Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

dạy học truyền thuyết và cổ tích theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 6: phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.72 MB, 72 trang )

Chương 3

BÀI SOẠN DẠY HỌC TRUYỀN THUYẾT VÀ CỎ TÍCH






CHO HỌC SINH LỚP 6
THEO ĐẶC TRƯNG THẺ LOẠI
3.1. Giáo án truyền thuyết “Con R ồng cháu Tiền ”
(Văn bản mẫu. Thời gian: 2 tiết)

Mục đích, yêu cầu
Giúp HS :
- Nắm chắc các đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua phân tích văn
bản mẫu Con Rồng cháu Tiên, loại truyện dân gian truyền miệng kể về các
nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử quá khứ; là lịch sử được nhào nặn,
được tưởng tượng, kì ảo hố; thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối
với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những hình tượng, chi tiết tưởng
tượng, ki ảo - yếu tố hình thức nghệ thuật nổi bật của truyền thuyết.
- Hiểu ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên: Khẳng định cộng
đồng người Việt Nam cùng một giống nịi, có nguồn gốc cao quý, rất đáng tự
hào. Hiểu cách nhìn nhận, đánh giá và thái độ của nhân dân: suy tôn dân tộc
tơn kinh tổ tiên, có ý nguyện thống nhất cộng đồng. Từ đó, giáo dục cho HS ý
thức đồn kết dân tộc, thêm tự hào về dân tộc.
- Kể diễn cảm câu chuyện.

Đồ dùng dạy - học


- Tranh minh hoạ truyện trong SGK, tranh ảnh về đền Hùng thêm một
số bức tranh đẹp minh hoạ các đoạn truyện (nếu có).
- Bảng phụ ghi 3 đặc trưng của thể loại truyền thuyết.
117


- 6 băng giấy, mỗi băng ghi tóm tắt 1 tình tiết của truyện Con Rồng
cháu Tiên.
- 3 tờ giấy khổ to viết các câu hỏi tìm hiểu truyện Con Rồng cháu Tiên
theo đặc trưng thể loại. (Những câu hỏi này khơng có trong SGK. GV có thể
viết bảng từng cụm câu hỏi để HS trả lời, không chuẩn bị ĐDDH này).
Tờ 1 :

Con Rồng cháu Tiên kể về:
1) Những nhân vật lịch sử nào?
2) Sự kiện lịch sử nào?
3) Những nhân vật và sự kiện đó thuộc thời đại nào?

Tờ 2 :

1) Tổ tiên của người Việt Nam được miêu tả có gì khác thường?
2) Mẹ Âu Cơ sinh con như thế nào? Chi tiết đó có gì khác
thường?
3) Em có ấn tượng sâu sắc về hình tượng hoặc chi tiết nào trong
truyện? Hãy nêu ấn tượng đó.

Tờ 3 :

1) Người Việt Nam tưởng tượng tổ tiên mình là thần tiên để
làm gì?

2) Người Việt Nam tưởng tượng mình sinh ra từ cùng một bọc
trứng của mẹ Âu Cơ để làm gì?

Các hoat đơng day - hoc
1. Khởi động (tạo tâm thế cảm thụ TP theo đặc trưng thể loại)
- GV có thể giới thiệu tranh, ảnh đền Hùng (hoặc một vài hình ảnh trong
băng hình về đền Hùng, lễ hội đền Hùng), hỏi: Các em biết gì về ngơi đền này?
- HS trả lời. (Ví dụ: Đây là đền Hùng ở Phú Thọ. / Đền Hùng thờ các
vua Hùng là tổ tiên của người Việt Nam. / Nghe nói các vua Hùng sống cách
đây 4000 năm. / Có vị làm vua gần 200 năm. / Em không nghĩ là các vua Hùng
có thật,...).
- GV: Hơm nay, chủng ta sẽ học một câu chuyện liên quan đến ngôi đền
này. Đó là truyện “Con Rồng cháu Tiên” . Tên câu chuyện rát quen thuộc với
118


các em vì đó là một truyện dân gian các em đã được học ở tiểu học. Nhưng lên
lớp 6, các em sẽ sẽ tìm hiểu truyện sâu hơn. “Con Rồng cháu Tiên” là một
truyện thuộc thê loại truyền thuyết. Bài học này sẽ giúp các em hiểu thế nào là
truyền thuyết, muốn hiểu một truyền thuyết, chúng ta cần có cách đọc thế nào.
2.

Hướng dẫn HS đọc truyện (nắm cốt truyện, tái hiện thế giới hình

tượng của tác phẩm)
- GV chia truyện thành 6 đoạn. HS đánh dấu các đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “...hiện lên”.
+ Đoạn 2: Từ “Bấy giờ...” đến “...Long Trang”.
+ Đoạn 3: Từ “ít lâu sau...” đến “...như thần”.
+ Đoạn 4: Từ “Thế rồi...” đến “...thiếp nuôi các con ?”

+ Đoạn 5: Từ “Lạc Long Quân nói...” đến “...chia tay nhau lên đường”.
+ Đoạn 6: Còn lại.
- GV đọc mẫu đoạn 1; mời 5 HS lần lượt đọc 5 đoạn tiếp theo. GV sửa
lỗi đọc cho HS, có thể mời em khác đọc lại khi bạn đọc chưa đạt; khen ngợi
những HS đọc tốt.
Gợi ý cách đọc (với GV):
+ Đoạn 1, 2, 3: đọc với giọng kể khoan thai, cảm hứng ca ngợi sức
khoẻ, tài năng, đức độ của Lạc Long Quân, vẻ đẹp của Âu Cơ, sự sinh nở kì lạ
của Âu Cơ.
+ Đoạn 4, 5: giọng trầm, buồn; đọc phân biệt lời nhân vật (lời trách của
Âu Cơ, lời giải thích ơn tồn của Lạc Long Quân).
+ Đoạn 6: giọng kể khoan thai, thể hiện niềm tự hào về các triều đại
vua Hùng về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc.
- HS quan sát tranh minh hoạ đoạn 5 trong SGK (Lạc Long Quân và Âu
Cơ chia con: nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển); GV giới thiệu
thêm những bức tranh đẹp minh họa các đoạn truyện khác (nếu có).
- HS đọc thầm những từ ngữ được chú giải trong SGK; nghe GV (hoặc
nghe bạn) giải nghĩa thêm những tò ngữ các em chưa hiểu.

119


3. Hướng dẫn HS tìm hiểu định nghĩa truyền thuyết (rút ra 3 đặc trưng
thể loại)
- HS đọc thầm định nghĩa truyền thuyết trong SGK trao đổi với bạn bên
cạnh để rút ra những ý chính.
- HS nêu những ý chính của định nghĩa.
- GV mở bảng phụ đã viết 3 đặc điểm của truyền thuyết, diễn giải, làm
rõ thêm định nghĩa truyền thuyết:
1) Là truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật, sự kiện có liên

quan đến lịch sử thời quá khứ. (GV: Truyền thuyết là một loại truyện, có cốt
truyện, nhân vật,... Truyền thuyết có tính lịch sử vì mỗi truyện đểu có cơ sở lịch
sử, có cốt lõi sự thật lịch sử, có mối liên hệ với lịch sử sâu đậm hom so với các
thể loại VHDG khác).
2) Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo (GV: “Tưởng tượng, kì ảo”: những gì
khơng có thực, do trí tưởng tượng cùa con người tạo ra. Đây là yếu tố hình
thức nghệ thuật noi bật của truyền thuyết. Truyền thuyết kể nhũng chuyện liên
quan đến lịch sử nhưng đó là lịch sử được nhào nặn lại).
3) Thể hiện thái độ, cách đánh giá của người xưa với các nhân vật và sự
kiện lịch sử. (GV: nội dung truyền thuyết có thể vơ lí nhưng nó thế hiện ý nghía
rất sâu sà).
4. Vận dụng kiến thức về thể loại truyền thuyết, phân tích truyện Con
Rong cháu Tiên
GV: Sách Ngữ văn 6 giới thiệu với các em 5 ữuyền thuyết nơi tiếng cùa
Việt Nam. Đó là: Con Rong cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng;
Sơn Tinh, Thuy Tinh; Sự tích Ho Gươm. Các em sẽ đoi chiếu 3 đặc điêm của
truyền thuyết với truyện Con Rồng cháu Tiên và cho biết Con Rồng cháu Tiên
phàn ánh các đặc điêm đó như thế nào.
4.1. (Tính tự sự - lịch sử) cốt truyện và nhân vật, sự kiện
- GV: Là ữnyện, truyền thuyết có cốt truyện. Chúng ta sẽ tim hiêu cốt
truyện của Con Rồng cháu Tiên và nhừrĩg nhân vật, sự kiện đirợc kê trong
ữuyện.
120


- Tóm tắt 6 đoạn thành cốt truyện
+ HS tóm tắt nội dung mỗi đoạn đã đọc bằng 1 câu. GV chia việc cho
từng nhóm để mỗi HS trong nhóm chỉ tóm tắt 1 đoạn.
+ HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn, viết ra giấy, sau đó đọc kết
quả trước lớp. Sau khi cả lớp thống nhất ý kiến về mỗi đoạn, GV gắn lên bảng

1 băng giấy ghi nội dung tóm tắt của đoạn.
+ 1 HS đọc lại cốt truyện viết trên bảng:
1) Lạc Long Quân là Thần Rồng, sức khoẻ vơ địch, có nhiều tài lạ.
2) Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ là Tiên, xinh đẹp tuyệt trần.
3) Âu Cơ có mang, sinh một bọc trăm trứng, nở trăm người con.
4) Lạc Long Quân thường về biển, Âu Cơ phải nuôi con một mình.
5) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: nửa lên núi, nửa xuống biển.
6) Các thế hệ vua Hùng và niềm tự hào về tổ tiên của người Việt Nam.
- Tìm hiểu nhân vật, sự kiện trong truyện
+ GV: Các em đã nắm được cốt truyện cùa truyền thuyết Con Rồng
cháu Tiên. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu: Con Rồng cháu Tiên kể về nhwig
nhân vật và sự kiện ì Ịch sừ nào? Những nhân vật, sự kiện ấy thuộc thời đại lịch
sử nào? (GV gắn 3 câu hỏi lên bảng).
+ HS suy nghĩ, phát biểu (mỗi em trả lời đồng thời 3 câu hỏi). GV nhận
xét chốt lại (Con Rồng cháu Tiên kể về Lạc Long Quân, Âu Cơ và các con của
họ - tổ tiên cua người ỉ ’iệt. Sự kiện trong truyện là sự ra đời cua người Việt.
Nhân vật và sự kiện trong truyện gắn với thời đại dựng nước, mờ đầu lịch sừ
Việt Nam).
4.2. Tính kì ảo cua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
- GV: Cách kê, cách miêu tà các nhân vật và sự kiện lịch sử trong
truyện có gì khác thirờìig? (GV gắn lên bảng các câu hỏi chi tiết: 1) Tơ tiên cùa
người Việt Nam đirợc miêu ta có gì khác thường? 2) Mẹ Âu Cơ sinh con như
thế nào? Chi tiết đó có gì khác thường?).
121


- HS trao đổi nhóm. Đại diện các nhóm tiếp nối nhau phát biểu.
+ v ề nhân vật: Lạc Long Qn là Thần Rồng sức khoẻ vơ địch, có
nhiều phép lạ, có nhiều cơng tích với dân (giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân
biết cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở). Âu Cơ là Tiên, thuộc dịng họ Thần

Nơng, xinh đẹp tuyệt trần. /. Hai vị thần tiên này là những người khác thường,
khơng có thật. Họ được trí tưởng tượng của nhân dân sáng tạo ra.
+ v ề sự ra đời của người Việt Nam: Sự ra đời rất đặc biệt: mẹ Âu Cơ
sinh ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào,
đẹp đẽ, không cần bú mớm mà lớn như thổi, khơi ngơ, khoẻ mạnh như thần. /.
Đó là những chi tiết hư cấu, hoang đường, khơng có thật.
- GV: Em có ấn tượng sâu sắc về hình tượng hoặc chi tiết nào trong
ữuyện ? Hãy nêu ấn tượng đó.
- HS thể hiện sự cảm thụ riêng đối với các hình tượng và chi tiết nghệ
thuật. (VD: hình tượng ki vĩ của Lạc Long Qn; hình tượng đơi trai tài, gái
sắc gặp nhau và kết duyên ở vùng đất đầy hoa thơm cỏ lạ; hình tượng một trăm
người con hồng hào, đẹp đẽ nở ra từ một trăm quả trứng, không cần bú mớm
mà tự lớn như thổi,...).
- GV khen ngợi những ý kiến hay, bình luận thêm về ý nghĩa của các
chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện :
+ Tơ đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hố, linh thiêng hố nguồn gốc giống nịi, dân tộc.
+ Làm tăng tính hấp dẫn của tác phẩm.
4.3. (Tính biểu trưng) ý nghĩa của truyền thuyết
- GV: Người Việt Nam tường tượng tô tiên mình ỉ à thần tiên, mình
sinh ra từ cùng một bọc trứng cùa Mẹ Ấu Cơ để làm gì ? (GV gan các câu hỏi
lên bảng).
- HS trao đổi; tiếp nối nhau nói suy nghĩ của mình (VD: - Nguời Việt
Nam tưởng tượng tổ tiên mình là thần tiên để thể hiện sự tơn kính, tự hao về tổ
122


tiên, dân tộc. / Để đề cao nguồn gốc dân tộc. / Đe khẳng định dân tộc mình có
nguồn gốc cao quý, đáng tự hào. / - Người Việt Nam tưởng tượng mình được
sinh ra từ một bọc trăm trứng để khẳng định ý thức thống nhất. / Để khẳng định

mọi người sống trên đất Việt Nam đều cùng một gốc, phải đồn kết, thương
u nhau).
- GV tổng kết, bình luận. (VD: Là một câu chuyện tưởng tượng, hư
cấu với những hình tượng nhân vật đẹp đẽ, lớn lao, những chi tiết, sự kiện kì
lạ, khác thường, truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên’’ đã phản ánh thái độ
suy tôn tổ tiên, tôn vinh dân tộc và ý nguyện thống nhất cộng đồng của người
Việt cổ xưa.
Ỷ nghĩa sâu xa của câu chuyện mà mọi người Việt Nam từ bao đời nay
đều cảm nhận được đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp sức
mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam, là nguyên nhân làm cho truyền thuyết
CRCT sống mãi với thời gian, được người Việt Nam ở mọi thời đại yêu thích...).
4.4.

HS đọc Ghi nhớ trong SGK (khắc sâu kiến thức cơ bản): GV mời 1

HS khá, giỏi đọc và giải thích nội dung Ghi nhớ. GV nhấn mạnh, tô đậm.
5. HS trao đổi, thảo luận thêm (tự bộc lộ)
- HS trao đổi thêm để hiểu sâu hơn truyện Con Rồng cháu Tiên và thể
loại truyền thuyết. GV gợi ý: HS có thể bày tỏ cảm xúc với câu chuyện ; nói về
điều mà tác giả dân gian muốn gửi gắm ; kể tên truyện của một dân tộc khác ở
Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự Con Rồng cháu Tiên, nêu
thắc mắc, đặt câu hỏi cho cả lớp cùng trao đổi.
- HS có thể bày tỏ cảm nghĩ. VD: Qua truyền thuyết Con Rồng cháu
Tiên em hiểu tinh thần đoàn kết cộng đồng là truyền thống của người Việt
Nam. / Câu chuyện làm em thêm tự hào về dân tộc. / Người Việt cổ xưa đã tin
vào tính xác thực của sự tích về tổ tiên và tự hào về nịi giống Tiên, Rồng rất
cao quý. / Mặc dù tổ tiên của người Việt Nam không phải là các vị thần như
tưởng tượng của các tác giả dân gian nhưng sự suy tơn tổ tiên là tình cảm rất
đáng trân trọng. /... ; HS có thể kể tên những truyện cổ cũng giải thích nguồn
123



gốc của người Việt Nam như Chuyện quả bầu (dân tộc Khơ-mú) các em đã
được học từ lớp 2, Chuyên quả trứng (dân tộc Mường)...
Trong trường hợp có HS thắc mắc về chi tiết nào đó khơng hợp lí trong
truyện, GV cần giải thích đó chính là đặc trưng của truyền thuyết: để gửi gắm
điều muốn nói, tác giả dân gian đã hư cấu, tưởng tượng ra một câu chuyện có
thể rất vơ lí. Vì vậy, đọc truyện với tư duy thơ thiển, duy lí thì khơng cảm thụ
được vẻ đẹp của những truyền thuyết dân gian.
6.Thi kể diễn cảm một vài đoạn chuyện tiêu biểu
- HS tiếp nối nhau thi kể diễn cảm một vài đoạn chuyện tiêu biểu (do
HS tự chọn hoặc GV gợi ý). GV nhắc các em kể tự nhiên, bằng lời của mình,
giọng kể và ngữ điệu phù hợp với mỗi đoạn (như đã gợi ý).
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS kể chuyện hay nhất.
* Củng cố, dặn dò
GV nhắc HS:
- Ghi nhớ kiến thức vừa học về thể loại truyền thuyết.
- v ề nhà tự học truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, đối chiếu với 3
đặc điểm của truyền thuyết để thấy Bánh chưng, bánh giầy đã phản ánh những
đặc điểm đó như thế nào. Chú ý tìm đúng chi tiết nghệ thuật hoang đường,
phản ánh sự khác thường của nhân vật và sự kiện trong truyện.
- Làm các bài tập 1, 2, 3 - Bài 1, Sách bài tập Ngữ văn 6, tập một.
- Chuẩn bị bài Thánh Gióng - văn bản truyền thuyết giúp các em thực
hành, củng cố kiến thức vừa học về thể loại truyền thuyết.

Phân tích giáo án
1)

Xét về quan hệ giữa GV với HS, giáo án này áp dụng pp tổ chức hoạt


động. Vai trị nhà tổ chức của GV được thực hiện thơng qua các hoạt động:
Giao nhiệm vụ cho HS (ví dụ: yêu cầu HS đọc hoặc thảo luận); Làm mẫu cho
hoạt động của HS (ví dụ: đọc mẫu một đoạn); Theo dõi HS hoạt động, Tổ chức
cho HS báo cáo kết quả; Nêu vấn đề và tổng kết khi cần thiết (ví dụ: giới thiệu
bài, nêu vấn đề thảo luận, tổng kết thảo luận),...
So với cách dạy học truyền thống, giờ học khơng phải là giị giăng văn
124


của GV, cũng không phải chỉ diễn ra hoạt động hỏi - đáp giữa GV với một vài
HS trong lóp. Cụ thể: Phần khởi động kích thích suy nghĩ của tất cả HS. Phần
đọc truyện, kể chuyện cũng tạo điều kiện cho nhiều HS được đọc thành tiếng,
được kể, được thể hiện mình trước lớp. Trong phần phân tích văn bản, nhờ
hình thức hoạt động nhóm, hầu hết HS được trực tiếp phát biểu và bảo vệ ý
kiến của mình. Phần trao đổi, thảo luận thêm không chỉ giúp HS củng cố
những điều đã học mà còn tạo điều kiện để các em mở rộng vấn đề, phát huy
tính cá thể, tính độc lập trong suy nghĩ về TPVH và cuộc sống,...
2)

Xét về quan hệ giữa GV - HS với đối tượng học tập (khái niệm “truyền

thuyết” và “truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên”), giáo án áp dụng pp dạy đọc hiểu theo quan điểm thi pháp học. Điều này được thể hiện ở QTDH và cách khai
thác vấn đề bám sát 3 đặc trưng thể loại.
QTDH là sự tổng hồ các pp, BP, hình thức tổ chức dạy học cụ thể, nhằm
hiện thực hoá tư tưởng dạy học theo thi pháp thể loại, ý tưởng dạy học theo thi
pháp thể loại cũng như các pp tổ chức hoạt động học tập sẽ được hiện thực hố
nếu có một QTDH hợp lý, là cơ sở cho sự sáng tạo đúng hướng của GV.
3.2. Giáo án truyền thuyết “Thánh G ióng”
(Văn bản thực hành. Thời gian: 1,5 đến 2 tiết)
Sau khi học truyền thuyết Con Rong cháu Tiên, đã có kiến thức về thi

pháp thể loại truyền thuyết, HS sẽ vận dụng kiến thức đã học để thực hành
phân tích các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thuỳ Tinh; Sự tích Hồ Gươm.
Thánh Gióng là bài thực hành thứ nhất, sau văn bản mẫu. Đây là truyện
dân gian tiêu biểu thể hiện rất độc đáo chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi
xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam. Truyện có nhiều chi tiết hay và đẹp, thể
hiện tài năng sáng tạo của nhân dân. Truyện phản ánh ý thức và sức mạnh đánh
giặc có từ rất sớm của người Việt cổ, có tác dụng vơ cùng quan trọng trong
việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam lòng yêu nước và truyền thống anh hùng
dân tộc. Chúng tôi dành thời gian từ 1,5 đến 2 tiết cho truyền thuyết này. Hai
bài tiếp theo (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm) có thể học mỗi bài trong
thời gian 1 tiết hoặc hơn 1 tiết tuỳ sự bố trí của GV (chỉ cần đảm bảo quỹ thời
gian 7 tiết cho cụm truyền thuyết).


Dưới đây là những đặc điểm thể hiện tính thực hành của kịch bản tổ
chức hoạt động dạy học truyền thuyết Thánh Gióng.
1) Trong giờ dạy văn bản thực hành, vai trò “trung tâm” của HS được
thể hiện rõ hơn: HS tự phân tích TP theo đặc trưng thể loại. Đe HS tự tin và
thành công, các em được giao nhiệm vụ đọc trước ở nhà bài học Thánh Gióng
trong SGK, chuẩn bị một số câu hỏi, bài tập. Trên lớp, các em sẽ trao đổi, thảo
luận nhóm theo những câu hỏi, bài tập đã chuẩn bị. Đại diện nhóm thuyết trình
trước lớp những gì mình và các bạn khám phá, cảm nhận. GV và các bạn có thể
đặt ra những câu hỏi để HS cùng trao đổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về câu
chuyện,... GV tổng kết, khắc sâu ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng và đặc
trưng của thể loại truyền thuyết được phản ánh qua TP nổi tiếng này.
2) Để làm sống lại phần nào không khí truyền thuyết, giờ học dành thời
gian đáng kể để tổ chức cho HS lựa chọn kể lại sáng tạo một đoạn của câu
chuyện theo 1 trong 3 bài tập sau:
a) Kể một đoạn của câu chuyện theo lời của sứ giả, của mẹ Gióng hoặc
một người hàng xóm (độc thoại).

b) Kể lại diễn cảm bằng lời của mình (kết hợp cử chỉ, động tác) đoạn
truyện sau: “Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp noi rao tìm
người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: Mẹ ra
mời sứ giá vào đáy. Sứ giả vào, đứa bé bảo: Ông về tâu với vua sắm cho ta một
con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho
thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.”
c) Hợp tác cùng các bạn kể (hoặc diễn lại) đoạn truyện (ở bài tập 2) theo
cách phân vai (bài tập cho HS khá, giỏi).
Với bài tập a, GV lưu ý HS cần thay đổi ngôi kể (xưng tôi, ta), nhập vai,
thâm nhập vào tâm hồn nhân vật để sự nhập vai trở nên nhuân nhuyễn Với bài
tập b, HS một mình kể chuyện, các em kể bằng lời của mình (kết hợp cư chỉ,
126


động tác), có thể sáng tạo thêm lời cho nhân vật để làm rõ hơn tâm trạng của
nhân vật. Với bài tập c, để giúp HS khá, giỏi thực hiện thành cơng bài tập ở
mức độ khó hơn này, GV cần giao trước nhiệm vụ và hướng dẫn cho một
nhóm 5 HS hợp tác viết lời dẫn (cho người dẫn chuyện), lời thoại cho 4 nhân
vật (vua, sứ giả, Gióng, mẹ Gióng), sau đó vào vai, tập kể hoặc diễn theo vai. ở
tiểu học, qua 3 bài Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại, HS lớp 5 đã được
luyện viết tiếp đoạn đối thoại dựa trên những gợi ý cho sẵn (về cảnh trí, nhân
vật, thời gian và một số lời thoại). Do đó, lên lớp 6, các em có thể hồn thành
bài tập trên để làm hiện lên khơng khí thiêng liêng ở thời điểm cậu bé lên ba
cất tiếng nói đầu tiên là địi đi đánh giặc.
HS cũng có thể chọn kể một đoạn khác của câu chuyện. Ví dụ, HS nam
có thể thích kể độc thoại, độc diễn sáng tạo đoạn: “Giặc đã đến chân núi
Trâu... rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trờ i” để làm hiện lên hình ảnh oai
phong của người anh hùng một mình một ngựa, tung hồnh giữa chiến trận.
Như vậy, giờ học dành nhiều thời gian cho hoạt động kể và diễn nhưng

vẫn đảm bảo những yêu cầu của giờ dạy đọc - hiểu văn bản.
Dưới đây là bảng tóm tắt kịch bản tổ chức hoạt động của HS trong giờ
dạy bài thực hành Thánh Gióng:
Quy trình dạy học

Hoạt động của GV và HS

Chuẩn bị ở nhà

- HS đọc trước bài học Thánh Gióng trong SGK; chuẩn
bị bài tập GV giao về nhà.

* Kiểm tra bài cũ

- GV kiểm tra 1, 2 HS nói lại 3 đặc trưng của thê loại
truyền thuyết thể hiện qua Con Rồng cháu Tiên. Các bạn
khác đặt câu hỏi đối thoại với HS được kiểm tra.

1. Khởi động (liên kết bài - GV giới thiệu truyền thuyết Thánh Gióng kết hợp với
tranh, ảnh minh hoạ sưu tầm (liên kết bài học cũ với bài
học mới với bài trước)
học mới, gợi cho HS hứng thú cảm thụ TP theo hình
thức tổ chức dạy học mới).
2. HS đọc truyện (tái - GV đọc mẫu 1, 2 đoạn truyện Thánh Gỉ óng.
hiện thế giới hình tượng - HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng các đoạn truyện.
127


TP)
3. HS trao đổi, thảo luận

nhóm, vận dụng kiến
thức thế loại, phân tích
TP

- GV gắn bảng phụ viết 3 câu hỏi khai thác truyện Thánh
Gióng (đã giao cho HS); kiểm tra việc chuân bị bài ở
nhà cùaHS.
- HS chia nhóm, trao đổi, thảo luận, trà lời các câu hỏi,
trình bày những phát hiện và cảm nhận cùa bàn thân

4. HS thuyết trình trước - Đại diện 2, 3 nhóm thuyết trình kết quà làm việc. GV
lớp kết quả làm việc và HS nêu thắc mắc, tranh luận, làm vấn đề sáng tỏ
thêm.
nhóm
- GV tổng kết.
5. HS kể chuyện sáng
tạo (kể theo lịi nhân
vật; kể bằng lời của
mình; kể / diễn theo vai)

- HS luyện tập kể chuyện sáng tạo
+ GV gắn tiếp bảng phụ viết nội dung bài tập 4 (bài tập
kể chuyện sáng tạo đã giao cho HS); kiểm tra việc chuẩn
bị bài ở nhà của HS.
+ HS tập kể bằng lời của mình. Những HS khá, giỏi hợp
tác cùng bạn kể hoặc diễn theo cách phân vai.
- HS thi kể chuyện sáng tạo
+ HS thi kể chuyện trước lớp: Kể theo lời nhân vật / Kề
bằng lời của mình. / Kể hoặc diễn theo cách phân vai.
+ Cả lớp và GV bình chọn HS kể hay nhất.


Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học; khen ngợi HS, giao việc về nhà.

Giáo án
Mục đích, yêu cầu
Giúp HS:
- Luyện tập khắc sâu ba đặc trưng thể loại truyền thuyết được phàn ánh
qua truyện Thánh Gióng.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của các hình tượng, chi tiết tường tượng,
hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng - yếu tố nổi bật về hình thức
nghệ thuật của thể loại truyền thuyết.
- Hiểu ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng (ý thức và sức mạnh đánh
giặc có từ rất sớm của nhân dân ta). Hiểu cách nhìn nhận, đánh gia cùa nhân
dân (Ca ngợi, suy tôn công trạng của vị anh hùng Thánh Gióng; thê hiện quan
128


niệm và ước mơ ngay từ buổi đầu dựng nước về người anh hùng cứu nước,
chống giặc ngoại xâm). Truyện giáo dục cho HS lòng yêu nước và tự hào về
truyền thống anh hùng của dân tộc.
- Biết kể sáng tạo câu chuyện bằng lời của mình hoặc hợp tác cùng bạn
ke / diên một đoạn chuyện theo cách phân vai.
Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK, tranh ảnh về đền thờ ơng Gióng,
một số tranh ảnh khác minh hoạ truyện Thánh Gióng.
- Bảng phụ viết các câu hỏi, bài tập GV giao về nhà cho HS.
Bảng 1 (câu hỏi khai thác truyện):

1) Truyền thuyết Thánh Gióng kể về ai, về sự kiện lịch sử nào? Nhân
vật và sự kiện lịch sử đó thuộc thời đại nào?
2) Nhân vật và sự kiện trong truyện có gì khác thường? Em có ấn tượng
sâu sắc về hình tượng hoặc chi tiết nào trong truyện? Hãy nêu ấn tượng đó.
3) Người xưa tưởng tượng hình tượng nhân vật Thánh Gióng để nói lên
điều gì? Chú ý các chi tiết: a) Câu nói đầu tiên của chú bé lên ba là địi đi đánh
giặc. ; b) Bà con làng xóm góp gạo ni Gióng, cậu bé lớn nhanh như thổi. ; c)
Cậu bé Gióng vươn vai một cái, biến thành một tráng sĩ oaiphong.
Bảng 2 (bài tập kể chuyện sáng tạo):
1) Kể một đoạn của câu chuyện theo lời của sứ giả, của mẹ Gióng hoặc
một người hàng xóm (độc thoại).
2) Kể lại đoạn sau: “Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi
khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước... Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm
làm gấp những vật chú bé dặn.” theo 1 trong 2 cách:
a) Kể lại bằng lời của em.
b) Dựa vào đoạn truyện, viết lời người dẫn chuyện, lờithoại

của các

nhân vật cùng bạn vào vai, kể chuyện theo cách phân vai.
* Có thể độc thoại, độc diễn kể sáng tạo đoạn văn.“Giặc đãđến chân
núi Trâu... rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.


Các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 1 (hoặc 2) HS nói lại 3 đặc trưng của thể loại truyền
thuyết thể hiện qua truyện Con Rồng cháu Tiên.
+ Truyền thuyết là truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật, sự
kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ nên có cốt lõi sự thật lịch sử, có mối

liên hệ với lịch sử. Con Rồng cháu Tiên kể về tổ tiên của người Việt, sự ra đời
đặc biệt của người Việt. Nhân vật và sự kiện trong truyện gắn với thời đại dựng
nước, mở đầu lịch sử Việt Nam.
+ Truyền thuyết có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; kể những chuyện liên
quan đến lịch sử nhưng là lịch sử được nhào nặn lại. Nhân vật Lạc Long Quân
và Âu Cơ trong truyện là hai vị thần, những người khác thường, được trí tưởng
tượng của nhân dân sáng tạo ra. Sự ra đời đặc biệt của người Việt trong truyện
cũng là những chi tiết hư cấu, hoang đường, khơng có thật.
+ Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của người xưa với các
nhân vật và sự kiện lịch sử. Nội dung truyện Con Rồng cháu Tiên vơ lí nhưng
thể hiện ý nghĩa rất sâu sa: sự tơn kính tổ tiên, đề cao nguồn gốc cao quý,
khẳng định ý thức thống nhất, đoàn kết dân tộc của người Việt Nam).
- HS trong lớp có thể đặt câu hỏi cho HS được kiểm tra (về chi tiết, ý
nghĩa của câu chuyện, ấn tượng với câu chuyện,...) để khắc sâu hiểu biết về câu
chuyện và kiến thức thê loại.
- GV nhận xét, đánh giá.
1.

Khởi động (liên kêt bài học cũ với bài học mới, gợi hứng thú cảm thụ

TP theo hình thức tổ chức dạy học mới)
- GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện trong SGK, tranh, ảnh đền thờ
ơng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), lễ hội làng Gióng...; khai thác hiểu biết
của HS về Thánh Gióng, lễ hội làng Gióng, đền thờ ơng Gióng. (Ví du: Đền
thờ ơng Gióng ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. / Đó là ngơi đền thờ vị anh hùng
Thánh Gióng có cơng đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi đất nước. /
Thánh Gióng xuất hiện vào thời đại xa xưa - thời các vua Hùng mờ nước)
130



- GV: Trong giờ học trước, các em đã tìm hiểu truyền thuyết “Con
Rông cháu Tiên ”, đã biết cách giải thích của người xưa về nguồn gốc cao quý
của dân tộc Việt, biết đặc trưng nghệ thuật của thể loại truyền thuyết. Tiết học
hôm nay, dựa trên những hiểu biết đã có, các em sẽ tìm hiểu truyền thuyết
“Thánh Gióng” - một truyền thuyết rất nối tiếng của dân tộc Việt Nam gắn với
chủ đề đánh giặc cứu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam. Câu chuyện
dân gian này có tác dụng vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu
nước và truyền thống anh hùng dân tộc cho bao thế hệ người Việt Nam.
Giờ học này được tổ chức theo một cách mới, các em sẽ được thế hiện
mình nhiều hơn. Thầy (cơ) hy vọng mỗi em sẽ đạt được thành công.
2. HS đọc truyện (nắm cốt truyện, tái hiện thế giói hình tượng TP)
- GV chia đoạn truyện thành 5 đoạn đọc. HS đánh dấu các đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “...nằm đấy”.
+ Đoạn 2: Từ “Bấy giờ...” đến “...chú bé dặn”.
+ Đoạn 3: Từ “Càng lạ hơn nữa...” đến “...cứu nước”.
+ Đoạn 4: Từ “Giặc đã đến...” đến “...lên trời”.
+ Đoạn 5: Còn lại.
- GV đọc mẫu 1, 2 đoạn truyện; HS tiếp nối nhau đọc các đoạn tiếp
theo; 5 HS khác đọc lại truyện lượt 2. GV nhận xét HS đọc.
Gợi ý cách đọc (với GV):
Đoạn 1: đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, biểu lộ sự kinh ngạc về sự ra đời khác
thường, kì lạ của cậu bé Gióng.
Đoạn 2, 3: giọng nhanh hơn, diễn tả tình thế nguy cấp của đất nước, sự
ngạc nhiên vì cậu bé Gióng lần đầu bỗng cất tiếng nói khi nghe tiếng sứ giả tìm
người đánh giặc, sau đó lớn nhanh một cách kì lạ.
Đoạn 4: giọng đọc nhanh, biểu lộ sự cảm phục đối với vị anh hùng trẻ
tuổi vươn vai lớn bổng, oai phong một mình một ngựa đánh tangiặc mạnh, lập
nên chiến cơng hiển hách
Đoạn 5: giọng trầm lắng, biểu lộ niềm tự hào, ngợi ca của nhân dân với
cơng tích lớn lao của người anh hùng Thánh Gióng.

131


- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - hình ảnh ra trận oai phong
của Gióng; giới thiệu thêm những bức tranh đẹp minh hoạ truyện (nếu có).
- HS đọc thầm phần giải nghĩa từ ngữ khó trong mục Chú thích, nêu
thắc mắc về từ ngữ khó để GV giải đáp (nếu có).
3. HS trao đổi, thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức thể loại, phân tích
truyền thuyết Thánh Gióng
- GV gắn bảng phụ viết 3 câu hỏi khai thác truyện Thánh Gióng (HS đã
chuẩn bị).
- HS chia nhóm làm việc (mỗi nhóm khơng q 4 em).
- HS trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi, trình bày những phát hiện
và cảm nhận của mình.
- GV theo dõi HS thảo luận, kết hợp kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà
của HS.
4. HS thuyết trình kết quả làm việc nhóm
- Đại diện 2, 3 nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị lần lượt theo
từng câu hỏi. GV và những HS khác có thể nêu câu hỏi thắc mắc, tranh luận lại
để làm vấn đề thêm sáng tỏ.
- GV giúp HS đi đến những kết luận :
+ [Tính tự sự - lịch sử] Truyền thuyết Thánh Gióng kể về nhân vật
Thánh Gióng, về sự xuất hiện và công trạng lớn lao đánh đuổi giặc ngoại
xâm, cứu dân, cứu nước của vị anh hùng Thánh Gióng. Nhân vật và sự kiện
lịch sử đó gắn với thời đại lịch sử xa xưa, thời đại các vua Hùng mở nước,
chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh
của cả cộng đồng.
+ [Tính ki ảo] Nhân vật Gióng rất khác thường: Gióng ra đời sau khi bà
mẹ ướm thử bàn chân lên vết chân lạ ngoài đồng, về nhà thụ thai, mang thai
suốt 12 tháng, sinh ra Gióng mặt mũi rất khơi ngơ nhưng lên ba vẫn khơng biết

nói, cười, chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy. Đó là nhân vật được sinh ra một cách
kì lạ, báo hiệu về một tính cách phi thường.

132


Sự kiện trong truyện rất khác thường: Gióng bỗng cất tiếng nói đầu tiên
khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người đánh giặc, từ đó lớn nhanh như thổi, cơm
ăn mây cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Giặc đến, Gióng vươn vai
một cái thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, giết giặc chết hết lớp này đến
lớp khác. Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc. Giặc
tan, “một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người
lẫn ngựa tò từ bay lên trời”. Những chi tiết này rất hoang đường, khơng có thật,
do trí tưởng tượng của nhân dân sáng tạo nên.
+ [Tính biểu trưng] Người xưa tưởng tượng hình tượng nhân vật Thánh
Gióng để thể hiện quan niệm và ước mơ ngay từ buổi đầu dựng nước về người
anh hùng cứu nước, chống ngoại xâm, đồng thời ca ngợi sức mạnh thần kì của
dân tộc trong cuộc đấu tranh giữ nước.
Gióng mang trong mình sức mạnh thần thánh của tổ tiên, của cộng đồng
buổi đầu dựng nước. Phải có hình tượng khổng lồ như Thánh Gióng mới nói
lên được lịng u nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Các chi tiết mang tính biểu trưng cao:
a) Câu nói đầu tiên của chú bé lên ba là đòi đi đánh giặc: ý thức đánh
giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác
thường, thần ki; ý thức đánh giặc cứu nước của người anh hùng, tượng trưng
cho tinh thần yêu nước của người dân: lúc bình thường thì lặng lẽ, kín đáo, khi
nước nhà gặp nguy biến thì bộc lộ mạnh mẽ.
b) Bà con làng xóm góp gạo ni Gióng, cậu bé lớn nhanh như thổi:
Gióng lớn lên nhờ sự ni dưỡng của nhân dân; Gióng khơng chỉ là con của

một người mẹ mà là con của nhân dân; Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được ni
dưỡng từ những cái bình thường, giản dị; Nhân dân yêu nước, cùng đồng lịng,
góp sức cho Gióng lớn nhanh để đánh giặc, cứu nước.
c) Cậu bé Giong vươn vai một cái, biến thành một tráng sĩ oai phong:
Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức

133


mạnh, chiến công (Thần Trụ Trời, Sơn Tinh,..). Cái vươn vai cùa Gióng là để
đạt đến sự phi thường ấy; Khi lịch sử đòi hỏi, dân tộc sẽ thay đổi tầm vóc, vụt
lớn dậy như Thánh Gióng.
- GV nhận xét, tổng kết ý kiến của HS, nhấn mạnh các đặc trung của thể
loại truyền thuyết được phản ánh qua truyện Thánh Gióng. Hỏi thêm HS: Vì
sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khoẻ Phù Đổng?
(Vì là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên - tuổi của Gióng. Mục đích hội thi là
để thiếu niên rèn luyện sức khoẻ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất
nước).
5. HS kể chuyện sáng tạo
a) HS luyện tập kể chuyện sáng tạo
- GV gắn bảng phụ viết nội dung bài tập 4 (bàitập kể chuyện sáng tạo
đã giao cho HS).
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS; giúp đỡ nhóm HS khá,
giỏi hoàn thiện bài tập viết lời thoại để kể chuyện phân vai.
- HS luyện tập kể bằng lời của mình. HS khá, giỏi hợp tác cùng bạn vào
vai, tập kể theo vai.
b) HS thi kể chuyện sáng tạo
- HS thi kể chuyện trước lớp:
+ Ke chuyện theo lời nhân vật
+ Kể chuyện bằng lời của mình.

+ Kể hoặc diễn theo cách phân vai.
Dưới đây là ví dụ về 3 cách kể chuyện sáng tạo theo yêu cầu của bài tập,
làm rõ cái đích HS cần hướng tới:
Cách 1 (HS kể chuyện theo lời sứ giả): Năm ấy, giặc Ân sang xâm lược
nước ta, nhà vua và triều đình rất lo lắng bèn triệu các sứ giả chúng tôi đến và

134


lệnh cho chúng tôi hãy đi khắp chợ cùng quê loan tin đất nước có giặc, nhà vua
câu những người hiền tài ra cứu nước,...
Cách 2 (HS kể bằng lời của mình): Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
Thấy thế giặc rất mạnh, nhà vua lo lắng, suy nghĩ (HS đặt tay lên trán) tìm cách
diệt giặc. Cuối cùng, vua nghĩ ra một kế: vua phái các sứ giả của triều đình đi
khắp các chợ cùng quê rao tìm người tài giỏi cứu nước. Thế là khắp nơi vang
đậy tiếng loa (HS đặt tay lên miệng làm loa): “Loa, loa, loa, loa, giặc Ân xâm
chiếm bờ cõi nước ta. Mọi người dân nước Việt hãy chung sức đánh giặc. Ai là
người tài giỏi hãy tòng quân giúp nước. Loa, loa, loa, loa”. Cậu bé ở làng
Gióng đã lên ba mà chẳng biết nói, biết cười, chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy
trơ trơ, nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giả vào
đây cho con”. Bà mẹ ngạc nhiên nhìn con (vẻ mặt kinh ngạc), rồi ra mời sứ giả.
Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông hãy về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt,
một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa
ngạc nhiên vừa mừng rỡ nói: “Xin vâng” rồi phi ngựa hoả tốc về tâu với vua.
Nhà vua nghe vậy mừng lắm cho là đã có thần tiên giúp đỡ bèn truyền cho thợ
ngày đêm làm gấp những vật chú bé đã dặn”.
Cách 3 (HS hợp tác viết lời người dẫn chuyện [NDC]), lời thoại của các
nhân vật, vào vai, kể hoặc diễn theo vai) - bài tập dành cho HS khá, giỏi.
NDC


(Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta. Thấy thế giặc rất mạnh, nhà vua lo
lắng, suy nghĩ tìm cách diệt giặc).

Vua

: - Phải nghĩ gấp kế sách diệt bọn xâm lăng, bảo vệ xã tắc. ồ, ta nghĩ ra rồi,
nước Việt ta rất lắm anh tài hào kiệt, cần phái sứ giả của triều đình đi khẳp
nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

NDC

(Thế là các sứ giả của triều đình đi khắp các chợ cùng quê kêu gọi người
tài giỏi hãy ra giúp dân, cứu nước. Khắp thôn cùng ngõ hèm vang dậy
tiếng loa cua sứ giả).

Sứ giả

(đặt tay lên miệng làm loa): - Loa, loa, loa, loa, giặc Ân xâm chiếm bờ cõi
nước ta. Mọi người dân nước Việt hãy chung sức đánh giặc. Ai là người
135


tài giỏi hãy giúp dân, cứu nước. Loa, loa, loa, loa.
NDC

(Cậu bé ở làng Gióng đã lên ba mà chẳng biết nói, biết cười, chăng biết đi,
đặt đâu nằm đấy trơ trơ, nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói với mẹ).

Gióng


: - Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Bà mẹ

(vẻ mặt lộ vẻ kinh ngạc): - ơi, con tơi biết nói rồi! Ki lạ q! Mừng quá!
Mẹ sẽ mời sứ giả vào nói chuyện với con.

NDC

(Sứ giả vào nhà, nhìn thấv một cậu bé con ngồi trên chõng thì rất ngạc
nhiên).

Gióng

: - Ơng hãy về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và
một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.

NDC

(Sứ giả vừa ngạc nhiên vừa mừng, cho đây là chuyện lạ ki).

Sứ giả

: - Xin vâng. Tôi xin về tâu lại với vua.

NDC

(Sứ giả phi ngựa hoả tốc về tâu vua. Nhà vua nghe vậy mừng lắm, cho là
đã có thần tiên giúp đỡ, bèn truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật
chú bé đã dặn).

- Cả lớp và GV bình chọn HS kể chuyện hay nhất.
* Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung về 2 tiết học; khen ngợi HS.
- Nhắc HS về nhà đọc lại nội dung ghi nhớ (SGK, ừ.23); khuyến khích

HS vẽ tranh minh hoạ một chi tiết em thích trong truyện Thánh Gióng (tranh vẽ
sẽ được trưng bày ở buổi sinh hoạt ngoại khoá kết thúc phần VHDG); chuẩn bị
bài thực hành tiếp theo - Sơn Tinh, Thuy Tinh.

Phân tích giáo án
Hệ thống câu hỏi, bài tập phân tích truyền thuyết Thánh Gióng đa dạng
hơn Con Rong cháu Tiên nhưng vẫn tập trung “giải mã” TP theo đặc trưng thê
loại, với cấu trúc khá tương đồng với cách “giải mã” văn bản mẫu Con Rồng
cháu Tiên. Giáo án được biên soạn với những bước đi rõ ràng, co những chi
dẫn và đáp án cụ thể để GV hình dung được cái đích HS cân đạt được
136


Qua giáo án, có thể thấy vai trị “trung tâm” của HS được thể hiện rõ
hơn so với giờ học văn bản mẫu nhưng vai trị của GV vẫn khơng bị mờ nhạt,
vì để tổ chức giờ học thành cơng, gây được ấn tượng với HS, GV thậm chí phải
đầu tư công sức nhiều hơn so với giờ dạy văn bản mẫu.
Giờ dạy dạy văn bản thực hành mở ra nhiều khả năng sáng tạo cho GV
nhưng cũng có nhiều khả năng không thành công nếu GV không hiểu đoi
tượng HS của lớp mình, khơng tạo ra được sự nỗ lực hợp tác từ phía HS.
3.3. Giáo án truyện cổ tích “Thạch Sanh ”
(Văn bản mẫu. Thời gian: 2 tiết)

Mục đích, yêu cầu
Giúp HS :

- Nắm được 3 đặc trưng cơ bản của thể loại cổ tích qua phân tích văn
bản mẫu Thạch Sanh: loại truyện dân gian truyền miệng kể về cuộc đời một số
kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài
năng kì lạ, nhân vật thơng minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là con vật); có
yếu tố hoang đường; thể hiện ước mơ công lý của nhân dân (cái thiện chiến
thắng

cái ác, cái tốt thắng cái xấu, công lý thắng bạo tàn).
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của các chi tiết thần kì, hoang đường - yếu

tố nổi bật về hình thức nghệ thuật của thể loại cổ tích.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi dũng sĩ Thạch Sanh lập nhiều chiến công
(diệt các thế lực hung ác, cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa,
đánh bại kẻ thù xâm lược); Thể hiện mơ ước công lý (cái thiện thắng cái ác) và
lý tưởng nhân đạo, u chuộng hồ bình của nhân dân. Truyện giáo dục cho
HS tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng căm ghét cái xấu, cái ác.
- Kể diễn cảm câu chuyện bằng lời của mình.

Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK, tranh ảnh sưu tầm được (nếu

có).

- Bảng phụ ghi 3 đặc trưng thể loại của truyện cổ tích.
- 9 băng giấy - mỗi băng giấy ghi tóm tắt một tình tiết truyện.
137


-


3 tờ giấy khổ to viết các câu hỏi tìm hiểu truyện Thạch Sanh theo đặc

trưng thể loại (các câu hỏi này khơng có trong SGK).
Tờ 1 :

1) Truyện cổ tích “Thạch Sanh” có những nhân vật nào?
2) Nhân vật chính là ai? Nhân vật đó thuộc kiểu nhân vật nào9
3) Cuộc sống của nhân vật đó có gì bình thường và khác thương (về nguồn
gốc, hoàn cảnh, cách kiếm sống, tài năng, các thử thách và chiến công)?

Tờ 2 :

1) Những chi tiết khác thường về Thạch Sanh có tác dụng khắc hoạ hình
tượng nhân vật người anh hùng như thế nào?
2) Tìm thêm những chi tiết hoang đường trong truyện “Thạch Sanh”.
Những chi tiết ấy nói lên điều gì?

Tờ 3 :

1) Nhân vật nào trong truyện tượng trưng cho cái thiện, nhân vật nào tượng
trưng cho cái ác?
2) Câu chuyện kết thúc thế nào? Qua kết thúc ấy, nhân dân ta muốn thể
hiện ước mơ gì?

Các hoạt động dạy - học
*

Kiểm tra bài cũ: GV mời 1, 2 HS nói về 3 đặc trưng của thể loại

truyền thuyết được phản ánh qua truyện Sự tích Hồ Gươm.

1.

Khởi động (liên kết thể loại truyền thuyết đã học với thể loại cổ tích,

tạo tâm thế cảm thụ tác phẩm theo đặc trưng thể loại): Các em vừa học xong 5
truyền thuyết tiêu biên của Việt Nam, đã nắm được các đặc trưng cơ ban cùa
thê ỉoại truyền thuyết, cách đọc - hiểu truyền thuyết. Giờ học hôm nay chúng ta
sẽ bắt đầu một thể loại mới - thê loại cô tích và câu chuyện nơi tiếng Thạch
Sanh. Đây là câu chuyện kể về cuộc đời và chiến công cùa chàng dũng sĩ
Thạch Sanh. Chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hap dan cua cốt truyện
và các chi tiết thần kì đã làm cân chuyện được nhiều thế hệ người đọc say mê.
Bài học này vừa giúp các em biết một chuyện dân gian nôi tiếng, vừa giúp các
em biết những đặc trưng thể loại cua truyện cơ tích đê cam thụ đủng các
truyện cơ tích được học.

138


2.

Hướng dẫn HS đọc (nắm cốt truyện, tái hiện thế giới hình tượng

của TP)
- GV chia truyện thành nhiều đoạn, có thể xem mỗi lần xuống dịng là
một đoạn để nhiều HS được đọc. Chú ý các đoạn có lời thoại, ví dụ: đoạn 4 có
thể bắt đầu từ “ Bấy giờ...” đến “...nhận lời đi ngay”; đoạn 5 từ “Nửa đêm...”
đến “...phong cho làm Quận cơng”.
GV cũng có thể chia truyện thành 9 đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “...mọi phép thần thông”.
+ Đoạn 2: Từ “Một hôm...” đến “...mẹ con Lý Thông”.

+ Đoạn 3: Từ “ Bấy giờ...” đến “...nhận lời đi ngay”.
+ Đoạn 4: Từ “Nửa đêm...” đến “...phong cho làm Quận công”.
+ Đoạn 5: Từ “Vua có cơ cơng chúa...” đến “...rồi dịng xuống hang”.
+ Đoạn 6: Từ “Đại bàng...” đến “...lấp kín cửa hang lại”.
+ Đoạn 7: Từ “Biết Lý Thông...” đến “...Thạch Sanh bị bắt hạ ngục”.
+ Đoạn 8: Từ “Lại nói...” đến

hố kiếp thành bọ hung”.

+ Đoạn 9: Cịn lại
- GV đọc mẫu 1 đoạn, HS tiếp nối nhau đọc các đoạn tiếp theo (đọc 1
lượt). GV sửa lỗi đọc cho HS, khen ngợi những em đọc tốt.
Gợi ỷ cách đọc (với GV): Đoạn 1: kể về cuộc sống vất vả của Thạch
Sanh hồi nhỏ - đọc chậm rãi, giọng trầm. Đoạn 2: nhấn giọng những từ ngữ thể
hiện tính cách hám lợi xấu xa của Lý Thông, sự thật thà của Thạch Sanh. Đoạn
3: chuyển giọng, thể hiện tình huống nguy hiểm - Thạch Sanh sắp bị hại trước
mưu mô xảo quyệt của mẹ con Lý Thông. Đoạn 4: chuyển giọng linh hoạt:
nhanh gấp gáp (đoạn tả Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh), trầm lại (Thạch
Sanh trở lại gốc đa cũ), nhấn giọng những tù ngữ thể hiện sự gian tham của mẹ
con Lý Thông. Đoạn 5, 6: giọng vừa phải (khi công chúa kén chồng), nhanh,
dồn dập (khi Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa). Đoạn 7:
giọng hào hứng (Thạch Sanh cứu thái tử con vua Thuỷ Tề và được tặng cây


đàn thần), căng thẳng (Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng vu oan để báo
thù). Đoạn 8: giọng sảng khối vì cơng lí đã được thực hiện: Thạch Sanh được
giải oan, mẹ con Lý Thông bị trừng trị. Đoạn 9: giọng khoan thai, cảm hứng tự
hào, ca ngợi Thạch Sanh với tiếng đàn kì diệu đã dẹp yên quân 18 nước, khiến
chúng nể phục vì niêu cơm thần ăn mãi không hết.
- HS quan sát các tranh minh hoạ trong SGK; xem thêm các tranh đẹp

minh hoạ truyện (nếu có).
- HS đọc thầm phần “Chú thích” từ ngữ khó trong SGK; nghe GV giải
nghĩa thêm những từ ngữ khác các em chưa hiểu.
3.Hướng dẫn HS tìm hiểu định nghĩa cổ tích (rút ra 3 đặc trưng thể loại)
- HS đọc thầm định nghĩa truyện cổ tích trong SGK (tr. 53 - phần chú
thích cuối truyện Sọ Dừa), trao đổi với bạn bên cạnh để tìm ra các ý chính của
định nghĩa.
- HS nêu những ý chính của định nghĩa.
- GV mở bảng phụ đã viết 3 đặc điểm của truyện cổ tích, diễn giải, làm
rõ thêm định nghĩa:
1) (Tính tự sự - đời thường) Loại truyện dân gian truyền miệng kể về
cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ,
nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thơng minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân
vật là con vật. (GV: Khác với nhân vật của truyền thuyết là nhũng nhân vật có
liên quan đến lịch sư thời quá khứ, có vai trò với lịch sú dân tộc hoặc lịch sư
một địa phươrìg, nhân vật cua truyện cơ tích có cuộc đời và so phận gàn gũi
với nhân dân. Họ là những người lao động bình thườỉìg nhưng có phám chất
khác thieờng, phi thường. Họ phai chịu nhiều thua thiệt, vượt qua nhiều thư
thách trước khi được hương hạnh phúc).
2) Có yếu tố hoang đường (GV: Yếu tố “hoang đườìĩg" - những gì
khơng có thực, khơng thê tin được, do trí tươỉìg tượng cùa nhân dán sang tạo
ra. Đây là yếu tố hình thức nghệ thuật nơi bật cua truyện cơ tích thần kì.

140


Truyện cỗ tích sinh hoạt [ “Em bé thơng minh ”] khơng có yếu tố hoang đuờng,
chỉ có yếu tố khác thường).
3)


(Tính biểu trưng) Thể hiện ước mơ cơng lý của nhân dân: cái thiện

chiến thắng cái ác, cái tốt chiến thắng cái xấu, công lý chiến thắng bạo tàn.
(GV: Tính biểu trung cùa truyện cổ tích khác với truyền thuyết - truyền thuyết
thể hiện quan niệm, thái độ, cách đảnh giá của người xưa với các nhân vật và
sự kiện lịch sử. Nội dung truyền thuyết có thể vơ lí nhưng nó có ỷ nghĩa râí
sâu sa).
4. Vận dụng kiến thức về thể loại cổ tích, phân tích truyện Thạch Sanh
- GV: Qua định nghĩa, các em đã nắm được ba đặc trung cơ bản của
thê loại cổ tích. SGK Ngữ văn 6 có 4 truyện cổ tích, trong đó có 3 truyện là cơ
tích thần kì ("Thạch Sanh, Cây bút thần, Ồng lão đánh cá và con cá vàng”), 1
truyện là cổ tích sinh hoạt ( “Em bé thơng minh”). Bây giờ, các em sẽ tìm hiêu
truyện “Thạch Sanh ” đã phản ánh những đặc trưng của thê loại cơ tích như
thế nào.
4.1.

Cốt truyện, nhân vật, sự kiện

- GV: Các em sẽ tìm hiêu tính tự sự - đời thường của truyện Thạch Sanh
thể hiện qua cốt truyện, nhân vật, sự kiện.
- Tóm tắt 9 đoạn thành cốt truyện Thạch Sanh.
+ HS tóm tắt nội dung mỗi đoạn đã đọc bang 1 câu GV chia việc cho 9
nhóm để mỗi HS trong nhóm chỉ tóm tat 1 đoạn.
+ HS làm bài cá nhân, có thể trao đổi với bạn bên cạnh, viết ra giấy, sau
đó đọc kết quả trước lớp. Sau khi cả lớp thống nhất ý kiến về mỗi đoạn, GV
gắn lên bảng 1 băng giấy ghi nội dung tóm tắt của đoạn.
+ 1 HS đọc lại cốt truyện Thạch Sanh viết trên bảng:
1) Cuộc sống vất vả của Thạch Sanh hồi nhỏ.
2) Thạch Sanh gặp Lý Thông, bị Lý Thông lừa về chung sống với mẹ
con hăn


141


×