Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Luận án tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.01 KB, 147 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI ĐỨC TIẾN

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI ĐỨC TIN

THựC HIệN PHáP LUậT
Về CƯỡNG CHế THI HàNH áN DÂN Sù ë VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 62 38 01 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HOÀNG THẾ LIÊN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng


tơi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án bảo đảm độ tin cậy,
chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án

Bùi Đức Tiến


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
7
1.1.
Tình
hình nghiên cứu trên thế giới
7
1.2.
Tình
hình nghiên cứu ở Việt Nam
10
1.3.
Đ
ánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên
cứu
25
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG
30
CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
2.1.
Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về cưỡng
chế thi hành án dân sự
30
2.2.
Nội dung điều chỉnh pháp luật và hình thức thực hiện pháp luật
về thi hành án dân sự
46
2.3.
Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành
án dân sự
55
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
64
3.1.
Thực
trạng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
64
3.2.
Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án
dân sự
86
VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở
VIỆT NAM


110
4.1.
Quan điểm đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án
dân sự ở Việt Nam
110
4.2.
Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án
dân sự ở Việt Nam
115
KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

130

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

135

134


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tra
ng
Bảng 3.1:

Cơ cấu ngạch, bậc cán bộ, công chức các cơ quan thi
hành án dân sự


88

Bảng 3.2:

Kết quả về hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự

91

Bảng 3.3:

Kết quả thi hành án dân sự về tiền

92

Bảng 3.4:

Thống kê các việc thi hành án dân sự phải tổ chức
cưỡng chế

93


1
MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài


Thi hành án là hoạt động đưa các bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tịa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra thi hành; đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước,
tổ chức, cá nhân và xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng
cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Đối với cơng tác thi hành án nói chung, cơng tác thi hành án dân sự nói
riêng, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng ta đã đưa ra nhiều
chủ trương, định hướng quan trọng tạo cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật;
đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự; tăng cường
pháp chế trong hoạt động thi hành án dân sự, trong đó dấu mốc lập pháp quan
trọng là Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009)
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014
(có hiệu lực từ ngày 01/7/2015).
Trên cơ sở Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành,
hệ thống thi hành án dân sự đã không ngừng được hồn thiện, góp phần nâng
cao hiệu quả thi hành án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn công tác thi hành án dân
sự thời gian qua cho thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác
thi hành án dân sự cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định, trong đó vấn đề
bức xúc hiện nay là tình trạng án tồn đọng, chưa tổ chức thi hành được. Tính
đến ngày 30/9/2017, tổng số việc các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn
quốc phải thi hành là 869.430 việc, đã thi hành xong là 549.415 việc, còn
320.15 việc (chiếm 20,75% tổng số việc phải thi hành) chưa thi hành được)
[72]. Đáng chú ý là để đảm bảo hiệu quả thi hành án, có nhiều vụ việc, cơ
quan thi hành án dân sự phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế do đương sự


không tự nguyện thi hành, cản trở, chống đối việc thi hành án (chỉ riêng trong
năm 2017, các cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định cưỡng chế có huy
động lực lượng là 5.549 trường hợp) [72] . Như vậy, về nguyên tắc, quá trình
thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự để thi hành bản án, quyết định có

hiệu lực pháp luật thì thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ
đặt ra khi đương sự không tự nguyện thi hành án. Tuy nhiên, từ thực tiễn công
tác thi hành án dân sự cho thấy rằng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi
hành án dân sự cũng còn những vướng mắc, bất cập cả về lý luận và thực tiễn
cần phải có sự nghiên cứu có hệ thống và tồn diện hơn. Ví dụ như: về mặt lý
luận, chưa làm rõ mối quan hệ giữa tự nguyện và cưỡng chế trong thi hành án
dân sự khi mà về nguyên tắc thì cưỡng chế chỉ đặt ra khi đương sự không tự
nguyện thi hành án nhưng sự tự nguyện của đương sự vẫn được khuyến khích
sau khi cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế; hoặc như
mối quan hệ giữa việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và các biện pháp
cưỡng chế trong thi hành án dân sự. Về mặt thực tiễn, trình tự, thủ tục cưỡng
chế thi hành án dân sự còn chồng chéo, kéo dài; trong nhiều việc thi hành án,
các chủ thể chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án
dân sự (người phải thi hành án cản trở, chống đối việc cưỡng chế thi hành án;
chấp hành viên chưa tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục cưỡng chế; cá nhân, tổ
chức liên quan can thiệp trái pháp luật vào quá trình cưỡng chế…); các điều
kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (kinh phí,
phương tiện làm việc, công cụ hỗ trợ…) chưa phù hợp với đặc thù của hoạt
động thi hành án dân sự và yêu cầu đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cưỡng chế thi
hành án dân sự…Thực trạng nêu trên địi hỏi phải có sự nghiên cứu, làm rõ
một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
và luận giải một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, từ đó, tác giả chọn đề tài: "Thực


hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam" có ý nghĩa
cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn trước yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác thi hành án dân sự hiện nay.
2.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật
về cưỡng chế thi hành án dân sự; thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng
chế thi hành án dân sự, (trong đó tập trung là đánh giá những ưu điểm, hạn
chế, bất cập và nguyên nhân), luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp
đảm bảo hiệu quả đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án
dân sự ở Việt Nam trước những yêu cầu mới của công tác thi hành án dân
sự ở Việt Nam.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích đặt ra trên đây, luận án thực hiện các nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:
Nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến

-

thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự.
Phân tích khái niệm, bản chất, đặc điểm của cưỡng chế thi hành án

-

dân sự và thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự; nội dung, vai
trò của thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự và những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động này.

Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi

-

hành án dân sự ở Việt Nam từ khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu
lực đến nay.
- Đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi
hành án dân sự ở Việt Nam trước những yêu cầu mới của công tác thi hành án
dân sự.


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện
pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự và chính sách, pháp luật liên quan
đến thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành
án dân sự dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật; nghiên cứu
hoạt động thi hành án dân sự, cưỡng chế thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền
của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và mối quan hệ với cơ quan,
tổ chức có liên quan trên phạm vi tồn quốc (không bao gồm thực hiện pháp

luật về cưỡng chế thi hành án dân sự của Thừa phát lại). Thời gian nghiên cứu
được giới hạn từ năm 2008 đến nay (thời điểm Quốc hội ban hành Luật Thi
hành án dân sự năm 2008).
4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nghiên cứu ở trên, luận án dựa trên cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn sau đây:
- Về phương pháp luận, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về đổi mới tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, nhất là nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật; các quan
điểm, đường lối của Đảng thể hiện trong các Nghị quyết, đặc biệt là các Nghị
quyết Đại hội VII, VIII, IX, X, XI, XII và Nghị quyết có đề cập đến vấn đề
xây dựng nhà nước pháp quyền của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
các khóa và các nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.
Về cơ sở thực tiễn: Luận án bám sát thực tiễn cải cách bộ máy nhà nước
và cải cách tư pháp, nhất là qua hơn ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi
mới ở nước ta thời gian qua.


Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận án sẽ sử dụng các phương
pháp cụ thể tại các chương như sau:
-

Phương pháp lịch sử, phân tích, quy nạp được sử dụng chủ yếu tại

chương 2, nêu lên các cơ sở lý thuyết của vấn đề đặt ra, từ đó khái quát hóa
thành những luận điểm, quan điểm làm nền tảng lý thuyết xuyên suốt nội

dung của luận án (ví dụ như: để nghiên cứu, làm rõ những đặc trưng của thực
hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự so với thực hiện pháp luật nói
chung cũng như thực hiện pháp luật về cưỡng chế hình sự, cưỡng chế hành
chính; nghiên cứu q trình hồn thiện pháp luật là cơ sở cho thực hiện pháp
luật về cưỡng chế thi hành án dân sự...).
-

Phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê được áp dụng

nhằm làm rõ những nội dung của chương 3. Đây là chương đánh giá thực
trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự với những ví dụ, số
liệu cụ thể qua đó rút ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế tạo cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp ở chương 4. Ngồi ra, phương pháp phân tích cũng được áp
dụng nhằm làm sáng tỏ những nhận định, quan điểm đã được đưa ra về những
vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
-

Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng chủ yếu tại chương

4 để làm rõ những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện
pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự phù hợp với yêu cầu cải cách tư
pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
5.

Dự kiến những đóng góp mới của luận án

So với các cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến thi hành án
dân sự và cưỡng chế thi hành án dân sự đã được cơng bố, Luận án này có dự
kiến có những đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, luận án phân tích, làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò

của cưỡng chế thi hành án dân sự và thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi
hành án dân sự.


Thứ hai, bằng việc phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về
cưỡng chế thi hành án dân sự, đặc biệt là áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi
hành án dân sự từ khi có Luật Thi hành án dân sự năm 2008, luận án làm sáng
tỏ tính quyết định của áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự đối
với các yêu cầu thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật.
Thứ ba, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, luận án kiến nghị, đề xuất
hoàn thiện các quy định của pháp luật thi hành án dân sự nói chung, pháp luật
về cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng và luận giải các giải pháp đảm bảo
thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về lý luận, kết quả của luận án góp phần vào hồn thiện lý luận về
thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự nói
riêng; chỉ rõ thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về
cưỡng chế thi hành án dân sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Về thực tiễn, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo luật và các cơ sở đào tạo
chức danh tư pháp.
7.

Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Thực thi các bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa án và cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền để đảm bảo công lý, công bằng trong xã hội luôn là một
trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, những nhà
lập pháp và thực thi pháp luật. Vì vậy, trong luận án, khi nghiên cứu thực hiện
pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, tác giả sẽ nghiên cứu vấn đề này
đã được đề cập, nghiên cứu như thế nào ở các bình diện quốc tế và trong
nước, những vấn đề gì cần tiếp tục đặt ra giải quyết trong điều kiện thực tế
của Việt Nam. Đây chính là cơ sở cho việc đưa ra những kết quả nghiên cứu
mới về vấn đề này.
1.1.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

Nghiên cứu pháp luật thi hành án của nhiều nước cho thấy mơ hình tổ
chức hệ thống cơ quan thi hành án có chức năng tổ chức thi hành án nói
chung, cưỡng chế thi hành án nói riêng có sự khác biệt và tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm truyền thống pháp lý của mỗi nước. Có nước tổ
chức theo mơ hình thi hành án cơng, có nước theo mơ hình tổ chức thi hành
án bán cơng (cơ quan thi hành án có thể thuộc Tịa án hoặc cơ quan hành
chính nhà nước) và cũng có nước theo mơ hình thi hành án tư nhân (ví dụ như
Thừa phát lại). Vì vậy, việc tổ chức thi hành án nói chung, cưỡng chế thi hành
án nói riêng cũng tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật khác nhau. Có thể đề cập

một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về cưỡng chế
thi hành án dân sự ở một số nước trên thế giới như sau:
- Kỷ yếu hội thảo: "Các mô hình tổ chức thi hành án trên thế giới" của
Nhà pháp luật Việt - Pháp [42]. Đây là tài liệu tập hợp các tham luận của một
số giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia của một số nước nghiên cứu về những


vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án dân sự của một số nước trên thế giới.
Cụ thể như trong kỷ yếu, các tác giả cho rằng thi hành án không phải là một
lĩnh vực độc lập nên khơng thể được tổ chức theo một mơ hình thống nhất;
việc tổ chức mơ hình thi hành án phụ thuộc vào các quy định của luật tố tụng
liên quan của mỗi nước (Giáo sư Claude Brenner, Đại học Panthéon-Assas
Cộng hoà Pháp). Việc thi hành án dân sự ở Pháp được giao cho Thừa phát lại;
Thừa phát lại được bảo đảm tính độc lập trong khi hành nghề, nếu có vi phạm
thì người phải thi hành có quyền khởi kiện trước Thẩm phán đặc trách về thi
hành án đối với những biện pháp mà người phải thi hành án bị áp dụng. Trong
q trình thi hành án, Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp có tính
cưỡng chế như kê biên khoản tiền do người thứ ba nắm giữ, kê biên tiền
lương, kê biên động sản, kê biên tài sản vơ hình ở Pháp (Nicolas Monacho
Duchene, Phó Chánh án Tòa án phúc thẩm Rennes Pháp). Ở Trung Quốc, nếu
người phạm tội bị áp dụng biện pháp phạt tiền thì việc thi hành án do

các

Tòa án thực hiện; việc nộp phạt có thể thực hiện một lần đối với tồn bộ số
tiền phạt hoặc nộp thành nhiều lần theo thời hạn được quy định trong bản án;
nếu hết thời gian quy định mà người bị phạt tiền vẫn chưa nộp hết khoản tiền
phạt thì bị cưỡng chế nộp tiền; người phải thi hành án có thể bị tịch thu một
phần hay toàn bộ tài sản của cá nhân, trừ các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống
của người phải thi hành án và các thành viên gia đình sống phụ thuộc vào

người đó.
- "Enforcing U.S. Judgments in Canada: A Practical Guide" (Thi hành
các phán quyết của Hoa Kỳ ở Canađa: Hướng dẫn thực tế) của M.D. Parrish
[1]. Bài viết khái quát việc thi hành phán quyết của tòa án nước ngồi ở
Canađa, theo đó trước năm 1990 các phán quyết của tịa án nước ngồi khơng
được thi hành ở Canađa nếu bị đơn người Canađa khơng hiện diện tại Tịa án
nước ngoài tại thời điểm sự kiện pháp lý xảy ra hoặc khơng có mặt tại phiên


tòa. Tuy nhiên, sau năm 1990, pháp luật quy định phán quyết của Tịa án
nước ngồi có thể được thi hành ở Canađa, theo đó nếu người được thi
hành án ở nước ngoài muốn thi hành phán quyết ở Canađa thì họ phải tìm
hiểu, xác định người phải thi hành án có hiện diện và có tài sản ở Canada
hay khơng?; người có thẩm quyền phán quyết về tài sản và tài sản của
người đó ở đâu? Nếu khơng trả lời được các vấn đề trên thì bản án của tịa
án nước ngồi khó có thể được thi hành ở Canađa. Bởi vậy, việc cưỡng chế tài
sản để thi hành án cũng phải phụ thuộc vào việc người phải thi hành án



tài sản ở Canađa hay khơng.
- "Cưỡng chế phạt tiền và cưỡng chế trả nhà" của tác giả
N.M.Duchene [44]. Tác giả tham luận thông tin cho biết: ở Pháp, để có cơ sở
thi hành án và cưỡng chế thì người được thi hành án, Thừa phát lại phải tìm
hiểu thông tin về người phải thi hành án; nếu không có được thơng tin cần
thiết về người phải thi hành án thì Thừa phát lại có thể u cầu cơ quan công
tố cung cấp thông tin. Để đảm bảo thi hành án, Thừa phát lại có thể thực hiện
các biện pháp kê biên động sản, kê biên khoản tiền do người thứ ba nắm giữ,
kê biên tiền lương, kê biên tài sản vơ hình ở Pháp. Đối với cưỡng chế trả nhà
thì phải có phán quyết của Thẩm phán; đồng thời trước khi có phán quyết của

Tịa án thì người được thi hành án phải đến gặp đại diện chính quyền địa
phương thơng báo để chính quyền bố trí chỗ ở cho người phải di dời.
Từ việc tham khảo một số cơng trình nghiên cứu về thi hành án dân sự
và cưỡng chế thi hành án dân sự của một số nước trên thế giới, Luận án đưa ra
một số nhận xét sau đây:
Một là, mặc dù có sự khác biệt về pháp luật và mơ hình tổ chức thi
hành án dân sự (công, bán công, tư nhân), nhưng pháp luật các nước đều có
quy định những vấn đề chung về cưỡng chế thi hành án dân sự như: việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được nhân danh quyền lực nhà


nước khi người phải thi hành án không tự nguyện; cơ quan có thẩm quyền
cưỡng chế thi hành án dân sự có thể là Tịa án đã xét xử; Thừa phát lại, Cơ
quan thi hành pháp luật, Cảnh sát trưởng. Biện pháp cưỡng chế thường áp
dụng là cưỡng chế trả tiền, cưỡng chế giao tài sản, cưỡng chế trục xuất ra khỏi
nhà, cưỡng chế bán đấu giá tài sản, cưỡng chế quản lý, khai thác tài sản,
cưỡng chế thu tiền cơng, tiền lương...
Hai là, các cơng trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích cơ sở lý luận
của việc thi hành án là xuất phát từ việc bảo đảm thực thi các bản án, quyết
định có hiệu lực của Tịa án có thẩm quyền, trong đó cơ sở quan trọng là đảm
bảo quyền và lợi ích của các bên trong quá trình thi hành án. Hoạt động thi
hành án dân sự có đặc thù là mang tính cưỡng chế và được đảm bảo bằng
quyền lực Nhà nước, do đó hoạt động thi hành án dân sự luôn làm phát sinh,
hạn chế hoặc chấm dứt một số quyền cơ bản của công dân (quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản).
Ba là, mặc dù các nước có hệ thống pháp luật và quy định về cưỡng
chế thi hành án dân sự khác nhau nhưng tổng quan các tài liệu này cho phép
tác giả có cơ sở khái quát về cưỡng chế thi hành án dân sự một cách đa chiều,
có tính so sánh và đối chiếu, từ đó giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu so sánh
với thực trạng thực hiện pháp luật cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam

và luận giải đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về
cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Dưới góc độ thực thi công lý, thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi
hành án dân sự ở nước ta được xem xét và đề cập ở nhiều góc độ như: các
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự; các điều kiện thực hiện pháp luật về
cưỡng chế thi hành án dân sự; trách nhiệm của các chủ thể thực hiện pháp luật
về cưỡng chế thi hành án dân sự… Trong quá trình nghiên cứu tài liệu phục


vụ cho đề tài này, tác giả tập hợp, phân loại và đánh giá các tài liệu thành các
nhóm cơ bản sau đây:
Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về cưỡng
chế thi hành án dân sự, gồm có:
-

"Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động

thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới" của Nguyễn Đình Lộc [38]. Kết
quả nghiên cứu đề tài đã khái quát thực trạng mơ hình tổ chức và hoạt động
thi hành án; kiến nghị đổi mới cơng tác thi hành án, trong đó có hồn thiện
pháp luật về mơ hình tổ chức thi hành án tạo cơ sở cho việc tổ chức thi hành
án nói chung và cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng.
-

"Kỹ năng thi hành án dân sự" của Học viện Tư pháp [30]. Cuốn sách


tập trung phân tích, tổng hợp những quy định cơ bản và kỹ năng, nghiệp vụ
trong thi hành án dân sự rút ra từ thực tiễn thi hành án dân sự như: kỹ năng
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự; kỹ năng tiếp
công dân; kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án... Tuy nhiên, cuốn sách với
ý nghĩa như cuốn cẩm nang cho chấp hành viên và công chức thi hành án dân
sự nên chỉ đề cập mang tính khái quát về các biện pháp cưỡng chế dưới góc
độ thể chế, các quy định về các biện pháp được chấp hành viên áp dụng trong
quá trình tổ chức thi hành án mà chưa đề cập đầy đủ các hình thức thực hiện
pháp luật cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện bởi các chủ thể khác
nhau (như: tuân thủ pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, sử dụng pháp
luật về cưỡng chế thi hành án dân sự...). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
cuốn sách cũng có giá trị tham khảo quan trọng cho việc tiếp cận cưỡng chế
thi hành án dân sự cả ở góc độ thể chế và thực tiễn.
-

"Sổ tay chấp hành viên" của tác giả Lê Thu Hà [24]. Cuốn sách khái

quát quy định pháp luật về thi hành án dân sự trên cơ sở Luật Thi hành án dân
sự 2008, theo đó phân tích các quy định pháp luật về thi hành án dân sự và


các kỹ năng cần thiết cho chấp hành viên trong quá trình thực hiện các trình
tự, thủ tục thi hành án dân sự. Cụ thể như: việc nhận bản án, quyết định; thụ
lý yêu cầu thi hành án; kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án; đôn đốc,
hướng dẫn đương sự tự nguyện hay thỏa thuận thi hành án; việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự...Mặc dù việc cưỡng chế thi hành án
dân sự được đề cập trong cuốn sách nhưng chỉ dừng ở phạm vi là những lưu ý
khi lựa chọn, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự cụ thể mà
chưa đề cập đến cưỡng chế thi hành án dân sự như là một chế định, một biện
pháp cơ bản trong thi hành án dân sự nhưng cũng có giá trị tham khảo cho

việc đánh giá thực trạng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự của các cơ
quan thi hành án dân sự hiện nay.
-

"Xử lý tình huống trong thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật

về thi hành án dân sự" của tác giả Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Thị Kim Dung
[64]. Cuốn sách phân tích, tổng hợp các tình huống phát sinh trong thực tiễn
thi hành án dân sự đòi hỏi có sự nhận thức thống nhất trong cách hiểu và áp
dụng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, trong đó
chủ yếu là quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. Cụ thể như
vấn đề ra quyết định thi hành án, thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp
dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự... qua
đó giúp cho chấp hành viên nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan chặt chẽ và là nguồn tham
khảo quan trọng để nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự của các cơ quan thi hành
án dân sự hiện nay.
-

"Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt

Nam" của tác giả Lê Thu Hà [25]. Nội dung cơ bản của cuốn sách là phân
tích, hệ thống hóa khái qt q trình hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự


ở nước ta từ năm 1945 đến năm 2011, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng

những vướng mắc, bất cập của pháp luật thi hành án dân sự theo Luật Thi
hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các tác giả

phân tích, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về một số vấn đề cụ
thể, trong đó có cưỡng chế thi hành án dân sự. Vì vậy, cuốn sách là tài liệu
tham khảo cho việc tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, biện pháp thực hiện pháp
luật thi hành án dân sự nói chung, pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
nói riêng.
-

"Hồn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" của

tác giả Nguyễn Thanh Thủy [65]. Luận án đã phân tích, làm rõ một số vấn đề
lý luận về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự như khái niệm, bản chất,
đặc điểm thi hành án dân sự; nội dung, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện
pháp luật thi hành án dân sự. Đặc biệt là trên cơ sở khái quát q trình hồn
thiện và thực trạng pháp luật thi hành án dân sự ở nước ta, tác giả đã đưa ra
một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, trong đó có
pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. Những kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về cưỡng chế thi hành án dân sự có giá trị tham khảo quan trọng để tạo cơ
sở cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án
dân sự ở nước ta hiện nay.
-

"Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thi hành án dân sự ở

Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Quang Thái [60]. Luận án đã phân tích
yêu cầu, phương hướng, giải pháp đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động thi
hành án dân sự, đó là: nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật về thi hành án
dân sự; xây dựng mơ hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự theo ngành dọc,
giảm đầu mối; từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự
Mặc dù phạm vi nghiên cứu của luận án mới chỉ đề cập tới tăng cường pháp
chế trong hoạt động thi hành án dân sự nói chung song những kiến nghị



của tác giả về hồn thiện pháp luật, mơ hình tổ chức các cơ quan thi hành án
dân sự đã tạo tiền đề cho việc hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án
dân sự.
-

"Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam"

của tác giả Đặng Đình Quyền [56]. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận về hiệu
quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam, trong đó nêu bật
các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật
trong công tác thi hành án dân sự. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả áp dụng pháp
luật thi hành án dân sự, tác giả luận án đã phân tích một số giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, trong đó có những kiến nghị
về hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự có nghĩa quan trọng cho việc
hồn thiện cơ sở pháp lý để đảm bảo cưỡng chế thi hành án dân sự.
-

"Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách

tư pháp" của tác giả Trần Phương Hồng [31]. Tác giả luận văn đã phân tích
một số vấn đề lý luận về hồn thiện pháp luật thi hành án dân sự như: khái
niệm, vai trò, đặc điểm pháp luật thi hành án dân sự để từ đó đánh giá thực
trạng hệ thống pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách
tư pháp. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp
luật thi hành án dân sự, theo đó những đề xuất hồn thiện pháp luật khơng chỉ
dừng ở việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp
luật về thi hành án dân sự, mà còn bao hàm cả việc bổ sung, sửa đổi các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan và các cơ chế phối hợp trong công tác thi

hành án dân sự. Kết quả luận văn có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu,
hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, tạo cơ sở cho việc nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự.
-

"Đánh giá các quy định pháp luật về thi hành án dân sự hiện hành

trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật" của tác giả Lê Thị Hoàng Thanh


[59]. Bài viết của tác giả đã phân tích những vướng mắc, bất cập của mơ hình
tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam, qua đó kiến nghị các giải
pháp hồn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan như: hồn thiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước
về thi hành án hành chính; hồn thiện Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Bộ
luật Dân sự năm 2005, đặc biệt là các quy định nhằm nâng cao tính minh bạch
trong việc quản lý tài sản, thu nhập của cá nhân nhằm đảm bảo hiệu quả thi
hành án dân sự, nhất là đối với việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và cưỡng
chế thi hành án dân sự.
-

"Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự

hiện nay" của tác giả Lê Hùng Cường [13]. Bài viết tập trung phân tích những
vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn trong quá trình thi hành Luật Thi
hành án dân sự năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như:
vướng mắc, bất cập về xác minh điều kiện thi hành án; thực hiện thông báo
thi hành án; miễn, giảm trong thi hành án dân sự… Từ đó, tác giả đề xuất
một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự,
đó là: cần phải quy định rõ về người được thi hành án tự xác minh điều

kiện thi hành án của người phải thi hành án; cần sửa đổi quy định người
phải thi hành án "đã thi hành được ít nhất bằng 1/20 khoản phải thi hành,
nhưng giá trị không được thấp hơn mức án phí khơng có giá ngạch" là điều
kiện bắt buộc để xét miễn, giảm; hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự theo hướng đồng bộ, thống nhất, tạo
điều kiện thuận lợi để các chấp hành viên tổ chức thi hành án đạt hiệu quả
cao và cụ thể hóa các quy định của Luật Thi hành án dân sự về sự phối hợp
giữa các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương trong cơng tác thi
hành án dân sự. Những phân tích và kiến nghị của tác giả có giá trị tham
khảo cho việc nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thực


hiện pháp luật thi hành án dân sự và thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi
hành án dân sự.
-

"Tìm hiểu về tổ chức thi hành án của nước Cộng hòa Pháp" của tác

giả Điền Đức Thành [61]. Trong vài viết này, tác giả thông tin về thẩm quyền
của Thừa phát lại đối với việc thi hành án dân sự, trong đó có thẩm quyền
cưỡng chế tài sản để thi hành án. Theo đó, Thừa phát lại được can thiệp bất kỳ
thời gian nào theo yêu cầu của người có quyền lợi bị xâm hại được pháp luật
công nhận và bảo vệ; trong quá trình thi hành án, Thừa phát lại có thể đề nghị
Thẩm phán đặc trách thi hành những án lệnh cần thiết hoặc trực tiếp yêu cầu
sự can thiệp của thẩm phán phụ trách thi hành án trong trường hợp khó khăn
khi tổ chức thi hành án. Ngoài ra, Thừa phát lại cũng là người duy nhất có
quyền yêu cầu sự trợ giúp của các lực lượng công quyền khi cần để kê biên tài
sản để xử lý theo pháp luật. Trường hợp người thuê nhà không trả được tiền
thuê, thì Thừa phát lại sẽ áp dụng biện pháp thu hồi tiền thuê và trục xuất
người thuê ra khỏi nơi thuê, hoặc trong lĩnh vực thương mại thì thực hiện các

biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy tờ có giá như chi phiếu hoặc thương phiếu
chưa thanh tốn.
-

"Mơ hình tổ chức thi hành án dân sự cơng ở một số nước trên thế

giới" của Chu Thị Hoa [29]. Trong bài viết này, tác giả tổng hợp và thơng tin
về mơ hình tổ chức thi hành án dân sự cơng ở một số nước, trong đó cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền thi hành án được quyền thực hiện các biện pháp thi
hành án và cưỡng chế thi hành án để thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết
định của Tòa án. Cụ thể như:
+ Ở Indonesia, pháp luật quy định việc thi hành các quyết định của
Tòa án thuộc trách nhiệm của Tòa án trong các vụ án dân sự. Theo quy định
của pháp luật Indonesia thì sau khi có bản án bên thắng kiện (người được thi
hành án) có quyền đến Tịa án quận để đề nghị Tòa án ra lệnh thi hành án.


Trên cơ sở lệnh thi hành án của Tòa án, Thư ký Tòa án hoặc chấp hành viên
sẽ tổ chức thi hành lệnh thi hành án đó và khi cần thiết thì có quyền tổ chức
cưỡng chế với sự hỗ trợ của cảnh sát để đảm bảo thi hành đúng bản án/quyết
định của Tòa án.
+ Ở Singapore, việc tổ chức thi hành bản án, quyết định về dân sự ở
Singapore do Tòa án đảm nhiệm. Ở Tòa án tối cao và Tịa cấp dưới có bộ phận
thi hành án, theo đó nhân viên thi hành án vừa có nhiệm vụ thi hành án, vừa có
nhiệm vụ tống đạt giấy tờ, thực hiện các lệnh bắt giữ. Nhân viên thi hành án
của Tịa án nào thì thi hành bản án của Tịa án đó. Về thủ tục thi hành án dân
sự, pháp luật quy định: khi có bản án, người được thi hành đến gặp người phải
thi hành để xem xét khả năng thi hành của họ và yêu cầu họ phải thi hành. Nếu
người phải thi hành án không thi hành, người được thi hành án muốn được thi
hành phải có đơn yêu cầu thi hành án (theo mẫu in sẵn) gửi Toà án; người

được thi hành án hoặc luật sư đại diện phải trực tiếp chỉ cho nhân viên thi hành
án những tài sản mà người phải thi hành án phải trả cho người được thi hành
án, hoặc trong trường hợp thi hành các bản án về trả tiền thì chỉ cho nhân viên
thi hành án tài sản của người phải thi hành án để nhân viên thi hành án kiểm
kê, dán niêm phong hoặc chuyển giao tài sản cho người khác giữ.
+ Ở Liên bang Nga, pháp luật quy định việc thi hành án dân sự và
cưỡng chế thi hành án dân sự do Cục thi hành án Liên bang và các cơ quan
thi hành án địa phương chịu trách nhiệm thi hành. Cục thi hành án Liên
bang được giao nhiệm vụ bảo đảm trật tự tại Tòa án, thi hành văn bản thi
hành án, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật và
quyết định thi hành án; tổ chức việc kê biên và bán tài sản kê biên; truy tìm
con nợ và tài sản của họ; tham gia bảo vệ lợi ích của Liên bang Nga với tư
cách chủ nợ trong các vụ việc và vụ kiện phá sản; hướng dẫn và giám sát


hoạt động của các cơ quan thi hành án địa phương thuộc Cục thi hành án
Liên bang; lập và duy trì ngân hàng dữ liệu về cơng tác thi hành án và các
nhiệm vụ tương tự khác…
+ Ở Hoa Kỳ, hoạt động thi hành án được tách biệt giữa cấp Liên bang
và cấp bang. Ở cấp Liên bang, Cơ quan chịu trách nhiệm thi hành pháp luật là
Cơ quan thi hành pháp luật Liên bang (US Marshal Service), trong các nhiệm
vụ của cơ quan này có nhiệm vụ bắt giữ, đấu giá tài sản (bao gồm cả tài sản
liên quan tới tội phạm hình sự, tài sản liên quan tới thi hành án dân sự). Ở cấp
bang, đối với hoạt động thi hành pháp luật, chức danh quan trọng nhất là
Cảnh sát trưởng (sheriff). Tại hầu hết các bang ở Hoa Kỳ, Cảnh sát trưởng
chính là nhân viên thi hành pháp luật cao nhất (trong đó có nhiệm vụ thi hành
án); giúp việc cho Cảnh sát trưởng có đội ngũ nhân viên hoạt động chuyên
môn, được gọi là các nhân viên Văn phòng Cảnh sát trưởng (sheriff’s officer)
hoặc nhân viên thi hành pháp luật (sheriff’s deputy).
Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật

về cưỡng chế thi hành án dân sự, gồm có:
-

"Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam" của Trường Đại học

Luật Hà Nội [74]. Đây là cuốn giáo trình có tính chuyên ngành về thi hành án
dân sự, được sử dụng để giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Nội dung
giáo trình đề cập đến những kiến thức cơ bản về pháp luật thi hành án dân sự
trên cơ sở pháp luật hiện hành, phân tích cụ thể mơ hình tổ chức và hoạt động
thi hành án dân sự; các trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, trong đó có nội
dung liên quan trực tiếp đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. Giáo trình đã đưa ra khái niệm:
"Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự
dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ
thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người


phải thi hành có điều kiện thi hành mà khơng tự nguyện thi hành án", đồng
thời đưa ra các đặc điểm cơ bản của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự;
đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hoặc hành vi
của người phải thi hành án; người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng
chế thi hành án dân sự; nguyên tắc, vai trò, ý nghĩa của các biện pháp cưỡng
chế thi hành án dân sự. Tuy nhiên, giáo trình mới tiếp cận phân tích cưỡng
chế thi hành án dân sự dưới góc độ là các biện pháp được áp dụng theo quy
định của pháp luật mà chưa phân tích, đề cập đến cưỡng chế thi hành án dân
sự với nghĩa là hoạt động thực tế nhằm tổ chức thực hiện các "quyết định
cưỡng chế" do chủ thể có thẩm quyền ban hành. Tuy vậy, những nội dung của
giáo trình có giá trị tham khảo quan trọng trong việc đánh giá thực hiện pháp
luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay.
-


"Sổ tay nghiệp vụ thi hành án dân sự" của tác giả Nguyễn Văn

Luyện, Nguyễn Thanh Thủy [39]. Cuốn sách này phân tích, tổng hợp các quy
định pháp luật và kỹ năng thực tiễn giúp cho chấp hành viên, công chức thi
hành án dân sự có thể áp dụng, nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ thi
hành án dân sự được giao, trong đó có các vấn đề lý luận và thực tiễn về
cưỡng chế thi hành án dân sự. Theo tài liệu này, các tác giả quan niệm:
"Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp do cơ quan thi hành án áp dụng
nhằm buộc đương sự (người phải thi hành án) thực hiện nghĩa vụ về tài sản
hoặc hành vi để thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật". Trên
cơ sở quan niệm trên, các tác giả cũng đưa ra các điều kiện áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự như: người phải thi hành án có điều kiện thi
hành án nhưng không tự nguyện thi hành án; việc cưỡng chế phải căn cứ vào
bản án, quyết định; quyết định thi hành án, quyết định cưỡng chế thi hành án
dân sự, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản,
tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp


tạm thời của Tịa án….Mặc dù tác giả phân tích, đề cập đến một số vấn đề về
kỹ năng nghiệp vụ cưỡng chế thi hành án dân sự nhưng chủ yếu chỉ tập trung
vào việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự của chấp hành viên
(một trong 04 hình thức thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự)
và chưa đề cập đến các hình thức khác của thực hiện pháp luật về cưỡng chế
thi hành án dân sự, nhưng những kỹ năng nghiệp vụ được phân tích trong tài
liệu có giá trị tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài luận án.
-

"Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" của tác giả


Hoàng Thế Anh [1]. Luận án đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giám sát
thi hành án dân sự, theo đó đã làm rõ giám sát thi hành án dân sự với góc độ
là một cơ chế, biện pháp để đảm bảo thực thi quyền lực nhà nước đối với hoạt
động thi hành án dân sự nhằm tổ chức thi hành có hiệu quả các bản án, quyết
định dân sự có hiệu lực thi hành. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả giám sát thi
hành án dân sự hiện nay, tác giả luận án đã đưa ra các giải pháp cụ thể để cải
cách, nâng cao hiệu quả giám sát thi hành án dân sự như: hồn thiện mơ hình
tổ chức bộ máy, thể chế giám sát…Vì vậy, kết quả nghiên cứu là cơ sở cho
việc xác định cơ chế giám sát thi hành án dân sự trong việc thực hiện các trình
tự, thủ tục thi hành án dân sự, trong đó có việc giám sát việc thực hiện các
quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự.
-

"Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Bà Rịa- Vũng

Tàu" của tác giả Lại Anh Thắng [62]. Tác giả luận văn phân tích một số vấn
đề lý luận về thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự như khái niệm, vai trò,
đặc điểm của thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự. Trên cơ sở đánh giá
thực trạng thực hiện pháp luật thi hành án dân sự trên địa bàn cụ thể là tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, tác giả luận văn đã đưa ra các giải pháp như: hoàn thiện pháp
luật về thi hành án dân sự; hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ cho cán
bộ, cơng chức thi hành án dân sự; tăng cường các biện pháp xử lý các vụ việc


×