa nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư để phục vụ đầu tư phát triển và trọng trách này được giao
chủ yếu cho ngành ngân hàng. Do vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ hệ thống ngân hàng là yêu cầu quan trọng, đặc biệt xu thế mở cửa thị trường
tài chính tiền tệ hiện nay đang tạo ra những áp lực cạnh tranh lớn giữa các ngân
hàng khiến hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Trước nhu cầu đó,
tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời và phát triển đã góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, kiểm soát và đảm bảo an toàn,
lành mạnh hoạt động hệ thống ngân hàng nên đã tạo điều kiện thu hút tối đa
được tiền tiết kiệm trong dân. Sau 6 năm đi vào hoạt động, mặc dù đã đạt được
2


nhiều kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
vẫn còn rất non trẻ và còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa tương xứng với vai trò của
một tổ chức bảo hiểm tiền gửi. luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Những vấn
đề cơ bản về bảo hiểm tiền gửi và tình hình hoạt động bảo hiểm tiền gửi trên thế

giới. - Chương II: Thực trạng hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam. Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam.
Vũ Thị Mỹ Hương (2015), “ Thực trạng chính sách bảo hiểm tiền gửi tại
Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Hành chính. Luận văn đã nêu bật được
các Chính sách BHTG và thực trạng chính sách bảo hiểm. Luận văn đã hệ thống
hóa có bổ sung và hồn thiện những vấn đề lí luận về chính sách BHTG; Thứ
hai: Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách BHTG qua đó chỉ ra một số tồn
tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách BHTG; Thứ ba: Trên cơ
sở quan điểm đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước về chính sách tài chính
quốc gia đề xuất định hướng hồn thiện chính sách BHTG cũng như một số giải
pháp hồn thiện chính sách BHTG hiện nay. Bảo hiểm tiền gửi đã ra đời được
hơn 15 năm nhưng địa vị pháp lý của tổ chức BHTG vẫn chưa có quy định rõ
ràng về mơ hình tổ chức. Nhằm tạo ra cơ chế pháp lý bảo vệ tốt nhất quyền lợi
của người gửi tiền và để bảo hiểm tiền gửi trở thành cơng cụ tài chính hữu hiệu
của Nhà nước góp phần bảo đảm an tồn nền tài chính - tiền tệ quốc gia trong
bối cảnh hiện nay cần phải hồn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp.
Nguyễn Đình Bảo (2017), “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên địa bàn khu vực Bắc trung bộ”, đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường, Trường đại học Bách Khoa – Viện Kinh tế và quản lý.
Đề tài trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về Bảo hiểm tiền gửi, phân tích thực
trạng hiệu quả hoạt động của BHTGVN Chi nhánh khu vực Bắc Trung Bộ, từ
3


đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Dựa trên cơ sở
lý luận và thực tiễn, đề tài đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của BHTGVN trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ
Ngồi ra có một số bài báo, tạp chí nghiên cứu về các vấn đề bảo hiểm
tiền gửi như: TS. Nguyễn Đức Kiên (2018, Tạp chí Bảo hiểm tiền gửi), Phó chủ

nhiệm ủy ban kinh tế quốc hội, “Nâng cao vai trò của của tổ chức bảo hiểm tiền
gửi trong q trình tái cơ cấu tín dụng”; Ths. Ngơ Quang Lương (2018, Tạp chí
Bảo hiểm tiền gửi), Phó Tổng Giám đốc bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, “Nâng cao
niềm tin của người gửi tiền với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam”; TS. Nguyễn
Đình Lưu (2018, Tạp chí Bảo hiểm tiền gửi), “Phát triển quỹ tín dụng nhân dân
trên cơ sở các tiêu chuẩn an tồn hệ thống) …
Các luận văn, bài báo, tạp chí trên đều có đề cập tới vấn đề bảo hiểm tiền
gửi nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu về xử lý các TCTD yếu kém
của bảo hiểm tiền gửi. Chính vì vậy, đây là khoảng trống để tác giả nghiên cứu
cho đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.
Để hồn thành được mục tiêu này thì luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu
các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề về bảo hiểm tiền gửi và tổ chức tín
dụng yếu kém, kinh nghiệm xử lý của Quốc tế.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
trong xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam trong xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Việt Nam trong thời gian tới.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xử lý của
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng yếu kém.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về không gian : Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

+ Về thời gian : Đề tài này được thực hiện với bộ dữ liệu thu thập được
trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2019
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm
rõ những vấn đề lý luận cơ bản của bảo hiểm tiền gửi, lịch sử hình thành bảo
hiểm tiền gửi cũng như vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc xử lý
các tổ chức tín dụng yếu kém từ lý luận đến thực tiễn trên cơ sở xem xét trong
các mối quan hệ và quy luật vận động.
5.2. Phương cụ thể
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp) kết
hợp với các phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp, hệ thống hóa thơng tin để
làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc xử lý các
tổ chức tín dụng yếu kém.
5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học.
Mục đích của thu thập dữ liệu nhằm làm cơ sở cho lý luận hay minh chứng cho
giả thuyết hoặc tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.
- Đối với hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, cũng như việc xử lý
các tổ chức tín dụng yếu kém tham gia bảo hiểm tiền gửi thì các dữ liệu cần thu
thập bao gồm:
5


+ Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam qua các năm từ
2016-2019;
+ Báo cáo về định hướng phát triền của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong
việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém;
+ Các thông tin cơ bản về kinh tế, xã hội có tác động đến tổ chức tín

dụng, bảo hiểm tiền gửi.
- Nguồn dữ liệu được thu thập tại:
+ Bảo hiểm tiên gửi Việt Nam
+ Các trang web điện tử
5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu
Các dữ liệu được thu thập sẽ được kiểm tra, nhập và xử lý trên Word,
Excel, đồng thời được trình bày thơng qua bảng biểu, đồ thị,... Các phương pháp
cơ bản để phân tích, xử lý số liệu gồm:
Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là việc thu thập, hệ thống hóa và sử dụng, xử lý
các số liệu thống kê trong một thời gian, phương pháp này nhằm đảm bảo độ tin
cậy, tính ổn định và lâu dài của số liệu thống kê và thơng qua các số tuyệt đối,
số bình quân, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.
Phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 1 nhằm thống kê về lý
thuyết những biện pháp tham gia xử lý TCTD yếu kém của BHTG; thống kê các
kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém tham gia bảo
hiểm tiền gửi tại Mỹ và Nhật Bản, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
Phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 2 để thống kê các hoạt
động chủ yếu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức tham
gia BHTG, nghiệp vụ giám sát các tổ chức tham gia BHTG, nghiệp vụ chi trả

6


bảo hiểm tiền gửi và theo dõi sau chi trả, nghiệp vụ cấp và thu hồi chứng nhận
BHTG, nghiệp vụ tính phí BHTG.
Ngồi ra cịn sử dụng nhằm thống kê các tổ chức tín dụng yếu kém, thống
kê về hoạt động thu phí bảo hiểm tiền gửi qua các năm, hoạt động kiểm tra các
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như các ngân hàng, các quỹ tín dụng nhân

dân; thống kê hoạt động tham gia Ban kiểm soát đặc biệt…
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu bao gồm hệ thống các công cụ
và biện pháp nhằm nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên
trong và bên ngồi, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các
chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu
có tính chất đặc thù liên quan đến việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém tham
gia bảo hiểm tiền gửi.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong chương 3 của luận văn. Trong
chương 3 sử dụng phương pháp phân tích các số liệu về các hoạt động chủ yếu
của bảo hiểm tiền gửi như: kiểm tra tổ chức tham gia BHTG, về hoạt động thu
phí, hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát, hoạt động hỗ trợ tài chính, hoạt
động tham gia kiểm sốt đặc biệt, hoạt động chi trả, thanh lý… qua việc phân
tích các hoạt động trên để đưa ra được những thành tựu đạt được và tìm ra được
những hạn chế cũng như nguyên nhân của Bảo hiểm tiền gửi trong quá trình xử
lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các hạn chế để đưa ra
một số giải pháp trong chương 4 nhằm nâng cao vai trò của của Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam trong q trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém như: Hồn
thiện khung pháp lý về vai trị và quyền hạn của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
trong quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; Tuyên truyền và phổ biến
chính sách bảo hiểm tiền gửi đến cơng chúng; Áp dụng thu phí bảo hiểm tiền
7


gửi theo mức độ rủi ro; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường năng
lực tài chính cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Trong quá trình

nghiên cứu đề tài này, phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 3 để so
sánh một số hoạt động của BHTG như sau: So sánh các số liệu hoạt động thu
phí, kết quả thu phí bảo hiểm từ năm 2016-2019, xem sự tăng giảm qua các năm
nhằm phục vụ cho việc phân tích đưa ra các kết luận; so sánh kết quả hoạt động
kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi …
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những nghiên cứu của đề tài góp phần hồn thiện những lý luận chung về
bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề tài đưa ra thực tiễn của vấn đề
nghiên cứu về thực trạng cơng tác xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém của Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam, qua đó đánh giá những mặt cịn hạn chế của cơng tác
này. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hoạt động xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém tại BHTG Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 03 chương :
Chương 1: Tổng quan về BHTG và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém của
BHTG.
Chương 2: Thực trạng xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động xử lý tổ chức tín dụng yếu kém
tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong thời gian tới.

8


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNG YẾU KÉM CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI

1.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm tiền gửi
1.1.1. Khái niệm BHTG

BHTG theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu đã đưa ra: “BHTG là
một cơ chế có giới hạn nhưng hình thức cung cấp sự bảo đảm mang tính pháp lý
cho các khoản gốc (và thường cả lãi) của các khoản tiền gửi”, hay “BHTG là
chính sách bảo đảm tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng lãi nhập gốc trên tài
khoản tiền gửi sẽ được thanh toán cho người gửi tiền khi ngân hàng nhận tiền
gửi bị phá sản hay mất khả năng thanh tốn”. 1
Theo cách hiểu khác thì: “BHTG là loại hình bảo hiểm theo đó bảo đảm
nghĩa vụ chi trả trong tương lai các khoản tiền gửi cho người gửi tiền tại các tổ
chức tham gia BHTG, khi các tổ chức này gặp rủi ro dẫn đến tình trạng khơng
có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bị buộc giải thể hoặc phá sản”.
Tổng hợp các ý kiến thì có thể hiểu: “Bảo hiểm tiền gửi là việc Nhà nước
đưa ra lời đảm bảo tới một giới hạn đối với tiền gửi nhất định nhằm bảo vệ tiền
gửi thông qua các quy định về bảo hiểm tiền gửi đối với người gửi tiền hay tiền
gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức nhận tiền gửi.Hay nói cách khác
“BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia
BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ trả tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ chức
tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và khơng có khả năng thanh tốn cho
người gửi tiền”.

1

Bài viết “Mơ hình BHTG trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế” TS. Lê Thị Thu Thuỷ trang 6,7 ( tạp chí luật
học số 12/2015-Trường đại học luật Hà Nội)

9


1.1.2. Đặc điểm của BHTG
Hoạt động của bảo hiểm tiền gửi có những đặc điểm chung ở tất cả các
nước trên thế giới, đặc điểm đó như sau:

Thứ nhất, hoạt động bảo hiểm tiền gửi là duy nhất.
Hầu hết tại các quốc gia chỉ bảo hiểm các khoản tiền gửi, không bảo hiểm
các khoản tiền đầu tư, các khoản tiền gửi của ban lãnh đạo, các cổ đông lớn của
tổ chức huy động tiền gửi, tiền gửi liên ngân hàng. Đối với các khoản trên thì
mức độ rủi ro cao, cịn với ban lãnh đạo và các cổ đơng lớn của các tổ chức huy
động tiền gửi là những người nắm vững và chịu trách nhiệm về tình hình tài
chính của tổ chức này, do vậy họ có thể bảo vệ quyền lợi của mình mà khơng
phải dựa vào bảo hiểm tiền gửi.
Thứ hai, đối tượng mua bảo hiểm là các tổ chức tín dụng như ngân hàng,
quỹ tín dụng nhân dân và người gửi tiền chính là người đc hưởng lợi từ hoạt
động BHTG này.
Thứ ba, việc đăng ký thủ tục mua bảo hiểm là dành cho các tổ chức tín
dụng chứ khơng phải người gửi tiền tại các tổ chức này. Các tổ chức tín dụng
tham gia hệ thống Bảo hiểm tiền gửi thì tất cả các khoản tiền gửi trong giới hạn
và phạm vi bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều tự động được
bảo hiểm.
Thứ tư, mục đích của hoạt động bảo hiểm tiền gửi là góp phần đảm bảo
tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia vì vậy Bảo hiểm tiền gửi là loại
dịch vụ (hàng hố) mang tính xã hội cao, người thụ hưởng dịch vụ là toàn xã
hội.
Bảo hiểm tiền gửi được coi là một loại hàng hóa cơng, dịch vụ cơng để
đảm bảo an tồn cho người gửi tiền và hệ thống ngân hàng tại mỗi quốc gia.
Tính chất cơng của Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

10


của người gửi tiền. Dịch vụ công này dành cho nhân dân, những người gửi tiền,
việc người này sử dụng không ảnh hưởng nhiều đến người khác sử dụng chúng.
Người gửi tiền có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm được hưởng lợi

trực tiếp khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Khi có rủi ro ngân hàng, tổ chức nhận
tiền gửi mất khả năng thanh tốn, bị đóng cửa, người gửi tiền sẽ được tổ chức
Bảo hiểm tiền gửi thanh tốn tiền bảo hiểm. Đây chính là số tiền mà tổ chức
Bảo hiểm tiền gửi cam kết với tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện
bảo hiểm.
Không chỉ người gửi tiền được hưởng lợi mà các tổ chức tín dụng tham
gia BHTG cũng được hưởng lợi. Khi khách hàng đắn đo việc gửi tiền vào ngân
hàng nào, thì họ cũng xem xét xem ngân hàng mình gửi tiền có tham gia BHTG
khơng, như một sự đảm bảo cho khoản tiền gửi. Khi tiền gửi được bảo hiểm,
khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn tổ chức nhận tiền gửi. Chính vì vậy, các
TCTD sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng và huy động được nhiều tiền gửi
hơn.
Thứ năm, giấy chứng nhận Bảo hiểm tiền gửi do tổ chức Bảo hiểm tiền
gửi cấp chính là bằng chứng của hoạt động Bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức tham
gia Bảo hiểm tiền gửi.
Thứ sáu, Bảo hiểm tiền gửi đều quy định phạm vi và giới hạn bảo hiểm
một cách áp đặt. Người gửi tiền không thể mua thêm bảo hiểm cho các khoản
tiền gửi của mình để được các tổ chức bảo hiểm chi trả nhiều hơn giới hạn bảo
hiểm. Các khoản tiền gửi ngoài giới hạn bảo hiểm sẽ không được các tổ chức
Bảo hiểm tiền gửi thanh toán mà được xử lý như các món nợ khác của tổ chức
tài chính bị phá sản. Giới hạn bảo hiểm này bao gồm cả tiền gửi gốc và lãi cộng
dồn từ ngày gửi tiền đến thời điểm tổ chức tham gia bảo hiểm bị phá sản. Tuy
nhiên các khoản tiền gửi có tính chất khác nhau có thể được bảo hiểm khác
nhau.
11


1.1.3. Vai trò của BHTG
Vai trò của BHTG xuất phát từ bản chất của hoạt động tài chính ln gắn
liền với yếu tố niềm tin, mang tính nhạy cảm, và có tính lan truyền, vì đây là sản

phẩm của nền kinh tế thị trường và chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường.
Bảo hiểm tiền gửi ra đời với một số vai trò sau đây:
Một là, vai trò đầu tiên và quan trọng chính là việc bảo vệ người gửi tiền
và nâng cao niềm tin của công chúng đối với các tổ chức tín dụng. Trong nền
kinh tế thị trường, đối với mỗi quốc gia thì Chính phủ phải bảo vệ người tiêu
dùng nói chung và người gửi tiền nói riêng, đảm bảo sự cân bằng giữa sự phát
triển và đảm bảo quyền lợi của người dân trong xã hội. Vì vậy, BHTG đã được
ra đời và phát triển như một cơng cụ hữu hiệu để Chính phủ các nước sử dụng
để bảo vệ người gửi tiền.
Hai là, củng cố và xây dựng niềm tin của người dân đối với hệ thống tài
chính - ngân hàng. Tổ chức BHTG ra đời nhằm thay mặt Chính phủ bảo vệ tiền
gửi của người dân, và khi xảy ra khủng hoảng, một số tổ chức tín dụng bị đổ vỡ
thì BHTG này thay mặt chính phủ để giải quyết và có trách nhiệm chi trả toàn
bộ hoặc một phần tiền gửi cho người gửi tiền.
Ngân hàng là trung gian tín dụng, là cầu nối giữa người có vốn và người
cần vốn. Trong q trình chu chuyển của nguồn vốn nếu khơng có yếu tố niềm
tin thì chu trình đó sẽ bị “tắc nghẽn” và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
kinh tế.
Một số hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi xây dựng và củng cố niềm tin
của người gửi tiền như:
- Minh bạch hóa thơng tin cho cơng chúng về các ngân hàng;
- Nhiệm vụ chính là kiểm tra, giám sát rủi ro đối với TCTD tham gia
BHTG;

12


- Hỗ trợ các phương án và giải quyết khi các tổ chức tham gia BHTG khi
gặp khó khăn về tài chính nhằm phục hồi hoạt động của tổ chức đó;
- Xử lý tổ chức tín dụng bị đổ vỡ;

- Đảm bảo và thúc đẩy hoạt động tài chính, ngân hàng phát triển lành
mạnh, an toàn;
- Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng;
- Giúp các tổ chức tín dụng hoạt động và phát triển an toàn, lành mạnh từ
khi cấp phép cho đến khi chấm dứt hoạt động…
BHTG cịn có vai trị quan trọng trong việc tạo sự phát triển lành mạnh
hoạt động ngân hàng bên cạnh vai trị chính là bảo vệ người gửi tiền. BHTG đã
tạo ra sự công bằng, tạo ra “sân chơi bình đẳng” cho tất cả các tổ chức tín dụng,
đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân hay tổ chức tài chính vi mơ. Bên cạnh đó,
yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Nếu khơng có
BHTG thì thơng thường người gửi tiền sẽ có cảm giác yên tâm hơn khi gửi tiền
vào các ngân hàng lớn.
Tuy nhiên, nếu có hoạt động của hệ thống BHTG thì họ cũng có thể lựa
chọn những tổ chức tín dụng có quy mơ nhỏ vì gửi tiền ở đâu thì tiền gửi của họ
cũng vẫn được an tồn. Điều đó thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển bình
đẳng, tránh được tình trạng thu hẹp cơ hội khách hàng đến với tổ chức tín dụng
quy mơ nhỏ hoặc loại hình khác nhau.
Bằng các nghiệp vụ giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng để tìm ra các
rủi ro trong quá trình hoạt động, từ đó có các biện pháp giải quyết, BHTG đã
góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Không
chỉ vậy, BHTG giúp các cơ quan chức năng hoặc tổ chức tín dụng bằng cách
đưa ra các cảnh bảo về tình hình hoạt động, của tổ chức tín dụng có vấn đề, đưa
ra những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm quản lý rủi ro, đảm bảo an tồn
trong q trình phát triển của mình.
13


Ngồi ra, BHTG cịn góp phần đảm bảo an tồn lành mạnh hoạt động
ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng gặp khó khăn thì BHTG sẽ dùng
biện pháp hỗ trợ tài chính và trong tình thế khơng thể cứu vãn được nữa thì

BHTG sẽ đứng ra chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Bảo hiểm tiền gửi góp
phần thúc đẩy q trình huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế và ổn định xã
hội.
1.1.4. Mục tiêu, đối tượng của chính sách Bảo hiểm tiền gửi
1.1.4.1. Mục tiêu
Mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận trong chính sách BHTG ở mỗi quốc
gia là khác nhau, nhưng mục tiêu nào thì cũng hướng tới một số nội dung cơ bản
như sau:
- Hạn chế rủi ro thấp nhất để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền bằng một cơ
chế bồi thường ở mức chấp nhận được.
- Phòng ngừa nguy cơ đổ vỡ, hiệu ứng dây chuyền đối với các hoạt động
tín dụng, tránh đổ vỡ hàng loạt, ảnh hưởng tới nền kinh tế.
- Không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn bảo vệ tổ chức Bảo hiểm tiền
gửi, góp phần làm minh bạch hóa thơng tin thị trường, đảm bảo chính trị và trật
tự an tồn xã hội, an ninh kinh tế.
Với mục tiêu cao cả như vậy, BHTG có vị trí và vai trị quan trọng trong
hệ thống chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đảm bảo an
ninh chính trị và xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khi có
một ngân hàng bị đổ vỡ sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của người gửi tiền vào hệ
thống ngân hàng. Đặc biệt khi có khủng hoảng ngân hàng, người gửi tiền sẽ đổ
xô cùng lúc để rút tiền gốc bỏ qua cả lãi. Và có thể sẽ ảnh hưởng đến chính trị
an ninh xã hội.
1.1.4.2. Đối tượng

14


Đối tượng của BHTG bao gồm: tổ chức bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền,
loại tiền gửi được bảo hiểm và các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi.
Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

“Là tổ chức được nhà nước cho phép nhận đóng góp tiền gửi từ phía tổ
chức tham gia và thực hiện trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền
được bảo hiểm tại tổ chức tham gia, khi tổ chức đó mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn và bị phá sản, phải chi trả tiền bảo hiểm”.2
Các loại hình tổ chức Bảo hiểm tiền gửi:
+ Phân loại theo quy mô chức năng gồm:
Loại hình đơn năng: Là những tổ chức chỉ thực hiện khá ít chức năng với
nội dung vận hành một số cơng cụ của chính sách Bảo hiểm tiền gửi (đơi khi chỉ
như một bộ phận quản lý tiền quỹ bảo hiểm).
Loại hình đa chức năng: Có chức năng thực hiện các hoạt động theo hầu
hết các nội dung và công cụ của chính sách Bảo hiểm tiền gửi.
+ Phân loại theo mục tiêu hoạt động:
Mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu hoạt động của BHTG có thể là lấy thu bù
chi sao có lợi nhuận để tồn tại và phát triển, mục tiêu vì lợi nhuận là các tổ chức
thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi.
Mục tiêu phi lợi nhuận: Các tổ chức hoạt động chính là bảo đảm an toàn
vốn cho người gửi tiền và tự bù đắp chi phí.
+ Phân loại theo loại hình doanh nghiệp:
Loại hình đa hình thức sở hữu: các tổ chức hoạt động được điều chỉnh
theo Luật Doanh nghiệp;
Hình thức tổ chức tài chính Nhà nước: các tổ chức chỉ thuộc sở hữu Nhà
nước, hoạt động theo sự điều chỉnh của pháp luật về lĩnh vực Bảo hiểm tiền gửi.
Tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi
2

Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI)

15



Các tổ chức tham gia BHTG gồm: ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân,
trung gian tài chính, cơng ty tài chính …các tổ chức này thực hiện một số hoạt
động ngân hàng được phép theo quy định của pháp luật. Với mỗi quốc gia thì có
mục tiêu và chính sách mà cơ chế tham gia được quy định cho phù hợp, có hai
hình thức là bắt buộc và tự nguyện khi tham gia BHTG.
Hình thức bắt buộc: hình thức này bắt buộc một số TCTD phải tham gia.
Bảo hiểm bắt buộc là hình thức bảo hiểm mà bên được bảo hiểm và bên bảo
hiểm có nghĩa vụ phải thực hiện đúng đắn các quy định khơng được tự ý thay
đổi.
Hình thức tự nguyện: TCTD được quyền lựa chọn có tham gia hay khơng.
Trong hai hình thức này đều có những ưu điểm và hạn chế nhưng hiện
nay các TCTD đều tự nguyện tham gia, cịn hình thức bảo hiểm bắt buộc có ít
hạn chế hơn.
Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm: “Là đối tượng có các loại
tiền gửi được bảo hiểm (chỉ nội tệ hay cả ngoại tệ) gửi tại tổ chức tham gia. Tuỳ
theo mục tiêu, chính sách của quốc gia mà đối tượng được bảo hiểm là cá nhân
hay tổ chức”3
Người gửi tiền không phải nộp phí bảo hiểm mà trách nhiệm này thuộc về
TCTD tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Khi có sự cố xảy ra, người gửi tiền tại các TCTD tham gia bảo hiểm tiền
gửi sẽ được nhận tiền bảo hiểm theo một hạn mức chi trả nhất định hoặc nhận
toàn bộ số tiền được bảo hiểm mà họ đã gửi các TCTD khi các tổ chức đó bị đổ
vỡ. Tùy thuộc mỗi quốc gia mà số tiền bảo hiểm được quy định cụ thể theo
chính sách BHTG.

3

Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI)

16



×