Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tập bài giảng quản trị du lịch phạm đình sửu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 46 trang )

3/19/2013
1
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHOA QUẢN TRỊ


GIẢNG VIÊN: PHẠM ĐÌNH SỬU

TẬP BÀI GIẢNG
QUẢN TRỊ DU LỊCH
2
3
I. Khái niệm về du lịch.

1. Các khái niệm về du lịch.
1.1 Theo liên hiệp Quốc Tế các tổ chức lữ hành
chính thức:
“Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường
xuyên của mình nhằm mục đích không phải để
làm ăn, tức không phải để làm một nghề nghiệp
hay một việc kiếm tiền sinh sống”.
3/19/2013
2
4
I. Khái niệm về du lịch.
1.2 Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch
hợp tại Roma – Italia 1963.


“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay
tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi
họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.
5
I. Khái niệm về du lịch.
1.3 Theo luật du lịch của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Du lịch là hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”
6
I. Khái niệm về du lịch.
1.4 Nhìn từ gốc độ thay đổi không gian của khách
du lịch.
“Du lịch là một trong những hình thức
chuyến đi tạm thời từ một vùng này sang một
vùng khác, từ một nước này sang một nước
khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm
việc”.

3/19/2013
3
7
I. Khái niệm về du lịch.
1.5 Nhìn từ gốc độ kinh tế.

“Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ
có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với
các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu
khoa học và các nhu cầu khác.
8
2. Bản chất của du lịch.
2.1 Nhìn từ gốc độ nhu cầu của du khách.
- Là các chuyến đi, khám phá và tìm hiểu vùng
đất mới.
- Nghỉ ngơi, giải trí để tái tạo sức lao động.
- Nhu cầu thẩm nhận những giá trị vật chất và
tinh thần có giá trị văn hóa cao.
9
2. Bản chất của du lịch.
2.2 Nhìn từ gốc độ sản phẩm du lịch.
Là chương trình du lịch với sự tham
gia chủ yếu của tài nguyên du lịch, dịch
vụ du lịch và sự điều hành tổ chức của
con người.
3/19/2013
4
10
2. Bản chất của du lịch.
2.3 Xét từ gốc độ các quốc sách phát triển
du lịch.
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển du
lịch dựa trên nguồn tài nguyên du lịch.
- Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc
đáo và đặc trưng.

- Xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ
sở vật chất – kỹ thuật và và cơ sở hạ tầng dịch
vụ du lịch tương ứng.
11
2. Bản chất của du lịch.
2.4 Xét từ gốc độ thị trường du lịch.
- Xác định lượng cầu du lịch.
- Xây dựng chiến lược cho các thị trường du lịch
cụ thể.
12
II. Khái niệm về khách du lịch.
1. Khái niệm khách du lịch theo Luật du lịch Việt
Nam.
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
3/19/2013
5
13
II. Khái niệm về khách du lịch.
2. Khách thăm viếng: Là một người đi tới
một nơi nào đó (khác với nơi họ thường
trú) với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do
đến để hành nghề và lãnh lương từ nơi
đó).
14
II. Khái niệm về khách du lịch.
Khách thăm viếng được chia thành hai loại:
+ Khách du lịch: Là khách thăm viếng lưu
trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với

nơi ở thương xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua
đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng,
tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội
nghị, tôn giáo, thể thao.
+ Khách tham quan: Là loại du khách
thăm viếng lưu trú lại ở một nơi nào đó dưới 24
giờ và không lưu qua đêm.

15
3. Phân loại khách du lịch.
3.1 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ.
3.1.1 Khách du lịch quốc tế: Là người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước
ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài
du lịch.
3.1.2 Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt
Nam, công dân nước ngoài định cư tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.

3/19/2013
6
16
3.2 Phân loại theo loại hình du lịch.
3.2.1 Khách du lịch sinh thái. Được chia làm ba loại:
+ Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh:
Thành phần đa số là thanh niên đi du lịch cá
nhân hoặc theo nhóm. Thích tổ chức độc lập, ăn
uống và nghỉ ngơi tự do, đơn giản, thích thể thao

và du lịch mạo hiểm.
+ Khách du lịch sinh thái an nhàn.
Du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên đi du
lịch theo đoàn có tổ chức cụ thể và ưa thích thiên
nhiên.
+ Khách du lịch sinh thái đặc biệt.
Bao gồm các đối tượng khách thích đi du lịch cá
nhân với sở thích tự tổ chức và tự phục vụ chuyến
đi của mình.
17
3.2 Phân loại theo loại hình du lịch.
3.2.2 Khách du lịch văn hóa. Chia làm hai loại:
+ Khách du lịch văn hóa đại trà: Gồm mọi lứa
tuổi, mọi thành phần du khách.
+ Khách du lịch văn hóa chuyên đề: Thường là
các du khách có trình độ hiểu biết về các vấn đề
văn hóa, lịch sử, mỹ thuật … với mục đích
nghiên cứu là chủ yếu.
18
III. Các khái niệm khác.

1. Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là sự
kết hợp giữa các tài nguyên du lịch và dịch vụ
du lịch nhằm phục vụ du khách trong quá
trình đi du lịch.
• Công thức: SPDL = TNDL + DVDL
3/19/2013
7
19
III. Các khái niệm khác.


2. Đơn vị cung ứng du lịch.
“Là một cơ sở kinh doanh cung cấp cho du
khách một phần hoặc toàn bộ sản phẩm du lịch”.
Đơn vị cung ứng du lịch bao gồm:
+ Một điểm vui chơi giải trí cung ứng các loại
hình và dịch vụ vui chơi giải trí cho du khách.
+ Một khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú và ăn
uống.
+ Một nhà hàng chuyên cung cấp dịch vụ ăn
uống cho du khách.
+ Một công ty vận chuyển cung ứng các dịch vụ
vận chuyển cho du khách.
20
III. Các khái niệm khác.

3. Tài nguyên du lịch.
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá,
công trình lao động sáng tạo của con người và
các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch,
tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
21
III. Các khái niệm khác.

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang
được khai thác và chưa được khai thác.

3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm các yếu tố
địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn,
hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được
sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
3/19/2013
8
22
III. Các khái niệm khác.

3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm
truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo
cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo
của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi
vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà
nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.
23
III. Các khái niệm khác.
4. Chương trình du lịch.
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch
vụ và giá bán chương trình được định trước
cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất
phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
CTDL = TNDL + DVDL + GB
24
III. Các khái niệm khác.
5. Tuyến du lịch.
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du

lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
3/19/2013
9
25
III. Các khái niệm khác.
5.1 Tuyến du lịch quốc gia:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong
đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia,
có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối
với các cửa khẩu quốc tế.
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi
trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách
du lịch dọc theo tuyến.
26
III. Các khái niệm khác.
5.2 Tuyến du lịch địa phương:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi
địa phương.
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và
cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo
tuyến.
27
III. Các khái niệm khác.
6. Khu du lịch.
Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch
hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch,

đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi
trường.
3/19/2013
10
28
III. Các khái niệm khác.
6.1 Khu du lịch quốc gia là nơi:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với
ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả
năng thu hút nhiều khách du lịch.
- Có diện tích tối thiểu là 1000 ha.
- Đảo đảm phục vụ ít nhất 1.000.000 lượt
khách DL một năm.
- Có quy hoạch phát triển khu du lịch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.

29
III. Các khái niệm khác.
6.1 Khu du lịch quốc gia là nơi:
- Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của
các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí
trong khu du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du
lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
- Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí,
thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác.
Khu du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính
phủ quyết định công nhận


30
III. Các khái niệm khác.
6.2 Khu du lịch địa phương là nơi:

- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
- Có diện tích tối thiểu là 200 ha.
- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một
trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
- Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.

3/19/2013
11
31
III. Các khái niệm khác.
6.2 Khu du lịch địa phương là nơi:

- Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của
các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí
trong khu du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du
lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
Khu du lịch địa phương do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh công nhận

32
III. Các khái niệm khác.

7. Điểm du lịch.
“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch
hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của
khách du lịch”.
33
III. Các khái niệm khác.
7.1 Điểm du lịch quốc gia là nơi:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 100.000
lượt khách du lịch một năm.
- Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch,
có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công
cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước,
thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng
được yêu cầu của khách du lịch.
- Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an
toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của
pháp luật.
Điểm du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính
phủ quyết định công nhận
3/19/2013
12
34
III. Các khái niệm khác.
7.2 Điểm du lịch địa phương là nơi:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 10.000 lượt
khách du lịch một năm.
- Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có
các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng,

phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin
liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu
của khách du lịch.
- Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn,
trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp
luật.
Điểm du lịch địa phương do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh công nhận.
35
III. Các khái niệm khác.
8. Kinh doanh du lịch.
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của hoạt động
du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.
36
III. Các khái niệm khác.
9. Cơ sở lưu trú du lịch.
“Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho
thuê buồng, giường và cung cấp các dịch
vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó
khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ
yếu”.
Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
3/19/2013
13
37
III. Các khái niệm khác.
10. Đô thị du lịch.
“Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển

du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong
hoạt động của đô thị”.
Thủ tướng Chính phủ quyết định công
nhận đô thị du lịch khi có đủ các điều kiện
sau đây:

38
10. Đô thị du lịch.

- Đáp ứng các quy định về đô thị theo quy định
của pháp luật.
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới
đô thị hoặc khu vực liền kề với ranh giới đô thị.
- Có đường giao thông thuận tiện đến các khu du
lịch, điểm du lịch.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu
phục vụ khách du lịch.
- Có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ,
tiện nghi đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do
cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền ban
hành đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách
du lịch trong nước và quốc tế.

39
3/19/2013
14
40
1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
1.1 Theo luật du lịch Việt Nam:
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch

vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
41
1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
1.2 Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị
Nghĩa: “Sản phẩm du lịch là một loại sản
phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của
du khách, nó bao gồm di chuyển ăn ở và
giải trí”.
42
1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
1.3 Từ các định nghĩa trên chúng ta có thể đưa
ra một định nghĩa mang tính khái quát hơn:

“Sản phẩm du lịch là tổng thể các giá trị về
vật chất và tinh thần của tài nguyên du lịch kết
hợp với dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu
cầu của du khách trong hoạt động du lịch”.
3/19/2013
15
43
2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch.

2.1 Những thành phần tạo lực hút.
Bao gồm các điểm du lịch, các cảnh quan thiên
nhiên, công trình kiến trúc, các di tích lịch sử
… mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc
gia và vùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan thưởng ngoạn của du khách.
44

2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch.

2.2 Cơ sở dịch vụ du lịch.
- Mạng lưới các cơ sở lưu trú như khách sạn,
làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của
du khách.
- Mạng lưới các cơ sở phục vụ ăn uống như nhà
hàng, quán ăn nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống
cho du khách.
- Mạng lưới các sơ sở kỹ thuật phục vụ vui chơi
giải trí cho du khách.
45
3. Các mô hình sản phẩm du lịch.

Dựa trên các thành phần cơ bản của sản
phẩm du lịch và tùy thuộc vào các đặc trưng
đặc thù của mỗi nước mà có các mô hình du
lịch sau:
3/19/2013
16
46
3. Các mô hình sản phẩm du lịch.
3.1 Mô hình 4S.
+ Biển (Sea): Các bãi biển là yếu tố quan trọng và
có sức hút lớn đối với khách du lịch.
+ Mặt trời (Sun): Đối với khách du lịch mặt trời
là một yếu tố quan trọng để du khách không
chỉ tắm biển mà còn tắm nắng.
+ Cửa hàng bán đồ lưu niệm, mua sắm (Shop):
Mua sắm là một nhu cầu không thể thiếu trong

một chương trình du lịch. Đặc biệt là các sản
phẩm lưu niệm mang đậm bản sắc vă hóa dân
tộc.
+ Yếu tố hấp dẫn giới tính (Sex): Là yếu tố hấp
dẫn giới tính nhằm kích thích nhu cầu thỏa
mãn về tâm sinh lý của khách du lịch.
47
3. Các mô hình sản phẩm du lịch.
3.2 Mô hình 3H:
+ Heritage: Di sản văn hóa, di sản truyền thống
dân tộc.
+ Hopitality: Lòng hiếu khách.
+ Honesty: Tính lương thiện.
48
3. Các mô hình sản phẩm du lịch.
3.3 Mô hình 6S: Đây là mô hình sản phẩm du
lịch của Cộng hòa Pháp.
+ Sanitaire: Vệ sinh
+ Santé: Sức khỏe
+ Séccuríté: An ninh trật tự xã hội
+ Sereníté: Thanh thản
+ Service: Dịch vụ, phong cách phục vụ.
+ Satisfacsion: Sự thỏa mãn
3/19/2013
17
49
4. Đặc tính của sản phẩm du lịch.

4.1 Tính tổng hợp.
- Tính tổng hợp của hoạt động du lịch thể hiện ở

sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh
doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu
cầu của du khách.
- Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa nhiêu yếu
tố như tài nguyên, dịch vụ … do đó nó mang
tính tổng hợp.
50
4. Đặc tính của sản phẩm du lịch.

4.2 Tính không dự trữ.
- Sản phẩm du lịch là sản phẩm dịch vụ, là sản
phẩm không có hình dạng nhất định chứ không
phải là sản phẩm vật chất nên nó không thể lưu
trữ.
- Sản phẩm du lịch chỉ tồn tại trên giấy tờ biểu
hiện qua các chương trình du lịch và sau khi sử
dụng xong thì mới cảm nhận được chất lượng
của nó.
51
4. Đặc tính của sản phẩm du lịch.

4.3 Tính dễ dao động.
- Sản phẩm du lịch nhằm mục đích thỏa
mãn nhu cầu của du khách do đó nó cũng
thay đổi theo ước muốn của khách du
lịch.
- Con người luôn có nhu cầu khám phá và
tìm hiểu cái mới nên sản phẩm du lịch
cũng luôn đổi mới.
3/19/2013

18
52
4. Đặc tính của sản phẩm du lịch.

4.4 Tính không thể chuyển dịch.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra song
song cùng một thời gian và không gian sản xuất
ra chúng vì vậy nó không thể chuyển dịch từ
nơi này sang nơi khác.
- Khách du lịch chỉ tạm quyền sử dụng sản phẩm
du lịch trong thời gian thực hiện chuyến đi chứ
không chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm.
53

II. Các loại hình du lịch.

1. Phân loại tổng quát.
1.1 Du lịch sinh thái.
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phương”.
Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới các tên gọi
sau: DL thiên nhiên;DL xanh; DL thám hiểm;
DL môi trường; DL bản xứ; DL có trách
nhiệm; DL nhẹ cảm; DL nhà tranhDL bền
vững
54
II. Các loại hình du lịch.


Sự khác nhau giữa du lịch sinh thái với các loại hình
du lịch khác thể hiện trên các mặt sau:
- Có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh
thái.
- Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con
người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức
được giáo dục để biến bản thân du khách thành
những người đi tiên phong trong công tác bảo tồn
môi trường.
- Phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác
động tiêu cực của du khách đến văn hóa và môi
trường, đảm bảo cho địa phương hưởng nguồn lợi
tài chính do du lịch mang lại.
3/19/2013
19
55
II. Các loại hình du lịch.

1.2 Du lịch văn hóa.
“Là loại hình du lịch mà khách du lịch
muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một
nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử,
văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện
diện”.

56
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.

2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ.

2.1.1 Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà điểm
xuất phát và điểm đến nằm ở hai quốc gia khác
nhau. Du lịch quốc tế được chia ra làm hai loại:
+ Du lịch đi vào (Inbound tourist): Là người nước
ngoài, người của một quốc gia nào đó định cư ở
nước khác vào quốc gia nào đó đi du lịch và tiêu
thụ ngoại tệ tại quốc gia đó.
+ Du lịch quốc tế đi ra (outbound tourist): Là công
dân của một quốc gia và người nước ngoài đang
cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch.
57
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.

2.1.2 Du lịch nội địa: Là hoạt động tổ chức, phục
vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và
tham quan các đối tượng trong lãnh thổ quốc
gia và cơ bản không thanh toán bằng ngoại tệ.
3/19/2013
20
58
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.

2.2 Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách.
2.2.1 Du lịch chữa bệnh: Du khách kết hợp giữa
du lịch với khám và điều trị các loại bệnh tật về
thể xác và tinh thần nhằm mục đích phục hồi
sức khỏe.
2.2.2 Du lịch nghỉ ngơi giải trí: Nhu cầu chính của
du khách là nghỉ ngơi giải trí để phục hồi thể
lực và tinh thần, đưa lại sự thư giản, sảng

khoái.
59
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.

2.2.3 Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch kết
hợp giữa thể thao và du lịch. Chia làm hai loại.
+ Du lịch thể thao chủ động: Khách du lịch
tham gia chuyến du lịch và lưu trú lại để trực
tiếp tham gia vào các hoạt động thể thao.
+ Du lịch thể thao bị động: Là chuyến du lịch
của khách để xem các cuộc thi đấu thể thao.
60
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.

2.2.4 Du lịch công vụ: Mục đích chính là thực
hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào
đó (Tham dự các hội nghị, hội thảo …) Du lịch
công vụ chia làm hai loại.
+ Du lịch công vụ chính trị.
+ Du lịch công vụ kinh tế.
2.2.5 Du lịch tôn giáo: Loại hình du lịch nay
nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt
của những người theo đạo, tôn giáo.
3/19/2013
21
61
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.

2.2.6 Du lịch khám phá: Mục đích của người du
lịch là khám phám và tìm hiểu vùng đất mới.

2.2.7 Du lịch thăm hỏi: Loại hình này nảy sinh do
nhu cầu giao tiếp xã hội, nhắm mục đích thăm
hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân quen ở những
nước và những vùng khác nhau.
2.2.8 Du lịch quá cảnh: Du khách quá cảnh tại
một nước nào đó trước khi đến nước thứ ba
muốn tham quan du lịch tại nước quá cảnh.
62
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.3 Căn cứ vào phương tiện giao thông.
+ DL bằng xe đạp, mô tô
+ DL bằng tàu hỏa
+ DL bằng tàu biển
+ DL bằng ôtô
+ DL hàng không
63
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.4 Căn cứ theo phương tiện lưu trú.
2.4.1 DL ở khách sạn: Là loại hình du lịch phổ biến
nhất hiện nay, phù hợp với mọi đối tượng du
khách.
2.4.2 DL ở Motel: Là loại hình giành cho khách du
lịch ôtô.
2.4.3 DL ở nhà trọ: Phù hợp với du khách có khả
năng chi tiêu trung bình và thấp.
2.4.4 DL Camping: Loại hình du lịch phát triển trất
mạnh trong hiện tại, phù hợp với các đối tượng
khách là thanh thiếu niên.
2.4.5 DL ở Resort: Khách du lịch có khả năng chi
tiêu cao, thích hợp với du lịch hưởng thụ và nghỉ

dưỡng.
3/19/2013
22
64
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.5 Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch.
2.5.1 Du lịch miềm biển: Mục đích chủ yếu là tắm
biển, tắm nắng và tham gia các loại hình thể
thao dưới nước.
2.5.2 Du lịch miền núi: Khách có nhu cầu tham
quan cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thích
nghiên cứu, thám hiểm hang động.
65
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.5.3 Du lịch đô thị: Các thành phố có sức hấp
dẫn lớn đối với du khách bởi các công trình
kiến trúc mỹ thuật, nền văn hóa đặc sắc …
2.5.4 Du lịch đồng quê: Khách du lịch có xu
hướng hưởng thụ cảm giác thỏa mái và không
khí trong lành tại các làng quê.
- Khách quốc tế rất thích loại hình du lịch này.
66
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.6 Căn cứ vào thời gian đi du lịch.
2.6.1 Du lịch dài ngày: Có thời gian từ 02 ngày
trở lên.
2.6.2 Du lịch ngắn ngày: Có thời gian dưới 02
tuần.
3/19/2013
23

67
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.7 Căn cứ theo hình thức tổ chức du lịch.
2.7.1 Du lịch theo đoàn: Các thành viên đi du lịch
được tổ chức theo đoàn và thường đi theo một
chương trình định sẵn. Chia hai loại.
+ Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du
lịch.
+ Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du
lịch.
2.7.2 Du lịch cá nhân: Thường cá nhân đi du lịch tự
thiết kế chương trình đi và tự tổ chức hoặc thông
qua các công ty du lịch.
68
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.8 Căn cứ vào thành phần du khách.
2.8.1 Du khách thượng lưu: là những người có
khả năng chi tiêu cao, hưởng thụ các dịch vụ
cao cấp.
2.8.2 Du khách bình dân: Là những người chi
tiêu thấp và trung bình.
69
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.9 Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng du
lịch:
2.9.1 Du lịch trọn gói: Khách du lịch mua toàn bộ
chương trình du lịch và giao cho các công ty du
lịch thực hiện.
2.9.2 Open tour: Khách du lịch mua từng phần
dịch vụ của chương trình du lịch (mua dịch vụ

vận chuyển hoặc mua dịch vụ khách sạn …).
Thường các đối tượng là khách nước ngoài.
3/19/2013
24
70
71
I. Động cơ du lịch.

1. Khái niệm về động cơ du lịch.
“Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý
khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi
du lịch tới nơi nào, theo loại hình du lịch nào,
thường được biểu hiện ra bằng các hình thức
nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, săn lùng mới
lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch”.
72
2. Các nhân tố hình thành động cơ du lịch.
2.1 Nhân tố tâm lý.
Nhân tố tâm lý tác động thôi thúc con
người tìm cái mới, tìm kiếm cảm giác mới lạ,
tức thay đổi môi trường sống và lối sống quen
thuộc hàng ngày, tìm kiếm niềm vui và kiến
thức, tìm cách thể hiện chính mình.
3/19/2013
25
73
2. Các nhân tố hình thành động cơ du lịch.
Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và phân
chia thành ba dạng nhân tố tâm lý như sau:
A) Những người dị tâm lý.

+ Thích phiêu lưu mạo hiểm một mình.
+ Thích khám phá tìm tòi kinh nghiệm mới lạ.
+ Thích được là người đầu tiên ở những nơi du lịch mới
mở.
+ Ưa chuộng những nơi nào có vẻ không phục vụ du lịch
được.
+ Chấp nhận những tiện nghi ăn ở tối thiểu.
+ Thích giao tiếp với cư dân đia phương khác và có nền
văn hóa khác.
74
2. Các nhân tố hình thành động cơ du lịch.
B) Những người đồng tâm lý.
+ Thích du lịch theo tour trọn gói.
+ Là những người ít hoạt động.
+ Ưa thích những sinh hoạt vui chơi thông
thường như tắm nắng, đùa vui trên cát và lướt
ván …
+ Thích lái xe đến nơi du lịch.
+ Thích có người quen ở nơi du lịch.
75
2. Các nhân tố hình thành động cơ du lịch.
C) Những người tâm lý trung gian:
Những du khách thuộc kiểu tâm lý trung
gian thể hiện đặc điểm không rõ ràng, thuộc
kiểu hổn hợp, vừa không thích mạo hiểm cũng
không sợ du lịch.

×