Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Vận động chính sách cho công cuộc phòng chống HIV xuất phát từ cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.78 KB, 51 trang )

Vận động chính sách cho cơng cuộc phịng chống
HIV xuất phát từ cộng đồng
Bộ công cụ để đẩy mạnh ứng phó tại địa phương

1
Hiểu về vận động

1


Tài liệu này là một sáng kiến về nâng cao năng lực vận động của APCASO

Với sự hỗ trợ của Liên đoàn các tổ chức làm việc về AIDS của Australia

Một sáng kiến của Chính phủ Úc, sáng kiến của AusAID

2


Tác quyền
Tài liệu này được xây dựng với sự trợ giúp của Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
(AusAID). AusAID giữ bản quyền với tài liệu này. Hội đồng các Tổ chức Dịch vụ
AIDS ở châu Á – Thái Bình Dương (APCASO) là tác giả và đơn vị xuất bản cuốn tài
liệu này đã được phép sử dụng và cho phép các bên khác sử dụng cuốn tài liệu này
vô thời hạn trên tồn cầu.
Các tổ chức/cá nhân có nhu cầu được khuyến khích sử dụng, chia sẻ (sao chép,
phân phát ) và có thể thay đổi khi sử dụng, với các điều kiện sau:
a. Ghi rõ nguồn gốc. Khi sử dụng tài liệu tài liệu này cần phải ghi rõ tài liệu này
thuộc Hội đồng các Tổ chức Dịch vụ AIDS ở châu Á – Thái Bình Dương
(APCASO). Việc trích dẫn này khơng có nghĩa là APCASO đã cho phép sử dụng
tài liệu.


b. Phi thương mại. Tài liệu này khơng được phép sử dụng cho các mục đích thương
mại hoặc các mục đích khác có thể gây lợi nhuận từ việc sử dụng tài liệu này.
c. Chia sẻ các tài liệu tương tự. Nếu có thay đổi, chuyển dạng hay phát triển các tài
liệu khác dựa trên tài liệu này, thì các tài liệu đó cũng có thể được phân phát
nhưng phải cùng giấy phép với tài liệu này.
d. Khi tái sử dụng hoặc phân phát, cần phải làm rõ các điều khoản trong giấy phép
của tài liệu.
Được xuất bản bởi:
Hội đồng các Tổ chức Dịch vụ AIDS ở châu Á – Thái Bình Dương (APCASO)
No. 12, Jalan 13/48A
The Boulevard Shop Office
Off Jalan Sentul
51000 Kuala Lumpur
Malaysia
T: +603 4045 1033
F: +603 4044 9615
E:
W: www.apcaso.org
Lý giải về thiết kế trang bìa
Thiết kế trang bìa của tài liệu này được lấy cảm hứng từ hộp đựng các công cụ như
búa, tuốc nơ vít và cờ lê, các cơng cụ được sắp xếp theo trật tự giúp dễ dàng tìm
thấy khi cần thiết. Trang bìa của tài liệu này được tráng UV, trừ những chỗ vịng trịn
chủ ý khơng được tráng để tạo thành những lỗ và tạo nên cảm giác như đang chạm
vào một hộp đựng dụng cụ thật. Cuốn tài liệu được chia làm bốn quyển, mỗi quyển
có một màu khác nhau để dễ phân biệt.
Thiết kế: Minimus Design www.minimus.com.my
In tại Percetakan Okid Sdn Bhd

3



Lời nói đầu
Hội đồng các tổ chức dịch vụ về AIDS khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APCASO) là một
mạng lưới, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa vào cộng đồng chuyên cung cấp các
dịch vụ về HIV/AIDS ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
APCASO đã từ lâu hoạt động nhằm đảm bảo rằng công tác vận động ở cấp cộng đồng phải
được ưu tiên như là một nhân tố chủ yếu khi xây dựng những ứng phó mang tính chiến lược
với AIDS. Nhận thức được rằng ở nhiều quốc gia ở khu vực châu Á Thái Bình Dương ứng
phó với AIDS ở cấp độ quốc gia vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt là trong các cộng động bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS, nên APCASO đang dồn mọi nỗ lực vào việc xây dựng năng lực và vận
động.
Hai chiến lược chính của APCASO là nâng cao năng lực của các tổ chức phi chính phủ và
các tổ chức dựa vào cộng đồng để có thể ứng phó với HIV/AIDS, và tăng cường sự phối hợp
trong ứng phó ở khu vực thơng qua xây dựng năng lực và vận động, bao gồm cả việc xác
định, thảo luận và truyền bá các quan điểm về những vấn đề cấp bách.
Năm 2005, APCASO đã phối hợp cùng Liên hiệp các tổ chức phòng chống AIDS của
Australia (AFAO) và Cơ quan phát triển quốc tế của Australia (AusAID) đưa ra Sáng kiến
Vận động từ cộng đồng (CAI). Dự án này được triển khai với 3 mục tiêu cơ bản là:
1. Điều hành quá trình để các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa vào cộng đồng
xác định mục tiêu về chính sách và/hoặc vận động.
2. Tiến hành tập huấn về xây dựng các kế hoạch hành động về phân tích và vận động
chính sách để nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức
dựa vào cộng đồng trong ứng phó quốc gia với AIDS.
3. Tăng cường vai trị của APCASO trong việc tài liệu hóa và tun truyền những bài
học tới các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa vào cộng đồng và các nhóm
hoạt động chủ yếu khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Trong khi hầu hết các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã có những kế hoạch
quốc gia phịng chống AIDS, thì các biện pháp ứng phó vẫn chưa theo kịp với sự gia tăng
của đại dịch, cho dù 90% quốc gia trên toàn thế giới báo cáo là đã có khung hoạt động đa
ngành1. Liệu quá trình xây dựng các khung hành động, các hành động với các chính sách

này có sự tham gia đầy đủ của những người mà các kế hoạch dự kiến hỗ trợ - đó là những
người bị tác động bởi HIV và AIDS và các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho họ.
Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa vào cộng đồng thường hoạt động ở cộng
đồng, với những người sống chung với HIV, những người bị ảnh hưởng bởi HIV và cộng
đồng của họ. Các tổ chức này tiếp cận trực tiếp nhóm đối tượng của mình cũng như hiểu rõ
chính sách có tác động thế nào đến các chương trình và cuộc sống của những đối tượng
của chương trình. Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa vào cộng đồng hiểu rõ rằng
họ đang nắm trong tay những thông tin và số liệu có giá trị có thể giúp những người làm
chính sách và có thể được sử dụng để xây dựng các chính sách khác ở cấp độ tổ chức. Tuy
nhiên, họ lại đang thiếu đi một số kỹ năng hoặc kinh nghiệm nhất định để thực hiện hiệu quả
công việc trên. Các chuyên gia đào tạo xây dựng bộ công cụ này nhằm hướng dẫn kỹ năng
vận động cho cán bộ quản lý chương trình, cán bộ chương trình và cộng đồng sao cho hiệu
quả. Hơn nữa, bộ công cụ này sẽ hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch vận động cũng như đưa ra
một khung giúp nâng cao tính hiệu quả của việc vận động thơng qua việc lập kế hoạch, giám
sát, đánh giá và báo cáo.
Quan trọng hơn cả là những người sống chung với HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS có thể tham gia hữu hiệu vào quá trình xây dựng những dịch vụ và chính sách
có ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Một trong những hình thức tham gia hiệu quả nhất của
những người sống với và bị ảnh hưởng bởi HIV là tham gia vận động cho quyền của chính
UNAIDS, Báo cáo về Ứng phó Tồn cầu với dịch AIDS 2006, Báo cáo toàn cầu lần thứ 5. UNAIDS.
Geneva. 2006

1

4


họ, và đóng góp vào việc hình thành những chính sách nhằm cải thiện mơi trường để có
nhiều hoạt động can thiệp và dịch vụ tốt hơn. Một phong trào bắt đầu từ những ngày đầu
phòng chống HIV/AIDS và bây giờ là một phong trào vận động cho phòng chống HIV/AIDS

rất nổi tiếng là ACTUP được nhiều người biết đến với những khẩu hiệu như Im lặng = Chết,
và Hành động = Sống, chúng tôi mong muốn được thêm vào một khẩu hiệu nữa là Vận động
= Trao quyền. Bộ công cụ này hướng dẫn việc triển khai các hoạt động vận động từ cấp cơ
sở để từ đó tạo ra những thay đổi to lớn nhằm cải thiện cuộc sống của những người sống
với HIV và AIDS cũng như những người thân của họ.

5


Lời cảm ơn
Khi lần đầu tiên Susan Chong - điều phối viên của APCASO khi đó - có ý tưởng về một dự
án nâng cao năng lực, mối quan tâm của cô không chỉ dừng lại ở việc đào tạo về vận động,
mà cố vấn và kết nối mạng lưới. Không phụ những nỗ lực của cô, với sự hỗ trợ của Liên
hiệp các tổ chức phòng chống AIDS của Australia (AFAO), Sáng kiến vận động cộng đồng
(CAI) đã được thực hiện ở 3 quốc gia là Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan, và trở thành
nền móng cho chương trình phát triển năng lực vận động của APCASO.
Bộ công cụ vận động của APCASO mang tên “Vận động xuất phát từ cộng đồng: Bộ công cụ
giúp nâng cao những biện pháp ứng phó ở địa phương” là thành quả của nỗ lực chung.
Cuốn sách có sự tham gia của nhiều chuyên gia và các nhà hoạt động xã hội. Mỗi người
đều hết lòng chia sẻ những kinh nghiệm từ khi làm việc với những tổ chức dựa vào cộng
đồng đang cung cấp những dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS ngay trong cộng đồng.
Chúng tôi muốn cảm ơn Paul Causey và sau đó là Zaitun (Toni) Mohamed Kasim đã viết và
chỉnh sửa bộ công cụ này. Toni Kasim cũng là một hướng dẫn viên chính trong các cuộc tập
huấn. Chúng tơi đánh giá rất cao cách tiếp cận sâu sắc của bà trong việc thiết kế và truyền
tải kiến thức. Những kỹ năng và hiểu biết của bà từ quá trình làm việc với các thành viên
trong cộng đồng và những cán bộ của các tổ chức phi chính phủ đang làm việc trong lĩnh
vực phòng chống HIV/AIDS là sự đảm bảo cho những tập huấn được xây dựng phù hợp với
hồn cảnh địa phương, thể hiện được cơng tác phịng chống HIV/AIDS tại cộng đồng.
Chúng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các tác giả có các tác phẩm đã được xuất bản
và được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình phát triển bộ cơng cụ này, đặc biệt là

Liên minh Quốc tế Phịng chống HIV/AIDS, Tổ chức Hỗ trợ cho Phân tích và Nghiên cứu
Châu Phi (SARA), và Dự án Chính sách của Future Group (nay là Sáng kiến Chính sách Y
tế của Constella Futures).
Chúng tôi cũng muốn cảm ơn các tổ chức đầu mối, các cộng tác viên và học viên của các
lớp tập huấn vận động, đặc biệt những học viên ở Thái Lan và Indonesia đã tham gia thử
nghiệm và là người sử dụng đầu tiên. Sự đóng góp của họ đã giúp chúng tơi có thể hồn
thiện tốt hơn bộ công cụ này. Chúng tôi muốn dành lời cảm ơn đặc biệt tới Liên minh Phi
chính phủ Thái Lan về Phịng chống AIDS (TNCA), Liên minh Phi chính phủ về Phòng chống
AIDS miền Bắc Thái Lan (NNCA), GAYa NUSANTARA ở Surabaya – Indonesia, và Hiệp hội
Hội những người làm cha mẹ Indonesia của Yogyakarta.
Bộ công cụ vận động của APCASO sẽ khơng thể hồn thành được nếu thiếu sự hỗ trợ về tài
chính của AusAID. Bộ cơng cụ này được thực hiện thông qua AFAO như là một phần của
Sáng kiến Xây dựng mối quan hệ đối tác trong phịng chống HIV/AIDSA của Australia.
Chúng tơi cũng rất biết ơn nguyên Trợ lý Kết nối xã hội dân sự của UNAIDS ở Jakarta, ơng
Rico Gustav, vì những hỗ trợ kịp thời của ông cho tập huấn ở Indonesia cũng như mạng lưới
vận động được thành lập sau đó.
Chúng tơi cũng muốn bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Angela Kuga Thas và Gladys
Malayang vì những hướng dẫn của họ trong những bản thảo đầu tiên của bộ công cụ này.
Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Liow Moi Lee và Chuah Siew Eng vì đã dành thời gian quý
báu để hiệu đính cuốn sách này. Đồng thời cảm ơn nhóm điều phối xuất bản của APCASO,
Goh Soon Siew, Serena Chiting Chuang, Kirenjit Kaur và Rathi Ramanathan vì những nỗ lực
làm việc để đảm bảo bộ công cụ này có thể được ra mắt.
Và cuối cùng, nhưng cũng khơng kém phần quan trọng, chúng tôi muốn cảm ơn tất cả
những ai sẽ sử dụng, chuyển thể hoặc phát triển hơn nữa Bộ công cụ vận động này. Chúng
tôi trân trọng kính mời tất cả các bạn tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm cũng như hiểu biết
của mình với APCASO của hiện tại và tương lai.
Don Baxter
Điều phối viên khu vực
APCASO
Tháng 6/2008


6


Mục lục
Lời nói đầu

4

Lời cảm ơn

6

Các từ viết tắt

8

Hướng dẫn sử dụng Bộ công cụ

9

1.1 Tại sao phải làm vận động?

14

1.2 Tìm hiểu về ứng phó với AIDS trong nước

19

1.3 Giới thiệu về vận động


23

1.4 Định nghĩa vận động

27

1.5 Các hình thức vận động

30

1.6 Đối tượng vận động

33

1.7 Hiểu về mục đích, mục tiêu và hoạt động

37

Tài liệu tham khảo

42

Nguồn - Ấn phẩm

43

Nguồn - Vận động sử dụng các phương tiện truyền thông

45


Nguồn - Các tổ chức và các website

46

Các từ thông dụng

47

7


Các từ viết tắt
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ARV

Thuốc kháng virus

ASO

Tổ chức cung cấp dịch vụ AIDS

CBO

Các tổ chức dựa vào cộng đồng

GO


Các tổ chức chính phủ

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

NGO

Các tổ chức phi chính phủ

IDU

Người tiêm chích ma túy

IEC

Thơng tin, giáo dục, truyền thơng

INGO

Các tổ chức phi chính phủ quốc tế

M&E

Giám sát và đánh giá

MSM

Nam quan hệ tình dục đồng giới


PLHIV

Người sống với HIV

UNAIDS Chương trình phối hợp phịng chống HIV của Liên hợp quốc

8


Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ
Bộ công cụ này cùng với tài liệu nguồn và tài liệu tham khảo dành cho hướng dẫn viên
hướng dẫn thực hiện các hoạt động. Các tài liệu cũng nhằm làm rõ khái niệm vận động và
vai trò của vận động trong các hoạt động can thiệp phòng chống HIV và dịch vụ AIDS một
cách hiệu quả.
Bộ công cụ sử dụng triệt để những kinh nghiệm thực tiễn từ cơ sở và những công việc mà
các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa vào cộng đồng hoạt động trong các chương
trình và dịch vụ phòng chống HIV/AIDS tiến hành. Bằng cách này, các hướng dẫn viên và
học viên có thể hiểu công tác vận động khác với các hoạt động khác như thế nào, cũng như
các hoạt động khác góp phần thực hiện vận động ra sao.
Do vậy, bộ công cụ được thiết kế theo cách có thể giúp nâng cao ý thức và khuyến khích
các tổ chức đưa việc lập kế hoạch, giám sát và đánh giá công tác vận động vào những việc
làm hàng ngày.
Nội dung của bộ công cụ này được chia thành các phần cho phép hướng dẫn viên có thể dễ
dàng và linh hoạt xây dựng chương trình tập huấn theo nhu cầu của học viên. Do vậy,
hướng dẫn viên có thể thiết kế lớp tập huấn kéo dài 2 ngày hoặc 5 ngày, hoặc những người
quản lý chương trình có thể sử dụng những bài tập riêng lẻ ứng dụng bộ công cụ này để sử
dụng cho cuộc họp nhân viên.
Phần quan trọng nhất khi sử dụng bộ cơng cụ này là tối đa hóa quá trình học của học viên,
bằng việc sử dụng những kinh nghiệm của họ để xác định nội dung chủ đạo của tập huấn.

Hướng dẫn viên sẽ điều chỉnh tài liệu để phản ánh thực tế hoạt động và dịch vụ về HIV/AIDS
ở địa phương cũng như sự khác biệt giữa những hoạt động và dịch vụ này do khu vực tư
nhân và tôn giáo cung cấp.
Bộ công cụ này sẽ chỉ hướng cho hướng dẫn viên và học viên trong công tác vận động và
huy động các thành viên trong cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự, những người sống
chung với HIV/AIDS, và các bên liên quan khác tham gia vận động để có thêm nguồn lực và
dịch vụ ở cộng đồng.
Những tài liệu phát tay của bộ cơng cụ được lựa chọn kỹ càng để có thể mang đến cho
hướng dẫn viên và học viên những tư liệu hữu dụng nhất. Tác giả cũng mong rằng những ví
dụ sử dụng có thể làm nổi bật nội dung, tạo điều kiện cho học viên hiểu và học được dễ
dàng hơn. Hướng dẫn viên có thể bổ sung tài liệu phát tay bằng những tài liệu được biên
soạn tại địa phương để phù hợp thêm với học viên.
Bộ công cụ đã được thử nghiệm ở ba lớp tập huấn ở các nước khác nhau và được dịch
sang hai ngơn ngữ khác ngồi tiếng Anh. Bộ cơng cụ này đang được dịch sang các tiếng
Indonesia, Thái Lan và tiếng Quan thoại (tiếng Trung Quốc phổ thông)2.
Bộ công cụ được chia thành 4 quyển sách:
Thứ tự các quyển sách như sau:
A. Hiểu về vận động
B. Lồng ghép vận động vào tổ chức
C. Xây dựng mạng lưới vận động
D. Các công cụ vận động

Các lớp tập huấn trong Sáng kiến vận động tại cộng đồng đã được tiến hành ở Indonesia, Thái Lan
và Malaysia. Xin liên hệ với APCASO để có thêm chi tiết và xin tài liệu đã được dịch.
2

9


1. Hiểu về vận động

Bắt đầu bằng câu hỏi “Tại sao phải làm vận động?”, cuốn sách này giới thiệu những nội
dung cơ bản của công tác vận động. Học viên học được khái niệm thực tế về vận động, và
có thể dùng nó để liên hệ đến tình huống ở địa phương họ. Học viên cũng được học về mục
đích của vận động và hiểu về các hình thức vận động, cũng như các yếu tố mà công tác vận
động cần phải có.
2. Lồng ghép vận động vào tổ chức
Cuốn sách này bắt đầu bằng việc xác định công tác vận động mà một tổ chức có thể thực
hiện. Phương pháp và kế hoạch vận động sẽ được tìm hiểu một cách kỹ lưỡng nhất thông
qua sử dụng một khung 8 bước.
Yếu tố quan trọng để thành công trong công tác vận động là việc xác định được, hiểu được,
đo lường được và báo cáo được tác động của những hoạt động vận động.
Tiếp theo, cuốn sách giới thiệu về chu trình học thu thập được khi thực hiện công tác giám
sát và đánh giá ở cơ sở. Trước phần này là một bài tập ngắn và vui nhộn để xem xét các
bước của công tác vận động, cũng như thể hiện được tính cần thiết của việc giám sát và
đánh giá trong quá trình lập kế hoạch và cách tính tốn thời gian cho việc này. Phần này
được kết thúc bằng một bảng hỏi đánh giá giúp học viên lập kế hoạch hành động để lồng
ghép, hoặc lồng ghép tốt hơn công tác vận động công việc hàng ngày. Cuốn sách này cũng
có một chương quan trọng về giới và vận động bao gồm những cách để đánh giá phương
pháp, hành động, tài liệu và kết nối mạng lưới để đảm bảo vấn đề giới được lồng ghép trong
các hoạt động.
3. Xây dựng mạng lưới vận động
Mục tiêu chung của cuốn sách là tìm hiểu cách thức để mạng lưới có thể nâng cao tác động
của các hoạt động do các tổ chức dựa vào cộng đồng thực hiện. Đồng thời, cuốn sách giải
thích rõ hơn việc mạng lưới có thể được duy trì như thế nào thơng qua tám bước. Phần cuối
của cuốn sách tập trung vào những vấn đề chung nổi lên trong quá trình mạng lưới và các
chiến lược vượt qua những thách thức đó.
4. Các công cụ vận động
Bao gồm 10 công cụ hành động. Đây là những thực hành tốt nhất, giúp người sử dụng nâng
cao hiểu biết và những kỹ năng cụ thể trong công tác vận động. Công cụ hành động được
thiết kế để phát triển các kỹ năng cần thiết cụ thể để triển khai những hình thức vận động

khác nhau. Cuốn sách đưa ra những giải thích cơ bản về những hoạt động thường được sử
dụng nhất, những gì nên làm và không nên làm khi thực hiện các hoạt động, ví dụ và hoạt
động mẫu. Mỗi cơng cụ đều có thể được sử dụng cho tập huấn và làm tài liệu tham khảo,
nhưng hướng dẫn viên có thể chọn một vài hình thức phổ biến nhất để thực hành (như các
cuộc gặp gỡ trực tiếp hoặc viết thông cáo báo chí) hoặc các hình thức khác mà chúng tôi đã
khuyến nghị là cần thiết. Những công cụ vận động như sau:
1. Có một ghế trong hệ thống: Tác động từ bên trong
2. Vận động hành lang và các cuộc gặp trực tiếp
3. Chuẩn bị tài liệu thể hiện quan điểm và tóm tắt chính sách
4. Viết và trình bày tham luận
5. Hiểu về vận động sử dụng truyền thơng
6. Viết và sử dụng thơng cáo báo chí
7. Học cách sử dụng các công cụ vận động bằng truyền thông
8. Thu hút sự tham gia của giới truyền thông
9. Sử dụng internet cho công tác vận động
Những thông tin dành cho các hướng dẫn viên
Các chủ đề của bộ công cụ được thiết kế theo trật tự nối tiếp. Vì thế, các hướng dẫn viên
được đặc biệt khuyến khích nên đọc tất cả bốn cuốn sách của bộ công cụ để hiểu rõ về các
khái niệm đưa ra.

10


Điều này sẽ giúp các hướng dẫn viên hiểu được mối liên hệ qua lại giữa các chủ đề và các
hoạt động, để họ có thể lựa chọn chủ đề nào phù hợp cho tập huấn của mình. Điều này
giúp duy trì tính liên tục, nâng cao hiểu biết của học viên về sự phức tạp của vận động và
xây dựng chính sách.
Một điều lưu ý cho các hướng dẫn viên là không chỉ tập trung vào những nhu cầu của tổ
chức, mà còn phải hiểu thật sâu sắc các nhu cầu tập huấn của học viên. Thông qua kinh
nghiệm của dự án CAI, một tập huấn về vận động có những mục tiêu riêng. Các mục tiêu

này có thể khác với mục tiêu của nhà tổ chức. Tất cả nhu cầu này đều phải được xem xét
dựa trên tương quan với kỹ năng, sự hiểu biết và nhu cầu tập huấn của các học viên. Do
vậy, việc xây dựng và thống nhất những tiêu chí tuyển chọn mục tiêu và học viên là rất cần
thiết.
Cuối cùng, lưu ý rằng việc xây dựng các kỹ năng rất cần thời gian. Một lớp tập huấn sẽ
không đủ đảm bảo các kỹ năng được phổ biến một cách đầy đủ. Do số các bài tập xây dựng
kỹ năng của bộ công cụ này rất nhiều nên việc thực hiện một lớp tập huấn cần được cân
nhắc. Ngoài ra, những nguồn lực bên ngoài cũng cần được xem xét, đặc biệt là nếu các tổ
chức khác nhau và các cá nhân trong cộng đồng có các kinh nghiệm khác nhau thì nên tạo
điều kiện để thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm.
Điểm lại lịch sử
Những nhóm xã hội dân sự tham gia vào cơng tác vận động nhằm thúc đẩy các mục tiêu
chính sách, trong đó có cả mục tiêu tăng cường tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
thuốc với giá rẻ.
- Theo Báo cáo ứng phó tồn cầu với dịch AIDS 2006 – Báo cáo toàn cầu lần thứ 53 -

Những lời khuyên dành cho hướng dẫn viên
Hướng dẫn viên giúp việc học của học viên đạt hiệu quả hơn thơng qua những kỹ thuật tập
huấn có sự tham gia của học viên. Vai trò của hướng dẫn viên là:
 Khuyến khích học viên tham gia tích cực vào thảo luận
 Tạo ra một mơi trường an tồn cho việc học
 Đưa ra câu hỏi
 Xây dựng năng lực cho học viên
Là một hướng dẫn viên, bạn không cần phải biết mọi thứ về vận động, nhưng quan trọng là
bạn cần biết tìm được thơng tin ở đâu. Với tư cách là một hướng dẫn viên về vận động, vai
trò của bạn là khuyến khích và tạo được hy vọng trong q trình tập huấn. Điều này có thể
thực hiện được thơng qua những tình huống vận động thành cơng, khuyến khích chia sẻ
kinh nghiệm giữa các học viên, v..v..
Để một lớp tập huấn thành cơng, có nhiều việc cần làm như sau:
1. Trước mỗi bài học, giới thiệu ngắn gọn về mối liên hệ bài học với bài học trước, cũng

như với bài học sau. Phương pháp này gọi là định khuôn.
2. Luôn giữ các bài học sống động nhưng luôn nhạy cảm với nhu cầu của học viên, ví dụ
đảm bảo nghỉ giữa giờ, hoặc hiểu đâu là những chủ đề rất nhạy cảm hoặc có thể gây
tranh cãi, hoặc yêu cầu học viên không phải chia sẻ những nhận dạng về bản thân, luôn
sẵn sàng thay đổi lịch học hoặc quá trình học nếu cần thiết.
3. Nên phân bổ đủ thời gian cho tập huấn những nội dung đặc biệt, hoặc khi có nhiều học
viên thì cần có nhiều thời gian hơn. Nếu một số bài học cần thêm thời gian thì phải có sự
đồng ý của cả nhóm để thay đổi lịch.
UNAIDS, Báo cáo về ứng phó Tồn cầu với dịch AIDS 2006, Báo cáo tồn cầu lần thứ 5. UNAIDS.
Geneva. 2006. Vai trò quan trọng của xã hội dân sự, trang 9

3

11


4. Chú ý đến tất cả mọi người. Cần chú ý đến những học viên q ít nói. Giúp tạo khơng
gian và sự an tồn để họ có thể tham gia tích cực mà họ khơng cảm thấy bị buộc phải
làm những gì mà họ cho là khó.
5. Quản lý những căng thẳng trên lớp tập huấn một cách cởi mở và trung thực để tránh bất
đồng nội bộ.
6. Cuối mỗi bài học nên đưa ra những tóm tắt ngắn gọn về những kết quả chính và kết luận
trước khi chuyển sang bài tiếp theo.
Luôn cố gắng sử dụng các hoạt động mang tính vui nhộn, và có thể diễn đạt được những
chủ đề của bài học tiếp theo. Có rất nhiều hoạt động phong phú có thể tìm thấy trong những
tài liệu về truyền thông và chuyển thể cho phù hợp (Xem Nguồn - Ấn phẩm được liệt kê ở
cuối quyển sách).
Những chú ý về vận động dành cho các hướng dẫn viên
Có rất nhiều kỹ năng cần thiết để vận động thành công. Tốt nhất là thiết kế lớp tập huấn tập
trung vào nhu cầu của học viên khi họ thấy cần phải phát triển kỹ năng bởi nó liên hệ trực

tiếp với cơng việc hàng ngày của họ. Những kỹ năng này, về cơ bản có thể chia thành 2 loại:
 Những kỹ năng mà chúng ta cần gây ảnh hưởng tạo nên sự thay đổi, ví dụ như những
kỹ năng chuyên môn cần cho công tác vận động, bao gồm kỹ năng nói trước đám đơng,
trình bày, viết thơng cáo báo chí, kỹ năng đàm phán, v..v..
 Những kỹ năng cần cho việc phát triển tổ chức và nâng cao nội lực, như kết nối mạng
lưới, đàm phán, quản lý và giải quyết mâu thuẫn, tư liệu hóa.
Bạn sẽ khơng thể biết tất cả các kỹ năng hướng dẫn viên cần trước khi lớp tập huấn bắt
đầu, và như vậy khó có thể cung cấp hết thông tin về tất cả những kỹ năng cần thiết trong bộ
công cụ này. Dựa vào việc học viên quen thuộc với những vấn đề liên quan đến vận động
đến đâu, họ có thể hoặc khơng thể biết được họ cần gì.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành tập huấn, bạn có thể hỏi học viên rằng họ đã có kỹ năng gì, kỹ
năng nào họ muốn phát triển. Theo đó bạn có thể tổ chức những lớp tập huấn tiếp sau tập
trung chủ yếu vào xây dựng kỹ năng theo u cầu. Tuy vậy, có một số hình thức vận động
quen thuộc với tất cả mọi người, ví dụ như tham gia vào hệ thống ra quyết định, viết thông
cáo báo chí hoặc tư vấn báo chí, gặp gỡ trực tiếp, và đối thoại với báo chí.
Một số lưu ý khi sử dụng những công cụ vận động
Kỹ năng được phát triển qua thời gian, và kinh nghiệm đóng vai trị quan trọng chúng ta có
thể làm tốt một cơng việc. Nói cách khác, học viên khơng thể trở thành chun gia ngay lập
tức. Nhưng ít nhất là họ có thể quen được cần gì để có thể trở thành chuyên gia. Một vài
mẹo nhỏ các bài học về xây dựng kỹ năng:
1. Đảm bảo rằng bạn đã đưa vào những bài tập phong phú để học viên có thể tham gia.
Hãy sáng tạo trong cách thức thực hiện. Bạn có thể làm một số cách sau:
- Sắm vai
- Quay phim và chiếu lại cho học viên xem
- Khuyến khích sự tham gia của những người không phải thực sự tham gia tập huấn,
ví dụ như yêu cầu học viên gọi điện thoại cho các nhà báo để sắp xếp cuộc hẹn (nên
báo trước cho một số nhà báo bạn quen biết).
2. Đưa những chuyên gia đến chia sẻ kinh nghiệm là một chiến lược hữu hiệu. Mời họ
tham gia không chỉ tạo cơ hội cho học viên được học hỏi kinh nghiệm, mà còn tạo dựng
được mối liên hệ giữa học viên và chuyên gia này phục vụ cho cơng việc trong tương lai.

Ví dụ, chun gia có thể đóng góp ý kiến cho bản thơng cáo báo chí mà nhóm đã viết.
3. Cung cấp những kết nối hữu ích và danh sách liên lạc để các học viên có thể sử dụng
sau này. Sử dụng bất kỳ một hướng dẫn hoặc danh sách báo chí hiện có ở khu vực, có
thể lấy được từ những chuyên trang tin tức, các tổ chức thương mại hoặc các nhóm như
UNAIDS.

12


5 nhân tố chính của truyền thơng hiệu quả:
Cho dù công tác vận động là một phần việc lớn của tổ chức bạn làm, hoặc bạn mới chỉ bắt
đầu thực hiện thì có rất nhiều kỹ năng mà bạn phải tự xây dựng để thực hiện các vận động
này hiệu quả hơn. Vận động thành công phụ thuộc vào truyền thông hiệu quả. Dưới đây là 5
điều mà nếu bạn luôn thực hiện, bạn sẽ đạt được kết quả tốt trong truyền thông:
1. Nhận định vấn đề
2. Đưa ra mối liên hệ hoặc tác động của vấn đề này ở địa phương
3. Sử dụng những thực tiễn chính để hỗ trợ cho trường hợp của bạn
4. Đưa ra một câu hỏi cụ thể
5. Cảm ơn và yêu cầu gặp lại.

13


Vận động chính sách cho cơng cuộc phịng chống
HIV xuất phát từ cộng đồng
Bộ công cụ để đẩy mạnh ứng phó tại địa phương

1.1
Tại sao phải làm vận động?


14


Vận động chính sách cho
cơng cuộc phịng chống
HIV xuất phát từ cộng
đồng

Tại sao phải làm vận động

Mục tiêu của hoạt động
 Học viên hiểu được sự cần thiết phải tiến hành vận động
 Hiểu vận động là có thể đạt được
Bộ công cụ để đẩy mạnh
 Hiểu làm sao vận động có thể giải quyết được những nguyên
ứng phó tại địa phương
gốc rễ của một vấn đề
 Hiểu số một số cách thực hiện vận động

1.1

Thời gian
Phụ thuộc vào hoạt động và quá trình thực hiện: từ 30-45 phút

Hiểu biết về vận động

Lưu ý với hướng dẫn viên
Bạn có thể sử dụng nhiều hoạt động khác nhau để lôi cuốn học
1. Tại sao phải làm vận viên thử thực hành việc vận động. Dưới đây là một số bài tập có
động

thể chỉnh sửa để phù hợp với học viên.
Gợi ý 1
Hướng dẫn viên đưa ra một số mong muốn rất cao và khó có thể
thực hiện được về những hoạt động tiếp theo mà trách nhiệm của
học viên là phải làm sau hội thảo. Học viên sẽ có thể phản đối
hoặc mong muốn thay đổi.
Hướng dẫn viên hoan nghênh moi người đã tới tham gia lớp tập
huấn và đưa ra một số ý kiến theo mẫu sau:
Như bạn thấy, sắp tới đây có rất nhiều thứ cần phải học về vận
động và chúng ta sẽ dành tất cả thời gian để có thể hiểu và xem
làm thế nào để lồng ghép cơng tác vận động này vào cơng việc. Vì
thế, mỗi người trong chúng ta sẽ cần phải có những hoạt động
tiếp theo sau khóa tập huấn bởi vì chúng ta đã sử dụng những
nguồn lực quý giá để được hiện hữu tại buổi tập huấn này. Tôi đã
đưa ra một số hoạt động mà để mỗi người và các tổ chức mà bạn
đại diện cần phải làm sau lớp tập huấn để đảm bảo bạn được
thực hành những gì đã học. Sau đây là một số hướng dẫn:
1. Mỗi tổ chức sẽ xây dựng một kế hoạch hành động vận động
và thực hiện đầy đủ tất cả các hoạt động đó trong vịng 12
tháng kể từ sau tập huấn.
2. Do tất cả các bạn đến đây để tham gia tập huấn về vận động,
bạn và tổ chức của bạn phải đảm bảo thực hiện thành cơng ít
nhất ba trong số tất cả các hoạt động vận động trong vòng 12
tháng triển khai kế hoạch hành động vận động.
3. Nếu tổ chức của bạn khơng có đủ nguồn lực để thực hiện kế
hoạch hành động vận động, bạn sẽ phải viết và trình các đề
xuất dự án để có được nguồn kinh phí đủ cho thời gian hoạt
động 12 tháng.
4. Tổ chức của bạn sẽ dành một nhân viên làm toàn thời gian để
triển khai thực hiện kế hoạch hành động này và báo cáo hàng

tháng cho APCASO về tiến độ thực hiện.
5. Nếu tổ chức của bạn cần có được sự ủng hộ từ các tổ chức
khác trong hoạt động vận động của mình, bạn cần phải xây
dựng mối quan hệ phối hợp, xây dựng mạng lưới mà không có
sự hỗ trợ của APCASO hay AFAO.
Bạn có câu hỏi hay bình luận nào phải hồn thành sau những
mong đợi đối với khố tập huấn hay khơng?
15


Đến mong đợi thứ hai hoặc thứ ba, học viên cảm thấy tương đối
thoải mái. Đến cuối khi toàn bộ mong đợi được đưa ra, họ sẽ ngạc
Hiểu biết về vận động
nhiên và có thể khó chịu và bắt đầu nói chuyện và vì thế họ có thể
1. Tại sao phải làm vận không nghe Mong đợi số 5. Cứ để điều này diễn ra.
động
Khi hướng dẫn viên bắt đầu hỏi và phàn nàn (để học viên tự do),
ngừng nói và có thể nói như sau:
“Vâng, tơi khơng biết tại sao bạn khơng thích những mong đợi sau
tập huấn này, các bạn có thể chia thành năm nhóm nhỏ, có thể
bằng cách đếm 1, 2, 3, 4, 5. Mỗi nhóm sẽ thảo luận về mong đợi
trùng với số của nhóm. Quyết định bạn muốn thay đổi và tại sao.
Bạn có 10 phút để thảo luận. ”
Sau 10 phút làm việc theo nhóm, đề nghị mỗi nhóm trình bày kết
quả thảo luận của mình. Đặt những câu hỏi để kiểm tra xem liệu
họ có thực sự nghĩ về vấn đề hoạt động tiếp theo sau tập huấn
của nhóm khơng. Trong nhóm lớn, thống nhất những hoạt động
tiếp theo mang tính thực tiễn có thể được thảo luận và thực hiện ở
tổ chức của bạn.
Khi kết thúc, hãy nói “Chúc mừng các bạn, các bạn đã tham gia

vào một hoạt động vận động”.
Gợi ý 2
Chiếu một băng video về một nỗ lực vận động thành công hoặc
những bài báo viết về chiến lược vận động thành công phát cho
học viên đọc. Điều quan trọng là lựa chọn những tin tức từ những
quốc gia hoặc bối cảnh giống tương tự với bối cảnh hiện tại của
học viên. Sử dụng Những câu hỏi được nêu ra ở cuối chương
này.
Gợi ý 3
Tiến hành phân tích cây vấn đề một ví dụ cụ thể (ví dụ một trẻ em
có HIV dương tính bị ban giám hiệu của trường không cho đi học).
Vẽ một cái cây lên bảng (có rễ và cành) và viết một trong những
vấn đề cần nghiên cứu ở thân cây. Viết vào nguyên nhân của vấn
đề, đi sâu xuống để có được nguyên nhân gốc rẽ. Xem xét cả tác
động của vấn đề, và cũng xem xét các lớp nguyên nhân. Yêu cầu
học viên đưa ra những nguyên nhân và tác động theo trật tự - một
số tác động trước mắt, một số mang tính lâu dài, chung chung:
những vấn đề cụ thể, chi tiết thường ở giữa, các vấn đề khái quát
hơn thường nhánh và rễ của cây (xem hình 1).
Phần lá và rễ có thể được nhóm thành các phần song song. Bạn
có một bộ rễ và nguyên nhân tác động về một khía cạnh của vấn
đề gốc rễ và bộ rễ khác về một khía cạnh khác của vấn đề. Hãy
suy nghĩ liệu hoạt động của tổ chức bạn phù hợp ở đầu trang cây
vấn đề - chúng ta giải quyết những nhu cầu thực tế chúng ta cũng
giải quyết những nhu cầu mang tính cơ cấu? Sử dụng các câu hỏi
ở phần cuối của chương này.
Hình 1: Ví dụ về phân tích cây vấn đề
Hiểu biết về vận động
1. Tại sao phải vận
16



động?
Các bước có thể thực hiện để giảm tác động
 Tổ chức và thành lập các nhóm hỗ trợ
 Tạo việc làm thay thế.
 Cung cấp tiền để tổ chức các lớp học tư hoặc các lớp tổ chức
tại nhà.
 Bố trí giáo viên tình nguyện có thể đến dạy tại nhà.

Lá: Tác động của vấn đề
Chết vì đói nghèo
Sức khoẻ suy giảm
Đói nghèo
Thiếu thu nhập khi trưởng thành
Sống sót
Khơng có giáo dục
Chất lượng cuộc sống
Cơ đơn
Xã hội xa lánh
Dễ bị tổn thương
Trầm uất
Khơng có bạn bè
Khơng thể tự bảo vệ bản thân
Thiếu kỹ năng đương đầu
17


Thân cây: Vấn đề chính
Trẻ em có HIV khơng được đi học

Nếu chung ta không vận động để thay đổi gốc rễ nguyên nhân,
vấn đề này sẽ không bao giờ thay đổi.
Khơng có chính sách
Trường học khơng biết ứng phó thế nào
Lo lắng về phản ứng của những cha mẹ học sinh khác
Thiếu nhận thức
Thiếu thông tin đúng đắn
Sợ những điều chưa biết
Rễ: Nguyên nhân của vấn đề
Những bước có thể thực hiện để giải quyết những nguyên
nhân gốc rễ của vấn đề chính
1. Gặp gỡ với hội đồng của trường để nâng cao nhận thức về
HIV/AIDS
2. Đưa ra ví dụ của những nơi khác đã làm tốt việc này
3. Tổ chức buổi nói chuyện giữa thầy cơ giáo và Hội Cha mẹ học
sinh
Gợi ý 4:
Diễn đàn sân khấu hoặc đóng vai4. Sử dụng tình huốn nêu ở phần
gợi ý 3, hướng dẫn viên có thể giao các vai khác nhau cho học
viên - giáo viên, học sinh, bố mẹ của trẻ sống với HIV, tổ chức phi
chính phủ, ban giám hiệu nhà trường, phóng viên báo chí. Ý
tưởng là cha mẹ học sinh và tổ chức phi chính phủ phải cố gắng
để trẻ em sống với HIV được đi học. Vai trò của hướng dẫn viên
là dàn sếp diễn đàn thảo luận để có được nỗ lực vận động tổng
hợp. Hoạt động này có thể thu hút sự tham gia của mọi người.
Cần đảm bảo cho học viên được thoát khỏi vai diễn bằng việc
cảm ơn đã tham gia đóng vai. Sử dụng những câu hỏi đưa ra ở
dưới đây
Câu hỏi
Một số câu hỏi hữu ích bao gồm (có thể khác nhau theo nội dung

và phương pháp của vấn đề nêu ra):
1. Cộng đồng trong video/bài báo phải đối mặt với vấn đề gì?
2. Mơ tả cách thức họ nỗ lực giải quyết vấn đề
3. Bạn có thể đề xuất chiến lược khác mà họ có thể sử dụng để
giải quyết vấn đề không?
4. Kết quả của mỗi chiến lược họ áp dụng là gì?
5. Điều gì diễn ra nếu họ tiếp tục chỉ giải quyết hiện tượng của
vấn đề?
6. Bạn đã làm gì để có thể tạo ra sự thay đổi về mặt cơ cấu hoặc
hệ thống? Bạn có nghĩ những điều này quan trọng khơng?
Nếu có thì tại sao?

4

Trong những năm 60, Giám đốc nhà hát Augusto Boal ở Brazil đã đưa ra khái niệm nhà hát diễn
đàn để diễn tả cho người dân thường rằng họ có quyền lực và kỹ năng để tạo ra những thay đổi cần
thiết trên thế giới. Để có thêm thơng tin, xin truy cập:
/>
18


Vận động chính sách cho cơng cuộc phịng chống
HIV xuất phát từ cộng đồng
Bộ công cụ để đẩy mạnh ứng phó tại địa phương

1.2
Tìm hiểu về ứng phó với AIDS trong
nước

19



Vận động chính sách cho
cơng cuộc phịng chống
HIV xuất phát từ cộng
đồng

Tìm hiểu ứng về ứng phó với AIDS trong nước

Sự đa dạng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương được phản
ánh ở các cách mỗi quốc gia ứng phó khác nhau với HIV trong thời
gian
đại dịch. Mặc dù thường hạn chế về phạm vi, ngay từ ngày
Bộ công cụ để đẩy mạnh
đầu
của
dịch, các nỗ lực vận động, huy động cộng đồng và hỗ trợ
ứng phó tại địa phương
tự nguyện đã được thực hiện với người nhiễm và bị ảnh hưởng,
thường là các thành viên của gia đình, bạn bè và hàng xóm.

1.2

Những người này thường khơng nhận ra rằng họ đang vận động
cho bản thân và người thân của họ.

Trước khi tiến hành vận động, cần nhìn nhận về ứng phó tiêu biểu
ở mỗi quốc gia, thảo luận ứng phó đó bao gồm những gì và ai chịu
trách nhiệm gì. Hãy sử dụng những vấn đề rộng nêu ra dưới đây
2. Tìm hiểu ứng về ứng để đánh giá ứng phó:

phó với AIDS trong 1. Giám sát dịch: ai có nguy cơ nhiễm, tại sao, ai nhiễm và qua
đường nào, và các hành vi tác động đến dự phịng và chăm sóc
nước
2. Dự phịng: làm giảm lây truyền HIV, bao gồm tư vấn và xét
nghiệm tự nguyên, phân phát bao cao su và dầu bôi trơn, giáo
dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng
3. Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người sống với HIV: một lĩnh vực
cốt yếu và rộng, bao gồm tiếp cận chăm sóc sức khỏe, ARV,
điều trị và dự phịng phơi nhiễm các nhiễm trùng cơ hội, tư vấn,
chăm sóc tại nhà, tại cơ sở y tế và chăm sóc giai đoạn cuối
4. Nghiên cứu về HIV/AIDS và tác động của nó: hoạt động cần
thiết để có thơng tin cập nhật về tác động tích cực và tiêu cực
của điều trị thuốc, can thiệp thay đổi hành vi, những yếu tố văn
hoá và những vấn đề khác và những nhân tố này tác động thế
nào với người nhiễm và bị tác động bởi HIV
5. Quyền con người của những người sống với HIV: về cơ bản nó
liên quan đến tất cả các hoạt động được thực hiện để chống lại
tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử
6. Điều phối và lập kế hoạch của chính phủ: bao gồm lập kế
hoạch quốc gia phòng chống AIDS và những nỗ lực điều phối
và hỗ trợ tài chính dựa vào cộng đồng
7. Xây dựng chính sách: đưa tất cả những vấn đề nêu trên thành
“hệ thống” và là việc cần phải thực hiện thông qua các nguyên
tắc quản trị, quy tắc, quy định và luật pháp.

Hiểu biết về vận động

Ứng phó của mỗi quốc gia thường đa ngành; ở các cấp khác nhau
trong xã hội, từ cấp địa phương (ví dụ như nhóm bệnh nhân và
mạng lưới những người bị ảnh hưởng, tổ chức dựa vào cộng

đồng, bệnh viện và phòng khám, truowng học và doanh nghiệp đến
cấp quốc gia (như các tổ chức nhân quyền, các bộ, Uỷ ban quốc
gia phòng chống AIDS), cấp khu vực (ví dụ như APCASO) và cấp
tồn cầu (như Liên hợp quốc, Hiệp hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi
liềm đỏ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các trường đại học)5.
Bài tập: Vẽ biểu đố ứng phó ở khu vực bạn
Tờ phát tay số 1: Trước tiên biểu đồ ứng phó với HIV/AIDS có thể
được từng cá nhân điền vào, rồi sau đó thảo luận trong các nhóm.
Dựa theo APN+ và APCASO, Tiếng nói được coi trọng, Bộ công cụ GIPA; Tài liệu thúc đẩy sự tham
gia của những người sống với HIV. APN+ và APCASO, Kuala Lumpur, 2005.

5

20


Để bảng này đầy đủ và chính xác, bạn có thể thử nghiệm những
quan sát của mình với các tổ chức đang có khác trong khu vực.
Thơng tin này cần được cập nhật thường xuyên khi tìm hiểu được
Hiểu biết về vận động
một hoạt động mới hoặc dịch vụ mới. Đây cũng sẽ là cơ sở để bạn
2. Tìm hiểu ứng về ứng có thể xây dựng cơ sở dữ liệu chuyển tuyến, nếu như hiện tại bạn
phó với AIDS trong chưa có thơng tin này. Biểu đồ sẽ là cách kiểm tra tốt kiến thức của
bạn về những dịch vụ và hoạt động ở địa phương.
nước
Thông tin về chuyển tuyến là cơng cụ cần thiết bạn nên có. Ví dụ
những người sống với HIV vừa mới bị sa thải hoặc bị phân biệt đối
xử (ví dụ như ở trung tâm y tế), có thể gọi điện thoại cho bạn để
xin thông tin về quyền của bạn và cần giới thiệu đến các tổ chức
phi chính phủ phù hợp có thể giải quyết được những lo lắng của

họ. Quan trọng là những thơng tin này cần phải chính xác và cập
nhật thường xuyên
Hướng dẫn điền vào biểu đồ:
1. Điền vào biểu đồ bằng những kiến thức bạn có
2. Thử nêu tên các tổ chức tiến hành hoạt động này. Nếu bạn
khơng biết tên của tổ chức nhưng biết chắc có hoạt động này ở
khu vực, chỉ cần đánh dấu x vào ơ. Nếu đó là tổ chức chính
phủ thì nêu tên các bộ và/hoặc các sở nếu bạn biết
3. Sau khi bạn hoàn thành, hãy thảo luận kết quả với nhóm đã
làm xong bài tập (lưu ý: hướng dẫn viên có thể cần xem biểu
đồ và chuẩn bị câu trả lời trước. Cho dù đó là trường hợp nào,
cần chuẩn bị một biểu đồ lớn trên tường để ghi lại những câu
trả lời để mọi người dễ theo dõi)
4. Viết lại và lấy ý kiến của tổ chức bạn. Bạn có thể ngạc nhiên về
số lượng thơng tin mà các thành viên có.
5. Cuối cùng, làm rõ tất cả những thơng tin đưa ra ở chừng mực
có thể. Có thể phải liên hệ với mỗi bên để làm rõ những dịch vụ
và hoạt động hiện đang được triển khai thực hiện, tìm hiểu về
những thay đổi hoặc những hoạt động mới được thực hiện và
làm rõ thông tin liên hệ của các tổ chức (tên, số diện thoại, địa
chỉ thư điện tử), địa điểm và giờ làm việc, tất cả các thơng tin
này hữu ích cho hoạt động chuyển tuyến.

21


Tờ phát tay số 1: Biểu đồ ứng phó với HIV/AIDS

Chính
phủ


Mạng
lưới
những
người
sống với
HIV

Các tổ
chức
dựa vào
cộng
đồng/
Các tổ
chức phi
chính
phủ

Các tổ
chức phi
chính
phủ
quốc tế/
Các tổ
chức
LHQ

Bệnh
viện/
Phịng

khám

Trường
đại học

Khối tư
nhân

Khác

Giám sát
dịch
Dự phịng

Điều trị,
chăm sóc
và hỗ trợ
Nghiên
cứu về
HIV/AIDS
và tác
động của

Quyền
của
những
người
sống với
HIV
Điều phối/

lập kế
hoạch
của chính
phủ
Xây dựng
chính
sách

22


Vận động chính sách cho cơng cuộc phịng chống
HIV xuất phát từ cộng đồng
Bộ công cụ để đẩy mạnh ứng phó tại địa phương

1.3
Giới thiệu về vận động

23


Vận động chính sách cho
cơng cuộc phịng chống
HIV xuất phát từ cộng
đồng

Giới thiệu về vận động

Mục tiêu của hoạt động
 Tìm hiểu các hoạt động của các tổ chức để xác định trong số

đó đã có đang tiến hành đã có những hoạt động mang tính chất
Bộ cơng cụ để đẩy mạnh
vận động chưa.
ứng phó tại địa phương
 Có thể phân biệt đâu là vận động và đâu không phải là vận
động.
 Khám phá sự khác biệt giữa công tác vận động và các hình
thức can thiệp khác tại cộng đồng

1.3

Hiểu biết về vận động

Thời gian
Ý kiến của hướng dẫn viên/chuyên gia
Bài tập nhóm
Trao đổi trên nhóm lớn

10 phút
20 phút
30 phút

3. Giới thiệu về vận
động
Lưu ý với hướng dẫn viên
Có thể giải thích cho học viên như sau:
Tại sao chúng ta thực hiện tập huấn về vận động? Vận động cũng
giống như những việc khác chúng ta làm, và dễ làm chúng ta nghĩ
rằng vận động chỉ là cái tên mới cho rất nhiều việc mà tổ chức của
chúng ta đã làm. Nhưng sự thật kể cả những người đang làm vận

động cũng khơng biết là họ đang làm nó. Các tổ chức có thể thu lợi
to lớn từ việc công tác vận động vào công việc của tổ chức, họ cần
thiết phải hiểu rõ công tác vận động để nó có thể trở thành cơng cụ
hữu hiệu và giúp tổ chức theo đúng tiềm năng to lớn của nó.
Trong bài tập khởi động các bạn đã làm công tác vận động cũng
như một số hoạt động khác. Các bạn có thể khơng nhận ra đó
chính là vận động. Lý do gây khó khăn cho việc xác định đâu là
cơng tác vận động trong số các hoạt động của tổ chức? Câu trả lời
là vận động có thể dẫn tới một loạt các hoạt động khác.
Theo một khái niệm cơ bản nhất, vận động là một loạt các hoạt
động mà chúng ta dùng để tác động đến người khác. Họ thường là
những người có quyền thay đổi những luật pháp và chính sách có
thể có tác động thậm chí kiểm soát cả cuộc sống và chất lượng
cuộc sống của chúng ta.
Bài tập: Xác định các hoạt động vận động
Chia thành từng nhóm nhỏ theo tổ chức. Nếu trong trường hợp chỉ
có một mình, bạn có thể tham gia nhóm của tổ chức khác có hoạt
động trong lĩnh vực tương tự như tổ chức của bạn.
 Chọn một người trong nhóm đứng ra trình bày
 Đầu tiên, ghi tên của tổ chức của bạn lên phía trên của tờ giấy.
 Hãy sử dụng 30 phút để liệt kê tất cả các hoạt động do tổ chức
của bạn thực hiện trong vòng một năm trở lại đây trên một tờ
giấy khác.
 Trong nhóm, hãy nhóm tất cả các hoạt động giống nhau thành
các nhóm. Xác định các hoạt động vận động mà tổ chức của
bạn đã làm trong năm qua. Hãy ghi nó ra.
Lưu ý với hướng dẫn viên: Hướng dẫn viên đưa ra nhận xét là
liệu các hoạt động được báo cáo có thực sự là vận động hay
24



Hiểu biết về vận động

không, hay chỉ là một số hoạt động mà các tổ chức phi chính phủ
hay làm thường bị nhầm lẫn là vận động, ví dụ như kết nối mạng
lưới hay huy động cộng đồng. Ngược lại, cũng có những hoạt động
trên thực tế chính là vận động nhưng lại bị nhầm lẫn với một số
hoạt động khác, ví dụ như tập huấn hay đào tạo.

3. Giới thiệu về vận Xem Tờ phát tay số 2 ở cuối của chương này.
động
Một cách khác đề nhìn nhận cơng tác vận động mà chúng ta
làm:
Có 3 hình thức vận động khác nhau mà chúng ta có thể làm hàng
ngày:
 Vận động chính sách: tác động trực tiếp đến chính sách và
những quy định
 Vận động xã hội: tác động đến hành động, quan điểm, và thực
hành của công chúng nhằm gây tác động đến các nhóm hoặc
thể chế có quyền tác động để thay đổi chính sách.
 Vận động cộng đồng: tác động đến các nhóm và thể chế có
quyền gây ảnh hưởng để thay đổi chính sách bằng cách làm
việc với những cộng đồng bị ảnh hưởng để có thể tác động vào
hành vi và thực hành của họ.
Tuy nhiên, mỗi loại vận động lại có sự chồng lấn lên nhau, và có
thể tác động lẫn nhau.
Hình 2: Các hình thức vận động, trùng lặp và ảnh hưởng

25



×