Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 8 (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.64 KB, 32 trang )

BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 8
( NGỒI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA)
ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những
giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử
thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp
nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hồn
cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng
trơng đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi
đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm
được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy
đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa
đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hồng hơn
bng xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những
ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là
ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường
đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành
trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian
khơng chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/ Chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một
hành trình.”?
Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất
chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?
Câu 5. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý
kiến được nêu trong đoạn trích trên: “Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là
chấp nhận thực tế và tin vào chính mình.”
Đáp án đọc hiểu Hạt giống tâm hồn số 1


Câu 1. Thao tác lập luận bác bỏ.
1


Câu 2. Hạnh phúc chính là những trải nghiệm cuộc đời trần thế, hạnh phúc khơng
tự nhiên mà có, hạnh phúc là phải kiếm tìm, phải trải qua gian khó, cực khổ mới có
được…
Câu 3. Vì cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh; thời
gian khơng chờ đợi một ai.
Câu 4.
Có thể nêu một số thơng điệp tích cực:
+ Trân trọng cuộc sống hiện tại.
+ Nâng niu từng phút giây của cuộc sống.
+ Chủ động nắm bắt cuộc sống của mình và đón nhận những hạnh phúc đời thường.
+ Hướng tới lối sống thực tế, tránh mơ mộng viển vơng.
(Hoặc có thể tìm ra những thơng điệp tích cực khác phù hợp với nội dung được gợi
ra từ đoạn văn bản).
Câu 5.
* Tham khảo gợi ý dưới đây để viết đoạn văn:
a) Giải thích
+ Câu nói ngắn gọn nhưng gợi ra một bài học về kỹ năng thích ứng với cuộc sống:
thực tế khơng thể thay đổi nên cách tốt nhất là chấp nhận nó và tin vào khả năng, sự
lựa chọn của bản thân.
b) Phân tích
+ Khi ta chấp nhận hiện tại sẽ cảm thấy dễ chịu, giảm stress, đầu óc cũng đủ tỉnh táo
để tìm ra giải pháp tốt nhất.
+ Và hãy “tin vào chính mình”, tin vào nghị lực, tài năng, lịng can đảm, sức mạnh
và sự tự tin đều tiềm ẩn bên trong con người có đủ khả năng vượt qua những khó
khăn ấy. Đó là cách tốt nhất để vực lại chính mình.
c) Bình luận

+ Nếu khơng “chấp nhận hiện thực và tin vào chính mình” thì sau những vấp ngã,
lỗi lầm ta sẽ dễ trách móc bản thân, như “giá như.. ”, “nếu biết trước thì..
+ Những việc làm ấy khơng những vơ nghĩa mà ngược lại cịn khiến cho ta dễ rơi
vào tuyệt vọng, căng thẳng, giày vò bản thân.

2


+ Không chỉ vậy, không biết “chấp nhận hiện thực” cịn tạo nên lối sống thiếu thực
tế, tạo thói quen đổ lỗi, thiếu trách nhiệm với hành động, lời nói của bản thân.
– Lên án những kẻ thụ động, há miệng chờ sung hoặc những kẻ e dè, sợ hãi, lẩn trốn
cuộc đời, trong ý nghĩ chỉ toàn khổ đau, thất bại và tuyệt vọng.
+ Cần hiểu chấp nhận thực tế khơng có nghĩa là bng xi.
d) Bài học
+ Hãy biết “chấp nhận thực tế và tin vào chính mình” để bản thân luôn vui yẻ, hạnh
phúc và trưởng thành.
+ Hãy dũng cảm đối diện với thực tế; sẵn sàng đối mặt và chấp nhận bất cứ biến cố
nào trong cuộc sống thực tế.
– Có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có đủ tài năng, bản lĩnh, tấm lịng để làm
chủ cuộc sống của chính mình.

ĐỀ SỐ 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hồi bão. Nó gắn liền với khát vọng
chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc
sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc
đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ
bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa
hồng nhưng cũng khơng ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có
của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó,

hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh
hùng hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ
3


nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng
thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2
– Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5đ)
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời
mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng khơng ít
chơng gai.
Câu 3: Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ
khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.
Câu 4: Thông điệp mà Anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thơng
điệp đó?.
Tài liệu đọc hiểu liên qua: đọc hiểu câu chuyện về hai hạt mầm
Đáp án đọc hiểu Hạt giống tâm hồn số 2
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
Biện pháp ẩn dụ: Hoa hồng ẩn dụ cho những vinh quang, chiến thắng, những điều
tốt đẹp
Câu 3:
Có thể nói vậy vì:
+ Cuộc sống ln chứa đựng vơ vàn những khó khăn, thử thách
+ Năng lực của con người có giới hạn và ta có thể sẽ gặp những thất bại, những
đắng cay
Câu 4:

4


Học sinh có thể lựa chọn thơng điệp mà mình tâm đắc nhất. Gợi ý:
- Tuổi trẻ hãy sống hết mình cho ước mơ, hồi bão
- Cuộc sống khơng chỉ có thành cơng mà cịn có cả những thất bại
- Cần nỗ lực hết mình để theo đuổi những đam mê

ĐỀ SỐ 3
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học
hành hồn tất hay có gia đình, có cơng việc ổn định. Nhưng khi đã có được những
điều ấy rồi, chúng ta lại bị chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa.
Chúng ta thường khơng hài lịng khi cuộc sống khơng như những gì mình mong
muốn.
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây
phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách,
khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận
thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hồn cảnh
nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình.
5


Đừng trơng đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.
Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến
khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu
mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc.
Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh
phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hồng hơn bng xuống mới nghĩ là
hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ,

ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn.
Tại sao không phải lúc này?
…. Hãy làm việc say mê như thể bạn khơng cịn cơ hội để làm lại một lần nữa. Hãy
yêu chân thành và trọn vẹn như thể bạn chưa từng đau khổ vì tình yêu. Bạn hãy đón
nhận cuộc sống với tất cả những điều bình dị, tinh khơi nhất của nó, như thể bạn
chưa từng trải qua những năm tháng khổ đau, những phút giây tuyệt vọng. Như thể
bạn vừa khám phá được ý nghĩa thật sự của tình yêu, và hơn hết là điều bí ẩn giản
dị của hạnh phúc.
(Trích Hạt giống tâm hồn)
Câu 1: Xác địnhphương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng những biện pháp tu từ trong đoạn văn in đậm.
Câu 3. Theo tác giả cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm “Đừng trông đợi một phép màu hay một
ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.” Vì sao?
Câu 5. Thơng điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Câu 6. Từ nội dung văn bản trên anh chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về ý kiến “Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình”.
Đáp án đọc hiểu Hạt giống tâm hồn số 3
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2. Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc: Đừng đợi…. mới

6


Tác dụng: Nhấn mạnh đến sự cần thiết và nhanh chóng nắm bắt cơ hội để tạo ra
và tận hưởng hạnh phúc ở mọi thời điểm trong cuộc
Câu 3. Theo tác giả cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế
và tin vào chính mình.
Câu 4. Đồng tình với quan niệm “ Đừng trơng đợi một phép màu hay một ai đó sẽ

mang hạnh phúc đến cho bạn.”
- Con người ta ai cũng phải có lí tưởng và mục đích khát vọng của cuộc đời. Khi đạt
được những điều ấy chúng ta sẽ cảm thấy thỏa mãn và có động lực để tiếp tục cống
hiến cho xã hội. Đó là hạnh phúc.
- Cá nhân phải tận dụng mọi cơ hội mọi thời điểm để làm việc và thực hiện mục tiêu
khát vọng của mình. Khi gặp khó khăn khơng hề nản chí, gặp nghịch cảnh khơng hề
do dự, ln chủ động trong mọi tình huống, không ỷ lại trông chờ lệ thuộc vào ai
hay thế lực nào. Có như thế hạnh phúc mới có ý nghĩa có giá trị.
Câu 5. Các em có thể trình bày thông điệp mà bản thân cho là tâm đắc: cách tạo nên
hạnh phúc, sự trân trọng và nắm giữ hạnh phúc, đón nhận cuộc sống và hạnh phúc
từ những điều bình dị…
Câu 6. “Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận
và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình”.
Gợi ý về nội dung:
Giới thiệu vấn đề nghị luận
Giải thích:
- Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là niềm vui của con người khi đạt được mục đích lí
tưởng của cuộc sống và thỏa mãn về nhu cầu vật chất hoặc tinh thần ở thời điểm
nhất định trong cuộc sống.
=> Ý cả câu: Hạnh phúc hay không là do quan niệm của mỗi người cũng như cách
sống cách tạo dựng nắm bắt hạnh phúc trong từng hoàn cảnh từng thời điểm. Hạnh
phúc là do mình tạo ra.
Phân tích, bàn luận, chứng minh:
- Hạnh phúc hay không là do quan niệm của mỗi người
7


- Hạnh phúc hay không là do cách sống cách tạo dựng nắm bắt hạnh phúc trong
từng hoàn cảnh từng thời điểm.
- Hạnh phúc là do mình tạo ra.

Bài học nhận thức:
- Cá nhân phải biết cách tạo dựng nắm bắt hạnh phúc.
- Hạnh phúc là do mình tạo ra. Không nên lệ thuộc và ỷ lại trông chờ vào hồn cảnh
hay người khác.
- Cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể xã hội để tìm kiếm và tạo ra hạnh
phúc.

ĐỀ SỐ 4
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
8


Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tơi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá
trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó
dừng lại giây lát. Tơi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bị qua
vết nứt đó. Những khơng. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến
lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha
chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tơi nghĩ rằng tại sao mình khơng thể học lồi kiến nhỏ bé
kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho
ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình khơng thể học lồi kiến nhỏ bé kia,
biến những trở ngại, khó khăn của ngày hơm nay thành hành trang quý giá cho ngày
mai tươi sáng hơn!”?
Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra cho mình một bài học mà anh/chị tâm đắc nhất?

Đáp án đọc hiểu Hạt giống tâm hồn số 4
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2: Hình ảnh “vết nứt” ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại, thách thức mà
chúng ta ln phải đối mặt trong cuộc sống, đó là quy luật tất yếu.
Câu 3:
- Tác giả cho rằng: “tại sao mình khơng thể học lồi kiến nhỏ bé kia, biến những
trở ngại, khó khăn của ngày hơm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi
sáng hơn!” bởi trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử
thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Đó là khi ta đối mặt trước khó
khăn, ta sẽ ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào.
9


- Hình ảnh "lồi kiến nhỏ bé" đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở
ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày
mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng
trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người cịn bi
quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống.
Câu 4: Các em trình bày suy nghĩ cá nhân, giải thích vì sao bài học đó khiến em
thấy tâm đắc nhất?
- Có thể lựa chọn những bài học như:
+ Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt
với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc.
+ Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải ln nỗ lực, sáng tạo, khắc phục
hồn cảnh.
+ Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành
kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.
Tài liệu hay: Nghị luận xã hội về ý chí nghị lực


10


ĐỀ SỐ 5
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Mỗi lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm
sống, một sinh viên đã nói:
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế
giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên
tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, khơng có internet, vệ tinh viễn
thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…
Người thầy giáo trả lời:
- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta.
Cịn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tơi khơng có những thứ
em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người
kế thừa và áp dụng chúng.
(Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế
hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?
Câu 3. Tại sao cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng trước câu trả lời của thầy?
Câu 4. Từ câu chuyện trên anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 5. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
câu trả lời của người thầy giáo trong văn bản trên: “Những phương tiện hiện đại
giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta”.
11


Đáp án đọc hiểu Hạt giống tâm hồn số 5
Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Câu 2:
- Điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của
người thầy giáo lớn tuổi là: sự thay đổi thời đại và hoàn cảnh sống “Thế hệ các thầy
sống trong những điều cũ là một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc
với thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ thầy khơng có máy tính, internet,
vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…”
Câu 3:
- Câu sinh viên cúi đầu im lặng trước thầy vì: cậu nhận ra rằng, những phương tiện
hiện đại cậu được hưởng thụ ngày nay chính là do những thế hệ trước vất vả tạo
thành. Vậy mà cậu khơng có thái độ biết ơn lại có những lời trách móc với thầy giáo
– thế hệ đi trước.
Câu 4:
Bài học mà các em có thể rút ra cho bản thân:
- Cần có thái độ đúng mực với những người lớn tuổi, đặc biệt là người đã và đang
dạy dỗ ta.
- Phải biết ơn và trân trọng quá khứ, công lao của cha ông. Bởi mọi thành quả hôm
nay ta được hưởng thụ đều do ông cha ta vất vả tạo thành.
- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, nhưng bản thân
mỗi người phải giữ được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, đó là yếu tố
khơng được thay đổi, nó tạo nên giá trị bền vững cho mỗi con người.
Câu 5
* Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Giải thích vấn đề

12


“Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta những không làm thay đổi chúng ta”
câu nói muốn khẳng định, các phương tiện hiện đại sinh ra để phục vụ cho cuộc

sống con người, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Nhưng
khơng vì thế mà chúng ta được thay đổi những vốn sống, lối sống đẹp đẽ của dân
tộc, truyền thống đạo lí tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của cha ông.
* Bàn luận vấn đề
- Vì sao chúng ta khơng thể để cơng nghệ thay đổi, phải biết ơn thế hệ đi trước?
+ Những người đi trước là những người đặt nền móng, mở đường cho thế hệ sau,
khơng có thế hệ mở đường, thế hệ sau khó có thể phát triển được. Cuộc sống hôm
nay trở nên tiện nghi hơn, dễ dàng hơn cũng chính là nhờ vào cơng sức của cha ơng.
+ Biết ơn, trân trọng những người đi trước, con người mới có thể sống vững được
trong cuộc đời. Cội nguồn quá khứ chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển
của con người.
- Chúng ta cần làm gì trong thời điểm hiện nay?
+ Trân trọng những thành quả thế hệ đi trước.
+ Không ngừng nỗ lực, phát huy những thành quả thế hệ cha anh để lại.
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Trong cuộc sống ngày hơm nay, có khơng ít những kẻ chỉ biết hưởng lợi ích cá
nhân mà qn mất đi cơng sức của người khác. Những kẻ chỉ biết hưởng lợi cá nhân
như vậy sẽ bị mọi người xa lánh, xã hội tẩy chay.
- Câu chuyện đưa ra đã thức tỉnh mỗi người chúng ta hãy biết ơn và trân trọng
những người đi trước, bởi chính họ là người đặt nền móng cho sự tiện nghi, hiện đại
của cuộc sống của ngày hôm nay.

13


ĐỀ SỐ 6
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tơi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình.
Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn
chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tơi trả lời, khơng giấu vẻtự
hào và mãn nguyện.
- Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một
người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hồn tồn nằm ngồi dự
đốn của tơi.
- Ước gì tơi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và
gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tơi, nơi
một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?
14


Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có
ý nghĩa gì ?
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thơng điệp gì?
Câu 5. Anh/chị hãy viết đoạn văn (khơng quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản
thân về ý kiến: ”Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc
đến cho bạn.”
Đáp án đọc hiểu Hạt giống tâm hồn số 6
Câu 1.
Phương thức biểu đạt : Tự sự, biểu cảm
Câu 2. Các em có thể trả lời 1 trong các cách sau:
- Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.
- Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho
em.

- Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.
- Các câu trả lời tương tự...
Câu 3.
Các em có thể trả lời 1 trong các cách sau:
- Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của
cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào.
- Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến ước mơ của mình
thành hiện thực.
- Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho
người em tật nguyền.
- Các câu trả lời tương tự...
Câu 4. Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể rút ra một bài học nào đó miễn là hợp lí,
có sức thuyết phục. Chẳng hạn như:Sốngphải biết u thương,quan tâm, chia sẻ ,
15


giúp đỡ lẫn nhau, nhất là với những người bất hạnh, tật nguyềnđể họ có được sự
bình đẳng như mọi người...
Câu 5.
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đoạn văn khoảng 200 chữ
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung:
a. Giải thích:
- Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là niềm vui của con người khi đạt được mục đích lí
tưởng của cuộc sống và thỏa mãn về nhu cầu vật chất hoặc tinh thần ở thời điểm
nhất định trong cuộc sống.
- Phép màu là gì? Là những cách thức phương pháp bất ngờ do một thế lực siêu
nhiên nào đó giúp con người tạo ra niềm vui hạnh phúc
- Ý nghĩa của câu nói: Hạnh phúc do chính ta tạo ra ở mọi thời điểm và hoàn cảnh

trong cuộc sống.
b. Bàn luận
- Cuộc sống ln có những niềm vui và nỗi buồn, thành cơng và thất bại. Đó là sự
tồn tại hai mặt của cuộc đời thường bởi những cặp phạm trù tương ứng và con
người phải đối mặt với những điều ấy trong quá trình tạo ra hạnh phúc cho đời
mình.
- Con người ta ai cũng phải có lí tưởng và mục đích khát vọng của cuộc đời. Khi đạt
được những điều ấy chúng ta sẽ cảm thấy thỏa mãn và có động lực để tiếp tục cống
hiến cho xã hội. Đó là hạnh phúc.
- Cá nhân phải tận dụng mọi cơ hội mọi thời điểm để làm việc và thực hiện mục tiêu
khát vọng của mình. Khi gặp khó khăn khơng hề nản chí, gặp nghịch cảnh khơng hề
do dự, ln chủ động trong mọi tình huống, không ỷ lại trông chờ lệ thuộc vào ai
hay thế lực nào. Có như thế hạnh phúc mới có ý nghĩa có giá trị.
- Phát huy tác dụng của tập thể và tận dụng cơ hội để tạo ra hạnh phúc.
16


- Lấy một số dẫn chứng về những tấm gương biết tạo ra hạnh phúc cho mình vượt
lên nghịch cảnh để trở thành người Hạnh phúc, ví dụ Nick Vujicic.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hạnh phúc của cuộc đời
mình.Khơng nên lệ thuộc và ỷ lại trơng chờ vào hồn cảnh hay người khác.
- Cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể xã hội để tìm kiếm và tạo ra hạnh
phúc.
- Liên hệ bản thân.
Xem thêm đề đọc hiểu hay ra: đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai

17



ĐỀ SỐ 7
Đọc ngữ liệu sau và trả lời những câu hỏi nêu ở bên dưới:
“… Một người hạnh phúc khơng nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà
là người biết tận hưởng và chuyển biến những gì đang xảy đến với mình trong cuộc
sống một cách tốt nhất. Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương,
biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố
gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng
những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.”
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 3, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?
Câu 2. Nêu nội dung của văn bản ?
Câu 3. Trong câu văn “Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương,
biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố
gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng
những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ
nào? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Câu 4. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của
bản thân về vấn đề hạnh phúc.
Đáp án đọc hiểu Hạt giống tâm hồn số 7
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận / phương thức nghị
luận
Câu 2. Nội dung của đoạn trích: Một quan niệm về hạnh phúc
Câu 3.
- Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp từ, lặp cấu trúc.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Nhấn mạnh, khẳng định ý.
+ Tạo âm hưởng cho câu văn.
18



Xem thêm tài liệu: Nghị luận xã hội: Quan niệm về hạnh phúc
Câu 4.
1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Mở
đoạn phải nêu được luận đề; thân đoạn trình bày các ý, liên kết chặt chẽ với nhau
làm sáng tỏ yêu cầu của đề; kết đoạn phải chốt lại được vấn đề.
2. Xác định vấn đề cần nghị luận: Quan niệm về hạnh phúc.
3. Triển khai vấn đề nghị luận một cách hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ; kết hợp lí lẽ
và dẫn chứng.
* Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
* Thân đoạn:
- Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy thỏa
mãn một nhu cầu trừu tượng. Đó là một khái niệm thuộc phạm vi đời sống tinh thần
của con người. Đó là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất mà con người theo đuổi.
- Bàn luận vấn đề:
+ Biểu hiện của hạnh phúc: đối với mỗi người mỗi lứa tuổi thì niềm hạnh phúc sẽ
khác nhau, bên cạnh đó cịn tùy theo hồn cảnh, cơng việc,…
+ Hạnh phúc khơng q xa vời mà rất đỗi gần gũi
+ Đôi khi hạnh phúc là mang lại hạnh phúc cho người khác
+ Tác dụng: mang lại sự thỏa mãn, thanh thản,…
- Những hành động có thể làm mất đi sự ham muốn hạnh phúc :
Tham vọng về quyền lực, tiền tài, lối sống buông thả trong xã hội ngày nay đang
ngày càng đe dọa, cướp đi hạnh phúc của bao người
- Rút ra bài học bản thân
* Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.

19


ĐỀ SỐ 8
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới:

Cuộc đấu tranh cho sự thật, tôi nghĩ trước hết là cuộc đấu tranh tự thân và không
thỏa hiệp. Nhưng nhiều người, trong đó có tơi đã từng thỏa hiệp với sự gian lận, sự
dối trá từ rất lâu. Chỉ có điều, chúng ta tự x xoa với chính mình rằng, đó chỉ là
những nói dối nhỏ. Chúng ta chỉ trích nạn tham nhũng, nhưng ai cũng chọn giúi
tiền cho cảnh sát giao thông khi phạm luật. Chúng ta đau xót với kết quả bất cơng
của một cuộc thi bơi, nhưng cũng chính chúng ta lại cũng cố gắng xin xỏ, chạy chọt
cho con cái vào trường chuyên, lớp chọn…
Tơi tự hỏi: Có cái gì đơn giản hơn sự thật? Và có gì dễ biến mất hơn sự
thật?
… Giữ giá trị hay chạy theo lợi ích, đó là mâu thuẫn mà con người luôn phải đấu
tranh. Trước hết là tự đấu tranh. Nhưng có nhiều khi, chúng ta cảm thấy cô đơn
trong cuộc đấu tranh cho sự thật ấy. Nhiều khi vì thế chúng ta thỏa hiệp. Và khi
chúng ta thỏa hiệp hết ngày này sang tháng khác với vơ vàn sự dối trá, thì làm gì có
một mơi trường xã hội trung thực – nơi mà những mầm sự thật có cơ hội vươn mình
lên thành đại thụ.
Đang tải...
(Gia Hiền, Nói thật để làm gì?)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 đ)
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản. (1,0 đ)
20


Câu 3:Dựa vào nội dung văn bản,tìmhai lí do mà mọi người đã “thỏa hiệp với sự
gian lận, dối trá từ rất lâu”. (1,0 đ)
Câu 4: Viết đoạn văn (12 – 15 dịng) nêu ý kiến của mình về câu hỏi “Vì sao phải
nói thật?”. (1,5 đ).
Đang tải...
Đáp án
Câu 1:Nghị luận- 0,5đ.
Bản quyền bài viết này thuộc về . Mọi hành động sử dụng nội

dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
Câu 2:
- Câu hỏi tu từ : “Có cái gì đơn giản hơn sự thật? Và có gì dễ biến mất hơn sự
thật?” – 05
-Tác dụng: nhắc nhở mọi người- sự thật rất đơn giản và dễ biến mất – 0,5 đ.
Câu 3: mỗi lí do cho 0,5 đ.
-Mọi người tự dễ dãi khi cho rằng đó chỉ là cái xấu khơng đáng kể.
-Vì quyền lợi bản thân, chúng ta buộc phải hàng động trái với quan điểm, thái độ
của mình.
Câu 4: 1,5 đ.
Gợi ý: -Nói thật tạo ra sự tin tưởng giữa người với người nhằm thắt chặt các mối
quan hệ.
-Nói thật giúp ta thẳng thắn đối diện với cái xấu và tìm cách khắc phục nó.

ĐỀ SỐ 9
Đọc câu chuyện ” Quà tặng cuộc sống ” và trả lời các câu hỏi
“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3.
Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé
gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
21


– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu
chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola.
Anh mỉm cười và nói với nó:
– Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xi, anh hỏi cơ
bé có cần đi nhờ xe về nhà khơng. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó

chỉ vào ngơi mộ và nói:
– Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt bơng hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa
hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái
xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”
(Quà tặng cuộc sống)
1.Nội dung câu chuyện trên là gì?(0,5 điểm)
2.Theo anh/chị hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì
sao?.(0,5 điểm)
3.Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó
hoa?(0,5 điểm)
4.Thơng điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? (0,5 điểm)
5.Đọc xong văn bản trên, anh/chị nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại
câu tục ngữ hay ca dao đó. (1,0 điểm)
Đáp án
1, Nội dung câu chuyện: ngợi ca lịng hiếu thảo của cơ bé mồ cơi và bài học về cách
ứng xử với các đấng sinh thành trong cuộc sống.
2, Trong câu chuyện trên, cả cô bé và anh thanh niên đều là những người con hiếu
thảo. Vì cả hai người đều nhớ đến mẹ, đều biết cách thể hiện lòng cảm ơn đến mẹ.
Tuy nhiên hành động cảm ơn của hai người lại bộc lệ theo hai cách khác nhau. Mẹ
cô bé đã mất, cô vẫn muốn tự tay đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ. Anh thanh niên cũng
muốn tặng mẹ hoa nhưng vì xa xơi nên muốn dùng dịch vụ gửi quà. Nhưng sau khi
chứng kiến tình cảm của cơ bé dành cho mẹ anh đã nhận ra được ý nghĩa thực sự
của món quà.
3. Người thanh niên hủy điện hoa vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động
của cơ bé. Vì anh hiểu ra rằng, bó hoa kia khơng mang lại hạnh phúc và niềm vui
bằng việc anh xuất hiện cùng với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ. Và
điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khỏe, an tồn. Đó là món q ý nghĩa nhất với
mẹ.
22



4. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng
đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần
thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà khơng phải ai cũng
làm được
5. Thí sinh có thể dẫn ra một trong những câu ca dao, tục ngữ sau: (1,0 điểm)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lịng thờ mẹ, kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con
Chiều chiều ngó ngược, ngó xi
Ngó khơng thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.
Mẹ già đầu bạc như tơ
Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi.

ĐỀ SÔ 10.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó
khơng hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những
công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như
những lối mịn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói
quen của họ vậy. Cịn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con
đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách,
thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vơ số cơng việc để làm. Đó là cách
23


thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những cơng việc mới và dồn tất cả những
gì tơi có cho chúng.

Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là
cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi là “Cái làng địa
cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều
người đang làm rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có
những dự định to lớn, và đừng sợ thất bại. Con đường của những người đi tiên
phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của
chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự”.
(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo
Chung – Nguyên Giám đốc Tập đoàn Deawoo, NXB Văn hóa thơng tin,
tr.159,160)
Đang tải...
Câu 1: Với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử
làm những cái mới, thế giới trong mắt họ là gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp từ từ được sử dụng trong
câu: “Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn
quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ
vậy”. (0,75 điểm)
Câu 3: Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng “Con đường của người đi tiên
phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của
chính mình” ? (0,75 điểm)
Câu 4: Thơng điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1,0
điểm)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/ chị
về vấn đề Nếu phía trước là một con đường ?
Gợi ý:
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Kĩ năng: Thí sinh trả lời câu hỏi theo đúng yêu cầu, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
Kiến thức:


24


Câu 1: Với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử
làm những cái mới, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vơ số cơng việc
để làm(0,5 điểm)
Câu 2 :– Biện pháp tu từ: so sánh

(0,25 điểm)

– Giá trị của biện pháp tu từ: Bằng việc so sánh “thế giới cũng chật hẹp như những
lối mịn quen thuộc và cơng việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ”,
câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động hơn. ( 0, 5 điểm)
Câu 3: Tác giả cho rằng “Con đường của người đi tiên phong là một con đường
đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình”, vì:
– Người đi tiên phong là người tự mình mở ra một con đường mới, một hướng đi
mới mà trước đó chưa có ai từng đi, hoàn toàn khác biệt với những hướng đi trong
truyền thống. Đó là hướng đi mới nên chưa được kiểm chứng, chính vì vậy có thể
khơng được mọi người đồng tình và ủng hộ.
(0,5 điểm)
– Nhưng tương lai mỗi người là do chính mình quyết định, vì vậy mỗi người “phải
tự mở đường cho tương lai của mình”. Dẫu con đường ấy có đơn độc nhưng có thể
đưa mỗi người đến thành cơng trong tương lai.
( 0,25 điểm)
Câu 4: HS có thể lựa chọn thơng điệp có ý nghĩa nhất với bản thân nhưng cần đảm
bảo các yêu cầu: (1,0 điểm)
+ Thơng điệp phải có trong đoạn trích
+ Nêu được ý nghĩa của thơng điệp đó với bản thân
Đang tải...

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc
LÀM VĂN (17,0 điểm)
Câu 1. (7,0 điểm)
Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ về
một ý kiến; bố cục rõ ràng, hợp lý; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn
chứng thực tế phù hợp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, thí sinh
có thể trình bày, diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song về cơ bản cần có những
ý sau:
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
b) Thân bài
* Giải thích:

( 1,0 điểm )
25


×