Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Xây dựng ý thức công dân cho học sinh Trung học phổ thông trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.31 KB, 108 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN</b>


---



<b>NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN </b>



<b>XÂY DỰNG Ý THỨC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH </b>



<b>TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ NƯỚC </b>


<b>PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY </b>



<b>(Nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh) </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN</b>


---



<b>NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN </b>



<b>XÂY DỰNG Ý THỨC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH </b>



<b>TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ NƯỚC </b>


<b>PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY </b>



<b>(Nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh) </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



<b>Chuyên ngành: Chính trị học </b>



<b>Mã số: 60 31 02 01</b>



<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

i


<b>LỜI CAM ĐOAN</b>



<i>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi, </i>



<i>được thực hiện dưới sự hướng dẫn của </i>

<i><b>PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn. </b></i>

<i>Các số </i>



<i>liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu cuản luận </i>


<i>văn khơng trùng với các cơng trình khác </i>



<b>Tác giả luận văn </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ii


<b>LỜI CẢM ƠN </b>



Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo


trong khoa Chính trị học cùng tất cả các thầy cơ giáo đã tận tình giảng dạy


trong lớp Cao học Chính trị học khóa 2012, những người đã truyền đạt cho tơi


những kiến thức hữu ích về các vấn đề chính trị- xã hội làm cơ sở cho tôi thực


hiện tốt luận văn này.



Tôi xin chân thành cảm ơn

<i><b>PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn</b></i>

đã tận tình



hướng dẫn cho tơi trong thời gian qua giúp tôi thực hiện tốt và hồn thành


luận văn.



Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến BGH, các đồng nghiệp trường THPT


Thành Sen đã tạo điều kiện, động viên tôi trong thời gian học tập. Và xin cảm


ơn Sở giáo dục đào tạo giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu, Xin được


cảm ơn các em học sinh yêu quý đã giúp đỡ, cộng tác cùng tôi trong quá trình


điều tra khảo sát làm đề tài.



Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo điều


kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn.



Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều


nên luận văn cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của


Thầy/Cơ và các bạn đồng nghiệp.



Tôi xin chân thành cảm ơn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

iii

<b>MỤC LỤC </b>



<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>



<b>CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG Ý THỨC </b>


<b>CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT TRONG ĐIỀU KIỆN </b>


<b>NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ... 8 </b>



<b>1.1. Xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ... 8</b>



<i><b> 1.1.1. Khái niệm ý thức công dân ... 8 </b></i>




<i><b> 1.1.2. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng ý thức công dân ... 12</b></i>



<b>1.2. Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay ... 16</b>



<i><b> 1.2.1. Bản chất và đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa </b></i>


<i><b>Việt Nam ... 16</b></i>



<i><b> 1.2.2. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam </b></i>


<i><b>trong việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ... 20 </b></i>



<b>1.3. Sự cần thiết và các hình thức xây dựng ý thức công dân cho học sinh ... 25</b>


<i><b> 1.3.1. Sự cần thiết phải xây dựng ý thức cơng dân ... 25</b></i>


<i><b> 1.3.2. Các hình thức xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ... 28</b></i>


<b>1.4. Nội dung xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ... 32</b>



<i><b> 1.4.1. Xây dựng ý thức chính trị - tư tưởng ... 32</b></i>



<i><b> 1.4.2. Xây dựng ý thức đạo đức ... 39</b></i>



<i><b> 1.4.3. Xây dựng ý thức pháp luật ... 47</b></i>



<b>CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG Ý THỨC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH </b>


<b>THPT Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ... 56</b>



<b>2.1. Thực trạng xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ở </b>


<b>thành phố Hà Tĩnh ... 56</b>




<i><b> 2.1.1. Giáo dục ở thành phố Hà Tĩnh và thái độ của giáo viên đối với </b></i>


<i><b>việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ... 56 </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

iv


<b>2.2. Nguyên nhân của thực trạng ... 69</b>



<i><b> 2.2.1. Nguyên nhân của mặt tích cực ... 69</b></i>


<i><b> 2.2.2. Nguyên nhân của mặt hạn chế ... 70</b></i>



<b>2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng ý thức công dân </b>


<b>cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay ... 74</b>



<i><b> 2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của việc xây dựng ý thức công dân </b></i>


<i><b>trong nhà trường THPT hiện nay ... 74 </b></i>


<i><b> 2.3.2. Nâng cao vai trị, vị trí và chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD ở </b></i>


<i><b>trường THPT ... 76</b></i>


<i><b> 2.3.3. Đổi mới nội dung và phương pháp xây dựng ý thức công dân cho </b></i>


<i><b>học sinh ... 78 </b></i>


<i><b> 2.3.4. Xây dựng ý thức công dân cho học sinh phải có sự phối hợp chặt </b></i>


<i><b>chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội ... 84</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

v


<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>



<b>THPT:</b>

<i>Trung học phổ thông </i>


<b>GDCD:</b>

<i>Giáo dục công dân</i>


<b>GD-ĐT: </b>

<i>Giáo dục đào tạo. </i>




<b>NXB</b>

<i><b>:</b></i>

<i> Nhà xuất bản </i>



<b>XHCN:</b>

<i>Xã hội chủ nghĩa </i>


<b>CNXH:</b>

<i>Chủ nghĩa xã hội</i>



<b>HCV:</b>

<i> </i>

<i>Huy chương vàng </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

1


<b>MỞ ĐẦU </b>


<b> 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
đang đặt ra những yêu cầu to lớn về việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
nhân dân, nhất là của những người trẻ tuổi. Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh
phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…” [33, Điều
27]. Đó cũng là đích đến của nền giáo dục Việt Nam, đòi hỏi nền giáo dục này
không chỉ chú trọng cung cấp tri thức cho người học, mà còn xây dựng từ họ những
cá nhân phát triển toàn diện, kết hợp trong con người cả “Tài” và “Đức”. Đối với
lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay thì “tài” chính là tri thức, kiến thức, kỹ
năng học tập, kỹ năng làm việc và “đức” là đạo đức, là ý thức công dân, là nhân
cách làm người. Đây là hai yếu tố luôn song hành, gắn chặt với nhau tạo nên con
người hoàn thiện.


Để thực hiện được mục tiêu trên, dẫu ở bất cứ thời đại nào việc xây dựng ý thức


công dân cho thế hệ trẻ cũng là vấn đề trung tâm hàng đầu. Bởi các em chính là chủ
nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất
nước sau này. Nếu khơng có ý thức chắc chắn các em sẽ khơng thực hiện tốt trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

2


đoan như cướp của, giết người chỉ vì vài đồng tiền, một lời xúc phạm, một lời thách
đố. Đây là độ tuổi đã biết tiêu tiền và bắt đầu biết kiếm tiền ở những hoàn cảnh khác
nhau, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn vào các băng nhóm vì đồng tiền. Khi thì nhân ái cao
thượng, có khi lại yêng hùng bất chấp tất cả, chưa thành người lớn nhưng không
muốn người lớn coi mình là trẻ con và sẵn sàng phản ứng và làm trái lời dạy bảo
của người lớn.


Độ tuổi này là thời kỳ phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng
quan trọng trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách và trí tuệ của mỗi cá
nhân. Vì vậy vấn đề xây dựng ý thức cơng dân càng trở nên khó khăn và cấp thiết,
địi hỏi phải có cách nhìn tồn diện biện chứng mối quan hệ giữa dạy chữ và dạy
người; giữa gia đình, nhà trường và xã hội; giữa các lực lượng giáo dục trong nhà
trường trong mối quan hệ với luật pháp của xã hội và sự tác động của các thiết chế
nhà nước pháp quyền.


Trong quá trình giáo dục cho lứa tuổi học sinh THPT, trong tổng hòa các mối
quan hệ nêu trên, việc xây dựng ý thức công dân là một nội dung quan trọng mang
tính đột phá khơng thể tách rời khỏi hệ thống những chuẩn mực đạo đức, hệ thống
chương trình, sách giáo khoa, hệ thống giáo viên dạy dỗ các em từ tuổi mẫu giáo
đến hết phổ thông trung học. Đây là một chuỗi liên hồn có tính khách quan trong
hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục. Giáo dục ý thức trách nhiệm của con
người nói chung và xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh THPT nói riêng là công
việc mang giá trị nhân văn rất to lớn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

3


Vậy tại sao lại có hiện tượng đó xảy ra? Nguyên nhân của những vấn nạn trên có
cả khách quan và chủ quan. Trước hết là do sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị
trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức thế hệ trẻ. Bên cạnh đó cơng tác giáo
dục ý thức đạo đức, trách nhiệm của các nhà trường chưa đạt hiệu quả như mong
đợi, thậm chí có trường cịn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây
dựng ý thức công dân cho học sinh.


Xuất phát từ những vấn đề trên, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn
học giáo dục công dân tôi rất trăn trở. Chính vì vậy nên tơi đã mạnh dạn chọn vấn


đề <i><b>Xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp </b></i>


<i><b>quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh) </b></i>


làm đề tài luận văn thạc sĩ chính trị học của mình.


<b> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>


Ngược dòng lịch sử từ trước đến nay nghiên cứu về vấn đề xây dựng ý thức
công dân cho học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay đã nhận được sự quan tâm của một số tác giả ở các góc độ
khác nhau. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tổng thể đầy đủ,
trọn vẹn các vấn đề về xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT trong điều
kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mà mới chỉ đi sâu nghiên
cứu từng phần, từng góc độ nội dung riêng lẽ, cụ thể như: Trong chương trình sách
giáo khoa môn GDCD bậc THPT của bộ giáo dục ban hành đã triển khai đều cả 3
khối ở từng phần và từng bài với nội dung cụ thể: Khối 10 đi sâu nghiên cứu giáo


dục ý thức đạo đức, khối 11 nghiên cứu giáo dục tư tưởng chính trị, khối 12 nghiên
cứu giáo dục ý thức pháp luật. Sau Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã có một vài cơng trình nghiên cứu như <i>Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng chính </i>


<i>trị, đạo đức và lối sống cho học sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân </i>do Phạm Tất


Dong làm chủ nhiệm. Đề tài đã cung cấp thêm những nội dung mới về giáo dục đạo
đức, chính trị tư tưởng trong các trường từ tiểu học đến đại học những năm đầu thập
kỷ 90. Bên cạnh đó trên trang web của sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre đã có bài viết <i>Tăng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

4


vấn đề là, hiện nay những biểu hiện về suy thoái đạo đức cũng như tình trạng vi
phạm pháp luật trong học sinh đã gióng lên hồi chng báo động đối với gia đình,
nhà trường, xã hội.


Phạm Khắc Chương (1995), <i>Một số vấn đề giáo dục đạo đức và giảng dạy đạo </i>


<i>đức ở trường THPT, </i>Vụ giáo viên xuất bản. Huỳnh Khái Vinh (2001), <i>Một số vấn </i>


<i>đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hơi</i>, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặc


biệt gần đây trước tình trạng báo động về sự suy thoái đạo đức của học sinh, sinh
viên hội khoa học Tâm lý - Giáo dục đã tổ chức một hội thảo khoa học với chủ đề


<i>Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp</i>. Hội thảo


đã thu hút được nhiều nhà giáo dục, nhà khoa học tham gia với hàng trăm báo cáo.
Tất cả đều xoay quanh vấn đề làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh
viên có hiệu quả.



Đối với vấn đề xây dựng ý thực pháp luật cho học sinh trong thời gian qua đã được
nhiều tác giả quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như ở cấp Bộ, cấp Nhà nước có
đề tài <i>Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi </i>
<i>mới</i> của Bộ tư pháp năm 1995, đề tài <i>Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật</i> của
Đào Trí Úc (Chương trình khoa học cơng nghệ cấp nhà nước KX- 07).


Bên cạnh đó có các luận án tiến sĩ, luận văn như <i>Những đặc điểm của quá trình </i>


<i>hình thành ý thức pháp luật ở Việt nam hiện nay</i> của Đào Duy Tấn (2001). Luận


văn thạc sĩ triết học của Lê Thị Tuyết Thu (2011),<i>Giáo dục ý thức pháp luật cho </i>


<i>học sinh phổ thông ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hiện nay</i>, trường Đại học Sư


phạm Hà Nội. Nói về thực trạng giáo dục ý thức pháp luật cho công dân đã có bài
viết chia sẽ trên trang web


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

5


Đảng khóa IX ngày 18/3/2002 về <i>Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng lý luận </i>


<i>trong tình hình mới</i>. Trên tờ báo Thái Ngun có bài viết trao đổi xung quanh <i>Nhóm </i>


<i>giải pháp về cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng</i>.


Bộ giáo dục và Đào tạo cũng có Chỉ thị số 2516 /CT – BGD&ĐT ngày 18/5/2007


về <i>Thực hiện cuộc vấn động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí </i>



<i>Minh” trong ngành giáo dục</i>. Tiếp đến ngày 27/10/2009 Bộ giáo dục và đạo tạo đã


đưa ra Chỉ thị số 7823 /CT – BGD&ĐT, xác định thực hiện cuộc vận động <i>Mỗi thầy </i>


<i>cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo</i>. Bộ coi đây là một trong


những nhiệm vụ trọng tâm, có tính pháp lý của ngành và đưa thành một trong
những tiêu chí thi đua để nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vì muốn việc xây dựng ý thức cơng
dân cho học sinh trong nhà nhà trường có hiệu quả thì mỗi giáo viên phải là một
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.


Bên cạnh đó, vấn đề thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn
GDCD cũng được nhiều tác giả quan tâm bằng những sáng kiến kinh nghiệm, bài
báo như trên trang web của tỉnh Vĩnh Phúc có bài báo <i>Thực trạng việc dạy - học </i>


<i>môn giáo dục công dân một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc</i>, hoặc


Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà
Nẵng năm 2012 đã nghiên cứu vấn đề <i>Hứng thú học tập môn GDCD của học sinh </i>


<i>trường THPT Phạm Thứ, thành phố Đà Nẵng</i>, và còn nhiều các cơng trình nghiên


cứu khác nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

6


còn mờ nhạt, chưa xác định rõ được vai trò trách nhiệm của bản thân cho nên những
hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật và chính trị tư tưởng trong học sinh ngày càng


nhiều, nhất là học sinh bậc THPT. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề xây dựng ý thức
công dân cho học sinh bậc THPT là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc đối với thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung nhằm
góp phần nâng cao ý thức công dân cho những chủ nhân trương lai của đất nước
trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.


<b> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>


<i>* Mục </i>đích: Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn của


việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn khảo sát thực trạng ở thành phố Hà
Tĩnh những năm gần đây, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức công
dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay.


<i>* Nhiệm vụ </i>


<b>- </b>Làm rõ khái niệm, vị trí, vai trị của việc xây dựng ý thức công dân cho


học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay.


- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng xây dựng ý thức công dân cho học sinh
THPT ở thành phố Hà Tĩnh, làm rõ những nguyên nhân của hạn chế;


- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng ý thức công dân cho học
sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.


<b> 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>



* <i>Đối tượng</i>: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng ý thức công


dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh trong điều kiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.


* <i>Phạm vi</i>: Xây dựng ý thức công dân cho lứa tuổi học sinh THPT trên địa


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

7


<b> 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu </b>


* <i>Cơ sở lý luận</i>: Luận văn dựa trên quan điểm triết học và chính trị học Mác


- Lênin, phần quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, nhất là đối với thế hệ
trẻ để làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng ý thức công dân
cho học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay.


* <i>Phương pháp nghiên cứu</i>: Luận văn sử dụng phương luận duy vật biện


chứng và duy vật lích sử, với các phương pháp thống nhất lịch sử - logic, so sánh,
phân tích - tổng hợp, phỏng vấn và điều tra xã hội học.


<b>6. Đóng góp của luận văn </b>


- Luận văn góp thêm tiếng nói lý luận cho sự cần thiết phải tăng cường xây
dựng ý thức công dân cho học sinh ở bậc học phổ thông trung học trong điều kiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.



- Làm rõ hơn những nội dung cơ bản của việc xây dựng ý thức công dân cho
học sinh THPT.


<b> 7. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
02 chương, 7 tiết. <b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

8


<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG Ý THỨC CÔNG DÂN CHO </b>
<b>HỌC SINH THPT TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN </b>


<b>XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>


<b>1.1. Xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT </b>


<i><b>1.1.1. Khái niệm ý thức công dân </b></i>


Một cách chung nhất, chúng tôi hiểu<i> ý thức</i> là toàn bộ những quan điểm, quan
niệm của con người về thế giới và các mối quan hệ của con người trong thế giới. Ý
thức là hình ảnh chủ quan của thể giới khách quan, là sự phản ánh thế giới khách
quan vào đầu óc con người...


Cịn <i>cơng dân,</i> theo<i> từ điển tiếng Việt</i>, “là người dân có quyền lợi và nghĩa vụ của


một nước” [43, tr. 455]. <i>Theo Từ điển luật học,</i> công dân là “người dân của một


nước dân chủ, có chủ quyền, Nhà nước xác định một người cụ thể là công dân là
xác định sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người đó đối với nhà nước” [44, tr. 107].
Công dân Việt Nam là “người dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt
Nam. Người có quốc tịch việt Nam là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” [45, tr.107]. Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013, quy định rõ: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, cơng dân là người được pháp luật
của một nước xác định là thành viên của chính nước đó và họ được nhà nước của
mình bảo hộ cả khi ở trong nước, lẫn ở nước ngồi, đồng thời cơng dân phải thực
hiện một số nghĩa vụ đối với nhà nước.


<i> Ý thức công dân</i> là khái niệm phản ánh trình độ nhận thức của cơng dân về quyền


lợi và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội, đất nước, nó được biểu
hiện trong nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi con người cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

9
* Ý thức cơng dân có <i>một số đặc điểm</i> sau:


<i> Thứ nhất: Ý thức công dân luôn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội. </i>Ý thức công


dân do tồn tại xã hội quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức công dân cũng
thay đổi theo. Nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội theo quan điểm của
triết học Mác chứng minh rằng: Ý thức xã hội của một cộng đồng xã hội không phải
là cái cố hữu bất biến của con người, của xã hội mà nó chỉ là sự phản ánh của tồn tại
xã hội hiện thực. Do đó, một khi tồn tại xã hội thay đổi thì nhất định sẽ dẫn đến sự
thay đổi của ý thức xã hội. Sự thay đổi đó có thể diễn ra nhanh hay chậm, nhưng nó
cũng sẽ phải thay đổi. Đây là một nguyên lý khách quan trong sự vận động và phát
triển của xã hội.



Từ nguyên lý trên chúng ta thấy ý thức công dân cũng chịu sự quy định chung đó,
sự lạc hậu của ý thức công dân so với đời sống thực tiễn của pháp luật do nguyên
nhân sau: Sự vận động của xã hội luôn diễn ra thông qua hoạt động thực tiễn của
con người, hoạt động đó hết sức phức tạp, phong phú, đa dạng và ln có sự thay
đổi, nhiều khi với tốc độ nhanh mà ý thức công dân không thể phản ánh kịp và trở
nên lạc hậu.


<i> Thứ hai: Ý thức cơng dân có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội. </i>Ý thức


công dân thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, nhiều khi tồn tại xã hội cũ mất đi
nhưng ý thức cũ trong mỗi người vẫn còn tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài,
nhất là những ý thức công dân lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng.
Đặc trưng này được thể hiện rõ nét trong văn hóa làng xã Việt Nam đó là “Phép vua
thua lệ làng”, “Một bồ cái lý khơng bằng một tý cái tình”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

10


<i> Thứ ba: Ý thức công dân là một hiện tượng mang tính chính trị - giai cấp. </i>Như đã


biết, ý thức công dân luôn mang tính giai cấp và gắn liền với thể chế chính trị của
nhà nước, trong tư tưởng, quan điểm của mỗi cá nhân có sự ý thức thức về lợi ích
giai cấp, dân tộc, quốc gia để bảo vệ chúng. Trong mỗi quốc gia có thể tồn tại nhiều
hệ ý thức khác nhau, song chỉ có ý thức của lực lượng thống trị xã hội là có điều
kiện được phổ biến rộng rãi. Do đó, tính chính trị - giai cấp của một nhà nước đồng
thời cũng quy định ln tính chính trị - giai cấp của ý thức công dân.


* <i>Kết cấu của ý thức công dân:</i> Có thể xem ý thức công dân là điều kiện quan


trọng, là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện cá


nhân, là cơ sở hình thành nét văn hóa xã hội. Kết cấu của ý thức xã hội qua lăng
kính từng cá nhân là cách thức liên hệ, tổ chức bên trong của tình cảm, ý chí, quan
điểm của mỗi cá nhân. Nói chung, đó là hiện tượng xã hội phức tạp, theo các lát cắt
khác nhau ý thức công dân được cấu thành từ những yếu tố khác nhau. Mỗi cách
phân chia đều có ý nghĩa nhất định trong việc tìm hiểu bản chất, đặc điểm và vai trị
của ý thức cơng dân. Xuất phát từ yêu cầu của luận văn chúng tôi đã tiếp cận kết
cấu ý thức công dân ở hai cấp độ: Hệ tư tưởng công dân và tâm lý công dân.


<i> Hệ tư tưởng công dân:</i> Được hình thành trong quá trình nhận thức về mặt lý luận


những lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội, những nhiệm vụ, mục đích của q trình điều
chỉnh ý thức công dân. Hệ tư tưởng công dân là kết quả phản ánh những điều kiện
sinh hoạt vật chất, những quan hệ và cuộc đấu tranh giữa các lực lượng trong xã
hội. Hệ tư tưởng công dân là tổng hợp các tư tưởng quan điểm, quan niệm có tính
chất lý luận và khoa học của ý thức công dân.


Nội dung của hệ tư tưởng công dân chủ yếu là những tri thức về vai trò, trách
nhiệm, quyền và nghĩa vụ của công dân trong cuộc sống mà đặc biệt là trong điều
kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

11


tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, đây chính
là nhân tố quyết định của bản chất cơng nhân và tính nhân dân của ý thức công dân.


<i> Tâm lý cơng dân</i>: là tổng thể những tình cảm, thái độ của con người về quyền lợi


và nghĩa vụ của mình trong đời sống hàng ngày, thường gắn với lợi ích cụ thể của
mỗi người, chưa được khái quát hoá, mà mới chỉ thể hiện ở cấp độ nhận thức kinh
nghiệm cảm tính của từng cá nhân.



Là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm của công dân trước
những vấn đề cụ thể. Tâm lý cơng dân được hình thành ở từng cá nhân, từng nhóm
người, từng giai cấp hoặc cả xã hội và nó có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức cơng dân.
Tâm lý công dân là một hiện tượng tương đối bền vững, nó hình thành và biến đổi
chậm cùng với truyền thống và thói quen của con người. Với tính chất của nền kinh
tế nước ta cho thấy, hiện nay ý thức công dân của nhiều dân cư cịn thấp, trong đó
vẫn cịn tồn tại một bộ phận dân cư chưa có thói quen sống theo pháp luật hay các
chuẩn mực đạo đức, mà coi đó như một sự trói buộc thường tìm cách trốn tránh,
khơng tn thủ. Nhìn lại lịch sử Việt Nam cho thấy, thái độ đi ngược với chủ trương
của Đảng, pháp luật của nhà nước và các chuẩn mực đạo đức đã hình thành và phát
triển từ rất lâu, nó có những nguồn gốc căn bản của nó. Do vậy việc tác động để
hình thành những tình cảm, tâm lý đúng đắn của cơng dân có ý nghĩa rất lớn trong
việc phịng ngừa những hành vi sai trái xâm phạm đến quyền lợi và đi ngược với
trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của bản thân và người khác.


Trong những trạng thái của tâm lý cơng dân thì tình cảm cơng dân là yếu tố
năng động. Nếu chủ thể nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của
mình thì sẽ nghiêm túc thực thiện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp. Nếu nhận thức ngược lại sẽ nảy sinh những tình cảm tiêu cực dẫn đến
những bất ổn trong xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

12


Việc tiếp thu kế thừa truyền thống thói quen trong mọi lĩnh vực địi hỏi phải có sự
cân nhắc cẩn thận. Bởi vì truyền thống thói quen có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.
Chẳng hạn, do điều kiện lịch sử đất nước ta nhìn chung chưa có thói quen sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật hay tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo
những chuẩn mực chung của xã hội, do vậy trong quá trình xây dựng ý thức công
dân chúng ta phải khắc phục vấn đề này.



<i><b>1.1.2. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng ý thức công dân </b></i>


<i> - Mơi trường gia đình</i>: Mơi trường gia đình bao gồm các giá trị văn hóa mà cộng


đồng gia đình góp sức tạo lập, xây dựng, gìn giữ và phát triển tạo nên không gian
sống riêng để tiếp nhận hoặc từ chối các tác động của xã hội. Môi trường văn hóa
gia đình có tính ổn định cao và khá bền vững do nhiều nội dung của nó được kế
thừa từ truyền thống. Mơi trường gia đình góp phần rất lớn trong việc hình thành
nhân cách và sự tự nhận thức của các thành viên.


Trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam đang chuyển động theo cơ
chế thị trường và hội nhập quốc tế, mặt tích cực phù hợp với quy luật khách quan là
rất đáng kể, nhưng mặt trái của nó cũng rất đa dạng, phong phú và có khi khá nặng
nề trong quan hệ gia đình giữa các thế hệ trước với con cháu. Sự thay đổi theo
hướng được cải thiện về mức sống và thu nhập, do cạnh tranh trên thương trường
quá căng thẳng có khi cũng tạo khoảng cách giữa cha mẹ và con cái dẫn đến nhiều
trường hợp cha mẹ chiều con quá mức, biến con “thành bố, thành mẹ”, tốn rất nhiều
tiền chạy trường, chạy lớp, chạy điểm cho con khiến cho ý thức trách nhiệm, tự lực
trong các con mờ dần, nhường chỗ cho tính ỷ lại, thậm chí là ích kỷ cực đoan nảy
nở ở các em. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng những việc họ làm cho con là sự thể hiện ý
thức trách nhiệm của mình, mà khơng nghĩ đến các biện pháp xây dựng, hình thành
ý thức cơng dân cho con cái mình…


<i> - Mơi trường học đường</i>: Thực trạng môi trường học đường tác động đến học sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

13


công dân cho học sinh. Nó là một nhân tố mạnh mẽ tạo nên nhân phẩm, đạo đức của
trẻ. Ngồi gia đình, xã hội - nhà trường có tác động mạnh đến hướng đi, thắp sáng


tương lai cho trẻ khi bước vào đời.


Môi trường nhà trường là yếu tố có tính quyết định trong việc hình thành nhân
sinh quan, thế giới quan, nhân cách, đạo đức cho học sinh THPT. Không ai có thể
thay thế nhà trường trong việc hình thành năng lực, rèn luyện phương pháp tư duy
của học sinh, trong việc giúp các em tích lũy tri thức, hình thành các phẩm chất,
nhân cách làm người. Việc giáo dục, hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho
học sinh THPT là sự thống nhất hữu cơ giữa dạy chữ và dạy người. Khơng thể
khốn cho bộ mơn giáo dục công dân và chủ nhiệm lớp, rồi đến các đồn thể. Giáo
dục đạo đức và hình thành nhân cách đòi hỏi hệ thống biện pháp đồng bộ từ truyền
thụ kiến thức bộ môn đến các hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục trong nhà
trường.


<i> - Môi trường xã hội</i>: Môi trường xã hội bao gồm sự tác động thường xuyên, hàng


ngày của các hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội vào nhận thức, hiểu biết của học
sinh. Sự tác động của mơi trường xã hội góp phần điều chỉnh thế giới quan, nhân
sinh quan của học sinh theo các chiều hướng khác nhau, đa dạng và khá phức tạp,
có khi các em rất khó phân biệt được thật và giả, tốt và xấu, hiện tượng và bản chất.
Mơi trường xã hội chính là thuốc thử hàng đầu thử thách trí tuệ, nhân cách, phẩm
giá con người đối với học sinh THPT.


Hiện nay trong xã hội còn nhiều tệ nạn (cướp giật, ma tuý…), ý thức của con
người chưa cao, thiếu hiểu biết (vứt rác, phóng uế, mê tín…). Một số cán bộ, cơng
chức thiếu gương mẫu, hạch sách dân, tham ô, nhận hối lộ. Một số gia đình có con
em đang trong độ tuổi đi học, mà cha mẹ làm ăn bất chính, đã ảnh hưởng đến lối
sống của các em. Một số người đã lợi dụng phương tiện thông tin truyền bá những
văn hoá phầm xấu, những bài viết, hình ảnh có nội dung lệch lạc… nhằm kích thích
sự tị mị của học sinh làm ảnh hưởng xấu đến việc học tập của các em.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

14


triển, đang tiến vào nhóm nước có thu nhập trung bình trên thế giới, nhưng khơng
cẩn thận thì rất dễ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình”. Kinh tế thị trường đã phát
triển vượt bậc do thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Tất nhiên, đi sau sự phát
triển sâu rộng của kinh tế thị trường, cơ cấu dân cư theo tiêu chí thu nhập cũng thay
đổi mạnh mẽ. Một bộ phận giàu lên nhanh chóng, trong đó có khơng ít người giàu
lên do làm ăn bất chính. Sự biến đổi của xã hội về kinh tế kéo theo sự thay đổi lớn
của xã hội cả theo chiều tích cực, lẫn tiêu cực, phụ thuộc vào sự cạnh tranh, hay bị
chi phối bởi những lợi ích khác nhau đến mức đối lập nhau. Về mặt văn hóa xã hội,
đã hình thành một số tư tuởng, lối sống xấu như làm giàu bằng bất cứ giá nào,
hưởng thụ bất kể cống hiến khơng có gì và bất chấp luân lý đạo đức miễn thỏa mãn
các nhu cầu thấp kém. Hiện tượng xã hội đen lũng đoạn một bộ phận cán bộ của
Đảng và Nhà nước chưa giảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đang thách thức
những phẩm chất, giá trị đạo đức và nhân văn của dân tộc trong học sinh.


Hiện nay, một bộ phận học sinh chịu sự tác động từ những mặt tiêu cực của xã
hội, đánh mất ý thức công dân, thiếu ý thức đạo đức kỷ luật, vi phạm pháp luật khi
mới 15, 16 tuổi, có học sinh cịn có hành động côn đồ như đuổi đánh, xúc phạm
thầy cơ giáo. Nói tục chửi thề khá phổ biến,… tham gia đua xe và các tệ nạn xã hội,
tóc được nhuộm đủ màu, móng tay sơn đủ kiểu, mang mặc nhiều loại mốt với các
hình thù quái dị cả những lúc ở nhà, ra đường khơng cịn sự vơ tư hồn nhiên của
tuổi học trị.


<i> - Sự tiếp nhận tác động từ ba môi trường của chủ thể</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

15


sự đồng tâm hiệp sức của tập thể. Tất cả đều phải hy sinh và chịu trách nhiệm vì
việc chung. Từ đó tầm hiểu biết xã hội của các em được mở rộng, kinh nghiệm sống


thành phong phú hơn, ý thức xã hội được nâng cao, tinh thần trách nhiệm được hình
thành và củng cố.


Trong sự tiếp nhận tác động ảnh hưởng của ba mơi trường gia đình, nhà trường,
xã hội, học sinh THPT khơng có sự tiếp nhận theo lối bình qn, dàn hàng ngang
mà theo lối vịng trịn xốy trơn ốc. Những phẩm chất mang tính thơng thường đại
chúng được hầu hết các em tiếp thu, những vấn đề đòi hỏi nâng tầm tư duy và hiểu
biết sẽ giảm dần để đi tới tận cùng là những em rất xuất sắc. Ý thức công dân cao
hay thấp phụ thuộc vào qúa trình tiếp nhận này. Ở đây chính là sự kết hợp giữa năng
khiếu “tự giáo dục” với quá trình dạy chữ và dạy người của nhà trường, bề dày văn
hóa của gia đình và môi trường tạo sức phát triển cho lớp trẻ của xã hội.


Phân tích trên cho thấy, lứa tuổi học sinh THPT chưa hẳn là người lớn nhưng
khơng cịn là trẻ con, Bộ luật tố tụng hình sự dành hẳn 1 chương về lứa tuổi này như
lứa tuổi của người vị thành niên. Công ước quốc tế về trẻ em và quyền của trẻ em là
công ước của lứa tuổi chưa thành niên và vị thành niên. Các em chịu sự thay đổi
mạnh về thể chất lẫn tâm lí tư duy, suy nghĩ, đang trên đường đi tới những cấu tạo
mới về chất trên tất cả mọi mặt. Sự biến đổi của tự ý thức, của kiểu quan hệ với
người lớn và bạn cùng tuổi, của hoạt động học tập và sinh hoạt đã làm xuất hiện
những yếu tố mới của sự trưởng thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

16


<b>1.2. Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay</b>


<i><b>1.2.1. Bản chất và đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam </b></i>


<i> Pháp quyền </i>là hình thức điều tiết hành vi của con người, là tổng thể những chuẩn


mực hành vi do nhà nước đặt ra nhằm duy trì trật tự kinh tế, chính trị, xã hội và


những trật tự khác cần có trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp thống trị được nâng
lên thành luật. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ khơng có pháp quyền. Khi xã hội
phân chia thành giai cấp, những lợi ích đối lập nhau xuất hiện, tập quán, truyền
thống, uy tín khơng thể điều tiết được hành vi của con người, mà chỉ có pháp quyền.
Xã hội có giai cấp khơng thể tồn tại, nếu khơng thể chế hố bằng pháp quyền các
mối quan hệ sở hữu, gia đình, hơn nhân và các quan hệ khác. Thơng qua pháp
quyền được trình bày dưới hình thức luật, nhà nước thực hiện chức năng lập pháp.


<i> Nhà nước pháp quyền</i> là nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp


luật. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của tất cả công dân
đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật [4, tr. 76].


<i> Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam</i> là nhà nước của nhân dân, do


nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng
cộng sản Việt Nam lãnh đạo [4, tr. 76].


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

17


hoạt động của nhà nước, nhằm từng bước thực hiện ý chí và nguyện vọng của nhân
dân, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Lợi
ích cơ bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc ở nước ta
thống nhất chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất ấy bắt nguồn từ bản chất của cách
mạng XHCN do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vì vậy, nhà nước ta mang bản chất
giai cấp cơng nhân, đồng thời cũng có tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc.


Bản chất giai cấp cơng nhân, tính dân tộc và tính nhân dân hoà quyện vào nhau,
được quán triệt, cụ thể hoá, thể chế hoá trên mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, mọi hoạt
động của nhà nước. Và cũng chỉ có nhà nước mang bản chất giai cấp cơng nhân do


Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo mới đại biểu cho lợi ích chung của nhân dân
lao động, của dân tộc. Tính nhân dân thể hiện ở chỗ nhà nước là của dân, quyền lực
thực sự ở nơi dân, chính quyền do dân lập nên và tham gia quản lý; nhà nước thể
hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân; cán bộ công chức nhà nước là
cơng bộc của dân. Tính dân tộc của nhà nước được thể hiện ở chỗ, tổ chức và hoạt
động của nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của
dân tộc và con người Việt Nam. Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo
lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam và thực hiện đoàn
kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động
lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ vững quan điểm của Đảng về độc lập,
tự chủ trong quan hệ đối ngoại; kết hợp đúng đắn chủ nghĩa yêu nước chân chính
với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp cơng nhân.


Ngồi việc bảo đảm các tiêu chí của nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng, Nhà nước pháp quyền Việt Nam cịn có <i>một </i>


<i>số đặc điểm</i> sau:


<i> Về quá trình hình thành và phát triển</i>: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

18


<i> Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do </i>


<i>nhân dân và vì nhân dân</i>: Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước pháp quyền


tư sản khơng thể có được. Thực chất đặc điểm này của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là ở sự bảo đảm và đề cao tính giai cấp, tính nhân dân của
Nó. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân định đoạt, nhân
dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực


nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn bộ dân
tộc. Đây cịn là sự thể hiện về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các
chế độ khác.


<i> Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan </i>


<i>chức năng của nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

19


giao nhiệm vụ lập pháp, nhưng hiện nay Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức
Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân lại quy định các cơ quan đó
trình các dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để
xem xét thông qua.


<i> Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm quyền </i>
<i>và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơng dân phải làm trịn nghĩa vụ của mình đối </i>


<i>với Nhà nước và xã hội</i>. Mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước với công dân, giữa dân


chủ với kỷ cương trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải do
pháp luật quy định và điều chỉnh. Đây là một đặc điểm quan trọng, xuyên suốt trong
toàn bộ quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay và phải được thực hiện
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.


<i> Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội chủ yếu bằng </i>


<i>pháp luật</i>, không ngừng tăng cường và đổi mới công tác lập pháp, hành pháp và tư


pháp; đồng thời, thường xuyên quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật,


nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.


<i> Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội</i>. Đây là đặc


điểm nổi bật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp
ghi nhận và nhân dân Việt Nam đồng tình ủng hộ. Đảng lãnh đạo Nhà nước thơng
qua cương lĩnh, đường lối, chính sách được thể chế bằng pháp luật. Đảng không
làm thay Nhà nước và phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.
Đảng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của mình nhằm tạo điều kiện cho
bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Đảng không ngừng đổi mới
công tác tổ chức và xây dựng bộ máy để bảo đảm Đảng vẫn giữ được vai trò lãnh
đạo Nhà nước, nhưng không chồng chéo với các cơ quan chức năng tương ứng
trong bộ máy của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

20


người như những giá trị xã hội cao quý nhất, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh
vực sinh hoạt của xã hội, tính tối cao của pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của
nhà nước và trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.


<i><b>1.2.2. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc </b></i>


<i><b>xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT</b></i><b> </b>


Trong bối cảnh xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chức năng của
nhà nước Việt Nam đã có những biến đổi nhất định, nhà nước không chỉ là “người
bảo trợ” mà từng bước giữ vai trò “người khởi xướng”, định hướng, tạo lập môi
trường cho các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục, ngăn chặn, hạn chế
những mặt tiêu cực và khuyết tật của thị trường, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ


lợi ích của nhân dân, của xã hội.


Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nhà nước không ngừng tăng cường cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho các trường học, tạo lập môi trường giáo dục thuận lợi để các
chủ thể tham gia giáo dục phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.


* Nhà nước nhận thức và dự báo chính xác những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề
ra các chiến lược, sách lược đúng đắn cho sự phát triển của giáo dục, trong đó có
việc xây dựng ý thức cơng dân cho mọi người, nhất là cho học sinh THPT - những
người sẽ bước vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau vài ba năm<i>. </i>


Xây dựng ý thức công dân là hết sức cần thiết, song không phải học sinh nào cũng
sẵn sàng, tự giác tham gia xây dựng cho mình. Trên thực tế có những em chịu khó
học hỏi từ sớm, có những em tham gia muộn hơn. Điều này phản ánh rõ nhận thức
chủ quan của mỗi học sinh về một nhiệm vụ tất yếu, khách quan của mình là khá
khác nhau. Vì thế nhà nước phải hoạch định chiến lược, sách lược đúng đắn trong
việc xây dựng ý thức cơng dân, coi đó là sự đảm bảo tốt nhất cho thành cơng của
việc hình thành nhân cách. <i>C</i>hiến lược xây dựng ý thức công dân là một hệ thống


các phân tích, đánh giá và lựa chọn thể hiện những quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu
của một quá trình giáo dục lâu dài và sự nhất quán về con đường và các giải pháp
cơ bản để thực hiện<i>. </i>Chức năng chính của chiến lược giáo dục ý thức công dân do


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

21


cả quá trình giáo dục để đạt tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Còn về cách đi,
chức năng của chiến lược xây dựng là vạch ra con đường (lộ trình) tổng thể để đi tới
đích cuối cùng.


Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt với những biến đổi nhanh chóng về


khoa học - cơng nghệ, tập quán tiêu dùng, các điều kiện kinh tế, các chính sách và
thậm chí, cả trong các chuẩn mực xã hội,... thì có thể gặp những thuận lợi và khó
khăn lớn. Để xây dựng được chiến lược xây dựng ý thức công dân đúng đắn, chủ
động lựa chọn hướng đi, đòi hỏi nhà nước phải nhận thức và dự báo được những
nhân tố mới tốt và xấu cho việc hình thành ý thức cơng dân do sự triển khai xây
dựng nhà nước pháp quyền đem lại.


Tuy nhiên, chiến lược chưa thực sự trở thành công cụ quản lý, điều tiết các hoạt
động xây dựng ý thức công dân diễn ra trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể. Ở
đây, vai trò của nhà nước lại được thể hiện ở việc cụ thể hoá các tầm nhìn chiến
lược và mục tiêu của hoạt động đó để từng bước hồn thiện tính tự giác cho các
cơng dân của mình. Trên cơ sở chiến lược xây dựng ý thức công dân, cần chủ động
bố trí, sử dụng các nguồn lực, xác định thời gian cụ thể hoàn thành các kế hoạch
xây dựng ý thức công dân cho các đối tượng người dân khác nhau, trong đó có học
sinh THPT<i>.</i>


Vai trò của nhà nước trong nhận thức và dự báo thuận lợi và khó khăn là vấn đề
cấp bách trước tình hình thực tế hiện nay và có thể xem nó là yêu cầu hết sức cần
thiết cho công tác quản lý, điều hành việc xây dựng ý thức công dân.


2) Nhà nước cụ thể hóa đường lối, chủ trương xây dựng ý thức công dân của
Đảng thành các Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị định, thông tư, Quy định, ... nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành, trong đó chủ lực là ngành giáo dục ở các địa
phương thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

22


Việc cụ thể hóa đường lối và chủ trương đưa giáo dục Việt Nam lên ngang tầm
quốc tế thành pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Một trong những yêu cầu của chủ
trương đó là cần xây dựng mơi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động giáo dục góp


phần đắc lực xây dựng ý thức công dân.


Để cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật Nhà
nước cần đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và
quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật; xây dựng
Nhà nước pháp quyền, thực hiện phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hoàn thiện cơ chế để tăng
cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Điều này có ý nghĩa quan trọng để đối tượng được giáo dục, ở đây là học sinh thấy
được những việc làm cụ thể, thiết thực của nhà nước như những bài học sinh động
bồi đưỡng thêm cho ý thức công dân của họ.


Tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm
quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, thì
học sinh sẽ thấy được giữa lý luận và thực tiễn khơng có sự tách rời q xa. Thực
hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hố nền hành chính quốc
gia. Tiếp tục kiện tồn bộ máy Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô, nhất là
chất lượng xây dựng thể chế, quy hoạch, năng lực dự báo và khả năng phản ứng
chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế… đều là những yếu
tố hỗ trợ thực tế cho việc xây dựng ý thức cơng dân ở lứa tuổi học trị cuối cấp.
3) Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế, phát huy tối đa nội lực kết hợp với
tranh thủ ngoại lực nhằm tận dụng các thuận lợi và vượt qua các khó khăn, thách
thức trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia, môi trường sinh
thái,<i> ... </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

23


Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế có kết quả trước hết phải dựa trên yêu cầu
khách quan của các quy luật kinh tế thị trường. Do đó phương pháp quản lý của nhà
nước phải dựa trên sự thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế, trong đó phần


nào có cả các chủ thể giáo dục, tạo điều kiện để họ có quyền tự chủ trong hoạt động
của mình; xây dựmg cơ chế điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm hướng dẫn, giám sát
hoạt động của các đơn vị làm giáo dục; xây dựng hệ thống pháp luật nhằm tạo ra
khuôn khổ, hành lang cho hoạt động giáo dục lành mạnh; tôn trọng và thực hiện các
thông lệ quốc tế trong giáo dục, thu hẹp dần khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam
và giáo dục thế giới. Hiện nay sự quản lý, điều tiết nền giáo dục của nhà nước
được biểu hiện như sau:


<i> Một là,</i> nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt


động giáo dục, giữ vững ổn định xã hội để phát triển giáo dục trong điều kiện hội
nhập, từ đó mới xây dựng được ý thức công dân. Đồng thời, phải tạo ra hành lang
luật pháp cho hoạt động giáo dục bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản về quyền
công bằng trong học tập, tạo ra những cơ hội như nhau cho mọi người có nhu cầu
học tập, đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của các cơ sở giáo dục, khơng
phụ thuộc vào hình thức sở hữu của chúng. Khuôn khổ luật pháp mà Nhà nước thiết
lập có tác động sâu sắc tới hành vi và ý thức của các cá nhân đang cần phải xây
dựng ý thức công dân, điều chỉnh hoạt động của họ đúng theo các chuẩn mực đạo
đức và quy định của pháp luật.


<i> Hai là</i>, định hướng cho sự phát triển giáo dục và thực hiện điều tiết các hoạt động


xây dựng ý thức công dân để đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định, bền vững. Nhà
nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số
lĩnh vực giáo dục mũi nhọn, trong đó khơng thể loại trừ việc xây dựng ý thức cơng
dân để dẫn dắt tồn bộ nền giáo dục đi đúng hướng.


<i> Ba là,</i> đảm bảo cho nền giáo dục hoạt động có hiệu quả, khích lệ khơng khí học


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

24



Bên cạnh đó nhà nước cần hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, thực hiên công bằng xã hội trong giáo dục. Sự tác động của cơ chế thị
trường trong điều kiện hội nhập có thể đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó khơng
tự động mang lại những giá trị mà xã hội cố gắng vươn tới, không tự động đưa đến
sự phân phối thu nhập công bằng và cơ hội lựa chọn công bằng cho người học. Nhà
nước thực hiện điều tiết phân chia thu nhập quốc dân một cách công bằng, đảm bảo
tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, với phát triển giáo dục, tiến
bộ và công bằng xã hội.


4) Nhà nước đào tạo, bồi dưỡng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây
dựng và củng cố các tổ chức từ Trung ương đến cơ sở nhằm tận dụng tốt những thuận
lợi và đẩy lùi nguy cơ, thách thức hiện nay của kinh tế thị trường đối với giáo dục.
Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chuyên môn
giáo dục công dân ở các trường là lực lượng chủ yếu thực hiện giáo dục ý thức cơng
dân cho học sinh. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, yêu cầu xây dựng đội ngũ
giáo viên này cũng phải được đặt lên hàng đầu. Nhà nước cần xây dựng chiến lược
giáo dục - đào tạo nói chung, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên này. Phương
pháp đào tạo, bồi dưỡng họ có hiệu quả là đưa họ vào thực tiễn giáo dục của địa
phương, tạo điều kiện để các giáo viên này thích nghi với hoạt động của nhà nước
pháp quyền, tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm trong dạy học, khả năng cụ thể
hóa đường lối, chủ trương chính sách.


Nhà nước đảm bảo điều kiện cho đội ngũ giáo viên nhận thức rõ ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách
mạng, củng cố lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị; quán triệt sâu sắc các quan
điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn trong giáo dục. Từng bước nâng cao tính
chủ động, sáng tạo, khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều, thói quen ỷ lại, thụ
động nhằm nhận thức tốt và giải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong xây
dựng ý thức công dân cho học sinh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

25


cho việc xây dựng ý thức công dân. Nhà nước cũng thường xuyên nâng cao chất
lượng công tác đánh giá hiệu quả làm việc của giáo viên; tăng cường kiểm tra, giám
sát; hồn thiện cơ chế, chính sách đối với giáo viên; thể chế hóa vai trị, quyền hạn
và trách nhiệm của từng chức danh, vị trí việc làm.


<b>1.3. Sự cần thiết và các hình thức xây dựng ý thức công dân cho học sinh </b>
<b>THPT. </b>


<i><b>1.3.1. Sự cần thiết phải xây dựng ý thức công dân </b></i>


<i><b> </b></i>Ý thức công dân là thành phần quan trọng trong cấu trúc của nhân cách mỗi
người. Do vậy, xây dựng ý thức công dân ở lứa tuổi học sinh là góp phần <i>hình </i>


<i>thành nhân cách </i>của các em. Nhân cách chính là tập hợp những phẩm chất, năng


lực không phải bất biến của cá nhân mà nó thường xuyên vận động, biến đổi theo
chuẩn mực, giá trị xã hội. Điều đó địi hỏi mỗi cá nhân phải thường xun giữ gìn
và bảo vệ, đồng thời phải luôn bồi dưỡng, rèn luyện để nhân cách ngày một hoàn
thiện hơn. Nhân cách là thuộc tính tâm lý phản ánh bản chất của mỗi người được
hình thành và phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội. Chính trong đời sống,
tất yếu mỗi người phải có q trình hoạt động như lao động, học tập, vui chơi, giải
trí... con người nắm lấy kinh nghiệm đời sống xã hội từ đó biến thành vốn sống của
cá nhân tùy theo mức độ, phạm vi tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy quá trình
giáo dục là nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

26



xây dựng ý thức cơng dân. Vai trị của việc xây dựng ý thức cơng dân trong việc
hình thành nhân cách được biểu hiện ở những điểm sau:


- Xây dựng ý thức công dân vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, thông qua việc định hình và thực hiện
những hành vi cụ thể.


- Góp phần uốn nắn, sửa chữa những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát
của môi trường gây nên. Đặc biệt là những học sinh cá biệt hoặc đã có những hành
vi thái độ chưa đúng, thiếu văn hóa..


- Xây dựng ý thức cơng dân có thể đi trước hiện thực trong khi tác động tự phát
của xã hội chỉ có thể ảnh hưởng tới cá nhân ở mức độ hiện có. Điều này thể hiện rõ
trong mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa hiện nay.


Như vậy, xây dựng ý thức cơng dân góp phần khơng nhỏ giúp cho mỗi học sinh
lĩnh hội tri thức về pháp luật, chính trị xã hội, hình thành kỹ năng sống nhằm giải
quyết hài hòa các quan hệ xã hội mà các em tham gia. Từ đó hình thành trong nhân
cách học sinh những phẩm chất tâm lý - tư tưởng cần thiết theo nhu cầu xã hội.
Thế hệ học sinh trung học phổ thông hôm nay ngày mai sẽ trở thành những người
lao động và chiến sĩ xây dựng và bảo vệ đất nước. Do vậy, xây dựng ý thức công
dân còn là việc làm thiết thực <i>đáp ứng yêu cầu đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng </i>
<i>cao.</i> Những u cầu đặt ra trong tiến trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, đòi hỏi nước ta phải có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số
lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề thành thạo với cơ cấu và trình độ phù hợp, đáp
ứng nhu cầu phát tiển bền vững của xã hội. Người lao động trực tiếp trong sản xuất,
kinh doanh cần có trình độ ngày càng cao, kỹ năng ngày càng giỏi và phẩm chất
nhân cách tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

27



đồng thời đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 phải xây dựng được ít nhất 10 trường dạy
nghề đẳng cấp quốc tế nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trên thị
trường lao động không biên giới.


Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời
sự nóng bỏng ở nước ta như như trong giai đoạn hiện nay. Đảng đã khẳng định: Con
người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất
của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của
con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.


Xây dựng ý thức công dân ngay từ khi những chủ nhân tương lai của đất nước còn
ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp cho các em hiểu được các chủ trương đường lối
của Đảng, quyền và nghĩa vụ của cơng dân, có được ý thức bảo vệ môi trường và
lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức xã hội để từ đó có quyết tâm thực hiện tốt trách
nghiệm và nghĩa vụ của một cơng dân mẫu mực, trở thành người có ích cho xã hội.
Một lần nữa chúng ta phải khẳng định rằng: Hành trang của người lao động trong
thời kỳ mới khơng chỉ có kỹ năng nghề nghiệp mà cần phải có các chuẩn mực đạo
đức, sự hiểu biết về pháp luật, có tư tưởng chính trị đúng đắn. Đó chính là những
nhân tố tạo nên lập trường và bản lĩnh người lao động trong thời kỳ hội nhập.


Xây dựng ý thức cơng dân cịn nhằm<i> đáp ứng u cầu về nội dung giáo dục toàn </i>


<i>diện ở nước ta hiện nay.</i> Mục đích của giáo dục là phát hiện và bồi dưỡng nhân tài


cho đất nước, phát triển tối đa tiềm năng con người để mỗi người lao động có khả
năng và điều kiện đóng góp sức lực và trí tuệ cho sự phát triển xã hội. Trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa giáo dục là vấn đề mang tầm chiến lược, nếu mục
tiêu và nội dung giáo dục đúng đắn thì sức mạnh con người sẽ được phát huy mạnh


mẽ trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Do đó xây dựng ý thức công dân cho học
sinh cũng khơng nằm ngồi mục tiêu trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

28


<i><b>1.3.2. Các hình thức xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh THPT. </b></i>


Xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh THPT đó chính là xây dựng ý thức chính
trị - tư tưởng, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật. Vậy để xây dựng ý thức công dân
cho học sinh đạt kết quả cao, để những nội dung, kiến thức bài giảng đi vào cuộc
sống bằng những hành động, việc làm cụ thể thì đây là một vấn đề vơ cùng phức
tạp, địi hỏi phải có phương pháp, cách thức tiến hành cụ thể, đúng đắn. Đồng thời
phải xác định rằng trách nhiệm này không phải chỉ ở nhà trường mà còn ở cả gia
đình và xã hội. Cụ thể là:


<i> Thứ nhất Gia đình</i>: Gia đình có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi người.


Gia đình là cái gốc của con người trong suốt cuộc đời, là điểm tựa, là cội nguồn của
tình cảm, là cái nơi hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi người. Giáo dục gia
đình là hoạt động giáo dục bằng những tác động có định hướng và bằng ảnh hưởng
của lối sống diễn ra hằng ngày trong gia đình. Nếu một cá nhân từ khi sinh ra đến
lúc trưởng thành được tiếp thu một nền giáo dục tốt sẽ sớm phát triển nhân cách
theo hướng tích cực. Ngược lại, nếu tiếp nhận những ảnh hưởng không tốt, thiếu
kiến thức và phương pháp khoa học thì sớm muộn cũng nảy sinh những hiện tượng
tiêu cực.


Sự tác động của gia đình khơng thể xác định trước về thời gian…Tất cả những gì
xảy ra trong đời sống, nếp sống của gia đình đều có ý nghĩa giáo dục. Vì vậy xây
dựng ý thức cơng dân cho học sinh trước hết phải bắt đầu từ gia đình. Trong gia
đình từ cách ăn ở phải gọn gàng, ngăn nắp đến cách cư xử phải có sự tơn trọng lẫn


nhau giữa các thành viên, có ý thức tơn trọng pháp luật và các chuẩn mực của đời
sống cộng đồng để tạo nếp sống quen thuộc cho trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

29


với cha mẹ lời nói phải luôn đi đối với việc làm, đã nói là phải làm. Bởi chính
những hành động của cha mẹ là bài học thực tế nhất cho con học hỏi.


Giáo dục của gia đình chủ yếu dựa trên cơ sở tình cảm. Tình cảm là sắc thái đặc
trưng nhất của đời sống gia đình, giúp phân biệt gia đình với các thiết chế xã hội
khác. Tình cảm gia đình được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết, tôn trọng và quan
tâm đến nhau của mọi thành viên trong gia đình. Cho nên trong gia đình cha mẹ
ln phải u thương, tơn trọng, giúp đỡ lẫn nhau để làm gương cho con trẻ. Bên
cạnh đó cha mẹ phải quan tâm, chăm sóc con cái, đồng hành cùng con, là người bạn
để hiểu và chia sẻ những tâm tư của con mình, cùng con tháo gỡ những vướng mắc
trong cuộc sống, uốn nắn con khi có nhưng suy nghĩ hành động chệnh hướng.
Chính sự giáo dục bằng tình cảm là cơ sở xây dựng tình cảm trong mỗi con người,
giúp cho con biết yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh
hơn. Bởi trên thực tế, những trẻ em trẻ thiếu tình cảm của gia đình thường có biểu
hiện phá phách, ngỗ ngược, ngang bướng, thậm chí tỏ thái độ bất cần. Chúng dễ
dàng vi phạm pháp luật khi bị rủ rê, lôi kéo. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được sự
quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn của gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

30


Sự phát triển chưa toàn diện của người chưa thành niên là đặc điểm quan trọng để
Đoàn thanh niên cũng như các cơ quan, tổ chức xã hội khác giúp các em phát triển
các tố chất cần thiết nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Vì vậy, gia đình phải
phối hợp với các tổ chức nói trên, giúp các em tham gia vào các sinh hoạt lành


mạnh. Trường hợp các em có biểu hiện lệch lạc, gia đình có trách nhiệm phối hợp
với các cơ quan chức năng trong việc quản lý, giúp các em sửa chữa khuyết điểm,
vượt qua khó khăn.


Như vậy, để xây dựng ý thức công dân cho học sinh thì yếu tố gia đình chính là cơ
sở, là nền tảng quan trọng. Nếu trong gia đình cha mẹ và những thành viên khác
trong gia nhận thức được một cách đúng đắn vai trò quan trọng của gia đình để làm
tốt những vấn đề trên, đồng thời biết phối hợp với nhà trường và xã hội trong công
tác giáo dục chắc chắn rằng sẽ đạt kết quả rất cao.


<i>Thứ hai: Nhà trường: </i>Nhà trường là nơi chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc truyền


đạt kiến thức, điều đó được biểu hiện cụ thể qua vai trị của người thầy thơng qua
hoạt động dạy học - tức dạy chữ. Vì vậy người giáo viên phải ln trau dồi chun
mơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, nắm vững kiến thức, xác định đúng trọng tâm
kiến thức bài học, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích
cực học sinh để gây hứng thú trong quá trình dạy và học.


Xây dựng ý thức công dân với nội dung chính nằm trong chương trình mơn
GDCD, vì vậy nâng cao vai trị, vị thế của mơn, từng bước xóa bỏ suy nghĩ đây là
môn phụ là việc cần thiết. Để làm được điều đó vai trị của Ban giám hiệu trong nhà
trường vô cùng quan trọng, sự quan tâm, động viên, khích lệ của ban giám hiệu
chính là cách thức nâng cao tầm quan trọng của môn học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

31


Xây dựng ý thức công dân cho học sinh đóng vai trị quan trọng nhằm góp phần
vào việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, về thế giới quan, nhân sinh quan, về ước mơ
lý tưởng… Để thực hiện được điều đó địi hỏi người giáo viên phải gương mẫu
trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định pháp luật, thông qua việc làm,


tác phong, nếp sống, bằng cả cuộc đời gắn bó, yêu thương học trị - tức dạy người.
Thầy cơ khơng chỉ truyền thụ kiến thức mà cịn là hình mẫu về lao động, về nhân
cách, trí tuệ để học sinh hướng tới và noi theo. “Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo,
cô giáo tốt hay xấu” và “người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là
người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân
chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vơ danh…Vì vậy nghề
thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang…” [29, tr.331-332].


Ý thức cơng dân đó chính là sự hình thành, phát triển nhân cách của thế hệ trẻ và
thông qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, của đất nước trong tương lai.
Vì vậy giáo viên phải là cầu nối rất quan trọng trong việc phối hợp nhà trường, gia
đình và xã hội. Chính sự phối hợp thường xuyên này sẽ giúp gia đình, nhà trường và
xã hội có được thơng tin cần thiết về học sinh; từ đó lựa chọn biện pháp tác động
phù hợp, nhất là đối với học sinh có biểu hiện lệch lạc trong lối sống, trên cơ sở đó
xác định được những việc cần làm để hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục. Vai trò
quan trọng này thể hiện ở chỗ nhà trường chủ động tổ chức, điều hòa, phối hợp hoạt
động giáo dục với các chủ thể khác, đôn đốc thực hiện, tổ chức kiểm tra, đánh giá
và sơ kết, tổng kết cơng tác phối hợp, từ đó rút ra bài học tăng cường và nâng cao
chất lượng giáo dục và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục.


<i> Thứ ba: Xã hội: </i>Sự hình thành ý thức công dân của mỗi người diễn ra trong một


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

32


cách theo hướng tích cực. Vì vậy đối với xã hội để góp phần xây dựng ý thức công
dân cho học sinh đạt kết quả cao xã hội phải thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của
mình bằng cách tạo mơi trường sống lành mạnh, an toàn,tạo điều kiện tốt nhất cho
mọi cá nhân sống trong xã hội phát triển toàn diện.


Như vậy xây dựng ý thức công dân cho học sinh không chỉ là trách nhiệm, nghĩa


vụ riêng của gia đình và nhà trường mà cần phải phát huy vai trò của xã hội. Luật
giáo dục 2005 xác định “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý
học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với
thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
[33, Điều 3]. Có như vậy mới đạt được kết quả cao.


<b>1.4. Nội dung xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT </b>


Xây dựng ý thức công dân cho học sinh bậc THPT trong điều kiện nhà nước pháp
quyền XHCN có khá nhiều nội dung. Nhưng trong đó có ba điểm nổi bật là xây
dựng ý thức chính trị- tư tưởng đúng đắn, xây dựng ý thức đạo đức và xây dựng ý
thức pháp luật.


<i><b>1.4.1. Xây dựng ý thức chính trị - tư tưởng </b></i>


<i> Chính trị:</i> Theo <i>Từ điển Bách khoa Việt Nam</i>: Chính trị là tồn bộ những hoạt


động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các tầng lớp, các dân
tộc xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà
nước, tham gia vào các cơng việc nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ,
nội dung hoạt động của nhà nước [45, tr. 478].


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

33


Với tư cách là bộ phận của ý thức xã hội,<i> ý thức chính trị</i> là hệ thống quan điểm,
lý luận, thái độ của một giai cấp về địa vị lịch sử, nhiệm vụ chính trị, chiến lược,
sách lược của giai cấp đó, trong tiến trình phát triển của lịch sử nói chung, trong q
trình phát triển của từng quốc gia dân tộc nói riêng.


<i> Tư tưởng:</i> Theo <i>Từ điển tiếng Việt</i>, tư tưởng là: 1/ “Sự suy nghĩ, hoặc ý nghĩ. Thí



dụ: tập trung tư tưởng. 2/ Quan điểm và ý nghĩ chung của con người về hiện thực
khách quan và đối với xã hội (Nói tổng qt). Thí dụ: tư tưởng tiến bộ, tư tưởng
phong kiến, đấu tranh tư tưởng” [43, tr. 107].


Vậy, khái niệm tư tưởng có thể có các khía cạnh nội dung sau:


<i> Thứ nhất</i>: Đó là sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ của cá nhân người này hay người khác


đối với một số vấn đề, một sự kiện, một tập thể, một người khác.


<i> Thứ hai</i>: Đó là quan điểm và ý nghĩ của một tập thể, một giai cấp, một tầng lớp xã


hội đối với một vấn đề, một sự kiện nào đó.


Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, nó tồn tại như một hiện tượng khách quan, có
đời sống riêng của mình và gắn liền với hoạt động của con người. Là sản phẩm chủ
quan của sự phản ánh và hoạt động trí óc của con người, nên tư tưởng của mỗi
người thường phục thuộc vào đối tượng phản ánh và trình độ nhân thức của họ. Sự
vận động và phát triển của thực tại khách quan tác động vào tư tưởng của mỗi người
và làm thay đổi nhận thức, tư tưởng của họ.


<i> Xây dựng ý thức chính trị - tư tưởng</i> là quá trình tác động của nhà giáo dục tới học


sinh nhằm hình thành cho họ nhận thức, thái độ và hành vi chuẩn mực phù hợp với
đường lối quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng cầm quyền và nhà nước bảo
vệ quyền lãnh đạo đất nước của đảng đó.


Xây dựng ý thức chính trị - tư tưởng ở nước ta hiện nay bao gồm các <i>nội dung </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

34


yêu đất nước, yêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, giáo dục cho học sinh thấy rõ phương
hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hướng
học sinh quan tâm đến những vấn đề chính trị, xã hội đang diễn ra trong nước và
trên thế giới, tham gia đấu tranh chống lại các tư tưởng phản động, mê tín dị đoan,
lạc hậu nhằm phấn đấu xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh. Để đạt được điều đó cần phải xây dựng và bồi dưỡng ở
học sinh nhiều phẩm chất. Nhưng trong chương trình giáo dục THPT, xây dựng ý
thức chính trị - tư tưởng chủ yếu tập trung giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, có
thái độ, hành vi phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển kinh tế; về dân số, lao động và giải quyết việc làm; về giáo dục
đào tạo, khoa học cơng nghệ, văn hóa; về tài ngun và bảo vệ môi trường; về an
ninh - quốc phịng; về hoạt động đối ngoại.


<i> Chính sách phát triển kinh tế:</i> nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một nền kinh


tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của nhà nước. Trong đó cố gắng ưu tiên để thành phần kinh tế nhà nước
đóng vai trị chủ đạo, dẫn dắt và đảm bảo an ninh kinh tế cho đất nước. Đồng thời
nhà nước tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo cho sự bình đẳng, cơng bằng trong cạnh
tranh giữa các thành phần kinh tế. Với chính sách này nhà nước đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh với nhau nhằm tạo ra sự năng
động trong phát triển kinh tế nhưng vẫn phải tránh được rủi ro do thì trường đem
lại. Bên cạnh đó, nhà nước ta cịn tăng cường phát triển hơn nữa quan hệ đối tác ở
các cấp độ khác nhau với các quốc gia và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở
cửa nền kinh tế, phát huy mọi nội lực, tranh thủ nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, kinh
nghiệm của các nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho nền kinh tế
nước ta phát triển sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới. Chúng ta đã
đề ra nhiều chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngồi nhằm khắc phục


tình trạng khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

35


<i> Chính sách dân số:</i> là các chủ trương biện pháp của Đảng, Nhà nước đề ra và thực


hiện nhằm ổn định dân số, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.


Hiện nay, tốc độ dân số nước ta còn ở mức cao, dân số lại phân bố chưa hợp lý,
chất lượng dân số cịn thấp. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu
tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân; sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố
dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số nhằm đảm bảo nguồn nhân lực tốt cho
đất nước. Để thực hiện được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tăng
cường công tác lảnh đạo và quản lý, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ
trung ương đến địa phương; làm tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình;
nâng cao sự hiểu biết của người dân. Nhờ chủ trương chính sách đúng đắn mà hiện
nay tốc độ tăng dân số nước ta đang giảm, làm cho cuộc sống người dân cũng được
nâng cao, kinh tế xã hội được phát triển.


<i> Chính sách giải quyết việc làm:</i> là những chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà


nước đề ra và thực hiện nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo ra việc làm mới
cho lực lượng lao động đó.


Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm là tập trung sức giải quyết việc làm ở
thành thị và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động,
giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. Để tạo
nhiều việc làm mới với chất lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước Đảng và Nhà nước đã chủ trương thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ;
khuyến khích làm giàu theo pháp luật; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, sử dụng có


hiệu quả các nguồn vốn. Chính vì vậy vấn đề việc làm hiện nay đã được cải thiện
đáng kể về số lượng cũng như chất lượng.


<i> Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: </i>Tài nguyên, môi trường là một trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

36


lý tài ngun, bảo vệ mơi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Để thực hiện điều đó Đảng và nhà nước ta
đã chủ trương tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ tài nguyên và
môi trường; thường xuyên giáo dục, tuyên truyền xây dựng ý thức trách nhiệm bảo
vệ tài nguyên môi trường cho người dân; coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và
công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô
nhiễm và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên; áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý chất thải. Do
chủ trương chính sách đúng đắn mà đến nay môi trường sống của chúng ta đã được
cải thiện, nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được khôi phục và bảo vệ tạo điều kiện
cho cuộc sống con người ngày càng được phát triển tốt hơn.


<i> Chính sách Quốc phịng - an ninh:</i> Là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà


nước nhằm tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Quốc phòng an ninh có vai trị vơ cùng quan trọng, trực tiếp giữ gìn và bảo vệ
vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với mục tiêu tối hậu là bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội và nền văn hóa dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc. Để thực
hiện mục tiêu đó Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thúc đây nền quốc phòng - an
ninh bằng cách: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh


thời đại; Kết hợp quốc phòng với an ninh; Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an
ninh; Xây dựng quân đội nhân dân và Công an nhân dân; Thường xuyên tăng cường
sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với quốc phịng và an ninh. Chính vì
vậy mà hệ thống quốc phòng - an ninh nước ta ngày càng vững mạnh góp phần đắc
lực bảo vệ vững chắc đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.


<i> Chính sách Giáo dục đào tạo</i>: Là các chủ trương, biện pháp của Đảng và nhà


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

37


Với vị trí giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu cho nên đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho phát triển, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điếu kiện để phát
huy nguồn lực con người với tư cách là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhiệm vụ của giáo dục đào tạo là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung
cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao, những nhà quản lý, nhà khoa
học có đức, có tài để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Xuất phát từ vị trí,
nhiệm vụ quan trọng trên Đảng và nhà nước ta đã chủ trương: Nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục và đào tạo; nhà nước tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo, huy
động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục; mở rộng quy mô giáo dục; thực hiện
công bằng xã hội trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.


<i> Chính sách khoa học công nghệ: </i>Là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà


nước nhằm phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước [10, tr. 178]<i>. </i>Ngay từ đầu Đảng ta xác định: khoa học và


công nghệ là “quốc sách hàng đầu”, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiệm vụ giải đáp kịp thời những vấn đề


lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra, cung cấp các luận cứ khoa học cho các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đổi mới và nâng cao trình độ cơng nghệ
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt
động khoa học và công nghệ. Để thực hiện được các nhiệm vụ đó, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương phải đổi mới tổ chức, quản lý khoa học và công nghệ; tạo thị
trường cho khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công; hướng
khoa học công nghệ tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm của phát triển
kinh tế - xã hội.


<i> Chính sách văn hóa</i>: Là chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm xây


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

38


Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó khơi dậy tiềm năng, phát triển sức sáng
tạo của con người tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống
tinh thần. Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nhấn mạnh “xây dựng
văn hóa đó chính là xây dựng con người”.


Nhờ các chủ trương chính sách đúng đắn đó mà hiện nay nền giáo dục, khoa học
công nghệ và văn hóa nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, đang từng bước vươn ra
hội nhập thế giới.


<i> Chính sách đối ngoại</i>: Là những chủ trương biện pháp của Đảng và nhà nước ta


nhằm tranh thủ sức mạnh bên ngoài để phát triển đất nước [10, tr. 200]<i>.</i> Chính sách
đối ngoại có mục đích chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta
hội nhập với thế giới, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng


cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nước ta thực hiện chính sách đối ngoại
u chuộng hồ bình, “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”, dựa trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lảnh thổ khơng can thiệp vào
cơng việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi.


Để thực hiện được nhiệm vụ trên Đảng và nhà nước ta đã chủ trương: Chủ động
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; củng cố và tăng cường các mối quan hệ; phát triển
công tác đối ngoại trên tất cả mọi lĩnh vực; chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh
chung vì quyền con người. Chính sách đó đã giúp cho quan hệ đối ngoại của nước
ta ngày càng phát triển.


<i> Tóm lại</i>, Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, là thời kỳ


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

39


góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hình thành niềm tin đó
cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng là một một trong những
nội dung góp phần xây dựng nên ý thức cơng dân.


<i><b>1.4.2. Xây dựng ý thức đạo đức </b></i>


Theo <i>Từ điển Tiếng Việt</i>: <i>Đạo đức</i> là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa
nhận, quy đinh hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. <i>Đạo </i>
<i>đức</i> còn là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những chuẩn
mực đạo đức mà có.


Theo Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó mà con người
tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con
người và với tiến bộ của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá


nhân với xã hội” [8, tr. 25].


Hay “Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã
hội” [3, tr. 63].


Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức, nhưng có thể hiểu một cách
khái quát: <i>Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người </i>


<i>tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, trong </i>
<i>mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội </i>
<i>trong từng giai đoạn nhất định. </i>


<i> Ý thức đạo đức</i>: Với tư cách là một bộ phận cấu thành của đạo đức xét theo mối


quan hệ giữa ý thức và hành động, thì ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm,
tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá
trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc
đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với
cá nhân trong xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

40


cách tự giác tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức. Trong ý thức đạo đức còn bao hàm
cảm xúc, tình cảm đạo đức con người. Mỗi người khác nhau có những cảm xúc,
những tình cảm đạo đức khác nhau, vì thế suy nghĩ và hành động của mỗi người
trong từng trường hợp cụ thể là khác nhau. Ở đây quan niệm của cá nhân về nghĩa
vụ của mình đối với xã hội và đối với người khác là tiền đề của hành vi cá nhân.


<i> Vai trò của ý thức đạo đức</i>: Ý thức đạo đức có vai trị rất lớn trong đời sống xã



hội. Đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho
cá nhân và cộng đồng tồn tại, phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải
suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra con đường, cách thức và phương tiện
hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó đảm bảo cho sự tồn
tại, phát triển của chính mình và cộng đồng. Sự tiến bộ, phát triển của xã hội không
thể thiếu vai trò của đạo đức. Đặc biệt với chức năng điều chỉnh hành vi, giáo dục
con người và chức năng nhận thức đã giúp con người tự điều chỉnh hành vi của
mình, biết đấu tranh cho cái thiện, đẩy lùi cái ác. Chính từ đó đạo đức đã trở thành
mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội.


<i> Nội dung xây dựng ý thức đạo đức:</i> Đó chính là hình thành nhân cách, cách làm


người cho mỗi học sinh. Trong chương trình giáo dục bậc THPT có nhiều nội dung
nhưng nổi bật nhất gồm có hai nội dung cơ bản: Xây dựng ý thức đạo đức công dân
và xây dựng trách nhiệm đạo đức công dân.


<i> Thứ nhất, </i>Xây dựng ý thức đạo đức công dân chính là xây dựng ý thức về nghĩa


vụ, lương tâm, nhân phẩm danh dự và hạnh phúc.


- Trong thực tiễn, cuộc sống mỗi người đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ,
trong đó nghĩa vụ đạo đức chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là thước đo phẩm giá
của mỗi người. Chính vì vậy việc xây dựng ý thức về nghĩa vụ cho học sinh là yêu
cầu rất quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

41


sinh lợi ích của mình vì lợi ích cộng đồng. Đồng thời luôn đặt nhu cầu, lợi ích
chung lên trên hết, khơng những thế mà cịn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì


quyền lợi chung. Có như vậy mới tạo nên được những giá trị đạo đức cao đẹp. Khi
một cá nhân biết sống vì người khác, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân mình thì
chắc chắn đó là người có lương tâm.


- Lương tâm: Là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản
thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội [3, tr. 70]. Lương tâm là thế giới
nội tâm sâu kín bên trong, là một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện thước đo mức độ
trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Vì vậy, nó có tác dụng điều
chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm mà đạo đức xã hội mới bảo
tồn và phát triển. Lương tâm giúp con người hối cải và sửa chữa lỗi lầm. Vì vậy,
mỗi cá nhân phải thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm đạo
đức tiến bộ, tự giác thực hiện các hành vi đạo đức, thực hiện đúng các nghĩa vụ
của bản thân, bồi dưỡng tình cảm trong sáng đẹp đẽ để bồi đắp nhân phẩm và danh
dự cho bản thân.


- Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức cơ bản khác nhau nhưng lại có
quan hệ quy định lẫn nhau. Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con
người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người
[3, tr. 71]. Nhân phẩm không chỉ phụ thuộc vào mỗi cá nhân mà còn phụ thuộc vào
quan niệm của từng xã hội, giai cấp khác nhau. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá
cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của
người đó [3, tr. 71]. Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần,
đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, cơng nhận thì người đó có danh
dự. Như vậy, danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của
các cá nhân và được xã hội công nhận thông qua hành động cống hiến không mệt
mỏi cho xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

42


ta chỉ thật sự hạnh phúc khi biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác.


“Những gì mình khơng muốn thì đừng làm cho người khác”. Đó mới là niềm vui, là
lẽ sống của cuộc đời.


- Hạnh phúc luôn và mãi là niềm khát khao, là mối quan tâm hàng đầu của con
người. Nó là một trong những nền tảng tinh thần giúp con người xây dựng những lý
tưởng, mục tiêu, thái độ sống. Vì thế hạnh phúc có tác động đến suy nghĩ và hành vi
của con người, đến quan hệ giữa con người với nhau và với xã hội. Do đó đã có rất
nhiều nhà triết gia quan tâm, bàn luận về hạnh phúc. C.Mác đã trả lời con gái:
“Hạnh phúc là đấu tranh’’. Cịn theo quan điểm đạo đức học Mácxít: Hạnh phúc là
cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa
mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần [3, tr. 74]. Như vậy,
Hạnh phúc đích thực của con người là sống và hoạt động để tạo ra nhiều giá trị vật
chất, tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội, là cảm xúc vui sướng khi thỏa
mãn nhu cầu đạo đức cao cả. Thỏa mãn nhu cầu đạo đức nghĩa là mang lại cho chủ
thể sự thanh thản của lương tâm, tự hào về cuộc sống, nâng cao ý thức nghĩa vụ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải bất cứ nhu cầu nào được thỏa mãn cũng là
hạnh phúc, có khi nhu cầu thỏa mãn lại gây ra sự cắn rứt lương tâm. Hơn nữa nhu
cầu luôn lớn lên, tức là nhu cầu này thỏa mãn thì xuất hiện nhu cầu khác. Hoặc có
những nhu cầu vượt q giới hạn thực hiện. Vì vậy địi hỏi mỗi cá nhân phải biết
hạn chế nhu cầu của mình trong điều kiện cho phép để luôn luôn cảm thấy hạnh
phúc. Đồng thời, khi một cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải biết
thực hiện nghĩa vụ đối với người khác, với xã hội. Chỉ như vậy, hạnh phúc của mỗi
cá nhân mới trở nên trọn vẹn và có ý nghĩa.


Như vậy, Nghĩa vụ - Lương tâm - Nhân phẩm - Danh dự là yêu cầu, trách nhiệm,
nghĩa vụ đạo đức của mỗi người trong xã hội, là điều kiện cơ bản để vươn tới hạnh
phúc chân chính, là con đường hình thành nhân cách cho bản thân. Vì vậy khi xây
dựng ý thức đạo đức cho học sinh thì đây là điều cần phải được chú trọng, hướng tới.


<i> Thứ hai</i>, xây dựng trách nhiệm đạo đức cơng dân chính là tạo dựng trách nhiệm



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

43


- Đối với bản thân: Trong cuộc sống mỗi cá nhân trách nhiệm lớn nhất và quan
trọng nhất đối với bản thân chính là phải luôn luôn và không ngừng nỗ lực để tự
hoàn thiện bản thân. Tự hoàn thiện bản thân là phải biết vượt lên mọi khó khăn, trở
ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc
phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để
bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn [3, tr. 115]. Nếu như mỗi cá nhân đều ý thức
được và thực hiện tốt trách nhiệm đó đối với bản thân chắc chắn rằng nhân cách sẽ
ngày càng được hoàn thiện, sẽ vươn tới được những điều tốt đẹp trong cuộc sống
trở thành người có ích cho xã hội.


- Đối với gia đình: Gia đình là một cộng đồng người chung sống gắn bó với nhau
bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống [3, tr. 82].
Gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội, đồng thời cũng là trường học đầu tiên của
mỗi con người từ khi mới sinh ra, các mối quan hệ trong gia đình, sự cấu kết giữa
các thành viên trong gia đình bắt nguồn từ quan hệ huyết thống ruột thịt và quan hệ
tình cảm, trách nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

44


- Trách nhiệm đối với cộng đồng: Mỗi người sinh ra và lớn lên dù muốn hay
không ai cũng phải sống, học tập và làm việc trong cộng đồng, khơng ai có thể sống
tách rời khỏi cộng đồng. C.Mác đã khẳng định: “Bản chất của con người là tổng hòa
các mối quan hệ xã hội”. Mỗi cá nhân thông qua các mối quan hệ trong cộng đồng
để hình thành nên nhân cách cho mình. Vì vậy cộng đồng đóng vai trị vơ cùng quan
trọng đối với mỗi con người. Chính vì vậy, mỗi cá nhân sống trong cộng đồng đều
phải có trách nhiệm và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, phải
biết sống nhân nghĩa, biết quan tâm lo lắng, giúp đỡ mọi người với tinh thần


“nhường cơm xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”.
Bên cạnh đó phải biết sống hịa nhập, nghĩa là sống gần gũi, chan hịa, khơng xa
lánh mọi người, khơng gây mâu thuẫn bất hịa với người khác, có ý thức tham gia
vào hoạt động chung của cộng đồng [3, tr. 91]. Sống hòa nhập thể hiện ở sự tiếp xúc
hòa hợp, hiểu biết, liên kết gắn bó đối với các thành viên khác của cộng đồng. Đây
cũng chính là cơ sở của sự hợp tác. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ
trợ lẫn nhau trong một cơng việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung [3, tr. 92].
Bởi mỗi con người ai cũng đều có những mặt mạnh và hạn chế riêng vì vậy hợp tác
sẽ hỗ trợ, bổ sung, khắc phục những hạn chế đó nhằm đem lại hiệu quả cao trong
công việc.


Trong thời đại ngày nay, sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là một phẩm chất
quan trọng của người lao động mới, là trách nhiệm cao cả đối với cộng đồng, là yêu
cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân. Chính vì vậy địi hỏi mỗi cá nhân phải tự
giác điều chỉnh hành vi của mình, nổ lực phấn đấu cho dù trong hồn cảnh nào.
- Trách nhiệm đối với tổ quốc: Tổ quốc là một phạm trù lịch sử, được cấu thành
bởi hai phương diện tự nhiên và xã hội của một quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

45


+ Về xã hội, đó là chế độ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, là nhà nước của giai
cấp thống trị xã hội. Bản chất của giai cấp thống trị và chế độ xã hội quy định bản
chất Tổ quốc. Chính điều này thể hiện rõ Tổ quốc của giai cấp nào và giai cấp nào
khơng có Tổ quốc.


Từ những vấn đề trên có thể thấy, xây dựng trách nhiệm công dân đối với tổ quốc
trước hết địi hỏi phải hình thành được lịng u nước cho thế hệ trẻ, đó "là tình u
q hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi
ích của tổ quốc” [3, tr. 96], phải khơi dậy truyền thống yêu nước thiêng liêng bao
đời nay của dân tộc để từ đó có những việc làm đúng đắn thiết thực góp phần xây


dựng và bảo vệ tổ quốc.


Như vậy, lịng u nước khơng phải là cái gì cao siêu mà ngược lại nó rất đỗi bình
dị và gần gũi, thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta như tình yêu quê hương, gia đình,
làng xóm. Chính những tình cảm bình dị, thân thiết đó được hun đúc nâng dần lên
thành lịng yêu nước. Trong các cuộc đấu tranh gian khổ chống giặc ngoại xâm và
trong công cuộc xây dựng đất nước, chính trong hồn cảnh khó khăn gian khổ đó
mọi người xích lại gần nhau, đoàn kết hơn, nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá
rách… Đó chính là cội nguồn của lòng yêu nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

46


<i> - </i>Trách nhiệm đối với nhân loại. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ con người


ngày càng được nâng cao đã đưa cuộc sống con người lên một tầm cao mới. Nhưng
lại đặt con người đứng trước những thách thức lớn. Giải quyết vấn đề này là trách
nhiệm khơng của riêng ai mà là của tồn nhân loại. Chính vì vậy cần phải xây dựng
cho học sinh ý thức trách nhiệm trước những vấn đề như bảo vệ môi trường và
phòng chống các dịch bệnh hiểm nghèo.


Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người như đất nước, khí quyển, tài ngun các loại
trong lịng đất, dưới biển, trên rừng... có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại
phát triển của con người và thiên nhiên [2, tr. 103]. Để tồn tại và phát triển, con
người phải tác động vào môi trường tự nhiên tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu
cuộc sống. Chính q trình tác động đó làm cho trình độ nhận thức con người nâng
cao nhưng đồng thời cũng làm mất đi sự cân bằng của tự nhiên. Điều này dần dần
làm cho môi trường sống như đất, nước, khơng khí… bị ơ nhiễm nặng nề. Đây cũng
chính là nguy cơ nảy sinh các loại dịch bệnh. Hiện nay có những loại dịch bệnh
như cúm gia cầm, ung thư và AIDS vẫn đang đe dọa nghiêm trọng đến sự sống của


con người dù khoa học phát triển nhưng chỉ tìm ra được một số loại thuốc có thể
hạn chế sự lây lan, truyền nhiễm.


Chính vì vậy, cần phải xây dựng cho học sinh ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi
trường, tham gia ngăn chặn, đẩy lùi các dịch bệnh bằng những việc làm cụ thể trong
cuộc sống hằng ngày góp phần khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ con
người với tự nhiên, làm cho hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân
bằng của tự nhiên.


<i> Tóm lại</i>, để xây dựng ý thức đạo đức làm nền tảng cho sự hình thành ý thức


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

47


<i><b>1.4.3. Xây dựng ý thức pháp luật</b></i>


<i> Ý thức pháp luật</i> là tồng thể các quan điểm, quan niệm, tư tưởng thịnh hành trong


xã hội về pháp luật; là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người đối với pháp
luật, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật, tính hợp pháp hay khơng hợp
pháp qua các hành vi xử sự của con người trong xã hội.


<i> Nội dung xây dựng ý thức pháp luật.</i> Xây dựng ý thức pháp luật là “sự tác động


có mục đích, có định hướng tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi
người tri thức pháp luật nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn
trọng và xử sự theo yêu cầu của pháp luật”. Đó chính là ý thức chấp hành pháp luật
"Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.


Vậy, để xây dựng ý thức pháp luật đạt hiệu quả cao, đối với học sinh bậc THPT
cần phải nắm các nội dung cơ bản như: Pháp luật là gì? Pháp luật Việt Nam quy


định cơng dân có quyền và nghĩa vụ gì? Tầm quan trọng của pháp luật đối với công
dân, xã hội như thế nào?


<i> - Pháp luật là gì?</i> Đây là khái niệm cơ bản nhất, là cơ sở để hiểu và nắm các khái


niệm khác. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã đưa ra kết luận như sau: Pháp luật
là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
bằng quyền lực nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội [47, tr. 127-128]. Để
làm rõ khái niệm này cần phải tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật:


+ Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung nên nó có tính qui phạm phổ biến.
Pháp luật có tính bao quát, rộng khắp, được áp dụng nhiều lần trong không gian và
thời gian.


+ Pháp luật được xác định chặt chẽ cả về mặt hình thức pháp lí và hình thức cấu
trúc. Pháp luật được qui định thành văn bản rõ ràng, có tên gọi xác định chỉ do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.


+ Pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà
nước nên có tính bắt buộc chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

48


luật. Mặt khác, pháp luật là hình thức thể hiện tập trung nhất ý chí của nhà nước nên
nó mang tính quyền lực đảm bảo cho pháp luật được thực hiện cả bằng phương
pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.


- Thực hiện pháp luật “là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định
của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức [5,
tr. 17]. Khi ban hành pháp luật, nhà nước mong muốn sử dụng pháp luật điều chỉnh


các quan hệ xã hội để đạt mục đích đề ra. Mục đích của sự điều chỉnh pháp luật chỉ
đạt được khi pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống thực tế. Thực
hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của quản lí nhà
nước bằng pháp luật.


Ví dụ: Trên đường phố, mọi người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại
đúng qui định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi đang có tín hiệu đèn đỏ. Đó là
việc các công dân thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.


- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:


+ Vi phạm pháp luật “là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ” [5, tr.
20]. Trong xã hội hiện nay hiện tượng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng nhiều. Vì
vậy, việc làm cho học sinh hiểu khái niệm “Vi phạm pháp luật” là rất quan trọng,
trên cơ sở đó giúp các em hiểu nhà nước có thể áp dụng các biện pháp trách nhiệm
một cách chính xác nhằm hạn chế tối đa các vi phạm pháp luật và thiết lập trật tự,
kỉ cương của xã hội.


Ví dụ: Nguyễn Văn Minh đi xe máy vượt đèn đỏ, cảnh sát giao thông buộc
Minh dừng xe để xử lí. Khi đó ta nói Minh là người vi phạm luật giao thông đường
bộ và có thể bị xử phạt hành chính.


Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu:


1/ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (làm điều pháp luật cấm, thực hiện
không đúng điều mà pháp luật cho phép, không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật đã
qui định măc dù cần phải và có thể thực hiện nghĩa vụ đó).


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

49



có khả năng nhận thức điều khiển hành vi; Có khả năng quyết định và lựa chọn cách
xử sự) thực hiện.


3/ Là hành vi có lỗi: lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể
đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi có
thể là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc là cố ý gián tiếp) hoặc là vô ý (do quá tự tin hoặc
là do cẩu thả).


+ Trách nhiệm pháp lí "có nghĩa là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu
quả bất lợi khi không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình theo
pháp luật qui định” [11, tr. 58]. Trách nhiệm pháp lý có nhiều mức độ khác nhau
tùy theo các hành vi vi phạm như: vi phạm hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật.


<i> Thứ hai, </i>vai trò của pháp luật.Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng,


pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với cơ sở hạ tầng và các bộ phận khác của kiến
trúc thượng tầng. Vì lẽ đó pháp luật có vai trị to lớn trong đời sống xã hội. Vai trò
của pháp luật được thể hiện trên nhiều phương diện nhưng có thể tập trung ở những
mặt sau:


- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. Một đất nước giàu mạnh,
một xã hội văn minh dân chủ thì trước hết xã hội đó phải có kỉ cương, trật tự và ổn
định. Muốn vậy nhà nước phải quản lý có hiệu quả mọi mặt của đời sống xã hội
bằng nhiều phương tiện trong đó pháp luật là phương tiện quản lí hữu hiệu nhất.
Chính vì vậy pháp luật có vai trị quan trọng đối với nhà nước như sau:


+ Pháp luật là phương tiện hữu hiệu để nhà nước thực hiện chức năng tổ chức,
quản lí kinh tế.



+ Pháp luật là phương tiện để nhà nước giữ vững an ninh, chính trị bảo đảm trật tự
an toàn xã hội.


+ Pháp luật là phương tiện hoàn thiện chủ thể quản lí. Muốn vậy, chỉ có thể thực
hiện trên cơ sở những nguyên tắc và qui định cụ thể của pháp luật. Pháp luật qui
định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo cho
nhà nước được tổ chức gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

50


- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình: Ở nước ta các quyền về con người (kinh tế, chính trị, văn hóa ...)
được tơn trọng, được qui định trong Hiến pháp và pháp luật. Thông qua các qui
định đó cơng dân thực hiện các quyền của mình.


<i><b> </b></i>Pháp luật qui định các quyền và nghĩa vụ của công dân, chỉ ra cách thức để cơng


dân thực hiện các quyền đó, cũng như trình tự thủ tục pháp lí để cơng dân yêu cầu
nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Mặt khác,
pháp luật còn qui định các biện pháp ngăn chặn, trừng trị những hành vi xâm phạm
đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.


Chính vì vậy, bất kể là ai, dù làm việc gì, ở đâu, cũng phải làm đúng theo pháp
luật. Đó là chuẩn mực để đánh giá một công dân tốt, một xã hội lành mạnh, một đất
nước phát triển.


<i> Thứ ba</i>, Một số nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của cơng dân<i>. </i>


- Quyền bình đẳng của công dân là quyền thiêng liêng cơ bản nhất của con người.
Quyền bình đẳng của con người được thực hiện ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội, mà


trước tiên và cơ bản nhất là quyền bình đẳng trước pháp luật.


+ Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi cơng dân nam, nữ thuộc các dân tộc,
tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong
hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp
luật. Quyền của công dân không tách rời với nghĩa vụ của công dân, tuy nhiên trên
thực tế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơng dân cịn phụ thuộc vào khả năng,
hoàn cảnh cụ thể của mỗi cá nhân. Thực hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là
điều kiện cho cơng dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, làm cho pháp luật được tôn
trọng và thực hiện một cách nghiêm minh, công bằng ở mọi nơi, không phân biệt
chức vụ, địa vị, tầng lớp và nghề nghiệp... [11, tr. 74-76].


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

51


đẳng của công dân được qui định và bảo vệ bằng pháp luật đã và đang thể hiện bản
chất ưu việt của chế độ ta, đó là động lực quan trọng trong cơng cuộc xây dựng
CNXH. Bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được thể
hiện một số lĩnh vực cơ bản sau:


Bình đẳng trong Hơn nhân và Gia đình có nghĩa là bình đẳng về nghĩa vụ giữa vợ
và chồng, giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở ngun tắc dân chủ, cơng
bằng tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các quan hệ ở phạm vi gia
đình và xã hội [5, tr. 33]. Để thực hiện quyền bình đẳng trong gia đình cần phê phán
một số quan điểm gia trưởng, quan điểm trong gia đình một chiều, thiếu dân chủ.
Bình đẳng trong lao động là "bình đẳng giữa mọi cơng dân trong thực hiện quyền
lao động thơng qua tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người lao động và người sử
dụng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong mọi cơ quan,
doanh nghiệp trong phạm vi cả nước" [5, tr. 35]. Sự bình đẳng đó của công dân
được pháp luật ghi nhận trong Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp...



Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tơn giáo. Quyền này xuất phát từ quyền con
người. Nước ta là một nước nhiều dân tộc và có nhiều tơn giáo, đây là cơ sở để đồn
kết giữa các dân tộc và các tôn giáo.


<i> Tóm lại</i>, quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng của con người, trong xã hội ta mọi


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

52


+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong các quyền tự do cá nhân quan
trọng nhất được ghi nhận ở Điều 71 của Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hóa ở
Điều 6 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Cơng dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể có nghĩa là khơng ai bị bắt, nếu khơng có quyết định của Tòa án,
quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp tội phạm đang bị truy
nã. Việc qui định quyền này nhằm trừng trị những người tùy tiện bắt người trái qui
định của pháp luật, nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mỗi người.


+ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Cá nhân là một con người cụ thể có những nét riêng về cả thể chất lẫn tinh thần vì
vậy pháp luật khơng chỉ qui định quyền bất khả xâm phạm về thân thể mà còn qui
định quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Có nghĩa là cơng dân được bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh
dự, nhân phẩm, khơng ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm người khác.


Đối với mỗi một con người thì tính mạng và sức khỏe có vai trị hết sức quan
trọng, nó làm tiền đề cho tất cả các hoạt động của con người, nếu tính mạng và sức
khỏe của con người bị đe dọa thì xã hội sẽ mất ổn định, thiếu lành mạnh. Chính vì
lẽ đó pháp luật Việt Nam đưa ra các điều qui định [Điều 104,108 của Bộ luật Hình
sự] nhằm nghiêm cấm các hành vi làm tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của người
khác, bất kể họ là ai, là người có quyền hay một người bình thường trong xã hội.


Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác là trái với đạo đức
và vừa là vi phạm pháp luật, phải bị xử theo pháp luật. Việc pháp luật qui định
quyền này nhằm xác định địa vị pháp lí của cơng dân trong mối quan hệ với người
khác, bảo vệ và tơn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công
dân, đề cao nhân tố con người trong nhà nước Pháp quyền XHCN. Đây là thể hiện
bản chất ưu việt của chế độ XHCN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

53


pháp luật Việt Nam qui định công dân được bảo vệ về chỗ ở và được bảo đảm an
toàn và bí mật thư tin, điện thoại và điện tín. Đó là những phương tiện rất cần thiết
trong cuộc sống được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy
pháp luật bảo vệ các quyền đó.


+ Quyền tự do ngơn luận được thể hiện qua nhiều hình thức: Cơng dân có thể trực
tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp hoặc có thể viết bài đăng báo, có thể góp ý
kiến, kiến nghị về Đại biểu quốc hội. Quyền tự do ngôn luận là quyền không thể
thiếu trong một xã hội dân chủ, là chuẩn mực của xã hội mà trong đó cơng dân có
quyền làm chủ thực sự là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích
cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.


+ Quyền dân chủ của cơng dân: Gồm có các quyền cơ bản như Quyền bầu cử và
ứng cử vào các cơ quan Đại biểu nhân dân; quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã
hội; quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. Việc thực hiện các quyền này tạo cơ sở
pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để
nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
chính mình và ngăn chặn việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của nhà nước,
tổ chức và cơng dân.


Cơng dân có quyền bình đẳng, có quyền tự do cá nhân, có quyền dân chủ, tất cả


các quyền này thực chất hướng đến bảo vệ những giá trị cơ bản của công dân,
không những thế cơng dân cịn được học tập sáng tạo và phát triển. Tất cả các
quyền đó đều được pháp luật ghi nhận. Mục đích cao cả nhất của sự phát triển là
chăm lo và tạo điều kiện cho con người phát triển để họ trở thành các chủ nhân
tương lai của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

54


+ Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm
tịi suy nghĩ để đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật hợp lí hố
sản xuất; quyền sáng tác văn học nghệ thuật, khoa học. Pháp luật Việt Nam một mặt
khuyến khích tự do sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ, mặt khác luôn bảo
vệ quyền sáng tạo của công dân. Quyền sáng tạo này được thực hiện với mọi đối
tượng và mọi ngành nghề.


+ Quyền phát triển của công dân. Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin sự
vật hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Con người là trung tâm của sự phát
triển, để tạo cơ sở cho con người phát triển, pháp luật Việt Nam thừa nhận cơng dân
có quyền phát triển. Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong
môi trường tự nhiên và xã hội lành mạnh, có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể
chất, trí tuệ, đạo đức, có đời sống đầy đủ về vật chất, được học, được nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí, tham gia hoạt động văn hóa; được chăm sóc sức khỏe, được khuyến
khích và phát triển tài năng.


Đây chính là những quyền cơ bản của mỗi con người, là cơ sở, điều kiện để con
người được phát triển tồn diện, trở thành cơng dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ai thực hiện tốt các quyền này có
thể trở thành nhân tài cho đất nước. Chỉ có trong xã hội ta là XHCN thì mới có khả
năng thực thi thực sự các quyền này. Điều này đã thể hiện bản chất tốt đẹp của xã
hội ta



<i> Tóm lại</i>, Pháp luật là công cụ của nhà nước và công dân, nhà nước và công dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

55


<b> Tiểu kết chƣơng 1 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

56


<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>XÂY DỰNG Ý THỨC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT Ở HÀ TĨNH </b>
<b>HIỆN NAY: THỰC TRẠNG - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP </b>


<b>2.1. Thực trạng xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ở thành phố </b>
<b>Hà Tĩnh </b>


<i><b>2.1.1. Giáo dục ở thành phố Hà Tĩnh và thái độ của giáo viên đối với việc xây </b></i>
<i><b>dựng ý thức công dân cho học sinh THPT </b></i>


Hà Tĩnh với vị trí địa kinh tế trên đường ra Bắc, vào Nam, là địa bàn trọng điểm
kinh tế của miền Trung với nhiều khu kinh tế lớn đã tạo nên sự phát triển và hiện
đại hoá nhanh, mạnh của tỉnh. Từ một tỉnh thuần nơng, kinh tế cịn nghèo, đến nay
Hà Tĩnh đã trở thành điểm sáng của cả nước về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội,
thu hút các dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngồi, sản xuất cơng nghiệp, nơng
nghiệp, du lịch, dịch vụ... Chính những thành tựu quan trọng ấy là cơ sở đầy thuyết
phục để Hà Tĩnh được Chính phủ quy hoạch vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc miền
Trung. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển, bứt phá trong giai đoạn tiếp
theo của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm đưa Hà Tĩnh trở thành
tỉnh cơng nghiệp. Có thể nói, đây cũng là điều kiện thuận lợi để ngành giáo dục Hà


Tĩnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua hoạt động giáo dục và đào tạo. Tuy
nhiên, mặt trái của q trình đơ thị hóa là các vấn nạn xã hội có nguy cơ phát triển,
ảnh hưởng xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ của Hà Tĩnh,
nhất là học sinh trung học phổ thông.


Thành phố Hà Tĩnh là thành phố duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay nằm trên trục
đường Quốc lộ 1A gồn có 16 đơn vị trực thuộc, trong đó nội thành có 10 phường và
ngoại thành có 6 xã. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, mạng lưới trường
lớp trong thành phố được mở rộng và cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em
nhân dân. Hà Tĩnh là thành phố nhỏ diện tích 56,19km2<sub>, dân số không nhiều, nhưng </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

57


không như nhau, nhưng nhìn chung, những năm qua học sinh PTTH trên địa bàn
thành phố đã có nhiều nỗ lực trong học tập, lĩnh hội tri thức, làm hành trang bước
vào cuộc đời. Một bộ phận học sinh đã phấn đấu không ngừng trong học tập, khơng
ít em đã vượt qua hồn cảnh khó khăn để trở thành những con ngoan trò giỏi, tạo ra
những bứt phá trong học tập, khẳng định tài năng của mình. Liên tục 5 năm học trở
lại đây, năm nào thành phố cũng có học sinh đạt giải thưởng học tập cấp tỉnh;
trường THPT Phan Đình Phùng ln xếp thứ 2 về số lượng học sinh giỏi; trường
THPT Chuyên Hà Tĩnh là trường luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động của toàn tỉnh.
Trong năm học 2013 - 2014 có 92 học sinh giỏi cấp quốc gia và 101 học sinh giỏi
cấp tỉnh. Đặc biệt xuất sắc là em Võ Anh Đức đạt HCV IMO 2013 và đã được Hội
Toán học Việt Nam đã quyết định trao Giải thưởng Toán học Lê Văn Thiêm [38].
Đây chính là điểm sáng về thành tích học tập của giáo dục thành phố Hà Tĩnh nói
riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.


Bên cạnh việc phấn đấu vươn lên học giỏi, đa số học sinh xác định được thái độ
học tập đúng đắn, sống lành mạnh, có đạo đức trong sáng, hồn nhiên như lứa tuổi
của các em, có tinh thần đồn kết tương thân tương ái, có ý thức trách nhiệm trước


bản thân, gia đình và cộng đồng, chấp hành tốt nội quy trường học.


Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh có kết quả học tập và rèn luyện tốt, thì vẫn
cịn khá đơng học sinh có kết quả học tập trung bình, tỉ lệ học sinh giỏi, khá giảm, tỉ
lệ học sinh có học lực yếu, kém tăng. Một bộ phận học sinh chưa có thái độ học tập
đúng đắn, ít quan tâm đến các sinh hoạt tập thể, chưa nhận thức rõ trách nhiệm của
mình đối với bản thân, gia đình và xã hội nên ý chí phấn đấu không cao, không
chăm chỉ học tập, không chịu rèn luyện kỷ luật. Đáng lo ngại là một bộ phận không
nhỏ học sinh đã tỏ thái độ bàng quang, thờ ơ với những người xung quanh. Chính
điều này đã gây những trở ngại lớn cho hoạt động giáo dục, nhất là vấn đề xây dựng
ý thức công dân trong học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

58


vụ tổng quát, bao trùm là những chính sách lớn về phát triển nguồn nhân lực thông
qua hiệu quả của giáo dục và đào tạo phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,
phục vụ q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.
Học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh cũng mang những đặc điểm của lứa tuổi về
cơ thể, về tự ý thức, về vai trò và vị trí xã hội trong các hoạt động học tập, các em
đều nằm trong độ tuổi từ 15 đến 18 và đang theo học ở các trường THPT. Dưới góc
độ tâm lý học, sự phát triển tâm lý của học sinh THPT có những biến đổi lớn cả về
lượng và chất. Từ sự biến đổi lớn về giao tiếp xã hội... Cùng với sự tích lũy kinh
nghiệm vốn tri thức phong phú đã giúp cho quá trình nhận thức của các em có sự
phát triển mới về chất góp phần tạo nên sự hồn thiện về trí lực cũng như thể lực.
Dưới sự tác động của môi trường sống, lứa tuổi học sinh THPT có nhiều thay đổi
địi hỏi phải có những hiểu biết về thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan
hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội. Các em muốn thể
hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo, tìm mọi cách để người
khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật. Bên cạnh những đặc điểm
chung đó thì học sinh THPT thành phố Hà Tĩnh có những đặc điểm riêng.



<i> Thứ nhất là về hoàn cảnh và điều kiện sống:</i> Là một thành phố mới, lại đang trên


đà hội nhập, so với trong tỉnh thì đây là nơi hội tụ của sự phát triển, phương tiện
giao thông tấp nập, phương tiện thơng tin đại chúng được hiện đại hóa, là nơi có hệ
thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển. Chính điều này đã tác động khơng nhỏ đến
q trình giáo dục, xây dựng ý thức cơng dân trong học sinh. Một số gia đình khá
giả, có điều kiện nên các em được cung cấp khá đầy đủ về vật chất và tinh thần
phục vụ cho nhu cầu học tập của mình như máy tính, điện thoại, internet, sách vở,
tài liệu tham khảo... Điều này một mặt giúp các em có điều kiện, khả năng học tập
tốt hơn, tiếp thu thông tin nhanh hơn. Nhưng mặt khác cũng gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực đối với các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

59


huynh cịn khốn trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường. Họ nghĩ rằng cứ đáp
ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con cái là đã hồn thành trách nhiệm của mình rồi. Từ
đó dẫn đến việc các em có những biểu hiện, hành vi tiêu cực, đi ngược với chuẩn
mực đạo đức chung của xã hội như: Có nhiều em học sinh nói dối cha mẹ đi học
thêm nhưng thực chất là bỏ giờ, trốn học chơi game, rồi nói tục, chửi thề và gây gổ
đánh nhau, vô lễ thiếu tôn trọng thầy cô, trộm cắp, gian lận trong kiểm tra thi cử.
Đây là những em chưa có ý thức trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình.
Bên cạnh đó có những gia đình điều kiện kinh tế khó khăn thu nhập thấp nên bản
thân các em ngồi giờ học cịn phải lao động phụ giúp gia đình cho nên thời gian
dành cho việc học tập còn hạn chế, cộng với việc các em khơng có điều kiện mua
sách vở, tài liệu và các phương tiện phục vụ học tập. Đây chính là thiệt thịi lớn cho
các em. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập cũng như việc xây
dựng ý thức công dân của các em.


<i> Thứ hai là về môi trường sống</i>: ở thành phố Hà Tĩnh các trường THPT đều đóng



</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

60


Do xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống mà việc xây dựng ý thức
cơng dân cho học sinh địi hỏi phải có sự quan tâm sâu sát, có các biện pháp phối
hợp chặt chẽ từ các lực lượng giáo dục trong gia đình, nhà trường và tồn xã hội,
tận dụng được những thế mạnh của các lực lượng giáo dục nhằm hỗ trợ, bổ sung
cho nhau để từ đó góp phần quan trọng vào q trình hình thành và phát triển nhân
cách của các em đúng đắn, đầy đủ và vững chắc đáp ứng yêu cầu của người công
dân mới.


Như đã biết nhiệm vụ của nhà trường phổ thông là phải đào tạo thế hệ trẻ thành
những người lao động có học thức, có phương pháp làm việc sáng tạo, có tinh thần
đổi mới, sẵn sàng hội nhập, năng động, sáng tạo và có trách nhiệm. Đây cũng chính
là cơ sở xã hội để xây dựng ý thức công dân.


Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và tâm lý, cảm
xúc và trí tuệ, có khả năng nhận thức bản thân như năng lực, điểm mạnh, điểm
yếu... Ý thức tự trọng cao, các em thường không thể chịu nỗi những lời lẽ nặng nề
hay sự xúc phạm... Đối với học sinh lớp cuối cấp đã bắt đầu bước sang tuổi trưởng
thành, vì vậy đây là lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú như tình cảm bạn bè, gia
đình, dân tộc... có lịng nhân ái, biết sống có tình nghĩa, có ý thức làm việc thiện,
giàu ước mơ hoài bão và sống rất lãng mạn. Nhưng ý thức tổ chức, kỹ luật và trách
nhiệm cơng dân chưa hồn thiện, định hướng chính trị cịn mờ nhạt. Thường hay
đua đòi, chạy theo cái mới, dễ bị sa vào những biểu hiện tiêu cực, phản giá trị đạo
đức xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

61


Ý thức cơng dân được hình thành từ ba yếu tố đó là ý thức chính trị - tư tưởng, ý


thức đạo đức, ý thức pháp luật. Vì vậy khi xem xét việc xây dựng ý thức công dân
cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh cần phải khảo sát thực trạng đó ở ba góc
độ nêu trên. Về phương pháp, để nắm được thực trạng về xây dựng ý thức công dân,
cụ thể là để biết được nhận thức, trách nhiệm của giáo viên và tinh thần, thái độ,
tình cảm của học sinh trong việc xây dựng ý thức công dân, tác giả đã phát phiếu
điều tra cho 100 giáo viên và 500 học sinh tại 3 trường THPT và 1 trung tâm giáo
dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.


<i> * Nhận thức của giáo viên thành phố Hà Tĩnh về xây dựng ý thức công dân cho </i>
<i>học sinh THPT </i>


Để hiểu rõ được nhận thức, trách nhiệm và nắm bắt được phương pháp xây dựng
ý thức công dân của giáo viên cho học sinh như thế nào, tác giả đã tiến hành điều tra
khảo sát theo mẫu [ Phụ lục 1] Và kết quả thu được như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

62


Đối với câu hỏi 3: Có khoảng 70% giáo viên khẳng định hiện nay ý thức công
dân trong học sinh THPT đang có chiều hướng xuống cấp nghiêm trọng nguyên
nhân là do: “Ảnh hưởng tiêu cực của xã hội trong đó có sự tác động của kinh tế thị
trường”, “Thiếu sự quan tâm của gia đình”, “Do sự biến đổi tâm lý lứa tuổi”, “Bản
thân thiếu rèn luyện, thiếu ý chí phấn đấu”. Bên cạnh đó có hơn 50% giáo viên có
cách nhìn nhận thẳng thắn, khách quan đó là ngồi những lý do trên, còn nguyên
nhân quan trọng là do một số giáo viên đang còn thiếu trách nhiệm, chưa quan tâm
nhiều đến đến vấn đề xây dựng ý thức công dân cho học sinh, chưa có biện pháp
giáo dục phù hợp.


Đối với câu hỏi 4: Có đến 48% giáo viên khẳng định rằng để xây dựng ý thức
công dân cho học sinh chỉ cần qua các nội dung bài học trong môn GDCD là đủ, có
hơn 50% giáo viên có ý kiến khác đó là: Ngoài những nội dung bài học cụ thể trong


mơn GDCD thì cịn phải kết hợp lồng ghép ở các môn học khác như Văn, Sử, Địa,
Sinh... và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.


<i><b>2.1.2. Thực trạng ý thức công dân và giáo dục ý thức công dân cho học sinh </b></i>
<i><b>THPT qua góc nhìn của chính các em</b></i>


Để nắm bắt được thực trạng tinh thần, thái độ, tình cảm của học sinh đối với việc
xây dựng ý thức công dân như thế nào và ý thức thực hiện trách nhiệm cơng dân
của mình ra sao, tác giả đã tiến hành điều tra trên cả ba lĩnh vực cụ thể như sau:


* <i>Thực trạng về ý thức chính trị - tư tưởng </i>


Để trở thành một công dân tốt việc đầu tiên là phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi
chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là yêu cầu cơ bản đối với
người công dân trong xã hội mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

63


người thân, bạn bè và những người xung quanh luôn nghiêm chỉnh chấp hành tốt
các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Đó mới là việc làm cần thiết.
Để biết được ý thức chính trị - tư tưởng của học sinh THPT thành phố Hà Tĩnh,
tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra theo mẫu câu hỏi ở [ Phụ lục 2] và kết quả
thu được như sau:


Đối với câu hỏi 1: Khi được hỏi có cần thiết phải đưa nội dung các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước vào chương trình học phổ thơng hay khơng thì
chỉ có 35% học sinh trả lời là nên đưa vào chương trình học trong nhà trường, còn
khoảng 60% cho rằng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
khơ khan và khó lại chưa cần thiết.



Đối với câu hỏi 2: Có khoảng 30% học sinh cảm thấy hứng thú khi học các bài về
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, còn 50% học sinh cho rằng các
tiết học về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước khơ khan, khó hiểu nên
thường dễ gây chán nản.


Đối với câu hỏi 3: khi được hỏi em đã bao giờ tự mình tìm hiểu các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thì chỉ có khoảng 15% khẳng định là em đã
tự mình tìm hiểu về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Còn lại hầu
hết các em cho rằng những tài liệu này thường khô khan, với lại vì đây là mơn phụ
nên các em ít quan tâm, hầu hết các em chỉ chú trọng những tài liệu ôn thi đại học.
Đối với câu hỏi 4: Với câu hỏi gia đình em đã bao giờ làm trái các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thì có đến 70% học sinh trả lời gia đình em
chưa bao giờ làm trái, còn lại một số học sinh trả lời rất thật em cũng không rõ nữa.
Đối với câu hỏi 5: Khi hỏi nếu em nhìn thấy bạn mình xả rác bừa bãi trong lớp
học em sẽ làm gì thỉ có 20% học sinh khẳng định em sẽ ngăn cản, góp ý, khun
bạn khơng nên làm như vậy. Cịn lại khơng có câu trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

64


Đối với câu hỏi 7: Với câu hỏi em đã bao giờ tham gia tuyên truyền các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong gia đình và ở địa phương em chưa
thì chỉ có 20% học sinh trả lời mình đã từng tham gia tuyên truyền các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước trong gia đình và ở địa phương vì các em tham
gia vào đội thanh niên tình nguyện, cịn lại hầu như chưa.


Đối với câu hỏi 8: Với câu hỏi này có 70% học sinh khẳng định bản thân em
thường xuyên có những việc làm thiết thực để góp phần bảo vệ những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta như: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; cần cù trong lao
động; sống nhân nghĩa... Số còn lại cho rằng mình có làm nhưng chưa nhiều.



Đối với câu hỏi 9: Khi được hỏi em có nhận xét gì trước tình trạng hầu hết học
sinh khi tan học xả rác bừa bãi, không tắt điện, quạt trong các trường học hiện nay
thì có đến 68% học sinh đã phê phán, lên án những hành vi này vì nó khơng những
gây ơ nhiễm mơi trường, lãng phí của cơng mà cịn vi phạm chính sách bảo vệ tài
ngun mơi trường của Đảng và Nhà nước ta, cịn lại khơng có ý kiến gì.


Qua kết quả trả lời các phiếu điều tra cho thấy hầu hết các em đều có ý thức tơn
trọng, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng một cách tự giác. Hầu hết các
em đều nhận thức được việc làm nào đúng, việc làm nào sai, đi ngược với lợi ích
quốc gia dân tộc, trái với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Đồng thời
biết lên án, phê phán nhưng hành vi sai phạm. Tuy nhiên vẫn đang cịn có nhiều em
chưa có thói quen, hứng thú tìm hiểu các chủ trương chính sách của Đảng và nhà
nước nên chưa thấy được vai trị, ý nghĩa của nó đối với lợi ích cá nhân cũng như
gia đình và xã hội.


* <i>Thực trạng về ý thức đạo đức</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

65


Đối với câu hỏi 1: Khi được hỏi em đã bao giờ tự giác điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mà em đã được học chưa thì chỉ có
32% em khẳng định rằng em thường tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo các
chuẩn mực đạo đức, còn lại hầu hết các em thực hiện hành vi của mình theo ý muốn
chủ quan của bản thân hoặc theo sự hướng dẫn của người lớn.


Đối với câu hỏi 2: Có 55% học sinh cảm thấy hứng thú khi học các tiết học đạo
đức, các em cho rằng có những bài học rất thiết thực bổ ích nhằm giúp các em trong
việc hoàn thiện nhân cách, số các em cịn lại có thái độ bình thường hoặc khơng để
ý vì đây là mơn phụ.



Đối với câu hỏi 3: Có 80% học sinh cho rằng khơng chỉ trong q trình học tập
mà ngay cả trong cuộc sống hằng ngày em chưa bao giờ có những hành vi vơ lễ hay
là thiếu tơn trọng đối với thầy cô giáo.


Đối với câu hỏi 4: Chỉ có 28% học sinh khẳng định rằng nếu như em làm một việc
sai nhưng bố mẹ khơng biết em vẫn tự giác nói với bố mẹ và xin lỗi bố mẹ, còn lại
hầu hết các em cho rằng nếu bố mẹ không biết thì nên im lặng.


Đối với câu hỏi 5: Chỉ có 25% học sinh khẳng định em chưa bao giờ gian lận
trong kiểm tra, thi cử, số còn lại thì cho rằng thỉnh thoảng có sử dụng tài liệu hoặc
quay cóp, chép bài của bạn.


Đối với câu hỏi 6: Có 72% học sinh cho rằng khi em làm sai một việc nào đó bản
thân cảm thấy rất hối hận và day dứt.


Đối với câu hỏi 7: Với câu hỏi khi nhìn thấy bạn mình làm việc xấu em có ngăn
cản và khun bạn khơng thì chỉ có khoảng 46% khẳng định em đã từng khuyên,
ngăn cản bạn mình khi thấy bạn làm việc xấu.


Đối với câu hỏi 8: Khoảng 45% học sinh khẳng định em chưa bao giờ nói tục hay
chửi bậy, số còn lại các em thừa nhận đã có nhưng thỉnh thoảng. Đặc biệt vấn đề
này có khoảng 17% học sinh tự nhận đây là một thói quen, câu cửa miệng bản thân
tự nhận thấy không tốt nhưng chưa sửa chữa được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

66


hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của một người con trong gia đình, mặc dù chưa
thật tự giác và kết quả chưa cao.


Đối với câu hỏi 10: Với câu hỏi em có nhận xét gì về tình hình đạo đức trong học


sinh hiện nay thì có hơn 90% học sinh đều cho rằng tình trạng vi phạm đạo đức ở
học sinh ngày càng nhiều, có những trường hợp rất nghiêm trọng cần phải có những
biện pháp xử lý, giáo dục nghiêm khắc và kịp thời.


Qua kết quả điều cho thấy hầu hết các em đều nhận thức được hành vi đạo đức
của mình, coi đó là một trong những yếu tố căn bản để hình thành và phát triển nhân
cách của bản thân. Hầu hết các em đã có ý thức tự giác thực hiện trách nhiệm, nghĩa
vụ đạo đức của một người con trong gia đình, một học sinh khi đến trường và một
công dân trong xã hội. Biết tôn trọng thầy cô giáo, biết nhận lỗi, biết hối hận, day
dứt khi làm việc sai trái và đặc biệt biết lên án, ngăn cản khuyên nhủ khi thấy bạn
làm việc xấu. Đây là những điều đáng mừng, là nền tảng góp phần vào việc xây
dựng ý thức đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn đang cịn có nhiều
em ý thức tự giác chưa cao, tình trạng gian lận, nói dối, nói tục, chửi bậy vẫn đang
còn diễn ra, nhiều em phạm lỗi vẫn đang cố tình che dấu, biện minh, bao che cho
bạn, coi đó là việc bình thường, cảm giác hối hận hay cắn rứt lương tâm hầu như
không xuất hiện. Đây là một trong những thành phần góp phần làm cho tình trạng
đạo đức ngày càng xuống cấp trong học sinh.


* <i>Thực trạng về ý thức pháp luật</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

67


Để biết được ý thức pháp luật của học sinh THPT thành phố Hà Tĩnh, tác giả đã
tiến hành phát phiếu điều tra theo mẫu câu hỏi [ Phụ lục 4] và kết quả thu được
như sau:


Đối với câu hỏi 1: Khi được hỏi có cần thiết phải đưa nội dung giáo dục pháp luật
vào chương trình học phổ thơng hay khơng thì có đến 78% học sinh trả lời là nên
đưa vào chương trình học trong nhà trường, số cịn lại thì cho rằng đưa cũng được
mà không đưa cũng được vì các em thấy chưa cần thiết, lúc này các em cần tập


trung thời gian học kiến thức những môn học phục vụ cho thi tốt nghiệp và đại học.
Đối với câu hỏi 2: Có khoảng 55% học sinh khẳng định sau mỗi tiết học pháp luật
các em rút ra được nhiều điều bổ ích cho bản thân như giúp các em biết được những
điều gì bản thân mình được làm, khơng được làm và phải làm để từ đó điều chính
hành vi của mình.


Đối với câu hỏi 3: Với câu hỏi em đã bao giờ tự mình tìm hiểu những kiến thức
pháp luật chưa thì có khoảng 17% khẳng định là đã tự mình tìm hiểu về một văn
bản pháp luật. Nhưng khi được hỏi thêm các em đều trả lời rằng: Tại gia đình các
em hầu như khơng có một cuốn sách luật nào cả, ngay ở thư viện nhà trường những
tài liệu này cũng rất ít, chẳng mấy ai khuyến khích các em tìn hiểu sách luật. Đây là
một thực trạng chung, hầu hết các em chỉ chú trọng những tại liệu ôn thi đại học.
Đối với câu hỏi 4: Chỉ khoảng 20% em khẳng định bản thân có đối chiếu hành vi
của mình với các quy phạm pháp luật, cịn lại hầu hết các em thực hiện hành vi của
mình theo ý muốn chủ quan của bản thân hoặc theo sự hướng dẫn của người lớn.
Đối với câu hỏi 5: Với câu hỏi này có đến 80% học sinh trả lời mình đã từng có
hành vi vi phạm pháp luật nhưng chủ yếu là vi phạm luật giao thông đường bộ như
vượt đèn đỏ, dàn hang ngang, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.


Đối với câu hỏi 6: Khi được hỏi em đã bao giờ tham gia tuyên truyền pháp luật
trong gia đình và ở địa phương em chưa thì chỉ có 20% em trả lời rằng mình đã từng
tham gia, cịn lại hầu như không để ý đến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

68


Đối với câu hỏi 8: với câu hỏi hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội
ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm của hành vi ngày càng nghiêm trọng em có thái
độ như thế nào trước tình trạng đó thì có đến 92% học sinh cho rằng cần phải xử lý
nghiêm minh, kịp thời để làm gương, răn đe và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi
người.



Đối với câu hỏi 9: Có đến 85% học sinh trả lời không tố cáo nếu biết một hành vi
vi phạm pháp luật vì các em cho rằng không liên quan đến bản thân, hơn nữa các
em sợ tố cáo sẽ bị trả thù, sẽ gây ra những phiền toái cho bản thân và gia đình. Đây
là một vấn đề khiến chúng ta lo lắng và thực sự quan tâm, bởi tố cáo là một trong
những quyền cơ bản của công dân và đây cũng là trách nhiệm của công dân trong
việc xây dựng và bảo vệ các quan hệ xã hội được tốt đẹp. Nhưng với tư duy, cách
suy nghĩ trên sẽ tạo cơ hội cho cái xấu trong xã hội phát triển và nó sẽ lấn át các giá
trị tốt đẹp trong xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

69


<b>2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong xây dựng ý thức công </b>
<b>dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh. </b>


Q trình xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh có
những ưu điểm và hạn chế trên là do có những nguyên nhân tích cực và nguyên
nhân hạn chế tác động. Qua quá trình khảo sát điều tra tác giả đã tìm ra được những
nguyên nhân cơ bản sau:


<i><b>2.2.1</b></i>. <i><b>Nguyên nhân của thành tựu trong giáo dục ý thức công dân cho học sinh </b></i>


<i><b>THPT ở thành phố Hà Tĩnh. </b></i>


Ở các em ln có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo
đức, xác định được mục đích sống có lý tưởng phù hợp với các chuẩn mực chung
của xã hội. Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Khi
đang ngồi trên ghế nhà trường các em đã xác định được mục tiêu lập thân lập
nghiệp. Bên cạnh thái độ học nghiêm túc, các em nắm bắt nhanh những diễn biến,
xu hướng trong nước và quốc tế. Trong đó vấn đề xây dựng ý thức cơng dân cũng


được các em quan tâm.


Đối với mỗi con người, mơi trường gia đình là cái nơi đầu tiên giáo dục và hình
thành nhân cách, giáo dục truyền thống của gia đình Việt Nam. Khi điều kiện kinh
tế, xã hội phát triển, nhận thức về xã hội được nâng lên, các gia đình quan tâm nhiều
hơn đến con cái. Mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên họ tạo điều tốt nhất để
con cái phát triển toàn diện bản thân. Chính điều đó đã góp phần giúp thế hệ trẻ
ngày nay tự tin, năng động và nhạy bén với thời cuộc. Đây chính là điều kiện thuận
lợi để góp phần xây dựng ý thúc công dân hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

70


Ngoài ra ở trong nhà trường đã đặc biệt chú trọng việc xây dựng ý thức công dân
cho học sinh, thông qua các giờ dạy chính khóa mơn GDCD đã trang bị cho các em
những kiến thức cơ bản về lĩnh vực chính trị - tư tưởng, đạo đức, pháp luật, đồng
thời được lồng ghép, tích hợp vào các mơn học liên quan, qua các hoạt động ngoại
khóa, các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật… Chính những điều này đã phần nào giúp
các em có những kiến thức, hiểu biết cơ bản về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
cơng dân. Khơng những vậy nhà trường cịn phối hợp chặt chẽ với gia đình và các
tổ chức xã hội khác trên địa bàn để quản lý và giáo dục học sinh đạt kết quả tốt hơn.
Việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh qua các phương tiện thông tin đại
chúng như đài truyền hình, tờ rơi, báo chí và các loa đài phát thanh tại địa phương
cũng có những tác động tích cực đến việc hình thành ý thức cơng dân cho học sinh.
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học được nâng lên tầm cao mới, tri thức ngày
càng được mở rộng đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân nâng cao sự hiểu biết của
mình. Đặc biệt đối với học sinh THPT là lứa tuổi tiếp cận nhanh với tri thức mới,
các em sẽ ý thức được tầm quan trọng về vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ
của mỗi cơng dân để từ đó hình thành nên ý thức cơng dân, nghiêm chỉnh chấp hành
các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tự giác điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.



Trong những năm gần đây các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đã không ngừng được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh,
thực tiễn đất nước. Những hành vi vi phạm các chủ trương, đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước đã được xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan, dân chủ,
còn những hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội bị dư luận lên án mạnh
mẽ gay gắt. Điều đó đã tạo được niềm tin cho mọi người và là bài học đắt giá để các
em học sinh phòng tránh.


<i><b>2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục ý thức công dân cho </b></i>
<i><b>học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

71


<i> Về phía học sinh: </i>Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này phát triển


chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tinh thẩn, là lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh
mẽ về tâm sinh lý, thiếu ốn định, bồng bột, thích khẳng định mình hoặc muốn
chứng tỏ sự trưởng thành của bản thân, Một số khác do tâm lý chưa chín chắn,
hành động còn mang tính nhất thời, khơng lường trước được hậu quả của những
việc làm của bản thân. Trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống của các em còn nhiều
hạn chế, khả năng làm chủ bản thân “sức đề kháng”, bản lĩnh còn yếu trước những
tác động tiêu cực từ mơi trường bên ngồi nên dễ bị kích động, lơi kéo vào những
việc xấu.


Thực tế cho thấy, học sinh THPT thành phố Hà Tĩnh hiện nay thường khơng chủ
động, tích cực trong việc tự giác nâng cao ý thức cơng dân, tính thụ động trong quá
trình tự giáo dục của các em thể hiện trên mọi phương diện và ở mọi nơi trong gia
đình, nhà trường và ngồi xã hội. Các em thường khơng tự giác tìm hiểu các chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không tự giác điều chỉnh hành


vi của mình cho phù hợp các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Vì vậy ít nhận diện
được những điều đó trong cuộc sống.


<i> Về phía gia đình: </i>Hiện nay nhiều bậc cha mẹ chưa xác định được vai trò, trách


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

72


Bên cạnh đó có những gia đình hồn cảnh kinh tế khó khăn, con cái phải đi làm
thêm, sớm tiếp xúc với môi trường lao động vất vả, nhiều thành phần nên dễ bị lơi
kéo vào những thói hư tật xấu. Những gia đình cha mẹ bỏ nhau, ly thân, mất cha
hoặc mẹ, gia đình thường xuyên có những mâu thuẫn. Những điều này đều có nguy
cơ ảnh hưởng tâm lý và hình thành ý thức xấu cho các em. Đặc biệt hiện nay tình
trạng bạo lực trong gia đình là một trong những nguyên nhân lớn. Cha mẹ thường
xuyên đánh chửi nhau hoặc là cha mẹ đánh đập, chửi mắng con cái tàn nhẫn đã tác
động xấu đến tâm lý các em, có những em học ngay tính bạo lực từ cha mẹ nên sẵn
sàng đánh lộn, thích bắt nạt bạn bè, hoặc là sẽ căm ghét bố mẹ mình, bỏ nhà đi theo
những đám bạn hư hỏng.


Như vậy gia đình là yếu tố hàng đầu, là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng sâu sắc
đến việc hình thành và phát triển ý thức cơng dân ở học sinh phổ thơng.


<i>Về phía nhà trường</i>: Hiện nay nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Hà


Tĩnh đã có những biện pháp khắc phục hạn chế trong việc xây dựng ý thức cơng
dân cho học sinh. Tuy nhiên vẫn đang cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Mặc dù các
trường đều thực hiện đúng chương trình mơn học do Bộ giáo dục quy định, nhưng
có một số giáo viên năng lực vẫn đang còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu,
phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, năng về thuyết trình, vấn đáp, ít thực hành
nên không tạo được hứng thú đối với môn học. Mặt khác, đội ngũ giáo viên còn
thiếu ổn định và chưa thật sự n tâm cơng tác do có những bất cơng trong chính


sách đãi ngộ. Phụ huynh, học sinh với tâm lý coi đây là môn phụ nên ít quan tâm,
chú ý. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng của bộ môn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

73


<i>Về phía xã hội:</i> Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội


học tập trong đó quyền và nghĩa vụ của người học được gắn bó một cách hữu cơ,
biện chứng. Thế nhưng trong thực tế xã hội nhiều lúc lại đi ngược với chủ trương
trên: Chẳng hạn người có bằng cấp loại ưu hẳn hoi mà vẫn khơng tìm được một việc
làm phù hợp, trong khi đó những người học hành chẳng đâu vào đâu nhưng có quan
hệ tốt, nhiều tiền họ vẫn xin được những công việc nhàn hạ, có mức thu nhập cao.
Chính vì vậy đã gây mất niềm tin đối với nhiều người, một bộ phận học sinh chối
bỏ quyền được học của mình vì các em nghĩ học cũng chẳng để làm gì trong xu thế
xã hội như thế.


Hiện nay xu thế toàn cầu hóa phát triển, kinh tế nước ta đang từng bước
chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Điều đó đã góp phần thành công trong lĩnh vực
xây dựng kinh tế, nhưng mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến
thế hệ trẻ nhất là lứa tuổi học sinh, các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều như rượu chè,
cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp…


Bên cạnh đó sự bng lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt
động dịch vụ văn hóa đã làm xuất hiện nhiều tụ điểm văn hóa khơng lành mạnh ở
gần các trường học như Bi a, Game... Đây là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến học sinh trốn học, gây gỗ đánh nhau, thậm chí có những hành vi vi phạm
pháp luật.


<i>Sự phối hợp với các lực lượng giáo dục khác</i>: Giữa nhà trường với các tổ



chức chính trị xã hội nói chung, cơng an, chính quyền địa phương và tổ chức Đồn
thanh niên nói riêng phối hợp chưa đạt hiệu quả cao trong việc xây dựng ý thức
công dân cho học sinh. Khi học sinh vi phạm giải quyết chưa nghiêm khắc, còn đùn
đẩy trách nhiệm cho nhau. Điều này làm cho tính răn đe chưa cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

74


<b>2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng ý thức công dân cho học </b>
<b>sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay</b>


Qua quá trình điều tra khảo sát ở địa phương, chúng ta có thể thấy rằng bên
cạnh những mặt tích cực vẫn đang cịn tồn tại nhiều hạn chế với những nguyên nhân
hết sức cơ bản. Những tồn tại này không chỉ riêng ở thành phố Hà Tĩnh mà có thể là
điểm chung của nhiều tỉnh khác. Để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những
hạn chế tác giả đã đưa ra một số giải pháp sau:


<i><b>2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của việc xây dựng ý thức công dân trong </b></i>
<i><b>nhà trường THPT hiện nay </b></i>


Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện và
việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh. Vì vậy yêu cầu toàn thể giáo viên,
nhân viên trong nhà trường đều phải xác định được trách nhiệm của mình trong việc
giáo dục học sinh, hiểu rõ được sự cần thiết phải xây dựng ý thức công dân cho học
sinh trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được điều đó địi hỏi mọi người phải có
ý thức trách nhiệm, tâm huyết cùng nhau chung sức phấn đấu, không chỉ giáo viên
mà cả ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường.


<i>Ban giám hiệu nhà trường</i> phải tuyên truyền, vận động mỗi giáo viên nâng


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

75



trong nhà trường. Chính vì vậy trong q trình giảng dạy giáo viên bộ mơn phải có
trách nhiệm với giờ dạy của mình ở trên lớp, phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
xử lý các tình huống sai phạm xảy ra trên lớp. Hằng năm nhà trường phải tổ chức
cho toàn thể cán bộ giáo viên học lý luận chính trị để nắm rõ các nghị quyết, các
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phải bồi dưỡng tri thức lý luận
nghiệp vụ và kỹ năng giáo dục ý thức công dân của học sinh cho giáo viên. Ban
giám hiệu nhà trường có thể mở các chuyên đề, mời các chuyên gia có kinh nghiệm
để bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức, kỹ năng xây dựng ý thức công dân cho
học sinh, giúp giáo viên nắm bắt, hiểu rõ tâm lý lứa tuổi của học sinh để có biện
pháp giáo dục thích hợp. Ngồi ra cịn phải trang bị cho giáo viên kiến thức về kỹ
năng sống để vận dụng mềm dẻo, linh hoạt trong quá trình giáo giáo dục học sinh.


Để góp phần xây dựng ý thức cơng dân tốt hơn địi hỏi cán bộ <i>Đồn thanh </i>
<i>niên</i> phải nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm
định hướng cho hoạt động của đoàn viên trong toàn trường. Đoàn cần phải phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm thúc đẩy xây dựng, thực hiện ý thức, kỷ cương, nền nếp
trong học sinh. Giáo dục cho học sinh về các truyền thống tốt đẹp của nước ta nói
chung và của nhà trường nói riêng để nâng cao lịng tự hào, ý chí nghị lực phần đấu
noi gương. Bên cạnh đó Đồn cịn phải tổ chức các sân chơi bổ ích nhằm nâng cao
ý thức trách nhiệm trong học sinh, góp phần tích cực xây dựng ý thức cơng dân có
hiệu quả hơn.


Mỗi <i>giáo viên giảng dạy</i> đều phải nâng có ý thức, tinh thần trách nhiệm


trong việc giáo dục ý thức công dân cho học sinh thông qua bài giảng, có thể liên hệ
những vấn đề liên quan đến xây dựng ý thức công dân cho học sinh bằng hình thức
lồng ghép nội dung gảng dạy chuyên môn. Bên cạnh đó mỗi giáo viên đều phải
tham gia cùng nhà trường để quản lý giáo dục học sinh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

76


cho học sinh. Đồng thời mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải chủ động phối hợp với
gia đình, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các hoạt động xây dựng ý
thức công dân cho học sinh.


<i><b>2.3.2. Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD ở trường </b></i>
<i><b>THPT. </b></i>


Mơn GDCD có vai trị, vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng ý thức cơng
dân cho học sinh, vì thơng qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành
cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong
cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình.


Hiện nay có tình trạng là, ở các trường THPT môn GDCD chưa được xem
trọng, chưa có vị trí vai trị xứng đáng cần phải có trong nhà trường. Việc đưa ra những
biện pháp để nâng cao vai trị, vị trí và chất lượng giảng dạy mơn GDCD ở trường
THPT có ý nghĩa thúc đẩy việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh. Cụ thể:


<i> Một là</i>, làm cho Cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên của trường nhận thức


một cách đầy đủ về tầm quan trọng của môn GDCD đối với công tác xây dựng ý
thức công dân cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi
nhận thức và có những hành động tích cực đối với việc dạy và học môn GDCD<i>. </i>


<i> Hai là</i>, giáo viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục,


do đó giáo viên nhất là giáo viên dạy GDCD phải được đào tạo chính quy đúng
chuyên ngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp
vụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí của môn GDCD, phải xác định


được trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy.


<i>Ba là</i>, Ban giám hiệu, giáo viên dạy môn GDCD cần quán triệt mục tiêu môn


học trong q trình dạy học. Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được trong dạy
học GDCD là học sinh phải hành động theo đúng các chuẩn mực, đuy định đạo đức,
pháp luật. Nếu học sinh khơng có chuyển biến trong hành động thì việc dạy học
không đạt hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

77


sống lao động. Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến
cao về nhận thức và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong suốt quá trình học tập ở
nhà trường, các hành vi cơ bản của học sinh được học ở các cấp học dưới là nền
tảng hình thành và phát triển phẩm chất và ý thức công dân ở cấp học cao hơn. Do
đó để nâng cao vai trị vị trí, chất lượng dạy và học mơn GDCD thì Ban giám hiệu
và giáo viên dạy GDCD cần phải nghiên cứu quán triệt đầy đủ tinh thần của chương
trình, thường xuyên học tập và nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn.


<i>Bốn là</i>, đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD theo định hướng phát


triển năng lực học sinh và tương tác là một trong những biện pháp quan trọng để
nâng cao vai trị, vị trí và chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THPT
hiện nay.


Từ những thay đổi của chương trình SGK thì việc giảng dạy mơn GDCD ở
nhà trường địi hỏi phải thực sự đổi mới về phương pháp, quá trình dạy học phải là
quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học, tránh lối dạy thiên về lý thuyết trừu
tượng, khô khan áp đặt.



Các nội dung giáo dục phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ
nhàng, sinh động qua các hoạt động: xây dựng tình huống pháp luật, phân tích, xử
lý các tình huống, các thơng tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và những người
khác đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một
số hiện tượng trong đời sống thực tiễn của trường, lớp, xã hội.


Phối hợp sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học: vấn đáp, động
não, đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, nghiên cứu
trường hợp điển hình, đàm thoại, kể chuyện, trình bày trực quan, đề án, điều tra
thực tiễn, báo cáo, nêu gương, khen thưởng, trách phạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

78


<i>Năm là</i>, đổi mới kiểm tra, đánh giá mơn GDCD là biện pháp góp phần nâng


cao chất lượng xây dựng ý thức công dân cho học sinh. Khi kiểm tra đánh giá phải
coi trọng đánh giá cả nhận thức và đánh giá thái độ hành vi của học sinh trước
những vấn đề liên quan đến nội dung bài học, phải chú trọng đến kiểm tra thái độ,
tình cảm, các kỹ năng nhận xét đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và
thực hành trong cuộc sống, qua việc kiểm tra đánh giá phải giúp đỡ học sinh thấy rõ
được năng lực học tập mơn học của bản thân, động viên khuyến khích học sinh học
tập môn học và giúp giáo viên thấy rõ năng lực học tập của từng học sinh để điều
chỉnh việc dạy cho phù hợp.


<i><b>2.3.3. Đổi mới nội dung và phương pháp xây dựng ý thức công dân cho học sinh </b></i>
<i>* Lấy giáo dục theo định hướng làm trung tâm. </i>


Giáo dục theo định hướng là một trong những phương pháp góp phần phát
triển năng lực học sinh, phát huy được tính tích cực trong học sinh. Cụ thể:



<i>Định hướng về mặt thực tiễn:</i> Có nghĩa là nhà trường phải luôn hướng tới


thực tiễn cuộc sống, phải nắm bắt thực tiễn và đưa thực tiễn cuộc sống đi vào nhà
trường. Hai mặt này phải liên hệ mật thiết với nhau trong q trình xây dựng ý thức
cơng dân cho học sinh. Định hướng thực tiễn là quan điểm đổi mới trong hoạt động
xây dựng ý thức công dân vì vậy phải định hướng một cách tự giác có chủ đích và
có phương pháp, mọi hoạt động phải xuất phát từ thực tiễn và phải thông qua thực
tiễn. Để đạt được điều đó địi hỏi phải có được sự thống nhất và tiến hành phổ biến
trong tồn thể cán bộ giáo viên nhà trường. Có như vậy mới đem lại kết quả cao.


<i>Định hướng về mặt nhân cách</i>: Xây dựng ý thức công dân là nền tảng của


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

79


hóa nghe, nhìn. Biết lắng nghe một cách tích cực và biết nhìn nhận đánh giá một
cách đúng đắn. Đây chính là yêu cầu cơ bản trong định hướng nhân cách.


<i>Định hướng về mặt chính trị</i>: Nghĩa là trong quá trình giáo dục phải đặc biệt


chú trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng
của Đảng và dân tộc ta. Sợi chỉ đỏ xun suốt trong q trình này chính là quyết tâm
bảo vệ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ chí Minh. Giáo
dục ý thức chính trị tư tưởng đạt hiệu quả nếu biết thông qua các hoạt động tập thể,
các phong trào, cuộc vận động gắn liền với từng chủ đề trong học sinh.


<i>Định hướng khoa học</i>: Đó là những chỉ dẫn khoa học đối với các nhà giáo,


các cán bộ quản lý giáo dục trong giảng dạy, giáo dục học sinh cũng như những
người có trách nhiệm giáo dục trẻ em trong gia đình và ngồi xã hội. Chính vì vậy


để đạt kết quả cao phải đặt toàn bộ hoạt động giáo dục và việc xây dựng ý thức
công dân cho học sinh trên cơ sở khoa học, phải thầm nhuần việc xây dựng ý thức
công dân vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Định hướng khoa học đòi hỏi phải giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lý luận và kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động
sư phạm, không chỉ đối với giáo viên giảng dạy mà còn đối với cán bộ quản lý trong
nhà trường.


<i>* Đổi mới nội dung xây dựng ý thức công dân trong môn GDCD </i>


Bất cập lớn nhất hiện nay của chương trình giáo dục phổ thơng nói chung,
giáo dục ở bậc THPT nói riêng là nặng về cung cấp kiến thức, chưa có sự cân đối
giữa các mơn học, giáo dục ý thức chính trị - tư tưởng, ý thức đạo đức, ý thức pháp
luật tuy là một bộ phận của giáo dục phổ thông nhưng chưa được xem trọng. Điều
này làm cho môn học có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách – môn GDCD
chưa thể hiện được hết vai trị của nó, việc cung cấp kiến thức chưa gắn kết với việc
trang bị, hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

80


<i>Thứ nhất:</i> Đổi mới nội dung chương trình mơn GDCD


Môn GDCD bậc THPT được Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng gồm phần
kiến thức của nhiều lĩnh vực: triết học, đạo đức, kinh tế chính trị và pháp luật để
giảng dạy trên lớp và lồng ghép vào các hoạt động khác là việc làm đúng, cơ bản
phù hợp với quy luật phát triển giáo dục… Vì vậy, mơn học này đã góp phần quan
trọng vào việc xây dựng ý thức công dân, tư tưởng, lối sống cho học sinh. Tuy
nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, của giáo viên và cả học sinh thì
chương trình cịn mang tính hàn lâm, nhiều nội dung chưa thiết thực, chưa gắn với
đời sống thường ngày, nặng về cung cấp kiến thức. Do đó, đổi mới nội dung
chương trình mơn GDCD là cần thiết và cấp bách hiện nay.



Trước mắt, để có cơ sở khách quan cho việc đổi mới nội dung, Bộ giáo dục
và đào tạo cần tiến hành khảo sát và đánh giá lại tồn bộ chương trình. Việc đổi mới
nội dung chương trình cần theo hướng:


Giảm bớt những nội dung trừu tượng, khó hiểu, lý thuyết dài dòng, tăng
cường nội dung giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống và những giá trị đạo đức
mới cần phải có cho học sinh, tăng cường bài tập thực hành, kỹ năng giải quyết các
tình huống thực tế.


Đảm bảo tính liên tục của chương trình: Phải chuẩn bị một hệ thống tri thức
cần và đủ để đảm bảo cho học sinh được giáo dục một cách liên tục, nhất là vấn đề
xây dựng ý thức công dân cho học sinh. Nội dung chương trình phải bảo đảm thiết
thực, vừa sức học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

81


<i>Thứ hai:</i> Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh


Hiện nay, trên thế giới có ít nhất 70 quốc gia đã đưa kỹ năng sống vào chương
trình chính khóa của học sinh. Tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của UNICEF, giáo dục
kỹ năng sống chỉ mới được thể nghiệm như một chương trình ngoại khóa ở một số
trường trung học cơ sở và được lồng ghép trong một số môn học ở bậc THPT. Theo
nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thì: Nền giáo dục Việt Nam
mới chỉ dừng ở việc cung cấp kiến thức mà chưa chú trọng bồi dưỡng kỹ năng cho
học sinh, vì vậy mà đa số học sinh hiện nay thiếu kỹ năng sống trầm trọng, ngay cả
những kỹ năng cơ bản nhất trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, đưa kỹ năng sống
vào giáo dục phổ thông là một việc làm cấp bách và cần thiết hiện nay. Bộ giáo dục
và đào tạo cần tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng
môn học mới độc lập so với các bộ môn hiện đang giảng dạy ở bậc THPT được gọi


là môn kỹ năng sống. Nội dung của môn này bao gồm những kiến thức về pháp
luật, phòng chống tệ nạn xã hội, ứng xử giao tiếp xã hội, bình đẳng giới, trong đó có
nội dung giáo dục giới tính, tình u hơn nhân, sức khỏe sinh sản… Phải xem đây là
một mơn học chính khóa, có kiểm tra đánh giá, có khung chương trình đào tạo, có
sách giáo khoa, có đội ngũ giáo viên được đào tạo về chun mơn, có phương pháp
sư phạm. Trước mắt, khi chưa được xây dựng thành một môn học độc lập Bộ cần
chỉ đạo các trường tăng cường tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh vào một số mơn học cũng như các hoạt động ngoại khóa để ban đầu giúp các
em làm quen với môn học đồng thời tạo những kỹ năng co bản trong cuộc sống.


<i>Thứ ba:</i> Lồng ghép nội dung vào các môn học liên quan:


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

82


Thực tế hiện nay ở các trường, việc lồng ghép các nội dung xây dựng ý thức công
dân cho học sinh vào các môn học liên quan đã được thực hiện nhưng kết quả chưa
cao. Trong thời gian tới, để lồng ghép hiệu quả, có chất lượng địi hỏi việc xây dựng
chương trình một số mơn học như văn, sử… phải thể hiện được sự lồng ghép đó.
Thực tế địa phương cho thấy, thực trạng ý thức công dân trong học sinh cịn nhiều
hạn chế, có những vấn đề cần báo động. Vậy để khắc phục những hạn chế đó thì đổi
mới nội dung giáo dục là một trong những giải pháp cấp thiết. Đổi mới nội dung xây
dựng ý thức công dân cần tập trung theo định hướng: Tăng cường giáo dục tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, ý thức pháp luật cho học sinh theo những quy định, những
chuẩn mực xã hội mang đậm nét văn hóa truyền thống. Hình thành thái độ và kỷ năng
ứng xử xã hội phù hợp với phong tục tập quán của địa phương, đất nước.


<i>* Đổi mới phương pháp xây dựng ý thức công dân nhằm gây hứng thú cho </i>
<i>học sinh. </i>


Trong khoa học sư phạm phương pháp là con đường, cách thức tác động để


chuyển tải nội dung đến đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục đích đặt ra. Xây
dựng ý thức cơng dân cho học sinh là một hoạt động phức tạp vì vừa được thực hiện
thơng qua cơng tác giảng dạy ở lớp, tổ chức hoạt động ngoại khóa, tập thể, vừa
được thực hiện thông qua công tác quản lý học sinh không chỉ ở nhà trường mà cịn
ở gia đình và xã hội (chủ yếu ngay tại địa bàn dân cư) nên địi hỏi phải có sự kết
hợp giữa các phương pháp của khoa học giáo dục với các phương pháp của khoa
học chuyên ngành khác như tâm lý học, xã hội học...


+ Phương pháp diễn giảng lý thuyết, thuyết trình: được thực hiện chủ yếu trong các
giờ học ở trên lớp. Đây là phương pháp truyền thống không thể thiếu trong giáo dục
nói chung, giáo dục phổ thơng nói riêng. Phương pháp này giữ vai trị quan trọng bởi
nó giúp cho người học nắm bắt được những kiến thức cơ bản và có hệ thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

83


gồm: phương pháp xử lý tình huống; phương pháp nêu vấn đề để trao đổi; phương
pháp đóng vai; thảo luận theo tổ, nhóm…


Tổ chức tốt q trình dạy học theo các phương pháp sư phạm nêu trên sẽ giúp cho
học sinh vừa nắm bắt được tri thức mới, hình thành và phát triển tư duy sáng tạo,
chia sẻ được kinh nghiệm của bản thân đã được tích lũy, vừa khắc phục được sự
tiếp thu thụ động, xây dựng được niềm tin, sự chủ động học tập, tư duy phê phán,
phát triển tính tích cực nhận thức.


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp giáo dục thông qua
các hoạt động thực tiễn. Trong bài nói tại đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai,
Bác viết: “Chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa.
Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và
tất cả các ngành khác đều phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với
lao động” [29, tr. 173].



Học đi đôi với hành cho phép hình thành cả tri thức lẫn kỹ năng, thực hành trở
thành yếu tố chính của hoạt động học, sự học xảy ra trong quá trình thực hành. Sự
kết hợp này là cách tốt nhất để chứng minh sự đúng đắn của lý luận, lý luận được
minh họa bằng thực tiễn; khắc phục sự tách rời giữa lý luận và thực tiễn, xa rời giữa
nhà trường và đời sống xã hội. Đây cũng là địi hỏi, u cầu của giáo dục phổ thơng
nói chung và xây dựng ý thức cơng dân nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

84


minh, có tình có lý trong đối xử với học sinh của giáo viên sẽ có tác dụng cảm hóa,
hình thành nhân cách tốt cho học sinh. Công tác thi đua khen thưởng kịp thời để
khuyến khích những học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện nhiều mặt cũng
là một cách nêu gương. Nêu gương đúng, hợp lý sẽ tác dụng hơn nhiều so với lý
thuyết một chiều xơ cứng.


+ Phương pháp trao đổi trực tiếp với học sinh, thăm dò dư luận (trong học sinh,
cộng đồng dân cư…) là phương pháp thường được áp dụng đối với những học sinh
có hồn cảnh khó khăn (về kinh tế, về các vấn đề gia đình như cha mẹ ly hơn, bất
hịa…) cũng là một trong những phương pháp có ý nghĩa quan trọng giúp chủ thể
giáo dục nắm được thông tin cần thiết cũng như tâm tư nguyện vọng của học sinh,
trên cơ sở đó tìm ra cách thức tác động phù hợp hoặc hỗ trợ kịp thời cho chủ thể
khác trong hoạt động giáo dục.


+ Phương pháp cảm hóa, thuyết phục: thường được áp dụng đối với những học
sinh cá biệt nhằm tác động đến tâm tư, tình cảm, tạo ra sự chuyển biến tích cực
trong nhận thức, thái độ và hành vi, ứng xử.


Về lý luận cũng như thực tiễn, khơng có một phương pháp nào là độc tơn (chỉ có
một phương pháp duy nhất được tơn sùng). Nội dung giáo dục sẽ quyết định việc


lựa chọn phương pháp phù hợp và dù có sử dụng cùng một phương pháp cũng ở các
mức độ khác nhau. Giáo dục học sinh theo các phương pháp mới nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đòi hỏi chủ thể giáo dục phải đầu tư
nhiều hơn cho lao động sư phạm, cho quá trình học hỏi để không ngừng nâng cao
sự hiểu biết, trình độ chun mơn và nghiệp vụ. Kết hợp hài hịa các phương pháp
giáo dục khơng có một cơng thức chung cụ thể, chi tiết và bất biến mà phải căn cứ
vào khả năng tiếp nhận tác động giáo dục của đối tượng và trong những điều kiện,
hồn cảnh, mơi trường nhất định.


<i><b>2.3.4. Xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa </b></i>
<i><b>gia đình - nhà trường - xã hội </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

85


nhà trường và xã hội. Có như vậy chúng ta mới làm tốt công tác giáo dục và thực
hiện tốt đường lối “Xã hội hóa giáo dục” của Đảng và Nhà Nước đề ra. Từ rất lâu
Bác Hồ đã chỉ ra ý nghĩa của việc phối hợp giáo dục này: “Giáo dục trong nhà
trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để
giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù
tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng
khơng hồn tồn” (Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục
tháng 6/1957).


Trong thực tế, môi trường xã hội mà các em sống, học tập và phát triển, bên
cạnh các yếu tố tích cực ln có các tác động, ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực. Với
sự non nớt thiếu từng trải, ít vốn sống lại hiếu động, các em dễ bắt chước những
điều xấu, vi phạm các chuẩn mực xã hội. Điều đó tác động tiêu cực đến ý thức
công dân của học sinh. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống
nhất tác động giáo dục, thậm chí có sự đối nghịch giữa nhà trường và xã hội hoặc
gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục


thì hậu quả sẽ rất tai hại.


Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục
từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính ngun tắc đảm bảo
cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

86


huyết thống, vì truyền thống tổ tiên. Đa số gia đình hiện nay cha mẹ đều yêu thương
nhau cùng nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu ngoan học giỏi. Nếp sinh hoạt của
gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh chị chọn lựa
giáo dục cho các em đều tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến
học sinh, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất, do vậy, gia đình có ảnh
hưởng sâu sắc, trực tiếp đến mỗi cá nhân, là môi trường rất quan trọng trong q
trình xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh ở bất cứ thời đại nào.


Ở cấp trung học phổ thông, về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý, các
em đều có những biến đổi rất mạnh mẽ, chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đây là
thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh thiếu niên. Ở giai
đoạn này, các em thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của cá nhân
mình vào thực tiễn cuộc sống. Trong khi vốn sống cịn nghèo nàn, khả năng suy xét
nơng cạn nên thường dẫn đến những va vấp, gây những hậu quả tai hại cho bản thân
và gia đình. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhiều em ở độ tuổi này đã
sa vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, trấn lột, nghiện hút… Chính những điều này
làm mất đi ý thức công dân trong các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

87


Bên cạnh đó nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp
dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội.


Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên thực hiện công tác giáo dục, được sự lãnh
đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi
dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường ln ln có đội
ngũ thầy cơ giáo - những chun gia sư phạm có trình độ, năng lực đã được đào tạo
có hệ thống, đã được tuyển chọn kỹ càng. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại
có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh.
Kho tàng tri thức văn hóa đó từ bao thế hệ được đúc rút lại. Nhờ nắm vững những
tri thức văn hóa cơ bản này mà thế giới quan và nhân sinh quan khoa học của các
em được hình thành và phát triển một cách vững vàng.


Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế
hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ
giáo viên trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các
tổ chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể sau đây:


Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội của địa
phương như đoàn thanh niên , hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ những
người cao tuổi… nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh.


Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức
việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội… đặc biệt là những
kiến thức biện pháp giáo dục con cái trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế
thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong
đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

88


Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh
thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu


quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.


Như vậy, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc xây dựng ý
thức công dân cho học sinh đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên,
trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục
cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích
thích, thúc đẩy q trình phát triển ý thức cơng dân trong học sinh, tránh sự tách rời
mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang,
dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị ý thức công dân tốt đẹp. Về
vấn đề này, trong “Thư gửi các em học sinh” đăng trên báo Nhân dân, số 600, ngày
24/10/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giáo dục các em là việc chung của gia
đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ
trách” [28, tr.74]. Theo Người, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc giáo dục học sinh phải mang tính đồng bộ, nhất là trong nội dung giáo
dục, tránh tình trạng “trống đánh xi, kèn thổi ngược” vì nếu nhà trường dạy tốt
mà gia đình dạy ngược lại thì sẽ có ảnh hưởng và kết quả khơng tốt. Sự phối hợp
gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản
hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ
động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ
thành những người cơng dân hữu ích cho đất nước.


<b>Tiểu kết chƣơng 2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

89


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

90


<b>KẾT LUẬN </b>



Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng ta có thể khẳng định rằng:
Xây dựng ý thức cơng dân là cốt lõi, là nền tảng để hình thành nhân cách con người
và đây là trách nhiệm của tồn xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò quan trọng.
Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, những năm gần đây việc xây dựng ý thức
công dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh đã được quan tâm và đạt được
những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, vì nhiều ngun nhân khác nhau, cơng tác này
vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập từ nội dung chương trình, từ hoạt động kết hợp ở nhà
trường cho đến sự phối kết hợp giữa các chủ thể giáo dục. Vậy làm thế nào để công
việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh đạt được
hiệu quả cao. Đó là mục tiêu cơ bản mà người làm luận văn này hướng tới.


Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt nam hiện nay. Luận văn
cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến thực tiễn công tác xây dựng ý thức
công dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh từ năm học 2009 - 2010 đến năm
học 2013 - 2014. Kết quả nghiên cứu của luận văn là cở sở để tác giả đưa ra những
kết luận sau:


1. Xây dựng ý thức công dân cho học sinh là cơ sở, nền tảng quan trọng để hình
thành nhân cách con người. Nhưng xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh có đạt
được hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó “gốc” đạo
đức ở mỗi con người là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu giúp cho việc
hình thành nhân cách, ý thức cơng dân của mỗi cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

91


thậm chí phủ định những giá trị đạo đức, vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc xây dựng
ý thức cơng dân cho học sinh THPT là rất quan trọng và cần thiết.



3. Để xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT đạt hiệu quả cao, địi hỏi phải
có sự thay đổi từ nhận thức cho đến hành động. Về nhận thức phải khắc phục tư
tưởng phiến diện, một chiều về giáo dục để sản phẩm của giáo dục phải là những
con người phát triển toàn diện. Về hành động phải đổi mới nội dung chương trình,
phương pháp xây dựng ý thức công dân cho học sinh bậc THPT phù hợp.


4. Muốn xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT đạt hiệu quả cao cần phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Bởi dù nhà trường có cố
gắng đến đâu đi chăng nữa mà thiếu sự phối hợp đồng bộ của gia đình, xã hội thì
khó có thể đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, để giáo dục học sinh thành người
tốt, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 mơi trường trên. Đây là một trong những giải
pháp cơ bản nhất góp phần xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh THPT trên địa
bàn thành phố Hà Tĩnh hiện nay đạt kết quả cao.


Có thể nói, xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh THPT vừa là một khoa học,
vừa là một nghệ thuật và cũng là một nghề. Mang tính khoa học vì giáo dục phải có
tổ chức, có định hướng dựa trên những quy luật, nguyên tắc nhất định. Mang tính
nghệ thuật vì nó cần được vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, trong
sự tác động đa chiều của các yếu tố đời sống xã hội khác nhau. Là một nghề vì cần
có chun mơn sâu, tay nghề vững vàng và bản thân chủ thể giáo dục phải là người
mẫu mực. Chỉ trên cơ sở sự kết hợp đó mới có khả năng tạo ra những con người
phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

92


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Nguyễn Duy Bắc (2009), "Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống
trong xây dựng đạo đức cách mạng", <i>Tạp chí Lý luận chính trị</i>.



2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), <i>Chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD</i>,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.


3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), <i>Giáo dục công dân 10</i>, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), <i>Giáo dục công dân 11</i>, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), <i>Giáo dục công dân 12</i>, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Bình (2005), "Quan niệm về chất lượng giáo dục phổ thơng ở
Việt Nam", <i>Tạp chí Giáo dục</i>.


7. Phạm Khắc Chương (1995), <i>Một số vấn đề giáo dục đạo đức và giảng dạy đạo </i>


<i>đức ở trường THPT, </i>Nxb Vụ giáo viên.


8. Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng, <i>Đạo đức học</i>, Nxb giáo dục, Hà Nội.
9. <i>Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD lớp 10</i>, Nxb giáo dục 2010.
10. <i>Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD lớp 11</i>, Nxb giáo dục
2010.


11. <i>Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD lớp 12</i>, Nxb giáo dục
2010.


12. Thành Duy (2001), <i>Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người </i>


<i>Việt Nam phát triển toàn diện</i>, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), <i>Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ </i>


<i>VI</i>, Nxb Sự thật, Hà Nội.


14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), <i>Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc</i> (khóa


VII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), <i>Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần </i>


<i>thứ VIII</i>, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), <i>Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

93


17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), <i>Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ </i>


<i>XI</i>, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


18. <i>Giáo dục kỹ năng sống trong môn giáo dục công dân,</i> Nxb Giáo dục, 2010.
19. <i>Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông,</i> Nxb Giáo dục, 2010.
20. Nguyễn Đức Hịa (2008), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác giáo dục đạo
đức học sinh trong nhà trường phổ thơng", <i>Tạp chí Triết học.</i>


21. Nguyễn Thị Thanh Hà (2007), <i>Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc </i>


<i>xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay</i>, Luận văn thạc sĩ triết


học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.


22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), <i>Đạo đức học Mác-Lênin</i>,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.


23. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), <i>Giáo trình tư tưởng Hồ Chí </i>



<i>Minh</i>, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.


24. Nguyễn Đình Đặng Lục (2008), <i>Giáo dục pháp luật trong nhà trường</i>, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.


25. Nguyễn Đình Đặng Lục (2005), <i>Vai trị của pháp luật trong quá trình hình </i>


<i>thành nhân cách</i>, Nxb Tư pháp, Hà Nội.


26. Nguyễn Thị Thanh Mai (2003), "Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
trong dạy học pháp luật ở trường trung học phổ thơng", <i>Tạp chí Giáo dục</i>.


27. Hồ Chí Minh, 1995, tồn tập, Tập 1, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh, 1996, tồn tập, Tập 8, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh, 1996, tồn tập, Tập 11, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh, 1996, tồn tập, Tập 12, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.


31. Đào Duy Quát (chủ biên) (2001), <i>Một số vấn đề về công tác tư tưởng của </i>


<i>Đảng Cộng sản Việt Nam</i>, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


32. Hồng Thị Kim Quế (2002), "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và
đạo đức", <i>Tạp chí Nghiên cứu lập pháp</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

94


34. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh (2010), <i>Báo cáo tổng kết năm học 2009 - 2010</i>.
35. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh (2011), <i>Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011</i>.
36. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh (2012), <i>Báo cáo tổng kết năm học 2011 - 2012</i>.
37. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh (2013), <i>Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013</i>.


38. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh (2014), <i>Báo cáo tổng kết năm học 2013 - 2014</i>.
39. Nguyễn Văn Tài (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy
nhân tố con người", <i>Tạp chí Triết học</i>.


40. Nguyễn Đức Thạc (2004), "Gian lận trong học tập và thi cử của học sinh- nhìn
từ góc độ giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật", <i>Tạp chí Giáo dục</i>.


41. Đỗ Thắng (2003), "Phương châm, phương pháp giáo dục thế hệ trẻ trong tư
tưởng Hồ Chí Minh", <i>Tạp chí Giáo dục</i>.


42. Phạm Bích Thủy (2008), "Gia đình và vấn đề giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
em trong giai đoạn hiện nay", <i>Tạp chí Giáo dục</i>.


43. Trung tâm từ điển học (2000), <i>Từ điển Tiếng Việt, </i>Nxb Đà Nẵng
44. <i>Từ điển luật học</i>, Nxb Hà Nội.


45. <i>Từ điển Bách khoa Việt Nam</i>, tập 1, Nxb Hà Nội 1995.


46. Huỳnh Khái Vinh (2001) <i>Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã </i>


<i>hội</i>. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.


47. Viện nghiên cứu Sư phạm, <i>Tài liêu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

95


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

96


<b>Phụ Lục 1: Để góp phần xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh THPT ở thành </b>
<b>phố Hà Tĩnh đƣợc tốt hơn, xin Thầy/Cô hãy vui lòng trả lời những câu hỏi </b>


<b>sau đây: </b>


<i>Câu 1. Thầy/cô hãy cho biết ý thức cơng dân có vai trị như thế nào đối với </i>
<i>việc hình thành nhân cách của học sinh? </i>


Mức độ
Hoạt động


Rất quan trọng Bình thường Khơng quan trọng


Vai trị của hoạt động
giáo dục.




<i> Câu 2. Theo thầy/cô những phẩm chất nào sau đây ảnh hưởng lớn đến q </i>
<i>trình xây dựng ý thức cơng dân cho học sinh THPT hiện nay? </i>


<i> (Đánh dấu V vào trước mỗi câu) </i>


- Sống nhân ái, khoan dung, có tình có nghĩa.


- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ phép với thầy cô, thân ái với bạn bè.
- Trung thực, khiêm tốn, dũng cảm và có tinh thần đồn kết cao.


- Biết yêu lao động, cần cù siêng năng chăm chỉ.
- Có ý thức về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội.
- Tinh thần yêu nước, quê hương, giống nòi dân tộc.


- Sẵn sàng góp phần nhỏ bé của mình để giải quyết vấn đề dân tộc cũng như


quốc tế như: Hịa bình, môi trường, dân số, việc làm, an ninh - quốc phịng, lương
thực, dịch bệnh...


- Có tinh thần tập thể, ý thức bảo vệ của công.
- Tôn trọng pháp luật.


Ý kiến khác:


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

97


<i>Câu 3. Hiện nay ý thức công dân trong học sinh THPT đang có chiều hướng </i>
<i>xuống cấp nghiêm trọng. Theo thầy/ cơ do những nguyên nhân nào sau đây? </i>


<i> (Đánh dấu V vào trước mỗi câu) </i>


- Chưa có biện pháp giáo dục phù hợp.


- Ảnh hưởng tiêu cực của xã hội trong đó có sự tác động của kinh tế thị
trường.


- Thiếu sự quan tâm của gia đình.


- Một bộ phận thầy/cơ chưa quan tâm đến đến vấn đề xây dựng ý thức công
dân cho học sinh.


- Người lớn chưa gương mẫu, lời nói khơng đi đơi với việc làm.
- Bạn bè rủ rê, lôi kéo.


- Nội dung giáo dục chưa phù hợp hoặc quá tải.
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.



- Do sự biến đổi tâm lý lứa tuổi.


- Bản thân thiếu sự rèn luyện, thiếu ý chí phấn đấu.
Nguyên nhân khác:


………
………
………
………
………
………


<i>Câu 4. Theo thầy /cô để xây dựng ý thức công dân cho học sinh cần phải </i>
<i>thông qua: </i>


- Các nội dung bài học cụ thể trong mơn GDCD.
- Các hoạt động ngồi giờ lên lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

98
Ý kiến khác.


………
………
………
………
………
………
………



Thầy/ cơ vui lịng cho biết thêm về một số thông tin bản thân:
Họ và tên:...


Tuổi của thầy/ cô...
Trình độ chun mơn...
Chức vụ...
Trường THPT...


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

99


<b>Phụ Lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG Ý THỨC </b>
<b>CHÍNH TRỊ - TƢ TƢỞNG CỦA HỌC SINH THPT </b>


<i><b>Để góp phần xây dựng ý thức chính trị- tư tưởng cho học sinh THPT được </b></i>
<i><b>tốt hơn, các em hãy vui lòng trả lời những câu hỏi sau: </b></i>


1. Theo em có cần thiết phải đưa nội dung các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước vào chương trình học phổ thơng hay khơng?


2. Em có thấy hứng thú khi học các bài về các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước không?


3. Em đã bao giờ tự mình tìm hiểu các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước chưa?


4. Gia đình em đã bao giờ làm trái các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước chưa?


5. Nếu em nhìn thấy bạn mình xả rác bừa bãi trong lớp học em sẽ làm gì?
6. Nếu như bố mẹ em muốn sinh con thứ 3 em có ủng hộ không?



7. Em đã bao giờ tham gia tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước trong gia đình và ở địa phương em chưa?


8. Em đã bao giờ có những việc làm thiết thực để góp phần bảo vệ những
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta chưa?


9. Em có nhận xét gì trước tình trạng hầu hết học sinh khi tan học xả rác bừa
bãi, không tắt điện, quạt trong các trường học hiện nay?


Em hãy vui lịng cho biết thêm về một số thơng tin bản thân:
Họ và tên:...


Tuổi...
Lớp...
Trường THPT...


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

100


<b>Phụ Lục 3: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG Ý THỨC ĐẠO ĐỨC </b>
<b>CỦA HỌC SINH THPT </b>


<i><b> Để góp phần xây dựng ý thức đạo đức cho học sinh THPT được tốt hơn, </b></i>
<i><b>các em hãy vui lòng trả lời những câu hỏi sau: </b></i>


1. Em đã bao giờ tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức mà em đã được học chưa?


2. Em có hứng thú với những tiết học đạo đức khơng? Sau mỗi tiết học đó
em rút ra được điều gì cho bản thân?



3. Trong quá trình học tập em đã bao giờ có hành vi vô lễ, thiếu tôn trọng đối
giáo viên chưa?


4. Nếu như em làm một việc sai nhưng bố mẹ khơng biết em có tự động xin
lỗi bố mẹ mình khơng?


5. Em đã bao giờ gian lận trong kiểm tra, thi cử chưa?


6. Khi làm một việc sai em có cảm thấy hối hận và day dứt khơng?


7. Khi nhìn thấy bạn mình làm việc xấu em có ngăn cản và khuyên bạn
khơng?


8. Với em việc nói tục, chửi thề, chửi bậy diễn ra như thế nào?


9. Em thấy mình đã thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của một người con trong
gia đình hay chưa?


10. Em có nhận xét gì về tình hình đạo đức trong học sinh hiện nay?
Em hãy vui lòng cho biết thêm về một số thông tin bản thân:


Họ và tên:...
Tuổi...
Lớp...
Trường THPT...


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

101


<b>Phụ Lục 4 : PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG Ý THỨC </b>


<b>PHÁP LUẬT CỦA HỌC SINH THPT </b>


<i><b> Để góp phần xây dựng ý thức pháp luật cho học sinh THPT được tốt hơn, </b></i>
<i><b>các em hãy vui lòng trả lời những câu hỏi sau: </b></i>


1. Em đã bao giờ tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức mà em đã được học chưa?


2. Em có hứng thú với những tiết học đạo đức không? Sau mỗi tiết học đó
em rút ra được điều gì cho bản thân?


3. Trong quá trình học tập em đã bao giờ có hành vi vơ lễ, thiếu tôn trọng đối
giáo viên chưa?


4. Nếu như em làm một việc sai nhưng bố mẹ không biết em có tự động xin
lỗi bố mẹ mình khơng?


5. Em đã bao giờ gian lận trong kiểm tra, thi cử chưa?


6. Khi làm một việc sai em có cảm thấy hối hận và day dứt không?


7. Khi nhìn thấy bạn mình làm việc xấu em có ngăn cản và khuyên bạn
không?


8. Với em việc nói tục, chửi thề, chửi bậy diễn ra như thế nào?


9. Em thấy mình đã thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của một người con trong
gia đình hay chưa?


10. Em có nhận xét gì về tình hình đạo đức trong học sinh hiện nay?


Em hãy vui lòng cho biết thêm về một số thông tin bản thân:


Họ và tên:...
Tuổi...
Lớp...
Trường THPT...


</div>

<!--links-->

×