Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Dạy học thơ nôm đường luật ở trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.66 KB, 19 trang )

Dạy học thơ Nôm Đường luật ở Trung học cơ sở
theo đặc trưng thể loại
Teach classical Chinese poem Vietnamese hieroglyph poetry In underpinning high
school according to genre characterization
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 114 tr. +

Phạm Thị Tuyết Nhung
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ Văn);
Mã số: 60 14 10
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Trọng Luận
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu mô ̣t số tiề n đề lí luâ ̣n về đổ i mới phương pháp da ̣y ho ̣c Văn ở trường
Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể lo ại. Khảo sát tình hình dạy học các văn bản thơ Nôm
Đường luật ở Trung ho ̣c cơ sở để làm cơ sở cho viê ̣c đề xuấ t cách da ̣y ho ̣c th ể thơ này theo
đă ̣c trưng thể lo ại. Đề xuấ t cách da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c
trưng thể lo ại. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của để tài trước khi đưa vào
giảng dạy.
Keywords: Ngữ văn; Phương pháp giảng dạy; Thơ Nôm đường luật; Đặc trưng thể loại
Content.
̉
MƠ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

1.1. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định. Thể loại chính là chìa
khóa để khám phá được tầng nghĩa sâu của tác phẩm. Việc dạy học tác phẩm văn chương hiện nay
còn nhiều hạn chế do chưa ý thức được tầm quan trọng của thể loại. Hiện nay cũng chưa có tài liệu
nào đi sâu vào việc hướng dẫn dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại thật tường tận.
Do đó giáo viên khơng tránh khỏi những khó khăn, lúng túng trong cách soạn giáo án cũng như trong


cách dạy học các tác phẩm cụ thể.
1.2. Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đó là những bài thơ được
viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả
những bài theo thể Đường luật phá cách). Để dạy tốt những tác phẩm này, người dạy cần phải nắm rõ
bản chất, đặc trưng của thể thơ. Tuy nhiên, những đặc thù của thơ Nôm Đường luật vẫn chưa được
thực sự coi trọng trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay.
1.3. Hiện nay, một số tác phẩm thơ Nôm Đường luật được đưa vào giảng dạy cho học sinh Trung học
cơ sở. Ở độ tuổi này, các em rất khó có thể tiếp nhận hết chiều sâu của tác phẩm. Mặt khác, nhiều


giáo viên chưa ý thức hết được tầm quan trọng của thể loại nên khi dạy thơ Nôm Đường luật thường
dạy như thơ hiện đại. Chính vì vậy mà hiệu quả giảng dạy thơ Nôm Đường luật chưa cao. Trước thực
trạng trên, việc đưa ra được các biện pháp dạy học các văn bản thơ Nôm Đường luật là yêu cầu quan
trọng.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Vấn đề thể loại đã được các nhà lí luận văn học quan tâm từ khá sớm. Tuy vậy, những giáo
trình, những chuyên luận về giảng dạy văn học trong nhà trường theo thể loại không nhiều.
Khi chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn mới được biên soạn theo cụm bài, đã có một số
chuyên đề về đặc trưng thể loại. Phó giáo sư Đỗ Bình Trị có chun đề Những đặc điểm thi pháp của
các thể loại văn học dân gian. Tác giả Hồng Ngọc Hiến có Nhập mơn văn học và Phân tích thể loại.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi có chuyên đề Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Đặc trưng truyện ngắn
giai đoạn 1930 - 1945... Hiện nay, trên các tạp chí, các đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học
văn, tập huấn thay sách … đều có đề cập đến vấn đề giảng dạy văn theo đặc trưng thể loại. Những
vấn đề các tác giả đặt ra một mặt giúp cho người giáo viên văn ở trường phổ thơng có được những
kiến thức cơ bản, hệ thống về đặc trưng thi pháp của các thể loại từ đó giúp cho cơng việc giảng dạy
thuận lợi và có hiệu quả.
Lịch sử nghiên cứu thơ Nơm Đường luật và dạy học thơ Nôm Đường luật ở Trung học cơ

2.2.

sở

So với các thể loại văn học khác trong nền văn học dân tộc, thơ Nôm Đường luật được nghiên
cứu khá nhiều và sớm từ đầu thế kỉ XX. Song do yêu cầu và mục đích khác nhau mà trong các bài
viết ở giai đoạn đầu, thơ Nôm Đường luật với tư cách là thể loại văn học vẫn chưa trở thành đối
tượng nghiên cứu chủ yếu. Cuối năm 1991, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu văn học cổ trung đại
Việt Nam trong mối quan hệ khu vực” do Viện văn học và Trường Đại học sư phạm Hà Nội phối
hợp tổ chức là một dịp tốt để thơ Nôm Đường luật trở lại vị trí xứng đáng của nó trong giới nghiên
cứu văn học. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra mới chỉ ở giai đoạn tìm kiếm bước đầu. Gần đây, thơ
Nôm Đường luật dần được nghiên cứu với vị trí xứng đáng hơn và được nhìn nhận như một thể loại
văn học có giá trị của dân tộc. Cơng trình phải kể đến là Thơ Nơm Đường luật của PGS Lã Nhâm
Thìn.
Xét về góc độ phương pháp giảng dạy, đã có một số tác phẩm đề xuất biện pháp và định hướng
dạy học thơ Nôm Đường luật nói chung như Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại
thể của PGS Nguyễn Viết Chữ, Phân tích tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể
loại của PGS Lã Nhâm Thìn. Gần đây, cũng có nhiều luận văn cao học và luận văn đại học viết về đề
tài dạy học tác phẩm văn chương trung đại theo đặc trưng thể loại trong đó có thơ Nôm Đường luật.
Song những vấn đề đặt ra trong các đề tài này mới chỉ ở giai đoạn tìm kiếm bước đầu và chung cho


cả thơ trung đại chứ chưa đi sâu tìm hiểu biện pháp dạy học thơ Nôm Đường luật một cách riêng rẽ,
cụ thể.
Những cơng trình, bài viết liên quan đến đề tài rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, vẫn chưa có
cơng trình nào đi sâu nghiên cứu phương pháp dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
một cách cụ thể, tồn diện để có thể giúp học sinh thấy hết được giá trị của thể thơ này. Cũng chưa
có cơng trình nào tập trung nghiên cứu dạy học thơ Nôm Đường luật ở Trung học cơ sở
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở mô ̣t số tiề n đề lí luâ ̣n về thể loại , đề tài đề xuấ t các biện pháp da ̣y ho ̣c các văn bản thơ
Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể lo ại nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mảng
thơ này , đồng thời để tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu các văn bản văn học, góp

phần nâng cao năng lực tự đọc, tự học văn bản cho học sinh.
4. Nhiêm vu ̣ nghiên cƣu
̣
́
- Nghiên cứu mô ̣t số tiề n đề lí luâ ̣n về đổ i mới phương pháp dạy học Văn ở trường Trung học cơ
sở theo đă ̣c trưng thể loại.
- Khảo sát tình hình dạy học các văn bản thơ Nôm Đư ờng luật ở Trung ho ̣c cơ sở để làm cơ sở
cho viê ̣c đề xuấ t cách da ̣y ho ̣c thể thơ này ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể loại.
- Đề xuấ t cách da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể loại.
- Thể nghiệm tính khả thi của để tài khi đưa vào giảng dạy.
5.

Phạm vi đề tài
Đề tài nghiên cứu các giờ da ̣y ho ̣c văn bản thơ Nô m Đường luâ ̣t theo đă ̣c trưng thể lo ại trong

sách giáo khoa Trung học cơ sở.
6.

Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Hoạt động dạy học các văn bản thơ Nôm Đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể
loại.
- Đề tài đươ ̣c thực hiê n trên đố i tươ ̣ng là giáo viên và ho ̣c sinh lớp 7 trường Trung ho ̣c cơ sở
̣
Lê Quý Đôn – Cầ u Giấ y – Hà Nội và trường THCS Minh Trí – Sóc Sơn – Hà Nội.

7.

Giả thút khoa học
Viê ̣c da ̣y ho ̣c các văn bản thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở


nế u đươ ̣c tiế n hành theo

đúng đặc trưng thể loại sẽ nâng cao hi ệu quả dạy học bộ phận văn học này đồng thời góp phầ n phát
huy tính tích cực chủ đô ̣ng , sáng tạo của học sinh , đáp ứng nhu cầ u đổ i mới phương pháp da ̣y ho ̣c
Văn trong nhà trường hiê ̣n nay.
8.
8.1.

Phƣơng pháp nghiên cƣu
́
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu tài liê ̣u chuyên ngành, liên ngành
- Nghiên cứu hê ̣ thố ng các kiế n thức có liên quan đế n đề tài

8.2. Phương pháp thu thập thơng tin và xử lí thơng tin


- Dự giờ, tổng kết rút kinh nghiệm giờ dạy
- Phỏng vấn, điều tra, thu thập ý kiến
8.3. Phương pháp thực nghiệm
- Thiế t kế thể nghiê ̣m da ̣y ho ̣c các văn bản thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c
trưng thể loại và dạy thử ở một số lớp để đánh giá tính khả thi của đề tài.
9. Cấ u trúc luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn của viê ̣c da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở
theo đă ̣c trưng thể loại.
Chương 2: Biện pháp da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể loại.
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm.
CHƢƠNG 1

̉
̉
̀
CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN CỦ A VIỆC DA ̣Y HỌC THƠ NÔM ĐƢƠNG LUẬT Ơ
̉
TRUNG HỌC CƠ SƠ THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
1.1. Cơ sở lí luâ ̣n
1.1.1. Thể loại và viê ̣c da ̣y học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại trong nhà trường
1.1.1.1.

Quan niệm chung về thể loại văn học

Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và các
thể. Loại và thể phụ thuộc chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối. Nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng có ba loại: loại tự sự, loại trữ tình, loại kịch. Mỗi loại lại gồm một số thể nhỏ.
Việc xác định thể loại văn học chỉ có tính chất tương đối. Song vẫn cần thống nhất rằng thể
loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa loại nội dung,
một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
1.1.1.2.

Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại

Việc xác định thể loại là vấn đề mấu chốt trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương.
Không xác định đúng “chất của loại ” trong thể khi dạy các thể loại khác nhau giáo viên sẽ không
tránh khỏi bệnh công thức cứng nhắc, rập khuôn máy móc.
Mỗi thể loại có một phương pháp dạy học riêng. Vì vậy, khi tiến hành giảng dạy, giáo viên
phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Đặc trưng thể loại là điều kiện quyết định hiệu quả tiếp nhận của
học sinh.
Tùy vào mỗi thể loại khác nhau mà giáo viên đề ra các yêu cầu về hoạt động của học sinh
khác nhau. Tùy thuộc vào từng thể loại tác phẩm văn học mà giáo viên tiến hành soạn giáo án, xây

dựng kế hoạch bài giảng phù hợp tránh rập khn máy móc dẫn đến hiện tượng nhàm chán ở học


sinh. Xác định đúng thể loại, giáo viên sẽ lựa chọn được cách thức tổ chức dạy học phù hợp để học
sinh nắm bắt được chiều sâu của tác phẩm.
1.1.2. Thơ Nôm Đường luật và quan niệm dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
1.1.2.1.

Thơ Nôm Đường luật

Theo PGS Lã Nhâm Thìn trong Phân tích tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn
thể loại, khái niệm thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nơm theo luật
Đường hồn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách có những bài xen câu ngũ
ngơn, lục ngơn vào bài thơ thất ngơn.
1.1.2.2.

Q trình phát triển của thơ Nơm Đường luật

Q trình phát triển của thơ Nơm Đường luật nhìn chung trải qua ba chặng: giai đoạn hình
thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn cuối.
*Giai đoạn hình thành
Cho đến nay chưa có bằng chứng cụ thể nào về thời gian ra đời chính xác của thơ Nơm
Đường luật. Nhưng theo Đại Việt sử kí tồn thư, một bộ sử chính thức của nhà nước phong kiến,
cũng như theo nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về khả năng của chữ Nôm, thơ Nôm Đường luật ra đời
từ cuối thế kỉ XIII. Tuy nhiên văn bản chữ viết đầu tiên của thể thơ này còn giữ được là Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật bắt đầu từ tập thơ này.
*Giai đoạn phát triển:
Từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tú Xương, được coi là
năm thế kỉ phát triển có nhiều thành tựu của thơ Nơm Đường luật. Song trong năm thế kỉ đó, thơ
Nôm Đường luật lại trải qua những chặng phát triển với những đặc điểm riêng.

- Từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương thơ Nôm Đường luật ở vào giai đoạn phát triển rực rỡ.
- Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật phát triển với nhịp
độ bình thường.
- Bước vào nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, thơ Nôm Đường luật khởi sắc trở lại và
người có cơng lớn chính là Hồ Xuân Hương.
*Giai đoạn cuối:
Tú Xương, Nguyễn Khuyến là hai tác giả đã chuyển thơ Nôm Đường luật từ văn học trung
đại sang văn học cận – hiện đại. Do sự phát triển của xã hội, để đáp ứng nhu cầu phản ánh và nhu cầu
thưởng thức mới, văn học dân tộc xuất hiện những thể loại khác thực hiện tốt chức năng xã hội và
chức năng thẩm mĩ mà Đường luật Nôm không vươn tới được. Sinh mệnh nghệ thuật của thơ Nôm
Đường luật chấm dứt khi chữ Nôm khơng cịn được dùng trong sáng tác.
1.1.2.3.

Đặc trưng của thơ Nơm Đường luật

Ngồi những đặc điểm chung của văn học trung đại, đặc điểm của thơ Nơm Đường luật nói
một cách ngắn gọn và bản chất nhất là sự kết hợp hài hịa giữa “yếu tố Nơm” và “yếu tố Đường luật”.
Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật.


Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau nhưng cũng có tính
độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thể loại. Tuy nhiên, trong một bài thơ
Nơm Đường luật thường có cả hai yếu tố trên. Tất nhiên mức độ đậm nhạt không giống nhau trong
từng bài thơ. Giáo viên cần thấy được giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố đồng
thời thấy được sự hòa quyện, xuyên thấm của hai yếu tố này trong việc làm nên giá trị chung của bài
thơ.
1.1.2.4.

Quan điểm dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại


Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại là đề tài thuộc chuyên ngành phương
pháp giảng dạy Văn.
Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đúng đặc trưng thi pháp thể loại là rất cần thiết vì chính
đặc trưng thể loại của mỗi bài thơ sẽ quy định cách dạy và học cho giáo viên và học sinh. Dạy học
thơ Nôm Đường luật ở THCS càng phải bám sát hơn đặc trưng thể loại để có thể khắc phục được
những hạn chế đó và khai thác hết giá trị thẩm mĩ của các bài thơ. Bám sát đặc trưng thể loại cũng có
nghĩa là ta phải chỉ ra được cái tiếp thu cũng như sáng tạo của tác giả. Từ đó chỉ ra đặc điểm phong
cách của tác giả. Đồng thời để tiếp cận tác phẩm, ta có thể tiến hành liên hệ tác phẩm với hiện thực
xã hội và đặt tác phẩm trong mối tương quan với tác phẩm khác cùng thể loại trước, trong và sau đó.
Mỗi thể loại có một phương pháp riêng, khơng có phương pháp nào chung cho mọi thể loại. Chính vì
vậy, người dạy cần phải nắm chắc được đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật nói chung và đặc
điểm của các bài thơ Nơm Đường luật cụ thể để từ đó có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh có
thể cảm thụ được cái hay cái đẹp của thể thơ này.
1.2.
1.2.1.

Cơ sở thực tiễn
Vị trí của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở
Trong phân phối chương trình, thời lượng dành cho các văn bản thơ Nôm Đường luật đều là 1

tiết, chiếm 3 tiết/140 tổng số tiết trong chương trình, 3 tiết/7 tiết thơ Trung đại Việt Nam. Việc dạy
học thơ Nơm Đường luật có vị trí khá quan trọng trong việc tìm hiểu về thơ Trung đại Việt Nam nói
chung, giúp học sinh tiếp cận được cái hay, cái đẹp của thể thơ này nói riêng cũng như hiểu về xã
hội, con người Việt Nam lúc bấy giờ.
Thơ Nôm Đường luật được giảng dạy duy nhất ở lớp 7 và đều là các văn bản hay, đã được
tuyển chọn. Tuy nhiên, các soạn giả chủ yếu nhằm mục đích đặt việc tìm hiểu thơ Nơm Đường luật
trong việc tìm hiểu đặc điểm văn bản trữ tình nói chung để phục vụ việc giảng dạy phần Tập làm văn
biểu cảm; đặt thơ Nôm Đường luật trong nhóm các bài thơ Trung Đại nói chung chứ chưa tách ra để
tìm hiểu kỹ thể loại thơ này so với các thể thơ Trung đại khác. Các soạn giả chưa chú ý nhiều đến
đặc trưng thể loại nên gây nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu các bài thơ này.

Gần đây, vào năm học 2010-2011, Bộ giáo dục và Đào tạo có ban hành cuốn Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng mới. Thơ Nôm Đường luật nói riêng và các văn bản khác nói chung


được chú trọng hơn về đặc điểm thể loại. Điều này đã giúp giáo viên có những định hướng cụ thể để
lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp phục vụ cho việc dạy tốt thể loại thơ này.
1.2.2. Thực tiễn dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
1.2.2.1.

Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nơm Đường luật ở THCS

*Mục đích khảo sát:
- Tìm hiểu thực tế dạy học ở một số trường THCS ở Hà Nội nhằm phát hiện những khó khăn, thuận lợi,
những ưu điểm và hạn chế của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập thơ Nơm Đường
luật ở THCS hiện nay.
- Tìm ra ngun nhân của những hạn chế từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục.
*Thời gian và đối tượng khảo sát:
Để tìm hiểu thực tiễn dạy học thơ Nơm Đường luật ở THCS hiện nay, chúng tôi tiến hành
khảo sát 90 học sinh lớp 7 trường THCS Lê Quý Đôn- Cầu Giấy- Hà Nội và 90 học sinh lớp 7 trường
THCS Minh Trí- Sóc Sơn- Hà Nội để thu thập các thơng tin về sở thích, kiến thức, kỹ năng cơ bản
của học sinh khi học các văn bản thơ Nôm Đường luật.
Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến, giáo án của một số giáo viên giảng dạy Ngữ văn lớp 7 (những giáo
viên phụ trách những lớp có học sinh được chọn khảo sát ở trên) để nắm rõ về q trình dạy học thơ Nơm
Đường luật ở THCS hiện nay.
Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THCS là
trong năm học 2012 – 2013.
*Nội dung khảo sát:
- Những khó khăn và thuận lợi của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nơm Đường luật.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật.
- Các phương pháp, biện pháp giảng dạy thơ Nơm Đường luật của giáo viên.

- Tâm lí, thái độ của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nơm Đường luật.
- Năng lực cảm thụ, phân tích thơ Nôm Đường luật của học sinh.
Mẫu phiếu khảo sát và giáo án ở phần phụ lục.
*Phương pháp khảo sát:
- Lấy phiếu điều tra các nội dung đề xuất trong luận văn rồi tổng hợp và đánh giá kết quả khảo sát.
- Nghiên cứu bài làm của học sinh.
- Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên.
- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
1.2.2.2. Kết quả khảo sát


Bảng 1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy thơ
Nơm Đƣờng luật ở THCS
Thuận lợi

Khó khăn

Cơ sở vật chất

08

04

Tài liệu tham khảo

09

03

Thời gian


10

02

Đổi mới phương pháp dạy học

06

06

Văn bản

05

07

Trình độ học sinh

04

08

Hiểu biết về thơ Nôm Đường Luật

09

03

Đồ dùng dạy học


05

07

Tổng số

Nội dung khảo sát

phiếu

12

Bảng 1.4, Những thuận lợi và khó khăn trong việc học thơ
Nơm Đƣờng luật của học sinh THCS
Thuận lợi

Khó khăn

Tài liệu tham khảo

140

40

Thời gian

98

82


Giảng dạy của giáo viên

86

94

Văn bản

70

110

Tổng số phiếu

Nội dung khảo sát

180

Bảng 1.5. Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ Nơm Đƣờng luật đã
học trong chƣơng trình Ngữ văn THCS
Tổng số phiếu

Bài đúng, hay

Bài đủ ý

Bài sơ sài

Lạc đề


Không làm

180

22

55

80

16

7

1.2.2.3. Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THCS hiện nay
* Ƣu điểm:
- Học sinh được điều tra, khảo sát của hai trường đều là những học sinh có ý thức học tương đối tốt.
Việc soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa đã trở thành việc làm
thường xuyên của các em. Nhiều em còn dành thời gian để đọc các tài liệu tham khảo phục vụ cho
việc học.
- Đa số học sinh được hỏi đều nắm được tên tác giả, thể thơ, nội dung cơ bản của các bài thơ Nơm
Đường luật. Các em đều thích học 3 bài này hơn so với các bài thơ Trung đại khác cũng như các bài
thơ Đường của Trung Quốc. Nhiều em đã học thuộc bài ngay sau khi học, các em cũng hiểu được vai
trị quan trọng của hồn cảnh sáng tác đối với tác phẩm, sự liên quan mật thiết giữa các tác phẩm thơ
Nơm Đường luật với hồn cảnh xã hội đương thời. Nhiều em có khả năng cảm thụ tương đối tốt đối
với nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.


-Nhìn chung đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, hầu hết đều đạt trình độ trên

chuẩn. Các thầy cơ đều là giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và yêu nghề. Giáo viên đều ý thức
được vị trí vai trị của thơ Nơm Đường luật, đồng thời hiểu được những khó khăn của học sinh khi
học các tác phẩm văn học này. Giáo viên đều được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm, nhiều giáo
viên không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin... thu hút
hứng thú học của học sinh.
- Các trường, tổ, nhóm bộ mơn thường xun tổ chức các chuyên đề, hội giảng (những bài thơ Nôm
Đường luật có số tiết giảng dạy trùng với dịp 20-11) nên giáo viên có cơ hội đầu tư, tìm hiểu sâu
hơn các bài thơ Nôm Đường luật. Thông qua dự giờ, góp ý, giáo viên học hỏi và rút được nhiều kinh
nghiệm cho giờ dạy của mình .
- Gần đây có rất nhiều sách tham khảo trên thị trường giúp giáo viên, học sinh có những hướng dẫn
cụ thể cho từng bài để dạy và học các bài thơ Nôm Đường luật được tốt hơn.
* Hạn chế:
- Đa số giáo viên đều cho rằng các bài thơ Nôm Đường luật đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 7 là chưa
phù hợp vì ở độ tuổi này các em khó có thể hiểu hết giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ do tầm
hiểu biết văn học sử chưa đủ.
- Cũng nhiều học sinh khơng thích học văn học Trung đại trong đó có thơ Nơm Đường luật vì đây là
phần văn khơ và khó. Nhiều học sinh học xong bài vẫn không hiểu học những tác phẩm thơ Nơm
Đường luật để làm gì. Từ việc khơng hiểu ý nghĩa nhân văn, giá trị bất tử của các tác phẩm thơ Nơm
Đường luật dẫn đến việc khơng có hứng thú tiếp nhận.
- Đa số giáo viên được hỏi về phương pháp giảng dạy của ba bài thơ Nôm Đường luật đều sử dụng chủ
yếu phương pháp thuyết giảng, hỏi đáp, đọc chép còn các phương pháp đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, so
sánh đối chiếu về thi pháp thể loại, giảng bình thì rất ít. Do đó chất lượng giờ dạy trên lớp chưa cao.
- Nhiều giáo án chưa thấy được tính chất trữ tình của tác phẩm, chưa dạy tác phẩm đúng đặc trưng thể
loại; hệ thống câu hỏi chưa hợp lý còn vụn vặt, đơn điệu, chưa phân loại được các đối tượng học sinh;
lượng kiến thức cịn hạn chế. Nhiều giáo viên được phỏng vấn có tâm lý ngại đổi mới phương pháp, giáo
án soạn một lần dạy trong nhiều năm trừ các tiết hội giảng mới đầu tư hơn.
*Nguyên nhân:
+ Giáo viên chưa nhận ra mối liên hệ giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc, chưa chú ý đến đặc trưng
thể loại của tác phẩm.
+ Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy, học hiện nay tràn lan trên thị trường hầu hết đều xa rời

đặc trưng thể loại.
+ Do khoảng cách thời đại tác phẩm ra đời với thời đại học sinh đang sống.
+ Do khoảng cách về vốn sống, tầm văn hóa, tầm hiểu biết của học sinh và thời Trung đại


+ Việc tiếp nhận văn học Trung đại nói chung, thơ Nơm Đường luật nói riêng phải dựa trên hệ thống
đề tài, chủ đề, hệ thống hình tượng- nghệ thuật. Nhưng những hệ thống này hiện nay đều không phù
hợp nữa. Vì thế việc dạy học văn học thơ Nơm Đường luật gặp nhiều lúng túng.
+ Thơ Nôm Đường luật phát triển và tồn tại có chịu ảnh hưởng lớn của văn học Trung Quốc. Vì thế
việc tìm hiểu thơ Nôm Đường luật không thể tách rời với việc xem xét ảnh hưởng của văn học Trung
Quốc. Công việc này gần như quá sức với cả giáo viên và học sinh.
+ Giáo viên chưa có các biện pháp thích hợp với đặc trưng thể loại của thơ Nôm Đường luật, chưa
chú trọng đến hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên sức hấp dẫn, trường tồn của thơ Nôm Đường luật.
Vì vậy, giờ học chưa có trọng tâm, chỉ tìm hiểu bề ngồi mà khơng thấy hết chiều sâu của tác phẩm.
Từ những cơ sở thực tiễn trên, muốn giảng dạy tốt thơ Nôm Đường luật ở THCS giáo viên
phải có những biện pháp thích hợp gắn với đặc trưng thể loại. Hiểu đặc trưng thể loại thì mới có cơ
sở để hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như cách sử dụng ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật
và quan niệm nhân sinh của các nhà thơ biểu hiện trong từng tác phẩm cụ thể. Có như vậy, giáo viên
mới tạo cho học sinh tầm đón nhận cần thiết để hiểu được kết cấu, ngôn ngữ, quan niệm nghệ thuật
của thơ Nôm Đường luật.
CHƢƠNG 2
̉
̀
BIỆN PHÁP DA ̣Y HỌC THƠ NÔM ĐƢƠNG LUẬT Ơ
̉
TRUNG HỌC CƠ SƠ THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
2.1. Coi trọng khai thác tư tưởng hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên giá trị bền vững muôn đời của thơ Nôm
Đường luật và của thơ ca Trung đại Việt Nam
Trong chương trình Ngữ Văn THCS hiện nay, những tác phẩm thơ Nôm Đường luật chứa
đựng nhiều tiềm năng giáo dục học sinh những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta thuở trước. Khai

thác những giá trị bền vững, những hạt nhân tư tưởng nhân văn trong các tác phẩm thơ Nơm Đường
luật chính là biện pháp hữu hiệu để hạn chế khoảng cách tiếp nhận giữa tác phẩm và bạn đọc là học
sinh THCS. Những giá trị nhân văn chứa đựng trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THCS chủ
yếu là tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu thương con người.
Tình yêu thương con người, sự cảm thông với những số phận bất hạnh trong cuộc sống được
thể hiện rất rõ trong thơ Hồ Xuân Hương nhất là bài thơ Bánh trơi nước. Mượn hình ảnh chiếc bánh
trơi nước bình dị, dân dã, khiêm nhường, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã cho người đọc thấy hình tượng
người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến: luôn phụ thuộc vào người khác, khơng có quyền tự
do quyết định lấy tương lai, số phận của chính mình, cuộc đời bấp bênh, vơ định, trơi nổi theo dịng
đời. Nhưng trên hết, giáo viên phải hướng dẫn học sinh hiểu bản lĩnh cao cả luôn tiềm ẩn trong tâm
hồn người phụ nữ. Bản lĩnh ấy làm hiện lên một vẻ đẹp mà khơng một thế lực nào, một sức mạnh
nào có thể làm hoen ố, mai một. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: dù trong bất cứ hồn
cảnh nào họ vẫn sáng ngời tấm lịng son sắt, thủy chung.


Tình cảm giữa con người với con người cịn được biểu hiện một cách khá độc đáo qua bài thơ
Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Khi học tác phẩm này, các em sẽ được nâng cao một
bước về nhận thức: tình bạn đẹp là tình bạn xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng của mỗi người. Một tình
bạn đích thực sẽ là tài sản q giá đối với mỗi cá nhân, không một thứ vật chất tầm thường nào có
thể làm phai nhạt. Đặt quan niệm về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong hồn cảnh xã hội, trong
nhân tình thế thái bấy giờ, giáo viên cho học sinh thấy được nhân cách cao đẹp, lối sống thanh cao ,
tình bạn đẹp đẽ của nhà thơ.
Hạt nhân nhân văn của bài thơ Bạn đến chơi nhà ngoài ở tình cảm bạn bè chân thành, thắm
thiết cịn thể hiện ở nỗi buồn, cô đơn. Giáo viên cần giúp học sinh thấy được nỗi buồn ấy bắt nguồn
từ tình yêu thầm lặng dành cho đất nước. Những tưởng khách đến chơi nhà thì nỗi cô đơn được giải
toả, nào ngờ khách lại bước vào cõi riêng của chủ thể, ở đó chủ thể bị cơ lập với thế giới, với con
người, kể cả người thân. Khách biến thành người chung cảnh ngộ. Nỗi cô đơn được nhân đôi.
Tư tưởng hạt nhân nhân văn làm nên giá trị trường tồn của thơ Nôm Đường luật cũng được
thể hiện ở nỗi buồn nhân thế, thời thế, tâm sự “nhớ nước, thương nhà” của cả một tầng lớp trí thức
phong kiến trước thực tại đương thời trong bài thơ Qua đèo Ngang. Tình cảm nhớ cảnh cũ, người

xưa, nghĩ nước nhớ nhà vốn đã thường trực trong lòng Bà Huyện Thanh Quan, nay gặp đèo Ngang, chốn
lạ gặp cảnh hoang vu, tình cảm ấy lại càng trào dâng mãnh liệt. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm
hiểu bút pháp tả cảnh ngụ tình để thấy được tâm trạng kín đáo của tác giả được bộc lộ trong bài thơ. Bài
thơ tuy thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn của nhà thơ nhưng đọc bài thơ, chúng ta thấy đây là nỗi buồn
thấm đẫm chất nhân văn cao cả mà không hề bi lụy. Bởi nỗi buồn ấy khởi phát từ tình yêu dành cho gia
đình, cho đất nước. Qua bài thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm
của Bà Huyện Thanh Quan và thêm trân trọng, yêu mến người nữ sĩ tài danh một thời.
Dạy học tác phẩm thơ trung đại Việt Nam trên cơ sở khai thác hạt nhân tư tưởng nhân văn chính
là biện pháp hữu hiệu để hạn chế khoảng cách giữa học sinh lớp 7 THCS với các tác phẩm được sáng tác
từ hàng ngàn năm trước.
2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thơ Nơm Đường luật gắn với lịch sử hình thành
Mỗi tác phẩm văn chương đều ra đời trong những bối cảnh lịch sử cụ thể, trong đó hai
phương diện quan trọng nhất cần phải chú ý tới hai phương diện là nhà văn- người sáng tạo ra tác
phẩm và hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đương thời.
*Phương diện thứ nhất, giáo viên cần có sự hiểu biết khá kĩ về các nghệ sĩ đã sáng tạo nên tác phẩm
để truyền đạt cho học sinh. Thơ Nôm Đường luật trong văn học Việt Nam đạt đến trình độ điêu luyện
với những bài thơ nổi tiếng của hai nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Mỗi
người, bằng những nét riêng, đã in đậm dấu ấn của mình trong lòng người đọc. Thơ Hồ Xuân Hương
bình dị mà sắc sảo. Bà thường tìm cách phá vỡ những nét chuẩn mực, đặc trưng của thơ ca phong
kiến, dám chọc giận cả những vị “chính nhân qn tử” qua đó đề cao, bảo vệ vẻ đẹp cũng như quyền
sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Ngược lại, thơ Bà Huyện Thanh Quan thường phát triển


theo hướng chuẩn mực, ngay ngắn. Thơ bà xuất hiện dưới dạng cổ điển, niêm luật chặt chẽ, nội dung
trang nhã, đặc biệt về mặt âm hưởng thì thơ bà hết sức dồi dào, hấp dẫn. Sức mạnh của thơ Hồ Xuân
Hương là ở khả năng liên tưởng rộng rãi, phong phú từ những sự vật bình thường (ví dụ chiếc bánh trơi
nước) đến những yếu tố cao q (ví dụ như vẻ đẹp của người phụ nữ). Ngược lại, vẻ đẹp trong thơ Bà
Huyện Thanh Quan là vẻ đẹp tinh tế của một hồn thơ giàu nhạy cảm, những hình ảnh như tạc, vẽ, chạm,
khắc làm nổi bật một cảnh trí thiên thiên trong cái nhìn chan chứa u thương đối với quê hương đất
nước... Rõ ràng, việc xác định được phong cách riêng của mỗi tác giả sẽ giúp chúng ta có cách dạy thích

hợp với từng tác phẩm .
Dạy học bài thơ Bạn đến chơi nhà trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, trước tiên ta cũng cần phải
làm cho học sinh hiểu rõ về nhà thơ Nguyễn Khuyến. Thơ ơng một mặt là tiếng nói day dứt, u hoài của
lương tâm, trách nhiệm của nhà thơ trước vận mệnh đất nước, một mặt thể hiện sự gắn bó thân thiết đối với
con người và làng quê Việt Nam.Tình cảm của Nguyễn Khuyến chan hịa với tình cảm của con người nông
thôn, ngôn ngữ thơ ông mang được cái duyên dáng, hóm hỉnh, phong phú, sinh động của ngơn ngữ nơng
dân. Ơng đã sử dụng rộng rãi ngôn ngữ của đời sống hằng ngày, của ca dao tục ngữ trong thơ. Hẳn vì vậy
mà Xuân Diệu đã tôn ông là nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam.
*Phương diện thứ hai đóng vai trị quan trọng trong việc tìm hiểu tác phẩm là bối cảnh lịch sử xã
hội cụ thể tạo tiền đề ra đời cho tác phẩm. Quan tâm đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử hình thành tác
phẩm sẽ giúp cho giáo viên và học sinh tiếp cận với văn bản nghệ thuật có nhiều thuận lợi, đặc biệt là
đối với các tác phẩm thơ trung đại Việt Nam. Chẳng hạn khi dạy bài “Qua đèo Ngang”, ta phải đặt
tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử mới hiểu tại sao nhà thơ lại dùng thời điểm “xế tà” để tả cảnh đèo
Ngang và mới hiểu tại sao nhà thơ lại có tâm sự nhớ nước, thương nhà khi qua nơi này.
2.3. Dạy học thơ Nôm Đường luật xuất phát từ bố cục và kết cấu bên trong của tác phẩm
Đối với thơ Nôm Đường luật, bố cục, kết cấu phải được hết sức chú ý bởi các yếu tố này
góp phần làm rõ đặc trưng của thơ Nôm Đường luật so với các bài thơ Đường luật khác. Phân tích
một văn bản thơ chữ Nơm Đường luật bao giờ cũng địi hỏi người tiếp nhận phải phân định được bố
cục và kết cấu của bài thơ. Phân tích để tìm ra ý nghĩa của nó trong việc biểu hiện nội dung và thể
hiện những sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả.
2.4. Hướng dẫn học sinh phát hiện cái mới, so sánh đối chiếu để khắc sâu ấn tượng về tác phẩm
Phân tích văn bản khơng chỉ đơn thuần là phân tích ngơn từ, lớp nghĩa mà muốn học sinh ngoài sự
cảm thụ và say mê còn phải thực sự hiểu được những cái mới trong những tác phẩm để củng cố thêm niềm
say mê với văn học Trung đại, trân trọng những sự sáng tạo của cha ông ta. Những cái mới ở đây là mới về
nội dung, ngôn từ của tác phẩm so với những tác phẩm ra đời trước nó và sau nó, những giá trị, những khía
cạnh cịn phù hợp với thời đại.Ví dụ bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến vẫn lấy đề tài tình bạn,
một đề tài nổi bật trong thơ ông. Nhưng sáng tạo của bài thơ là ở sự phá vỡ quy định chặt chẽ của thơ
Đường luật. Thông thường với những bài thơ thất ngơn bát cú Đường luật có bố cục : đề , thực, luận, kết (2
– 2 – 2 – 2) nhưng Nguyễn Khuyến đã phá luật tạo nên một bố cục mới 1 – 6 – 1. Không những vậy, ngôn



ngữ thơ ơng khơng cầu kì, kiểu cách mà tồn là ngơn ngữ thuần Nơm bình dị, dân dã, mộc mạc, gần gũi với
lời ăn tiếng nói của người dân nhưng được sử dụng khéo léo khiến nó rất ý vị.
Trong giảng dạy tác phẩm văn chương, so sánh sẽ giúp học sinh mở rộng, khắc sâu kiến thức
văn học cho chính bản thân mình, đồng thời thấy được những nét riêng, nét chung, sự kế thừa, phát
triển đặc biệt là những dấu ấn sáng tạo của từng tác giả trong tác phẩm. So sánh sẽ giúp học sinh
khắc sâu ấn tượng về những hình tượng nổi bật trong tác phẩm. Khi dạy bài thơ Qua đèo Ngang ,
giáo viên có thể so sánh với các bài thơ cùng chủ đề của bà như Chiều hôm nhớ nhà, Thăng Long
thành hồi cổ, Tức cảnh chiều thu.... Giáo viên cũng có thể so sánh với các câu ca dao, các bài thơ
khác cùng nói về thời điểm chiều tà. Khi dạy bài thơ Bạn đến chơi nhà , giáo viên mở rộng, so sánh
với các bài thơ khác của Nguyễn Khuyến cùng đề tài về tình bạn như: Khóc Dương Kh, Lụt hỏi
thăm bạn...để thấy tình bạn là một đề tài quen thuộc và nổi tiếng của nhà thơ. Giáo viên cũng có thể
so sánh cụm từ “ta với ta ” trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà với nhau.
2.5. Hướng dẫn học sinh tiếp cận thơ Nôm Đường luật qua hoạt động đọc tác phẩm
Đọc văn là một hoạt động có tính chất đặc thù của quá trình thâm nhập và tiếp nhận một tác phẩm
văn học. Với các tác phẩm thơ Nôm Đường luật, việc đọc càng giữ một vai trò quan trọng. Trong q
trình đọc thơ Nơm Đường luật, người đọc phải tìm cho được mạch cảm xúc chủ đạo, ngôn ngữ, giọng
điệu, nhạc điệu…để có cách đọc cho phù hợp. Giọng đọc và cách đọc phù hợp với văn bản sẽ tạo nên
khơng khí cho giờ học, gợi cảm hứng cho học sinh.
Mặt khác, đọc thơ Nôm Đường luật trong nhà trường là một cơng việc tương đối khó khăn
địi hỏi sự khổ luyện của giáo viên và học sinh. Vì muốn đọc cho “vang nhạc, sáng hình” địi hỏi phải
có những kĩ năng cơ bản.
Đầu tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh có kĩ năng đọc chính xác.
Tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm.
Qua việc đọc, học sinh sẽ nắm bắt được cảm xúc chủ đạo của tác phẩm và có những cảm nhận đầu
tiên về nhân vật trữ tình trong bài. Việc đọc này diễn ra trong suốt giờ học, đọc nhiều lần, đọc đi đọc
lại, bám sát từng từ từng chữ, đọc đón đầu và dự đoán để tái hiện phạm vi đời sống khung cảnh, con
người, sự kiện nối tiếp với thế giới nghệ thuật của tác phẩm
2.6. Hướng dẫn học sinh vượt rào cản ngôn ngữ thông qua hoạt động cắt nghĩa, chú giải
2.6.1. Hoạt động chú giải

Biện pháp này rất quan trọng, dùng cho việc dạy văn học trung đại nói chung và dạy học thơ
Nơm Đường luật nói riêng. Bởi ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật rất cô đọng, hàm súc. Hình thức chữ
Nơm vốn đã khó hiểu đối với học sinh, lại thêm các biện pháp nghệ thuật như ước lệ, tượng trưng,
điển tích, điển cố khiến cho bài thơ càng trở nên khó hiểu và khó tiếp nhận. Chú giải sâu chính là
biện pháp rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với thơ cổ để tiếp nhận văn bản có hiệu quả.
Cách thức cụ thể của chú giải:
- Chú giải từ


- Chú giải điển cố
2.6.2. Hoạt động cắt nghĩa
Hoạt động cắt nghĩa đóng vai trị rất quan trọng trong việc giúp học sinh vượt rào cản ngôn
ngữ để hiểu nghĩa của từ, câu, hình ảnh và mối quan hệ của chúng trong văn bản từ đó tiếp cận được
nội dung và ý đồ nghệ thuật của tác giả trong bài. Cắt nghĩa chính là quá trình làm cho ý nghĩa của
từ, của ngữ, câu và hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng. Cắt nghĩa ngôn ngữ gồm
cắt nghĩa từ, cắt nghĩa hình ảnh và cắt nghĩa câu.
2.7. Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm thơ Nôm Đường luật bằng hệ thống câu hỏi hợp lí
Nêu câu hỏi là cách tốt nhất để biết những điều đã biết và cả những điều chưa biết ở học sinh
và về học sinh. Đây là một trong những phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của câu hỏi trong dạy học văn chương, chúng ta
cần đặc biệt lưu ý đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài:
- Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và trực tiếp. Tránh những câu hỏi đánh đố học
sinh. Câu hỏi không được rối rắm, tối nghĩa và có cấu trúc phức tạp dễ làm học sinh nhầm lẫn.
- Các câu hỏi có chất lượng ngồi tính chất xác định rõ ràng, phải có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi
tình cảm, cảm xúc, xúc động thẩm mỹ cho học sinh.
- Câu hỏi có tác dụng kích thích hứng thú và khơi gợi khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh của học
sinh.
- Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khn khổ một giờ học trên lớp.
- Cần có sự kết hợp cân đối giữa các loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. Câu hỏi
có khi theo lối diễn dịch, có khi theo lối qui nạp nhưng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ

thống kiến thức vững chắc.
Khi đặt câu hỏi, giáo viên có thể thực hiện một số giải pháp:
- Suy nghĩ thật kĩ vấn đề mình sắp dạy.
- Tham khảo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. Xây
dựng hệ thống câu hỏi riêng của mình cho bài soạn.
- Cố gắng sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau để hỏi về cùng một nội dung.
- Chú ý đón bắt, khơi gợi những ý tưởng mới mẻ của học sinh, từ thực tế trả lời của các em,
điều chỉnh lại cách hỏi cho phù hợp.
2.8. Sử dụng phương pháp bình giảng để nâng cao nhận thức thẩm mĩ cho học sinh
Bình giảng tác phẩm văn chương là bộ phận quan trọng của khoa học văn học. Trong tiếp
nhận văn học, bình giá là hoạt động hồn tất quá trình lĩnh hội tác phẩm.
Những lời bình giảng, phân tích của giáo viên trong giờ đọc – hiểu văn bản là rất cần thiết,
quan trọng góp phần làm nên dư vị ngọt ngào, khơi gợi cảm xúc của học sinh khi tiếp nhận các giá trị
văn chương. Khi bình các thủ pháp nghệ thuật cũng phải chú ý lựa chọn. Tuy nhiên dù cách nào cũng
vậy lời bình phải phù hợp với lời giảng trước hoặc sau đó, giảng có sâu sắc thì lời bình mới tâm đắc.


Và qua lời bình ấy, học sinh mới cảm nhận được cái hay của tác phẩm, ngâng cao hiệu quả của giờ
học văn.
Bình có rất nhiều cách khác nhau và giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết kết hợp giữa
giảng và bình để tạo sự lôi cuốn trong giờ học. Điều quan trọng nhất với người giáo viên là phải biết
sử dụng linh hoạt, khoa học biện pháp bình giảng trong giờ dạy – học tác phẩm thơ Nôm Đường luật
để đem đến cho giờ dạy sự hấp dẫn, phát huy được cá tính sáng tạo của người học.
Ngồi các biện pháp trên, còn nhiều biện pháp khác . Tuy nhiên để giờ dạy tác phẩm thơ
Nôm Đường luật đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người giáo viên cần áp dụng các biện pháp một cách linh
hoạt với từng đối tượng học sinh, với từng bài dạy; bản thân người giáo viên cần tích cực đọc, tìm
tịi, nghiên cứu tài liệu để có cái nhìn sâu rộng về tác phẩm, trên cơ sở đó từng bước hướng dẫn học
sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc cảm thụ, đi tìm cái đẹp, cái hay của tác phẩm văn học.
CHƢƠNG 3
́

́
THIÊT KÊ THỂ NGHIỆM
3.1. Mục đích thể nghiệm
Luận văn xây dựng thiết kế giáo án và tiế n hành da ̣y thể nghiê ̣m để chứng minh tinh khả thi
́
của những biện pháp đã đề xuất trong luận văn , trên cơ sở đó khẳ ng đinh sự đóng góp của luâ ̣n văn
̣
trên phương diê ̣n lí luâ ̣n và thực tiễn da ̣y ho ̣c tác phẩ m thơ N

ôm Đường luâ ̣t cho ho ̣c sinh lớp

7

THCS.
3.2. Đối tƣợng, đia bàn và thời gian thể nghiêm
̣
̣
3.1.2. Đối tượng thể nghiệm
Đối tượng th ể nghiệm là ho ̣c sinh lớp 7 ở một số trường THCS ở Hà Nội . Học sinh ở các
trường có trình độ tương đương nhau để tim hiể u sâu hơn tác du ̣ng của các biê ̣n pháp đố i với các đố i
̀
tươ ̣ng ho ̣c sinh cu ̣ thể .
Luận văn lựa cho ̣n m ột tác phẩ m thơ Nôm Đường luâ ̣t trong chương trình Ngữ văn 7 THCS
để tiến hành thể nghiệm là bài “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan)
3.2.2. Đia bàn thể nghiê ̣m
̣
Thiế t kế giáo án thể nghiê ̣m đư ợc tiến hành ta ̣i hai trường THCS thuô ̣c hai quâ ̣n huyê ̣n khác
nhau ta ̣i Hà Nô ̣i:
Trường THCS Lê Quý Đôn – Quâ ̣n Cầ u Giấ y (Nô ̣i thành)
Trường THCS Minh Trí - Huyê ̣n Sóc Sơn (Ngoại thành)

3.2.3. Thời gian thể nghiê ̣m
Các giáo án thể nghiệm được tiến hành trong năm học 2012 – 2013.
3.2. Nô ̣i dung thể nghiêm
̣
* Bài thể nghiệm: Trong số các văn bản thơ Nôm Đường luâ ̣t đươ ̣c đưa vào chươn g trinh Ngữ văn 7
̀
THCS, chúng tôi đã lựa chọn văn bản sau:


Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) - 1 tiế t
* Lớp thể nghiê ̣m: Mỗi trường cho ̣n 2 lớp (1 lớp da ̣y thể nghiê ̣m, 1 lớp da ̣y đố i chứng). Hai lớp đươ ̣c
chọn dạy tương đương với nhau về mă ̣t si ̃ số , trình độ tiếp nhận để kết quả thể nghiệm đảm bảo tính
khách quan. Sự lựa cho ̣n cu ̣ thể như sau:
Trƣờng

Lớp thể nghiêm
̣

Lớp đố i chƣng
́

Trường THCS Lê Quý Đôn

7K

7G

Trường THCS Minh Trí

7A


7E

*Giáo viên da ̣y thể nghiê ̣m : hai lớp đươ ̣c sử du ̣ng da ̣y đố i chứng và thể nghiê ̣m có cùng mô ̣t giáo
viên da ̣y để đảm bảo tinh khác quan và đồ ng đề u . Các giáo viên tham gia d ạy đều nhiệt tình, đều đạt
́
trình độ trên chuẩn (tớ t nghiê ̣p ĐHSP), có phẩm chật đạo đức tốt, trình độ chun mơn vững vàng và
có kinh nghiệm trong giản dạy Ngữ văn bậc THCS.
3.3. Phƣơng pháp tiế n hành thể nghiêm
̣
- Phương pháp so sánh đố i chứng: cùng một đối tượng thực hiện(giáo viên) và cùng một nội dung cụ thể
,
(bài học) nhưng khác nhau về thiế t kế giáo án. Mô ̣t đố i tươ ̣ng ho ̣c sinh ho ̣c theo thiế t kế giáo án trên cơ
sở những đề xuấ t của luâ ̣n văn còn một đối tượng học sinh được học theo thiết kế giáo thông thường
,
án
như ở các tiế t ho ̣c khác Sau đó, chúng tôi tiến hành so sánh đố i chiế u để rút ra nhâ ̣n xét về tác du ̣ng của
.
,
các biện pháp đã đề xuất trong luận văn
.
Quá trình triển khai hoạt động thể nghiệm:
1. Xác định đ ối tượng thể nghiệm ở mỗi trường học (lớ p thể nghiê ̣m và lớp đố i chứng ) và giáo
viên thể nghiê ̣m thông qua phiế u điề u tra (theo mẫu ở phầ n phu ̣ lu ̣c)
2. Gă ̣p gỡ giáo viên thể nghiê ̣m , giao tài liê ̣u (giáo án và phiếu khảo sát ), trình bày nhiệm vụ ,
nô ̣i dung thể nghiê ̣m cũng như kế t quả cầ n đa ̣t sau quá trình thể nghiê ̣m.
3. Khảo sát giáo án của các giáo viên THCS v ề các bài thơ Nôm Đường luật trên phương diện
số lươ ̣ng và nô ̣i dung các câu hỏi trong bài dạy.
4. Khảo sát chất lượng học sinh sau các giờ học thể nghiệm và đối chứng.
5. Thu các kế t quả khảo sát, tiế n hành thố ng kê, so sánh và đánh giá kế t quả thể nghiê ̣m.

6. Rút ra kết luận về kết quả thể nghiệm.
3.4. Giáo án thể nghiêm
̣
Tiế t 29: QUA ĐÈ O NGANG (1 tiế t)
3.5.

Đánh giá kết quả thể nghiệm
Sau khi tiến hành các tiết dạy ở các lớp đối chứng và các tiết dạy ở lớp thể nghiệm thiết kế

giáo án trên, chúng tôi đều kiểm tra kết quả tiếp nhận của học sinh theo phiếu yêu cầu đã được phát
ra với các nội dung sau:
1) Cảnh thiên nhiên đèo Ngang hiện lên như thế nào qua cảm nhận của Bà Huyện Thanh Quan?


2) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ và nêu tác dụng của các biện pháp
nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
3) Em cảm nhận được điều gì trong tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang?
4) Theo em, sức hấp dẫn của bài thơ này là gì?
5) Ấn tượng sâu sắc nhất của em sau khi học xong bài thơ?
Bảng 3.2. Thống kê kết quả nhận thức của học sinh
Trả lời
Câu hỏi

Lớp

Số phiếu

Đúng, đủ

Sơ sài


Chưa đúng

Không trả
lời

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Thể nghiệm

90

44

13

12

0

Đối chứng

90


32

25

25

08

Thể nghiệm

90

37

31

15

02

Đối chứng

90

24

30

27


09

Thể nghiệm

90

41

33

14

02

Đối chứng

90

22

31

26

11

Thể nghiệm

90


34

37

11

08

Đối chứng

90

26

35

17

12

Kết quả cho thấy sau khi được học với giáo án thể nghiệm, nhận thức của học sinh đã có sự
thay đổi rõ rệt. Học sinh ở các lớp thể nghiệm nhìn chung có khả năng phân tích tác phẩm khá tốt.
Hầu hết các em đều nắm được những kiến thức cơ bản mà mục tiêu bài học đã đề ra. Điều đó cho
thấy những đề xuất của luận văn là phù hợp với đối tượng học sinh THCS, cụ thể là học sinh lớp 7
hiện nay. Bài thiết kế thể nghiệm đã cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh về tác phẩm cũng
như tác giả, đã rèn được cho học sinh kĩ năng cơ bản khi đọc diễn cảm thơ Nôm Đường luật, giúp
các em nắm được các bước phân tích, bình giá một tác phẩm thơ. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng
hệ thống câu hỏi khá phong phú, từ câu hỏi phát hiện, tái hiện, so sánh…đến câu hỏi nêu vấn đề, từ
câu hỏi đơn giản đến nâng cao, phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 7 THCS.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Các tác phẩm thơ Nôm Đường luật chiếm vị trí khá quan trọng trong chương trình Ngữ Văn
lớp 7 THCS và đều là những tác phẩm hay được lựa chọn công phu, kĩ lưỡng. Tuy nhiên, những tác
phẩm đó cách chúng ta hàng trăm năm, thể hiện những quan điểm thẩm mĩ, cách cảm, cách hiểu của
người xưa về con người, cuộc sống khác hẳn với học sinh hiện nay. Trong khi đó, trình độ nhận thức
của học sinh cịn nhiều hạn chế, vốn ngơn ngữ cịn ít ỏi, tri thức nền tảng về văn hóa, lịch sử, xã
hội…còn nghèo nàn. Hơn nữa, nhiều giáo viên hiện nay chưa thực sự coi trọng thi pháp thể loại khi


dạy học văn nên thường dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật như dạy các tác phẩm thơ hiện đại.
Điều đó gây ra tình trạng học sinh khơng thích học mảng thơ này. Chính vì vậy, dạy học tác phẩm
thơ Nôm Đường luật hữu hiệu không thể không coi trọng đặc trưng thể loại.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể
loại cho học sinh THCS, luận văn đề xuất tám biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thể
thơ này. Để dạy tốt các tác phẩm thơ Nôm Đường luật, cốt lõi là phải khai thác được hạt nhận tư
tưởng nhân văn trong tác phẩm. Muốn làm được điều này, giáo viên cần hướng dẫn các em chiếm
lĩnh tác phẩm thông qua các biện pháp như gắn với lịch sử hình thành của tác phẩm, đọc tác phẩm,
phân tích kết cấu của tác phẩm đó, vượt qua rào cản ngơn ngữ của văn học Trung đại vốn xa lạ với
các em, tìm ra cái mới, so sánh đối chiếu để khắc sâu ấn tượng về tác phẩm. Các biện pháp này sẽ
đóng vai trị quan trọng để xây dựng hệ thống câu hỏi phân tích tác phẩm và dựa trên cơ sở đó, biện
pháp giảng bình sẽ giúp các em cảm nhận rõ hơn chiều sâu của tác phẩm.
Từ những biện pháp đã đề xuất được, luận văn đề xuất một giáo án về một tác phẩm thơ Nôm
Đường luật trong chương trình Ngữ Văn THCS và tiến hành dạy thể nghiệm. Những kết quả thu
được sau quá trình thể nghiệm đã bước đầu chứng minh những biện pháp do chúng tôi đề xuất có khả
năng áp dụng trong thực tế.
2. Khuyến nghị
Sau quá trình nghiên cứu, luận văn có một số khuyến nghị như :
- Muốn nâng cao hiệu quả dạy học thơ Nơm Đường luật, đồng thời phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên phải hiểu rõ đặc trưng thi pháp thể loại của thơ Nôm

Đường luật, phải ý thức được tầm quan trọng của thể loại khi dạy học các tác phẩm này. Từ đó, giáo
viên cần có biện pháp dạy học phù hợp, giúp học sinh hiểu được giá trị nội dung, giá trị thẩm mĩ mà
tác phẩm đưa lại.
- Các tổ, nhóm chuyên môn cần thường xuyên tổ chức những chuyên đề bồi dưỡng kiến thức
về thể loại, hướng dẫn giáo viên phương pháp giảng dạy theo thể loại để giáo viên có cái nhìn cụ thể
hơn với một giờ dạy học tác phẩm văn chương đúng đặc trưng thể loại.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Đồng thời
nếu thấy học sinh yếu ở điểm nào, giáo viên cần bổ sung kiến thức, kĩ năng cho các em ở điểm đó. Đây
cũng là quá trình đòi hỏi sự tận tâm, đầu tư chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học của người giáo
viên.

References.
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2004), Sách giáo viên Ngữ Văn 7. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn
Trung học cơ sở. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.


3. Hoàng Hữu Bội (2007), Thiết kế dạy học Ngữ Văn 11. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
4. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể. Nhà xuất
bản đại học Sư phạm, Hà Nội.
5. Lê Bá Hán (2004), Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nơm Đường luật Việt
Nam thời trung đại. Nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.
7. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Phương pháp dạy học Ngữ Văn ở Trung học cơ sở. Nhà xuất bản
đại học Sư phạm, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2007), Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương (phần Trung đại) ở
trường phổ thông. Nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2012), Đọc – hiểu 31 tác phẩm văn học Ngữ Văn 7. Nhà xuất bản

đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Đặng Thanh Lê (1990), Hồ Xn Hương và dịng thơ Nơm Đường luật. Tài liệu bồi dưỡng
giáo viên dạy theo SGK Văn 10 mới. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
12. Nguyễn Lộc (2005), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX). Nhà xuất bản
Giáo dục, Việt Nam.
13. Phan Trọng Luận (2007), Phương pháp dạy học văn (tập 1). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
14. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương – bạn đọc sáng tạo. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
15. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
16. Trần Đình Sử (2008), Lí luận văn học tập 2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
17. Trần Đình Sử (2005), Về tác giả tác phẩm Ngữ Văn 7. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
18. Vũ Thanh (2001), Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
19. Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nơm Đường luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
20. Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn học Trung đại từ góc nhìn thể loại. Nhà xuất bản
Giáo dục, Việt Nam.
21. Nguyễn Quan Trung (2010), Học luyện văn bản Ngữ Văn 7 Trung học cơ sở. Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm, Hà Nội.



×