Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Tập bài giảng chính trị 2010 - Ths Hoàng Văn Ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.44 KB, 103 trang )

TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

BàI 1
CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC
I.KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC

1Khái niệm triết học
- Theo nghĩa gốc Hán, triết là trí, bao gồm cả sự hiểu biết, nhận thức sâu
rộng, đạo lý.
- Theo nghĩa gốc Hy Lạp, triết có nghĩa là yêu mến sự thông thái.
- Từ thế kỷ VI TCN cho đến thế kỷ XVIII loài người đã quan niệm triết học
là khoa học của mọi khoa học, là khoa học đứng trên mọi khoa học. Bởi thế, bất cứ
ai thông thạo bất cứ môn khoa học nào cũng được gọi là nhà hiền triết hoặc nhà
thông thái. Người ta đã xem đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
đặc điểm của triết học là bao gồm mọi đối tượng, phương pháp và đặc điểm của
mọi khoa học cụ thể.
- Thế kỷ XIX, người đầu tiên tách triết học ra khỏi các khoa học cụ thể khá
thành công nhưng trên lập trường duy tâm khách quan là G.V.F. Hêghen. Người
hồn thành sự nghiệp đó là C.Mác và Ph.Ăng ghen.
- Theo quan điểm mác-xít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã
hội, là khoa học về những biện pháp chung nhất, những nguyên tắc chung nhất,
những con đường chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới.
- Khái niệm triết học dù ở phương Đơng hay phương Tây, dù có biến đổi
theo lịch sử nhưng bao giờ cũng bao gồm hai yếu tố: Một là yếu tố nhận thức, tức
sự hiểu biết của con người về thế giới, sự giải thích thế giới hiện thực bằng hệ
thống tư duy. Hai là yếu tố nhận định, tức sự đánh giá, nhận xét về mặt đạo lý và
thái độ hành động đối xử của con người đối với thế giới.
- Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có những đặc điểm
riêng:


+ Nó là một trong những hình thái ý thức cổ xưa nhất và quan trọng nhất.
Vai trò của triết học ngày càng tăng lên cùng với quá trình phát triển của tri thức
nhân loại. Cùng với đạo đức, nghệ thuật, triết học mãi mãi tồn tại với xã hội lồi
người.
+ Khác với các hình thái ý thức xã hội khác, triết học nghiên cứu thế giới
trong một chỉnh thể, nhận thức bản chất của thế giới, vạch ra những nguyên nhân
của sự phát triển. Triết học nghiên cứu những nguyên lý, những quy luật chung
nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Tức không có lĩnh vực nào mà triết
học khơng nghiên cứu. Nhưng ở tất cả mọi lĩnh vực, triết học chỉ nghiên cứu cái
chung nhất, chỉ ra bản chất của nó chứ không nghiên cứu cụ thể như các khoa học
cụ thể.

1


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

+ Là một trong những hình thái ý thức xã hội, nhưng triết học cố gắng đưa
ra một quan niệm chỉnh thể về thế giới, về các quá trình vật chất và tinh thần, về
những mối liên hệ tác động của các q trình đó, về nhận thức và con đường cải
biến thế giới.
2.Vấn đề cơ bản của triết học.
Triết học nghiên cứu hàng loạt các vấn đề chung của thế giới, nhưng vấn đề
cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (giữa tồn tại
và tư duy, hay giữa tự nhiên và tinh thần).
Nó là vấn đề cơ bản của triết học bởi lẽ, trong thế giới có vơ vàn sự vật, hiện
tượng, nhưng chung quy lại chúng chỉ phân thành hai loại: hiện tượng vật chất (tồn
tại, tự nhiên) và hiện tượng ý thức (tư duy, tinh thần). Mặt khác, từ phương Đông

sang phương Tây, từ cổ đại đến hiện đại tất cả các trường phái triết học trước khi
nghiên cứu các vấn đề chung khác, bao giờ cũng nghiên cứu và giải quyết vấn đề
mối liên hệ giữa vật chất và ý thức trước tiên. Việc giải quyết vấn đề này là cơ sở
nền tảng cho việc giải quyết những vấn đề khác của triết học. Nói cách khác việc
giải quyết nó là giải quyết về thế giới quan và phương pháp luận của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết về thế giới
quan. Tất cả các nhà triết học đều phải trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái
nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Tùy theo câu trả lời của
các nhà triết học, mà các học thuyết triết học đã chia thành hai trào lưu chính Duy
Vật và Duy Tâm.
Các nhà triết học Duy Vật khẳng định vật chất có trước và quyết định đối
với ý thức. Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người. Chủ nghĩa
duy vật trong tiến trình phát triển từ cổ đại đến hiện đại đã trãi qua nhiều hình thức
khác nhau: cổ đại, tầm thường, cơ học, máy móc... nói chung là duy vật siêu hình,
và duy vật biện chứng.
Ngược lại, các nhà triết học Duy Tâm lại khẳng định ý thức có trước và
quyết định đối với vật chất. Trong tiến trình phát triển của mình, chủ nghĩa duy
tâm cũng đã trãi qua nhiều hình thức khác nhau: duy cảm chủ quan, duy lý, nhị
nguyên, duy thức, duy ngã... nói chung là duy tâm chủ quan và duy tâm khách
quan.
Mặt thứ hai giải quyết về vấn đề nhận thức luận: tất cả các nhà triết học đều
phải trả lời câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không? Tùy theo
câu trả lời của các nhà triết học mà các triết thuyết đã chia thành hai phái: Khả tri
luận gồm các nhà triết học trả lời con người có khả năng nhận thức thế giới. Thông
thường họ là các nhà triết học duy vật và các nhà triết học duy tâm chủ quan. Bất
khả tri luận gồm các nhà triết học trả lời con người khơng có khả năng nhận thức
thế giới. Thơng thường họ là các nhà triết học duy tâm khách quan.
Trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, lịch sử triết học chỉ ra
Triết học có hai nguồn gốc: Nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy vật là mối
liên hệ của nó với các thành tựu của các khoa học cụ thể. Nguồn gốc xã hội của

2


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

chủ nghĩa duy vật là các lực lượng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách mạng trong
từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm
là mối liên hệ của nó với các đấng siêu nhiên, hoặc tuyệt đối hóa một hay một số
yếu tố nào đó của ý thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là mối liên hệ
của nó với các lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ, giai cấp thống trị đang
trên đà tan rã trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử.
3.Hai phương pháp cơ bản trong triết học.
Xuất phát từ bản chất của triết học, khi giải quyết vấn đề cơ bản bản chất
của thế giới có vận động và phát triển khơng, nếu có thì do những ngun nhân và
theo những xu hướng nào, mà trong triết học đã có hai phương pháp cơ bản biện
chứng và siêu hình. Hai phương pháp này đối lập nhau về cách nhìn nhận thế giới.
Phương pháp biện chứng xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến quy
định ràng buộc lẫn nhau, và luôn vận động, và luôn phát triển. Trong sự phát triển
của mình, phương pháp biện chứng đã có những hình thức khác nhau là: Biện
chứng cổ đại, biện chứng duy tâm, biện chứng duy vật.
Phương pháp siêu hình xem xét thế giới trong mối liên hệ cô lập tách biệt
lẫn nhau, hoặc không vận động, hoặc không phát triển, hoặc vận động và phát triển
theo chu kỳ khép kín. Trong sự phát triển của mình, phương pháp siêu hình cũng
có các hình thức khác nhau: siêu hình duy tâm, siêu hình duy vật.
Tóm lại, trong sự phát triển của triết học, với tư cách là một khoa học, trong
nó ln diễn ra cuộc đấu tranh giữa duy vật với duy tâm, giữa vô thần với hữu
thần, giữa biện chứng với siêu hình. Các cuộc đấu tranh ấy chính là đối tượng
nghiên cứu của lịch sử triết học. Tuy nhiên, triết học phương Tây thường tập trung

giải quyết các vấn đề thuộc về thế giới quan, trong khi đó triết học phương Đông
lại nặng về vấn đề nhân sinh quan: Triết học Trung Quốc tập trung về vấn đề đạo
đức, chính trị - xã hội; Triết học Ấn Độ nặng về giải quyết các vấn đề thuộc về đời
sống tâm linh. Triết học phương Đơng tính chiến đấu giữa duy vật với duy tâm,
giữa biện chứng với siêu hình, giữa vô thần với hữu thần mờ nhạt hơn so với triết
học phương Tây.
II. BẢN CHẤT THẾ GIỚI
1. Quan điểm duy tâm về bản chất thế giới.
Quan điểm duy tâm cho rằng bản chất thế giới là ý thức. Theo quan điểm này, trong mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức thì ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau; ý thức quyết
định vật chất; ý thức là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại, vận động phát triển của sự
vật hiện tượng trong thế giới.
Chủ nghĩa duy tâm có hại loại: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ
quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan là trường phái triết học cho rằng: ý thức tinh thần nói
chung như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới” là cái có trước, tồn tại khách
quan bên ngồi con người, từ đó sinh ra thế giới. Tiêu biểu là Platon (triết học Hylạp cổ đại)
và Hêghen ( triết học cổ điển Đức).
3


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan là trường phái triết học cho rằng: ý thức, cảm giác của
con người là cơ sở quyết định sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới. Họ cho
rằng “sự vật chỉ là sự tổng hợp của cảm giác”, “xoá bỏ cảm giác là xoá bỏ sự vật”. Tiêu
biểu cho quan điểm này là nhà triết học người Anh thế kỷ thứ XVIII: Béccơly và Hyum.
2. Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới.

Quan đểm duy vật khẳng định bản chất thế giới là vật chất. Ngoài thế giới vật chất ra
khơng có thể giới nào khác. Các sự vật, hiện tượng chỉ là biểu hiện những dạng cụ thể của
thế giới vật chất mà thội.
Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý thức là cái có
sau; vật chất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc con
người mà thôi.
Trong sự phát triển của lịch sử triết học chủ nghĩa duy vật biểu hiện dưới những hình
thức sau: chủ nghĩa duy vật cổ đại mộc mạc chất phác; chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ
XVII- XVIII, và đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Ăngghen.
Quan điểm duy vật khẳng định bản chất thế giới là vật chất, là quan điểm đúng đắn,
khoa học. Nó đem lại cho con người niềm tin và sức mạnh trong việc nhận thức và cải tạo
thế giới.
Ngồi quan điểm duy vật và duy tâm cịn có quan điểm nhị nguyên. Quan điểm này cho
rằng: vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên, cùng song song tồn tại, khơng có cái nào
có trước, khơng có cái nào có sau, khơng có cái nào quyết định cái nào.(Thực chất quan
điểm này là một dạng chủ nghĩa duy tâm chủ quan, cho rằng ý thức tồn tại không phụ thuộc
vào vật chất).
III. PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
1. Quan điểm của các nhà duy vật trước Mác
Ngay từ khi mới ra đời triết học đã đặt ra câu hỏi: Thế giới này do đâu mà có ? Yếu
tố đầu tiên tạo ra thế giới là gì? Triết học gọi đó là Bản nguyên( là gốc đầu tiên) . Lịch sử có
nhiều quan điểm khác nhau về bản nguyên, song có thể quy về hai trường phái lớn là chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trường phái duy tâm thường quy bản nguyên thế giới
bởi tinh thần ( ý thức). Ngược lại, trường phái duy vật quy bản nguyên thế giới bởi vật chất.
Vậy, vật chất là gì ? Quan niệm vật chất của các thờì kỳ lịch sử ra sao?
- Thời kỳ cổ đại:
+ Trong triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại người ta cho rằng bản nguyên thế giới là
một dạng vật chất cụ thể của thế giới, chẳng hạn:Hêraclít cho rằng bản nguyên của thế giới
là lửa, Talet cho đó là nước, Anaximen cho rằng đó là khơng khí, Đêmơcrit đạt được trình
độ cao hơn khi ơng cho rằng bản ngun của thế giới là nguyên tử (hạt vật chất nhỏ bé nhất)

và chân khơng.
+ Ở phương Đơng cũng có quan điểm tương tự: ở Trung Quốc người ta cho rằng bản
nguyên vũ trụ là ngũ hành ( 5 yếu tố) là: kim, mộc,thủy,hỏa, thổ chúng tương tác nhau tạo
nên vũ trụ. Còn ở ấn độ cổ đại cho rằng thế giới được tạo thành từ những hạt tế vi; thế giới
hữu tình được sinh ra từ ngũ uẩn . . .
- Thời kỳ trung cổ:
+ Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XV là thời kỳ thống trị của thần quyền giáo hội và
vương quyền của đế chế phong kiến, do đó khơng đặt ra vấn đề bản ngun vật chất.
- Đến thời kỳ Phực hưng:
+ Từ ( cuối thế kỷ XV- XVI) do khoa học phát triển, vật lý đi sâu nghiên cứu kết
4


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

cấu của vật chất đã phát hiện ra những chất mới( dạng trường, từ trường, điện trường. ..) thì
lúc này vấn đề vật chất lại được đặt ra và mở rộng sang những dạng vật chất được đặt ra
thời cổ đại. Mở đầu thời kỳ này , lần đầu tiên Cơpécníc chứng minh mặt trời là trung tâm đã
đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh và quan điểm thần học về thế giới.
- Tất cả những quan niệm về bản nguyên đầu tiên của triết học thời trong các thời
kỳ lịch sử trên đây có những hạn chế sau:
+ Một là, khuynh hướng đi tìm yếu tố đầu tiên của thế giới. Khuynh hướng này kết
cục dẫn đến duy tâm, siêu hình. Duy tâm bởi truy tìm yếu tố đầu tiên đến một giới hạn mà
nhận thức con người bất lực sẽ dẫn tới ‘đấng siêu nhiên”.
+ Siêu hình bởi thế giới đã có khởi đầu ắt có kết thúc, như vậy trái với nguyên lý của
chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới vô cùng, vô tận , bất diệt. Quy vật chất về một
dạng cụ thể nào đó là sự phỏng đốn ngây thơ, mộc mạc, chất phác . ..
2. Quan niệm triết học Mác- Lênin về vật chất.

- Hồn cảnh địi hỏi sự ra đời định nghĩa vật chất của Lênin:
+ Thứ nhất, thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu XX cùng với sự phát
triển mạnh mẻ của phân ngành các khoa học trong khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học đã
làm tiền đề quan trọng thôi thúc các nhà triết học khái quát đưa ra quan điểm đầy đủ hơn về
sự vơ cùng vơ tận của vật chất.
Ví dụ: - Năm 1895 Rơnghen phát hiện ra tia X, một loại sóng điện từ có bước sóng
ngắn.
- Năm 1896, Becơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, đã bác bỏ quan niệm về sự
bất biến của nguyên tử.
- Năm 1897 Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh điện tử là một thành phần
cấu tạo nên nguyên tử. . .
+ Thứ hai, vấn đề là ở chổ, trong nhận thức lúc đó hạt điện tích và trường điện từ được coi là cái gì đó phi vật chất đây là mãnh đất để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng, những người duy tâm cho rằng “vật chất” biến mất, nền tảng của chủ nghĩa duy vật sụp đổ.
+ Sự phát triển của lơgíc biện chứng có thể cho phép định nghĩa một sự vật thông
qua các mặt đối lập rộng tương đương với nó.
Chính trong hồn cảnh như vậy Lênin đã khái quát những thành tựu của khoa học tự
nhiên và chỉ rõ rằng vật chất không tiêu tan, cái bị tiêu tan, bị bác bỏ chính là giới hạn hiểu
biết trước đây về vật chất, là sự hiểu biết máy móc, siêu hình. .. Đồng thời Lênin đã đa ra
định nghĩa về vật chất:
- Định nghĩa vật chất của Lênin:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh,và
không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa trên có 3 nội dung cơ bản:
+ Một là, “Vật chất là một phạm trù triết học”, với tính cách là vật chất là một khái
niệm rộng được tư duy khái quát từ vô vàn những sự vật hiện tượng cụ thể trong thế giới mà
lại không đồng nhất với bất cứ sự vật , hiện tượng đơn lẻ nào.
Phân biệt vật chất và vật thể, vật chất chỉ những vật nói chung, vơ hạn, vơ tận, khơng
sinh ra, khơng mất đi. .. cịn vật thể là những dạng vật chất cụ thể có sinh ra, mất đi, có giới
hạn...
+ Hai là, trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng để

5


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan, đó là cái tồn tại độc lập với cảm giác không phụ
thuộc vào cảm giác con người.
+ Ba là, Vật chất “được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng
ta chụp lại, chép lại, phản ánh
* ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin:
- Đã góp phần giải quyết một cách triệt để vấn đề cơ bản của triết học trên thế giới
quan duy vật, khoa học, biện chứng. Khắc phục những quan điểm triết học đối lập với triết
học Mác chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật siêu hình, quan điểm bất khả tri.
- Đã góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên. Dù khoa
học có phát hiện ra những dạng vật chất mới nào khác, nếu nh nó là “thực tại khách quan”
thì đó cũng là một dạng cụ thể của vật chất mà không cần phải tranh luận vô bổ, dẫn tới
hoang mang, dao động.
- Đã góp phần mở rộng quan niệm vật chất trong xã hội: vật chất trong xã hội là các
quy luật, các mối quan hệ do con người kết hợp với nhau, hoạt động tạo ra, song nó lại tồn
tại khách quan với con người.
3. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
3.1. định nghĩa và phân loại vận động.
Vận động hiểu theo nghĩa hẹp, đơn giản, đó là sự chuyển dịch vị trí trong khơng
gian. Cịn vận động hiểu theo nghĩa đầy đủ và khoa học, như Ăngghen chỉ ra, đó là một phơng thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm “ tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến t ư
duy “.
3.2. Nguồn gốc vận động:
Các nhà duy tâm cho rằng vận động là do thần linh, thợng đế, hoặc những dạng tinh

thần siêu tự nhiên( ý niệm của Platon, ý niệm tuyệt đối của Hêghen).
Chủ nghĩa duy vật siêu hình có tiến bộ hơn, đi tìm nguồn gốc vận động của vật chất
từ bản thân thế giới vật chất, nhưng nhiều lắm thì họ chỉ tìm ra những hình thức vận động
cụ thể.Theo họ vận động chỉ là sự tăng giảm về số lượng hoặc là sự chuyển dịch các vật thể
trong không gian.
Triết học Mác- Lênin cho rằng, vận động gắn liền với vật chất, là thuộc tính vốn có
của vật chất; vận động của vật chất là vận động tự thân, do mâu thuẫn bên trong tạo ra. Vận
động của vật chất còn do sự tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong
bản thân sự vật, hay giữa sự vật này với sự vật kia.
3.3. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất.
Trên cơ sở định nghĩa về vận động, Ăngghen đã chia ra 5 hình thức vận động:
- Vận động cơ học, là sự chuyển dịch vị trí trong không gian;
- Vận động vật lý, là sự tương tác hút và đẩy giữa các vật thể:
- Vận động hóa học, là q trình hóa hợp và phận giải các nguyên tố hóa học của các
vật thể
- Vận động sinh vật, là sự tương tác giữa dồng hóa và dị hóa trong sự sống mn
lồi;
- Vận động xã hội, là hoạt động của con người có ý thức làm xuất hiện các quan hệ
xã hội và các quy luật xã hội
Các hình thức vận động khác nhau về chất nên khơng được quy hình thức vận động
này vào hình thức vận động khác. Các hình thức vận động có mối liên hệ phát sinh và tồn
6


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

tại trong mối liên hệ biện chứng.
Cách phân loại vận động chỉ mang tính khái quát, là phương pháp luận để phân chia

các ngành khoa học, còn thực tế mỗi hình thức vận động lại được phân ra nhiều phân ngành
với mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển của nhận thức.
4.4. Vận động và đứng im.
Triết học Mác - Lênin cho rằng, vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối. Vận
động là tuyệt đối, vì đó là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật
chất, nên khơng ở đâu, khơng lúc nào có vật chất mà lại khơng có vận động.
Đứng im là tương đối, vì khơng có đứng im thì khơng thể có sự vật cụ thể, riêng
lẻ,xác định, do vậy không thể nhận thức được bất cứ cái gì. Nhưng đứng im chỉ là tương
đối, vì nó chỉ xẩy ra với một hình thức vận động, có tính cá biệt; nó chỉ xẩy ra trong một
mối quan hệ nhất định và chỉ biểu hiện một trạng thái vận động. Đó là vận động trong thăng
bằng, trong sự ổn định tương đối, bảo tồn cấu trúc, xác định là nó, nó chưa là cái khác.
+ Khi tách ra, cơ lập một hình thức vận động cá biệt để xét. Ví dụ vận động cơ học,
nó sẽ đứng im khơng cịn chuyển dời vị trí trong khơng gian. Nhưng ngay khi sự vật đứng
im về vận động cơ học thì các vận động khác vẫn xẩy ra.
+ Khi sự vật chỉ được xem xét trong một quan hệ xác định, nó đứng im trong quan
hệ đó nhưng đang vận động trong mối quan hệ khác.
4.. Không gian và thời gian
4.1. Những quan niệm khác nhau.
- Các nhà triết học duy tâm cho rằng: không gian, thời gian là hình thức tri giác chủ
quan của con người quy định (can tơ) ; là yếu tố trong sự phát triển của “ ý niệm tuyệt đối”
( Hêghen); là hệ thống liên kết chặt chẽ của chuỗi cảm giác ( Makhơ).
- Các nhà triết học duy vật siêu hình: Tuy thừa nhận không gian, thời gian tồn tại
khách quan nhưng họ cho rằng đó là sự tồn tại trống rỗng, khơng gắn với vật chất vận động
( Đêcáctơ, Niutơn).
4.2. Quan niệm triết học Mác- Lênin.
a. Khái niệm không gian và thời gian.
- Khơng gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính- sự cùng tồn tại,
kết cấu, quy mô và tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng.
- Thời gian: là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt trường tính- Độ dài diễn biến
của của các quá trình, sự kế tiếp nhau vận động phát triển( ngày, tuần, tháng, năm, thập kỷ,

thế kỷ...).
b. Quan hệ giữa không gian và thời gian với vật chất vận động.
Triết học Mác- Lênin khẳng định: Khơng gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật
chất nên nó gắn liền với vật chất vận động, là thuộc tính của vật chất vận động. Vật chất vận
động là vận động trong không gian và thời gian.
Không có và khơng bao giờ có khơng gian, thời gian thuần tuý tồn tại ngoài vật chất
vận động. Cũng như khơng có và khơng bao giờ có vật chất vận động ngồi khơng gian và
thời gian.
Ăngghen nói: “các hình thức tồn tại cơ bản của vật chất là không gian và thời gian.
Và vật chất tồn tại ngoài thời gian cũng hồn tồn vơ lý như tồn tại ngồi khơng gian”.
c. Tính chất của khơng gian, thời gian
- Tính khách quan: khơng gian, thời gian là thuộc tính của vật chất, gắn liền với vật
7


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

chất vận động. Mà vật chất tồn tại khách quan, nên khơng gian, thời gian cũng tồn tại
khách quan.
- Tính vô tận,vô hạn của không gian, thời gian: vật chất là vô tận, vô hạn hạn nên
không gian và thời gian gắn với vật chất cũng vô tận vô hạn.
- Tính vơ tận của khơng gian được hính thành từ quảng tính có hạn của các vật riêng
lẻ.
- tính vơ tận của thời gian được hình thành từ trường tính có hạn của q trình riêng
lẻ.
5. tính thống nhất của thế giới
5.1. Những quan điểm khác nhau
Triết học duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là tinh thần, nên thế giới thống nhất

là thống nhất ở lĩnh vực tư tưởng tinh thần. Hêghen cho thế giới thống nhất ở “ ý niệm tuyệt
đối”, Đuyrinh (nhà triết học Đức cùng thời Mác) cho thế giới thống nhất ở “tồn tại”. MácĂngghen phê phán và chỉ ra: nếu thế giới thống nhất ở “tồn tại” thì chưa phân biệt được sự
khác nhau giữa các sự vật và hiện tượng, chưa phân biệt được người duy vật và duy tâm,
vì thượng đế, “chúa” cũng tồn tại.
Triết học duy vật cổ đại cho thế giới thống nhất là thống nhất ở một dạng vật chất cụ
thể nào đó như “nước” (Talét), “khơng khí” (Anaximen), “lửa” (Hêraclit), “ ngun tử”
(Đêmơcrit). Nhưng những vật cụ thể không thể bao quát hết sự phong phú, đa dạng của thế
giới.
5.2. Quan điểm triết học Mác- Lênin
Xuất phát từ quan điểm thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngồi nó ra khơng có
một thế giới nào khác tồn tại khách quan, vận động, phát triển khơng ngừng. Sự thống nhất
đó được biểu hiện :
+ Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, tồn tại khách quan, độc lập với ý
thức. Thế giới vật chất vô tận, vô hạn, không sinh, không diệt. Trong thế giới đó khơng có
gì khác ngồi vật chất đang vận động, chuyển hoá lẫn nhau, tất cả đều là nguyên nhân, kết
quả của nhau và đều là vật chất.
+ Mỗi lĩnh vực của thế giới (tự nhiên, xã hội) đều là những dạng cụ thể của thế giới
vật chất, nên chúng đều có nguồn gốc, quan hệ, liên hệ vật chất; đều có tổ chức, kết cấu vật
chất và đều chịu sự chi phối bởi những quy luật khách quan của thế giới vật chất.
Sự thống nhất vật chất của thế giới còn được chứng minh bởi khoa học, những phát
minh của khoa học tự nhiên, đặc biệt là ba phát minh lớn thế kỷ XIX: học thuyết tế bào, học
thuyết tiến hoá và bảo tồn năng lượng.
Học thuyết tiến hố các lồi đã chứng minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất.
Hơn nữa những tri thức khoa học hiện đại của thế kỷ XX như vật lý, hoá học, sinh học; tự
động hoá ngày càng chứng tỏ rằng: thế giới vật chất liên hệ mật thiết với nhau làm tiền đề
tồn tại cho nhau, trong sự vận động phát triển không ngừng. Như vậy, thế giới là sự thống
nhất ở tính vật chất của nó.
Trên lĩnh vực triết học với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đóng vai
trị quan trọng chứng minh thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Lý luận của Ăngghen
về vai trị lao động trong q trình chuyển hố vượn thành người đã chứng tỏ rằng xã hội

lồi người có nguồn gốc từ tự nhiên, là một dạng tự nhiên đặc biệt.
Ý nghĩa của nguyên lý:
+ Nguyên lý bản chất thế giới là vật chất và thế giới thống nhất ở tính vật chất của
8


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

nó, địi hỏi con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phảI xuất phát từ hiện thực
khách quan, lấy đó làm điều kiện cơ sở cho hoạt động của mình. Đó là một trong những
ngun tắc cơ bản của phương pháp luận duy vật. Nó địi hỏi phảI xuất phát từ hiện thực
khách quan, từ bản thân sự vật mà phân tích, xem xét rút ra kết luận cần thiết, không thể
xem xét chủ quan để áp đặt cho sự vật.
+ Những mục đích, chủ trương, kế hoạch và cả những biện pháp tổ chức thực hiện
không thể rút ra từ nguyện vọng, mong muốn chủ quan mà phảI được xây dung từ hiện thực
khách quan phản ánh những nhu cầu chín muồi và tất yếu của đời sống xã hội, mới có khả
năng hiện thực.
Mác- Lênin cho rằng, ý thức ra đời có hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn
IV. Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Khái niệm, kết cấu và nguồn gốc của ý thức.
a. Khái niệm và kết cấu của ý thức.
Triết học Mác - Lênin cho rằng, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, hay ý thức chẳng qua chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan được di chuyển vào đầu
óc con ngưịi và được cải biến đi.
Vì mang tính chủ quan nên ý thức mỗi cá nhân khác nhau, do trinh độ, năng lực,
tâm,sinh lý. . . quy định. Vì mang tính sáng tạo lại, nên ý thức khơng bao giờ tự bằng lịng
với tự nhiên, mà nó tự nhào nặn chế tác, sáng tạo giới tự nhiên cho ta.
b. Nguồn gốc ý thức.

- Nguồn gốc tự nhiên có hai yếu tố:
+Thứ nhất, phải có bộ óc người phát triển cao.
+Thứ hai, phải có thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) tồn tại bên ngồi con người,
xem đó là đối tượng, nội dung của ý thức.
- Nguồn gốc xã hội của ý thức cũng có hai yếu tố:
ð Lao động: do lao động kiếm ăn, sinh tồn mà loài vựơn tiến hóa biến thành người;
các giác quan tinh tế hơn, bàn tay khéo léo hơn, thân thể hợp lý và bộ não phát triển hoàn
hảo, tư duy phát triển
ð Ngôn ngữ: Do nhu cầu giao tiếp, nảy sinh cùng với lao động mà xuất hiện ngôn
ngữ. Ngôn ngữ là một phương tiện khơng những để diễn đạt, trình bày tư tưởng mà cịn là
cơng cụ để tư duy. Triết học Mác cho rằng ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai của ý thức.
Như vậy, cùng với lao động là ngơn ngữ, đó là hai kích thích chủ yếu tạo ra ý thức. ý
thức ra đời từ hai nguồn gốc, nguồng gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.Trong hai nguồn
gốc đó, nguồn gốc xã hội có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời ý thức, vì nguồn gốc trực tiếp
cho sự ra đời ý thức là hoạt động thực tiễn. ý thức là một sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.
2. Bản chất của ý thức.
Bản chất của ý thức là sự phản ánh giữa hai bộ phận vật chất là óc người và thế giới
khách quan, song đây là phản ánh đặc biệt, chủ động sáng tạo và tự giác. Cụ thể là:
- ý thức phản ánh gián tiếp, nhờ sự phản ánh có tính chất gián tiếp mà nó có thể phản
ánh được cả quá khứ và tương lai.
- ý thức phản ánh khái quát hóa, tức là nó phản ánh có tính chất tóm tắt, đại thể mà
khơng cần q chi tiết nhưng vẫn đảm bảo phản ánh trung thực đối tượng.
9


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

-ý thức là sự phản ánh trừu tượng hóa, tức là phản ánh có tính chất giả định của tư

duy về đối tượng phản ánh.
- Sự phản ánh của ý thức thường được thực hiện theo trình tự:
+ Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh một cách có chọn lọc
và định hướng.
+ Hai là, mơ hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng tinh thần.
+ Ba là, hiện thực hóa mơ hình của đối tượng thông qua hoạt động thực tiễn.
- Phản ánh mang tính chất chủ động, tích cực, chủ động sáng tạo. Nó khơng phản
ánh y ngun( sao, chép, chép) mà phản ánh có chọn lọc theo mục đích, u cầu lợi ích của
con người, dự báo những khía cạnh mới, thuộc tính mới. Phản ánh của ý thức mang tính
chất như vậy là vì phản ánh này có sự kết hợp cả cảm giác lẫn tư duy, cả trực tiếp lẫn gián
tiếp; cả cảm giác lẫn tư duy, cả trực tiếp lẫn gián tiếp; phản ánh cả hiện tại lẫn quá khứ và
tương lai
Ý thức không chỉ phản ánh bản chất của sự vật, mà còn vạch ra quy luật vận động,
phát triển của chúng, không chỉ phản ánh đúng hiện thực, mà còn vạch ra khuynh hướng
của hiện thực. Những lý thuyết khoa học kháI quát cao, có thể tiên đoán, dự báo đúng tương
lại của hiện thực.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
a. Những quan điểm triết học ngồi Macxít.
Các quan điểm này thể hiện hai dạng:
- Một là, chủ nghĩa duy tâm: Quá nhấn mạnh vai trò của ý thức, biến thành một bản
nguyên độc lập, là tính thứ nhất sáng tạo ra thế giới vật chất. Trong chủ nghĩa duy tâm chia
làm hai loại:
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan tuyết đối hóa loại tinh thần siêu tự nhiên nh “ý
niệm” ( Platon), “ ý niệm tuyệt đói “ (Hêghen).
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại tuyệt đối hóa ý thức của con người họ coi sự vật là
tập hợp những cảm giác, tồn tại là bị tri giác bởi các giác quan chúng ta.( Beccơly, Hyum)
- Hai là,chủ nghĩa duy vật siêu hình : Thấy được tính thứ nhất thống nhất có tính
quyết định của vật chất đối với ý thức, song lại tuyệt đối hóa nó và lại khơng thấy được tính
năng động sáng tạo và tác động trở lại của ý thức đối với vật chất. Coi ý thức luôn luôn chỉ
là kết quả của sự phản ánh thụ động và phụ thuộc vào đối tượng phản ánh.

b. Quan điểm triết học Mác - Lênin.
Trên cơ sở giải quyết đắn vấn đề cơ bản của triết học, triết học Mác - Lênin khẳng
định vật chất có trước và quyết định ý thức: vật chất là cơ sở là nguồn gốc, nội dung và sự
vận động biến đổi của nội dung và sự vận động biến đổi của ý thức.
- Vật chất quyết định ý thức biểu hiện ở các mặt sau:
+ vật chất (cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, quy luật khách quan) là tiền đề nguồn
gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức.
+ Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó.
+ Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành, phát triển đến đó.
+ Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo.
- Tuy nhiên do bản chất của nó mà ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng
động sáng tạo, tác động trở lại vật chất:
+ Nhờ phản ánh đúng đắn mà con người hiểu biết được bản chất, quy luật của thế
giới vật chất. Từ đó đề ra mục tiêu phương hướng tác động làm biến đổi vật chất theo ý
10


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

muốn chủ quan của con người.
+ Thông qua họat động thực tiển mà ý thức có thể khơi dậy và tổ chức lại những lực
lượng vật chất còn tiềm ẩn, khiến cho sức mạnh của nó được nhân lên so với sức mạnh vốn
có của bản thân nó.
- Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có thể rút ra ý nghĩa, phư ơng
pháp luận là:
+Trước hết phải xuất pháp từ hiện thực khách quan, tôn trọng quy luật và làm theo
quy luật khách quan. Đồng thời phát huy nỗ lực của con người trong việc tác động và đẩy
nhanh sự vận động, biến đổi của quy luật khách quan.

+ Nhưng đồng thời phảI biết phát huy những nhân tố chủ quan, năng động, sáng tạo.
phảI biết khơI dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của
người Việt Nam, quyết tâm đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu.

Bài 2
HAI NGUYÊN LÝ CHUNG VÀ BA QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT
I. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Mối liên hệ phổ biến.
Các nhà triết học duy tâm tơn giáo thừa nhận có mối liên hệ phổ biến nhưng họ cho
nguồn gốc của nó là từ thần linh, thượng đế sinh ra.
Các nhà triết học siêu hình khơng thừa nhận mối liên hệ phổ biến. Họ cho các sự vật
hiện tượng có thể tồn tại một cách cô lập, tách rời cái nào riêng cái đó cái này bên cạnh cái
kia, giữa nó khơng có sự liên hệ ràng buộc nhau.
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, thế giới vô vàn các sự vật, hiện tượng nhưng chúng
thống nhất với nhau ở tính vật chất, nên tất yếu giữa chúng phải có mối liên hệ chằng chịt
với nhau.
Mối liên hệ có tính phổ biến: vì khơng phải chỉ có một sự vật liên hệ với nhau, mà
các yếu tố các bộ phận cấu thành sự vật cũng liêm hệ.
Mối liên hệ có tính đa dạng, mn vẻ:
+ Có liên hệ bên trong, có mối liên hệ bên ngồi
+ Có mối liên hệ chung tồn vũ trụ, có mối liên hệ riêng biệt
+ Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp.
+ Có mối liên hệ tất nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên
+ Có mối liên hệ cơ bản, có mối liên hệ khơng cơ bản
* Ýnghĩa của ngun lý:
Nó là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, một trong những nguyên tắc phương
pháp luận Macxit. Nguyên tắc này đòi hỏi: Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét các
mặt, các mối liên hệ của nó, nhưng cũng phải biết được đâu là mối liên hệ cơ bản, chủ yếu,
11



TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

như vậy mới nắm được bản chất sự vật, hiện tượng.
Chống quan điểm phiến diện, xem xét qua loa một vài mối liên hệ đã vội đánh giá sự
vật một cách chủ quan. Chống quan điểm chiết trung, san bằng các mối liên hệ, xem chúng
có vị trí ý nghĩa như nhau.. Chống quan điểm nguỵ biện, bám vào một mối liên hệ không
cơ bản, biện minh cho một khuynh hướng tư tưởng nào đó.
2. nguyên lý về sự phát triển.
Các nhà triết học siêu hình cho rằng phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ là sự tăng
giảm đơn thuần về số lượng.
Phê phán quan điểm sai lầm trên triết học Mác - Lênin cho rằng, các sự vật, hiện tượng khơng những có mối liên hệ phổ biến và luôn vận động phát triển, vận động là tuyệt
đối, vĩnh cửu là phương thức tồn tại của vật chất. Vận động của thế giới diễn ra phức tạp,
có thể đi xuống, có thể lặp lại, song đi lên là khuynh hướng thống trị và tất yếu, khuynh hướng này chính là phát triển.
- Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, có tính phổ biến:
+ Trong giới tự nhiên vơ sinh, từ q trình phân giải và hợp các chất vơ cơ hình
thành những sự vật đơn giản đến phức tạp, rồi hình thành những sự vật đơn giản đến phức
tạp, rồi hình thành nên các hành tinh, trái đất và thế giới nói chung.
+ Trong giới tự nhiên hữu sinh, từ sự sống, đơn bào, đa bào, đến các giống loài động
vật bậc thấp, bậc cao,. . .rồiđến con người.
+ Trong xã hội, cho đến nay, lịch sử xã hội loài người đã trải qua một số chế độ xã
hội, xã hội sau bao giờ cũng cao hơn xã hội trước về mọi mặt.
+ Trong tư duy, con người ngày càng đi sâu vào thế giới vi mơ và thế giới vĩ mơ
khám phá những điều bí ẩn của nó, từng bước biến “ vật tự nó” thành “vật cho ta” chứng tỏ
nhận thức con người giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.
- So với vận động nói chung thì phát triển là khuynh hướng chung, khuynh hướng
thống trị. Phát triển có tính chất phổ biến, được thể hiện trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Nguyên nhân của phát triển là do sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố trong
lịng các sự vật, hiện tượng, chứ khơng phải do bên ngồi ép đặt và khơng phải do ý muốn
chủ quan của con người tạo ra.
ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý:
- Nguyên lý này là cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử - cụ thể và phát triển, khắc
phục quan điểm phi lịch sử và định kiến khi xem xét các sự vật và hiện tượng trong thế giới.
- Phải có quan điểm biện chứng khi xem xét sự phát triển. Quan điểm đó chỉ ra rằng,
phát triển là con đường quanh co, phức tạp luôn lấy cái đối lập làm tiền đề. Do đó phải có
thái độ khoa học với cái cũ, với qúa khứ, với cái mới phát sinh và kế thừa.
Từ nguyên lý phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, cho thấy 20 năm đổi
mới ta đã đạt được những thành tựu to lớn: “ Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố phát triển, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.Hệ thống chính trị và khối đại
đồn kết tồn dân tộc cũng cố và tăng cường. Chính trị ổn định.”
II. Thế giới vận động và phát triển theo quy luật
1. Phạm trù quy luật
Quy luật là mối quan hệ bản chất, tất nhiên và lặp đi, lặp lại giữa các sự vật hiện t ượng hoặc giữa các mặt, các bộ phận trong một sự vật hiện tượng cùng loại.
- Tùy theo sự xem xét và khái quát mà có thẻ phân ra thành nhiều loại quy luật
12


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội
Dù là quy luật tự nhiên hay quy luật xã hội đều là quy luật khách quan vốn có của
thế giới vật chất. Nó khơng do ai sinh ra, cũng như tiêu diệt đi.
Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội có sự khác nhau:
Quy luật tự nhiên diễn ra một cách tự động- tự phát, thông qua sự tác động của tự

nhiên. Quy luật xã hội, hình thành bao giờ thơng qua hoạt động của con người có ý thức,
song vẫn khách quan.
Quy luật xã hội thường được biểu hiện ra như một xu hướng có tính định hướng, chứ
không biểu hiện như một quan hệ trực tiếp đối với từng người, từng việc.
Sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội; quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Kết quả tác động của quy luật như thế nào còn phù thuộc vào hoạt động của con
người.
Quy luật xã hội và hoạt động của con người có ý thức là khơng tách rời nhau.
3. Tính khách quan của quy luật và vai trị của con người.
- Quy luật có tính khách quan vốn có, vì nó là mối liên hệ bản chất tất nhiên bên
trong của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Không ai sáng tạo, hay phá bỏ. Quy luật có tính
khách quan song con người có thể nhận thức và vận dụng nó, phục vụ mình.
- Con người nhận thức quy luật trước khi hành động và khi hành động phải theo quy
luật, tôn trọng quy luật, đây chính là nội dung của phạm trù tự do; tự do là nhận thức và
hành động đúng quy luật tất yếu.
- Tuy nhiên bằng sức mạnh của ý thức, con người từ chổ phát hiện ra quy luật, nhận
thức đúng quy luật có thể đẩy nhanh sự vận động của quy luật và uốn nắn quy luật theo
đúng mục đích của mình.
III.Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập(thường gọi tắt là quy
luật mâu thuẫn )
* Mâu thuẫn biện chứng
-Triết học Mác- Lênin cho rằng, bất kỳ sự vật hiện t ượng nào cũng là một thể thống
nhất của các mặt đối lập. Mặt đối lập là những mặt trái ngược nhau, tồn tại trong cùng một
sự vật, hiện tượng. Hai mặt đối lập biện chứng phải là hai mặt đối lập của nhau, cùng tồn
tại trong cùng một sự vật, hiện tượng và cùng tham gia tạo thành bản chất của sự vật hiện
tượng đó.
Ví dụ: Đồng hóa và dị hóa ;Cực âm và cực dương; nóng và lạnh .. .
- Từ mặt đối lập mà sinh mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn

trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập. Thống nhất để tạo thành các
sự vật hiện tượng; đấu tranh với nhau để làm cho sự vật, hiện tượng vận động, phát triển
khơng ngừng và đến một thời điểm nào đó chúng chuyển hóa cho nhau để cho sự vật vượt
nó, tạo thành cái khác cao hơn nó.
* Nội dung cơ bản của quy luật
Sự vật nào cũng là thể thống nhất các mặt đối lập, Mỗi sự vật đều là thể thống nhất
các mặt đối lập. Đó là thống nhất những mâu thuẫn. Như vậy mọi sự vật đều có mâu thuẫn
của chính bản thân nó. . . Các mặt đối lập nương tựa vào nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Khơng có mặt đối lập này thì khơng có mặt đối lập kia và ngược lại.. Khơng có sự thống
nhất các mặt đối lập thì khơng tạo thành sự vật.
13


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Sự đấu
tranh các mặt đối lập là sự chuyển hoá, bài trừ nhau. Sự đấu tranh các mặt đối lập dẫn đến
chuyển hoá các mặt đối lập.. Chuyển hoá các mặt đối lập nhất thiết phảI thông qua đấu
tranh cac mặt đối lập.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Sự vật là
thể thống nhất của các mặt đối lập, chừng nào thể thống nhất này cịn tồn tại thì sự vật cịn
tồn tại. Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho thể thống nhất cũ bị phá vỡ, thể thống nhất
mới đựơc xác lập, sự vật phát triển.
- Đấu tranh của các mặt đối là tuyệt đối, còn thống nhất là tương đối. Sự thống nhất
của các mặt đối lập là tuyệt đối, cịn thống nhất là tương đối, vì bất kỳ một sự thống nhất
nào cũng là một sự thống nhất có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, gắn liền với đứng im tương đối của sự vât.
- Đấu tranh các mặt đối lập là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục khơng bao giờ ngừng,
trong suốt q trình tồn tại của các mặt đối lập. Đấu tranh gắn liền với vận động, mà vận

động là tuyệt đối cho nên đấu tranh cũng là tuyệt đối .
* Một số loại mâu thuẫn:
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều loại mâu thuẫn. Vai trò của mỗi loại mâu thuẫn
là khác nhau. Cụ thể có các loại mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt, những bộ phận bên trong của sự
vật. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật khác. Sự phân biệt mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ có tính tương đối.
Mâu thuẫn bên ngồi có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật nhưng nó phảI thông
qua mâu thuẫn bên trong.
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Nó
quyết định bản chất và q trình phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của
sự vật. Nó khơng giữ vai trị quyết định bản chất sự vật và phụ thuộc vào mâu thuẫn cơ bản.
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của
quá trình phát triển của sự vật. Nó chỉ có tác dụng quyết định đối với các mâu thuẫn khác
trong cùng một giai đoạn nào đó.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn khơng giữ vai trò quyết định trong các giai đoạn
phát triển của sự vật.
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội(giai cấp có lợi ích
căn bản đối lập nhau, khơng thể điều hịa) như mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ
trong xã hội chiếm hữu nô lệ; giữa giai cấp nông dân và giai cấp phong kiến trong xã hội
phong kiến; Giữa tư sản và vô sản trong xã hội tư bản.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã
hội có đối lập về lợi ích khơng căn bản, cục bộ, tạm thời. Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa
công nhân và nơng dân.
* Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.

14


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

- Theo Lênin xác định vị trí của quy luật mâu thuẫn hay nói rộng hơn là lý luận về
mâu thuẫn là “hạt nhân của phép biện chứng”. Quy luật này được xem là hạt nhân của phép
biện chứng bởi lẽ, một mặt nó nói lên nguồn gốc, động lực của sự tự thân vận động phát
triển; mặt khác, lý luận về quy luật mâu thuẫn quán xuyến các quy luật cơ bản và không cơ
bản khác của phép biện chứng duy vật.
- Ý nghĩa Phương pháp:Từ quy luật mâu thuẫn xây dựng phương pháp tư duy mâu
thuẫn đó là phương pháp ln đặt ra những tình huống đối lập của nhau trên cùng một vấn
đề xem xét .
+ Con người thì có mặt xấu và mặt tốt, ưu điểm và nhược điểm, một sự vật thì có
mặt suy tàn và mặt nẩy sinh, cũ và mới; một hiện tượng thì có mặt tích cực và mặt tiêu cực,
được và mất.. . Do đó, phải khắc phục kiểu tư duy đơn giản, xi chiều dễ dãi, như lời
Hêghen nói: “khơng nên đối xử ân cần với các sự vật”.
+ Mâu thuẫn là cái khách quan vốn có của sự vật, là nguồn gốc động lực bên trong
của sự phát triển, do vậy nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu những mâu thuẫn của nó. Sự
vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau. Trong một sự vật một q trình có nhiều mâu
thuẫn, và mỗi mâu thuẫn lại có vai trị khác nhau. . . nên khi nghiên cứu và giải quyết mâu
thuẫn phải có quan điểm cụ thể, để có những phương thức, những biện pháp, phương tiện,
những lực lượng để giải quyết mâu thuẫn.
+ Giải quyết mâu thuẫn phải theo phương thức đấu tranh các mặt đối lập, chứ
không theo hướng dung hòa các mặt đối lập.
2. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất
và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất ).
Quy luật lượng chất vạch ra cách thức của sự vận động phát triển.

* Nội dung cơ bản của quy luật:
Mỗi sự vật, hiện tượng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất.
- Khái niệm “chất” và “lượng”:
Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan, vốn có của nó để xác
định sự vật là cái gì và phân biệt nó với cái khác
Thế giới vơ vàn những sự vật khác nhau về chất. Chất của sự vật, hiện tượng mang
tính khách quan, tương đối ổn định, biểu hiện thơng qua những thuộc tính.
Lượng của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan, vốn có của nó biểu thị
những con số của các yếu tố, các thuộc tính cấu thành nó, quy mơ to nhỏ, tốc độ nhanh
chậm, cường độ mạnh yếu, nhịp điệu của quá trình vận động phát triển.
Lượng là cái khác quan vốn có của sự vật, có khi nó là yếu tố quy định bên trong,
cấu thành sự vật. Nhưng cũng có khi lượng thường được biểu thị bên ngoài của sự vật.
Sự vật càng phức tạp thì các thơng số thuộc về lượng càng phức tạp. Lượng có khi được xác định bằng những con số cụ thể, cũng có khi được xác định bằng sự trừu tượng hóa:
cách mạng ngày càng lớn mạnh, ngày càng trưởng thành chẳng hạn nói lên sư tăng lên về lượng nhưng rất trừu tượng.
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có tính tương đối, trong mối quan hệ này thì nó
là lượng, nhưng trong mối quan hệ khác thì nó là chất. Tính tương đối về sự khác nhau
giữa chất và lượng đòi hỏi tư duy con người khơng thể máy móc khi nhận thức chúng, mà
tùy vào mối quan hệ cụ thể của nó để xác định là nó là chất hay lượng.
* Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
15


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

Sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của hai mặt dối lập lượng và chất, lượng nào,
chất ấy và chất nào thì lượng ấy. Khơng có chất lượng nói chung tồn tại tách rời nhau.
Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là “độ”.
Vậy “độ " là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa lượng và chất, hay độ là giới hạn ở đó

đã có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự thay đổi về chất.
Sự biến đổi chính là chất lượng biến đổi, nhưng chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn. Lượng biến đổi trong giới hạn “độ” thì sự vật chưa biến đổi,
nhưng lượng biến đổi vượt “độ” thì nhất định gây nên sự thay đổi về chất. Chất biến đổi thì
sự vật biến đổi, chất biến đổi gọi là “nhảy vọt”. Nhảy vọt xẩy ra tại “điểm nút”. Điểm nút là
tột đỉnh của giới hạn mà ở đó xẩy ra sự nhảy vọt.
Lượng chuyển thành chất phải có điều kiện. Khơng phải cứ tăng thêm về lượng ở bất
kỳ điều kiện nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất
Chất mới ra đời đòi hỏi lượng mới, đó là chiều ngược lại của mới quan hệ giữa lượng và chất. Thật vậy, sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi dần dần của lượng gây ra thì
chất mới lại quy định sự biến đổi về lượng. Sự quy định đó thể hiện ở chổ: làm cho quy mô,
tốc độ, nhịp điệu giới hạn phát triển về lượng thay đổi.
* Những hình thức bước nhảy
Thế giới các sự vật hiện tượng mn hình, mn vẻ nên các bước nhảy cũng muôn
vẻ.
Bước nhảy trong tự nhiên khác bước nhảy trong xã hội. Bước nhảy trong tự nhiên
diễn ra tự động, tự phát. Bước nhảy trong xã hội được thực hiện thông qua hoạt động của
con người.
Những bước nhảy khác nhau về quy mổ, hình thức.
Những bước nhảy khác nhau về tốc độ, nhịp điệu
* Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật:
- Vị trí của quy luật này trong phép biện chứng duy vật là khái quát cách thức của sự
phát triển theo đó thì sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới là mối quan hệ biện
chứng giữa lượng đổi dẫn đến chất đổi, giữa tiệm tiến và nhảy vọt, giữa từ từ và đột biến,
giữa tiến hóa và cách mạng, đó là một quy luật khách quan.
- ý nghĩa:
+ Từ lý luận của quy luật này xác định nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức
và hành động là: phải kết hợp biện chứng giữa tôn trọng quy luật khách quan với phát huy
nổ lực chủ quan của con người.
Khắc phục cả hai khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh:
Tả khuynh: Tư tưởng nóng vội, thường khơng chú ý đến tích luỹ về lượng.
Hữu khuynh là tư tưởng ngại khó, sợ sệt, khơng giám thực hiện bước nhảy, khơng

giám làm cách mạng.
3. Quy luật phủ định của phủ định.
Quy luật phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng của sự vận động phát tiển.
* Phủ định biện chứng:
Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vận động, phát triển khơng ngừng. Một dạng vật
chất nào đó xuất hiện rồi mất đi sẽ được thay thế bằng một dạng vật chất khác, sự thay thế
đó được gọi là phủ định.
Có hai loại phủ định; phủ định siêu hình và phủ định biện chứng:
16


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

- Phủ định siêu hình là phủ định làm cho sự vật vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã,
nghĩa là không tạo điều kiện cho sự phát triển.
- Phủ định biện chứng, là phủ định gắn liền với sự vận động đi lên, vận động phát
triển. Nghĩa là nó phải tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Phủ định biện chứng có
những đặc điểm chủ yếu sau:
Phủ định biện chứng là sự tự phủ định của các sự vật, do mâu thuẫn bên trong tạo
ra.
Phủ định biện chứng là phủ định có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ,
những yếu tố này, gia nhập cái mới, nhưng khơng cịn giữ ngun như cũ mà được cải biến
đi cho phù hợp với cái mới.
Phủ định biện chứng là phủ định vô tận. Cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới
lại cũ đi và bị cái mới khác phủ định. Khơng có lần phủ định nào là phủ định cuối cùng.
Phủ định biện chứng có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Nó địi hỏi phải tơn trọng tính khách quan trong sự phủ định. Chống tư tưởng chủ quan, duy
ý chí trong phủ định, nghĩa là hoặc phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa tất cả.

* Nội dung cơ bản của quy luật:
Tính chu kỳ của sự phát triển.
Sự vật nào vận động phát triển cũng có tính chu kỳ nhưng sự vật khác nhau thì chu
kỳ vận động, phát triển khác nhau.
Chu kỳ phát triển là từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn.
Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật cụ thể có khác nhau. Có sự vật,
chu kỳ vận động phát triển chỉ có hai lần phủ định (hạt thóc- cây lúa- những hạt thóc) . Có
sự vật chu kỳ vận động phát triển tới 5 lần phủ định, như chu kỳ của Bướm (Bướm- trứngtằm- kén - nhộng- bướm). Nhưng khái quát lại chỉ có hai lần phủ định cơ bản đối lập nhau
mà thôi:
+ Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật trở thành cái đối lập với chính nó, tức
chuyển từ cái khẳng định sang cái phủ định ( A
B).
+ Phủ định lần thứ hai,( phủ định cái phủ định) : sự vật mới ra đời, đối lập với cái
đối lập, nên sự vật dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Đó là đặc điểm
cơ bản của quy luật phủ định của phủ định.
A
pđ lần 1
B
pđ lần 2
A᾽
Cái khẳng đinh
Cái phủ định
cái phủ định của phủ định.
Khuynh hướng của sự phát triển, hình thức “xốy ốc” của sự phát triển.
Phép biện chứng duy vật thừa nhận, vận động, phát triển đi lên là xu hướng chung
của thế giới, nhưng không diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo đường “ xốy ốc”
quanh co, phức tạp.
Sở dĩ như vậy vì, trong điều kiện nhất định cái cũ tuy đã cũ, nhưng cịn có những
yếu tố, những mặt, những bộ phận mạnh hơn cái mới. Cái mới, vì là mới nên cịn non nớt
chưa có khả năng thắng ngay cái cũ. Có lúc, có nơi cái mới hợp quy luật của sự phát triển,

nhưng bị cái cũ tác động trở lại, gây khó khăn cản trở, cái mới phải tạm thời thụt lùi; vì vậy
phát triển có tính quanh có, phức tạp diễn ra theo đường “ xốy ốc”.
* Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
- Vị trí quy luật này cho phép phép biện chứng duy vật là khái quát con đường và
17


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

khuynh hướng của sự phát triển. Khuynh hướng chung của vận động là phát triển, con đường của sự phát triển là quanh co, phức tạp.
- ý nghĩa phương pháp luận của quy luật có thể khái quát thành hai quan điểm lớn
sau:
+Một là, quan điểm biện chứng về sự phát triển: sự phát triển là quanh co, phức tạp,
luôn diễn ra trong quan hệ với cái đối lập: cái mới ra đời từ cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái
lạc hậu.
+ Hai là, quan điểm về cái mới : theo quy luật này thì cái mới ra đời hợp quy luật
bao giờ cũng có sự lặp lại cái cũ nhưng ở một hình thức, một thuộc tính nào đó ở giai đoạn
đầu, cái mới cịn non yếu thì sự lặp lại cái cũ thường dẫn tới sự ngộ nhận hiện tượng tái sinh
cái cũ từ đó tìm cách vùi dập truy bức nó. Dó đó quan điểm đúng đắn là khi thấy một cái
mới nào đó xuất hiện phải bình tĩnh xem xét, nếu nó là cái mới hợp quy luật phải tạo điều
kiện, nâng đỡ.
Sự phát triển diễn ra theo đường “xoáy ốc”, do vậy phải kiên trì chờ đội, khơng nơn
nóng, vội vàng, tin tưởng cái mới, hợp quy luật nhất định chiến thắng.

Bài 3
NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC.
1. Những quan điểm khác nhau

Cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận con người có khả năng
nhận thức thế giới, nhưng giữa họ có sự đối lập nhau:
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan không thừa nhận đối tượng nhận thức tồn tại khách
quan, bên ngoài cảm giác và ý thức của con người. Họ cho rằng nhận thức chỉ là "sự tổ hợp
những cảm giác ", con người chỉ nhận thức được chính những cảm giác của mình, khơng
nhận thức được chân lý khách quan.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận khả năng nhận thức của con người
và coi nhận thức là một quá trình biện chứng, nhưng nhận thức chỉ là sự hồi tưởng về đời
sống quá khứ của "ý niệm", hoặc "ý niệm tuyệt đối" tự nhận thức về bản thân mình. Như vậy
họ tự phủ nhận nhận thức chân lý khách quan như chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
- Các trào lưu của chủ nghĩa duy vật phi Mácxit tuy có thừa nhận đối tượng nhận
thức tồn tại khách quan, song họ còn hạn chế trên 3 mặt sau đây:
+ Một là, không xem nhận thức là một quá trình biện chứng, là quá trình giải quyết
mâu thuẫn để tiến lên.
+ Hai là, không thấy sự chuyển hoá và mối quan hệ giữa nhận thức bằng các giác
quan (nhận thức cảm tính) với nhận thức bằng bộ não (nhận thức lý tính).
+ Ba là, khơng thấy được vai trò của thực tiễn trong nhận thức và ngay cả khái niệm
thực tiễn cũng được hiểu một cách lệch lạc.
- Các trường phái "bất khả tri", "hoài nghi luận" bằng cách này, cách khác đều phủ
nhận khả năng nhận thức của con người (Hium). Hoặc chỉ nhận thức được các hiện tượng
18


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

bề ngồi chứ khơng biết được bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng, bởi bản chất ấy
thuộc lĩnh vực "vật tự nó" ( cantơ).
2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất nhận thức

Bản chất của nhận thức là sự phản ánh các sự vật,hiện tượng trong thế giới khách
quan vào giác quan và bộ não con người . Nhưng đó khơng phải là sự phản ánh đơn giản
thụ động, mà là sự phản ánh tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể.
Chủ thể nhận thức là con người, song không phải là con người cá nhân, yên tĩnh mà
là con người xã hội đang tiến hành hoạt động sống. Con người gồm hai mặt tự nhiên và xã
hội, trong đó yếu tố xã hội là quyết định bản chất con người.
Khách thể nhận thức là các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đã được
con người kéo vào tầm ngắm của mình. Nó có thể là các sự vật trong tự nhiên, các hiện tượng trong xã hội hoặc là các hiện tượng trong thế giới tinh thần đã được khách thể hoá trở
thành đối tượng của nhận thức.
Nhận thức là sự phản ánh giữa chủ thể và khách thể. Thực tiễn đã chứng minh
khơng có cái gì con người khơng biết được, chỉ vì con người chưa biết mà thơi.
Cịn thực tiễn đóng vai trị cầu nối giữa chủ thể và khách thể
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực kháhc quan, nhưng đó khơng phảI là sự phản
ánh thụ động, tức thì, mà là phản ánh chủ động, sáng tạo.
Triết học Mác – Lênin còn chỉ ra rằng con người khơng chỉ nhận thức thế giới mà
cịn cải tạo thế giới.
III. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC.
1. Phạm trù thực tiễn
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính, có tính lịch sử – xã hội dưới sự chỉ đạo của tư duy nhằm cải tạo thế giới hiện thực.
Khái niệm thực tiễn trên gồm có những nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất, thực tiễn phải là những hoạt động vật chất – cảm tính, gồm các hình thức
như: lao động sản xuất của cải vật chất, đấu tranh chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học.
Như vậy, hoạt động tinh thần thuần tuý không được coi là hoạt động thực tiễn.
- Thứ hai,thực tiễn phải là hoạt động cộng đồng và nó bị chi phối bởi hồn cảnh lịch
sử.
-Thứ ba,thực tiễn phải có tư duy can thiệp từ khâu đầu đến khâu cuối: xác định mục
đích, tìm kiếm công cụ, phương tiện và phương pháp. . ., tất thảy đều phải có tư duy. Nếu
vắng tư duy trong bất kỳ khâu nào thì khơng có thực tiễn của con người mà chỉ là hoạt động
tinh thần thuần tuý.
- Thứ tư, thực tiễn phải nhằm cải tạo thế giới trong hiện thực. Nghĩa là hoạt động ấy

phải nhằm biến đổi thế giới khách quan theo chiều hướng có lợi cho con người. Đồng thời
hoạt động ấy phải diễn ra trong hiện thực khách quan chứ không phải trên lời nói hay tư
duy.
2. Vai trị của thực tiễn đối với nhận thức
a. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức
Qua thực tiễn con người bắt đối tượng phải bộc lộ những thuộc tính cho mình nhận
thức.
Qua thực tiễn con người ngày càng sáng tạo ra những công cụ lao động tinh xảo hơn:
máy móc, cơ khí, tin học, tự động hố. ..Những cơng cụ phương tiện đó đã nối dài giác
19


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

quan của con người, làm tăng lên không ngừng khả năng nhận thức.
Qua thực tiễn, phạm vi giao tiếp của con người, được mở rộng làm cho ngôn ngữ
phát triển hồn thiện. Cùng với ngơn ngữ là sự phát triển của tư duy, sự tinh nhạy của giác
quan, tạo điều kiện cho con người nhận thức thế giới sâu sắc hơn.
b. Thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức.
Ăngghen viết: “Nếu trong xã hội xuất hiện một nhu cầu kỹ thuật thì điều đó sẽ thúc
đẩy khoa học tiến lên nhiều hơn một chục trường đại học”. Điều đó có nghĩa là, động lực
thúc đẩy nhận thức phát triển không phải là bản thân nhận thức, không phải là ham muốn
nhận thức để thoả trí tị mị, mà chính là từ thực tiễn.
Mục đích chính của nhận thức là để phục vụ thực tiễn của con người. Chính thực
tiễn là người đặt hàng cho nhận thức và nhận thức hướng vào để giải quyết những vấn đề
do thực tiễn đặt ra.
c. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Chân lý là những nhận thức đúng đắn của con người được thực tiễn kiểm nghiệm.

Lồi người có thể có nhiều cách để kiểm tra đúng sai của tri thức, nhưng xét cho đến
cùng đều phải quay về thực tiễn để kiệm nghiệm.
Theo định nghĩa trên đây về chân lý trên thực tế trong lịch sử đã khẳng định rằng,
chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn cuối cùng và tối cao của chân lý. Tiêu chuẩn thực tiễn
đanh thép, hùng mạnh nhất để chứng minh chân lý.
Tuy nhiên, theo phép biện chứng thì cái gọi là tuyệt đối cũng có tính tương đối. Do
đó thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.
+ Tuyệt đối thể hiện, nó là tiêu chuẩn duy nhất, khách quan, cuối cùng để kiểm
nghiệm chân lý, ngồi ra khơng cịn cách khác.
+ Cịn tính tương đối là ở sự giới hạn không gian và thời gian về sự vận động của
thực tiễn.
II. HAI GIAI ĐOẠN CỦA Q TRÌNH NHẬN THỨC
1. Nhận thức cảm tính(trực quan sinh động)
Nó phản ánh trực tiếp khách thể bằng các giác quan, và diễn ra qua các hình thức cơ
bản kế tiếp nhau: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
a. Cảm giác:
Là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực khách quan của quá trình nhận thức,
là kết quả tác động của sự vật vào giác quan con người. Nhưng nó chỉ phản ánh những mặt
những thuộc tính riêng lẻ của sự vật như: nóng, lạnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc.. .
b. Tri giác.
Là sự liên kết các nhận thức cảm giác lại để phản ánh đối tượng trong tính tổng thể,
tồn vẹn. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là phản ánh bề ngoài của đối tượng một cách trực tiếp.
c. Biểu tượng
Biểu tượng là sự hình dung lại sự vật, hình ảnh của sự vật cịn lưu lại trong trí nhớ
của con người khi khơng cịn đối diện trực tiếp với sự vật, hiện tượng đó. Tuy vẫn chỉ là bề
ngoài của sự vật nhưng do liên quan đến cơ chế bộ nhớ của bộ não nên có thể coi biểu tượng là hình thức trung gian chuyển sang giai đoạn nhận thức cao hơn.
2. Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)
Đây là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, dựa trên những tài liệu do trực quan
sinh động đem lại. Tư duy trừu tượng được biểu hiện dưới những hình thức cơ bản sau:
20



TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

a. Khái niệm.
Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, nó phản ánh cái chung, bản chất, tất yếu
của sự vật. Dựa trên những tài liệu cảm tính, trải qua q trình phân tích so sánh, tổng hợp,
khái qt, trừu tượng hố…khái niệm được hình thành. Các khái niệm không đứng im,
chúng luôn vận động, phát triển. Khái niệm ngày một bổ sung hoàn thiện, để phản ánh đúng
hiện thực.
b. Phán đốn:
Là hình thức của tư duy trừu tượng, dựa trên sự liên kết vận dụng những khái niệm
đã biết, nhằm khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng.
c. Suy lý:
Suy lý là hình thức của tư duy trừu tượng, dựa trên những phán đoán đã biết làm tiền
đề đề rút ra những phán đoán mới. Những phán đoán mới này là những tri thức đư ợc rút ra
bằng con đường gián tiếp mà không thông qua thực tiễn. Suy lý có vai trị quan trọng ở chỗ,
dựa trên cái hiện tại, bằng năng lực tư duy, trí tuệ con người có thể dự báo tương lại.
3. Sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
a. Sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
+ Nếu nhận thức cảm tính được thực hiện một cách trực tiếp với đối tượng thì nhận
thức lý tính là gián tiếp.
+ Nếu hận thức cảm tính chủ yếu thu được những thuộc tính bề ngồi của sự vật,
hiện tượng thì nhận thức lý tính thu được thu thuộc tính về bản chất, quy luật tất yếu bên
trong của đối tượng.
+ Nếu nhận thức cảm tính cần đến vai trị của cảm giác, giác quan thì nhận thức lý
tính lại cần đến vai trị của bộ não.
b. Sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Hai giai đoạn nhận thức này tuy có sự khác nhau về chất, trình độ và phạm vi nh ưng
chúng luôn làm tiền đề bổ sung cho nhau.
Nhận thức cảm tính cung cấp dữ liệu cho nhận thức lý tính; nhận thức lý tính bổ
sung cho nhận thưc cảm tính, làm cho q trình nhận thức cảm tính tiếp theo nhạy cảm hơn.
Ví vậy, khơng nên tách rời hai giai đoạn này.
Trong thực tiễn hoạt động nhận thức của con người khơng có sự phân chia giữa hai
giai đoạn mà thường diễn ra đồng thời. Do đó hai giai đoạn nhận thức chỉ có ý nghĩa đại thể
trong tư duy, còn trong thực tiễn đây là hai trình độ của một quá trình nhận thức thống nhât.
IV. CHÂN LÝ
1. KháI niệm chân lý
Chân lý là những tri thức của con người, phù hợp với hiện thực khách quan đã được
thực tiễn kiểm nghiệm.
2. Một số đặc trưng của chân lý.
a. Tính khách quan.
Chân lý tuy là nhận thức của con người, nhưng nội dung của nó là hiện thực khách
quan, khơng lệ thuộc vào con người..
b. Tính cụ thể
Khơng có chân lý chung chung trừu tượng, đúng với mọi điều kiện hồn cảnh, mà
chỉ có chân lý cụ thể, xác định, gắn với điều kiện, hồn cảnh, khơng gian, thời gian cụ thể.
c. Tính tương đối và tính tuyệt đối.
Chân lý tương đối là tri thức của con người phản ánh đúng hiện thực khách quan,
21


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

nhưng chưa đủ, chưa toàn diện, chưa bao quát hết thảy mọi mặt của hiện thực khách quan
và luôn bị chế ngự bởi điều kiện lịch sử.

Chân lý tuyệt đối là tri thức con người về thế giới khách quan, phải đạt được: hoàn
toàn đúng đắn, hoàn toàn đầy đủ, hồn tồn chính xác về mọi phương diện. Tri thức đó phải
là tri thức của cả lồi người, bao gồm nhiều thế hệ kế tiếp nhau, diễn ra trong thời gian vô
tận.
Ranh giới giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối chỉ là tương đối.
V.QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI NHẬN THỨC ĐỔI MỚI XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
1. Thực tiển cách mạng đòi hỏi phải đổi mới nhận thức.
Đất nước được giải phóng, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta đã đạt được
những thành tựu về nhiều mặt. Tuy nhiên trên nhiều mặt đời sống kinh tế – xã hội cịn trì
trệ, lệch lạc, dẫn đến khủng hoảng kéo dài, khó khăn chồng chất, mất lịng tin giữa dân với
Đảng. Thực trạng đó địi hỏi đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy.
Đổi mới nhận thức còn là yêu cầu của thời đại.Trước xu thế tồn cầu hóa, hội nhập
địi hỏi chúng ta phải đổi mới sâu sắc, tồn diện, trong đó có đổi mới nhận thức, đang là yêu
cầu sống còn, là quy luật tồn tại và phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa.
Đại hội VI (1986 ) Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới tồn diện. Trong đó nhấn mạnh
đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; phảI nắm vững quy luật khách quan, lấy dân làm
gốc.
Với phương châm “ nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, rõ sự thật”
Đại hội đã nhìn thẳng, phân tích những hạn chế, sai lầm. Đồng thời đề ra những
quan điểm tư tưởng mới về kinh tế xã hôị và các mặt khác. Đại hội đã đánh dấu một bước
ngoặt của cách mạng Việt Nam.
2. Nội dung và phương hướng đổi mới nhận thức.
Đổi mới nhận thức về thực chất, mang ý nghĩa cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng, do
vậy, nó khơng hạn chế trong lĩnh vực, phạm vi nào, nhưng đổi mới kinh tế là cơ bản nhất,
hàng đầu nhất.
Đổi mới không chỉ là đổi mới phương pháp khắc phục siêu hình, máy móc, mà đổi
mới cả nội dung nhận thức, làm cho nó phản ánh đúng hiện thực khách quan. Đại hội Đảng
X khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu nhân dân, lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong toàn

Đảng, toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ”
Đổi mới nhận thức nhưng không phủ nhận thành quả khoa học lý luận đã đạt được,
những thành quả của Đảng, những giá trị thực tiễn đã đạt được, mà phải bổ sung, kế thừa,
phát triển.
Đổi mới nhận thức phải gắn liền với đổi mới hoạt động thực tiễn, đồng bộ, tồn
diện:
3. Phải làm gì để dổi mới nhận thức.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu học tập lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đây là hệ tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta. Học tập chủ nghĩa
Mác khơng có nghĩa thuộc lòng từng câu, từng chữ, mà cốt là hiều được tinh thần của nó.
Biết vận dụng nó vào đời sống để giảI quýêt những vấn đề cuộc sống đặt ra.
Biết kế thừa và phát triển những di sản tư tưởng, lý luận của chủ tịch Hồ Chí Minh
22


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

và các vị lãnh đạo của Đảng, coi đó là thành quả giá trị về sự vận dụng sáng tạo lý luận
Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Tiếp thu chọn lọc những thành tự lý luận, những kinh nghiệm thực tiễn thành công
và không thành công của các Đảng anh em, giá trị văn hóa, tri thức nhân loại.
Thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng nước ta, nâng lên thành lý
luận.
Tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới nhận thức, tạo bầu khơng khí dân chủ trong đời
sống tinh thần.
Thành tựu 20 năm đổi mới chứng tỏ đường lối đổi mới của đảng ta là đúng đắn và
sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.


Bài 4
TỰ NHIÊN VÀ XỘI HỘI - NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG- SINH
THÁI VÀ DÂN SỐ ĐỐI VỚI XÃ HỘI
I. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1Khái niệm tự nhiên và xã hội
Tự nhiên (giới tự nhiên) là toàn bộ những điều kiện vật chất, là mơi trường sống,
khách quan vốn có của con người như đất đai, núi đồi, sơng hồ, bầu trời, khí hậu, tài nguyên
thiên nhiên . . .
Hiểu theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Con
người cũng là một bộ phận, sản phẩm phát triển cao của tự nhiên.
Xã hội là một tổ chức, kết cấu riêng của con người, qua đó con người xác lập các
mối quan hệ với nhau và mối quan hệ với tự nhiên nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của mình..Xã hội là hình thức vận động cao nhất của vật chất. Vì thế Mác cho rằng: Xã hội
tồn tại dưới bất kỳ hình thái nào là gì? Đó là sản phẩm sự tác động qua lại giữa người và
người trong quá trình sản xuất
2. Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
- Tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau ở chính bản thân con người.
Giới tự nhiên là nguồn gốc, là tiền đề và điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển xã
hội. Ăngghen: “Quá trính lao động đã biến vượn thành người” Sau khi ra đời con người có
quan hệ mật thiết với nhau từ đó mà có xã hội. Bản thân con người cũng là sự thống nhất
hai mặt tự nhiên - xã hội.
Xét về mặt tự nhiên, con người là một động vật cấp cao, nên tất yếu phải có những
mặt sinh vật, bị chi phối bởi những quy luật sinh học;. . .Con người sống trong môi trường
tự nhiên nhưng một sinh vật, nghĩa là con người sống bằng giới tự nhiên, con người là một
bộ phận của tự nhiên.
Xét về mặt xã hội, con người với tư cách người, đích thực là người, khi được sống
trong môi trường xã hội, môi trường quan hệ giữa người và người. Chỉ có mặt xã hội con
người mới có tư cách là người.
Như vậy tự nhiên và xã hội chính là mơi trường sống của con người.
23



TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

- Tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau ở tính vật chất của nó.
Xã hội và tự nhiên dù khác nhau đến đâu, khác nhau thế nào chăng nữa, thì chúng
cũng đều là những dạng của thế giới vật chất, nên chúng thống nhất với nhau ở tính vật
chất.
Tự nhiên ảnh hưởng tác động trở lại xã hội, Tự nhiên luôn là tiền đề, điều kiện ảnh
hưởng thường xuyên, đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Tuy nó khơng phải là yếu tố
quyết định xã hội, yếu tố quyết định xã hội là lao động sản xuất. Song, tự nhiên là môi
trường sống của xã hội. Nơi cung cấp thiết yếu cho xã hội.
Điều kiện tự có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động..
Ảnh hưởng của xã hội đối với tự nhiên là xã hội tác động vào tự nhiên thông qua
hoạt động thực tiễn của con người, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất.
Lao động chính là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa tự nhiên
và xã hội.
Bằng lao động con người tác động vào tự nhiên khai tự nhiên tạo ra của cải vật chất
đáp ứng nhu cầu của mình.
Nếu tự nhiên là nguồn cung cấp duy nhất tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất cho
con người thì ngược lại, con người và xã hội là người tiêu thụ biến đổi tự nhiên nhanh nhất,
mạnh nhất.
Con người với tư cách là người tiêu thụ có đặc trưng:
Một là, có thể sử dụng tất cả các nguồn vật chất vốn có trong tự nhiên. Từ sinh vật,
động vật, khoáng sản đều được con người sử dụng.
Hai là,Hiệu quả tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên thường là thấp, thậm chí rất thấp.
II. MƠI TRƯỜNG - SINH THÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI

1. Khái niệm môi trường sinh thái.
a. Môi trường.
Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xã hội.
(Đây là môi trường tự nhiên chứ không phải là môi trường xã hội)
Vấn đề mơi trường sinh thái hiện nay là vấn đề tồn cầu, cấp bách, khó giải quyết
nhất của thời đại hiện nay.
2. Ảnh hưởng của môi trường sinh thái đối với xã hội.
Những vấn đề nổi lên của môi trường – sinh thái hiện nay, ảnh hưởng xấu đối với
con người và xã hội, đó là:
Sự cạn kiệt tài nguyên.
Con người sống cần phải tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên theo nhu cầu của
mình. Song sự tác động của con người vào tự nhiên có hai hướng, nếu con người tác động
vào tự nhiên đúng quy luật bảo đảm cho cân bằng sinh thái, sẽ làm cho tự nhiên phong phú,
phát triển bền vững. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm tự nhiên phát triển
Sự ơ nhiểm mơi trường
Với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá, phá vỡ sự cân bằng sinh
thái, tất yếu sẽ bị tự nhiên “trả thù” một cách tương ứng. Ăngghen viết: “ Nền văn minh
phát triển một cách tự phát, khơng có sự hướng dẫn một cách có ý thức khoa học thì sẽ để
đằng sau nó một bãi hoang mạc.”
Việc khai thác rừng một cách bừa bãi tất yếu dẫn đến lụt lội, hạn hán, xói mịn.
24


TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - NĂM 2010.

TH.S HỒNG VĂN NGỌC

Việc dùng một lượng lớn hóa chất độc hại để diệt cỏ, diệt côn trùng. . . làm ô nhiểm
môi trường trong diện rộng môi trường đất và nước.
Việc thải khí đốt vào khơng khí gây nên ơ nhiểm khơng khí, hiệu ứng nhà kính, lỗ

thủng Ơ Zơn, mưa a xít, tăng nhiệt độ trái đất, sa mạc hóa. . .
Nguyên nhân do đâu? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiểm, nhưng trước hết là
do sự tác động vô ý thức của con người vào tự nhiên. Sở dĩ như vậy vì con người cịn thiếu
nhiều tri thức về tự nhiên, con người, xã hội.
Con người quá chăm chú đến lợi ích trước mắt, cho mình, cịn lợi ích lâu dài của xã
hội loài người hoặc của người khác thì chưa được chú ý.
Nguyên nhân kém hiểu biết về tự nhiên, về quan hệ giữa con người với tự nhiên và
thiếu tự giác vận dụng triệt để những điều đã biết vào thực tiễn thì cịn ngun nhân sâu xa
làm ô nhiểm môi trường là về bản chất chế độ xã hội.Ăngghen viết: “ chủ nghĩa tư bản
trong quá trình phát triển đã tập trung vơ vét, khai thác đến mức tối đa không chỉ sức lao
động của con người mà cả những tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhằm thu hút lợi
nhuận cao, nhanh nhất. Đó là nguyên nhân có bản đưa đến mâu thuẫn giữa con người với
con người và con người với tự nhiên. Để giải quyết mâu thuẫn này, tất yếu xóa bỏ chủ
nghĩa tư bản, thiết lập chủ nghĩa cộng sản. Vì chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải quyết
được mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên và con người với người”.
Ngày nay việc bảo vệ môi trường – sinh thái một cách thông minh, khôn ngoan trong
phạm vi mỗi nước và trên toàn thế giới, đã trở thành vấn đề cấp bách của cả nhân loại.
Ở Việt Nam, gần 1 thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ môi
trường bị tàn phá nghiêm trọng, nạn khai thác q mức tài ngun vì lợi ích trước mắt đã
làm môi trường bị tàn phá. Môi trường Việt nam đang rống lên một tiếng chuông báo động.
Để tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, như
Đại hội X chỉ ra: “Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môI trường trong
mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Thực hiện tốt chương trình nghị sự XXI( viết tắt bằng tiếng
anh là MDG)
Ngăn chặn các hành vi gây ô nhiểm môi trường.
Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đơ thị hóa với bảo vệ
môi trường, phát triển bền vững.
Tăng cường quản lý, bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm.
Nhà nước tăng cường đầu tư và đổi mới chính sách thu hút vốn đầu tư xã hội vào
lĩnh vực môi trường; thu gom, xử lý chất thải. Phát triển ứng dụng cơng nghệ sạch.

Hồn chỉnh pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi nâng cao ý thức và trách
nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội đối với phịng ngừa ơ nhiễm, bảo vệ và cải thiện
môi trường.
Một số chỉ tiêu đến năm 2010:
“ Đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 42% - 43 % ; 95 % dân cư thành thị và 75% dân cư
nông thôn được sự dụng nước sạch; 100% cơ sở sản xuất mới xây dung phải áp dụng công
nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ
sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số
đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lí nước thải; 90%
chất thải rắn thông thường, 80% chất thải rắn nguy hại, 100% chất thải y tế được thu gom
và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường”.
III. DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI
25


×